SKKN "Một số biện pháp, trò chơi phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo"

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:

 * Mục tiêu:

Như chúng ta đã biết mục tiêu chương trình giáo dục mầm non nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện, hài hòa về các mặt: thể chất, nhận thức, thẩm mỹ, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào học phổ thông sau này. Trong đó giáo dục thể chất là mục tiêu quan trọng, yêu cầu cuối cấp mầm non trẻ phải đạt được các mục tiêu của chương trình: trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển hài hòa cân đối; thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế; có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian, có kỹ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay.

Hoạt động phát triển vận động có ý nghĩa quan trọng trong việc rèn luyện thể lực toàn diện, nâng cao sức đề kháng của cơ thể đối với sự thay đổi của môi trường. Trẻ khỏe mạnh, thể chất phát triển tốt sẽ nhanh nhẹn, tích cực trong mọi hoạt động, tích cực tham gia tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh và qua các trải nghiệm trong vận động trẻ được cung cấp thêm kiến thức, kỹ năng, nhờ đó sẽ phát triển về mọi mặt. Chình vì thế, nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ trong trường mầm non là một nội dung quan trọng cần thiết trong chương trình giáo dục mầm non.

 

doc 33 trang thom 09/01/2024 1220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN "Một số biện pháp, trò chơi phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN "Một số biện pháp, trò chơi phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo"

SKKN "Một số biện pháp, trò chơi phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo"
I. Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài: 
Giáo dục học đã chứng minh rằng ở trường mầm non, các môn học đều hướng tới một mục tiêu giáo dục chung đó là phát triển toàn diện nhân cách của trẻ trong đó không thể thiếu môn học: giáo dục thể chất, phát triển vận động cho trẻ. Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. Chính vì thế giáo dục thể chất cho trẻ mầm non có ý nghĩa quan trọng hơn bởi vì cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì sẽ gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Chính vì lý do đó mà cô giáo mầm non phải là người có năng lực toàn diện, có những phẩm chất cần thiết mới hoàn thành được nhiệm vụ cao cả mà xã hội giao phó, đó là đào tạo cho thế hệ trẻ lứa tuổi mầm non phát triển một cách toàn diện. Nhưng để làm được những việc như trên không phải là việc làm đơn giản nó đòi hỏi người giáo viên mầm non phải là người có phẩm chất năng lực toàn diện để nắm bắt được khả năng, tâm tư, nguyện vọng sở thích của trẻ từ đó luôn suy nghĩ tìm tòi ra những phương pháp mới nhằm lôi cuốn, hấp dẫn trẻ. 
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của những nội dung nêu trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: Một số biện pháp, trò chơi phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo. Giúp trẻ phát triển tốt về mặt thể chất nhằm góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc chung của đất nước. 
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: 
 * Mục tiêu: 
Như chúng ta đã biết mục tiêu chương trình giáo dục mầm non nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện, hài hòa về các mặt: thể chất, nhận thức, thẩm mỹ, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào học phổ thông sau này. Trong đó giáo dục thể chất là mục tiêu quan trọng, yêu cầu cuối cấp mầm non trẻ phải đạt được các mục tiêu của chương trình: trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển hài hòa cân đối; thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế; có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian, có kỹ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay.
Hoạt động phát triển vận động có ý nghĩa quan trọng trong việc rèn luyện thể lực toàn diện, nâng cao sức đề kháng của cơ thể đối với sự thay đổi của môi trường. Trẻ khỏe mạnh, thể chất phát triển tốt sẽ nhanh nhẹn, tích cực trong mọi hoạt động, tích cực tham gia tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh và qua các trải nghiệm trong vận động trẻ được cung cấp thêm kiến thức, kỹ năng, nhờ đó sẽ phát triển về mọi mặt. Chình vì thế, nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ trong trường mầm non là một nội dung quan trọng cần thiết trong chương trình giáo dục mầm non.
Theo đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non “Dễ nhớ, dễ quên, học mà chơi, chơi mà học”, vậy để giáo dục trẻ lòng yêu thích thể thao, tích cực vận động, hứng thú tự giác tập luyện thường xuyên chúng ta phải làm gì? Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục thể chất ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển thể lực cho trẻ, đó là điều kiện về trang phục, địa điểm, trang thiết bị đồ dùng, dụng cụ. Nó góp phần vào sự phát triển hài hòa về thể chất của trẻ, thúc đẩy sự hoạt động của cơ thể, tăng cường sức khỏe cho trẻ. Các trang thiết bị để giáo dục thể chất cho trẻ phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về các mặt: giáo dục, vệ sinh, an toàn và thẩm mỹ. Trang thiết bị càng phong phú, đa dạng về hình ảnh, màu sắc bắt mắt thì càng lôi cuốn trẻ vận động tích cực hơn.
