Rối loạn lo âu ở học sinh Trung học Phổ thông

Khái niệm Rối loạn lo âu

Theo giáo trình Tâm Thần học, Nxb Quân y, khái niệm Rối loạn lo âu là sự sợ hãi quá

mức, không có nguyên nhân, do chủ quan của người bệnh và không thể giải thích được do

một bệnh tâm thần khác hoặc do một bệnh cơ thể. Rối loạn lo âu là rối loạn mà bệnh nhân

không thể kiểm soát được , biểu hiện vững chắc , mạn tính và lan tỏa , thậm chí có thể xảy

ra dưới dạng kịch phát [3]. Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân, Bệnh viện tâm thần thành

phố Hồ Chí Minh, Hội chứng: Rối loạn lo âu hay rối nhiễu lo âu là rối loạn đặc trưng bởi

sự lo lắng thái quá và căng thẳng thường xuyên mà không có lý do rõ ràng. Những trải

nghiệm cảm xúc lo lắng, sợ hãi thái quá này ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động chức

năng của và cuộc sống của người bệnh. Rối loạn lo âu bao gồm rối loạn lo âu toàn thể, hội

chứng sợ xã hội, rối loạn lo âu phân ly và rối loạn đặc hiệu. Bạn có thể mắc một hoặc nhiều

rối loạn cùng lúc. Nhưng dù là bất kể dạng rối loạn nào thì cũng cần được điều trị ngay.

pdf 10 trang kimcuc 8800
Bạn đang xem tài liệu "Rối loạn lo âu ở học sinh Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Rối loạn lo âu ở học sinh Trung học Phổ thông

