Rào cản tăng năng suất lao động của Việt Nam

Năng suất lao động là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Nền kinh tế có

cạnh tranh hay không phụ thuộc vào năng suất lao động cao hay thấp. Trong những năm qua, năng

suất lao động của Việt Nam đã cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua từng năm. Việt Nam là

một quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động trung bình năm cao hơn các nước trong khu vực

ASEAN như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines. Tuy nhiên, năng suất lao động

của Việt Nam thời gian qua chủ yếu tăng theo chiều rộng, do phần lớn vẫn dựa vào chuyển dịch cơ

cấu kinh tế từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, và chưa phải là do sự cải

thiện năng suất lao động trong nội tại từng ngành kinh tế.

pdf 14 trang kimcuc 20860
Bạn đang xem tài liệu "Rào cản tăng năng suất lao động của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Rào cản tăng năng suất lao động của Việt Nam

Rào cản tăng năng suất lao động của Việt Nam
 3 
Rào cản tăng năng suất lao động của Việt Nam 
Kim Ngọc1, Trần Ngọc Sơn2 
1
 Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 
Email: kimngoc_vapec@yahoo.com 
2 Trường Đại học Đông Á. 
Email: sontn@donga.edu.vn 
Nhận ngày 7 tháng 8 năm 2018. Chấp nhận đăng ngày 13 tháng 10 năm 2018. 
Tóm tắt: Năng suất lao động là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Nền kinh tế có 
cạnh tranh hay không phụ thuộc vào năng suất lao động cao hay thấp. Trong những năm qua, năng 
suất lao động của Việt Nam đã cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua từng năm. Việt Nam là 
một quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động trung bình năm cao hơn các nước trong khu vực 
ASEAN như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines. Tuy nhiên, năng suất lao động 
của Việt Nam thời gian qua chủ yếu tăng theo chiều rộng, do phần lớn vẫn dựa vào chuyển dịch cơ 
cấu kinh tế từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, và chưa phải là do sự cải 
thiện năng suất lao động trong nội tại từng ngành kinh tế. 
Từ khóa: Năng suất lao động, cải thiện, Việt Nam. 
Phân loại ngành: Kinh tế học 
Abstract: Labour productivity is the key to Vietnam’s economic development. Whether the 
economy is competitive depends on whether the productivity is high or low. In recent years, labour 
productivity in Vietnam has improved significantly in the direction of increasing steadily annually. 
The country has a higher annual productivity growth rate than those of its ASEAN peers such as 
Singapore, Malaysia, Thailand, Indonesia and the Philippines. However, the increases in Vietnam’s 
labour productivity over the past years have been mostly by the width, which is largely due to 
economic restructuring from the agricultural to the industrial and service sector, not yet resulting 
from the improvement of the productivity within each industry of the economy. 
Keywords: Labour productivity, improvement, Vietnam 
Subject classification: Economics 
1. Đặt vấn đề 
Nâng cao năng suất là yếu tố quan trọng 
trong phát triển kinh tế của các quốc gia, 
trong đó có Việt Nam. Chỉ có tăng năng 
suất lao động, Việt Nam mới có thể tăng 
trưởng kinh tế nhanh, bền vững, và nền 
kinh tế Việt Nam có cạnh tranh hay không 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 - 2019 
4 
cũng phụ thuộc vào năng suất lao động cao 
hay thấp. Theo Tổng cục Thống kê, thời 
gian qua, năng suất lao động của Việt Nam 
cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua 
từng năm. Tính chung giai đoạn 2007-2016, 
năng suất lao động của Việt Nam tăng trung 
bình 4,2%/năm. Năng suất lao động toàn 
nền kinh tế năm 2017 đạt khoảng 92,1 triệu 
đồng, tương đương khoảng 4.100 USD/lao 
động, tăng 5,9% so với năm 2016, cao hơn 
so với mức tăng bình quân 4,5% giai đoạn 
2011-2016 và cao hơn nhiều so với mức 
tăng 3,45%/năm giai đoạn 2006-2010. 
Đóng góp của năng suất yếu tố tổng hợp 
(TFP) vào tăng trưởng kinh tế ngày càng 
cao. Chỉ tính riêng các năm 2016-2017, 
TFP tăng khoảng 2,26%, đóng góp khoảng 
35,4% vào tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy, tốc 
độ tăng năng suất lao động của Việt Nam 
không thể hiện sự vượt trội so với các nước 
Đông Á và Đông Nam Á khác và vẫn thấp 
xa so với Trung Quốc (9,07%). Năng suất 
lao động của Việt Nam xếp sau cả 
Campuchia ở ba ngành công nghiệp chế 
biến, chế tạo; xây dựng và vận tải; và kho 
bãi, truyền thông. Trong khi đó, chế biến, 
chế tạo hiện đang được cho là ngành mũi 
nhọn, điểm sáng của tăng trưởng [8]. Năng 
suất lao động của Việt Nam đang rất thấp 
so với nhu cầu phát triển. Việt Nam đang 
đứng trước nguy cơ bị tụt lại phía sau, khi 
mà tốc độ tăng năng suất đang thấp hơn tốc 
độ tăng bình quân của tổng sản phẩm quốc 
nội (GDP) - khoảng 6,21% giai đoạn 2011-
2017, và cũng thấp hơn tốc độ tăng lương 
thực tế bình quân khoảng - 12,59%/năm. 