 	Bên cạnh đó, hình thức tổ chức cũng rất quan trọng, trong quá trình giảng dạy trẻ, hình thức càng phong phú, hấp dẫn càng gây hứng thú thu hút trẻ, trẻ càng dễ tiếp thu, dễ nhớ, nhẹ nhàng lĩnh hội kiến thức. Chính vì thế mục đích của đề tài này là “Sáng tạo một số biện pháp, trò chơi phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo”.
* Nhiệm vụ:
Theo thông tư của Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành Hướng dẫn thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non giai đoạn 2013-2016” và qua các đợt học tập chuyên đề về phát triển vận động cho trẻ do Phòng giáo dục, cụm tổ chức, trường mầm non Sơn Ca chúng tôi cũng đã triển khai chuyên đề phát triển vận động cho trẻ giúp cơ thể trẻ phát triển các tố chất vận động (nhanh, bền, khéo léo và dẻo dai) góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực cho trẻ. Để làm được điều này đòi hỏi phải có môi trường cho trẻ hoạt động, nhờ vào cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học, môi trường phải thật sự gần gũi, an toàn và phù hợp với trẻ. Từ đó trẻ có cơ hội bộc lộ khả năng của mình để giáo viên hoàn thành được các phần đặt ra đúng yêu cầu của chương trình. Không chỉ cần tạo ra môi trường cho trẻ hoạt động mà còn cần phải có đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị hấp dẫn lôi cuốn trẻ ý thức tự giác luyện tập. Chính vì thế mà việc sáng tạo một số trò chơi, đồ chơi phát triển tính tích cực vận động cho trẻ trong giáo dục thể chất là việc làm hết sức cần thiết trong việc giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ.
Nhận thức được vấn đề này tôi đã tích cực tìm tòi, học hỏi và đã tìm ra một số đồ chơi, trò chơi để bổ sung vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo giúp trẻ tích cực vận động hơn trong việc giáo dục thể chất cho trẻ như sau:
- Tạo môi trường vận động cho trẻ.
- Hướng dẫn trẻ tham gia vào các trò chơi.
- Làm một số đồ chơi sáng tạo.
- Sáng tạo, sưu tầm một số trò chơi vận động hấp dẫn.
 Qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện tạo cơ sở bước đầu vững chắc cho tương lai của trẻ. 
3. Đối tượng nghiên cứu:
Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình, tôi chỉ nghiên cứu sáng tạo một số biện pháp, trò chơi phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo, nhằm tăng cường nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 
 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 
Trẻ 3-5 tuổi trường mầm non Sơn ca
 5. Phương pháp nghiên cứu:
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiển
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động
- Phương pháp quan sát 
- Phương pháp trò chơi
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm
c) Phương pháp thống kê toán học
II. Phần nội dung:
1. Cơ sở lý luận:
Theo quyết định 55 của bộ giáo dục qui định mục tiêu, kế hoach đào tạo của Nhà trẻ - Mẫu giáo Hà Nội, 1990 trang 6 ghi rõ mục tiêu giáo dục mầm non là:
Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới XHCN Việt Nam: 
 - Khỏe mạnh – Nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối 
 - Giàu lòng thương, biết quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ những người gần gũi (Bố mẹ, bạn bè, cô giáo), thật thà, lễ phép, hồn nhiên 
 - Yêu thích cái đẹp, biết gìn giữ cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh. 
 - Thông minh, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá, có một số kỹ năng sơ đẳng (Quan sát, phân tích, tổng hợp, suy luận,...)
 - Chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1 phổ thông. 
 Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là với cơ thể đang phát triển như trẻ mầm non. Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng: phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phúc hợp và chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau. Vì vậy khi lập chương trình giáo dục thể chất nhằm phát triển vận động cần dựa trên những cơ sở sau:
 + Các bài tập vận động phải phù hợp với từng độ tuổi làm sao gây được hứng thú cho trẻ.
 + Các bài tập vận động có tác dụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích thích được nhiều cơ bắp tham gia thúc đẩy sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ quan trong cơ thể. 
 + Cùng với việc dạy trẻ các bài tập vận động chúng ta cũng phải chú ý đến việc phát triển các kỹ năng, tố chất vận động.
 + Cần tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý và giáo dục tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tác nhẹ nhàng chính xác. 
 + Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động, thể dục sáng, tiết học thể dục, dạo chơi, các trò chơi thể thao, lao động. 
