So sánh đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính u phổi lao và ung thư phổi
Mục tiêu: Mô tả và so sánh đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính của u phổi lao và
ung thư phổi
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu 63 bệnh nhân u phổi lao và 64 bệnh nhân
ung thư phổi, tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch sinh thiết phổi xuyên thành ngực dưới
hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính.
Kết quả: Sinh thiết phổi xuyên thành ngực trên 127 bệnh nhân u phổi có 63
trường hợp u phổi lao và 64 trường hợp ung thư phổi. Tỷ lệ bệnh nhân có hạch trung
thất nhóm ung thư phổi cao hơn 5,5 lần nhóm u phổi lao, p<0,001. hủy="" xương="">0,001.>
ung thư phổi 10,9%. Đường bờ tua gai chiếm đa số ở nhóm ung thư là 67,2%, ngược lại
nhóm u phổi lao đường bờ tròn đều chiếm đa số 76,2%. Có sự khác nhau về hình ảnh
học trên chụp cắt lớp vi tính giữa u phổi lao và ung thư phổi ở hai nhóm nghiên cứu,
p<>
Kết luận: Hình ảnh hạch trung thất, đường bờ tua gai và đa cung hoặc có tổn
thương hủy xương trên chụp cắt lớp vi tính lồng ngực là những dấu hiệu có giá trị trong
chẩn đoán hình học ung thư phổi.
Tóm tắt nội dung tài liệu: So sánh đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính u phổi lao và ung thư phổi
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 18 - 6/2019 60 1 Bệnh viện Vĩnh Long 2 Phân hiệu Phía Nam HVQY, 3 Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thanh Lễ (chuong@live.com) Ngày nhận bài: 11/5/2019, ngày phản biện: 20/5/2019 Ngày bài báo được đăng: 30/6/2019 SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH U PHỔI LAO VÀ UNG THƯ PHỔI Nguyễn Thanh Lễ1, Nguyễn Văn Chương2, Võ Duy Ân3 TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả và so sánh đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính của u phổi lao và ung thư phổi Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu 63 bệnh nhân u phổi lao và 64 bệnh nhân ung thư phổi, tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch sinh thiết phổi xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính. Kết quả: Sinh thiết phổi xuyên thành ngực trên 127 bệnh nhân u phổi có 63 trường hợp u phổi lao và 64 trường hợp ung thư phổi. Tỷ lệ bệnh nhân có hạch trung thất nhóm ung thư phổi cao hơn 5,5 lần nhóm u phổi lao, p<0,001. Hủy xương nhóm ung thư phổi 10,9%. Đường bờ tua gai chiếm đa số ở nhóm ung thư là 67,2%, ngược lại nhóm u phổi lao đường bờ tròn đều chiếm đa số 76,2%. Có sự khác nhau về hình ảnh học trên chụp cắt lớp vi tính giữa u phổi lao và ung thư phổi ở hai nhóm nghiên cứu, p<0,01. Kết luận: Hình ảnh hạch trung thất, đường bờ tua gai và đa cung hoặc có tổn thương hủy xương trên chụp cắt lớp vi tính lồng ngực là những dấu hiệu có giá trị trong chẩn đoán hình học ung thư phổi. Từ khoá: ung thu phổi, u phổi lao, hạch trung thất, bờ tua gai. