Rủi ro tín dụng đối với ngành cao su của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Việt Nam là nước xuất khẩu cao su lớn thứ 5 thế giới, trong đó, Bình Phước - một trong tám tỉnh của

vùng trọng điểm kinh tế phía Nam – có điều kiện thiên nhiên thuận lợi để sản xuất sản phẩm này. Vậy

hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp ngành cao su trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh

Bình Phước nói riêng thời gian qua ra sao? Để trả lời câu hỏi trên, bài báo sẽ tiếp cận từ cơ sở lý thuyết

cơ bản như: Rủi ro tín dụng (RRTD) trong ngành cao su là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến rủi ro tín dụng

trong ngành này? Trên cơ sở đó, đồng tác giả sẽ phân tích thực trạng về rủi ro tín dụng của các ngân

hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) trên địa bàn Tỉnh Bình Phước trong giai đoạn 2011-2014, từ đó,

đề ra những kiến nghị và giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng đối với ngành cao su dưới góc độ

của cả NHTMCP và doanh nghiệp ngành cao su đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

pdf 12 trang kimcuc 13420
Bạn đang xem tài liệu "Rủi ro tín dụng đối với ngành cao su của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Bình Phước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Rủi ro tín dụng đối với ngành cao su của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Rủi ro tín dụng đối với ngành cao su của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Bình Phước
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 7 (32) - Thaùng 9/2015 
19 
Rủi ro tín dụng đối với ngành cao su của các ngân hàng 
thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Bình Phước 
Credit risk in rubber industry of joint stock commercial bank in Binh Phuoc province 
TS. Trương Văn Khánh, 
Trường Đại học Sài Gòn 
CN. Trẩm Bích Lộc, 
Trường Đại học Sài Gòn 
CN. Hoàng Đình Huy, 
Công ty TNHH MTV Cao su Bình Phước 
Ph.D. Truong Van Khanh, 
Sai Gon University 
B.A. Tram Bich Loc, 
Sai Gon University 
B.A. Hoang Dinh Huy, 
The Limited Reliability Company of Rubber – Binh Phuoc 
Tóm tắt 
Việt Nam là nước xuất khẩu cao su lớn thứ 5 thế giới, trong đó, Bình Phước - một trong tám tỉnh của 
vùng trọng điểm kinh tế phía Nam – có điều kiện thiên nhiên thuận lợi để sản xuất sản phẩm này. Vậy 
hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp ngành cao su trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh 
Bình Phước nói riêng thời gian qua ra sao? Để trả lời câu hỏi trên, bài báo sẽ tiếp cận từ cơ sở lý thuyết 
cơ bản như: Rủi ro tín dụng (RRTD) trong ngành cao su là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến rủi ro tín dụng 
trong ngành này? Trên cơ sở đó, đồng tác giả sẽ phân tích thực trạng về rủi ro tín dụng của các ngân 
hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) trên địa bàn Tỉnh Bình Phước trong giai đoạn 2011-2014, từ đó, 
đề ra những kiến nghị và giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng đối với ngành cao su dưới góc độ 
của cả NHTMCP và doanh nghiệp ngành cao su đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Phước. 
Từ khóa: tỉnh Bình Phước, cao su, ngân hàng thương mại cổ phần, rủi ro tín dụng, nợ xấu 
Abstract 
Viet Nam is the world fifth largest rubber export; meanwhile, Binh Phuoc, which is one in eight 
provinces in the Southern Key Economic Region, has favorable natural conditions to produce this 
product. Therefore, we wonder how banks’ lending activities of rubber industry nationwide in general 
and Binh Phuoc province in particular like. To clarify this issue, the paper will approach the basic 
theoretical background, such as: what is credit risk in rubber industry? What are causes leading to credit 
risk in this sector? Based on these theories, co-authors will analyze credit risk of commercial banks in 
Binh Phuoc province from 2011 to 2014. Afterwards co-authors will set out some specific 
recommendations and solutions to mitigate credit risk in rubber industry of perspective of commercial 
banks and rubber enterprises operating in Binh Phuoc province. 
Keywords: Binh Phuoc province, rubber, commercial bank, credit guarantee, non-performing loan 
20 
1. Những vấn đề chung về RRTD 
đối với ngành cao su 
Theo Khoản 1, Điều 3 Thông tư 
02/2013/TT-NHNN ban hành ngày 
21/01/2013 của Ngân hàng nhà nước thì 
“Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân 
hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với 
nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân 
hàng nước ngoài do khách hàng không 
thực hiện hoặc không có khả năng thực 
hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của 
mình theo cam kết.” Rủi ro tín dụng 
(RRTD) là một phạm trù kinh tế, nó phản 
ảnh sự thiệt hại, tổn thất của ngân hàng 
trong hoạt động cho vay; làm giảm thu 
nhập, giảm lợi nhuận và nếu trầm trọng, có 
thể làm giảm vốn chủ sở hữu hoặc phá sản 
ngân hàng. 
Như vậy, RRTD đối với ngành cao su 
là những tổn thất mà các ngân hàng thương 
mại cổ phần (NHTMCP) có thể gặp phải 
khi cho các doanh nghiệp (DN), cá nhân 
hoạt động trong ngành cao su vay vốn để tổ 
chức sản xuất kinh doanh (SXKD). Những 
tổn thất đó có thể là không có khả năng thu 
toàn bộ (hoặc một phần) cả gốc và lãi vay; 
điều này làm giảm thu nhập, hiệu quả kinh 
doanh của các NHTMCP. 
