Sáng kiến kinh nghiệm "Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 -5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng dao"

2. Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:

- Mục tiêu: Qua hoạt động làm quen văn học chúng ta có thể giáo dục lễ giáo, giáo dục đạo đức cho trẻ như: Thưa gởi, chào hỏi, lễ phép, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, biết nhường nhịn giúp đỡ bạn trong khi chơi, kính trên nhường dưới, đoàn kết với bạn, thân thiện hòa đồng vui vẻ, biết giúp đỡ mọi người xung quanh. Trẻ ý thức được việc mình làm tốt hay xấu, nên hay không nên, biết yêu cái thiện ghét cái ác. Nhưng qua những câu truyện cổ tích, ca dao, đồng dao thường có cốt truyện ngắn gọn, rõ ràng, dễ nhớ dễ thuộc, nhân vật gần gũi, chính là con người trong các mối quan hệ xã hội. Điều cuốn hút kích thích các em chính là yếu tố thần kỳ, những đồ vật quen thuộc gần gũi được thổi những yếu tố ly kỳ hoang đường bỗng trở nên hấp dẫn đối với trí tượng của trẻ thơ mà giáo dục tình cảm cho trẻ là một trong năm nhiệm vụ lớn của công tác giáo dục cho trẻ mẫu giáo. Vì vậy tôi đã thực hiện “ một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi thông qua các câu truyện cổ tích ca dao, đồng dao tại trường mầm non EaTung

- Nhiệm vụ: Rèn trẻ biết lễ giáo như chào hỏi, thưa gởi, biết nói cảm ơn và đoàn kết, chưa biết nhường bạn, biết xin lỗi khi có lỗi, biết yêu cái thiện ghét cái ác thông qua môn làm quen văn học.

 

doc 20 trang thom 09/01/2024 1540
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm "Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 -5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng dao"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm "Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 -5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng dao"

Sáng kiến kinh nghiệm "Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 -5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng dao"
MỤC LỤC
 I. Phần mở đầu Trang 
1. Lý do chọn đề tài ...1 
2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài.3
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Giới hạn của đề tài 
5. Phương pháp nghiên cứu4
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
c. Nhóm phương pháp thống kê toán học
Phần II: Phần nội dung
 1. Cơ sở lý luận.5
2. Thực trạng..6
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
b.. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp..6
c. Môi quan hệ giữa giải pháp và biện pháp15
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
III. Kết luận, kiến nghị 
1. Kết luận  .16
2. Kiến nghị
I. Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài: 
Dân tộc Việt Nam ta có kho tàng văn học dân gian vô cùng quý giá là nguồn sống đã nuôi dưỡng nền văn học nước nhà. Đúng vậy, từ khi lọt lòng mẹ trẻ đã được nghe những câu hát ru từ ca dao tục ngữ, lớn thêm một tí thì lại được bà, mẹ kể những câu chuyện cổ tích để ru cháu ngủ.
Nếu không có thể thơ lục bát được hình thành trong ca dao, đồng dao thì không thể có những nhà văn, nhà thơ có những tác phẩm nổi tiếng, không có nhà văn được tôn vinh là đại thi hào dân tộc như Nguyễn Du. Nếu không có kho tàng truyện cổ tích thì sẽ không có những câu truyện ngắn, tiểu thuyết ngày nay. 
Truyện cổ tích là thể loại chủ yếu của văn học dân gian có nhiều hình tượng nghệ thuật được nhân hóa, được hình tượng hóa tạo sức hút kỳ lạ. Là thể loại có nhiều vấn đề phức tạp và phong phú. Bên cạnh đó ca dao, đồng dao phản ánh một cách chân thực nhất về đời sống của người dân Việt Nam. Thông qua những tác phẩm, tác giả dân gian đã gửi gắm vào đó những sáng tạo nghệ thuật phong phú giúp cho người nghe, người đọc hiểu được một cách trọn vẹn nhất.