Rối loạn lo âu ở học sinh Trung học Phổ thông
122 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
RỐI LOẠN LO ÂU Ở HỌC SINH 
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
Trần Thị Mỵ Lương 
Học viện Phụ nữ Việt Nam 
Tóm tắt: Rối loạn lo âu là một rối loạn có thể dễ gặp ở lứa tuổi học sinh Trung học phổ 
thông, với những yếu tố nguy cơ từ hoạt động học tập, định hướng nghề nghiệp, giao tiếp 
và sự phát triển thể chấtTrong bài báo này, tập trung xây dựng khái niệm, xác định 
các biểu hiện của rối loạn lo âu và khảo sát đánh giá thực trạng rối loạn lo âu ở học 
sinh Trung học phổ thông. 
Từ khóa: rối loạn lo âu, học sinh THPT, rối loạn lo âu ở học sinh THPT. 
Nhận bài ngày 20.4.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 15.5.2020 
Liên hệ tác giả: Trần Thị Mỵ Lương; Email: Hoangthongtinnguvan@gmail.com 
1. MỞ ĐẦU 
 Lo âu là một hiện tượng thường gặp của con người, tuy nhiên nếu để kéo dài, có thể 
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống. Người bệnh mắc rối loạn lo âu 
thường có sự lo lắng và nỗi sợ hãi quá mức về các tình huống hàng ngày. Giai đoạn học 
sinh THPT đứng trước rất nhiều áp lực khác nhau từ phía khách quan và chủ quan, dẫn đến 
các em có thể mắc nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần trong đó có rối loạn lo âu. 
2. NỘI DUNG 
1. Đặt vấn đề 
1.1. Khái niệm Rối loạn lo âu 
 Theo giáo trình Tâm Thần học, Nxb Quân y, khái niệm Rối loạn lo âu là sự sợ hãi quá 
mức, không có nguyên nhân, do chủ quan của người bệnh và không thể giải thích được do 
một bệnh tâm thần khác hoặc do một bệnh cơ thể. Rối loạn lo âu là rối loạn mà bệnh nhân 
không thể kiểm soát được , biểu hiện vững chắc , mạn tính và lan tỏa , thậm chí có thể xảy 
ra dưới dạng kịch phát [3]. Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân, Bệnh viện tâm thần thành 
phố Hồ Chí Minh, Hội chứng: Rối loạn lo âu hay rối nhiễu lo âu là rối loạn đặc trưng bởi 
sự lo lắng thái quá và căng thẳng thường xuyên mà không có lý do rõ ràng. Những trải 
nghiệm cảm xúc lo lắng, sợ hãi thái quá này ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động chức 
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 123 
năng của và cuộc sống của người bệnh. Rối loạn lo âu bao gồm rối loạn lo âu toàn thể, hội 
chứng sợ xã hội, rối loạn lo âu phân ly và rối loạn đặc hiệu. Bạn có thể mắc một hoặc nhiều 
rối loạn cùng lúc. Nhưng dù là bất kể dạng rối loạn nào thì cũng cần được điều trị ngay. 
 Tác giả Bremmer định nghĩa “Rối loạn lo âu’’ là rối loạn tâm thần thường xuất hiện 
sau một yếu tố gây stress, chủ thể có cảm giác sợ hãi mơ hồ, sự bất an, bối rối khó chịu, dễ 
bị kích thích lo nghĩ về những sự kiện vụn vặt .. kéo theo cảm giác đau thắt ngực, đánh 
trống ngực, cảm giác trống rỗng vùng thượng vị , có mồ hôi. Những người bị rối loạn lo 
âu, trầm cảm , stress kéo dài thường có biểu hiện mất ngủ, bực bội, bất an, trí nhớ và khả 
năng lao động giảm sút [11]. Theo DSM-V, rối loạn lo âu bao gồm các biểu hiện của sự sợ 
hãi quá mức, sự lo lắng và rối loạn hành vi liên quan. Lo âu và sợ hãi đều là những tín hiệu 
cảnh báo trước các mối đe dọa, với lo âu là cảnh báo những đối tượng mơ hồ có thể xảy ra 
trong tương lai, sợ hãi là sự đón nhận đối với các đe dọa sắp xảy ra. 
1.2. Rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông 
 Học sinh Trung học Phổ Thông là một giai đoạn cực kỳ quan trọng trong đời sống của 
một người. Đây là thời kỳ chuyển tiếp giữa trẻ con và người lớn, khi các em càng ngày 
càng mở rộng hơn về đối tượng giao tiếp, quan tâm nhiều hơn các vấn đề trong xã hội. Các 