Ngành cao su thiên nhiên là một phân 
ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Nó bao 
gồm toàn bộ quá trình trồng trọt, khai thác, 
sơ chế, tiêu thụ mủ cao su thiên nhiên cùng 
các sản phẩm kèm theo khác để cung cấp 
cho công nghiệp trong nước và xuất khẩu. 
Nếu xét về khía cạnh rủi ro trong kinh 
doanh và kể cả rủi ro trong cho vay để 
SXKD cao su, ngành cao su có một số đặc 
điểm sau: 
 Việt Nam là một trong những nước 
có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi 
cho việc sinh trưởng và phát triển cây cao 
su; đây là một đặc điểm riêng tạo nên lợi 
thế so sánh trong việc cung ứng cao su 
thiên nhiên cho sản xuất mà các nước khác 
khó có thể có; 
 Hiện nay, để sản xuất vỏ ruột ô tô 
cung ứng cho thị trường thế giới, con 
người chủ yếu dựa vào nguồn nguyên liệu 
chính là cao su thiên nhiên (cao su tự 
nhiên) và cao su nhân tạo. Tuy nhiên, cao 
su nhân tạo luôn có giá thành cao do nguồn 
cung bị giới hạn từ khả năng khai thác dầu 
mỏ. Chính vì vậy, có đến hơn 60% mủ cao 
su thiên nhiên cung ứng làm nguyên liệu 
cho việc sản xuất vỏ, ruột ô tô trên thế giới; 
đây là lợi thế cho các DN sản xuất kinh 
doanh cao su, vì nó gần như là sản phẩm 
độc quyền. Do đó, khi nhu cầu tăng thì giá 
cả cao su tăng rất mạnh; nhưng ngược lại, 
khi nhu cầu giảm, giá xuống rất thấp, thậm 
chí không tiêu thụ được; 
 Ngành cao su thiên nhiên là ngành 
có chu kỳ luân chuyển vốn dài, tốc độ quay 
vòng vốn chậm, vốn đầu tư thường mang 
tính dàn trải trong suốt chu kỳ kinh tế của 
cây. Đặc điểm này xuất phát từ chu kỳ sinh 
trưởng, khai thác và thanh lý cây cao su. 
Thông thường, khoảng thời gian từ khi 
trồng đến khi cây bắt đầu cho mủ mất 
khoảng 6 đến 7 năm; thời gian chính thức 
cây cho mủ cho đến lúc thanh lý (cắt thu 
gỗ) kéo dài khoảng 20 năm. Cây cao su 
được trồng thành vườn, quy mô lớn hay 
nhỏ tùy thuộc vào khả năng của từng doanh 
nghiệp. Nếu là các đại điền thì quy mô 
vườn cây cao su có thể từ 1.000 ha đến 
10.000 ha; nếu là các tiểu điền, quy mô có 
thể 2 ha đến 3 ha, có khi từ 10 ha đến 50 
ha. Cách đây 15 đến 20 năm, diện tích đất 
trống còn nhiều, Nhà nước có thể quy 
hoạch một diện tích lớn hình thành các 
doanh nghiệp trồng cao su có quy mô lớn 
(đại điền); nhưng càng về sau, điều kiện đó 
ngày càng hạn chế; do đó, cao su thiên 
21 
nhiên phát triển chủ yếu tập trung vào 
thành phần tiểu điền. 
2. Nguyên nhân dẫn đến RRTD 
trong cho vay đối với ngành cao su 
2.1. Năng lực tài chính và năng lực 
quản trị SXKD của khách hàng 
Nếu năng lực tài chính của doanh 
nghiệp cũng như các hộ tiểu điền quá yếu, 
khả năng đầu tư thâm canh trong sản xuất, 
trang bị công nghệ mới trong chế biến 
nhằm tăng năng suất... sẽ bị giới hạn. Điều 
đó dẫn đến hiệu quả kinh doanh không cao, 
khả năng cạnh tranh kém và ngược lại. 
Nếu năng lực quản trị SXKD chưa 
cao, việc điều hành hoạt động của doanh 
nghiệp sẽ không thể sử dụng một cách tối 
ưu các nguồn lực. Đặc biệt, khi doanh 
nghiệp sử dụng vốn vay của các NHTM, 
nếu năng lực quản trị yếu, vấn đề sử dụng 
vốn sai mục đích, không đúng theo kế 
hoạch sẽ xảy ra; điều đó làm hiệu quả 
SXKD không thể cao và ngược lại. 
Khi hiệu quả SXKD các doanh nghiệp 
- hộ tiểu điền đạt thấp, dẫn đến khả năng 
trả nợ cho NHTM sẽ bị ảnh hưởng, dẫn 
đến rủi ro trong cho vay là điều khó tránh. 
2.2. Khả năng kiểm soát các 
thị trường tiêu thụ của khách hàng 
Việt Nam là nước xuất khẩu cao su 
lớn thứ 5 thế giới; tuy nhiên, nước ta xuất 
khẩu chủ yếu vào thị trường Trung Quốc 
(trên 60% sản lượng xuất khẩu) – một thị 
trường tiềm ẩn rủi ro về nhiều mặt Hơn 
nữa, thương hiệu cao su thiên nhiên của 
Việt Nam thật sự chưa có tên tuổi trên thị 
trường thế giới. Do vậy, khả năng kiểm 
soát, khẳng định vị trí sản phẩm của các 
doanh nghiệp trên thị trường tiêu thụ là rất 
bấp bênh. Chính những điều này sẽ ảnh 
hưởng lớn đến sản lượng tiêu thụ, hiệu quả 
kinh doanh và khả năng trả nợ vốn vay 
NHTM của doanh nghiệp. 