 Do đó phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ em cần được tiến hành một cách mạnh mẽ, toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ của toàn xã hội, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất
2. Thực trạng: 	
Trong các nội dung giáo dục thì giáo dục thể chất là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nên được các trường quan tâm, lưu ý. Trong những năm qua trường chúng tôi đã tổ chức chuyên đề cụm, 3 lớp: mầm, chồi, lá về “Ngày hội thể dục của bé”, tăng cường khả năng vận động, phát huy tốt các tố chất vận động, nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non đối với các độ tuổi và các chỉ số phát triển thể chất trong bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. Bên cạnh đó, chuyên đề cũng rèn luyện tính trung thực, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, lòng dũng cảm và khả năng tự quản, tự lập cho trẻ; đồng thời, hình thành nhận thức và thói quen vận động cần thiết, có lợi cho sức khoẻ ngay từ những năm đầu đời. Chính vì vậy tôi luôn mong muốn mang lại cho các cháu một môi trường giáo dục tốt nhất, giúp các cháu mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, biết quan tâm chia sẻ, có một sức khỏe tốt và thể hiện hết khả năng của mình thông qua việc tổ chức lễ hội và các hoạt động ngoại khóa. Để thực hiện mục tiêu đó đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của lớp và nhận thấy có những ưu điểm và hạn chế sau:
a. Ưu điểm và hạn chế:
* Ưu điểm:
- Tính tích cực vận động của trẻ ở trường mầm non là một trong những nội dung cần thiết và rất quan trọng đối với lứa tuổi mầm non. Cùng với giờ học thể dục, trò chơi vận động và các hoạt động vui chơi bổ ích phù hợp lứa tuổi có tác dụng kích thích, giải phóng nhiều năng lượng, ngăn ngừa sự tích tụ hoặc tiêu hao năng lượng mỡ dư thừa trong cơ thể trẻ, tạo cơ bắp săn chắc, giúp trẻ có cơ thể cân đối khỏe, mạnh.
 - Nội dung truyền đạt hấp dẫn và phong phú sinh động hơn, trẻ tích cực vận động hơn và giúp trẻ khắc sâu ghi nhớ bài học, cơ thể phát triển tốt.
 - Trẻ tích cực hứng thú tham gia học tập, hăng say phát huy tính tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động.
* Hạn chế:
- Để có thể cho trẻ được trải nghiệm, vận động tích cực với các bài tập, trò chơi thì không phải trường nào cũng có điều kiện để thực hiện được vì mỗi trường có những điều kiện về mặt bằng, cơ sở vật chất khác nhau.
- Trong lớp còn có một số trẻ thể trạng nhỏ, sức khỏe yếu.
- Nhận thức của phụ huynh về môn giáo duc thể chất không quan trọng mà chỉ coi trọng đến các môn LQCC và chữ viết, LQVT không chú trọng đến môn học này. 
- Đồ dùng còn đơn điệu và nhàm chán với trẻ.
- Một số phòng học chật hẹp, chưa có góc hoạt động chức năng riêng cho chuyên đề “Phát triển vận động”. Trang thiết bị dụng cụ cho trẻ tập luyện ở các lớp còn thiếu.
- Khả năng xây dựng kế hoạch và sáng tạo của một số giáo viên còn hạn chế, chưa biết lựa chọn các bài tập vận động phù hợp với chuyên đề.
BẢNG KHẢO SÁT HỨNG THÚ CỦA TRẺ
CHỈ TIÊU
Thực trạng
N
%
Số lượng trẻ
N = 30
1. Trẻ chú ý vào nội dung
16
53.3
2. Trẻ tích cực vận động trong hoạt động giáo dục thể chất
13
43,3
3. Trẻ nắm được kiến thức
18
60
* Nguyên nhân chủ quan:
- Đồ dùng còn đơn điệu và nhàm chán với trẻ.
- Một số phòng học chật hẹp, chưa có góc hoạt động chức năng riêng cho chuyên đề “Phát triển vận động”. Trang thiết bị dụng cụ cho trẻ tập luyện ở các lớp còn thiếu.
* Nguyên nhân khách quan: 
- Khả năng xây dựng kế hoạch và sáng tạo của một số giáo viên còn hạn chế, chưa biết lựa chọn các bài tập vận động phù hợp với chủ đề. Giáo viên chưa biết lựa chọn các động tác trong giờ thể dục sáng.
- Từ những thực trạng nêu trên, bên cạnh những ưu điểm và hạn chế mà bộ môn giáo dục thể chất mang lại thì lòng yêu trẻ, yêu nghề luôn thôi thúc tôi hãy làm một điều gì đó để góp phần nhỏ bé của mình vào công việc “trồng người” của đất nước. 
 Tuy có những ưu điểm và hạn chế nhất định nhưng bản thân tôi đã xác định môn học phát triển thể chất cũng có tầm quan trọng như những môn học khác đặc biệt là trẻ từ 3-5 tuổi, đòi hỏi trẻ phải có sức khỏe thật tốt, cơ thể phát triển hài hòa, vận động linh hoạt, khéo léo. Sau khi được nhà trường giao quản lý chuyên môn, tôi bắt đầu tự lên kế hoạch, tìm hiểu tài liệu cộng với vốn kinh nghiệm nhiều năm dạy lớp 5 tuổi. Từ đó tôi đã tìm ra và sáng tạo ra một số đồ chơi, trò chơi hấp dẫn nhằm lôi cuốn trẻ, đồng thời áp dụng cho mình một số biện pháp hổ trợ giúp trẻ phát triển tính tích cực vận động nên hầu hết các tiết chuyên đề, hội giảng, thao giảng về phát triển thể chất đều thành công và đặc biệt là trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động này. 