em sắp trở thành một công dân thực thụ, chuyển sang giai đoạn học nghề và làm nghề để 
phát triển bản thân đồng thời cống hiến cho sự phát triển của xã hội. Đứng trước rất nhiều 
áp lực khác nhau cả khách quan và chủ quan, các em có thể mắc nhiều vấn đề sức khỏe tâm 
thần như Lo âu, Stress hoặc trầm cảm. 
 Các em có nhiều biểu hiện từ cơ thể đến tâm lý, đặc trưng như run, đổ mồ hôi, đau thắt 
ngực, khó tiêu, chóng mặt.. và các biểu hiện tâm lý căng thẳng hoảng sợ, đôi khi kéo dài và 
không kiểm soát. Ở lứa tuổi này, do sự phát triển hệ thần kinh chưa hoàn thiện , các chức 
năng hoạt động võ não chiếm ưu thế , việc điều khiển, điều chỉnh, kiểm soát cảm xúc chưa 
thuần thục cho nên dễ bị kích thích và có những suy nghĩ lệch lạc. Rối loạn lo âu ở học 
sinh THPT thường xuất hiện do nhóm các nguyên nhân trực tiếp tác động nhiều đến sức 
khỏe, nhu cầu, vị thế, vai trò, nhiệm vụ của các em. Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, có sự 
liên quan rõ rệt giữa lo âu và quá khứ phát triển của trẻ. Sự nuôi dưỡng không hợp lý của 
cha mẹ, ảnh hưởng các thành viên trong gia đình và nhà trường tác động đến sự hình thành 
tính cách, khí chất của học sinh [26]. 
 Ngoài ra, có thể từ những nguyên nhân bệnh sinh như bệnh cấp tính , mãn tính khiến 
các em lo lắng về cái chết, tương lai. Cho đến những yếu tố môi trường sống như tai nạn, 
trộm cướp, ly dị, bạo lực, thiếu tình yêu thương chăm sóc, sự vô cảm của xã hội. Đặc biệt, 
giai đoạn chuyển tiếp trở thành người trưởng thành khiến các em gặp nhiều áp lực hơn 
trong học tập, định hướng nghề nghiệp và sự lo sợ về tương lai. 
2. Kết quả khảo sát 
 2.1 Về khách thể và phương pháp khảo sát 
124 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
 Nhóm nghiên cứu gồm tác giả và Đặng Đức Anh đã tiến hành khảo sát trên học sinh 
trường Trung học phổ thông Chuyên, chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu 
nhiên phân tầng. Với tổng số học sinh 3 khối lớp là 1457 học sinh , chúng tôi lựa chọn ra 5 
lớp mỗi khối , tương ứng với 540 học sinh. Thể hiện ở bảng sau: 
Bảng 2.1: Tổng số học sinh tham gia điều tra 
Khối 
Số lượng lớp 
tham gia 
Số lượng học sinh tham gia điều tra sàng lọc Tổng số học 
sinh điều tra Nam Nữ 
10 5 62 118 180 
11 5 59 121 180 
12 5 60 120 180 
Tổng 15 181 (33.5%) 359 (66.5%) 540 
 Phương pháp khảo sát 
 a) Phương pháp trắc nghiệm 
 - Mục đích: 
 Chúng tôi sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong lần khảo sát đầu tiên để sàng lọc 
những học sinh có biểu hiện rối loạn lo âu, đánh giá mức độ lo âu để có cơ sở phân tích và 
phỏng vấn sâu. 
 - Nội dung thang đo: 
 Sử dụng thang đo Dass 42 để đánh giá mức độ lo âu của học sinh. Từ đó sàng lọc phân 
loại ra các nhóm học sinh có lo âu ở các mức độ khác nhau, tiến hành điều tra biểu hiện và 
các nguyên nhân dẫn đến lo âu của các em. 
 - Phương tiện điều tra: 
 Chúng tôi sử dụng thang Dass 42 là một thang đo phổ biến ở Việt Nam, đã được thích 
nghi hóa và sử dụng rộng rãi tại nhiều bệnh viện cũng như các phòng tâm lý tại Viêt Nam. 
 b) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: 
 - Mục đích: 
 Phiếu hỏi được sử dụng để đánh giá biểu hiện rối loạn lo âu trên 2 phương diện tâm lý 
và sinh lý của học sinh, bên cạnh đó chúng tôi cố gắng khai thác và tìm ra nguyên nhân gây 
rối loạn lo âu ở các em. 
 - Khách thể khảo sát bằng phiếu hỏi: 
 + Có 77 học sinh có biểu hiện rối loạn lo âu sau khi sàng lọc trên 540 học sinh THPT 
Chuyên. 
 + Phiếu hỏi được sử dụng với 77 học sinh có rối loạn lo âu. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 125 
2.2. Tỷ lệ rối loạn lo âu ở học sinh 
