Sáng kiến kinh nghiệm "Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non"

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài :

 Mục tiêu của đề tài: Đưa ra một số biện pháp giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non tại trường Mầm non Hoa Cúc.

 Nhiệm vụ của đề tài: Tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng, đưa ra các biện pháp, giải pháp giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ.

 Áp dụng một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ.

 

doc 17 trang thom 09/01/2024 2400
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm "Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm "Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non"

Sáng kiến kinh nghiệm "Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non"
PHÒNG GIÁO GD-ĐT KRÔNG ANA
TRƯỜNG MẦM NON HOA CÚC
TÊN SÁNG KIẾN:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP GIÁO VIÊN TRONG VIỆC
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ MẦM NON
Thuộc lĩnh vực : Chuyên môn
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thịnh
Chức danh : Hiệu trưởng
Trình độ chuyên môn cao nhất: Đại học sư phạm
Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm mầm non
Krông Ana, tháng 02 năm 2017
MỤC LỤC 
I. Phần mở đầu:	3
1. Lý do chọn đề tài :	3
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:	4
3. Đối tượng nghiên cứu:	4
4. Giới hạn của đề tài:	5
5. Phương pháp nghiên cứu:	5
II. Phần nội dung:	5
1. Cơ sở lý luận:	5
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:	6
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:	8
a. Mục tiêu của giải pháp	8
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:	8
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:	12
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng:..	12
III. Kết luận, kiến nghị:	13
1. Kết luận:	13
2. Kiến nghị:	14
I. Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài
 Môi trường thiên nhiên có tác động to lớn đến sức khỏe của con người và đặc biệt có ý nghĩa đối với trẻ mầm non, môi trường không chỉ giúp cho trẻ tăng cường sức khỏe và khả năng chống đỡ với bệnh tật mà còn là phương tiện không gian cho giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ . Chính vì vậy với vai trò trách nhiệm là một cán bộ quản lý bản thân tôi nhận thấy được việc nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên là rất cần thiết của người làm công tác quản lý.
Bản thân tôi cũng có những trăn trở và suy nghĩ để bồi dưỡng giúp giáo viên nâng cao chuyên môn trong toàn đơn vị nói riêng, và của huyện nhà nói chung. 
Nói đúng ra người cán bộ quản lý luôn là điểm tựa cho giáo viên, giúp giáo viên định hướng đúng mục tiêu giáo dục để giáo dục trẻ phù hợp với việc đổi mới nội dung chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Từ đó nâng cao được chất lượng dạy học, và phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ. 
Đây là một cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ những kỹ năng tìm tòi, quan sát, so sánh... đặc biệt là tính tò mò, mối quan tâm của trẻ trở thành nội dung khám phá thử nghiệm và phát huy tính sáng tạo, ham học hỏi của trẻ. 
Việc khám phá thử nghiệm trong hoạt động ngoài trời nhằm thúc đẩy hứng thú, phát triển trí tò mò ở trẻ và mong muốn khám phá mọi vật xung quanh chúng.
Việc học và lĩnh hội tri thức của trẻ mầm non gắn liền với vui chơi “ Học mà chơi, chơi mà học”, từ đó tăng cường vốn ngôn ngữ và phát triển tư duy cho trẻ. 
Đặc biệt trong môi trường giáo dục ngoài trời trẻ càng được khám phá, thân thiện thì càng tăng thêm hiệu quả giáo dục, chính thiên nhiên không chỉ mang đến cho trẻ những điều mới lạ, mà còn hấp dẫn chúng bởi những điều kỳ diệu mà không có gì thay thế nổi, thế giới thiên nhiên muôn hình, muôn vẻ vừa là phương tiện vừa là đối tượng kích thích, là nơi trẻ trực tiếp quan sát, ngắm nhìn, qua đó kiến thức. cũng như hiểu biết về thế giới xung quan được mở rộng. Thiên nhiên còn là nơi có những vật mẫu sống để giáo viên sử dụng trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh và tổ chức nhiều hoạt động giáo dục khác.
Tóm lại, hoạt động ngoài trời giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển ở trẻ các chức năng tâm lý ( nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, ý chí.) và hình thành, phát triển các mặt của nhân cách một cách toàn diện. Hoạt động ngoài trời là cuộc sống thực của trẻ. Chính vì vậy tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ là rất quan trọng và có ý nghĩa giáo dục thực tế.