Truyện cổ tích của dân tộc nào cũng đề cao đạo đức nhân nghĩa còn ca dao, đồng dao phản ánh cuộc sống thường ngày của người dân lao động, đó là môi trường tốt để đưa đến cho trẻ những bài học đạo đức, những luân lý một cách tự nhiên. Hiện nay đời sống tiên tiến áp dụng khoa học kỹ thuật có nhiều phương tiện vui chơi học tập hấp dẫn khiến các bậc phụ huynh quá lệ thuộc vào đó, conđi học về lại mở những trò chơi hay siêu nhân cho con xem, nhưng thông qua những thể loại đó làm sao đánh thức được tình cảm đạo đức ban đầu còn rất ngây thơ của trẻ, mà quên mất bên cạnh những trò chơi như thế còn có những việc làm bổ ích hơn thông qua những câu chuyện cổ tích, những bài ca dao, đồng dao có thể giáo dục lễ giáo, giáo dục đạo đức cho trẻ, giáo dục trẻ lòng biết ơn, tinh thần đoàn kết, thông qua đó trẻ sẽ nhận thức được những quan hệ hành vi một cách sâu sắc và đúng đắn nhất. Mà trẻ em như “Tờ giấy trắng” nhân cách của trẻ sẽ được vẽ bởi những người xung quanh trẻ từ đó tôi đã tìm tòi học hỏi và mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng dao tại trường mầm non EaTung ”
2. Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Mục tiêu: Qua hoạt động làm quen văn học chúng ta có thể giáo dục lễ giáo, giáo dục đạo đức cho trẻ như: Thưa gởi, chào hỏi, lễ phép, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, biết nhường nhịn giúp đỡ bạn trong khi chơi, kính trên nhường dưới, đoàn kết với bạn, thân thiện hòa đồng vui vẻ, biết giúp đỡ mọi người xung quanh. Trẻ ý thức được việc mình làm tốt hay xấu, nên hay không nên, biết yêu cái thiện ghét cái ác. Nhưng qua những câu truyện cổ tích, ca dao, đồng dao thường có cốt truyện ngắn gọn, rõ ràng, dễ nhớ dễ thuộc, nhân vật gần gũi, chính là con người trong các mối quan hệ xã hội. Điều cuốn hút kích thích các em chính là yếu tố thần kỳ, những đồ vật quen thuộc gần gũi được thổi những yếu tố ly kỳ hoang đường bỗng trở nên hấp dẫn đối với trí tượng của trẻ thơ mà giáo dục tình cảm cho trẻ là một trong năm nhiệm vụ lớn của công tác giáo dục cho trẻ mẫu giáo. Vì vậy tôi đã thực hiện “ một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi thông qua các câu truyện cổ tích ca dao, đồng dao tại trường mầm non EaTung
Nhiệm vụ: Rèn trẻ biết lễ giáo như chào hỏi, thưa gởi, biết nói cảm ơn và đoàn kết, chưa biết nhường bạn, biết xin lỗi khi có lỗi, biết yêu cái thiện ghét cái ác thông qua môn làm quen văn học.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng dao tại trường mầm non EaTung
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu: 
Đề tài này áp dụng tại lớp chồi 1 trường Mầm Non Etung tại xã EaNa huyện Krông Ana Tỉnh DakLak. 
5. Phương pháp nghiên cứu: 
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệ
Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập 
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
Phương pháp điều tra 
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
Phương pháp nghiên cưu các tâm sinh lý hoạt động trẻ 
Phương pháp trao đổi đồng nghiệp
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm 
Phương pháp thống kê toán học
II. Phần nội dung
1. Cơ sở lý luận: 
Văn học là loại hình nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Để đưa trẻ vào thế giới văn học ta phải nói đến nhiệm vụ của trường lớp mầm non. Đó là sự mở đầu cho những bước đi chập chững đầu tiên, đó là những giá trị phong phú chứa đựng trong những tác phẩm đóng vai trò lớn trong việc hình thành và phát triển ở trẻ tình cảm đạo đức và nhân cách, đạo đức dường như là cái gốc của sự tốt - xấu trên đời. Quan niệm được phản ánh trong truyện cổ tích ca dao, đồng dao, vừa chắt lọc kinh nghiệm ứng xử trong thực tế vừa là đạo đức lý tưởng mà người dân lao động mong muốn xây dựng. Vì thế vừa gần gũi vừa dễ hiểu phù hợp với nhận thức của trẻ. Khả năng khám phá thế giới của trẻ còn hạn chế, tư duy của trẻ là tư duy tổng quát trẻ không hiểu được những câu nói phức tạp, trẻ sẽ không biết được nói như thế nào là tốt hay xấu. Nhưng thông qua những câu chuyện cổ tích, ca dao đồng dao thường gắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc, nhân vật gần gũi với cuộc sống thường ngày. Điều làm trẻ yêu thích ở đây là yếu tố thần kỳ trong truyện cổ tích kèm thêm những yếu tố hoang đường, những nhân vật được nhân hóa bỗng trở nên hấp dẫn với trẻ, bên cạnh đó đồng dao, ca dao mang yếu tố chân thực, những câu thơ dễ thuộc, dễ hiểu đi sâu vào nhận thức của trẻ, mà giáo dục đạo đức cho trẻ là một trong năm nhiệm vụ mà mỗi giáo viên mầm non phải quan tâm.