 Chúng tôi nghiên cứu 540 học sinh trong 3 khối lớp, sử dụng thang đo DASS 42 để 
sàng lọc số học sinh có rối loạn lo âu. Với tổng số 540 khách thể là học sinh 3 khối trường 
THPT Chuyên, tỷ lệ mắc rối loạn lo âu ở các em là 14,2%. Nếu so sánh trên toàn thể học 
sinh được nghiên cứu, mức độ lo âu nhẹ chiếm 3.5% tương ứng với 19 học sinh, lo âu mức 
độ vừa chiếm 7.2% tương đương 39 học sinh, lo âu mức độ Nặng chiếm 2.4% tương đương 
13 học sinh và mức độ Rất nặng chiếm 1.1% tương đương 6 học sinh. So sánh với các điều 
tra dịch tễ trong nước và trên thế giới, tỷ lệ Rối loạn lo âu thường thấy dao động ở mức 8- 
20% đối với lại thanh thiếu niên. Có thể thấy với tỷ lệ 14,7% đây là con số ở mức độ trung 
bình. Tỷ lệ Rối loạn lo âu mức độ rất nặng chỉ chiếm 1.1%, tức là xấp xỉ 5 học sinh. Con số 
này trong hạn mức cho phép, có thể đánh giá rằng tỷ lệ rối loạn lo âu của học sinh THPT 
Chuyên vẫn được giữ ở mức độ có thể kiểm soát. So sánh với tỷ lệ mắc rối loạn lo âu ở học 
sinh THPT chuyên Quảng Bình trong đề tài “ Nghiên cứu một số nguyên nhân gây ra rối 
loạn lo âu ở học sinh” của thạc sĩ Nguyễn Thị Hằng Phương (2006) là 21.66% [19]. Thì tỷ 
lệ học sinh THPT Chuyên này có Rối loạn lo âu ở mức độ thấp hơn nhiều. Chúng tôi lý 
giải về sự khác biệt tỷ lệ giữa 2 trường chuyên đó là sự khác biệt về chương trình học, về 
môi trường sinh hoạt, học tập, về nhận thức của học sinh trong giai đoạn 2018 - 2019 so 
với những năm 2005 – 2006 được cải thiện và nâng lên rất nhiều. 
 Tỷ lệ Rối loạn lo âu theo tiêu chí khối lớp 
 Sau khi sàng lọc trên 540 học sinh, số lượng học sinh có rối loạn lo âu được chỉ ra là 
biểu hiện có 77 em. Phân chia theo khối lớp được thể hiện thông qua bảng sau: 
Bảng 2.2. Tỷ lệ mắc rối loạn lo âu phân theo khối lớp (N = 77) (%) 
Khối lớp 
Tổng 
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 
Nhẹ 31.6 42.1 26.3 100 
Vừa 30.8 53.8 15.4 100 
Nặng 23.1 53.8 23.1 100 
Rất nặng 50.0 16.7 33.3 100 
Chung 31.1 48.1 20.8 100 
 Từ số liệu bảng 2.2 có thể thấy, xét trên tổng số 77 học sinh có rối loạn lo âu, thì số 
học sinh khối 10 là 24 học sinh chiếm 31.1 %, khối 11 có 3 học sinh chiếm 48.1%. Khối 12 
có 16 học sinh tương ứng 20.8%. 
 Xét theo mức độ rối loạn lo âu Nhẹ, khối 10 có 6 học sinh trên 19 học sinh rối loạn lo 
âu nhẹ, tương ứng với 31.6%. Khối 11 là 8 em tương ứng 42.1%, Khối 12 có 5 em tương 
ứng 26.3%. Với mức độ lo âu Vừa, Khối 10 có 12 học sinh chiếm 30.8% , khối 11 có 21 
học sinh chiếm 53.8% và khối 12 có 6 học sinh chiếm 15.4%. Ở mức độ lo âu Nặng, khối 
10 có 3 học sinh tương đương 23.1%, khối 11 có 7 học sinh tương ứng 53.8%, khối 12 có 3 
học sinh tương ứng 23.1%. Mức độ rất nặng, khối 10 có 3 học sinh trên 6 học sinh chiếm 
50%, khối 11 có 1 học sinh tương ứng 16.7% và khối 12 có 2 học sinh tương ứng 33.3%. 
Từ những kết quả trên chúng tôi có các nhận xét như sau: 
126 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
 Có thể thấy rằng khi phân chia mức độ Rối loạn lo âu chung theo khối lớp thì kết quả 
ra được lại đáng ngạc nhiên so với giả thuyết ban đầu rằng Tỷ lệ học sinh khối 12 mắc rối 
loạn lo âu là cao nhất. Kết quả thực tế sau sàng lọc ở đây chỉ ra mức độ rối loạn lo âu của 
học sinh khối 11 cao nhất về mặt bằng chung, tức là có số lượng em học sinh chiếm 48.1% 
có rối loạn trên tổng 77. Khối 11 cũng có số học sinh rối loạn lo âu ở mức độ nhẹ, vừa và 
nặng cao hơn 2 khối 10 và 12. Đặc biệt ở mức độ vừa và nặng, số học sinh có rối loạn lo âu 
của khối 11 gấp 2 đến 3 lần so với 2 khối còn lại: 53.8% so với 23.1 % hay 53.8% với 
30.8% và 15.4%. Ở mức độ rất nặng thì khối 10 có tỷ lệ cao nhất chiếm một nửa số học 