 Để phát huy những ưu điểm và khắc phục được những hạn chế nêu trên bản thân tôi bắt đầu thực hiện nghiên cứu một số hình thức những giải pháp biện pháp như sau:
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp:
- Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, giúp trẻ lĩnh hội tri thức một cách trọn vẹn nhất.
- Nhằm cung cấp kiến thức một cách chính xác giúp trẻ hứng thú trong học tập đồng thời phát triển toàn diện về thể chất cũng như trí tuệ cho trẻ.
 - Nhằm góp phần tạo nên những chủ nhân tương lai của đất nước có đầy đủ phẩm chất, nhân cách, tri thức con người mới xã hội chủ nghĩa. 
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
- Dựa vào mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và yêu cầu cần đạt của lứa tuổi Mẫu giáo lớn nói riêng về nhận thức, trí tuệ, ngôn ngữ, đặc biệt là thể lực, và các nhu cầu của trẻ. Hiểu và nắm bắt được những giá trị của tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất mang lại, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số kiến thức, biện pháp, sáng tạo ra một số đồ chơi, trò chơi thực nghiệm giúp trẻ phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ ở các lớp. Đây là một việc cần thiết vì nó mang lại cho trẻ niềm vui, sự tự tin, sự mạnh dạn và có một sức khỏe tốt tham gia vào tất cả các hoạt động trong gia đình, nhà trường và xã hội.
 Sau đây là một số biện pháp, phương pháp, trò chơi thực nghiệm giúp trẻ phát triển tính tích cực vận đông trong giáo dục thể chất mà tôi đã sử dụng trong quá trình công tác và giảng dạy của mình trong những năm học vừa qua:
Biện pháp thực hiện:
Sau khi xác định được mục đích và yêu cầu cần đạt tôi đã tiến hành giải quyết các nhiệm vụ từng bước như sau:
* Tạo môi trường tốt kích thích trẻ tích cực vận động có hiệu quả.
Như chúng ta đã biết muốn trẻ học tốt một vấn đề nào đó thì trước hết cần phải có môi trường cho trẻ hoạt động, khám phá, tìm tòi và trải nghiệm. Môi trường cần cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội để thực hiện các hoạt động phát triển vận động phù hợp “Chỉ khi ở trong môi trường thuận lợi đứa trẻ mới có cơ hội phát triển đầy đủ và bộc lộ những tính cách tìm ẩn của mình” (M.Montessori). Môi trường luôn đặt ra cho trẻ những thử thách, khám phá, tìm tòi trong các hình thức hoạ ...  nào bị rơi sẽ không được tính. 
- Kết thúc đội nào lấy được nhiều bóng theo yêu cầu của cô thì đội đó chiến thắng
8. Trò chơi: Dùng quạt nâng bóng bỏ vào rổ
Độ tuổi: 5 - 6 tuổi
1. Mục đích yêu cầu:
- Phát triển tư duy, trí nhớ
- Rèn sự nhanh nhẹn, khéo léo ở trẻ
2. Chuẩn bị: 20- 30 quả bóng đã được thổi sẵn có gắn các chữ cái u ư và một số chữ khác.
- Mỗi đội 1 rổ đựng bóng, 2-4 quạt giấy
3. Cách chơi: 
- Trẻ chia làm 2 đội.
- Đội 1 lấy bóng có gắn chữ u, đội 2 lấy bóng có gắn chữ ư.
- Khi có hiệu lệnh, hai bạn đầu tiên của 2 đội lên cầm quạt chọn 1 quả bóng theo yêu cầu, nâng bóng và chuyển cho nhau đi về đích và bỏ vào rổ của đội của mình sau đó đi về cuối hàng. Khi 2 bạn đầu tiên về rồi tiếp tục đến 2 bạn tiếp theo, cứ như vậy đến khi nào hết giờ đội nào bỏ được nhiều bóng có đúng chữ cái theo yêu cầu vào rổ đội đó sẽ chiến thắng.
4. Luật chơi:
- Trong khi nâng bóng đội nào bị rơi bóng hoặc lấy bóng không đúng yêu cầu quy định của đội mình thì quả bóng đó sẽ không được tính và đi về cuối hàng để bạn tiếp theo của đội mình lên
9. Trò chơi: Chuyển phương tiện về bến
Độ tuổi: 4 - 5 tuổi
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết các phương tiện giao thông đường bộ.
