Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên mầm non qua môn học “Phương pháp giúp trẻ khám phá môi trường xung quanh”

Bài báo đưa ra hoạt động nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên mầm non giúp sinh viên phát triển năng

lực nghề nghiệp cần thiết trong tương lai. Để nâng cao hiệu quả rèn luyện nghiệp vụ cho sinh viên mầm non qua môn “Phương pháp khám phá môi trường xung quanh”, sinh viên phải đạt được các yêu cầu kĩ năng sư phạm, nắm được nội dung chương trình môn “Phương pháp khám phá môi trường xung quanh” và nội dung, các con đường, các phương pháp, các biện pháp rèn luyện nghiệp vụ sư phạm qua môn “Phương pháp giúp trẻ khám phá môi trường xung quanh”. Đặc biệt sinh viên phải biết tổ chức các trò chơi trải nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh.

pdf 10 trang thom 09/01/2024 2761
Bạn đang xem tài liệu "Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên mầm non qua môn học “Phương pháp giúp trẻ khám phá môi trường xung quanh”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên mầm non qua môn học “Phương pháp giúp trẻ khám phá môi trường xung quanh”

Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên mầm non qua môn học “Phương pháp giúp trẻ khám phá môi trường xung quanh”
25
 Tập 12, Số 4, 2018Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Quy Nhơn, ISSN: 1859-0357, Tập 12, Số 4, 2018, Tr. 25-34
Email: vothituyetmai@qnu.edu.vn
Ngày nhận bài: 20/4/2018; Ngày nhận đăng: 10/6/2018
RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN MẦM NON QUA MÔN HỌC 
“PHƯƠNG PHÁP GIÚP TRẺ KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH”
VÕ THỊ TUYẾT MAI
Khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non, Trường Đại học Quy nhơn
TÓM TẮT
 Bài báo đưa ra hoạt động nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên mầm non giúp sinh viên phát triển năng 
lực nghề nghiệp cần thiết trong tương lai. Để nâng cao hiệu quả rèn luyện nghiệp vụ cho sinh viên mầm non 
qua môn “Phương pháp khám phá môi trường xung quanh”, sinh viên phải đạt được các yêu cầu kĩ năng 
sư phạm, nắm được nội dung chương trình môn “Phương pháp khám phá môi trường xung quanh” và nội 
dung, các con đường, các phương pháp, các biện pháp rèn luyện nghiệp vụ sư phạm qua môn “Phương 
pháp giúp trẻ khám phá môi trường xung quanh”. Đặc biệt sinh viên phải biết tổ chức các trò chơi trải 
nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh.
Từ khóa: Sinh viên Mầm non, Môn học, Phương pháp khám phá môi trường xung quanh.
ABSTRACT 
Pedagogical Training for Pre-school Education Students Through the Course 
“Methodologies for Kids to Explore Their Surroundings”
The article provides a pedagogical activity for preschool education students to help students develop 
necessary professional skills in the future. In order to improve the effectiveness of professional training for 
preschool education students through the course “Methodologies for Kids to Explore Their Surroundings”, 
students must meet the requirements of pedagogical skills and grasp the content of the program and the 
content, routes, methods, and pedagogical practices through the exploration of the surrounding environment. 
Particularly, students must know how to organize experiential games while exploring the science of the 
surrounding environment.
Keyworks: Pre-school Education Students, courses, Methodologies for Kids to Explore Their 
Surroundings.
1. Đặt vấn đề 
Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên là nội dung quan trọng trong chương trình đào 
tạo giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng, góp phần hình thành và phát triển năng 
lực nghề nghiệp cho giáo viên tương lai. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên sư phạm 
mầm non được thực hiện ở các học phần phương pháp dạy học và các hoạt động giáo dục khác. 
Trong đó, chủ yếu là các học phần phương pháp dạy học. Ở bài viết này, rèn luyện nghiệp vụ sư 
phạm trong môn “Phương pháp giúp trẻ khám phá môi trường xung quanh” ở trường mầm non 
nâng cao hiệu quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên mầm non. 
26
2. Nội dung
2.1. Kỹ năng nghề nghiệp và hoạt động khám phá môi trường xung quanh (KPMTXQ) ở 
mầm non
2.1.1. Năng lực nghề nghiệp của giáo viên
2.1.1.1. Năng lực
Năng lực là tổng hòa các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lí cá nhân như hứng thú, 
niềm tin, ý chí để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định. Các 
thành tố của năng lực là kiến thức, kĩ năng, thái độ, những phẩm chất tâm lý cá nhân nhằm thực 
hiện có hiệu quả nhiệm vụ trong bối cảnh thực tế.
Năng lực hành động có cấu trúc chung như sau:
2.1.1.2. Năng lực nghề nghiệp (NLNN)
Năng lực nghề nghiệp là tổng hòa các thành tố kiến thức, kĩ năng, thái độ, những phẩm 
chất tâm lý cá nhân cần thiết để hoàn thành được nhiệm vụ trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp. 