sinh, sau đó là khối 12 và khối 11. 
 Lý giải cho điều này, chúng tôi đã dựa trên kết quả điều tra bảng hỏi về biểu hiện và 
nguyên nhân cũng như qua việc phỏng vấn học sinh các khối 10,11 và 12 về biểu hiện 
cũng như nguyên nhân dẫn đến lo âu của các em. Nhìn chung, các em khối 11 gặp nhiều áp 
lực về các mặt của đời sống xã hội hơn các bạn khối 10 và 12. Các em thường xuyên băn 
khoăn về việc lựa chọn trường thi, ngành thi, khối thi trong tương lai, áp lực từ việc học tập 
và định hướng nghề khiến các em mông lung và chưa xác định được con đường mình chọn. 
Bên cạnh đó, các lý do khách quan được các em đưa ra như là: “Gặp rắc rối nhiều trong 
quan hệ bạn bè; tình yêu, trong việc ứng xử với kỳ vọng và áp lực đến từ cha mẹ và thầy 
cô; lo lắng và đặt áp lực lên chính bản thân mình để lựa chọn ra những phẩm chất đạo đức 
mà mình hướng tới”. Quan hệ xã hội của các em lớp 11 tương đối phức tạp, một phần do 
các bạn còn đang ở giữa khoảng thời gian học bậc học THPT, thời gian các em dành cho 
những suy nghĩ, chiêm nghiệm về đời sống học sinh là rất nhiều và do thiếu nguồn hỗ trợ, 
thông tin hướng dẫn nên các em thường mông lung, lo lắng. Còn nguyên nhân ở khối 10 là 
việc các em thay đổi môi trường sống, môi trường học tập, dựa theo các thông tin về học 
sinh THPT chuyên từ trước tới giờ, số lượng học sinh phải xa nhà, từ dưới huyện chuyển 
lên thường chiếm trên 50% số lượng học sinh của nhà trường. Nhiều em từ dưới huyện lên 
thành phố chưa thể hòa nhập và quen thuộc ngay với môi trường nơi đây. Các em ở ký túc 
xá hoặc ở trọ một mình nên mọi vấn đề hầu như bản thân phải tự đối diện và giải quyết. 
 Còn khối 12, áp lực học tập là nguyên nhân chính khiến cho các em lo âu. Dù vậy, đa 
số các em đều đã xác định được lực học của mình, kết quả học tập qua các kỳ thi không 
còn nhiều dao động, các em cũng chọn được hướng đi cho mình khi đã bước vào lớp 12. 
Khả năng tư duy, sắp xếp giải quyết vấn đề của khối 12 cũng tốt hơn khối 10 và khối 11. 
Những áp lực của các em đều tập trung chính vào việc học tập và thi cử, không còn bị phân 
tán quá nhiều sang các lĩnh vực khác. 
 Tỷ lệ mắc rối loạn lo âu theo tiêu chí giới. 
Bảng 2.3: Tương quan học sinh có rối loạn lo âu phân theo giới (%) 
Giới 
tính 
Số lượng học 
sinh có biểu hiện 
RLLA 
Tỷ lệ % 
% học sinh có rối loạn 
theo giới trên số học sinh 
% học sinh có rối loạn 
theo giới trên tổng số học 
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 127 
được khảo sát theo giới sinh có rối loạn 
Nam 16 8.8% 20.7% 
Nữ 61 16% 70.9% 
 Trong tương quan với tiêu chí giới, tổng số học sinh Nam có Rối loạn lo âu là 16, trên 
181 em nam sinh được khảo sát. Kết quả tương ứng với 8.8%. Tỷ lệ phần trăm trên tổng số 
học sinh có rối loạn lo âu là 20.7%. Còn đối với nữ giới, có 61 em mắc Rối loạn lo âu trên 
381 học sinh nữ tham gia khảo sát, tỷ lệ phần trăm tương ứng là 16%. Chúng ta nhận ra có 
sự chênh lệch giữa Nam và Nữ mắc rối loạn lo âu khi so sánh số học sinh có rối loạn theo 
giới với tổng số học sinh tham gia khảo sát ban đầu. Tỷ lệ nữ sinh có rối loạn cao hơn so 
với số nam sinh có rối loạn, kết quả này cũng là kết quả thường thấy trên hầu như các khảo 
sát dịch tễ về thực trạng rối loạn lo âu nói riêng và một số rối nhiễu tâm lý nói chung. 
Bảng 2.4: Tỷ lệ rối loạn lo âu trên các mức độ khác nhau phân theo giới (%) 
 Nhẹ Vừa Nặng Rất nặng Tổng 
Nam 18,7 56,3 12,5 12,5 100 
Nữ 26,2 49,2 18,0 6,6 100 
 Tỷ lệ mắc rối loạn lo âu theo giới, với nam sinh, mức độ lo âu vừa có tỷ lệ cao nhất 
chiếm 56.3% gấp 3 lần so với mức độ lo âu nhẹ và gần 5 lần so với mức độ lo âu nặng, rất 