Xuất phát từ tình hình đặc điểm của lớp chồi 1, đặc điểm của chương trình mầm non mới là dạy trẻ mọi lúc mọi nơi nên tôi đã mạnh dạn cho trẻ làm quen với một số câu chuyện cổ tích, ca dao, đồng dao lồng ghép vào các hoạt động thông qua đó giáo dục lễ giáo cho trẻ một cách nhẹ nhàng không áp đặt không gò bó phù hợp với lứa tuổi mà hiệu quả lại cao.
2. Thực trạng:
Là lớp chồi 1 nằm ở Thôn Tân Thắng, xã EaNa với tổng số học sinh là 34 cháu trong đó có 19 nữ, 15 nam. Qua một thời gian điều tra trong lớp chồi 1, tôi thấy vấn đề lễ giáo trẻ chưa được chú trọng nhiều cháu đi học chưa lễ phép chào cô và bố mẹ, chưa ý thức được việc mình làm tốt hay xấu, hay đánh bạn, chưa biết nhận lỗi và xin lỗi bạn, nên hay không nên, yêu cái thiện ghét cái ác. 
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi đã gặp những ưu điểm và hạn chế như sau:
Ưu điểm: Được sự quan tâm của nhà trường và các cấp đã đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho giáo viên phục vụ cho công tác dạy học được tốt. Nhà trường thường xuyên tổ chức chuyên đề lễ giáo cho trẻ.
Đội ngũ giáo viên 2 cô trên một lớp yêu nghề mến trẻ thường xuyên học hỏi trau dồi kiến thức tham khảo học hỏi để đúc rút kinh nghiệm.
Là trường thuộc vùng nông thôn nhưng trẻ đi học tương đối đều làm quen và củng cố thường xuyên nên đã thành hệ thống.
Được sự quan tâm ủng hộ của phụ huynh cũng góp phần tích cực trong công tác dạy trẻ.
Hạn chế: Là lớp chồi 1 ở phân hiệu thôn Tân Thắng thuộc vùng nông thôn cuộc sống người dân còn nghèo còn gặp nhiều khó khăn. Đa số phụ huynh chủ yếu là nông dân, trình độ thấp nên chưa dành nhiều thời gian quan tâm đến con cái mình. Vì vậy việc học tập của trẻ chưa đạt kết quả như mong đợi. Nhất là các bậc phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của các môn học và việc giáo dục. Một số trẻ phát âm chưa chuẩn còn nói ngọng 
 Bảng khảo sát thực trạng của lớp :
Trẻ ngoan ngoãn, lễ phép
Tổng số học sinh
Đạt %
Chưa đạt %
34
24/34: 70%
10/34: 30%
3. Nội dung và hình thức giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp biện pháp 
Nhằm giúp trẻ 4-5 tuổi biết ngoan ngoãn, lễ phép, kính trên nhường dưới, thương yêu mọi người giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động làm quen văn học, cảm nhận được nội dung hiểu được ý nghía giáo dục lễ giáo qua các thể loại truyện cổ tích ,ca dao, đồng dao đưa những biện pháp ngay từ đầu năm học là giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi thường xuyên và liên tục để trẻ phát triển nhân cách tốt nhất.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 
Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch cho từng chủ đề
Để đạt được mục đích hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ giáo viên trước hết cần phải chọn nội dung phù hợp với từng chủ đề để xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học. Trong kho tàng văn học Việt Nam rất nhiều câu chuyện cổ tích ca dao, đồng dao dành cho thiếu nhi nó đều mang nội dung tình cảm đạo đức những bài học bổ ích dành cho lứa tuổi mầm non. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn sưu tầm thêm truyện, cao dao, đồng dao, đưa vào chương trình để trẻ được tiếp cận, lồng ghép vào giáo dục đạo đức cho trẻ, phù hợp với mỗi chủ đề 
Chủ đề gia đình. Ví dụ: Chuyện cổ tích Tấm Cám, Thạch Sanh Lý Thông, Thánh Gióng,Tích Chu
Những bài ca dao, đồng dao đã đi sâu vào tâm hồn trẻ những bài hát ru từ lọt lòng mẹ. Ví dụ: Bài ca dao “Cái ngủ”.
Cháu ơi cháu ngủ cho lâu
Mẹ cháu đi cấy đồng sâu chưa về
Chừng về bắt được con cá trê
Tròng cổ mang về bà cháu mình ăn
 ( Ca dao)
Bài đồng dao: Lời hát ru con Nam Bộ 
Ầu ơVí dầu
Cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo
Gập ghành khó đi..