Năng lực nghề nghiệp được nhận biết qua: Kiến thức, kĩ năng, thái độ và các nguyên tắc cần thiết 
để thực hiện toàn bộ hoặc một số nội dung lao động nghề nghiệp cụ thể; việc đáp ứng được 
chuẩn đầu ra sản phẩm lao động mà chủ thể lao động tạo nên; việc thực hiện có thể đánh giá và 
xác định được. 
2.1.1.3. Năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non (GVMN)
Năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non bao gồm: Năng lực chẩn đoán về đối tượng 
giáo dục, năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển của đối tượng giáo dục, năng lực kiểm tra đánh giá, 
các năng lực chuyên biệt khác.
2.1.2. Yêu cầu kĩ năng sư phạm (chuẩn nghề nghiệp GVMN)
Kĩ năng sư phạm bao gồm các yêu cầu sau:
a. Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ: Theo năm học, tháng, tuần, ngày, phối hợp với cha 
mẹ học sinh.
2 
KIẾN 
THỨC 
2.1.1. Năng lực nghề nghiệp của giáo viên 
2.1.1.1. Năng lực 
Năng lực là tổng hòa các kiến thức, kĩ năng và cá thuộc tính tâm lí cá nhân như hứng thú, niềm 
tin, ý chí để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định. Các thành tố của 
năng lực là kiến thức, kĩ năng, thái độ, những phẩm chất tâm lý cá nhân nhằm thực hiện có hiệu quả 
nhiệm vụ trong bối cảnh thực tế. 
 Năng lực hành động có cấu trúc chung như sau: 
2.1.1.2. Năng lự nghề nghiệp (NLNN) 
 Năng lực nghề nghiệp là tổng hòa các thành tố kiến thức, kĩ năng, thái độ, những phẩm chất tâm 
lý cá nhân cần thiết để hoàn thành được nhiệm vụ trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp. Năng lực 
nghề nghiệp được nhận biết qua: Kiến thức, kĩ năng, thái độ và các nguyên tắc cần thiết để thực hiện 
toàn bộ hoặc một số nội dung lao động nghề nghiệp cụ thể.; việc đáp ứng được chuẩn đầu ra sản phẩm 
lao động mà chủ thể lao động tạo nên; việc thực hiện có thể đánh giá và xác định được. 
2.1.1.3. Năng lực nghề nghiệp của giáo viên ầm non (GVMN) 
Năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non bao gồm: Năng lực chẩn đoán về đối tượng giáo 
dục, năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển của đối tượng giáo dục, năng lực kiểm tra đánh giá, các năng 
lực chuyên biệt khác. 
2.1.2. Yêu cầu kĩ năng sư phạm (chuẩn nghề nghiệp GVMN) 
Kĩ năng sư p ạm bao gồm các yêu cầu sau: 
KHẢ NĂNG
NĂNG LỰC 
KĨ 
NĂNG HÀNH VI 
THÁI ĐỘ 
Võ Thị Tuyết Mai
27
 Tập 12, Số 4, 2018
b. Tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ: Tổ chức nhóm, lớp, giấc 
ngủ, bữa ăn đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm, hướng dẫn kĩ năng tự phục vụ.
c. Tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ: Theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực, sáng 
tạo của trẻ, phù hợp điều kiện nhóm, lớp; sử dụng đồ dùng, đồ chơi vào hoạt động giáo dục.
d. Quản lí lớp học: Đảm bảo an toàn cho trẻ, quản lí và sử dụng hồ sơ, sổ sách cá nhân, bảo 
quản đồ dùng, đồ chơi phù hợp mục đích giáo dục. 
e. Kĩ năng giao tiếp: Ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng.
 2.2. Nội dung chương trình “Phương pháp giúp trẻ khám phá MTXQ”
2.3. RLNVSP cho SVMN qua môn “Phương pháp giúp trẻ khám phá MTXQ”
2.3.1. Nội dung rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (RLNVSP)
2.3.1.1. Nội dung 1: Xây dựng môi trường học tập tốt cho trẻ
a. Mục đích: Tạo hứng thú cho trẻ khám phá MTXQ và tự tìm ra kiến thức mới dưới sự 
hướng dẫn của cô giáo.
b. Cách làm: Tìm hiểu nội dung các chủ đề và tìm các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, có 
màu sắc đẹp, phù hợp với nội dung của bài và đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. 
Ví dụ: Khi dạy về chủ đề “Những con vật sống trong rừng”, sinh viên (SV) phải trang trí 
những chú thỏ con, nai, hươu, hổ, sư tử... với những cây xanh và những bông hoa khoe sắc. Khi 
dạy về chủ đề “Trường mầm non của cháu” SV phải trang trí trường mầm non với nhiều hàng cây 
xanh và lớp học, cô giáo đang vui đùa với các bạn nhỏ dưới hàng cây...
