Rối loạn chức năng điều hành trong giai đoạn trầm cảm ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Rối loạn chức năng điều hành trong giai đoạn trầm cảm ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường gặp

và đa dạng, trong thực hành lâm sàng hiện nay còn chưa được quan tâm và đánh giá đúng mức. Chúng tôi thực

hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 34 bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần từ 9/2017 tới 8/2018

với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn chức năng điều hành trong giai đoạn trầm cảm ở bệnh nhân rối loạn

cảm xúc lưỡng cực. Kết quả thu được: tỷ lệ rối loạn khả năng tư duy trừu tượng (79,4%), sự lưu loát lời nói và chậm

chạp tâm thần vận động (70,6%), khả năng lên kế hoạch (52,9%) và giải quyết vấn đề (47,1%). Suy giảm chức

năng điều hành gặp nhiều hơn ở nhóm bệnh nhân có trên 2 giai đoạn trầm cảm trong quá khứ, thời gian bị bệnh

từ dưới 36 tháng. Các triệu chứng rối loạn chức năng điều hành đa dạng, phong phú và thường gặp với tỷ lệ cao.

pdf 7 trang kimcuc 3140
Bạn đang xem tài liệu "Rối loạn chức năng điều hành trong giai đoạn trầm cảm ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Rối loạn chức năng điều hành trong giai đoạn trầm cảm ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Rối loạn chức năng điều hành trong giai đoạn trầm cảm ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
88 TCNCYH 119 (3) - 2019
RỐI LOẠN CHỨC NĂNG ĐIỀU HÀNH TRONG GIAI ĐOẠN TRẦM 
CẢM Ở BỆNH NHÂN RỐI LOẠN CẢM XÚC LƯỠNG CỰC
Nguyễn Viết Chung, Nguyễn Văn Tuấn
Trường Đại học Y Hà Nội
Rối loạn chức năng điều hành trong giai đoạn trầm cảm ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường gặp 
và đa dạng, trong thực hành lâm sàng hiện nay còn chưa được quan tâm và đánh giá đúng mức. Chúng tôi thực 
hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 34 bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần từ 9/2017 tới 8/2018 
với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn chức năng điều hành trong giai đoạn trầm cảm ở bệnh nhân rối loạn 
cảm xúc lưỡng cực. Kết quả thu được: tỷ lệ rối loạn khả năng tư duy trừu tượng (79,4%), sự lưu loát lời nói và chậm 
chạp tâm thần vận động (70,6%), khả năng lên kế hoạch (52,9%) và giải quyết vấn đề (47,1%). Suy giảm chức 
năng điều hành gặp nhiều hơn ở nhóm bệnh nhân có trên 2 giai đoạn trầm cảm trong quá khứ, thời gian bị bệnh 
từ dưới 36 tháng. Các triệu chứng rối loạn chức năng điều hành đa dạng, phong phú và thường gặp với tỷ lệ cao.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ khóa: rối loạn chức năng điều hành , rối loạn cảm xúc lưỡng cực, trầm cảm lưỡng cực
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai 
đoạn trầm cảm là một chẩn đoán thường gặp 
trong thực hành lâm sàng. Rối loạn đặc trưng 
bằng quá trình ức chế toàn bộ tâm thần, biểu 
hiện bằng hội chứng trầm cảm, giai đoạn này 
kéo dài ít nhất 2 tuần và trước đó phải có ít 
nhất một giai đoạn mà khí sắc biểu hiện bằng 
hội chứng hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ. 
Theo Grande và cộng sự (2016), rối loạn cảm 
xúc lưỡng cực gặp ở hơn 1% dân số thế giới 
nói chung, trong đó có 31% tới 52% đáp ứng 
với các tiêu chuẩn của một giai đoạn trầm cảm, 
cho thấy tỷ lệ rối loạn trầm cảm lưỡng cực cao 
và là một vấn đề sức khoẻ luôn được quan tâm 
của ngành y tế nói chung và của ngành tâm 
thần học nói riêng [1]. 
Rối loạn trầm cảm trong rối loạn cảm xúc 
lưỡng cực thường khởi phát sớm trong độ tuổi 
từ 18 đến 22 nên ảnh hưởng rất lớn đến việc 
học tập, sự phát triển trong nghề nghiệp, các 
chức năng gia đình và xã hội,... từ đó mang lại 
gánh nặng, tổn thất lớn về cả tinh thần và vật 
chất cho gia đình và xã hội. Một trong những 
nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng này 
được cho là do chức năng nhận thức bị suy 
giảm đặc biệt là các chức năng điều hành 
như lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, tư duy 
trừu tượng, [2 - 3]. Các triệu chứng này đều 
có thể được nhận biết bởi các bác sĩ điều trị, 
nhằm có biện pháp can thiệp và giúp bệnh 
nhân tuân thủ điều trị.