2.3. Chính sách, quy trình và thủ tục 
cho vay của ngân hàng 
Thực tế cho thấy hoạt động tín dụng 
của NHTM nếu dựa trên một chính sách 
thống nhất, hợp lý thì có hiệu quả hơn rất 
nhiều so với chỉ dựa trên kinh nghiệm. Do 
vậy, nếu các ngân hàng không có chính sách 
tín dụng, hoặc có chính sách tín dụng nhưng 
không phù hợp, thiếu đồng bộ, thiếu thống 
nhất sẽ dẫn tới cấp tín dụng không đúng 
đối tượng, thiếu trọng điểm và hệ quả là 
gia tăng rủi ro, giảm thu nhập của NH. 
2.4. Thông tin tín dụng 
Trong hoạt động tín dụng, để đảm bảo 
tính hiệu quả đòi hỏi ngân hàng phải có 
đầy đủ thông tin về khách hàng nhằm đưa 
ra những phân tích và đánh giá đúng về 
năng lực hoàn trả vốn vay của họ. Nếu các 
ngân hàng chủ quan, coi nhẹ vai trò của 
thông tin; ít chú trọng khâu kiểm tra, thẩm 
định, đánh giá tài sản đảm bảo; cho vay 
vượt quá khả năng chi trả của khách 
hàng, thì tất yếu sẽ dẫn đến thiệt hại cho 
cả ngân hàng lẫn khách hàng. 
2.5. Trình độ, năng lực, phẩm chất 
của cán bộ tín dụng ngân hàng 
Tình trạng cán bộ tín dụng chưa hoặc 
không được đào tạo đầy đủ; không am hiểu 
ngành nghề, khách hàng và địa bàn mà 
mình đang cho vay; khả năng phân tích 
tình hình tài chính, xác định vị trí, vai trò, 
khả năng phân tích diễn biến thị trường 
hiện tại và tương lai của người vay vốn yếu 
kém; thiếu khả năng, kỹ thuật phân tích các 
báo cáo tài chính dẫn đến xác định hiệu 
quả, thời hạn của dự án cho vay không hợp 
lý; không đủ kiến thức để kiểm định tính 
pháp lý, các sai sót của hồ sơ, chứng từ cho 
vay; hoặc cán bộ tín dụng lơ là, thiếu sự 
giám sát tín dụng luôn là những yếu tố cơ 
bản dẫn đến gia tăng rủi ro, giảm năng suất 
và chất lượng tín dụng. 
22 
2.6. Tác động của các điều kiện 
tự nhiên tới sản xuất kinh doanh của 
ngành cao su tự nhiên 
Cao su là loại cây trồng do vậy nó có 
thể bị ảnh hưởng lớn do điều kiện tự nhiên 
như đất đai, thời tiết, khí hậu.. Đặc biệt 
trong thời gian gần đây, khi khí hậu diễn 
biến thất thường, lốc xoáy, bão liên tục xảy 
ra gây gãy đổ hàng loạt diện tích cao su đã 
dẫn đến thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp 
cũng như các hộ cao su tiểu điền, làm năng 
suất thu hoạch mủ giảm trầm trọng, thậm 
chí có hộ mất trắng sản lượng khai thác. 
Điều này dẫn đến doanh nghiệp hoặc các 
hộ mất khả năng trả nợ ngân hàng. 
2.7. Tác động của môi trường kinh 
tế, chính trị, pháp luật, chiến lược, 
quy hoạch và chính sách của Nhà nước 
Hoạt động ngân hàng nói chung và tín 
dụng ngân hàng đối với ngành cao su nói 
riêng luôn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố 
như: sự ổn định của môi trường kinh tế, 
tính ổn định và hiệu lực của hệ thống pháp 
luật, năng lực và sự quan tâm của các cấp 
chính quyền, Hay nói cách khác, tăng 
trưởng, suy thoái kinh tế, biến động chính 
trị, sự can thiệp của chính quyền luôn có 
thể tạo ra những điều thuận lợi và bất lợi 
cho hoạt động kinh doanh của cả khách 
hàng và ngân hàng. 
3. Thực trạng về rủi ro tín dụng 
của các NHTMCP trên địa bàn tỉnh 
Bình Phước 
3.1. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh 
Bình Phước 
Bình Phước là một tỉnh ở miền Đông 
Nam Bộ, là một trong tám tỉnh của vùng 
trọng điểm kinh tế phía Nam; đây là vùng 
nối liền giữa Tây Nguyên với Thành phố 
Hồ Chí Minh, các tỉnh Miền Tây Nam Bộ 
và đặc biệt là cửa ngõ giao lưu quốc tế với 
Campuchia. Do vậy, Bình Phước có một 
vai trò khá quan trọng trong việc phát triển 
kinh tế - xã hội nói chung và phát triển 
nông nghiệp nói riêng của vùng, đặc biệt là 
những sản phẩm nông nghiệp chủ lực có 
giá trị xuất khẩu cao như cao su, cà phê, 
điều, hồ tiêu 
Bình Phước có diện tích khoảng 
6.871 km
2
 với 10 đơn vị hành chính cấp 
huyện và thị xã, bao gồm: thị xã Đồng 
Xoài, Phước Long, Bình Long và các 
huyện Đồng Phú, Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù 
Đăng, Bù Gia Mập, Hớn Quản và huyện 
Chơn Thành; cấp xã phường thị trấn có 
111 đơn vị bao gồm 92 xã, 5 thị trấn và 14 
phường. Dân số trung bình năm 2013 là 
921.832 ngàn người. Đây là một tỉnh giàu 
về tài nguyên đất đai: Có gần 6,2% diện 
tích đất với độ màu mỡ cao, trong đó, 415 
ngàn ha đất đỏ bazan cho phép phát triển 
tốt các loại cây công nghiệp nhiệt đới dài 
ngày như cao su, điều, tiêu, cà phê,... đồng 
thời, kết hợp chế biến sẽ tạo ra sản phẩm 
có giá trị xuất khẩu cao. 