2.3.1.2. Nội dung 2: Tạo góc tạo hình
a. Mục đích: Giúp trẻ lấy và sử dụng các đồ dùng trong hoạt động tạo hình được thuận tiện 
và dễ dàng.
b. Cách làm: Làm các góc tạo hình bằng các đồ dùng, nguyên vật liệu với từng mảng kiến 
thức như: Giấy màu, đất nặn, bút chì...
3 
 Nội dung chương trình “Phương pháp giúp trẻ khám phá MTXQ” 
2.2. RLNVSP cho SVMN qua môn “Phương pháp giúp trẻ khám phá MTXQ” 
2.2.1. Nội dung rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (RLNVSP) 
2.2.1.1. Nội dung 1: Xây dựng môi trường học tập tốt cho trẻ 
a. Mục đích: Tạo hứng thú cho trẻ khám phá MTXQ và tự tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng 
dẫn của cô giáo. 
b. Cách làm: Tìm hiểu nội dung các chủ đề và tìm các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu 
sắc đẹp, phù hợp với nội dung của bài và đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. 
Ví dụ: Khi dạy về chủ đề “Những con vật sống trong rừng”, sinh viên (SV) phải trang trí những 
chú thỏ con, nai, hươu, hổ, sư tử... với những cây xanh và những bông hoa khoe sắc. Khi dạy về chủ 
đề “Trường mầm non của cháu” SV phải trang trí trường mầm non với nhiều hàng cây xanh và lớp 
học, cô giáo đang vui đùa với các bạn nhỏ dưới hàng cây ... 
2.3.1.2. Nội dung 2: Tạo góc tạo hình 
a. Mục đích: Giúp trẻ lấy và sử dụng các đồ dùng trong hoạt động tạo hình được thuận tiện và dễ 
dàng. 
b. Cách làm: làm các góc tạo hình bằng các đồ dùng, nguyên vật liệu với từng mảng kiến thức 
như: giấy màu, đất nặn, bút chì... 
2.3.1.3. Nội dung 3: Xây dựng các góc học tập trong hoạt động khám phá. 
SV bố trí các lô tô và loại sách vẽ các con vật sống dưới nước, con vật sống trong rừng, con vật 
nuôi trong gia đình, các loài chim; các cây sống dưới nước, các cây sống trong rừng... vào từng ô lớn. 
Mỗi ô, SV đều ghi kí hiệu riêng để trẻ dễ nhận biết. Trong góc thiên nhiên, xây dựng một vườn hoa 
gồm các chậu hoa, cây cảnh nhỏ, các giàn leo như mướp, bầu, bằng các vật liệu xốp, giấy, nhựa... để 
trẻ quan sát về thiên nhiên và biết cách chăm sóc, bảo vệ. 
2.3.1.4. Nội dung 4: Làm các đồ dùng, đồ chơi, các con vật từ các sản phẩm tái chế. 
PP KP MTXQ 
KHÁM PHÁ KHOA HỌC KHÁM PHÁ XÃ HỘI 
Các bộ phận 
 cơ thể 
Đồ vật, đồ chơi, 
các phương tiện 
giao thông 
Động vật và thực vật 
Một số hiện tượng tự nhiên 
Trường MN 
Trường TH 
Nghề nghiệp 
Danh lam 
thắng cảnh 
Bản thân 
Gia đình 
Họ hàng 
Cộng đồng 
Lễ hội 
Quê 
hương 
đất 
nước 
Sự 
kiện 
văn 
hóa. 
28
2.3.1.3. Nội dung 3: Xây dựng các góc học tập trong hoạt động khám phá.
SV bố trí các lô tô và loại sách vẽ các con vật sống dưới nước, con vật sống trong rừng, con 
vật nuôi trong gia đình, các loài chim; các cây sống dưới nước, các cây sống trong rừng... vào từng 
ô lớn. Mỗi ô, SV đều ghi kí hiệu riêng để trẻ dễ nhận biết. Trong góc thiên nhiên, xây dựng một 
vườn hoa gồm các chậu hoa, cây cảnh nhỏ, các giàn leo như mướp, bầu, bằng các vật liệu xốp, 
giấy, nhựa... để trẻ quan sát về thiên nhiên và biết cách chăm sóc, bảo vệ.
2.3.1.4. Nội dung 4: Làm các đồ dùng, đồ chơi, các con vật từ các sản phẩm tái chế.
SV dùng vỏ chai nhựa, chiếc dép bằng xốp, vỏ hộp sữa... Sau đó sắp xếp bố cục ở góc học 
tập hợp lý; giúp trẻ so sánh phân loại rõ ràng, phát triển ngôn ngữ, rèn luyện phát âm, kích thích 
lòng ham học ở trẻ trong hoạt động khám phá MTXQ.