Điều đó có nghĩa rằng, chi phí sản xuất ở 
Việt Nam đang trở nên đắt đỏ hơn và điều 
này tác động trực tiếp tới tính cạnh tranh 
của nền kinh tế, nguy cơ sụt giảm đà công 
nghiệp hoá khi mà nhiều doanh nghiệp có 
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ chuyển 
địa điểm sản xuất sang nước có chi phí rẻ 
hơn, tạo áp lực lớn lên tăng trưởng kinh tế. 
Tăng năng suất lao động của Việt Nam 
thời gian qua chủ yếu theo chiều rộng chứ 
chưa theo chiều sâu, do phần lớn vẫn dựa 
vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực 
nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và 
dịch vụ, mà chưa phải là sự cải thiện năng 
suất lao động trong nội tại từng ngành kinh 
tế. Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 
2018, GS. Kenichi Ohno, Viện Nghiên cứu 
Chính sách Quốc gia Nhật Bản, nhận định, 
sự tăng trưởng của Việt Nam trong quá khứ 
là do số lượng (nguồn vốn và lao động) chứ 
không dựa trên chất lượng (năng suất lao 
động). Chất lượng chính sách của Việt Nam 
vẫn thấp so với các nền kinh tế có năng suất 
cao ở Đông Á [1]. Muốn thay đổi năng suất 
lao động, Việt Nam phải tháo gỡ các rào 
cản về thể chế, nguồn nhân lực, và cơ sở hạ 
tầng. Bài viết này phân tích để làm rõ ba 
rào cản hạn chế tăng năng suất lao động của 
Việt Nam, trên cơ sở đó, đưa ra các giải 
pháp tháo gỡ. 
2. Rào cản về thể chế 
2.1. Rào cản về nguồn lực kinh tế 
Việt Nam có ba trụ cột kinh tế quan trọng là 
kinh tế nhà nước (KTNN), kinh tế tư nhân 
(KTTN) và kinh tế có vốn đầu tư nước 
ngoài, song nguồn lực kinh tế tập trung chủ 
yếu tại thành phần kinh tế hoạt động kém 
hiệu quả nhất trong nhiều thập kỷ qua là 
KTNN. Hiện nay, khu vực KTNN đóng góp 
28,9% GDP cả nước; khu vực KTTN đóng 
góp 43% GDP; và 18% GDP của khu vực 
Kim Ngọc, Trần Ngọc Sơn 
5 
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Mặc dù 
chỉ tạo ra 28,9% GDP và chỉ chiếm tỷ trọng 
rất nhỏ về số lượng (bình quân trong các 
năm 2000-2014 chiếm 4,04% tổng số doanh 
nghiệp, từ năm 2008 đến nay khoảng 1%), 
nhưng doanh nghiệp nhà nước (DNNN) 
hiện nắm giữ khối lượng lớn tài sản, vốn và 
nguồn lực khổng lồ của đất nước. Khu vực 
KTNN chiếm 38-40% tổng vốn đầu tư toàn 
xã hội. Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài 
chính dài hạn của các DNNN đã tăng từ 
229,9 nghìn tỷ đồng (tương đương 52% 
GDP) năm 2000 lên mức 3.358,6 nghìn tỷ 
đồng (tương đương 85,3% GDP) năm 2014. 
Điều đó cho thấy, cổ phần hóa (CPH) hàng 
trăm DNNN hầu như không ảnh hưởng tới 
cơ cấu nguồn lực của DNNN. Tái cơ cấu 
DNNN nói chung, cổ phần hóa và thoái vốn 
DNNN nói riêng chưa làm thay đổi phân bổ 
nguồn lực của nền kinh tế. Việc DNNN 
nắm giữ nhiều nguồn lực ảnh hưởng đến 
môi trường kinh doanh của doanh nghiệp tư 
nhân trong nước, các doanh nghiệp vốn 
chịu sự bất bình đẳng so với DNNN không 
chỉ trong tiếp cận với các nguồn lực sản 
xuất mà còn cả trong tiếp cận với các cơ hội 
kinh doanh. 
Các DNNN giữ nhiều nguồn lực sản 
xuất của nền kinh tế và được hưởng nhiều 
ưu đãi, nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh 
còn thấp và có xu hướng giảm xuống so với 
các loại hình doanh nghiệp khác. Không ít 
DNNN rơi vào tình trạng thua lỗ kéo dài. 
Đóng góp về giải quyết công ăn việc làm và 
thu ngân sách của khu vực này chưa tương 
xứng với vốn đầu tư [7]. Ông Sudhir 
Shetty, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực 
Đông Á và Thái Bình Dương của Ngân 
hàng Thế giới (WB), chỉ ra thực trạng 
DNNN vẫn hoạt động chưa hiệu quả, sử 
dụng nguồn lực khan hiếm chưa đảm bảo 
hiệu suất. Đây là lý do khu vực KTNN luôn 
có hiệu quả đầu tư thấp nhất so với các 
thành phần kinh tế khác. Hiệu quả sử dụng 
vốn đầu tư (hệ số ICOR) của khu vực 
KTNN luôn cao nhất. Năm 2017, hệ số 
ICOR của khu vực ở mức 10,3 - cao hơn 
nhiều so với mức bình quân 6,4 của toàn 
nền kinh tế; khu vực kinh tế ngoài nhà nước 
là 6,5 và khu vực kinh tế có vốn đầu tư 
nước ngoài là 5,7 [11]. 