3.2. Diện tích và sản lượng cao su 
trên địa bàn tỉnh Bình Phước 
Như trên đã nêu, Bình Phước là tỉnh 
có điều kiện tự nhiên, đặc biệt là nguồn đất 
đai rất phù hợp cho việc trồng cây cao su; 
cùng với chủ trương khuyến khích phát 
triển cây cao su của tỉnh, sự thuận lợi về 
giá mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho 
doanh nghiệp cũng như nông dân trồng và 
kinh doanh cao su tự nhiên. Trong các năm 
qua, diện tích cao su trên địa bàn tỉnh gia 
tăng khá mạnh, thể hiện qua số liệu sau: 
23 
Bảng 3.1: Diện tích cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước 
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 
Tổng diện tích (ha ) 110.873 124.400 232.051 231.950 
Nhà nước - Đại điền ( ha ) 39.563 48.881 77.420 78.259 
Tư nhân – Tiểu điền ( ha ) 71.310 75.519 154.631 153.691 
Nguồn: Cục thống kê Bình Phước 
Số liệu trên cho thấy diện tích cao su 
trên địa bàn tỉnh Bình Phước đều tăng lên 
qua các năm, đặc biệt là năm 2013 diện tích 
trồng cao su tăng rất nhiều 107.651 ha 
(tương ứng 86,5%) so với năm 2012. Riêng 
năm 2014, do giá cao su giảm mạnh từ năm 
2012 nên việc phát triển cây cao su trên địa 
bàn có dấu hiệu chậm lại. Một số diện tích 
cao su cho năng suất mủ thấp, các doanh 
nghiệp, hộ tiểu điền đã cắt thanh lý trồng lại 
cao su hoặc chuyển sang trồng loại cây khác. 
Bên cạnh diện tích trồng cao su ngày 
càng mở rộng, sản lượng cao su qua các 
năm cũng đều tăng, tuy nhiên mức tăng 
tương đối ổn định, thể hiện qua số liệu sau: 
Bảng 3.2: Sản lượng cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước 
 Thành phần 2011 2012 2013 2014 
Tổng sản lượng (tấn) 218.606 234.163 264.902 279.000 
Của Nhà nước (tấn) 80.371 93.144 94.412 97.200 
Ngoài nhà nước (tấn) 138.235 141.019 170.490 181.800 
Nguồn: Cục thống kê Bình Phước 
Số liệu trên cho thấy sản lượng cao su 
tự nhiên khai thác năm sau cao hơn năm 
trước, đặc biệt là năm 2013 sản lượng tăng 
lên so với năm 2012 đến 30.739 tấn (tương 
ứng tăng 13,12%); trong đó khu vực cao su 
ngoài Nhà nước (tiểu điền) tăng mạnh hơn 
(chiếm 95,87% số gia tăng), nguyên nhân 
chính là do diện tích vườn cây đưa vào khai 
thác tăng lên. Năm 2014 mặc dù tốc độ tăng 
diện tích có chậm lại, tuy nhiên, sản lượng 
khai thác vẫn không giảm so với năm trước 
do diện tích vườn cây cao su trồng trước 
đây tiếp tục được đưa vào khai thác. 
3.3. Tình hình cho vay đối với các doanh 
nghiệp cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước 
3.3.1. Dư nợ cho vay các doanh nghiệp 
cao su 
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của 
các doanh nghiệp cao su trên địa bàn tỉnh 
trong những năm qua, dư nợ cho vay của 
ngân hàng đối với lĩnh vực này đã lên tới 
hàng ngàn tỷ đồng và đang không ngừng 
tăng lên. 
Dư nợ cho vay là một trong những chỉ 
tiêu quan trọng thể hiện sự tăng trưởng tín 
dụng và cũng là cơ sở để đánh giá mức độ 
RRTD của các NHTM. Dư nợ cho vay đối 
với doanh nghiệp cao su của các ngân hàng 
trên địa bàn tỉnh Bình Phước qua các năm 
được thể hiện như sau: 
24 
Bảng 3.3: Dư nợ cho vay các doanh nghiệp cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước 
Loại hình 
Doanh nghiệp 
Số tiền (tỷ đồng) So sánh 
Năm 2012/2011 2013/2012 2014/2013 
2011 2012 2013 2014 
Mức 
tăng, 
giảm 
Tốc độ 
tăng, 
giảm 
(%) 
Mức 
tăng, 
giảm 
Tốc độ 
tăng, 
giảm 
(%) 
Mức 
tăng, 
giảm 
Tốc độ 
tăng, 
giảm 
(%) 
1. Đại điền: 1513 2345 3073 2917 832 54,99 728 31,04 -156 -5.08 
- Trồng CS 674 13 ... g phó với tình hình 
giá cao su giảm mạnh, mặt khác tích cực 
tìm đầu ra cho sản phẩm, do vậy tình hình 
tài chính phần nào được cải thiện. Đối với 
hộ tiểu điền, nợ quá hạn năm 2012 so với 
năm 2011 tăng 79 tỷ đồng (tương ứng tăng 
94,05%); năm 2013 so với năm 2012 tăng 
22 tỷ đồng (tương ứng tăng 13,50%) và 
năm 2014 so với năm 2013 tăng 31 tỷ đồng 
(tương ứng tăng 16,75%). Nhìn chung, nợ 
quá hạn chưa có dấu hiệu giảm vì hiệu quả 
kinh doanh của lĩnh vực cao su tiểu điền 
chưa được cải thiện. Riêng lĩnh vực chế 
biến, năm 2012 so với năm 2011 nợ quá 
hạn giảm 8 tỷ đồng (tương ứng giảm 
19,51%), nhưng sang năm 2013 lại tăng so 
với năm 2012 là 6 tỷ đồng (tương ứng tăng 
18,18%) và năm 2014 so với năm 2013 lại 
tăng 17 tỷ đồng (tương ứng tăng 43,59%). 