Trong những năm gần đây có một số lượng 
lớn các nghiên cứu trên thế giới đều chỉ ra rằng 
rối loạn nhận thức trong trầm cảm có thể nhận 
thấy trong các chức năng trí nhớ làm việc và 
các khía cạnh của chức năng điều hành [4 - 5]. 
Natalia và cộng sự nhận thấy các bệnh nhân 
rối loạn các chức năng điều hành càng nặng 
khi mức độ trầm cảm càng nặng [6]. Bệnh 
nhân suy giảm trong việc lập các kế hoạch, 
giải quyết vấn đề đến với mình, sử dụng ngôn 
ngữ, sắp xếp công việc, từ đó ảnh hưởng rất 
Tác giả liên hệ: Nguyễn Viết Chung, Trường Đại 
học Y Hà Nội
Email: nvchunghmu@gmail.com
Ngày nhận: 08/03/2019
Ngày được chấp nhận: 18/04/2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
89TCNCYH 119 (3) - 2019
lớn đến các hoạt động hàng ngày, các chức 
năng nghề nghiệp, gia đình, xã hội, khả năng 
thích ứng với môi trường xung quanh,... dẫn 
đến bệnh nhân càng có nhiều trải nghiệm khó 
khăn và căng thẳng, áp lực trong cuộc sống, 
kém tuân thủ điều trị và là nguy cơ cao dẫn đến 
tái phát của một giai đoạn bệnh tiếp theo [4].
Hiện tại ở Việt Nam chưa có nghiên cứu 
nào về chủ đề này, vì vậy chúng tôi thực hiện 
nghiên cứu với mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm 
sàng rối loạn chức năng điều hành trong giai 
đoạn trầm cảm ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc 
lưỡng cực điều trị nội trú.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP 
1. Đối tượng
34 bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn cảm 
xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm cảm 
theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD 10 điều trị 
nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần trong thời 
gian từ tháng 9/2017 đến tháng 8/2018. Loại 
trừ những bệnh nhân có tiền sử sa sút trí tuệ, 
bệnh nhân có tiền sử chậm phát triển tâm thần, 
bệnh nhân có tổn thương não được nhân thấy 
qua thăm khám trên lâm sàng, bệnh nhân hoặc 
người nhà không đồng ý tham gia vào nghiên 
cứu.
2. Phương pháp
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. 
Bệnh nhân nhập viện tại Viện Sức khỏe 
Tâm thần được bác sĩ bệnh phòng chẩn đoán 
rối loạn cảm xúc lưỡng cực giai đoạn trầm cảm 
sẽ được nghiên cứu viên đánh giá lại chẩn 
đoán bệnh theo tiêu chuẩn ICD - 10. Các bệnh 
nhân có chẩn đoán không phù hợp hoặc nghi 
ngờ chẩn đoán sẽ bị loại. Các đối tượng còn 
lại sẽ được đưa vào nghiên cứu khi họ được 
thông báo về mục tiêu của nghiên cứu, đồng 
thời có sự chấp thuận của bệnh nhân và gia 
đình. Bệnh nhân được đánh giá về các yếu 
tố nhân khẩu - xã hội học, đánh giá các chức 
năng điều hành trên lâm sàng ở thời điểm vào 
viện. 
Số liệu được phân tích, xử lý bằng phần 
mềm SPSS 20.0. Với các thuật toán tỷ lệ, giá 
trị trung bình.
3. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu 
phục vụ khoa học, nhằm nâng cao chất lượng 
chẩn đoán và điều trị bệnh; Loại hình nghiên 
cứu mô tả nên không ảnh hưởng hay can thiệp 
gì đến quá trình điều trị khách quan của bênh 
nhân; Nghiên cứu được hội đồng đề cương 
luận văn thạc sĩ Trường Đại học Y Hà Nội 
thông qua.