2.3.1.5. Nội dung 5: Tìm hiểu và vận dụng nhiều trò chơi sáng tạo. 
SV vận dụng trò chơi xây dựng, vận động, rung huy chương vàng, ai nhanh hơn, ai thông 
minh hơn... để giúp trẻ hứng thú trong học tập, tạo môi trường học tập thoải mái và vui vẻ. Trong 
quá trình chơi cần kết hợp sử dụng các phương tiện trực quan phù hợp với mục tiêu, nội dung bài 
dạy, đảm bảo tính thẩm mĩ, an toàn và có tính giáo dục đối với trẻ.
2.3.1.6. Nội dung 6: Bồi dưỡng cho trẻ cá biệt
Trong quá trình thực hành giáo dục, SV trao đổi với phụ huynh trong giờ đưa đón trẻ và nhờ 
phụ huynh cùng làm đồ dùng, đồ chơi cùng với trẻ để giúp trẻ chủ động, sáng tạo trong hoạt động 
khám phá MTXQ. Cô giáo cần quan tâm, động viên, khuyến khích trẻ trong giờ học và trong các 
hoạt động góc, hoạt động ngoài trời để trẻ hứng thú khám phá MTXQ.
2.3.1.7. Nội dung 7: Khơi nguồn sáng tạo cho trẻ bằng biện pháp đàm thoại
Trong quá trình tổ chức hoạt động khám phá MTXQ, SV đàm thoại với trẻ về các vấn đề 
mà trẻ chưa biết để trẻ hình thành ra các sự vật hiện tượng và nhớ lại các kiến thức liên quan. Qua 
đó, hình thành ở trẻ khả năng chú ý có chủ định, trả lời câu hỏi, củng cố vốn từ và làm sâu sắc 
những biểu tượng mà trẻ tri giác được. Đồng thời giúp trẻ hệ thống lại các tri thức mà trẻ lĩnh hội 
qua các phương tiện trực quan.
2.3.1.8. Nội dung 8: Rèn luyện kĩ năng giao tiếp.
SV cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp và ứng xử với trẻ phải nhẹ nhàng, âu yếm, mềm mỏng 
và nghiêm để giáo dục trẻ; giao tiếp tốt với phụ huynh và đồng nghiệp; biết làm chủ cảm xúc bản 
thân và xây dựng hình ảnh đẹp trước trẻ.
2.3.2. Các con đường RLNVSP cho SVMN qua môn Khám phá MTXQ 
Kết quả RLNVSP cho SV góp phần thực hiện nhiệm vụ quan trọng của công tác đào tạo 
trong trường sư phạm, đó là hình thành và phát triển năng lực sư phạm (NLSP) cho SV. NLSP là 
tổ hợp những thuộc tính tâm lí mang tính phức tạp cho phép con người có khả năng thực hiện các 
hoạt động sư phạm có kết quả. NLSP là một bộ phận hợp thành trong cấu trúc chung của nhân 
cách nhà sư phạm. 
Võ Thị Tuyết Mai
29
 Tập 12, Số 4, 2018
Cấu trúc NLSP bao gồm một hệ thống các tri thức và kĩ năng về nghề nghiệp sư phạm. 
NLSP gồm các năng lực truyền đạt, các năng lực tổ chức, các năng lực nhận thức và các năng lực 
sáng tạo. Hình thành NLSP cho SV bằng những con đường sau: 
2.3.2.1. Đào tạo tại trường đại học
Tại trường đại học, SV đã được giảng viên truyền thụ các tri thức về lý luận cơ bản, một số 
khái niệm, mục đích, nhiệm vụ, nguyên tắc, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức đánh 
giá của giáo trình “Phương pháp giúp trẻ khám phá MTXQ”. SV tự nghiên cứu các giáo trình và 
tài liệu tham khảo. 
Trong quá trình học, SV cần phải học cách tư duy, cách phân tích vấn đề về MTXQ, học 
cách sáng tạo, cách so sánh và đối chiếu giữa các giáo trình “Phương pháp giúp trẻ khám phá 
MTXQ” của các tác giả khác nhau, cách nhận xét và phê phán để kiểm tra nguồn thông tin. Qua 
đó, hình thành và rèn luyện cho sinh viên kĩ năng lập kế hoạch, tổ chức hoạt động khám phá 
MTXQ, đánh giá hoạt động dưới các hình thức khác nhau một cách độc lập sáng tạo, hiệu quả 
theo chương trình giáo dục mầm non mới để hình thành KNSP cho mình.
Trong giờ thực hành tại lớp, SV tập soạn giáo án tập giảng bài “Khám phá MTXQ” trước 
lớp. Tập đánh giá giờ dạy của mình và của bạn dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Đây là con 
đường quan trọng và cơ bản để các SV nắm vững kiến thức môn học “Phương pháp giúp trẻ khám 
phá MTXQ” và giảng dạy sau này.
2.3.2.2. Thực tập giáo dục ở trường mầm non
Thực hành giáo dục tạo điều kiện cho SV sớm được luyện tập các KNSP, làm quen nội 
dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động khám phá MTXQ, giáo dục trong và ngoài lớp, 
một số kĩ thuật dạy học đặc trưng của môn học khám phá MTXQ, bậc học, ngành học và kĩ năng 
thực tập năm 3 và năm 4. 