- Giáo dục trẻ tính tổ chức, kiên trì, kỉ luật, phối hợp khi chơi.
- Phát triển tính nhanh nhẹn và hoạt động của các cơ
2. Chuẩn bị: 3 bến đỗ của PTGT. Các loại ảnh PTGT dán trên quả bóng: 
+ Ôtô, xe đạp, xích lô.... + Máy bay, tên lửa, kinh khí cầu....+ Tàu thủy, ca nô, thuyền
- Mỗi đội 2 đôi dép đôi
3. Cách chơi: 3 đội chơi, mỗi đội 4 trẻ đứng tại vạch xuất phát cách điểm để bóng dán phương tiện 3-5m. Trẻ di chuyển bằng cách 2 bạn đi dép đôi. Khi nghe hiệu lệnh "1-2-3" thì trẻ đi tới chỗ để bóng dán phương tiện giao thông lấy một quả bóng có phương tiện GT theo yêu cầu kẹp giữa 2 bạn (không dùng tay đỡ) chuyển về bến (cô gợi ý cho trẻ cách chọn theo đúng yêu cầu của bến xe đội mình).
Ví dụ: Nhóm 1: chọn PTGT đường bộ (Xe đạp, ô tô, xe máy...).
Nhóm 2: Chọn PTGT đường hàng không (Máy bay, kinh khí cầu,...).
Nhóm 3: Chọn PTGT đường thủy (Tàu, thuyền, ca nô,...).
Mỗi lần trẻ chỉ được chuyển một phương tiện. Khi bạn chuyển được PT về bến của mình rồi thì 2 trẻ thứ hai tiếp tục lên chơi. Cứ lần lượt như vậy đến hết thời gian.
Trong khi chuyển PT, mà làm rơi, tuột dép, hoặc 2 bạn thứ nhất chưa mang về đến bến mà 2 bạn khác đã di chuyển PT đều không được tính lần đó.
Sau mỗi lần chơi, cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả của mỗi đội chơi.
4. Luật chơi: Chuyển đúng các loại phương tiện về đúng bến.
- Đội nào chuyển được nhiều và đúng thì đội đó thắng.
10. Trò chơi: Vận động viên bóng rổ
Độ tuổi: 4 - 5 tuổi
1. Mục đích yêu cầu:
- Rèn luyện cơ tay, cơ chân cho trẻ.
- Phát triển trẻ tính bạo dạn, nhanh nhẹn khi tham gia hoạt động.
2. Chuẩn bị: Phấn vẽ các ô trên sân chơi, bóng, sọt đựng bóng, giá đựng rổ. 
3. Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội.
- Cho trẻ xếp hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ bật chụm chân qua các ô cách nhau 30 cm. Sau đó, chạy đến sọt đựng bóng lấy 1 quả bóng, chạy đến giá bóng rổ nhảy cao ném bóng vào rổ, chạy nhanh về xếp cuối hàng.
4. Luật chơi:
- Trẻ trước bật nữa số ô thì trẻ sau bắt đầu xuất phát, không chờ hiệu lệnh của cô.
- Sau mỗi đợt chơi, cô có thể nâng dần giá đỡ rổ lên để trẻ nhảy cao hơn.
- Khi bóng đựng trong sọt đã hết, cô cho trẻ nhặt bóng bỏ vào sọt và tiếp tục chơi đến hết.
11. Trò chơi: Bịt mắt bắt người rung chuông
Độ tuổi: 4 - 5 tuổi
1. Mục đích:
- Giúp trẻ phát triển giác quan, khả năng định hướng trong không gian.
- Rèn luyện khả năng phán đoán và góp phần phát triển tư duy cho trẻ.
- Rèn luyện sức khỏe cho trẻ thông qua các hoạt động chạy nhảy khi tham gia trò chơi.
2. Chuẩn bị: Số khăn bịt mắt ít hơn số trẻ tham gia chơi 1chiếc, 1 cái chuông hoặc xúc xắc. Sân chơi sạch sẽ, vẽ 1 vòng tròn to.
3. Cách chơi:
- Tất cả trẻ tham dự chơi đều bị bịt mắt, trừ 1 trẻ không bị bịt mắt đi lại tự do trong khu vực vòng tròn cô vẽ sẵn trên sân. 
- Khi có lệnh chơi, trẻ không bị bịt mắt cầm chuông, vừa đi vừa lắc cho chuông kêu. Trẻ bị bịt mắt nghe tiếng chuông rung tìm bắt cho được người cầm chuông. Còn trẻ cầm chuông tìm cách tránh để không bị bắt. Trẻ nào bắt được người rung chuông sẽ làm nhiệm vụ thay người rung chuông. 
- Sau một thời gian chơi, nếu không bắt được người rung chuông, trò chơi phải dừng lại, thay người cầm chuông, trẻ cầm chuông không bị bắt là trẻ giỏi.