Tình hình trên cho thấy những năm 
qua, khả năng thu hồi nợ vay đối với các 
doanh nghiệp cao su có chiều hướng khó 
khăn, tiềm ẩn rủi ro cao cho các ngân hàng. 
Nguyên nhân chính là do suy thoái kinh tế 
thế giới chưa được phục hồi, dẫn đến hoạt 
động kinh doanh của các doanh nghiệp cao 
su gặp nhiều khó khăn. 
3.3.3. Nợ xấu của các ngân hàng 
trong cho vay ngành cao su trên địa bàn 
tỉnh Bình Phước 
Nợ xấu năm 2012 so với năm 2011 
tăng lên 10,8 tỷ đồng (tương ứng tăng 
108%); tuy nhiên, các ngân hàng đã quan 
tâm đến công tác quản lý nợ xấu nên nợ 
xấu năm 2013 đã giảm 9 tỷ (tương ứng 
giảm 43,27%) so với năm 2012; và năm 
2014 so với năm 2013 tuy có tăng nhưng 
mức độ không lớn: tăng 0,4 tỷ (tương ứng 
tăng 3,39%). Bên cạnh đó, tổng dư nợ đối 
với các doanh nghiệp cao su không ngừng 
tăng lên qua các năm. 
Bảng 3.5: Nợ xấu của các doanh nghiệp cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước 
Chỉ tiêu 
Số tiền (tỷ đồng) So sánh 
Năm 2012/2011 2013/2012 2014/2013 
 2011 2012 2013 2014 
Mức 
tăng, 
giảm 
Tốc độ 
tăng, 
giảm 
(%) 
Mức 
tăng, 
giảm 
Tốc độ 
tăng, 
giảm 
(%) 
Mức 
tăng, 
giảm 
Tốc độ 
tăng, 
giảm 
(%) 
1.Đại điền 4.6 11.9 2.1 1,15 7.3 158.70 -9.8 -82.35 -0,95 -45,24 
2.Tiểu điền 4.5 8.1 9.2 10.6 3.6 80.00 1.1 13.58 1.4 15.22 
3. NM Chế biến 
cao su tư nhân 
0.9 0.8 0.5 0.45 -0.1 -11.11 -0.3 -37.50 -0,05 -10.00 
4.Cộng nợ xấu 10 20.8 11.8 12.2 10.8 108.00 -9 -43.27 0.4 3.39 
5.Tổng dư nợ 2534 3596 4506 4627 1062 41.91 910 25.31 121 2.69 
6.Tỷ lệ nợ xấu 3,94 5,78 2,63 2,63 
 Nguồn: Báo cáo NHNN- CN Bình Phước 
27 
Số liệu tại bảng 3.5 cho thấy: năm 
2012 so với năm 2011, nợ xấu của khu vực 
doanh nghiệp đại điền và tiểu điền đều tăng 
lên; ở khu vực DN đại điền, nợ xấu tăng 
lên 7,3 tỷ đồng (tương ứng tăng 158,70%); 
ở khu vực DN tiểu điền, năm 2012 tăng lên 
3,6 tỷ đồng (tương ứng tăng 80%); đây là 
các mức tăng rất cao. 
Tuy nhiên, sang năm 2013 và 2014 
thì nợ xấu ở khu vực doanh nghiệp đại điền 
được kiểm soát chặt chẽ hơn: năm 2013 so 
với năm 2012 đã giảm được 9,8 tỷ đồng 
(tương ứng giảm 82,35%); năm 2014 so 
với năm 2013 giảm được 0,95 tỷ đồng 
(tương ứng giảm 45,24%). 
Ngược lại, đối với khu vực tiểu điền, 
nợ xấu chưa được kiểm soát tốt, do vậy qua 
các năm tốc độ vẫn tăng dần lên: năm 2013 
so với năm 2012 tăng 1,1 tỷ đồng (tương 
ứng tăng 13,58%); năm 2014 so với năm 
2013 tăng 1,4 tỷ đồng (tương ứng tăng 
15,22%); đây là dấu hiệu cần quan tâm 
trong quản trị rủi ro tín dụng của các ngân 
hàng đối với các hộ trồng cao su tiểu điền. 
Nguyên nhân nợ xấu gia tăng chủ yếu là do 
giá cao su tiếp tục giảm mạnh, ảnh hưởng 
lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của 
doanh nghiệp. 