Trước khi tiến hành hoạt động dự giờ tại trường mầm non, giảng viên yêu cầu SV soạn giáo 
án cho hoạt động Khám Môi trường xung quanh. Tại trường mầm non, các bạn được dự giờ giáo 
viên mầm non tổ chức hoạt động khám phá Môi trường xung quanh, hoạt động ngoài trời ở các 
độ tuổi 3 - 4 tuổi; 4 - 5 tuổi; 5 - 6 tuổi. 
Sau mỗi hoạt động vừa dự, SV được trao đổi cùng giáo viên về nội dung, phương pháp, 
hình thức tổ chức hoạt động khám phá MTXQ để làm sáng tỏ các vấn đề các bạn còn băn khoăn, 
được các cô chỉ bảo tận tình, truyền cho những kinh nghiệm quý báu trong nghề nghiệp. Đây 
là những bước khởi đầu giúp SV hiểu rõ hơn về thực tế nghề nghiệp, có thêm kinh nghiệm và 
tích lũy năng lực giảng dạy trong RLNVSP, thực hiện tốt việc giảng dạy bộ môn Khám phá Môi 
trường xung quanh, đáp ứng được mục tiêu của học phần.
Qua thực tập sư phạm, SV nghe báo cáo, tìm hiểu cơ cấu tổ chức của trường mầm non, chức 
năng của các thành viên tham gia hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở trường mầm non; quan sát 
chế độ sinh hoạt ngày của trẻ ở trường mầm non và tổ chức rút kinh nghiệm; bước đầu phối hợp 
với giáo viên mầm non tổ chức các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở trường mầm non; tìm 
hiểu đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mầm non. SV được tổ chức 2 hoạt động học có chủ đích cho trẻ 
mẫu giáo, 2 hoạt động chơi - học tập với trẻ em lứa tuổi nhà trẻ; tổ chức 1 hoạt động với đồ vật 
và 1 buổi hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo về các lĩnh vực giáo dục mà SV đã được học lí thuyết.
30
Thực tập làm công tác chủ nhiệm lớp: Mỗi SV cần chủ động thực hiện các công việc trong 
lớp thực tập, tổ chức chế độ sinh hoạt ngày ở lớp nhà trẻ và lớp mẫu giáo; tổ chức hoạt động ngoài 
trời cho trẻ mẫu giáo; tổ chức buổi lễ hội với trẻ trong lớp. Chính vì vậy, các em phải nghiên cứu 
và xây dựng quy trình rèn luyện. Muốn vậy, SV phải có các bước sau:
+ Bước 1: Xác định nội dung RLNVSP với kĩ năng thiết kế, kĩ năng thực hiện, kĩ năng đánh 
giá kết quả thực hiện hoạt động khám phá MTXQ thông qua hoạt động chăm sóc, giáo dục; hoạt 
động góc, hoạt động vui chơi ngoài thiên nhiên, hoạt động dinh dưỡng theo từng chủ đề.
+ Bước 2: Dự giờ tổ chức hoạt động khám phá MTXQ tại trường mầm non để nắm được các 
bước tổ chức hoạt động: Hoạt động khởi động - gây hứng thú, hoạt động khám phá - trải nghiệm, 
hoạt động củng cố - kết thúc; cách lồng ghép giáo dục môi trường trong bài giảng tùy theo chủ đề; 
cách xử lý các tình huống sư phạm; cách rèn luyện phát âm và sửa sai cho trẻ. Từ đó, các em rút 
kinh nghiệm trong cách tổ chức hoạt động khám phá MTXQ sau này.
+ Bước 3: Quan sát các hoạt động khám phá MTXQ của trẻ, giúp giáo viên tổ chức hoạt 
động khám phá để làm quen với trẻ, quan sát cách giáo viên chuyển từ hoạt động này sang hoạt 
động khác bằng bài hát, bằng câu chuyện kể hay trò chơi để gây hứng thú cho trẻ.
+ Bước 4: Tìm hiểu đặc điểm, tâm sinh lí của trẻ trong các buổi thực hành và kiến tập ở các 
trường mầm non. Ở mỗi giai đoạn phát triển trẻ đều có những đặc điểm tâm sinh lý không giống 
nhau. Hiểu được những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ sẽ giúp SV có thể giao tiếp với trẻ được tốt 
hơn, phát huy được những tiềm năng của trẻ. Trong giai đoạn này nhận thức của trẻ bắt đầu được 
hình thành nên trẻ bắt đầu học hỏi việc quan sát thế giới xung quanh mình, tìm hiểu các sự vật hiện 
tượng. Điều này sẽ giúp SV tổ chức cho trẻ khám phá trải nghiệm MTXQ và trẻ biết vận dụng các 
kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế.