Số liệu thống kê cho thấy có sự bế tắc 
trong chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế, 
không có sự chuyển dịch nguồn lực từ khu 
vực KTNN sang khu vực KTTN; tức là 
nguồn lực kinh tế không được chuyển dịch 
từ khu vực kinh tế kém hiệu quả sang khu 
vực kinh tế hiệu quả hơn. Trong số 96,5% số 
doanh nghiệp đã được CPH, chỉ có 8% số 
vốn nhà nước được chuyển giao cho khu vực 
tư nhân [13]. Từ góc độ tái cơ cấu nền kinh 
tế, mục tiêu chính là chuyển nguồn lực quốc 
gia từ khu vực sử dụng kém hiệu quả sang 
khu vực sử dụng hiệu quả chưa đạt được. 
Bởi với 8% số vốn nhà nước trong các 
DNNN được CPH, hầu như vẫn nguyên sở 
hữu nhà nước, các thành phần khác vẫn phải 
đứng ngoài cơ cấu quản lý doanh nghiệp 
CPH, hạn chế tác dụng của CPH đối với đổi 
mới quản trị và thu hút vốn đầu tư phát triển 
từ bên ngoài. Hiện, DNNN còn nắm giữ 
nhiều cổ phần nhà nước, có lợi thế hơn hẳn 
các doanh nghiệp cùng ngành nghề, nhưng 
kinh doanh lại kém hơn so với các doanh 
nghiệp đã CPH trước đó. Chẳng hạn, tại 
Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa (Bình 
Dương), doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Cao 
su Việt Nam, đơn vị đang chuẩn bị khá tốt 
cho tiến trình CPH, lãnh đạo công ty cho 
biết, sau CPH, vì cổ phần nhà nước còn lớn, 
chiếm tỷ lệ chi phối, cho nên hầu như hoạt 
động của doanh nghiệp không mấy thay đổi. 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 - 2019 
6 
Trước đây, Công ty cổ phần Cao su Phước 
Hòa là một trong những doanh nghiệp nộp 
ngân sách vào hàng đầu của địa phương, 
nhưng sau CPH số thu rất ít, chỉ có thể bảo 
đảm cho người lao động trong doanh nghiệp 
mức thu nhập trung bình [13]. 
Trong khi đó, hiệu quả sử dụng vốn đầu 
tư của khu vực KTTN cao hơn 1,2 lần so 
với mức bình quân của nền kinh tế và hơn 
1,9 lần so với khu vực KTNN. KTTN đang 
ngày càng thể hiện được vai trò xung kích 
trên mặt trận phát triển kinh tế của đất 
nước. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia 
kinh tế, với mỗi một đơn vị vốn bổ sung, 
khu vực tư nhân Việt Nam đang tạo ra 
doanh thu nhiều gấp 3 lần so với doanh 
nghiệp nhà nước. Tại một diễn đàn kinh tế 
tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, bà Nguyễn 
Thị Phương Thảo, Tổng Giám đốc Hãng 
hàng không Vietjet Air lấy ví dụ: “Để thay 
đổi một vách kính ở sân bay Tân Sơn Nhất 
nhằm tạo không gian thông thoáng cho 
hành khách thì Nhà nước làm mất 2 năm. 
Đồng thời sửa sang một phòng chờ theo cơ 
chế nhà nước cũng mất 2 năm mới hoàn 
thành. Trong khi đó, trong 2 năm đó, doanh 
nghiệp tư nhân đã chủ động đầu tư cả một 
sân bay như Vân Đồn” [14]. Hãng hàng 
không Vietjet đã góp vốn đầu tư, làm xong 
nhà ga mới tại Cam Ranh trong vòng có 18 
tháng. Chất lượng, kiến trúc công trình đều 
được đánh giá cao. Trong khi đó, cùng dự 
án qui mô tương tự như trên, ở nhiều sân 
bay khác, do các DNNN đầu tư, thường mất 
ít nhất 4-5 năm. Đây chỉ là một trong số rất 
nhiều ví dụ cho thấy, trong nhiều lĩnh vực 
đầu tư, đầu tư của tư nhân thường hiệu quả, 
nhanh chóng hơn đầu tư từ vốn ngân sách 
nhà nước. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi 
cơ chế, giảm đầu tư công, khuyến khích, 
thúc đẩy đầu tư của tư nhân cho đến nay 
vẫn còn rất chậm chạp. Lãnh đạo Nhà nước 
không phải không có chủ trương giảm dần 
đầu tư nhà nước, khuyến khích đầu tư tư 
nhân vào phát triển, xây dựng cơ sở hạ 
tầng, nhưng từ chủ trương đến hiện thực 
vẫn là một chặng đường dài. Đã có những 
thông điệp, chỉ đạo là phải chuyển giao, 
giao bớt nhiều dự án, công trình đầu tư cho 
tư nhân làm, nhưng thực tế, có không nhiều 
công trình, dự án lớn tới tay khối doanh 
nghiệp tư nhân. Mặc dù là tỷ trọng vốn đầu 
tư công trong tổng vốn đầu tư phát triển 
hàng năm đã có xu hướng giảm, nhưng tốc 
độ giảm còn chậm (năm 2015 còn ở mức 
38% thì hiện nay đang ở mức trên 36%, là 
mức rất cao so với nhiều nước khác). Điều 
đó cho thấy, việc khuyến khích, thúc đẩy tư 
nhân đầu tư, giảm bớt đầu tư công vẫn dừng 
lại ở chủ trương, chưa phát huy hết tiềm 
năng của khu vực KTTN. Trong khi đó, ở 
các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Nhà 
nước, do vướng mắc bởi cơ chế, thủ tục, rào 
cản quá nhiều, nên tốc độ giải ngân, hiệu 
quả vốn đầu tư rất khó được cải thiện, nâng 
cao. Đó là chưa kể trong quá trình thực 
hiện, vẫn có nhiều kẽ hở cho tiêu cực làm 
thất thoát, lãng phí, giảm hiệu quả nguồn 
vốn lớn từ ngân sách. 