Bản thân tôi cũng có những trăn trở, suy nghĩ hành động thực tiễn để giúp giáo viên nâng cao trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ góp phần nâng cao công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại đơn vị. Đồng thời giúp giáo viên định hướng đúng mục tiêu giáo dục để giáo dục trẻ phù hợp với việc đổi mới nội dung chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học, và phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ. Đối với hoạt động dạo chơi ngoài trời..
Trường mầm non Hoa Cúc cơ bản giáo viên đã nắm vững phương pháp của từng môn học nhưng không phải giáo viên nào cũng linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lên lớp cũng như việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ.
Chính vì vậy quá trình bồi dưỡng giúp cho giáo viên bản thân cũng không thể tránh khỏi một vài khó khăn sau:
Về phía giáo viên: còn một vài giáo viên khi dạy còn hạn chế về việc sử lý tạo tình huống cho trẻ, có những đồng chí chưa có kỹ năng ứng xử linh hoạt với các tình huống sư phạm gặp phải, những vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động chưa giải quyết được, việc tận dụng khai thác những vấn đề mới xung quanh để giáo dục trẻ còn hạn chế.
Một vài đồng chí chưa nắm bắt đặc điểm của trẻ để kích thích khả năng tư duy tính chủ động tích cực của trẻ trong qúa trình hoạt động. Còn thiếu tự tin trong quá trình hướng dẫn trẻ hoạt động..
 Tôi nhận thấy chưa thật sự thu hút, lôi cuốn trẻ, các hoạt động còn gò ép rập khuôn máy móc nên trẻ hoạt động chưa thực sự hứng thú. Chưa thể hiện tích cực hết về khả năng của mình. 
Về phía học sinh: Một số cháu lớp mầm, chồi mới đi học năm đầu tiên, một số cháu lớp lá chưa qua lớp mầm, chồi nên chưa mạnh dạn, nhiều cháu còn bỡ ngỡ, vụng về khi giáo viên giao nhiệm vụ. Nhận thức của trẻ chênh lệch nhau nên giáo viên giao nhiệm vụ còn gặp nhiều khó khăn.Vậy làm như thế nào để có thể phát huy tính tích cực của trẻ, trẻ hoạt động một cách thoải mái mà giáo viên lên lớp một cách nhẹ nhàng điều này khiến tôi trăn trở, Và đây cũng chính là lý do để tôi lựa chọn đề tài “Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài : 
 	Mục tiêu của đề tài: Đưa ra một số biện pháp giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non tại trường Mầm non Hoa Cúc.
 	Nhiệm vụ của đề tài: Tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng, đưa ra các biện pháp, giải pháp giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ. 
	Áp dụng một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ.
 	3. Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ”
4. Giới hạn của đề tài.
Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ.
Đối tượng khảo sát: Giáo viên và học sinh trường mầm non Hoa Cúc.
 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2016 đến tháng 2 năm 2017.
5. Phương pháp nghiên cứu
Qua thực tế, thấy khả năng của một số đồng chí giáo viên còn hạn chế. Vì vậy tôi rất băn khoăn trăn trở là phải làm thế nào để giúp giáo viên tổ chức tốt hoạt động ngoài trời trong trường mầm non. Qua tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, suy nghĩ, tôi mạnh dạn thực hiện các phương pháp giúp giáo viên tổ chức tốt hoạt động ngoài trời cho trẻ.
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Để đạt được kết quả như mong muốn tôi đã không ngừng tìm tòi tài liệu về giáo dục mầm non, sách báo, ti vi, tranh ảnh, nghiên cứu trên mạng ... có những hình ảnh liên quan đến tiết học giúp giáo viên gây sự chú ý từ trẻ.
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng giáo viên, học sinh.
Qua khảo sát đầu năm, các đợt kiểm tra, dựa vào kết quả đạt được của giáo viên cũng như kết quả trên trẻ. Từ đó có hướng bồi dưỡng cho phù hợp đạt hiệu quả.
 	Phương pháp quan sát, điều tra các hoạt động của giáo viên.
Trong quá trình dự giờ thăm lớp hoặc giáo viên thao giảng tôi luôn quan sát, chú ý đến phương pháp, cách tổ chức các hoạt động của từng giáo viên để có hướng giúp đỡ bồi dưỡng rèn luyện thêm cho giáo viên.
Phương pháp dự giờ rút kinh nghiệm cho giáo viên 
Qua các đợt thao giảng, dự giờ, qua xếp loại của giáo viên cũng như kết quả trên trẻ. Từ đó tìm ra các biện pháp áp dụng bồi dưỡng giúp giáo viên hòan thiện hơn.
c ) Phương pháp thống kê toán học.