2.3.2.3. Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng
Tự học, tự bồi dưỡng là phương thức tốt nhất giúp SV tiến bộ, trưởng thành, có đủ phẩm 
chất và năng lực sư phạm. Để quá trình tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn về hoạt động khám phá 
MTXQ, nghiệp vụ sư phạm đạt kết quả cao, SV phải tích cực, tự giác và xác định nội dung tự học, 
tự bồi dưỡng phù hợp. SV không chỉ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ mà còn phải bồi dưỡng 
về đạo đức, tác phong, kĩ năng sư phạm. SV bồi dưỡng qua nghiên cứu tài liệu, sách báo, thông 
tin trên Internet kiến thức khám phá MTXQ và các tài liệu liên quan để nâng cao chất lượng 
dạy học sau này. Trong quá trình tự học, tự bồi dưỡng, SV phải biết tự kiểm tra, đánh giá những 
gì mình làm được và chưa làm được để đạt mục tiêu bồi dưỡng.
2.3.3. Phương pháp tổ chức RLNVSP cho SV mầm non
2.3.3.1. Làm việc nhóm 
Các bạn SV trong lớp làm việc nhóm để hoàn thành công việc được giao như học tập, 
nghiên cứu môn “Phương pháp giúp trẻ khám phá MTXQ” và mang lại nhiều hiệu quả. Trong 
nhóm các bạn cần một người làm trưởng nhóm, phải phân chia công việc đồng đều và đúng theo 
năng lực của từng thành viên. Các bạn trong nhóm phải có ý thức và trách nhiệm trong vấn đề học 
tập nghiên cứu. Qua làm việc nhóm, các bạn sẽ chia sẻ công việc và nhiệm vụ, tiết kiệm thời gian, 
học thêm nhiều kiến thức từ thành viên khác.
Võ Thị Tuyết Mai
31
 Tập 12, Số 4, 2018
2.3.3.2. Sử dụng công nghệ thông tin và khai thác Internet
SV sử dụng công nghệ thông tin bằng cách chọn lọc, tổng hợp, kết nối thành những bài học 
về khám phá MTXQ phù hợp với mục tiêu và nội dung chương trình bộ môn. Trong quá trình 
học, tương tác với giáo viên bằng hộp thư điện tử, hội thoại trực tuyến về các vấn đề liên quan 
đến môn học khám phá MTXQ.
SV lập các trang web theo từng nhóm để upload các tài liệu “Phương pháp giúp trẻ khám 
phá MTXQ”, các giáo án điện tử và các tài liệu tham khảo khác cho chính mình, mở các diễn đàn 
trao đổi trực tuyến với sinh viên và giáo viên. SV biết sử dụng các phương tiện trực quan trong tổ 
chức hoạt động cho trẻ khám phá MTXQ như: vật thật, mẫu ngâm, mẫu nhồi, đồ chơi, tranh ảnh, 
mô hình, băng hình, các bộ sưu tập, bản đồ, bức tranh, tranh chân dung, hình vẽ lên bảng hay thí 
nghiệm, phim điện ảnh, băng video.
2.3.3.3. Thiết kế bài giảng power point
SV biết thiết kế bài giảng hoạt động khám phá MTXQ bằng power point để tạo nên tính 
tương tác với trẻ, kiểm tra trẻ bằng cách trắc nghiệm, tạo sự hứng thú, sự thân thiện đối với trẻ. 
Trong quá trình thiết kế, SV có thể sử dụng các hình ảnh trực quan sinh động như: sơ đồ, bảng 
chiếu giúp trẻ tiếp cận kiến thức hoạt động Khám phá MTXQ dễ dàng hơn và góp phần nâng cao 
chất lượng dạy học theo hướng tích cực.
2.3.4. Biện pháp RLNVSP cho SVMN
- Biện pháp 1: Đi thực tế trường mầm non sẽ giúp các em tiếp xúc với trẻ nhiều hơn. Qua 
đó, các em có thêm kĩ năng thực tiễn, kĩ năng ứng xử với các tình huống sư phạm trong tổ chức 
hoạt động khám phá MTXQ và kĩ năng nghề nghiệp. Đồng thời hình thành cho SV tình yêu nghề, 
mến trẻ, hoàn thiện nhân cách của chính mình. Nhờ hoạt động RLNVSP thường xuyên tại trường 
mầm non giúp đào tạo SV có kết quả cao.
- Biện pháp 2: Sử dụng các băng đĩa, mẫu giờ dạy hoạt động KPMTXQ ở trường mầm non 
để tập giải quyết các tình huống sư phạm. Đây là biện pháp tích cực giúp SV RLNVSP.
- Biện pháp 3: Cập nhật thường xuyên các phương pháp - biện pháp mới để tổ chức hoạt 
động khám phá MTXQ.
Qua các giờ thực hành, kiến tập, các kênh truyền thông, từ giáo viên SV sẽ cập nhật các 
phương pháp - biện pháp mới về KPMTXQ để các em chủ động, tự tin trong giảng dạy sau này.