Nhìn từ ví dụ những cảng hàng không, 
cảng biển, đường cao tốc (do một số doanh 
nghiệp tư nhân đầu tư trong thời gian vừa 
qua và so sánh với nhiều hạng mục, công 
trình do một số DNNN đầu tư nhưng thua 
lỗ, như: Nhà máy Đạm Ninh Bình, Nhà 
máy Xơ sợi Đình Vũ, Gang thép Thái 
Nguyên...), hoàn toàn có thể khẳng định, 
các doanh nghiệp tư nhân sẽ thay thế được 
vai trò đầu tư, phát triển thay cho những 
doanh nghiệp nhà nước. Vốn đầu tư công 
Kim Ngọc, Trần Ngọc Sơn 
7 
chỉ nên tập trung vào những dự án, công 
trình thiết yếu, trọng điểm mà tư nhân chưa 
có khả năng làm được [14]. 
2.2. Rào cản về tái cơ cấu kinh tế 
Chủ trương tái cơ cấu kinh tế tập trung vào 
ba lĩnh vực: đầu tư công, DNNN và hệ 
thống ngân hàng thương mại, với mục tiêu 
là chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế 
Việt Nam từ phát triển theo chiều rộng sang 
phát triển theo chiều sâu. Chủ trương này 
đã được Chính phủ triển khai và đạt được 
những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, tái cơ 
cấu kinh tế Việt Nam hiện đang phải đối 
mặt với những thách thức và rủi ro. Nếu tái 
cơ cấu kinh tế dựa trên những tư duy cũ, 
không được đổi mới thì dù có làm tích cực 
kết quả đạt được cũng sẽ là hạn chế. Nếu 
Việt Nam vẫn giữ tư duy xem trọng 
DNNN, xem nhẹ doanh nghiệp tư nhân, thì 
dù có thực hiện chương trình cổ phần hóa 
DNNN, rút cục khu vực DNNN vẫn là trụ 
cột của nền kinh tế. Và rủi ro là sức cạnh 
tranh quốc tế của nền kinh tế Việt Nam sẽ 
yếu kém so với các quốc gia khác, đặc biệt 
là trong điều kiện Việt Nam đã và đang 
tham gia ngày càng nhiều các hiệp định 
thương mại tự do (FTA). Nếu tư duy phát 
triển của Việt Nam trong các lĩnh vực kinh 
tế khác (như đầu tư công, hệ thống ngân 
hàng thương mại, nông nghiệp, phân cấp) 
không có sự đổi mới thì kết quả tái cơ cấu 
chắc chắn sẽ bị hạn chế [6]. 
Tái cơ cấu kinh tế phải tuân theo các 
nguyên tắc của thị trường (như: các giá cả, 
tỷ giá, lãi suất phải do thị trường định; cạnh 
tranh phải tự do, phải không có độc quyền; 
các nguồn lực phải do thị trường phân bổ). 
Chương trình tái cơ cấu hiện đã không đề 
cập tới vấn đề này một cách rõ rệt. Các biện 
pháp hành chính, cơ chế xin - cho vẫn giữ 
vai trò quan trọng. CPH DNNN chỉ hiệu 
quả nếu Nhà nước chỉ còn tham gia với tư 
cách là một cổ đông, không còn nắm quyền 
quản trị. Khi đó quản trị doanh nghiệp hiện 
đại, chiến lược phát triển, quản lý, đầu tư 
công nghệ dài hạn được thực hiện bởi khu 
vực kinh tế ngoài nhà nước (tư nhân hoặc 
nước ngoài). Tuy một lượng lớn DNNN đã 
cổ phần hóa 5%-49% vốn, nhưng Nhà nước 
vẫn nắm quyền sở hữu, giữ quyền quản trị, 
quyền quản lý. Kết quả là, DNNN sau CPH 
không được “thay máu”, tiếp tục là khu 
vực kinh tế trì trệ và kém hiệu quả. 