Vào đầu năm học, ban giám hiệu kiểm tra, khảo sát, thống kê về cách tổ chức các hoạt động cho trẻ để nắm bắt khả năng truyền thụ của từng giáo viên qua đó có hướng bồi dưỡng và xử lý kết quả và tính được phần trăm.
 II. Phần nội dung
1. Cơ sở lý luận
Trong trường lớp mầm non giáo viên giữ vai trò quan trọng, là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Cán bộ quản lý là người định hướng bồi dưỡng để giáo viên có tay nghề vững vàng giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Chính vì vậy việc bồi dưỡng giáo viên tổ chức tốt hoạt động ngoài trời trong trường mầm non đóng vai trò hết sức quan trọng. Như chúng ta đã biết trẻ mầm non “Học mà chơi chơi mà học” là một trong các hoạt động học tập của trẻ và có mục đích to lớn đối với sự phát triển toàn diện về nhân cách con người. Trẻ thông qua hoạt động chơi ngoài trời còn giúp trẻ khám phá , thử nghiệm nhằm thúc đẩy hứng thú , phát triển trí tò mò và mong muốn khám phá mọi vật xung quanh chúng. Hình thành ở trẻ những chức năng tâm lý những cơ sở ban đầu của nhân cách. Không những thế mà còn hình thành và phát triển ở trẻ trên các lĩnh vực như: Tình cảm và quan hệ xã hội, Nhận thức , ngôn ngữ, thể chất thẩm mỹ. Và phải khẳng định rằng hoạt động ngoài trời không thể thiếu đối với trẻ mầm non. 
Chính vì vậy tôi cố gắng tìm mọi biện pháp giúp giáo viên tổ chức tốt hoạt động ngoài trời cho trẻ một cách nhẹ nhàng và hiệu quả nhất.
Tài liệu liên quan hỗ trợ cho tôi áp dụng để hoàn thành kinh nghiệm này: 
+ Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non .
+ Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non
 + Giáo dục học mầm non
 + Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 3 – 5 tuổi
+ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non chu kỳ II (2004-2007)
 + MoDule 26MN. Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động vui chơi.
 + Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lí - giáo viên mầm non năm học 2015-2016
 + Kiểm tra đánh giá chất lượng giáo viên, học sinh.
 + Qua dự giờ thao giảng, qua các đợt chuyên đề 
+ Qua các đợt chấm thi giáo viên dạy giỏi các cấp...
 + Một vài kinh nghiệm tích luỹ từ học bồi dưỡng thường xuyên năm học: 2015 - 2016; năm học : 2016- 2017.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
- Số lớp: 10 lớp (trong đó MG 5 tuổi: 05 ).
- Số trẻ: 320 (trong đó Trẻ 5 tuổi: 134)
- Tổng số CBVC: 26 (CBQL: 03; GV: 18 ; NV: 05). DTTS: 03 ( nữ 03); 
- Giáo viên đứng lớp: 18/10 lớp; tỷ lệ: 1,8 gv/lớp. 
- CBQL: 03; đạt chuẩn 100%; trên chuẩn: 100%.
- Giáo viên trên chuẩn: 06; tỷ lệ: 33,3%.
KẾT QUẢ KHI CHƯA ÁP DỤNG BIỆN PHÁP.
NỘI DUNG
Tổng số giáo viên
Kết quả
Hình thức tổ chức giờ học chưa linh hoạt.
9/18
50 %
Tạo môi trường hoạt động cho trẻ chưa phong phú 
10/18
55 %
Khai thác môi trường xung quanh để vận dụng vào hoạt động còn hạn chế.
9/18
50 %
Kích thích trẻ tham gia các hoạt động thử nghiệm còn hạn chế.
8/18
44,4 %
Chưa thực sự chú ý phát huy tính tích cực ở trẻ. 
9 /18
50 %
Tổ chức chưa có hiệu quả hoạt động ngoài trời cho trẻ.
10/18
55 %
*Ưu điểm
Thực tế cho thấy khi vận dụng đề tài này về phía giáo viên đã có sự tiến bộ hình thức tổ chức giờ học linh hoạt hơn. Tạo môi trường hoạt động cho trẻ phong phú hơn. Khai thác môi trường xung quanh để vận dụng vào hoạt động tốt hơn. Kích thích trẻ tham gia các hoạt động thử nghiệm khám phá hứng thú hơn. Trẻ hoạt động tích cực hơn. Tổ chức có hiệu quả hoạt động ngoài trời cho trẻ.