Ầu ơi
Khó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học
Mẹ đi trừơng đời
 (Đồng dao)
Chủ đề động vật. 
Ví dụ: Thỏ và Rùa, Con Gà Và Con Hổ, Cáo, Thỏ và Gà Trống, Cóc Kiện Trời .
 Những bài ca dao, đồng dao về các động vật. 
Ví dụ: Bài ca dao: Chuột
Chuột chê xó bếp chẳng ăn
Chó chê nhà chật ra nằm bụi tre
 ( Ca dao)
Bài ca dao: Con cua mà có hai càng
Con vua mà có hai càng
Đầu tai không có bò ngang cả đời
Con cá mà có cái đuôi
Hai vi vu vẩy nó bơi rất tài
Con rùa mà có cái mai
Cái cổ thụt ngắn thụt dài vào ra
Con voi có hai cái ngà
Cái vòi nó cuốn đổ nhà, đổ cây
Con chim mà có cánh bay
Bay cùng nam, bắc, đông, tây ( Đồng dao)
Chủ điểm thực vật. 
 Ví dụ: Sự Tích Cây Khoai Lang, Sự Tích Hoa Hồng, Sự Tích Cây Vú Sữa..
Những bài ca dao, đồng dao về các thực vật
Ví dụ: Bài ca dao: Bầu ơi thương lấy bí cùng 
 Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
 ( Ca dao)
 Bài đồng dao: Trồng đậu trồng cà
 Trồng đậu, trồng cà
 Hoa hòe, hoa khế
 Khế ngọt, khế chua
 Cột đình, cột chùa
 Hai ta ôm cột
 Cây cam, cây quýt
 Cây mít, cây hồng
 Cành đa, lá nhãn
 Ai có chân, có tay thì rụt
 ( Đồng dao)
Giải pháp 2: Chuẩn bị môi trường đồ dùng đồ chơi
Để dạy trẻ đạt kết quả cao thì người giáo viên cần phải chuẩn bị đồ dùng đồ chơi đầy đủ, hấp dẫn và phong phú vì đồ dùng dạy học là một phương tiện đạt hiệu quả cao nhất. Đồ dùng dạy học hấp dẫn sẽ giúp trẻ nhớ lâu những kiến thức cô cung cấp nhất là khi được trực tiếp quan sát một cách chủ động và trẻ được trực tiếp hoạt động, qua đó trẻ cảm nhận được những tình tiết một cách sâu sắc vì vậy khi cho trẻ làm quen tôi thường chẩn bị đồ dùng thật chu đáo, tranh ảnh hấp dẫn. Ví dụ khi kể chuyện “Cây tre trăm đốt” tôi có thể chuẩn bị rối, tranh kể, tranh trẻ kể sáng tạo, quần áo cho trẻ đóng kịch. Qua đó tôi cũng có thể giáo dục trẻ thông qua câu chuyện các cháu phải siêng năng chăm chỉ không được lười biếng, người hiền lành sẽ được sống hạnh phúc, còn người tham lam sẽ bị trừng phạt Sử dụng phối hợp hiệu quả các phương pháp giáo dục sẽ phát huy tính chủ động tích cực của trẻ vì thế tôi thường sử dụng nhiều phương pháp phối hợp để cho trẻ làm quen.
Để giờ dạy đạt kết quả tốt thì trước hết cô phải thuộc truyện, hiểu được nội dung câu chuyện, nhập vai tốt. Cô thích câu chuyện. Chuẩn bị kỹ càng cho việc kể chuyện, đặt ra quy ước trong lớp học, sắp xếp vị trí, mở và đóng câu chuyện. Cần chú ý quan sát người nghe. Ngoài ra cần sử dụng thêm ngôn ngữ lặp lại. Vận động và thêm vào ngôn ngữ thứ hai: Tiếng động/Âm nhạc.Ví dụ : Câu chuyện “Cóc kiện trơi” tôi lồng tiếng âm thanh khi cóc đánh hồi trống, và âm thanh tiếng tầm sét để cho câu chuyện thêm sinh động và kịch tính.
Khi dạy trẻ đọc ca dao đồng dao tôi chuẩn tốt bị đồ dùng tranh ảnh phù hợp với bài ca dao, đồng dao, ví dụ bài đồng dao: “Hạt mưa, hạt móc”. Tôi làm giáo án điện tử khi đọc đến đâu thì hình ảnh nội dung đồng dao hiện lên màn hình đến đó kèm thêm những tiếng mưa rơi “tí tách” hoặc khi trẻ trả lời đúng các câu hỏi trong bài đồng dao thì âm thanh tiếng vỗ tay tạo cho trẻ sự khích lệ hứng thú.