Riêng đối với lĩnh vực cho vay chế 
biến tư nhân, sau năm 2011, dự báo tình 
hình thế giới tiêu thụ khó khăn nên các 
ngân hàng cũng đã cân nhắc kỹ trong việc 
cho vay khu vực này. Chính điều này cũng 
giúp tỷ lệ nợ xấu giảm qua các năm, rủi ro 
được hạn chế. 
Tóm lại, qua phân tích chất lượng tín 
dụng dựa vào tình hình dư nợ, nợ quá hạn 
và nợ xấu trong cho vay đối với các doanh 
nghiệp cao su, đồng tác giả nhận thấy các 
ngân hàng vẫn có thể gặp những rủi ro 
tiềm ẩn trong lĩnh vực này khi bối cảnh nền 
kinh tế toàn cầu cũng như nền kinh tế cả 
nước nói chung và tỉnh Bình Phước nói 
riêng đang gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, 
nhìn chung các ngân hàng vẫn quản lý tốt 
RRTD; tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát tốt, 
giảm dần trong những năm về sau và 
không vượt quá 3%; hạn chế tối đa RRTD 
trong cho vay các doanh nghiệp cao su là 
điều đáng mừng. 
3.3.4. Vấn đề trích lập dự phòng 
đối với các doanh nghiệp cao su 
Nhìn chung những năm vừa qua trong 
cho vay đối với các doanh nghiệp cao su, 
các NHTMCP cũng đã thực hiện nghiêm 
túc việc trích lập dự phòng đúng theo quy 
định của NHNN. Số liệu cụ thể như sau: 
Bảng 3.6: Trích lập dự phòng rủi ro từ các DN cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước 
Đơn vị tính: tỷ đồng 
Khoản mục 2011 2012 2013 2014 
1.Dự phòng DN cao su đại điền 18,6 21,8 26,2 29,3 
2.Dự phòng cao su tiểu điền 35,3 42,3 56,6 67,9 
3.MN Chế biến cao su tư nhân 7,8 4,5 8,1 9,3 
TỔNG CỘNG 61,7 68,6 90,9 106,5 
 Nguồn: Báo cáo NHNN- CN Bình Phước
28 
Việc trích lập dự phòng rủi ro tăng 
qua các năm đã giúp các ngân hàng trên địa 
bàn tỉnh Bình Phước bù đắp phần nào các 
tổn thất xảy ra trong quá trình cấp tín dụng. 
4. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu 
rủi ro tín dụng đối với ngành cao su trên 
địa bàn tỉnh Bình Phước 
4.1. Giải pháp đối với các NHTMCP 
- Tăng cường công tác kiểm tra, 
kiểm soát vốn vay 
Nhìn chung, quy trình cho vay của các 
NHTMCP hiện nay trên địa bàn tỉnh cơ 
bản được xây dựng khá khoa học, chặt chẽ. 
Ban lãnh đạo các ngân hàng cũng đã quan 
tâm chỉ đạo, điều hành bộ máy hoạt động 
hiệu quả, hạn chế rủi ro trong cho vay đối 
với các khách hàng nói chung, các doanh 
nghiệp cao su đại điền và hộ cao su tiểu 
điền nói riêng; tuy nhiên trong quá trình 
thực hiện, vẫn có nhiều thiếu sót dẫn đến 
phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu 
Một tình trạng chung hiện nay tại các 
NHTMCP là sau khi vốn vay được giải 
ngân thì cán bộ tín dụng của các ngân hàng 
thường ít chú trọng trong việc kiểm tra, 
kiểm soát, giám sát. Đến khi đến hạn, nếu 
khách hàng không trả nợ được thì ngân 
hàng mới chú ý đến; tuy nhiên, lúc đó thì 
đã muộn và nợ xấu đã phát sinh. Do vậy, 
việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát 
vốn vay kể cả trước, trong và sau khi cho 
vay có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với 
việc quản trị RRTD của các NHTM. 
Thời gian qua, tuy nợ xấu của các 
doanh nghiệp cao su chưa ở mức cao, tuy 
nhiên, cán bộ tín dụng các ngân hàng phải 
thường xuyên chú trọng kiểm tra, kiểm 
soát vốn vay chặt chẽ ngay cả từ trước khi 
cho vay, trong và cả sau khi cho vay. 
- Tư vấn khách hàng nên mua 
bảo hiểm vườn cây cao su 
Trong những năm gần đây, thời tiết, 
khí hậu biến đổi theo chiều hướng cực 
đoan, gió bão, dịch bệnh xảy ra thất 
thường, liên tục làm thiệt hại hàng ngàn ha 
diện tích cây cao su trên cả nước nói chung 
và ở Bình Phước nói riêng. Rủi ro nói trên 
nếu rơi vào các doanh nghiệp cao su đại 
điền thì nguồn tài chính của doanh nghiệp 
phần nào có thể bù đắp, mặc dù rất khó 
khăn; nhưng nếu không may rơi vào những 
vườn cây của các hộ cao su tiểu điền thì 
khả năng trả nợ vay cho các ngân hàng hầu 
như không thể. Điều đó chắc chắn gây ra 
không ít RRTD cho các ngân hàng khi đã 
cho các doanh nghiệp cao su, các hộ cao 
su tiểu điền vay vốn đầu tư. 