Đối với trẻ hứng thú, hoạt động tích cực hơn trước.
* Hạn chế
Khi vận dụng đề tài này thì phải có sự đầu tư về cơ sở vật chất nhất là sân vườn cho cả 3 phân hiệu.
Việc khai thác thông tin trên mạng, soạn giảng trên máy vi tính, cũng như việc kích thích trẻ tham gia các hoạt động thử nghiệm còn hạn chế ở giáo viên lớn tuổi.
* Nguyên nhân chủ quan 
	Qua khảo sát thống kê ban đầu cho thấy việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ của một số giáo viên chưa thực sự năng động, sáng tạo. Việc kích thích trẻ tham gia các hoạt động thử nghiệm còn hạn chế. Một số giáo viên lớn tuổi trong quá trình tổ chức hoạt động còn rập khuôn , máy móc chưa phát huy tính tích cực của trẻ. 
	Chính vì những nguyên nhân trên đã làm ảnh hưởng không ít tới việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ.
	* Nguyên nhân khách quan
Trường hiện tại có 3 điểm, riêng điểm trường chính còn mượn đất của trường Tiểu học. Cơ sở vật chất hầu như đã xuống cấp, các phòng chức năng không có số hộ nghèo tăng so với năm học trước , Tại phân hiệu Buôn Trấp đa số là con em đồng bào dân tộc thiểu số việc phụ huynh quan tâm đến các cháu còn có phần hạn chế.
Chính vì trách nhiệm của người cán bộ quản lý, bản thân tôi suy nghĩ và định hướng bồi dưỡng giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ từ đó giáo viên có tay nghề vững vàng hơn ,giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện, đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay.
	3. Nội dung và hình thức của các giải pháp:
	a. Mục tiêu của giải pháp
Giúp giáo viên nắm vững phương pháp, chủ động linh hoạt, sáng tạo trong quá trình tổ chức các hoạt động.
Có khả năng sử lý tình huống sư phạm tốt, thu hút, lôi cuốn trẻ vào các hoạt động.
Giúp trẻ nắm bắt được nội dung hoạt động ngoài trời một cách chủ động, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng khi tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ. 
Giúp trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, được quan sát với những hoạt động của xã hội . Khám phá những điều mới lạ các hoạt động như môi trường thiên nhiên , môi trường sống của các sự vật , tiếp súc với nước,cát, sỏi nhặt lá cây , ngắm vườn hoa, vật nuôi ...thông qua chơi giúp trẻ phát triển khả năng thiết lập mối quan hệ với bạn chơi , khả năng tự lực giải quyết các vấn đề nảy sinh khi chơi...
Vận dụng những phương pháp, biện pháp, cách thức hướng dẫn và tổ chức cho trẻ hoạt động sao cho đạt hiệu quả nhất, vừa duy trì được hứng thú của trẻ vừa giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng và thoải mái. “Chơi mà học, học mà chơi.”
Giúp giáo viên có khả năng thực hiện tốt việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
	b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
	Nhằm nâng cao công tác giáo dục trẻ tại trường Mầm non Hoa Cúc, qua nghiên cứu, đánh giá thực trạng tôi đã thực hiện một số giải pháp, biện pháp như sau:
 	Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên
Lập kế hoạch bồi dưỡng cụ thể theo tháng, học kỳ, từng chủ đề, từng thời điểm một cách phù hợp tạo điều kiện cho giáo viên tham gia. Kiểm tra, đánh giá năng lực của giáo viên , lấy kết quả phân loại để làm căn cứ xây dựng kế hoạch, đưa ra các biện pháp bồi dưỡng, giúp đỡ, động viên để giáo viên nâng cao chuyên môn.
 	Biện pháp 2: Quy hoạch sân chơi cho các phân hiệu
Tùy vào không gian của từng phân hiệu, quy hoạch sân chơi cho trẻ, tạo điều kiện xây dựng môi trường ngoài trời để tổ chức các hoạt động giáo dục và vui chơi cho trẻ đạt hiệu quả cao.
	Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch bổ sung đồ dùng, đồ chơi ,phương tiện, học liệu.
Lập kế hoạch mua sắm, đóng góp các loại đồ dùng, đồ chơi, phương tiện học liệu đảm bảo đủ điều kiện cho trẻ thực hiện các hoạt động yêu thích. 