4. Luật chơi:
- Chỉ khi bị đối phương sờ được vào người thì trẻ rung chuông mới bị bắt.
- Trẻ cầm chuông luôn phải chuyển động trong vòng tròn cô vẽ sẵn, không được đứng tại chỗ. Mỗi bước đi đều phải có tiếng chuông kêu.
12. Trò chơi: Chú bộ đội tài giỏi
Độ tuổi: 4 - 5 tuổi
1. Mục đích yêu cầu:
- Rèn luyện cơ tay, cơ chân cho trẻ thông qua các hoạt động bật, chạy, bò, leo trèo.
	- Rèn luyện sự kiên trì, tính dẻo dai và khả năng chú ý cho trẻ.	
2. Chuẩn bị: Thang dây, vòng thể dục (hoặc phấn vẽ trên sân).
- Hầm chui hoặc cổng chui. Cờ và ống cắm cờ.
3. Cách chơi: - Chia trẻ thành 2 đội
- Cho trẻ xếp hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ chụm chân qua ô (vòng thể dục), chạy đến “hầm” chui qua “hầm”. Sau đó chạy đến thang dây, leo lên hết thang dây lấy một lá cờ, leo xuống chạy nhanh về cắm cờ vào ống rồi về xếp cuối hàng.
4. Luật chơi: - Mỗi lượt lên lấy cờ trẻ chỉ được lấy 1 lá cờ mang về cắm vào ống của đội mình.
- Đội nào lấy được nhiều cờ hơn thì đội đó sẽ thắng.
* Yêu cầu: Trẻ trước bật qua hết các vòng thể dục thì trẻ sau sẽ bắt đầu xuất phát, không cần chờ hiệu lệnh của cô.
- Trẻ chơi liên tục trong khoảng thời gian 15 phút, không hạn chế số lần chơi. 
* Chú ý: Cô giáo luôn có mặt gần thang dây để giúp đỡ và bảo hiểm cho trẻ.
13. Trò chơi: Chở quả về nhà
Độ tuổi: 3 - 4 tuổi
1. Mục đích yêu cầu:
- Giúp trẻ biết ích lợi của táo đối với sức khỏe.
- Rèn luyện sự kiên trì, kỹ năng khéo léo và tính dẻo dai.
2. Chuẩn bị: Sân chơi bằng phẳng, rộng rãi.
- Nhiều quả táo bằng giấy màu đỏ hoặc táo nhựa treo trên cây. Rổ đựng táo
3. Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội.
- Các nhóm đứng thành hàng dọc dưới vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ đứng đầu của các nhóm chạy nhanh đến cây táo. Trẻ lên hái một quả táo, đặt táo lên lưng và phải bò nhanh về "nhà", bỏ táo vào rổ và đi về cuối hàng. Các trẻ khác trong hàng lần lượt lên lặp lại những động tác như trước và "chở" táo về "nhà".
- Cho trẻ chơi liên tục trong khoảng thời gian 10 phút, không hạn chế số lần chơi của trẻ.
- Nếu trên đường bò về "nhà", táo trên lưng trẻ bị rơi, trẻ đó sẽ về chỗ để bạn tiếp theo lên hái táo.
- Cuối cùng, cô cho trẻ đếm số táo có trong rổ và nói cách ăn táo, lợi ích của táo đối với sức khỏe. Đội nào "chở" được nhiều táo về "nhà" hơn là thắng cuộc.
4. Luật chơi:
- Mỗi lượt chơi, trẻ chỉ được hái một quả táo. Nếu trẻ làm rơi táo, quả táo đó sẽ không được tính.
14. Trò chơi: Chèo thuyền hái quả
Độ tuổi: 4 - 5 tuổi
1. Mục đích yêu cầu:
- Rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn cho trẻ
- Rèn luyện sự phối hợp thị giác và vận động
- Rèn luyện sự phối hợp cùng nhau, tinh thần doàn kết
- Trẻ hào hứng tham gia trò chơi
	2. Chuẩn bị: 2 đường hẹp, Cây quả, rổ đựng. 
	- Nhạc bài “Lá thuyền ước mơ”
3. Cách chơi:
- Cô chia trẻ thành 2 đội (mỗi đội 3 chiếc thuyền). Trẻ làm thuyền (trẻ sau ngồi sát trẻ trước, 2 chân đặt lên đùi bạn ngồi trước, mỗi chiếc thuyền gồm 3 trẻ). Khi có hiệu lệnh của cô trẻ dùng 2 tay đẩy người về phía trước, đi trong đường hẹp, đến rổ lấy quả kẹp vào giữa mỗi 2 bạn rồi đi trong đường hẹp về bỏ quả vào rổ của đội mình. Khi kết thúc một bản nhạc đội nào hái được nhiều quả sẽ chiến thắng. 