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 61 IMAGERY CHARACTERISTICS OF COMPUTERIZED TOMOGRAPHY OF PULMONARY TUBERCULOMA AND LUNG CANCER ABSTRACT Objective: Describe and compare the characteristics of computerized tomography images of pulmonary tuberculoma and lung cancer. Methods: Prospective study of 63 patients with pulmonary tuberculoma and 64 patients with lung cancer, Pham Ngoc Thach Hospital percutaneous CT-guided lung biopsy. Result: Percutaneous CT-guided lung biopsy on 127 patients with pulmonary tuberculoma and 64 patients with lung cancer. The proportion of patients with mediastinal lymph node group of lung cancer 5.5 times higher than group of pulmonary tuberculoma, p <0.001. Discard bones lung cancer group was 10.9%. Dendritic shoreline majority in cancer group was 67.2%, whereas occupational lung tumor group rounded shoreline majority was 76.2%. Differences in imaging studies on computed tomography between two research groups have statistically significant, p <0.01 Conclusion: Mediastinal lymph nodes in the images, shoreline spines and multiple supply or destruction of bone lesions on computed tomography chest are signs have value in diagnostic imaging of lung cancer. Keywords: lung cancer, pulmonary tuberculoma, mediastinal lymph nod, shoreline spines. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các tổn thương dạng u ở phổi là những đám hoặc nốt mờ được phát hiện trên phim X quang phổi hay trên phim cắt lớp vi tính lồng ngực. Bản chất các tổn thương này có thể lành tính hoặc ác tính, do đó việc phát hiện và chẩn đoán sớm và chính xác rất quan trọng [2]. Ung thư phế quản là bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong đứng hàng đầu trong các bệnh ung thư trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bệnh có tỷ lệ mắc cao ở cả hai giới [2], [3]. U phổi lao là một dạng biểu hiện của lao phổi mà biểu hiện lâm sàng và hình ảnh học gây ra nhiều khó khăn cho việc chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt với các u phổi lành tính và u phổi ác tính khác [3]. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục tiêu sau: Mô tả và so sánh đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính của u phổi lao và ung thư phổi TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 18 - 6/2019 62 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 127 bệnh nhân có tổn thương u phổi trên phim chụp cắt lớp vi tính nhập bệnh viện Phạm Ngọc Thạch để sinh thiết phổi làm mô bệnh học từ 01/2014 đến 12/2014, trong đó: u phổi lao 63 bệnh nhân và ung thư phổi 64 bệnh nhân Tiêu chẩn lựa chọn: Các bệnh nhân nghiên cứu được soi phế quản không thấy u trong lòng phế quản hoặc xét nghiệm giải phẫu bệnh bệnh phẩm lấy được qua soi phế quản không có chẩn đoán đặc hiệu. Phải có đầy đủ hồ sơ, phim chụp cắt lớp vi tính lồng ngực và kết quả giải phẫu bệnh qua sinh thiết phổi xuyên thành ngực được chẩn đoán xác định là ung thư hoặc u phổi lao. Tiêu chuẩn loại trừ: Đã có chẩn đoán xác định u phổi không phải lao hoặc u ác tính hoặc đã có chẩn đoán xác định lao phổi. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, cắt ngang có so sánh phân tích. Tất cả các bệnh nhân đều được thăm khám lâm sàng nghi nhận các triệu chứng lâm sàng, các yếu tố nguy cơ, chụp X quang qui ước và cắt lớp vi tính lồng ngực, nội soi phế quản và được sinh thiết phổi xuyên thành ngực làm mô bệnh học. Đánh giá các tổn thương trên phim chụp cắt lớp vi tính lồng ngực: vị trí, kích thước, đường bờ, bắt quang, hạch trung thất và các tổn thương kèm theo. Xử lý số liệu theo các thuật toán thống kê sử dụng trong Y sinh học. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi, giới Nhóm nghiên cứu pU lao (n=63) Ung thư (n=64) n % n % Nam 40 63,5 47 73,4 >0,05 Nữ 23 36,5 17 26,6 >0,05 Tuổi trung bình (năm) 52,21 ± 14,31 62,44 ± 10,67 <0,001 Nhận xét: Nhóm ung thư có độ tuổi trung bình là cao hơn nhóm chứng, p<0,001. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 63 Bảng 3.2. Đặc điểm tổn thương cắt lớp điện toán ở đối tượng nghiên cứu Hình ảnh cắt lớp điện toán Nhóm nghiên cứu pU lao (n=63) Ung thư (n=64) n % n % Có sẹo phổi cũ 31 49,2 18 28,1 <0,05 Số lượng tổn thương trung bình 2,45 ± 2,24 1,86 ± 2,17 >0,05 Nhận xét: Ở nhóm u phổi lao tỷ lệ bệnh nhân có sẹo phổi cũ là 49,2% cao hơn nhóm ung thư phổi 28,1%, có ý nghĩa thống kê, với p<0,05. Bảng 3.3. Đặc điểm tổn thương đi kèm trên chụp cắt lớp vi tính lồng ngực Tổn thương đi kèm Nhóm nghiên cứu pU lao (n=63) Ung thư (n=64) n % n % Có hạch trung thất 10 15,9 46 71,9 <0,001 Tổn thương nhu mô phổi 31 49,2 8 12,5 <0,001 Tràn dịch màng phổi 10 15,9 16 25,0 >0,05 Hủy xương 0 0 7 10,9 - Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có hạch rốn phổi nhóm ung thư phổi cao hơn 5,5 lần nhóm u phổi lao, p<0,001. Hủy xương nhóm ung thư phổi 10,9%. Bảng 3.4. Vị trí tổn thương của u phổi lao và ung thư phổi Vị trí Nhóm nghiên cứu pU lao (n=63) Ung thư (n=64) n % n % Thùy trên phải 22 34,9 21 32,8 >0,05 Thùy giữa phải 10 15,9 7 10,9 >0,05 Thùy dưới phải 9 14,3 12 18,8 >0,05 Thùy trên trái 18 28,6 9 14,1 >0,05 Thùy lưỡi trái 1 1,6 4 6,3 - Thùy dưới trái 3 4,8 11 17,2 >0,05 TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 18 - 6/2019 64 Nhận xét: Không có sự khác biệt về vị trí tổn thương trên phim chụp cắt lớp vi tính lồng ngực ở đối tượng nghiên cứu, p>0,05. Bảng 3.5. Hình ảnh học của u phổi lao và ung thư phổi Nội dung Nhóm nghiên cứu pU lao (n=63) Ung thư (n=64) n % n % + Kính thước u (cm) < 3 28 44,5 14 21,9 <0,05 3 - ≤ 5 23 36,5 30 46,9 <0,05 > 5 12 19,0 20 31,3 <0,05 + Tổn thương vệ tinh 44 71,0 4 6,3 <0,001 + Đường bờ Tua gai 0 0 43 67,2 - Đa cung 15 23,8 19 29,7 <0,001 Tròn đều 48 76,2 2 3,1 - + Đậm độ đồng nhất Có 22 34,9 44 68,7 <0,01 Không 41 65,1 20 31,3 <0,01 + Vôi hóa 39 61,9 10 15,6 <0,001 Tính chất đóng vôi Nốt 14 41,2 3 30,0 <0,01 Nốt nhỏ 13 38,2 5 50,0 <0,01 Trung tâm 7 20,6 2 20,0 - + Tạo hang 25 39,7 16 25,0 >0,05 Bề dày thành hang (mm) 3,42 ± 1,13 11,00 ± 4,21 <0,001 + Bắt thuốc cản quang 11 17,5 60 96,8 <0,001 Nhận xét: Có sự khác nhau về hình ảnh học trên chụp cắt lớp vi tính giữa u phổi lao và ung thư phổi ở hai nhóm nghiên cứu, với p<0,01. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 65 Bảng 3.6. Đặc điểm đường bờ theo kích thước khối u ở nhóm u phổi lao Đặc điểm Nhóm u lao (n=63) < 3 cm ≥ 3 cm Cộng n % n % n % Bờ rõ, đa cung 3 10,7 12 34,3 15 23,8 Bờ rõ, tròn đều 25 89,3 23 65,7 47 74,6 Bờ tua gai 0 0 0 0 0 0 Cộng 28 44,4 25 55,6 63 100 Nhận xét: Tỷ lệ hình ảnh có đường bờ rõ, tròn đều chiếm đa số trong nhóm u phổi lao với 89,3% cho phân nhóm có kích thước khối u < 3 cm và 65,7% cho phân nhóm có kích thước khối u ≥ 3 cm. Bảng 3.7. Đặc điểm đường bờ theo kích thước khối u ở nhóm ung thư phổi Đặc điểm Nhóm ung thư phổi (n=64) < 3 cm ≥ 3 cm Cộng n % n % n % Bờ rõ, đa cung 1 7,1 18 36,0 19 29,7 Bờ rõ, tròn đều 0 0 2 4,0 2 3,1 Bờ tua gai 13 92,9 30 60,0 43 67,2 Cộng 14 29,1 50 78,1 64 100 Nhận xét: Tỷ lệ có đường bờ tua gai chiếm đa số với 92,9% cho phân nhóm có khối u < 3 cm và 60,0% cho phân nhóm có khối u ≥ 3 cm. Hình 3.1. Tăng