Ví dụ: Góc chơi với cát nước cần chai nhựa, thùng, máng tre, rổ, giá, miếng bọt biển, vỏ chai nước muối có chia vạchBổ sung thêm lốp xe cũ đặt theo các cách khác nhau : chui qua, đi trên lốp , các thùng rỗng to, dây thừng các cỡcác loại bóng , bóng ném, tung, chuyền , bắt, lăn
	Tổ chức thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo. Đồ chơi đoạt giải có phần thưởng động viên khuyến khích, chọn đồ dùng đẹp, phù hợp với hoạt động nào thì sử dụng ở hoạt động đấy.
	Biện pháp 4: Xây dựng môi trường giáo dục trong trường.
Hầu như các phân hiệu đã lát sân gạch và bê tông hóa sân chơi, nhưng việc thiết kế môi trường giáo dục, bố trí thiết bị đồ dùng, đồ chơi, trồng cây, tạo ra môi trường sống động có ý nghĩa rất lớn, đây chính là cơ sở, môi trường giúp trẻ có hứng thú khám phá, tìm hiểu, giúp giáo viên thuận lợi trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ ngoài trời. Vì thế, khi xây dựng môi trường giáo dục ngoài trời cần có quy hoạch từ tổng thể, đến chi tiết, đảm bảo sự hài hòa thẩm mỹ và có ý nghĩa về mặt giáo dục. 
	Biện pháp 5. Quy hoạch, phân loại cây trồng ở từng phân hiệu. 
Tùy vào diện tích đất hiện có ở mỗi phân hiệu, để phân chia sân chơi thành từng khu vực cho phù hợp:
Khu vực trồng cây bóng mát, thường trồng những cây tán tỏa to nhiều bóng mát. Đặc biệt là cây ít dụng lá. Xung quanh những gốc cây có những chiếc ghế xi măng để trẻ có thể ngồi chơi giải trí hoặc chia sẻ với bạn bè...
Khu vực trồng rau, gieo hạt: Phân cho các lớp lá , mỗi lớp một luống cây để các cháu tập gieo hạt, chăm sóc, theo dõi quá trình phát triển của cây.
Khu vực trồng cây thuốc nam như: cây ngải cứu, cây tía tô, cây xả, cây hương nhu...Trồng cây thuốc nam trong vườn cũng đem lại lợi ích thiết thực cho trẻ.
Khu vực trồng hoa cây cảnh: Tổ chức trồng các loại cây dễ trồng, dễ chăm, lâu tàn, nhiều màu sắc, an toàn thân thiện đối với trẻ.
Môi trường thiên nhiên cần đảm bảo sự đa dạng, phong phú của các đối tượng, nên quy hoạch chỗ cho trẻ chơi với nước,cát...Hoạt động ngoài trời tạo cho trẻ nhiều cơ hội vận động toàn thân, phát triển kĩ năng vận động thô như đi, chạy, nhảy, leo trèo, thăng bằng sức mạnh cả kết hợp các giác quan và tiếp nhận cảm giác phần lớn trẻ thích tham gia vào các hoạt động ngoài trời, trò chơi ngoài trời, giúp trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát ,tiêu hao năng lượng và giải tỏa căng thẳng vì vậy sân chơi phải có đồ chơi như đu quay, thang leo, cầu trượt, bệp bênh, được bố trí tại nơi râm mát và được đảm bảo an toàn mỗi khi cho trẻ chơi
	Biện pháp 6: Tổ chức triển khai cho giáo viên về việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ.
Ban giám hiệu, tổ khối và giáo viên cốt cán tập trung bồi dưỡng, hướng dẫn giáo viên biết thông qua hoạt động ngoài trời để thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ trong ngày .
 	Căn cứ vào tính chất và yêu cầu của các hoạt động để lựa chọn hoạt động cho phù hợp với trẻ. Thiên nhiên còn là nơi có những vật mẫu sống để giáo viên sử dựng trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh và tổ chức nhiều hoạt động giáo dục khác.
Tùy thuộc vào nội dung mỗi hoạt động, mục đích phát triển cho trẻ, tùy thuộc vào khí hậu, thời tiết(nóng, lạnh, mưa gió) và điều kiện hiện có của trường lớp, đối tượng trẻ, chúng ta đều có thể tận dụng môi trường ngoài trời, khai thác triệt để lợi thế sân vườn để tổ chức các hoạt động giáo dục giúp trẻ phát triển nhận thức, năng lực tư duy, phát trển ngôn ngữ, giúp trẻ cảm nhận được cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống; phát triển tình cảm xã hội và phát triển thể chất...