Nghiêm trọng hơn là, sau CPH “nửa vời”, 
một loạt bộ chủ quản sẽ cử người đại diện 
vốn tại doanh nghiệp này, từ đó tạo ra một 
cát cứ lợi ích mới, quá lớn cho một nhóm 
cán bộ - những người đại diện vốn chủ sở 
hữu Nhà nước tại DNNN - không phải bỏ 
ra một đồng vốn nào, nhưng lại được 
hưởng rất nhiều lợi ích. Chưa kể đến vấn 
đề các cán bộ công chức của bộ chủ quản 
lĩnh trách nhiệm này có kinh nghiệm trong 
quản trị và quản lý kinh doanh hay không 
vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Đây cũng là 
nguyên nhân khiến nhiều DNNN có nhiều 
quyết định bổ nhiệm “khó hiểu” cho các ...  tới 
40%, tình trạng bằng cấp không đúng thực 
chất, “bằng dởm”, không phải là hiện tượng 
cá biệt; ngay cả những trường hợp được học 
hành, đào tạo rất quy củ, bài bản một cách 
nghiêm túc, nhưng khi ra làm việc vẫn 
không đáp ứng được yêu cầu, không phát 
huy được tác dụng [18]. 
Mặc dù trong những năm qua, hệ thống 
giáo dục, đào tạo, nhất là đào tạo trình độ 
cao, được phát triển và mở rộng, nhưng 
chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu. 
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo 
còn thấp hơn nhiều so với khu vực; lao 
động có tay nghề cao thiếu hụt, chưa đáp 
ứng được nhu cầu của thị trường lao động 
và hội nhập. Theo đánh giá của WB, về 
chất lượng nguồn nhân lực, Việt Nam chỉ 
đạt 3,39 điểm trên tổng 10 điểm, trong khi 
Hàn Quốc đạt 6,91 điểm; Ấn Độ đạt 5,76 
điểm; Malaysia đạt 5,9 điểm; Thái Lan đạt 
4,94 điểm. Trong khi nguồn nhân lực chất 
lượng cao hiện đang có tỷ lệ rất thấp thì 
vẫn có một lực lượng khá lớn nhân lực đào 
tạo ở trình độ cao đẳng (82,6 nghìn người), 
đại học (183,1 nghìn người) lại đang trong 
tình trạng thất nghiệp. Chất lượng lao động 
thấp gây khó khăn cho quá trình hội nhập 
quốc tế của lao động Việt Nam. Hiện nay, 
cạnh tranh về nhân lực chất lượng cao diễn 
ra mạnh mẽ trên bình diện thế giới, khu 
vực và quốc gia. Đó vừa là cơ hội, nhưng 
cũng vừa là thách thức không nhỏ đối với 
lao động Việt Nam. Việc mở ra khả năng 
di chuyển lao động giữa các nước đòi hỏi 
người lao động phải có kỹ năng nghề cao, 
có năng lực làm việc trong môi trường 
quốc tế với những tiêu chuẩn, tiêu chí do 
thị trường lao động xác định. Trong khi đó, 
lao động Việt Nam, kể cả lao động có trình 
độ đào tạo cao, dù có ưu thế về sức trẻ, sự 
cần cù, nhưng lại có hạn chế về khả năng 
hòa nhập trong môi trường lao động mới, 
kỹ năng thực hành, trình độ ngoại ngữ, tác 
phong công nghiệp, khó thích ứng với thay 
đổi. Theo đánh giá của WB, sự chuẩn bị 
kiến thức, kỹ năng, thái độ và tâm lý để 
sẵn sàng di chuyển sang làm việc tại các 
nước ASEAN của lao động Việt Nam chưa 
cao [10]. 
Báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới 
(WEF) tại Davos (Thụy Sỹ) tháng 1/2018 
mang tên “Sự sẵn sàng cho nền sản xuất 
tương lai” chỉ rõ, Việt Nam nằm trong nhóm 
các nước chưa có sự sẵn sàng cho cuộc cách 
mạng công nghiệp 4.0. Năm 2018, WEF đã 
tiến hành phân tích 100 quốc gia và nền kinh 
tế đại diện cho hơn 96% giá trị thị trường gia 
tăng toàn cầu (MVA) và hơn 96% tổng sản 
phẩm quốc nội toàn cầu. WEF xếp Việt Nam 
vào nhóm các quốc gia yếu kém, chỉ đứng 
thứ 75/100 về chất lượng đào tạo đại 
học, 68/100 về chất lượng giáo dục toán và 
khoa học (3,7/7 điểm), 63/100 về tư duy 
phản biện trong dạy học (3,2/7 điểm), 
44/100 về năng lực quốc gia để thu hút và 
giữ nhân tài (3,5/7 điểm). Các yếu tố về đổi 
mới sáng tạo công nghệ và giáo dục chuẩn bị 
Kim Ngọc, Trần Ngọc Sơn 
13 
cho cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt 
Nam đều đang ở mức thấp. Cụ thể, Việt 
Nam đứng thứ 90/100 về công nghệ và đổi 
mới; 92/100 về công nghệ nền; 77/100 về 
năng lực sáng tạo; 70/100 về nguồn lực con 
người. Tổng cộng, Việt Nam chỉ đạt 4,9 trên 
thang điểm 10 về mức độ sẵn sàng với cách 
mạng 4.0, tương đương Campuchia, thua 
kém Singapore, Thái Lan, Philippines, 
Malaysia [17]. 