Chính vì vậy, ngân hàng nên tư vấn 
cho các doanh nghiệp cao su, nhất là các 
hộ tiểu điền (thành phần yếu về nguồn lực 
tài chính) mua bảo hiểm vườn cây. Thực 
hiện được điều này, một mặt các doanh 
nghiệp cao su có thể an tâm hơn trong hoạt 
động đầu tư của mình; mặt khác các ngân 
hàng cũng sẽ giảm bớt rủi ro cho mình, từ 
đó, giúp ngân hàng mạnh dạn hơn trong 
việc tài trợ vốn cho sự phát triển của ngành 
cao su trên địa bàn tỉnh. 
- Thành lập bộ phận nghiên cứu, 
phân tích và dự báo thông tin kinh tế - 
tài chính liên quan đến hoạt động tín dụng 
Hiện nay, hệ thống cung cấp thông tin 
tín dụng của các NHTMCP và của NHNN 
hoạt động chưa thật sự hiệu quả vì thiếu 
những dự báo đáng tin cậy, việc cập nhật 
thông tin đôi khi không kịp thời. Điều này 
gây ra không ít rủi ro cho các NHTM trong 
việc cho vay khách hàng nói chung và các 
doanh nghiệp cao su nói riêng. 
Thực tế trong thời gian qua, ngành cao 
su có một vai trò hết sức quan trọng trong 
sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước 
nói chung và tình Bình Phước nói riêng. 
Tuy nhiên, những thông tin liên quan đến 
việc nhận định, đánh giá xu hướng phát 
triển của ngành có nhiều vấn đề cần phải 
29 
quan tâm. Chẳng hạn như năm 2013, về 
quy mô diện tích, khi giá mủ cao su tự 
nhiên tăng cao, diện tích cây cao su phát 
triển nhanh chóng đến mức Chính phủ 
không thể kiểm soát được. Về giá cả, mặc 
dù Việt Nam là nước xuất khẩu cao su tự 
nhiên lớn thứ 5 thế giới, tuy nhiên có đến 
trên 60% sản lượng bán ra nước ngoài tập 
trung vào thị trường Trung Quốc, và chủ 
yếu theo đường tiểu ngạch, do vậy, giá cả 
mua bán cao su toàn bị lệ thuộc thị trường 
Trung Quốc. 
Để hạn chế được rủi ro này, các NH 
nên thành lập một bộ phận thu thập, nghiên 
cứu, phân tích và dự báo các thông tin kinh 
tế, tài chính liên quan mật thiết đến các 
khách hàng nói chung và các doanh nghiệp 
cao su nói riêng đã được cấp tín dụng. Có 
như vậy, các ngân hàng mới có thể hạn chế 
được rủi ro tín dụng của mình. 
4.2. Giải pháp đối với khách hàng 
- Nâng chất lượng nguồn nhân lực 
các doanh nghiệp cao su 
Thực trạng cho thấy ngoại trừ các 
doanh nghiệp cao su thuộc Tập đoàn Công 
nghiệp Cao su Việt Nam hoặc do tỉnh quản 
lý có nguồn nhân lực với chất lượng tương 
đối cao, còn lại các doanh nghiệp tư nhân 
và nhất là các hộ cao su tiểu điền thì chất 
lượng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập. 
Đối với các doanh nghiệp tư nhân, từ 
năng lực quản lý kinh doanh cho đến quản 
lý kỹ thuật, hầu như được tích lũy chủ yếu 
từ kinh nghiệm, điều hành theo cảm tính; 
lực lượng công nhân với kỹ năng nghề 
nghiệp rất hạn chế, chưa được đào tạo qua 
một trường lớp nào. Đối với các hộ tiểu 
điền với phương thức quản lý nội bộ gia 
đình nên càng bị hạn chế hơn nữa về các 
mặt như kỹ thuật sản xuất, chế biến và kinh 
nghiệm thương trường. 
Do vậy, để khắc phục hạn chế trên 
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, cần 
chú trọng trang bị kiến thức quản lý kinh 
doanh, quản lý kỹ thuật cho bộ máy quản 
lý các doanh nghiệp và kỹ năng nghề của 
lực lượng công nhân cao su ở khu vực tiểu 
điền một cách bài bản. 
- Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ 
tiên tiến vào sản xuất cao su 
Tương tự như tình hình trên, hiện nay 
quy trình trồng, chăm sóc, khai thác, chế 
biến mủ từ cây cao su trong khu vực doanh 
nghiệp tư nhân, các hộ tiểu điền hầu như vẫn 
ứng dụng quy trình kỹ thuật lạc hậu cách 
đây hàng chục năm; rất nhiều công đoạn sử 
dụng chủ yếu bằng thủ công. Do vậy, năng 
suất cây trồng không cao, sản phẩm chế biến 
ra chất lượng rất thấp, khả năng cạnh tranh 
kém trên thị trường. Chính điều đó làm cho 
hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp 
nói trên khó có thể cải thiện. 
Thời gian qua, Tập đoàn Công nghiệp 
Cao su Việt Nam mà cụ thể là Viện nghiên 
cứu cao su đã không ngừng cải tiến quy 
trình kỹ thuật trồng và chế biến cao su, 
khuyến cáo các công nghệ chế biến mủ cao 
su theo hướng hiện đại, phù hợp nhu cầu 
thị trường trước mắt và lâu dài. Do vậy, 
cần nhanh chóng ứng dụng những tiến bộ 
đó vào các doanh nghiệp cao su tư nhân, 
đặc biệt là khu vực cao su tiểu điền nhằm 
khắc phục những hạn chế nói trên. 