* Đối với hoạt động dạo chơi ngoài trời:
Tổ chức hoạt động quan sát, khám phá: Chọn đối tượng quan sát thật hấp dẫn, cuốn hút ( ví dụ: Cây thì tươi tốt, con vật thì phải nhanh nhẹn, hoa phải có màu sắc tươi sáng). Tạo cho trẻ cơ hội cho trẻ quan sát trong bối cảnh thực và tận dụng mọi lúc, mọi nơi.
 	Ví dụ: Khi quan sát con chim hãy chọn thời đểm thích hợp để quan sát: Chim đang hót, chim chuyền từ cành nọ sang cành kia, chim nghiêng ngó tìm bắt sâu miệng chích chích; bướm đang bay từ bông hoa nọ sang bông hoa kia, đậu vào một lúc rồi lại bay ngắm bông hoa khác, hay đàn kiến tha mồi con nọ gặp con kia đụng đầu vào nhau con thì quay ngược, con thì quay xuôi... Hay ông mặt trời chói rọi xuất hiện hãy cho trẻ tận dụng cơ hội này để cho trẻ quan sát lúc trời trong mây tạnh và toàn cảnh bức tranh buổi sáng bình minh đập vào mắt trẻ thật là thú vị.
Giáo viên khích lệ trẻ khám khá: 
 	Hướng sự quan tâm của trẻ đối tượng quan sát, tạo ra thói quen tìm hiểu thế giới xung quanh ở trẻ, bằng cách tạo ra những tình huống bất ngờ, mang tính ngẫu nhiên để lôi kéo trẻ vào hoạt động khám phá.
Hãy để cho trẻ có thời gian, không gian và tự do để khám phá và nhạy cảm với thế giới xung quanh sự tích cực ở trẻ vì vậy trước một đối tượng mới lạ trẻ khó có thể ngồi yên một chỗ mà trẻ luôn luôn vận động, nghiêng ngó, bằng mọi cách tác động lên đối tượng, nhằm thoả mãn hàng loạt câu hỏi thắc mắc diễn ra trong đầu: Ví dụ: tại sao cá bơi lâu trong nước như vậy mà không ngạt thở ? Tại sao con chim có thể đứng yên một chỗ trên trời mà không rơi xuống ? con giun này chân nó ở đâu nhỉ? Con kiến không biết nói thế mà gọi được cả đàn tới miếng mồi cùng nhau khiêng về tổ? vì vậy giáo viên cần tạo cho trẻ cơ hội tiếp xúc tìm hiểu khám phá, thể hiện cảm xúc của mình, có khi chính đối tượng này giúp nó nhớ lại những con vật mà nó đã từng gặp trước đây rồi trẻ ra so sánh, phân tích tổng hợp, thay đổi và thử nghiệm với những đối tượng một cách say mê thỏa thích, khi đó cô mới tổ chức quan sát và đàm thoại bằng cách đặt câu hỏi để trẻ có cơ hội bộc lộ hiểu biết của trẻ về đối tượng.
Hình thức ôn bài cũ, giớ thiệu bài mới.
Tùy vào tình hình thực tế của lớp mà triển khai cho phù hợp. nếu bài cũ trẻ nắm vững ta có thể chuyển nhanh hơn, cho trẻ làm quen bài mới
Hình thức trò chơi:
 	Trò chơi vận động, có luật là loại trò chơi có nội dung và quy tắc được xác định trước mà người chơi cần tuân theo .Trò chơi vận động thường chơi theo nhóm , tổ chức vào cuối giờ chơi như là một hình thức tập trung để trẻ chuẩn bị vào lớp.
Trò chơi dân gian, tổ chức cho trẻ chơi trò chơi theo đúng luật của trò chơi dân gian.
 	Chơi tự do: chơi với đất, cát nước, bùnleo, chèo, bò, nhảy, đánh đu, tung, bắt
Lựa chọn những giáo viên có ý thức ham học hỏi tiếp cận những vấn đề mới, có kinh nghiệm, có khả năng tổ chức tốt các hoạt động ngoài trời , cũng như truyền đạt và xử lý tình huống sư phạm một cách linh hoạt, sáng tạo ... Để thực hiện tốt công tác này việc lựa chọn đội ngũ giáo viên cốt cán tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng do Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức tôi còn tổ chức cho giáo viên cốt cán, giáo viên giỏi đi dự giờ học tập kinh nghiệm ở các trường bạn trong huyện, cũng như trong tỉnh. Sau đó về tổ chức lại cho toàn bộ giáo viên trong trường học tập.