4. Luật chơi:
- Trẻ không để tuột chân khỏi bạn đằng trước, không ra ngoài đường hẹp, không làm rơi quả
15. Trò chơi: Vận chuyển trứng bằng thìa, bước qua vật cản
Độ tuổi: 4 - 5 tuổi
1. Mục đích yêu cầu:
- Rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn cho trẻ
- Trẻ hào hứng tham gia trò chơi
2. Chuẩn bị: Thìa nhựa: 20 cái - Trứng nhựa: 20 quả - Rổ đựng trứng
- Vật cản cao 5cm: 10 cái
3. Cách chơi:
- Cô chia trẻ thành 2 đội (đội màu xanh và đội màu đỏ). 
- Cho trẻ đứng thành 2 hàng dọc, đứng trước vạch có đường thẳng, vật cản cách nhau 2m. Khi có hiệu lệnh của cô trẻ đầu hàng cho trứng vào thìa và ngậm vào miệng rồi đi thẳng, đến vật cản khéo léo bước qua nhẹ nhàng không để trứng rơi và đi tiếp đến đích, cho trứng vào rổ rồi chạy về cuối hàng của đội mình. Trẻ đứng sau tiếp tục như vậy. Hết giờ đội nào lấy được nhiều trứng đội đó thắng cuộc.
4. Luật chơi:
- Trẻ không làm rơi trứng, bước qua vật cản không làm đổ
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp và biện pháp: 
 Giải pháp và biện pháp luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau đề ra giải pháp thì phải thực hiện các biện pháp đó như thế nào đạt hiệu quả 
 	d. Kết quả khảo nghiệm giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: 
 Với việc nghiên cứu đề tài này trong quá trình thực hiện tôi thấy mình được nâng cao hơn về chuyên môn, phương pháp, đặc biệt là hình thức dạy trẻ linh hoạt, tự tin và sáng tạo hơn. 
Đối với bản thân: tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn các trò chơi, các hình thức phong phú và đặc biệt tạo cho trẻ các tình huống hấp dẫn, lôi cuốn trẻ vào hoạt động tích cực, có hiệu quả mà không thấy nhàm chán khi tham gia vào các hoạt động.
 	Đối với trẻ: Trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động, tích cực vận động trong giờ học cũng như tham gia trò chơi...
Trẻ hoàn toàn chủ động trong các buổi luyện tập và là một thành viên tuyên truyền đến gia đình trong việc luyện tập thể thao trong việc chăm sóc sức khỏe.
Trẻ có thái độ đúng đắn với việc tích cực vận động, luyện tập thể thao, có lòng mong muốn tạo ra sức khỏe tốt cho bản thân. 
Điều này đã mang lại cho trẻ sức hấp dẫn mới lạ, làm trẻ hứng thú nhiều, tiếp thu được bài học tốt nhanh. Trẻ chủ động tích cực vận động và hoạt động hơn không còn nói chuyện trong giờ học, cũng như phát triển được sự mạnh dạn, tự tin hơn trong các hoạt động.
* Kết quả đạt được: 
Sau khi áp dụng, thực hiện các bước trên nhằm giúp trẻ phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất đạt kết quả cao mà tôi đã thực hiện ở lớp, và thực hiện trong năm học. Tôi đánh giá lại kết quả trẻ được tiếp thu được gì? Thể hiện qua mỗi lần khảo sát cuối chủ điểm. Sau đó đề ra kế hoạch cho bài mới, chủ điểm mới và tôi đã thu được kết quả tốt từ đầu năm học tới nay như sau:
 Các cháu phát triển khả năng thực hiện các vận động một cách tự tin và khéo léo, biết phối hợp vận động cùng với trẻ khác, hào hứng tham gia vào hoạt động phát triển thể lực, kỹ năng sử dụng một số đồ dùng đồ chơi trong vui chơi, học tập, sinh hoạt được tốt hơn. Hình thành một số hiểu biết về ích lợi của việc luyện tập vận động đối với sự phát triển của cơ thể và bảo vệ sức khỏe. Tích cực hoá hoạt đông cá nhân trong và ngoài giờ học. Qua quá trình khảo sát:
+ 100% trẻ hứng thú với môn học
+ 100% trẻ được trãi nghiệm kinh nghiệm sống
+ 100% trẻ tích cực vận động trong hoạt động giáo dục thể chất
+ 100% giờ học đạt kết quả cao
BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỨNG THÚ CỦA TRẺ
CHỈ TIÊU
Thực trạng
Thử nghiệm
N
%
N
%
Số lượng trẻ
N = 30
1. Trẻ chú ý vào nội dung
16
53.3
30
100
2. Trẻ tích cực vận động trong hoạt động giáo dục thể chất
13
43,3
30
100
3. Trẻ nắm được kiến thức
18
60
30
93.3
* Nhận xét:
 	- Kết quả trên cho thấy, các trò chơi thực nghiệm đã gây được hứng thú, thu hút trẻ vào các hoạt dộng mà giáo viên tổ chức, trẻ háo hức được tham gia vào các hoạt động. Các trò chơi đã cụ thể hoá, trực quan hoá các kiến thức khoa học trừu tượng, giúp trẻ tiếp thu dễ dàng hơn.