Về quản lý nhà nước, việc định hướng, 
xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển 
nguồn nhân lực của các ngành vẫn còn hạn 
chế, khá manh mún và thiếu đồng bộ. Hệ 
thống thông tin thị trường lao động chưa 
theo kịp thời sự biến động của thị trường 
lao động; chưa đưa ra được các dự báo 
trung và ngắn hạn về thị trường lao động và 
tính hiệu quả chưa cao của hoạt động dịch 
vụ việc làm đã góp phần làm gia tăng xu 
hướng này [10]. 
Việc dự báo nhu cầu nguồn nhân lực dài 
hạn cho phát triển kinh tế - xã hội cũng rất 
hạn chế, cơ cấu đào tạo theo ngành nghề, 
trình độ đào tạo không được quy hoạch lâu 
dài. Các cơ sở đào tạo không đủ thông tin về 
cung, cầu lao động, nên việc xây dựng 
ngành nghề, chỉ tiêu và trình độ đào tạo hàng 
năm không sát thực tiễn. Quy mô và chất 
lượng đội ngũ giảng viên còn hạn chế. Việc 
phân luồng ở bậc trung học cơ sở và hướng 
nghiệp ở bậc trung học phổ thông vẫn cNn 
lúng túng. Tính liên thông giữa các bậc học, 
loại hAnh đào tạo chưa rõ. Khoảng cách giữa 
giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị 
trường lao động ngày càng lớn. Chất lượng 
giáo dục nghề nghiệp chưa tiếp cận được các 
chuẩn của khu vực và thế giới để bảo đảm 
văn bằng chứng chỉ của Việt Nam được 
công nhận ở các nước khác [10]. 
5. Giải pháp tháo gỡ 
Thứ nhất, tái phân bố nguồn lực. Theo Trần 
Văn Thọ, Đại học Waseda, Tokyo, thành 
viên Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, 
Việt Nam muốn tăng trưởng đột phá thì 
phải tăng nhanh năng suất lao động; đầu 
tiên cần tái phân bổ nguồn lực, chuyển dịch 
lao động dư thừa sang các khu vực có năng 
suất cao hơn. Cải thiện năng suất thông qua 
các chuyển dịch từ khu vực có năng suất 
kém sang khu vực có giá trị gia tăng cao 
hơn. Hiện nay, lao động dư thừa đang nằm 
nhiều trong nông nghiệp và kinh tế cá thể, 
kinh tế hộ gia đình. Việc dư thừa này tạo dư 
địa để tăng năng suất, tái phân bổ nguồn 
lực. Thực tế tại Nhật Bản, lao động chuyển 
nhanh chóng từ nông nghiệp và khu vực 
kinh doanh cá thể sang công nghiệp. Trong 
nội bộ công nghiệp cũng có sự chuyển dịch 
từ các ngành có giá trị gia tăng thấp như dệt 
may, giày dép sang các ngành có giá trị cao 
như sản xuất sản phẩm điện tử, ôtô... Các 
ngành truyền thống như thép, đóng tàu cũng 
qua cách tân công nghệ chiếm vị trí hàng 
đầu thế giới về năng suất và chất lượng [1]. 
Thứ hai, hình thành xã hội sáng tạo. Cải 
thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động là 
một trong những vấn đề cốt lõi đối với nền 
kinh tế Việt Nam hiện nay. Tăng năng suất 
lao động là yếu tố quyết định tới sức cạnh 
tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế, 
năng suất lao động cao đồng nghĩa với phát 
triển nhanh, bền vững, chống tụt hậu so với 
các nước trong khu vực. Để không rơi vào 
tình trạng suy giảm năng suất, Việt Nam có 
thể học hỏi kinh nghiệm của các nước và 
vùng lãnh thổ trong khu vực. Kinh nghiệm 
của Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore cho 
thấy, sáng tạo là yếu tố then chốt thúc đẩy 
tăng trưởng, và các nền kinh tế này tập 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 - 2019 
14 
trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tích lũy vốn, 
phát triển nguồn nhân lực, định hướng xuất 
khẩu. Chính vì vậy, điều Việt Nam có thể 
học hỏi là tập trung vào phát triển con 
người thông qua tăng cường giáo dục về 
khoa học, công nghệ; tăng cường giáo dục 
kỹ thuật và đào tạo tay nghề; thu hút tài 
năng, kinh nghiệm từ người Việt Nam ở 
nước ngoài và người nước ngoài. Muốn 
tăng năng suất lao động đòi hỏi phải hình 
thành một xã hội sáng tạo. Mọi sáng kiến 
dù là nhỏ nhất cũng cần phải được xã hội 
nuôi dưỡng và trân trọng mới có nền tảng 
để tăng năng suất lao động. Muốn tăng 
trưởng phải cải thiện năng suất lao động, 
giải quyết ngay các nút thắt cổ chai về cơ 
sở hạ tầng, đầu tư công nghệ để tăng giá trị 
cho sản phẩm. Lâu nay, chúng ta chỉ giải 
quyết vấn đề theo cách xử lý hiện tượng 
mà không đi vào bản chất vấn đề. Nay đã 
đến lúc Việt Nam phải thay đổi cách làm. 
Theo các chuyên gia, năng suất lao động 
Việt Nam thấp có liên quan rất lớn đến 
năng lực đổi mới, sáng tạo của người lao 
động. Người lao động không được làm 
việc trong môi trường tự do sáng tạo và 
khuyến khích sáng tạo. Tại Việt Nam, cơ 
quan quản lý vẫn mang tâm lý “không 
quản được thì cấm”, nhiều ngành, nghề và 
nhiều ý tưởng của người dân, doanh 
nghiệp không được phát huy. 