 	Biện pháp 7. Phối hợp với cha mẹ trẻ hỗ trợ thực hiện. 
Liên kết với cha mẹ thông qua họp , tuyên truyền về việc trẻ cần được tham gia các hoạt động ngoài trời . Đề nghị cha mẹ cần hỗ trợ nếu có những chuyến chơi ngoài trời không trong phạm vi sân trường, hoặc đề xuất cha mẹ trẻ hỗ trợ điều kiện chơi ngoài trời . Ví dụ: Bổ sung mũ mềm, máng rửa tay, một số con vật thật , làm thêm các thiết bị vận động
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Các giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài có mối quan hệ mật thiết với nhau, biện pháp này nó sẽ hỗ trợ cho biện pháp kia nhằm hòa quyện các nội dung lại với nhau để đi đến một thể thống nhất là tìm ra các giải pháp tối ưu nhất nhưng vẫn đảm bảo được tính chính xác, khoa học và lô gích giữa các giải pháp và biện pháp với nhau.
Điều quan trọng nhất là có được một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non tại trường Mầm non Hoa Cúc.
	d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng.
- Với những biện pháp tôi đã thực hiện chỉ đạo cho giáo viên trên đây đã đem lại cho trường một số kết quả sau
* Đối với giáo viên:
 - Giáo viên chủ động, sáng tạo, linh hoạt hơn trong quá trình hoạt động . Không còn lúng túng trong việc hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động thử nghiệm.
- Đặc biệt giáo viên đã tổ chức thực hiện thành công hoạt động ngoài trời. Giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động một cách tích cực.
	KẾT QUẢ
NỘI DUNG
Tổng số giáo viên
Kết quả
Hình thức tổ chức giờ học linh hoạt hơn.
16/18
89 %
Tạo môi trường hoạt động cho trẻ phong phú hơn.
17/18
94,4 %
Khai thác môi trường xung quanh để vận dụng vào hoạt động sáng tạo hơn.
17/18
94,4 %
Kích thích trẻ tham gia các hoạt động thử nghiệm hứng thú hơn.
18/18
100 %
Trẻ tham gia hoạt động tích cực hơn. 
17/18
94,4 %
Tổ chức hoạt động đạt hiệu quả hơn .
16/18
89 %
* Đối với trẻ: Hầu hết trẻ đều tích cực tham gia vào hoạt động, đa số trẻ đã chủ động, mạnh dạn tự tin tham gia các hoạt động tập thể, mạnh dạn trả lời khi nghe cô đặt câu hỏi. Trẻ mạnh dạn, tự tin, tham gia học tập rất thoải mái, có điều kiện để trải nghiệm, có cơ hội bộc lộ khả năng của bản thân, hình thành được tính tự độc lập, khả năng sáng tạo của trẻ khi tham gia vào hoạt động. 
* Đối với phụ huynh: 
Tạo được niềm tin trong phụ huynh, ngày càng tin tưởng vào sự giáo dục của nhà trường. Giữa phụ huynh và giáo viên đã có sự hợp tác tích cực và gắn bó với nhà trường hơn, hiểu được tầm quan trọng của giáo dục mầm non.
III. Kết luận, kiến nghị
1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu trên bản thân tôi rút ra kết luận sau: 
Người cán bộ quản lý ngoài công việc chung, việc bồi dưỡng chuyên môn giúp giáo viên nâng cao và nắm vững chuyên môn là rất cần thiết. 
Trước hết phải xây dựng kế hoạch cần bồi dưỡng, xây dựng môi trường phù hợp giúp cô và trẻ được vui chơi, trải nghiệm
Phát huy tính sáng tạo, linh hoạt, nhiệt tình trách nhiệm của giáo viên , kịp thời khuyến khích khen thưởng, học tập , chia sẻ và nhân rộng.
Nội dung bồi dưỡng phải phù hợp với tình hình thực tế của trường. Chú ý tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia đầy đủ các lớp, các đợt bồi dưỡng chuyên môn do cấp trên tổ chức.
Việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên phải được thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức, đa dạng và phong phú tạo cơ hội cho giáo viên học tập trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau đặc biệt là trú trọng việc tổ chức hoạt động thực tế giúp giáo viên có kiến thức, có kỹ năng sư phạm vững vàng trong chuyên môn cũng như trong việc tổ chức các hoạt động để có thể chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong quá trình thực hiện
Bồi dưỡng một tập thể sư phạm, tổ chức tốt công tác giảng dạy cho giáo viên, lập kế hoạch bồi dưỡng cho từng giáo viên cụ thể.