 	- Như vậy, kết quả thực nghiệm của tôi đã phần nào thành công và tạo thêm hứng thú cho tôi trong việc thiết kế thêm những trò chơi thực nghiệm mới phục vụ cho việc giảng dạy ngày một tôt hơn.
III. Phần kết luận, kiến nghị:
1. Kết luận:
 	Qua đó chúng ta có thể thấy được trong công tác giáo dục trẻ mầm non thì việc giáo dục thể chất là không thể thiếu, việc phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục trẻ. Qua một thời gian tổ chức tăng cường tính tích cực vận động cho trẻ, trẻ khỏe mạnh, tăng cân đều, tình trạng trẻ dư cân giảm rõ rệt, không còn trẻ suy dinh dưỡng, trẻ đến lớp thường xuyên hơn. Trẻ trở nên thông minh, nhanh nhẹn, tích cực chủ động trong mọi hoạt động. Bên cạnh đó ngôn ngữ của trẻ trở nên mạch lạc hơn, trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, thói quen lao động tự phục vụ ở trẻ tốt hơn. Không những thế ở trẻ cũng hình thành những phẩm chất tốt như khả năng phối hợp hoạt động tốt với các bạn, khả năng tự kiềm chế, nhường nhịn bạn, biết chơi cùng bạn và giúp đỡ bạn. Đó là niềm vui không chỉ dành cho các bậc cha mẹ mà cũng là niềm vui lớn của cô giáo mầm non nói riêng, của những người làm giáo dục nói chung. 
 2. Kiến nghị:
 Qua viêc nghiên cứu và tổ chức các trò chơi thực nghiệm giúp trẻ phát triển tính tích cực trong giáo dục thể chất, tôi có một số ý kiến đề xuất sau:
 - Cho phép được phổ biến các trò chơi thực nghiệm đã được nghiên cứu trong phạm vi trường.
 - Tăng cường đầu tư kinh phí, điều kiện cơ sở vật chất, thời gian, trang thiết bị, dụng cụ luyện tập, đồng thời hướng dẫn, động viên, khuyến khích giáo viên tích cực nghiên cứu, sáng tạo các hoạt động mới, hấp dẫn trẻ và có hiệu quả để phục vụ cho nội dung giảng dạy để bài dạy thêm sinh động.
Trên đây là một vài biện pháp, phương pháp, trò chơi sáng tạo được đưa vào giảng dạy giúp cho trẻ mầm non phát triển tính tích cực trong giáo dục thể chất đã đạt được kết quả cao trong quá trình công tác giảng dạy của tôi. Xin ghi lại để nhận được sự đóng góp ý kiến của cấp trên giúp tôi ngày càng tiến bộ hơn.
 Dray Sáp, ngày 15 tháng 01 năm 2017 
 	Người viết
 Trương Thị Hạnh
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG
 .. 	 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN
	CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Một số tài liệu, tập san chuyên ngành Giáo dục Mầm non
2. Tâm lí học trẻ em lứa tuổi Mầm non. Hà Nội. 1994. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên).
3. Tổ chức hoạt động phát triển giáo dục thể chất cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp. NXB Giáo dục. 2007 TS Lê Thu Hương. 
4. Đổi mới nội dung - Phương pháp chăm sóc - Giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi. NXB Giáo dục. 1998 Tác giả Đào Như Trang.
5. Sách tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non
6. Sách thông tin khoa học lứa tuổi mầm non
7. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm Non
8. Phương pháp hướng dẫn giáo dục thể chất của bộ giáo dục và đào tạo trung tâm nghiên cứu của giáo viên.
 9. Sách “Học mà chơi”
10. Tài liệu học bộ môn giáo dục thể chất của trường Cao đẳng TW II.
11. Các tập san Tạp chí giáo dục mầm non.
12. Trò Chơi vận động dành cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của trường Cao đẳng TW III.
13. Các trò chơi vận động cho trẻ từ 2-6 tuổi của nhà xuất bản giáo dục.
MỤC LỤC
Trang 
I. Phần mở đầu
 1. Lý do chọn đề tài 	1
 2. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu đề tài	1
 3. Đối tượng nghiên cứu 	3
 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài	3
 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài	3
II. Phần nội dung
 1. Cơ sở lí luận	4
 2. Thực trạng	5
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp	7
 a. Mục tiêu của giải pháp	7
 b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp	8
 c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp	28
 d. Kết quả khảo nghiệm	28
III. Phần kết luận, kiến nghị 
Kết luận....30
Kiến nghị..30

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_tro_choi_phat_trien_tinh_tich_cuc_van.doc