Thứ ba, đào tạo và phát triển nguồn nhân 
lực. Trước hết, cần thay đổi quan điểm về 
tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, 
chuyển từ tiêu chí đánh giá chất lượng dựa 
trên trình độ đào tạo sang tiêu chí về năng 
lực thực tiễn, kỹ năng nghề. Không phải tất 
cả những người đã qua đào tạo đều đáp ứng 
các công việc. Nhân lực chất lượng cao 
không chỉ thể hiện ở tấm bằng, chứng chỉ 
học vấn, nghề nghiệp, mà chủ yếu ở chất 
lượng văn hóa, trình độ tay nghề, kỹ năng 
lao động để làm ra các sản phẩm có chất 
lượng cao. Đồng thời, cần chuyển từ nhận 
thức coi nguồn lao động giá rẻ là lợi thế sang 
đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng 
cao để tăng sức cạnh tranh trong cơ hội việc 
làm; tập trung ưu tiên thu hút các nhà đầu tư 
lớn, các tập đoàn sản xuất mạnh, khu vực 
sản xuất công nghệ cao bên cạnh chính sách 
phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; xây 
dựng chiến lược nguồn nhân lực gắn với 
phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế 
quốc tế; hình thành khung pháp lý và cơ chế 
cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 
chất lượng cao. Xác định rõ xây dựng nguồn 
nhân lực là trách nhiệm của các nhà hoạch 
định và tổ chức thực hiện chính sách là trách 
nhiệm của cả hệ thống chính trị; đẩy mạnh 
chiến lược xã hội hóa giáo dục, qua đó huy 
động tiềm năng xã hội cho công tác nâng 
cao chất lượng giáo dục và đào tạo; bổ sung, 
hoàn thiện quy hoạch hệ thống các trường 
đại học, cao đẳng đến năm 2020 và tầm nhìn 
2030; thực hiện đánh giá chất lượng đào tạo, 
kiểm định và xếp hạng các cơ sở giáo dục 
đại học trong cả nước; chú trọng sự liên kết 
chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước với 
các cơ sở giáo dục - đào tạo và các cơ quan, 
doanh nghiệp nơi sử dụng nguồn nhân lực 
chất lượng cao; chú trọng xây dựng bồi 
dưỡng đội ngũ giảng viên trình độ cao; rà 
soát tổng thể đội ngũ giảng viên đại học, nhà 
giáo giáo dục nghề nghiệp để thực thiện 
chuẩn hóa và xây dựng lộ trình chuẩn hóa để 
đáp ứng mục tiêu đào tạo nghề đến năm 
2020; quan tâm phát triển chương trình và 
đào tạo nghề chất lượng cao; đẩy nhanh việc 
xây dựng các chuẩn đầu ra dựa trên tiêu 
chuẩn nghề phù hợp với khung trình độ quốc 
gia; trước mắt tập trung vào các nghề trọng 
Kim Ngọc, Trần Ngọc Sơn 
15 
điểm, các nghề có trong danh mục của hội 
thi tay nghề ASEAN; rà soát và điều chỉnh 
việc xây dựng các chương trình đào tạo trình 
độ sơ cấp, theo hướng linh hoạt, tăng tính 
thực hành [10]. 
Thứ tư, tăng cường thu hút vốn đầu tư 
trực tiếp nước ngoài. Phát biểu tại Diễn đàn 
kinh tế Việt Nam lần thứ 2 tại Hà Nội, tháng 
1/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho 
rằng: tăng trưởng và phát triển là một cuộc 
đua marathon đường trường chứ không phải 
là một cuộc chạy đua nước rút. Trong thời 
gian tới, Việt Nam cần kiên trì theo đuổi mô 
hình tăng trưởng mới dựa trên nền tảng là 
năng suất và đổi mới sáng tạo. Với những 
nước đang trong giai đoạn đầu quá trình 
công nghiệp hóa như Việt Nam thì giải pháp 
nhanh chóng và hiệu quả nhất để tăng nhanh 
năng suất lao động là thu hút vốn FDI vào 
các hoạt động dịch vụ, sản xuất công nghiệp 
và nông nghiệp có giá trị cao hơn. Đồng 
thời, Việt Nam cần kết nối những doanh 
nghiệp vừa và nhỏ trong nước với các tập 
đoàn đa quốc gia thông qua trao đổi thông 
tin, cải tiến kỹ năng và chuyển giao công 
nghệ. Chúng ta cần có những chiến lược 
mới, định hướng mới trong việc thu hút FDI 
để khu vực này đóng vai trò quan trọng hơn 
trong việc chuyển giao, nắm bắt công nghệ, 
tăng năng suất lao động cho nền kinh tế, 
nhằm góp phần đạt mục tiêu tăng năng suất 
lao động bình quân 5,5%/năm; có 30-35% 
doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo 
giai đoạn 2016-2020 [9]. 
6. Kết luận 
Nâng cao năng suất là yếu tố quan trọng 
trong phát triển kinh tế của một quốc gia; 
và chỉ có tăng năng suất, Việt Nam mới có 
thể tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. 