III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)
Giới
Nam 8 23,5
Nữ 26 76,5
Tuổi Tuổi trung bình 42,85 ± 15,70
Nơi sống
Thành thị 20 58,8
Nông thôn 14 41,2
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
90 TCNCYH 119 (3) - 2019
Đặc điểm Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)
Trình độ học vấn
THCS 9 26,5
THPT 7 20,6
Cao đẳng / đại học 18 52,9
Tình trạng hôn nhân
Chưa kết hôn 7 20,6
Đang kết hôn 24 70,6
Ly dị/goá 3 8,8
Hoàn cảnh sống
Sống một mình 1 2,9
Sống với gia đình 33 97,1
Chẩn đoán bệnh
F31.3 12 35,3
F31.4 10 29,4
F31.5 12 35,3
Số bệnh nhân nam chiếm 23,5%. Tổng số bệnh nhân nữ cao hơn gấp 3,26 lần so với tổng số 
bệnh nhân nam. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 42,85 ± 15,7. Số bệnh nhân sống ở 
thành thị chiếm tỷ lệ cao nhất (58,8%). Hơn một nửa số bệnh nhân có trình độ học vấn là học cao 
đẳng/đại học (52,9%). Số bệnh nhân đang kết hôn chiếm tỉ lệ cao nhất 70,6%; 1 trường hợp ly 
dị và 2 trường hợp góa. Hầu hết bệnh nhân sống với gia đình (97,1%). Tỷ lệ bệnh mức độ nặng 
chiếm 64,7%.
2. Đặc điểm lâm sàng rối loạn chức năng điều hành
Biểu đồ 1. Tỷ lệ rối loạn chức năng điều hành
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
91TCNCYH 119 (3) - 2019
Sự suy giảm khả năng tư duy trừu tượng chiếm tỷ lệ cao nhất 79,4%
Sự suy giảm sự lưu loát, chậm chạp tâm thần vận động, kiến tạo thị giác gần bằng nhau, với tỉ 
lệ tương đối, lần lượt là 70,6%; 70,63%; 67,6%
Sự suy giảm khả năng lên kế hoạch và giải quyết vấn đề chiếm tỉ lệ 52,9% và 47,1%.
Sự suy giảm khả năng tính toán chiếm tỉ lệ 41,2% và thấp nhất là khả năng sắp xếp với 20,6%
3. Đặc điểm rối loạn chức năng điều hành trên các nhóm bệnh nhân
Bảng 2. Tỷ lệ rối loạn chức năng điều hành trên các nhóm bệnh nhân
Rối loạn chức năng điều 
hành
Chậm chạp 
âm thần vận 
động (%)
Tư duy 
trừu 
tượng (%)
Lưu loát 
lời nói 
(%)
Tính 
toán 
(%)
Lên kế 
hoạch 
(%)
Mức độ trầm 
cảm
Mức độ vừa 66,7 58,3 41,7 66,7 58,3
Mức độ nặng 86,4 77,3 40,9 45,5 63,6
Số giai đoạn 
trầm cảm 
trong quá khứ
1 - 2 giai đoạn 76,9 38,5 38,5 46,2 57,7
> 2 giai đoạn 87,5 75 50 75 75
Số đợt tái 
phát bệnh
< 4 đợt 73,9 78,3 43,5 47,8 52,2
≥ 4 đợt 90,9 54,5 36,4 63,6 81,8
Thời gian bị 
bệnh
≤ 36 tháng 80 80 50 60 65
> 36 tháng 78,6 57,1 28,6 42,9 57,1
Trên nhóm bệnh nhân trầm cảm nặng có tỷ lệ rối loạn cao hơn: sự chậm chạp tâm thần vận 
động (86,4%), tư duy trừu tượng (77,3%), lên kế hoạch (63,6%)
Trên nhóm bệnh nhân có trên 2 giai đoạn trầm cảm trong quá khứ có tỷ lệ rối loạn các chức năng 
nhận thức cao hơn nhóm có 1 - 2 giai đoạn
Nhóm bệnh nhân có từ trên 4 đợt tái phát bệnh có tỷ lệ rối loạn các chức năng nhận thức cao 
hơn: sự chậm chạp tâm thần vận động (90,9%), Tính toán (63,6%), lên kế hoạch (81,8%).
Nhóm bệnh nhân có thời gian bị bệnh từ dưới 36 tháng có tỷ lệ rối loạn cao hơn ở tất cả các 
khía cạnh của chức năng điều hành.
IV. BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Trong 34 bệnh nhân nghiên cứu, tỷ lệ nữ 
gấp khoảng 3,26 lần so với nam. Kết quả này 
cũng phù hợp với nghiên cứu tổng quan của 
Arianna Diflorio và Ian Jones năm 2010, nữ 
giới có tỷ lệ cao hơn bị mắc RLCXLC II [7]. 