nặng. Ở nữ giới, mức độ lo âu vừa cũng chiếm tỷ lệ cao nhất với 49.2%, gần gấp 2 lần so 
với mức độ nhẹ và gần gấp 3 lần so với mức độ nặng. Tỷ lệ nữ sinh có lo âu ở mức độ rất 
nặng khá thấp , bẳng 1/8 lần so với tỷ lệ lo âu mức độ vừa. 
 Nhìn chung mức độ lo âu Vừa có tỷ lệ cao nhất so với các mức độ còn lại, chiếm 1 nửa 
hoặc hơn 50% trên cả 2 giới. Các mức độ Nhẹ, Nặng, Rất nặng có sự chênh lệch giữa Nam 
và Nữ nhưng không đáng kể. Ở Nam, mức độ nặng và rất nặng có tỷ lệ ngang bằng, và đều 
thấp hơn mức độ nhẹ. Ở nữ, kết quả của rất nặng lại thấp nhất, bằng 1/3 so với tỷ lệ lo âu 
nặng. Sự chênh lệch giữa các mức độ nhẹ, nặng, rất nặng ở nữ cao hơn ở nam giới. 
 Tóm lại, qua phân tích về tỷ lệ học sinh có Rối loạn lo âu ở trường THPT Chuyên, 
chúng tôi có các nhận xét sau: 
 Với tổng số học sinh tham gia khảo sát là 540, có 77 em rối loạn lo âu, tỷ lệ mắc tương 
ứng là 14.2 %, nếu so với các khảo sát dịch tễ trước đây về các rối nhiễu tâm lý nói chung 
và về rối loạn lo âu nói riêng ở học sinh , thanh thiếu niên thì đây là một kết quả ở mức 
trung bình, không quá cao tuy nhiên cũng đặt ra những thách thức cho các em, với cha mẹ, 
nhà trường và các đội ngũ sức chăm sóc sức khỏe, tâm lý chuyên trách. Tỷ lệ mắc rối 
loạn lo âu theo khối lớp, ở học sinh khối 11 nhìn chung cao nhất, sau đó là đến khối 10 và 
thấp nhất lại là khối 12. Có lẽ do sự trưởng thành về mặt nhận thức và năng lực tư duy giải 
quyết vấn đề của các em khối 12 cao hơn so với các em học sinh khóa dưới nên dẫn tới tỷ 
lệ như vậy. 
128 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
 Về tỷ lệ học sinh có rối loạn lo âu phân theo giới tính, các em học sinh nữ Chuyên có 
xu hướng mắc rối loạn lo âu cao hơn các bạn học sinh nam. Cụ thể trong nghiên cứu này tỷ 
lệ có rối loạn lo âu của các em nữ là 16% gần gấp đôi các em nam 8.8%. So với kết quả 
nghiên cứu ở những đề tài khác: Tỷ lệ các rối nhiễu tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm, 
stress ở nữ cũng thường nhiều hơn nam thì kết quả này nằm trong dự đoán của chúng tôi. 
2.3. Biểu hiện rối loạn lo âu của học sinh THPT 
 Chúng tôi điều tra về biểu hiện trên 77 học sinh có rối loạn lo âu sau sàng lọc bằng 
thang Dass 42. Biểu hiện về mặt cơ thể, sinh lý: 
Bảng 2.5. Biểu hiện thể chất, sinh học của các em có rối loạn lo âu 
Biểu hiện 
Chưa 
bao giờ 
Thỉnh 
thoảng 
Thường 
xuyên 
Rất 
thường 
xuyên 
Số lượt ghi/ Sắp 
xếp theo thứ tự 
(Phần trăm tỷ lệ) 
Có cảm giác nóng ruột, gan 29 43 4 1 48/4 (62.3% ) 
Cảm giác lảo đảo chân đi không vững 44 33 0 0 33/10 
Cơ thể căng cứng không thể thư giãn 32 39 4 2 35/8 
Đau đầu, đau nửa đầu 11 43 14 9 45/5 (58.4%) 
Rối loạn nhịp thở 43 19 15 0 34/9 
Mặt mình nóng phừng phừng 22 42 11 2 55/3 (68.8%) 
Cảm giác tê buốt như kiến bò ở đầu 
ngón tay , ngón chân 
47 18 11 1 30/11 
Tiểu tiện nhiều 40 33 4 0 37/7 (48 % ) 
Ngủ gặp ác mộng 44 25 7 1 33/10 
Cảm giác khô miệng 36 33 8 0 41/6 (53.2%) 
Run rẩy cơ thể, tay chân 40 33 4 0 37/7 (48%) 
Đổ mồ hôi dù không vận động nhiều 
hoặc trời không nóng 
40 22 11 4 37/7 (48%) 
Nghẹn cổ họng, khó nuốt 50 22 5 0 27/12 
Choáng váng, chóng mặt, hoa mắt 11 54 11 1 66/1 (85.7%) 
Tăng phản xạ, dễ bị kích động 40 26 4 7 37/7 (48%) 
Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ 29 23 25 0 48/4 (62.3%) 
Nhịp tim tăng nhanh, đánh trống 
ngực 
47 22 7 1 30/11 
Tê bì, ngứa ngáy 72 4 0 0 4/13 
Khó tập trung chú ý, trí nhớ trống 
rỗng 
18 29 25 5 
59/2 
(76.6 %) 
 Nhìn chung, sau khi xử lý thông tin trong các câu hỏi 1, 2 của bảng hỏi, kết quả thu 
được trên 77 phiếu như sau: Các em đa phần đều có sự giảm sút về mặt sức khỏe, về thể 