Tích hợp môn học khác vào tiết dạy giúp cho sự cảm nhận của trẻ chân thực hơn cuốn hút hơn hiểu được giá trị, tình cảm đạo đức một cách sâu sắc hơn. Trẻ sẽ hiểu được rõ hơn giá trị của những nhân vật đồ vật được nhắc đến trong truyện cổ tích, ca dao, đồng dao, từ đó trẻ sẽ rút ra được kinh nghiệm cho bản thân.
Giải pháp 3 : Giải pháp thiết kế các góc lễ giáo sinh động hấp dẫn 
Để thu hút trẻ tôi dùng những hình ảnh có màu sắc sinh động mới lạ, do đó có thể tác động đến nhận thức và nâng cao các hành vi đạo đức và hành vi lễ giáo tich cực ở trẻ xây dựn tiến hành các góc chơi hấp dẫn hướng tới sinh thành nhân cách trẻ
Xây dựng góc ai ngoan nhiều hơn? ở góc này tôi sử dụng một bảng đa năng có trang trí hoa và các hình ảnh nghộ nghĩnh xung quanh, cuối buổi học và giờ nêu gương, trước khi trẻ cắm cờ cô cho trẻ tự nhận xét bản thân mình trong ngày đó(trẻ bào ngoan, trẻ nào chư angoan) với mỗi việc làm tốt sẽ tặng trẻ một bông hoa ví dụ: Trong lớp trẻ ngoan, biết tự giác giúp bạn, giúp cô làm những việc nhỏ dọn đồ chơi cùng bạn, biết quét lớp giúp cô(mỗi màu hoa là một nội dung yêu cầu: Hoa màu trắng bé sạch sẽ, hoa màu hồng bé lễ phép, hoa màu đỏ bé học ngoan). Trẻ nào được 2-3 bông hoa trong ngày sẽ được dán hoa trên bảng. Cuối cùng bạn nào có hoa nhiều nhất sẽ được dán ảnh ở phía trên
Thiết kế một góc lễ giáo riêng ở trong lớp có tên “Bé ngoan mỗi ngày” để thu hút sự chú ý của trẻ ở góc này tôi cũng dùng các hình ảnh tươi sáng. Tôi sưu tầm tranh ảnh trong sách báo tập chí có nội dung giáo dục lễ giáo như tranh: Bé học chào hỏi, khi nhà có khách, biết bưng nước cho ông bà uống, biết giúp bố mẹ quét nhà..Tranh ảnh tôi sử dụng có thể cắt dán đã qua sử dụng, tôi thay đổi thường xuyên để phù hợp theo từng chủ đề nhằm tạo sự hấp dẫn mới lạ cho trẻ, các tranh được sắp xếp hợp lí, thay đổi luân phiên và tận dụng sử dụng giữa các góc, với việc làm như thế tôi tiết kiệm được rất nhiều kinh phí trong việc trang trí in ấn. Ví dụ: Góc thiên nhiên tôi treo cây, bức tranh nhỏ vẽ các hành vi đúng của trẻ với thiên nhiên, tranh bé tưới cây, bé nhặt rác bỏ vào thùng. Chính những bức ảnh này sẽ giúp trẻ dần hình thành thói quen tốt về ý thức tự giác và tính độc lập.
Giải pháp 4: Giải pháp cá thể hóa
Trong các hoạt động hằng ngày hay trong giờ đón trả trẻ giáo viên cần thường xuyên quan sát và chú ý các biểu hiện của trẻ, giáo viên có thể đóng vai một ngời bạn để lắng nghe những câu chuyện ở lớp cũng như ở nhà của trẻ nhằm tạo sự tin tưởng tự tin cho trẻ khi nói chuyện sau khi kể cô có thể đưa ra lời khuyên những việc làm đúng sai, nên hay không nên để giáo dục lễ giáo cũng như nhân cách cho trẻ. Ví dụ: Ở trong lớp chỉ có một chiếc xe chở cát, trẻ A dành nhau và đánh trẻ B, lúc này cô đến và giải thích với cả hai cháu rằng “các con chơi phải đoàn kết nhường nhịn nhau, bạn B sẽ chơi trước sau đó cô sẽ đến và cho bạn A chơi, hai bạn sẽ đổi đồ chơi cho nhau, giải thích với cháu đánh bạn là hành vi sai, và bạn A phải xin lỗi bạn B. 