quang mạnh ở khối u 4. BÀN LUẬN Số lượng tổn thương trung bình của nhóm u phổi lao là 2,45 ± 2,24 cao hơn nhóm ung thư phổi với số lượng tổn thương trung bình là 1,86 ± 2,17. Không có sự khác nhau giữa số lượng tổn thương TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 18 - 6/2019 66 ở hai nhóm, p>0,05. Dù vậy có thể hiểu là u phổi lao thường có thể tổn thương phổi lan tràn và nhiều vị trí hơn ung thư phổi, cũng có thể bệnh nhân có kèm theo tổn thương lao phổi cũ. Ở nhóm u phổi lao tỷ lệ bệnh nhân có sẹo phổi cũ là 49,2% cao hơn nhóm ung thư phổi 28,1%, có ý nghĩa thống kê, với p<0,05. Điều này có thể hiểu đối với tổn thương lao phổi ở người lớn thường là lao hậu tiên phát vì thế mà có thể những sẹo tổn thương cũ thường là hậu quả của những lần nhiễm lao hoặc là do lao tái phát, cũng có thể là do các tổn thương khác ngoài lao. Vị trí tổn thương hay gặp nhất ở nhóm u phổi lao là thuỳ trên 2 bên, thùy trên phải gặp 20/63 trường hợp ch iếm 31,7%, thùy trên trái gặp 18/63 trường hợp chiếm 28,6%, tiếp theo là thùy dưới 2 bên với 19% bên phải và 11,1% cho thùy dưới bên trái. Thùy giữa là 12,7% và thùy lưỡi 1,6% ít gặp nhất so với các thùy cùng bên. Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Đình Hướng và CS (2011) nghiên cứu trên 280 trường hợp STXTN dưới hướng dẫn của chụp CLVT thấy tỷ lệ thùy trên là cao nhất 56,79%, thùy giữa thấp nhất 7,50%, tỷ lệ gặp khối u thùy trên trái là cao nhất 32,15% [4]. Nghiên cứu của Choi và CS (2012) nghiên cứu 173 lượt STXTN dưới hướng dẫn của CLVT trên 161 trường hợp thấy tổn thương ở đỉnh 2 bên và thùy giữa chiếm tỷ lệ cao hơn thùy dưới 106/173 (61,3%) [6]. Nghiên cứu của Hiraki và CS (2009) trên 1000 bệnh nhân STXTN dưới hướng dẫn của CLVT huỳnh quang thấy tổn thương ở thùy đỉnh và thùy giữa là 60,3% [7]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận về hình ảnh học của u phổi lao và ung thư phổi cho thấy sự khác nhau về hình ảnh học trên chụp cắt lớp vi tính giữa u phổi lao và ung thư phổi ở hai nhóm nghiên cứu có ý nghĩa thống kê, với p<0,01. - Về kích thước ở nhóm u phổi lao chúng tôi gặp các u có kích thước < 3 cm là 28/63 trường hợp chiếm 44,5%; từ 3 – 5 cm là 23/63 trường hợp chiếm 36,5% và > 5 cm là 12/63 trường hợp chiếm 19,0%. Như vậy ở nhóm u phổi lao thì chủ yếu lá kích thước ≤ 5 cm với tỷ lệ là 81,0%. Ngược lại thì ở nhóm ung thư phổi các khối u có xu hướng kích thước lớn hơn đó là chỉ có 14/64 trường hợp chiếm 21,9% có kích thước khối u < 3 cm thấp hơn nhóm u phổi lao; có 30/63 trường hợp chiếm 46,9% khối u có kích thước từ 3 -5 cm tỷ lệ này cao hơn nhóm u phổi lao. Tương tự ở phân nhóm có kích thước khối u > 5 cm nhóm ung thư phổi có 20/64 trường hợp chiếm 31,3% tỷ lệ này cũng cao hơn hai lần ở nhóm u phổi lao. Trong tổng số các bệnh nhân có kích thước khối u > 3 cm thì nhóm ung thư phổi chiếm 58,9%; nếu chỉ tính riêng ở phân nhóm có kích thước khối u từ 3 – 5 cm thì nhóm ung thư phổi cũng CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 67 chiếm tỷ lệ cao hơn với 30/53 trường hợp chiếm 56,6%; còn ở phân nhóm > 5 cm thì tỷ lệ này còn cao hơn nữa là 62,5% (20/32 trường hợp). Từ kết quả nghiên cứu của chúng tôi, qua đó cho thấy các khối u có kích thước lớn có nguy cơ ung thư cao. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Huangi Li và CS (1996) nghiên cứu STXT dưới hướng dẫn của CLVT trên 97 bệnh nhân, các tổn thương kích thước từ 4-82mm [8]. Theo Takuji Yamagami và CS (2002) theo dõi ở 134 trường hợp STXTN thấy kích thước tổn thương của các bệnh nhân nghiên cứu cũng trong khoảng từ 3 – 45mm kích thước trung bình là 19,3 ± 7,8mm [10]. Tác giả Cung Văn Công và CS (2013) nghiên cứu trên 170 bệnh nhân u phổi được STXTN dưới hướng dẫn của chụp CLVT có kích thước ≤ 2 cm 4,1%, kích thước > 2 cm tới 7 cm là 60,6%, > 7 cm 35,3% [3]. Nguyễn Đình Hướng và CS (2011) nghiên cứu trên 280 trường hợp u phổi được STXTN dưới hướng dẫn của chụp CLVT thấy u có kích thước trên 30mm có tỷ lệ ác tính 89,9% [4]. - Về đường bờ của khối u nghiên cứu của chúng tôi cho thấy u có đường bờ tròn đều thì ở nhóm u phổi lao là 48/63 chiếm 76,2% tỷ lệ này gấp hơn 20 lần ở nhóm ung thư phổi. Ngược lại kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận đường bờ tua gai thì ở nhóm ung thư phổi chiếm phần lớn với 67,2% tức 43/64 trường hợp. Tỷ lệ đường bờ đa cung ở nhóm ung thư phổi cũng cao hơn nhóm u phổi lao với 29,7% so với 23,8%. Sự khác nhau về đường bờ của khối u ở hai nhóm có ý nghĩa thống kê, với p<0,001. Điều này có thể lý giải vì các khối u ác thường hay có hình dạng khác nhau so với u lành tính. Theo Lê Tiến Dũng (2000), trên phim chụp CLVT ngực hầu hết các trường hợp ung thư phổi có bờ ngoài nham nhở hay có múi nhiều cung (96%). Đa số các u thường có bờ ngoài nham nhở (67%) và gặp ở tất cả các típ mô bệnh học. Hầu hết các u có bờ ngoài có múi nhiều cung (94%) trong đó tế bào nhỏ 100%, dạng tuyến 96%, dạng biểu bì 93%, tế bào lớn 86% [1]. Nguyễn Hữu Lân và Nguyễn Sơn Lam (2010), nghiên cứu trên 46 bệnh nhân cho kết quả: Có 23 trường hợp u phổi lao và 23 trường hợp u phổi lành tính không lao. 9 bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng khi nhập viện (6 bệnh nhân u phổi lao và 3 bệnh nhân u phổi không lao). Hình ảnh X quang khi nhập viện là nốt phổi, u phổi hay xẹp phổi. Phần lớn bệnh nhân (78,3%) cần thực hiện phẫu thuật để xác định chẩn đoán (mở lồng ngực hay soi lồng ngực có trợ giúp video). Sinh thiết xuyên thành ngực bằng kim core được thực hiện ở 71,7% nhưng chỉ có 36,4% cho chẩn đoán (10/23 bệnh nhân u phổi lao và 2/10 bệnh nhân u phổi không lao) [5]. Takashima và CS nghiên cứu trên 80 trường hợp nốt đơn độc ở phổi phát hiện được qua sàng lọc các TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 18 - 6/2019 68 đối tượng có yếu tố nguy cơ bằng chụp CLVT liều thấp thấy tỷ lệ bờ có múi ở nhóm lành tính là 41%, nhóm ác tính là 50%, bờ tua gai ở nhóm lành tính là 34%, nhóm ác tính là 22%, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ bờ không nhẵn ở nhóm u lành tính là 48%, nhóm ác tính là 25%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê [9]. - Về đậm độ tổn thương trên phim chụp CLVT cũng như sự đóng vôi và tính chất đóng vôi của tổn thương hay sự tạo hang và việc bắt thuốc cản quang của khối u. Kết quả cho thấy có sự khác nhau về các tính chất này có ý nghĩa thống kê, với p<0,01. Với xu hướng là các tính chất này càng khẳng địng tính chất ác tính hay lành tính của khối u, ví dụ như việc bắt thuốc cản quang điều này chứng tỏ việc tăng sinh mạch máu của khối u vì thế mà ở nhóm ung thư phổi tỷ lệ bắt thuốc cản quang là 96,8% trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm u phổi lao là 17,5%. 5. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu tiến cứu trên 63 bệnh nhân u phổi lao 63 và 64 bệnh nhân nhóm ung thư phổi chúng tôi rút ra các kết luận sau: - Có sự khác nhau về kích thước khối u giữa hai nhóm, với p<0,05: + Kích thước < 3 cm nhóm u phổi lao là 44,4%; nhóm ung thư 21,9%. + Kích thước 3-5 cm nhóm u phổi lao là 36,5%; nhóm ung thư 46,9%. + Kích thước > 5 cm nhóm u phổi lao là 19,0%; nhóm ung thư 31,3%. - Có sự khác nhau về đường bờ khối u giữa hai nhóm, với p<0,001: + Tua gai nhóm u phổi lao là 0,0%; nhóm ung thư 67,2%. + Đa cung nhóm u phổi lao là 23,8%; nhóm ung thư 29,7%. + Tròn đều nhóm u phổi lao là 76,2%; nhóm ung thư 3,1%. - Bắt thuốc cản quang nhóm u phổi lao là 17,5%; nhóm ung thư 96,8%. - Có hạch nhóm u phổi lao là 15,9%; nhóm ung thư 71,9%; p<0,001 - Tổn thương hủy xương nhóm u phổi lao là 0,0%; nhóm ung thư 10,9% Hình ảnh hạch trung thất, đường bờ tua gai và đa cung hoặc có tổn thương hủy xương trên chụp cắt lớp vi tính lồng ngực là những dấu hiệu có giá trị trong chẩn đoán hình học ung thư phổi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Tiến Dũng, (2000), “Ung thư phế quản: Một số đặc điểm lâm sàng và vai trò chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán”, Luận án tiến sỹ, Đại học Y dược Tp. HCM. 2. Nguyễn Chấn Hùng và CS (2004), “Dịch tễ học ung thư- Hóa trị ung thư phổi”, Ung bướu học nội khoa, NXB CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 69 Y học Tp Hồ Chí Minh, tr. 15-20 - tr. 224- 230. 3. Đồng Khắc Hưng (2010), “Ung Thư Phổi”, Bài giảng Sau đại học, Học viện Quân y. 4. Nguyễn Đình Hướng, (2011), “Chọc sinh thiết xuyên thành ngực các khối u phổi dưới hướng dẫn của cắt lớp điện toán đa dãy: nhận xét qua 280 trường hợp tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội”, Y học thực hành, 773 (7), t r . 41- 43. 5. Nguyễn Hữu Lân, Nguyễn Sơn Lam (2010), “Hình ảnh lâm sàng và đặc điểm hình ảnh học u phổi lao so với u phổi lành tính không lao”. Tạp chí y học TP. HCM, tập.14, tr 356-363. 6. Choi, J.W., et al., (2012), “ C-arm cone-beam CT-guided percutaneous transthoracic needle biopsy of small (</=20mm) lung nodules: diagnostic accuracy and complications in 161 patients”, AJR Am J Roentgenol, 199 (3), pp. 322-30. 7. Hiraki T., Mimura H., Gobara H., et al., (2009), “ CT fluoroscopy- guided biopsy of 1,000 pulmonary lesions performed with 20-gauge coaxial cutting needles: diagnostic yield and risk factors for diagnostic failure”, Chest, 136 (6), p p . 1612-1617. 8. Huangi Li, Phillip M. Boiselle, Jo-Anne O. Shepard, et al (1996), “Diagnostic accuracy and safety of CT- guided percutaneous needle aspiration biopsy of the lung: Comparision of small and large pulmonary nodules”, American Roentgen Ray society, 167, pp. 105-109. 9. Takashima S., Shusuke Sone, Feng Li, et al., (2003), “ Indeterminate solitary pulmonary nodules revealed at population-based CT screening of the lung: using first follow-up diagnostic CT to differentiate benign and malignant lesions”, AJR Am J Roentgenol, 180 (5), pp. 1255-63. 10. Takuji Yamagami, Toshiyuki Nakamura, Shigeharu Iida, et all (2002), “ Management of pneumothorax after percutaneous CT-guided lung biopsy”, Chest 121 (4), pp. 1159-1164.
File đính kèm:
- so_sanh_dac_diem_hinh_anh_cat_lop_vi_tinh_u_phoi_lao_va_ung.pdf