chất, trong số 77 học sinh, có tới 85.7% học sinh có biểu hiện choáng váng, chóng mặt, hoa 
mắt. Biểu hiện cao thứ 2 đó chính là khó tập trung chú ý, trí nhớ trống rỗng với 76.6% trên 
tổng số học sinh có rối loạn lo âu. Có 62.3% học sinh mang biểu hiện rối loạn giấc ngủ, 
khó ngủ và nóng ruột, gan, bồn chồn. Biểu hiện mà có mức độ rất thường xuyên cao nhất 
chính là đau đầu và đau nửa đầu. 
 Biểu hiện về mặt tâm lý: 
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 129 
Bảng 2.6. Biểu hiện về tâm lý của những học sinh có rối loạn lo âu 
Biểu hiện 
Chưa bao 
giờ ( số lần 
chọn/ tỷ lệ 
% ) 
Thỉnh 
thoảng 
Thường 
xuyên 
Rất 
thường 
xuyên 
Sắp xếp 
theo thứ 
tự 
Lo sợ một điều gì đó rất xấu 
sắp xảy ra 
22 33 18 4 
55/4 
(71.4% ) 
Cảm thấy khiếp sợ 40 32 4 1 37/9 
Lo sợ mất khả năng kiểm 
soát bản thân 
40 29 1 7 37/9 
Hay nghĩ về những bi kịch, 
cái chết 
36 29 11 1 
41/8 
(53.2%) 
Tôi cảm thấy nóng nảy và lo 
âu hơn thường lệ 
44 22 11 0 33/11 
Tôi dễ bối rối và cảm thấy 
hoảng sợ vô cớ 
55 7 15 0 22/14 
Tôi cảm thấy yếu và dễ mệt 
mỏi 
11 51 11 4 
66/1 
(85.7%) 
Tôi thường có ác mộng 58 11 7 1 19/15 
Tôi sợ phải làm những việc 
tuy bình thường nhưng trước 
đây tôi chưa từng làm bao 
giờ 
61 15 1 0 16/16 
Tôi lo lắng về những tình 
huống có thể làm tôi hoảng 
sợ hoặc biến tôi thành trò 
cười 
15 51 11 0 
62/3 
(80.5%) 
Cảm giác lo lắng hay cảm 
giác bị đe dọa một cách mơ 
hồ, dai dẳng 
54 18 5 0 23/13 
Rất hay trong trạng thái bồn 
chồn, hồi hộp 
25 43 7 2 
52/5 
(67.5% ) 
Cảm giác kích động, bực bội 25 43 5 4 
52/5 
(67.5% ) 
Tri giác sai thực tại, giải thể 
thực tại hoặc giải thể nhân 
cách 
72 1 0 0 1/17 
Khó tập trung chú ý hoặc 
đầu óc trống rỗng 
22 32 22 1 
55/4 
(71.4% ) 
Dễ cáu gắt bực bội vì những 
chuyện không đáng 
11 43 15 8 
66/1 
(85.7% ) 
Thất vọng về bản thân, cảm 
thấy vô dụng, bất lực 
25 29 14 9 
52/5 
(67.5% ) 
Không muốn giao tiếp với 
người khác 
36 32 7 2 41/8 
Tránh tiếp xúc với những 
mối quan hệ xã hội 
36 36 4 1 41/8 
130 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
Hay có những suy nghĩ tiêu 
cực 
33 26 7 11 44/7 
Dễ hoảng loạn với những 
vấn đề trước mắt 
43 32 1 1 34/10 
Tinh thần suy sụp, sụp đổ 43 25 7 2 34/10 
Do dự, rất kkhi phải đưa ra 
quyết định 
14 43 18 2 
63/2 
(81.8% ) 
Cảm thấy không ai hiểu 
mình, chia sẻ với mình 
22 29 15 11 
55/4 
(71.4%) 
Cảm thấy có quá nhiều thứ 
có thể gây nguy hiểm cho 
mình 
51 22 0 4 26/12 
Vẫn luôn lo lắng, để phòng 
kể cả khi vấn đề đã qua đi 
32 32 11 2 
45/6 
(58.4%) 
 Từ thông tin bảng hỏi trên, chúng ta có thể nhận thấy có tới 85.7% học sinh có biểu 
hiện bất thường “hay cáu gắt với những chuyện không đáng có” và “dễ yếu và dễ mệt 
mỏi”. Xếp thứ 2 là “Do dự, rất khó khăn khi phải đưa ra các quyết định” với 81.8%. Biểu 
hiện thứ 3 được rất nhiều bạn lựa chọn đó chính là “Tôi lo lắng về những tình huống có thể 
làm tôi hoảng sợ hoặc biến tôi thành trò cười” với 80.5% tương ứng 62//77 học sinh lựa 
chọn. Các biểu hiện khác thường khác ở mặt tâm lý với lựa chọn đều trên 50% là “lo sợ 
điều gì rất xấu sẽ xảy ra ” hoặc “luôn trong trạng thái bồn chồn, hồi hộp”, “trong trạng thái 
kích động, bực bội” . Cũng có nhiều em mang suy như tiêu cực “thất vọng về bản thân và 
cảm giác vô dụng, bất lực”. 
 Học sinh THPT chuyên đa phần đều là những học sinh có nền tảng rất tốt, các em 
thường có năng khiếu và kiến thức vượt trội trong môt lĩnh vực nào đó, việc các em cảm 
thấy mình bất lực, vô dụng dường như đối nghịch lại rất nhiều cách nhìn của mọi người đối 
với các em. Có thể do các em đã có những nhận thức về năng lực bản thân rất tốt, các em 