- Đa dạng hóa sản phẩm sản xuất 
cung ứng cho thị trường 
Nguồn nguyên liệu mủ cao su tự nhiên 
của Việt Nam cung ứng để chế biến ra các 
sản phẩm mủ cao su đáp ứng cho xuất khẩu 
là rất dồi dào và đa dạng. Tuy nhiên, ngoài 
công nghệ lạc hậu như đã phân tích trên, 
một nhược điểm rất lớn của các nhà máy 
chế biến mủ Việt Nam nói chung và Tỉnh 
Bình Phước nói riêng là hầu như chỉ sản 
xuất chủng loại mủ 3L – một loại mủ mà 
nhu cầu thế giới rất thấp. Trong khi thị 
trường rất cần các chủng loại sản phẩm 
30 
như: mủ Latex, mủ RSS; mủ 10, 20 thì 
chúng ta lại sản xuất khối lượng không lớn. 
Thực tế cho thấy, mặc dù trong 2 năm 
2012 và 2013, kinh tế thế giới đang trong 
tình trạng khó khăn, tình hình tiêu thụ 
chủng loại 3L gặp rất nhiều trở ngại, nhưng 
các chủng loại mủ như RSS, Latex vẫn 
tiêu thụ khá ổn định. 
Do đó, các doanh nghiệp chế biến cao 
su, kể cả cao su đại điền cần nhanh chóng 
đa dạng hóa chủng loại sản phẩm mủ cao su 
sản xuất, có như vậy mới tránh được bế tắc 
trong tiêu thụ sản phẩm cả về khối lượng và 
cả về giá. Mặt khác, các DN tiêu thụ được 
sản phẩm đồng nghĩa với việc giải phóng 
được đầu ra cho các hộ tiểu điền. 
- Tìm kiếm, phát triển thị trường 
tiêu thụ mủ cao su tự nhiên sơ chế 
Việt Nam là nước đứng thứ 5 về sản 
lượng và thứ 4 về xuất khẩu mủ cao su tự 
nhiên trên thế giới. Tuy nhiên, có đến 
khoảng 60% sản lượng mủ của Việt Nam 
xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Lý 
do cơ bản mà sản phẩm cao su Việt Nam 
dễ dàng tiêu thụ phần lớn sang thị trường 
này là vì công nghệ sản xuất vỏ, ruột xe mô 
tô, ô tô của Trung Quốc rất đa dạng, ít kén 
chọn chất lượng nguyên liệu cao su đầu 
vào. Do vậy, khi có nhu cầu, hầu như cao 
su sơ chế của Việt Nam đều được họ tiêu 
thụ, cho dù chất lượng kém. Mặt khác, 
chính sách thúc đẩy xuất khẩu mậu biên 
nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế vùng 
biên giới cũng được hai nước khuyến 
khích. Tuy nhiên, nếu chúng ta quá lệ 
thuộc vào một thị trường tiêu thụ, cụ thể là 
thị trường Trung Quốc; điều đó chắc chắn 
sẽ gây rủi ro lớn cho các doanh nghiệp 
kinh doanh cao su; nhất là lúc nhu cầu tiêu 
thụ giảm sút, hoặc họ có chủ trương kìm 
giá xuống. 
Do vậy, ngoài việc đa dạng hóa chủng 
loại sản phẩm, các doanh nghiệp cao su cần 
phải tích cực tìm kiếm các thị trường tiêu 
thụ khác như Châu Âu, Châu Mỹ, Hàn 
Quốc, Nhật Bản, Đài Loan Tuy nhiên, 
đây là những thị trường yêu cầu chất lượng 
sản phẩm rất khắt khe; do vậy, để xâm 
nhập được, các doanh nghiệp cần nhanh 
chóng đổi mới công nghệ đồng thời đa 
dạng hóa chủng loại sản phẩm để bảo đảm 
duy trì được hoạt động kinh doanh hiệu 
quả, bền vững. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trương Văn Khánh (2015), “Tín dụng ngân 
hàng đối với doanh nghiệp ngành cao su Tỉnh 
Bình Phước”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, Bộ 
Kế hoạch và đầu tư, ISSN-0866-7120, số 
chuyên đề_tháng 01/2015. 
2. Trương Văn Khánh, Trẩm Bích Lộc (2015), 
“Phương pháp quản trị rủi ro tín dụng và 
thanh khoản ngân hàng”, Tạp chí Kinh tế và 
dự báo, Bộ Kế hoạch và đầu tư, ISSN-0866-
7120, số 05, tháng 3/2015. 
3. Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Phước (2012), 
Quyết định số 1183/QĐ-UBND ngày 
05/05/2012 về việc Phê duyệt quy hoạch 
ngành nghề chế biến các sản phẩm cao su 
trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 - 
2020, tầm nhìn đến năm 2030. 
4. Báo Bình Phước: “Hướng đi mới của ngành 
cao su”, có thể truy cập từ 
 com.vn/Content/huong-
di-moi-cua-nganh-cao-su-29048 
5. “Bình Phước: Năm 2014, diện tích cao su 
trồng mới là gần 6.200 ha”, có thể truy cập từ 
il.php?id=15973 
6. “Bình Phước hạn chế chặt cao su đã trồng 
đúng quy hoạch”, có thể truy cập từ http:// 
xttm.mard.gov.vn/Site/viVN/66/49/161/87531
/Default.aspx 
Ngày nhận bài: 18/5/2015 Biên tập xong: 15/9/2015 Duyệt đăng: 20/9/2015 

File đính kèm:

  • pdfrui_ro_tin_dung_doi_voi_nganh_cao_su_cua_cac_ngan_hang_thuon.pdf