- Biện pháp 4: Rèn luyện nghiệp vụ môn “Phương pháp giúp trẻ khám phá MTXQ” thường 
xuyên, liên tục.
Kế hoạch RLNVSP môn “Phương pháp giúp trẻ khám phá MTXQ” phải được rèn luyện 
thường xuyên ở trường Đại học, các hội thi nghiệp vụ, tự rèn luyện cá nhân, nhóm có sự hướng 
dẫn của giảng viên.
- Biện pháp 5: SV tập xây dựng các trò chơi trải nghiệm cho các chủ đề trong khám phá 
MTXQ.
a. Trò chơi trong hạt có gì?
- Mục đích: Giúp trẻ biết được đặc điểm của hạt, trong hạt có mầm cây. Nếu gieo hạt và 
chăm sóc hạt sẽ nảy mầm thành cây con.
32
- Đối tượng: Các trẻ từ mẫu giáo bé đến mẫu giáo lớn.
- Chuẩn bị: Một vài loại hạt như hạt đậu, hạt bưởi, hạt lạc.
- Các tiến hành: Ngâm hạt vào nước ấm qua đêm, cho trẻ đoán xem trong hạt có gì? Bóc 
vỏ và tách ra làm đôi, cho trẻ quan sát và nhận xét.
Với trẻ mẫu giáo lớn, cô giáo cho mỗi trẻ tự chọn hạt và làm thực nghiệm, sau đó để trẻ nói 
kết quả của chính mình.
- Giải thích và kết luận: Trong hạt có cây con tí xíu. Cây con tí xíu đó chính là mầm cây. 
Nếu gieo hạt xuống đất, mầm cây sẽ mọc thành cây con.
b. Gieo hạt
+ Mục đích: Cho trẻ thấy cây cần thức ăn và nước, ánh sáng mặt trời để cây mọc thành cây con.
+ Đối tượng: Các trẻ từ mẫu giáo nhỡ đến mẫu giáo lớn.
+ Chuẩn bị: Một vài hạt đậu xanh, 2 khay nhỏ, một ít bông thấm nước.
+ Cách tiến hành:
Ngâm hạt vào nước ấm khoảng 2 giờ. Lấy hạt ra đặt trong những miếng bông thấm nước để 
trong khay. Hàng ngày cho trẻ tưới nước và quan sát vào một khay. Tại khay này, hạt sẽ nảy mầm 
và lớn dần. Khay kia không tưới nước, hạt sẽ không nảy mầm.
Cho trẻ đoán và giải thích tại sao hạt gieo trên miếng bông ẩm có nước, hạt có thể nảy mầm 
thành cây. Còn hạt gieo trên miếng bông khô, hạt không nảy mầm được.
Đối với trẻ mẫu giáo lớn, cho trẻ tự làm thí nghiệm và nói về kết quả mà mình đã quan sát.
+ Giải thích và kết luận: Trong hạt có thức ăn và trong miếng bông có nước uống cho cây non 
nên hạt đã nảy mầm. Còn khay không tưới nước, hạt không có nước uống nên hạt không nảy mầm.
c. Trò chơi làm một cầu vồng
+ Mục đích: Cho trẻ biết ánh sáng đi xuyên qua nước (chất trong suốt). Khi đi qua nước, 
ánh sáng tạo nên cầu vồng có nhiều màu sắc khác nhau.
+ Đối tượng: Các trẻ mẫu giáo nhỡ đến mẫu giáo lớn.
+ Chuẩn bị: Một cái chậu, 1 miếng bìa trắng, kính soi, kính lúp.
+ Cách tiến hành: Chọn một ngày nắng, đổ nước vào chậu. Sau đó để gương vào trong chậu 
nước, sao cho ánh sáng mặt trời rọi vào trong gương. Đưa miếng bìa trắng ra trước gương và di 
chuyển nó cho đến khi cầu vồng xuất hiện trên tấm bìa. Khi gương và tấm bìa đã đúng vị trí, trẻ 
dùng đất sét gắn chặt cái gương lại.
+ Giải thích và kết luận: Ánh sáng mặt trời rọi vào gương qua lớp nước bị tách ra thành các 
luồng sáng (các màu), phản chiếu ngược lại lên tấm bìa khiến bé nhìn thấy một hình ảnh giống 
như cầu vồng.
d. Trò chơi bong bóng trong đất
- Mục đích: Giúp trẻ biết không khí có ở khắp nơi, có ở chỗ rỗng của mọi vật.
- Đối tượng: Từ mẫu giáo nhỡ đến mẫu giáo lớn.
- Chuẩn bị: Một chậu nước, một ít đất cục khô.
- Cách tiến hành: Cho trẻ thả nhẹ cục đất vào chậu nước và quan sát hiện tượng: Từ trong 
đất có những bong bóng đang đi lên.