nhận ra có quá nhiều thứ mình muốn làm nhưng trong tầm khả năng lại chưa thể làm được, 
hoặc các em cũng chịu áp lực, kỳ vọng từ nhiều phía xung quanh dẫn đến tình trạng cảm 
thấy bất lực khi không thể làm việc gì. Khi chịu nhiều kỳ vọng, áp lực, lúc này danh tiếng 
học sinh Chuyên lại càng như một tác nhân khiến các em suy nghĩ tiêu cực hơn về bản thân 
mình. Có những em học sinh thuật lại “Lần nào em thi xong cũng bị so sánh, họ nói em là 
học sinh Chuyên mà mấy cái đó cũng không làm được, em thấy tệ quá, em cảm thấy thật 
vô dụng với mác học sinh Chuyên này, em rất lo sợ cảm giác này khi kỳ thi sắp đến ”. 
Mệnh đề “cảm thấy bản thân vô dụng, bất lực” cũng là mệnh đề có tỷ lệ lựa chọn “Rất 
thường xuyên” cao nhất. 
 Chúng tôi cũng lồng ghép một vài mệnh đề mô tả trạng thái của các loại rối loạn lo âu 
khác ngoài rối loạn lo âu lan tỏa như của rối loạn hoảng sợ, rối loạn sợ xã hội. Các mệnh 
đề như “nghĩ đến cái chết, nghĩ đến bi kịch” hay “sợ phải giao tiếp với người khác, các mối 
quan hệ xã hội ” đều có sự lựa chọn với tỷ lệ trên 50%. 
3. KẾT LUẬN 
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 131 
 Lứa tuổi học sinh THPT trải qua những bước ngoặt quan trọng trong học tập, định 
hướng nghề nghiệp, giao tiếp thầy cô bạn bè, Những yếu tố nguy cơ này có thể làm nảy 
sinh biểu hiện rối loạn lo âu ở các em, bao gồm các biểu hiện về sinh lí và tâm lí. Những 
nghiên cứu về đề tài này rất cần để tiếp nối với định hướng trong việc chăm sóc, hỗ trợ tâm 
lí cho các em. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Thị Minh Hằng, Trần Thành Nam, Nguyễn Bá Đạt, Nguyễn Ngọc Diệp (2016), 
Giáo trình Tâm lý học lâm sàng, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 
2. Dương Thị Diệu Hoa (2007), Giáo trình tâm lý học phát triển, Nxb Đại học sư phạm. 
3. Võ Văn Bản (2002), Các rối loạn lo âu, Nxb Y học. 
4. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan (2001), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb. Giáo 
dục, Hà Nội. 
5. Bùi Quang Huy (2017), Rối loạn lo âu, Nxb. Y học. 
6. Nguyễn Công Khanh (1995), “Tư vấn và trị liệu tâm lý cho trẻ em có rối nhiễu hành vi và 
khó khăn học đường”, Hội thảo Việt - Pháp về Tâm lý học Hà Nội. 
7. Nguyễn Thị Phương Mai (2014). Nghiên cứu biểu hiện rối loạn lo âu ở học sinh trường 
trung học cơ sở Phương Mai - Hà Nội khi sống trong gia đình có bạo lực. 
8. Trần Thị Thu Mai, Nguyễn Ngọc Duy (2015), Rối loạn lo âu của sinh viên một số trường 
Sư Phạm tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM. 
9. Nguyễn Văn Siêm, Tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 
10. Hồ Hữu Tính, Nguyễn Doãn Thành (2010), Thực trạng stress lo âu và những liên quan 
đến lo âu ở học sinh cấp 3 trường THPT Phan Bội Châu, Phan Thiết, Bình Thuận, Tạp chí Y học TP 
Hồ Chí Minh. 
11. Nguyễn Thị Vân (2017), Nghiên cứu thực trạng và giải pháp can thiệp tâm lý đối với tình 
trạng rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh. 
ANXIETY DISORDERS IN HIGH SCHOOL STUDENTS 
Abstract: Anxiety disorder is a disorder that can be easily encountered in high school 
students. It could be the consequence of the risk factors from learning activities, career 
orientation, communication, and physical development ... This article focuses on the 
concepts, identifying the manifestations of anxiety disorders and surveying, and 
assessing the situation of anxiety disorders in high school students. 
Keywords: Anxiety disorder, high school student, anxiety disorder in high school student. 

File đính kèm:

  • pdfroi_loan_lo_au_o_hoc_sinh_trung_hoc_pho_thong.pdf