Ví dụ: Trẻ kể ở nhà nhà bố mẹ bắt con đi ngủ sớm không được xem ti vi, trong khi bố mẹ thì được thức khuya xem, lúc này cô giáo sẽ giải thích cho trẻ nghe con còn nhỏ nếu con xem ti vi muộn, sáng con sẽ không dạy sớm được và con sẽ trễ học, còn bố mẹ là người lớn bố mẹ có thể xem và thức khuya, sáng bố mẹ vẫn có thể dạy sớm đi làm, cho nên con phải đi ngủ sớm đợi khi nào con lớn lên con sẽ được thức khuya và xem ti vi như bố mẹ.
Vì mỗi trẻ em tuy ở cùng một độ tuổi song có sự phát triển khác nhau cả về thể chất và trí tuệ nên cô phải dựa vào đặc điểm từng cháu để có những biện pháp riêng biệt tránh lối giáo dục đồng lọat để phát huy khả năng của từng trẻ.
Giải pháp 5 : Giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua chuyện cổ tích, ca dao, đồng dao ở mọi lúc mọi nơi.
Để thực hiện giáo dục lễ giáo cho trẻ trong tiết dạy thôi thì hiệu quả chưa cao chính vì vậy để đạt được mục đích đề ra tôi tổ chức cho trẻ làm quen ở mọi lúc mọi nơi: Giờ đón trẻ, trả trẻ, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chung.
Ở lứa tuổi mẫu giáo mọi hành động của trẻ đều chịu sự chi phối của tình cảm, một hành vi tốt thường xuất hiện khi trẻ được khích lệ khen ngợi, hay do tình yêu lòng mong muốn được giúp đỡ người mà trẻ yêu thích. Hay những nhân vật tốt mà trẻ yêu thích trẻ sẽ làm theo hành động của nhân vật đó. Những hành vi đạo đức được xuất hiện khi trẻ phân biệt được đâu là tốt, đâu là xấu đồng thời trẻ sẽ có những động cơ đúng đắn.
Chính vì vậy việc giáo dục các chuẩn mực động cơ đúng đắn tình cảm đạo đức cho trẻ phải là việc làm liên tục thường xuyên, không có giới hạn, cần thường xuyên làm giàu vốn kinh nghiệm đạo đức, hoàn thiện nhân cách cho trẻ.
Để đạt được hiệu quả nhất là giờ đón trẻ và trả trẻ để cô áp dụng biện pháp cụ thể.
Ví dụ: Cô trò chuyện cởi mở đặt những câu hỏi nhẹ nhàng hỏi trẻ rồi cô kể cho trẻ nghe một câu chuyện hay đọc cho trẻ nghe một bài ca dao hay đồng dao phù hợp với chủ điểm cho trẻ nghe.
Giờ hoạt động góc là khu vực riêng biệt nơi trẻ làm việc say mê và hứng thú của trẻ cô giáo làm việc riêng với từng nhóm nhỏ. Cô đưa các câu chuyện cổ tích ca dao, đồng dao vào góc nghệ thuật để trẻ đọc, đóng kịch các câu chuyện, đọc các bài ca dao, đồng dao phù hợp với chủ điểm.
Sinh hoạt chiều: Đây là thời gian lý tưởng để tổ chức cho trẻ làm quen với một tác phẩm trọn vẹn đi đúng các bước làm quen với một tác phẩm văn học.
Giải pháp 6: Kết hợp với hai giáo viên chủ nhiệm 
Để tổ chức các hoạt động lễ giáo cho trẻ thông qua các câu truyện cổ tích ca dao, đồng dao trước hết hai giáo viên chủ nhiệm trong lớp phải thống nhất với nhau về nội dung, đề tài, chuẩn bị môi trường hoạt động, đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
Ví dụ: Trong một tiết dạy văn học kể truyện cổ tích “ Tấm Cám” cô giáo chủ nhiệm 1 có thể chuẩn bị đồ dùng như: Rối về Tấm, mẹ con Cám, nhà vuacô chủ nhiệm 2 có thể chuẩn bị môi trường lớp học, khung cảnh diễn, trang trí thêm xung quanh, khi kể hai cô có sự phối hợp với nhau một cách ăn ý như cô thứ 1 lồng tiếng Tấm, cô thứ 2 lồng tiếng mẹ con Cám
Ví dụ: Cô giáo 1 chọn dạy bài đồng dao “ Bí ngô là cô đậu nành” thì cô giáo 2 cũng phải kết hợp thống nhất bài đồng này và chuẩn bị đồ dùng phương tiện dạy học nếu có trong bài đồng dao, có thể sáng cô giáo 1 dạy vài trẻ chưa thuộc lắm, thì chiều cô giáo 2 có thể kết hợp dạy lại bài đồng dao đó và có thể dạy trẻ mọi lúc mọi nơi
Ví dụ: Tôi chủ nhiệm lớp chồi 1 thường xuyên trao đổi với giáo viên 2 về tình hình trong lớp học để cả hai cô đều nắm rõ cũng như nắm được tâm sinh lí của từng cháu trong lớp, như lớp của tôi có cháu Nguyễn Phan Phú Khang cháu là một học sinh tương đối cá biệt, cháu nói ngọng, không rõ, và hay có những hành vi khác thường, đánh bạn thường xuyên, khi cô dạy không tập trung và cháu chỉ làm những điều mình thích. Vì vậy tôi đưa ra giải pháp 6 kết hợp với hai giáo viên chủ nhiệm, nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giáo dục lễ giáo cũng như nhân cách kĩ năng sống của trẻ sau này là vô cùng quan trọng, hai giáo viên luôn chuẩn mực trong giao tiếp sinh hoạt, ứng xử có văn hóa, tác phong sư phạm để luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo gần gũi yêu thương tôn trọng trẻ luôn chú ý lắng nghe, hiểu và tin tưởng trẻ, động viên khen ngợi kịp thời khi trẻ có những kĩ năng sống phù hợp. 