- Giải thích và kết luận: Không khí có ở khắp nơi, ngay cả ở trong đất. Khi thả cục đất khô 
Võ Thị Tuyết Mai
33
 Tập 12, Số 4, 2018
vào nước, nước ngấm vào trong đất, không khí không còn chỗ nên nổi thành những bong bóng đi 
lên khỏi mặt nước.
e. Giọt nước và đồng xu
- Mục đích: Cho trẻ hiểu rõ thêm về sức căng bề mặt nước.
- Chuẩn bị: Dụng cụ nhỏ giọt, đồng xu, nước.
- Cách tiến hành: Cho trẻ dùng ống nhỏ, nhỏ nhẹ thành từng giọt, từng giọt vào đồng xu. 
Mặt nước ở đồng xu ngày càng cao nhưng không tràn ra ngoài.
- Giải thích và kết luận: Các giọt nước hòa vào nhau, tạo thành một sự liên kết, níu giữ 
nhau. Nếu quá nhiều nước, sức căn của bề mặt nước bị phá vỡ nên nước sẽ tràn ra.
Qua các chủ đề, SV xây dựng nhiều trò chơi trải nghiệm để trẻ khám phá và tìm ra kiến 
thức mới.
- Biện pháp 6: Tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non.
SV cùng giáo viên tổ chức các trò chơi: Cầu trượt, xích đu, thú nhún, mèo đuổi chuột, đánh 
bóng, vẽ phấn trên sân giúp trẻ nhanh nhẹn, thích ứng với MTXQ, hòa mình vào cỏ cây hoa lá, 
gió cát qua hoạt động khám phá. Qua đó, trẻ dần phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm xã hội nhằm 
phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
- Biện pháp 7: Tổ chức các buổi lễ hội cho trẻ.
SV cùng với các giáo viên thực tập tổ chức các buổi lễ hội theo các chủ đề. Ví dụ: Chủ đề - 
Trường mầm non gắn liền với khai giảng năm học mới và Tết Trung thu, Tết Thiếu nhi ngày 1/6. 
Qua chủ đề lễ hội này giúp trẻ phát triển trí tuệ thể chất, giáo dục đạo đức thẩm mỹ, tình yêu thầy 
cô, bạn bè và ngôi trường thân yêu của mình. Chủ đề - Nghề nghiệp gắn liền với ngày “Nhà giáo 
Việt Nam 20/11” để trẻ thể hiện lòng biết ơn đối với cô giáo. Chủ đề - Thế giới thực vật gắn với 
“Ngày tết nguyên đán” để trẻ biết được ngày tết là ngày sum họp của mọi người trong gia đình 
với tình cảm yêu thương.
Với mỗi chủ đề, SV phải có kế hoạch tổ chức ngày lễ, chủ động sáng tạo tổ chức hoạt động 
phù hợp với điều kiện năng lực của trẻ, của nhà trường. Cô và bé phải biết làm đồ dùng, đồ chơi, 
các con vật, cây cối, quà mừng phù hợp với từng chủ đề để trang trí lớp học.
3. Kết luận
Rèn luyện nghiệp vụ cho sinh viên mầm non trong tổ chức khám phá MTXQ là quan trọng 
và cần thiết. Qua đó, hình thành phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cho các em, phát huy được 
năng lực tự học, tự nghiên cứu; giúp các em trở thành những giáo viên mầm non vừa hồng vừa 
chuyên, góp phần thực hiện nhiệm vụ đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non có chất lượng cao, đáp 
ứng những yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non.
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn tổ chức hoạt động chương trình mầm non, Nxb Giáo dục 
Việt Nam, (2014).
2. Đào Thanh Âm, Giáo dục học mầm non tập 1, 2, 3, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, (1995).
3. Hà Thị Phương, Giáo trình lý luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung 
quanh, Nxb Đại học Sư phạm, (2006).
34
4. Hà Thị Phương, Lý luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh, Nxb 
Đại học Sư phạm, (2014).
5. Hoàng Đức Minh, Nguyễn Thị Mỹ Trinh (Đồng chủ biên), Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức 
danh nghề nghiệp GVMN hạng III, Nxb Giáo dục Việt Nam, (2017).
6. Lê Thị Ninh, Giáo trình phương pháp cho trẻ làm quen môi trường xung quanh, Nxb Đại học Sư 
phạm, (2008).
7. Nguyễn Thị Bích Thảo, Phương pháp khám phá khoa học về môi trường xung quanh và cách tổ chức 
hoạt động thí nghiệm cho trẻ mầm non, Đại học Sư phạm Huế, (2011).
8. Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Thị Xuân, Phương pháp cho trẻ mầm non khám phá khoa học về môi 
trường xung quanh, Nxb Việt Nam, Hà Nội, (2011).
9. Nguyễn Thị Thu Hạnh, Giáo trình phương pháp cho trẻ làm quen môi trường xung quanh, Nxb Đại 
học Vinh, (2006).
Võ Thị Tuyết Mai

File đính kèm:

  • pdfren_luyen_nghiep_vu_su_pham_cho_sinh_vien_mam_non_qua_mon_ho.pdf