Độ tuổi trung bình của nhóm là 42,85 ± 15,7, 
kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của 
Lê Thị Thu Hà là 42,34 tuổi [8]. Mặt khác đây 
là độ tuổi trưởng thành với kết quả tỷ lệ đang 
kết hôn chiếm tỷ lệ cao nhất 70,6% và hầu hết 
bệnh nhân sống cùng gia đình 97,1%. Tỷ lệ 
bệnh nhân có trình độ học vấn Cao đẳng/đại 
học chiếm tỷ lệ cao nhất 52,9%, đây là nguồn 
nhân lực cho các vùng thành thị, phù hợp với tỷ 
lệ bệnh nhân sống ở thành thị chiếm tới 58,8%.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
92 TCNCYH 119 (3) - 2019
Đáng chú ý là bệnh nhân nặng chiếm 
64,7% ( 29,4% không có loạn thần, 35,3% có 
loạn thần). Có thể thấy, nhóm bệnh nhân rối 
loạn cảm xúc lưỡng cực giai đoạn trầm cảm 
điều trị nội trú thường ở mức độ nặng.
2. Đặc điểm rối loạn chức năng điều hành 
trong giai đoạn trầm cảm ở bệnh nhân rối 
loạn cảm xúc lưỡng cực
Suy giảm trong khả năng tư duy trừu tượng 
thường gặp nhất với tỷ lệ 79,4%, bệnh nhân 
khó khăn trong việc liên tưởng, hiểu ý nghĩa 
của các từ, sự giống và khác nhau giữa các 
khái niệm. Điều này ảnh hưởng tới việc bệnh 
nhân hiểu các câu chuyện, các giao tiếp hàng 
ngày và trong công việc. Trong nghiên cứu của 
chúng tôi, khi hỏi các bệnh nhân sự giống nhau 
giữa các khái niệm: “ quả cam” với “ quả chuối”, 
“ tàu hoả” với “xe đạp”; Bệnh nhân thường gặp 
khó khăn để liên tưởng và tìm ra các điểm 
chung giữa các khái niệm này. Thường người 
bệnh chỉ có khả năng nói rằng đều có màu 
vàng thay vì đều là hoa quả hay đều có bánh 
thay vì đều là phương tiện đi lại.
Chậm chạp tâm thần vận động gặp ở 
70,6% bệnh nhân, kết quả này cao hơn so với 
Gallagher và cộng sự (2014) là 34% [5]. Sở 
dĩ có sự khác biệt này là do nghiên cứu của 
Gallagher thực hiện trên đối tượng bệnh nhân 
có mức độ bệnh nhẹ hơn, Hamilton D trung 
bình 20 điểm và bệnh nhân không có triệu 
chứng loạn thần trong đợt bệnh này. Sự khác 
biệt về mức độ nặng bệnh cũng là yếu tố ảnh 
hưởng tới mức độ suy giảm nhận thức.
Suy giảm trong sự lưu loát lời nói gặp ở 
70,6% bệnh nhân, sự suy giảm này khiến 
bệnh nhân khó khăn trong giao tiếp hàng ngày, 
khó lựa chọn từ ngữ, khó diễn đạt ý định của 
mình. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của 
Basso và cộng sự (2002) [9], trong nghiên cứu 
này ông cũng thấy sự suy giảm về sự lưu loát 
lời nói ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực 
giai đoạn trầm cảm so với nhóm chứng khoẻ 
mạnh. Những rối loạn sự lưu loát về lời nói có 
nhiều dạng khác nhau, bao gồm sự bảo tồn, 
sự lặp lại những từ hoặc sự hình thành những 
từ ngữ không thuộc bảng cho sẵn. Sự suy 
giảm trong các bài kiểm tra sự lưu loát bằng 
lời nói nhìn chung là một chỉ điểm chẩn đoán 
tốt của rối loạn chức năng thùy trán, đặc biệt 
là bán cầu não trái. Tuy nhiên, một bài kiểm 
tra sự lưu loát về lời nói có thể cho thấy sự 
thay đổi hoặc những rối loạn chức năng của vỏ 
não thái dương trái hoặc vùng não trước trán 
trái. Herrmann và các đồng nghiệp cho thấy 
sự suy giảm sự lưu loát bằng lời nói ở những 
bệnh nhân bị trầm cảm có thể là do giảm 
oxyhemoglobin xung quanh thùy trán so với 
người khỏe mạnh. Tương tự như vậy, giảm lưu 
lượng máu và hoạt động trao đổi chất có thể 
có mối liên hệ giữa sự thay đổi nhận thức và 
trầm cảm, đặc biệt là ở người cao tuổi. Những 
liên kết các công việc khác làm giảm sự lưu 
loát lời nói đến các hoạt động thần kinh gần tối 
ưu xung quanh nhân đuôi và phần trán của các 
nếp cuộn thể trai ở bán cầu trái [10].