Hai cô không chỉ học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp mà còn thường xuyên tham gia vào các diễn đàn về giáo dục lễ giáo trên trang web của trường của nghành mở rộng tích lũy thêm hiểu biết kinh nghiệm cho bản thân, cô có thể tìm nội dung khác nhau về lễ giáo về biện pháp gợi ý giáo dục đạo đức trẻ cách khắc phục những hành vi tiêu cực. Giáo viên chủ nhiệm luôn có ý thức được vai trò của mình trong việc phát triển lễ giáo của trẻ vì vậy trong quá trình hoạt động của trẻ cô cần cố gắng hoàn thiện mình tốt hơn. Giáo viên cần quan tâm đến ngôn từ nói vơi trẻ hằng ngày, phải luôn nhẹ nhành ân cần với trẻ, không quát tháo hay to tiếng khi trẻ mắc lỗi luôn xưng hô với trẻ, đồng nghiệp. phụ huynh vui vẻ đúng mực. 
Giải pháp 7: Giải pháp phối hợp với phụ huynh
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về cách nuôi dạy con uốn nắn phát huy hành vi tích cực cho trẻ khi ở nhà cũng như trên lớp để đưa ra biện pháp hiệu quả hơn phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua truyện cổ tích và ca dao. Để việc giáo dục đạt kết quả tốt tôi đã phối hợp chặt chẽ với phụ huynh giáo dục lễ giáo cho trẻ không thể tách rời khỏi gia đình vì giáo dục tình yêu là nội dung cơ bản của việc giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mà điểm xuất phát từ gia. Thường xuyên trao đổi với phụ huynh các biểu hiện liên quan đến nhân cách lễ giáo trẻ nắm bắt những thay đổi trong hành vi thái độ trẻ khi ở nhà cũng như trên lớp để đưa ra biện pháp hiệu quả hơn, phối hợp các hoạt động có sự tham gia của bố mẹ và trẻ trong các dịp lễ như : Hội thi bé với văn học, tổ chức tham gia lễ hội mùa xuân, cuộc thi kể chuyện cổ tích theo rối nước.
Giáo viên luôn trò chuyện với phụ huynh về các nội dung giáo dục hành vi đạo đức phù hợp với trẻ, cha mẹ phải luôn làm gương và để ý đến hành vi lời nói của mình để phụ huynh phối hợp dạy trẻ biết sống tốt với mọi người 
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp biện pháp
Tuy mỗi giải pháp có những cách thức tổ chức nội dung thể hiện khác nhau, nhưng nó có mối quan hệ mật thiết khăng khít là hỗ trợ cho nhau. Trong các giải pháp thực hiện thì giải pháp; Xây dựng kế hoạch cho từng chủ đề; Giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua chuyện cổ tích, cao dao, đồng dao ở mọi lúc mọi nơi; Chuẩn bị môi trường đồ dùng đồ chơi; Giải pháp cá thể hóa là tiền đề, các giải pháp còn lại là hỗ trợ tương tác. Giải pháp xây dựng kế hoạch cho từng chủ đề;
Giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua chuyện cổ tích, cao dao, đồng dao ở mọi lúc mọi nơi; giữ vai trò then chốt quyết định cho sự thành công của đề tài. 