Thực hiện tốt chức năng hướng dẫn, chỉ đạo các phương pháp dạy - học trong trường. Xác định rõ nội dung và hình thức chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn, có kiểm tra và tổng kết đánh giá kiểm tra việc học tập của trẻ từ đó rút kinh nghiệm để bồi dưỡng cho giáo viên dạy tốt hơn. /.
Trong công tác chỉ đạo, việc dự giờ thăm lớp nắm tình hình hỗ trợ cho giáo viên là điều hết sức cần thiết.
 	Giáo viên cần phải dựa vào các nguyên tắc dạy học để tổ chức các hoạt động đảm bảo tính vừa sức, tính phát triển, tính hệ thống liên tục và chú ý cá biệt đối với trẻ nhằm hình thành ở trẻ, khả năng quan sát ghi nhớ và vận động kích thích trẻ nỗ lực khám phá. Tổ chức hoạt động cứng nhắc rập khuôn sẽ không kích thích khả năng hiểu biết ham khám phá của trẻ. Thông qua việc tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh, hiểu biết về thế giới xung quanh để trẻ có tâm lý tốt sau này. Đối với trẻ mầm non phải thường xuyên kiểm tra đánh giá mức độ hiểu biết của trẻ, tạo cơ hội để trẻ tự tìm tòi, khám phá đó cũng chính là giúp trẻ bước tiếp theo vào các lớp trên một cách tốt nhất.
 	Phải thực sự đam mê, thường xuyên quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên . Quan tâm đúng mức thường xuyên theo dõi động viên khuyến khích tạo điều kiện, để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để đầu tư xây dựng, nâng cấp tu sứa cơ sở vật chất cho đơn vị đáp ứng yêu cầu , nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non.
Muốn giáo viên tổ chức tốt các hoạt động giáo dục thì trước tiên nhà trường phải đầu tư cơ sở vật chất, sân vườn, đồ dùng đồ chơi, liên tục thay đổi đồ dùng mới và bổ sung đồ dùng cho phong phú, hấp dẫn phù hợp với chủ đề. 
Tiếp tục tìm tòi nghiên cứu để giúp giáo viên trong quá trình tổ chức đạt hiệu quả cao.
Đề tài kinh nghiệm này nhằm bồi dưỡng cho giáo viên và nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, đáp ứng được nhu cầu phát triển giáo dục hiện nay.
2. Kiến nghị
Tạo điều kiện cho CBQL, giáo viên giỏi tham quan học tập các tỉnh để được giao lưu , học hỏi , rút kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
 	Trên đây là “ Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non” được đúc kết qua những trải nghiệm trong công tác của mình hy vọng sẽ là những đóng góp trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của hội đồng sáng kiến các cấp, các đồng nghiệp. Trong quá trình thực hiện, áp dụng kính mong các đồng nghiệp góp ý xây dựng để bản thân tôi có kinh nghiệm tốt hơn trong quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm ./.
 Buôn Trấp, ngày 20 tháng 02 năm 2017
Người viết	
	 Nguyễn Thị Thịnh
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 TM/ HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN
 P. HIỆU TRƯỞNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
Tên tài liệu
Tác giả
1
Điều lệ trường Mầm non
2
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non chu kỳ II (2004-2007)
3
Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non .
TS.Trần Thị Ngọc Trâm – TS Lê Thu Hương- PGS.TS. Lê Thị Ánh Tuyết.
4
Quản lý giáo dục 
( Phạm Thị Châu, Trần Thị Sinh).
5
Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non
NguyễnThị Ánh Tuyết
6
Các tạp chí giáo dục Mầm non
7
Giáo dục học mầm non
NXB ĐH Quốc gia Hà Nội
8
9
+ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lí - giáo viên mầm non năm học 2015-2016
Một vài kinh nghiệm tích luỹ từ học bồi dưỡng thường xuyên năm học: 2015 - 2016; năm học : 2016- 2017;
10
+ MoDule 26MN. Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động vui chơi.
11
 + Qua kiểm tra đánh giá chất lượng giáo viên, học sinh.
12
 + Qua dự giờ thao giảng, qua các đợt chuyên đề 
+ Qua các đợt chấm thi giáo viên dạy giỏi các cấp...
13
Thực trạng của đơn vị.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giup_giao_vien_tron.doc