Khả năng kiến tạo thị giác bị rối loạn ở 
67,6% bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng 
tôi; bệnh nhân biểu hiện qua việc không thể vẽ 
lại được hình khối lập phương hay vẽ đồng hồ 
trong test MoCA. 
Rối loạn các chức năng nhận thức cao cấp 
khác như: Khả năng tính toán (41,2%), Lập kế 
hoạch (52,9%), giải quyết vấn đề (47,1%) và 
sắp xếp công việc (20,6%). Suy giảm ở những 
khía cạnh này ảnh hưởng trực tiếp đến khả 
năng làm việc của bệnh nhân về sự chính xác 
và hiệu quả trong công việc. Khả năng giải 
quyết vấn đề đang bị cản trở bởi những khó 
khăn trong việc tạo ra hệ thống các giải pháp 
có thể, do suy giảm trong việc lên kế hoạch, 
cũng như việc ra quyết định, kiểm nghiệm một 
điều gì đó. Điều này được cho là dựa trên nền 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
93TCNCYH 119 (3) - 2019
tảng hoạt động gần tối ưu của vỏ não trước 
trán bên đã bị suy giảm ở bệnh nhân rối loạn 
cảm xúc lưỡng cực trong giai đoạn trầm cảm 
[11].
3. Đặc điểm rối loạn chức năng điều hành 
ở các nhóm bệnh nhân
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy 
rằng tỷ lệ rối loạn các chức năng điều hành 
hầu hết gặp nhiều hơn trong nhóm bệnh nhân 
trầm cảm mức độ nặng so với nhóm mức độ 
vừa. Kết quả này của chúng tôi phù hợp với 
nghiên cứu của Natalia và cộng sự (2016) khi 
đánh giá trên 100 bệnh nhân rối loạn cảm xúc 
lưỡng cực trong giai đoạn trầm cảm, ông nhận 
thấy rằng các chức năng điều hành gặp nhiều 
hơn và nặng nề hơn trên nhóm bệnh nhân có 
mức độ trầm cảm nặng hơn. Trong nghiên cứu 
này ông cũng đưa ra kết luận rằng chính sự rối 
loạn nhận thức nặng hơn này dẫn đến chức 
năng chung về gia đình, xã hội và công việc 
của bệnh nhân bị suy giảm [6]. 
Tuy nhiên trong kết quả nghiên cứu của 
chúng tôi thấy rằng tỷ lệ rối loạn khả năng tính 
toán lại gặp cao hơn trên nhóm bệnh nhân 
trầm cảm mức độ vừa so với nhóm trầm cảm 
mức độ nặng. Sự khác biệt này có thể gợi ý 
một cơ chế rối loạn khả năng tính toán độc lập 
với mức độ trầm cảm và các chức năng điều 
hành khác. Chúng ta cần thêm những nghiên 
cứu để tìm hiểu thêm về khía cạnh này. Khả 
năng tính toán được đánh giá qua test 100 - 7, 
có thể khả năng tính toán này là khả năng đã 
được bệnh nhân rèn luyện qua nhiều năm học 
tập và làm việc và trở nên bền vững, nên nó 
khác biệt so với các chức năng điều hành khác 
và ít bị dao động hơn trong giai đoạn trầm cảm 
hiện tại của bệnh nhân.
Trong khi đó, rối loạn các chức năng điều 
hành gặp tỷ lệ cao hơn trong nhóm bệnh nhân 
có nhiều hơn các giai đoạn trầm cảm trong 
quá khứ, có nhiều đợt tái phát bệnh hơn và 
có thời gian bị bệnh từ dưới 36 tháng. Lý do 
các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi 
có thời gian bị bệnh từ dưới 36 tháng có tỷ lệ 
rối loạn các chức năng điều hành nhiều hơn 
là do nhóm bệnh nhân này trong nghiên cứu 
của chúng tôi gặp nhiều hơn các bệnh nhân 
trầm cảm mức độ nặng và có nhiều đợt tái phát 
bệnh hơn so với nhóm có thời gian bị bệnh trên 
36 tháng.
V. KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu đặc điểm rối loạn chức 
năng điều hành của 34 bệnh nhân rối loạn cảm 
xúc lưỡng cực trong giai đoạn trầm cảm điều 
trị nội trú; Rối loạn các chức năng điều hành 
thường gặp, đa dạng; Chức năng điều hành 
bị suy giảm nhiều hơn ở các bệnh nhân có 
trên 2 giai đoạn trầm cảm trong quá khứ. Tạo 
nên vòng xoắn bệnh lý giữa sự suy giảm chức 
năng điều hành và sự tái phát các giai đoạn 
trầm cảm.
Lời cảm ơn
Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Bộ 
môn Tâm thần Trường Đại học Y Hà Nội, Viện 
Sức khoẻ Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai đã 
cho phép và giúp đỡ chúng tôi thực hiện đề tài 
nghiên cứu.
Chúng tôi xin cam đoan nghiên cứu này 
không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào 
khác đã được công bố tại Việt Nam. Các số 
liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn 
chính xác, trung thực và khách quan, đã được 
sự xác nhận và chấp nhận của cơ sở nghiên 
cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Grande I, Berk M, Birmaher B et 
al (2016). Bipolar disorder. The Lancet, 
387(10027), 1561 – 1572.
2. Hilty D.M, Leamon M.H, Lim R.F et al 
(2006). A Review of Bipolar Disorder in Adults. 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
94 TCNCYH 119 (3) - 2019
Psychiatry (Edgmont), 3(9), 43 – 55.
3. Merikangas KR, Jin R, He J et al (2011). 
Prevalence and correlates of bipolar spectrum 
disorder in the world mental health survey 
initiative. Archives of General Psychiatry, 
68(3), 241 – 251.
4. Julita Ś và Alina B (2014). Cognitive 
functioning in a depressive period of 
bipolar disorder. Archives of Psychiatry and 
Psychotherapy, 16(4), 27 – 37.
5. Gallagher P, Gray J.M, Watson S et al 
(2014). Neurocognitive functioning in bipolar 
depression: a component structure analysis. 
Psychological Medicine, 44(5), 961 – 974.
6. Natalia S.K, Joana C.N, Pedro V.M et 
al (2016). Cognition and functioning in bipolar 
depression. Revista Brasileira de Psiquiatria, 
38(3), 201 – 206.
7. Diflorio A và Jones I (2010). Is sex 
important? Gender differences in bipolar 
disorder. International Review of Psychiatry, 
22(5), 437 – 452.
8. Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Kim Việt, 
Trần Hữu Bình và cộng sự (2018). Nhận xét 
một số đặc điểm thực trạng điều trị trầm cảm ở 
người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Y Học 
Việt Nam, 463(1), 165 – 169.
9. Michael R. Basso et al (2002). 
Neuropsychological Impairment among manic, 
depressed, and mixed-episode inpatients with 
bipolar disorder. Neuropsychology, 16, 84 – 91.
10. Okada G, Okamoto Y, Morinobu S et 
al (2003). Attenuated Left Prefrontal Activation 
during a Verbal Fluency Task in Patients with 
Depression. Neuropsychobiology, 47(1), 21 – 
26.
11. David B D., Russell A.B, Juliana E.P 
et al (2005). Dissociable Controlled Retrieval 
and Generalized Selection Mechanisms in 
Ventrolateral Prefrontal Cortex. Neuron, 47(6), 
907 – 918.
Summary
EXECUTIVE DYSFUNCTION IN A DEPRESSIVE PERIOD
 OF BIPOLAR DISORDER
Executive dysfunction in a depressive period of bipolar disorder is common and expressed 
as a variety of symproms. However, it has yet to receive much attention in research circles nor 
is it commonly assessed in clinical practice. A cross-sectional study was performed by recruiting 
34 in-patients at National Institute of Mental Health during 9/2017 – 8/2018 to describe clinical 
features of executive dysfunction in a depressive period of bipolar disorder. We obtained the 
following results: The rate of executive dysfunction: Abstraction (79.4%), verbal fluency and 
psychomotor retardation (70.6%), planning (52.9%), problem solve (47.1%). Executive dysfunction 
is more common in the group of patients who have had more than 2 depressive episodes in 
the past or the duration of disease is lower than 36 months. This study confirmed that clinical 
features of cognitive dysfunction among bipolar depressive patients were diverse and common.
Key words: executive dysfunction, bipolar disorder, bipolar depressive

File đính kèm:

  • pdfroi_loan_chuc_nang_dieu_hanh_trong_giai_doan_tram_cam_o_benh.pdf