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Qua quá trình thực hiện đề tài tôi thấy lóp chồi 1 của mình đã đạt được những kết quả như: 100% trẻ ngoan ngoãn chào hỏi lễ phép, các cháu biết vâng lời và nhường nhịn bạn, biết đoàn kết khi chơi, biết đọc thơ truyện cổ tích, ca dao, đồng dao, hiểu nội dung truyện và kể lại được câu chuyện, đọc thơ diễn cảm biết thể hiện nét mặt điệu bộ, tham gia đàm thoại một cách sôi nổi.
Bảng kết quả so sánh
Tổng số học sinh
Đầu năm
Cuối năm
34
Học sinh ngoan ngoãn, lễ phép
Học sinh ngoan ngoãn, lễ phép
Trẻ đạt %
Chưa đạt %
Trẻ đạt %
Chưa đạt %
24/34: 70%
10/34: 30%
100%
0 %
Tôi nhận thấy thực hiện biện pháp này trẻ sẽ hoàn thiện được nhân cách, đạo đức của trẻ một cách nhẹ nhàng nhất không áp đặt gò bó có thể thực hiện được mọi lúc mọi nơi.
III. Phần kết luận, kiến nghị:
1. Kết luận:
Sau một thời gian thực hiện đề tài với lòng say mê và sự kiên trì kết hợp với các biện pháp như trên tôi nhận thấy các cháu ngoan ngoãn lễ phép, hình thành phát triển nhân cách, kĩ năng sống xây dựng cho trẻ những tri thức kinh nghiệm về đạo đức giúp trẻ nhận biết được điều tốt và xấu , giáo dục trẻ ý thức tự kỉ luật.
Đã tạo cho trẻ được sự hứng thú trong giờ làm quen văn học giờ hoạt động góc nhiều trẻ thích chơi góc sách và nghệ thuật hơn. Trẻ cảm nhận được những chuẩn mực đạo đức trong cuộc sống thường ngày. Giáo dục lễ giáo không chỉ thể hiện trong giờ học mà còn trong các hoạt động. Giờ chơi, góc chơi trẻ biết hòa thuận không giành đồ chơi của nhau. Đối với mọi người biết chào hỏi lễ phép, biết nhường nhịn em nhỏ, biết yêu người tốt, lên án người xấu, biết yêu thương an ủi người thân, biết không nên làm bố mẹ phiền lòng.
 Đi chơi biết bảo vệ cây xanh nhắc nhở mọi người cùng bảo vệ cây xanh không hái hoa bẻ cành. Từ đó trẻ có đức tính tốt ngăn nắp gọn gàng, biết tự lập. 
Vì vậy việc giáo dục đạo đức lễ giáo cho trẻ là vô cùng quan trọng như đầu bài tôi đã nêu phải chăng văn học đóng phần quan trọng trong việc giáo dục nhân cách con người, con người có phẩm chất đạo đức lòng yêu thương con người giàu lòng nhân nghĩa khi trưởng thành thì phải có sự mở đầu hoàn chỉnh và tốt đẹp . Vậy ngay từ bây giờ các bạn hãy cùng tôi làm điều này cho đất nước sau này.
2. Kiến nghị:
Nhà trường, Phòng Giáo Dục thường xuyên tổ chức chuyên đề “Giáo dục lễ giáo” để giáo viên thảo luận về các phương pháp tổ chức mọi hoạt động cho trẻ, trao đổi học hỏi rút kinh nghiệm trong chuyên môn, nâng cao tay nghề. 
Trên đây là một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi tại lớp chồi 1 trường Mầm non Ea Tung đạt hiệu quả. Kính mong hội đồng khoa học góp ý để bản thân tôi có thêm kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ./. 
 Krông Ana, ngày 20 tháng 03 năm 2017
 Người viết
 H’ Noel Niê Brit 
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
........................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
Tên tài liệu tham khảo
Tác giả
1
Sổ tay giáo viên mầm non
Nhà xuất bản đại học sư phạm
2
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên
Nhà xuất bản giáo dục
3
Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường mầm non theo chủ đề
Nhà xuất bản giáo dục
4
Tuyển tập ca dao đồng dao việt nam
(PGD Nghĩa Hưng Nam Định 2013)
5
Sách các câu chuyện cổ tích Việt Nam
6
Sách tâm lí mầm non
Đại học quốc gia TPHCM
7
Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố, cao dao, đồng dao theo chủ đề
Nhà xuất bản giáo dục
8
Sách hướng dẫn tổ chức chương trình giáo dục mầm non 3-4 tuổi
Bộ giáo dục

File đính kèm:

  • docmot_so_giai_phap_giao_duc_le_giao_cho_tre_4_5_tuoi_thong_qua.doc