Mặc dù có chuyển biến tích cực những năm 
gần đây, Việt Nam phải quan tâm đặc biệt 
đến năng suất lao động, bởi năng suất lao 
động Việt Nam vẫn dưới mức tăng trưởng 
cần thiết để đạt các mục tiêu tăng trưởng kỳ 
vọng. Theo tính toán, để đạt được GDP 
bình quân 6,85% trong 3 năm 2018 - 2020, 
hay mục tiêu GDP từ 6,5% đến 7% cùng 
thời gian trên, tốc độ tăng năng suất lao 
động phải đạt 6% [16]. Cuộc cách mạng 
công nghiệp 4.0 đang mở ra cho Việt Nam 
những cơ hội chưa từng có, điều này tạo ra 
những bước tiến vượt bậc trong tăng năng 
suất lao động và hiệu quả. Theo kiến nghị 
của Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, Việt 
Nam, nên chọn năm 2019 là năm tăng năng 
suất lao động quốc gia, đồng thời cần tuyên 
truyền, phổ biến rộng rãi ý nghĩa của việc 
thúc đẩy năng suất lao động cũng như các 
trường hợp thành công điển hình về năng 
suất lao động của các nước trên thế giới; 
cần đặc biệt khuyến khích tư nhân làm đầu 
tàu, dẫn dắt phong trào nâng cao năng suất 
lao động quốc gia, từ việc cung cấp các 
dịch vụ tư vấn, đến chia sẻ các điển hình, 
đưa ra phản hồi chính sách đối với Chính 
phủ; lựa chọn một số ngành để thực hiện thí 
điểm năng cao năng suất lao động hiệu quả; 
đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nhất là đối với 
Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore, để xây 
dựng chương trình xúc tiến năng suất có 
hiệu quả. Chủ động xây dựng chương trình 
hợp tác song phương giữa Nhật Bản hoặc 
Hàn Quốc với Việt Nam nhằm thúc đẩy 
nâng cao năng suất lao động thông qua sự 
liên kết trực tiếp giữa các doanh nghiệp 
Việt và các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn 
Quốc tại Việt Nam trong sản xuất, đào tạo, 
nghiên cứu sản phẩm. 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 - 2019 
16 
Tài liệu tham khảo 
[1] Ban Kinh tế Trung ương (2018), Diễn đàn kinh 
tế Việt Nam lần thứ 2, tháng 1, Hà Nội. 
[2] Nguyễn Anh Bắc (2015), “Năng suất lao động 
ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học xã 
hội Việt Nam, số 4. 
[3] Võ Đại Lược (2018), “Tái cơ cấu kinh tế Việt 
Nam”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7. 
[4] Kim Ngọc (2018), “Phát triển kinh tế tư nhân 
Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học xã hội 
Việt Nam, số 8. 
[5] Thời báo Kinh tế Việt Nam (2018), “Nâng cao 
năng suất lao động, đòn bẩy tăng trưởng kinh 
tế”, Diễn đàn CEO, ngày 13/4, Hà Nội. 
[6] Thùy Dung (2018), “Chuyển giao công nghệ từ 
doanh nghiệp FDI: Sự thật không như kỳ 
vọng”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 27. 
[7] Trần Đình Thiên, Nguyễn Đình Hòa (2018), 
“Doanh nghiệp nhà nước: sứ mệnh, chức năng 
và định hướng phát triển”, Tạp chí Thông tin 
Khoa học xã hội, số 4. 
[8] Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách 
(VEPR) (2018), Báo cáo thường niên Kinh tế 
Việt Nam 2018, Hà Nội. 
[9] 
la-chia-khoa-tang-nang-suat-lao-dong-
752979.vov, truy cập ngày 10/10/2018. 
[10]  
 dong-nuoc-ta-thua-ca-Lao-ai-chiu-trach-nhiem- 
post186505.gd, truy cập ngày 10/10/2018. 
[11] 
cua-viet-nam-thap-nhat-trong-khu-vuc-bai-
toan-kho-giai.html, truy cập ngày 10/10/2018. 
[12] 
bay-tang-truong-kinh-te-viet-nam-20180 
413151324701.htm, truy cập ngày 
10/10/2018. 
[13] 
doanh-nghiep-nha-nuoc-d427308.html), truy 
cập ngày 10/10/2018. 
[14] 
khong-xong-chiec-vach-kinh-tu-nhan-lam-ca-
san-bay-20180809054018602.htm), truy cập 
ngày 10/10/2018. 
[15] 
dong-cua-viet-nam-con-thua-xa-singapore-
trung-quoc-20180413150326628.htm 
[16] https://dantri.com.vn/kinh-doanh/nang-suat-
lao-dong-viet-nam-chi-bang-1-4-thai-lan-1-10-
my-nhat-20180604083106981.htm, truy cập 
ngày 10/10/2018. 
[17] 
100-ve-chat-luong-dao-tao-dai-hoc-201803071 
03323762.chn, truy cập ngày 10/10/2018. 
[18]  
hiencuu-Traodoi/2014/30648/Giao-duc-dao-
tao-voi-phat-trien-nguon-nhan-luc-chat-
luong.aspx, truy cập ngày 10/10/2018. 

File đính kèm:

  • pdfrao_can_tang_nang_suat_lao_dong_cua_viet_nam.pdf