Quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp

B.5.3. Xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp đất đai

Bản đồ kết quả phân hạng thích hợp đất đai có thể được thể hiện bằng hai cách:

- Xây dựng riêng cho 1 loại cây trồng (hay nhóm cây trồng) thuộc loại sử dụng đất xác định (ví dụ cho lúa nước, cà phê hoặc cao su.). Thường được áp dụng với quy mô đánh giá lớn, phạm vi rộng, có nhiều loại sử dụng đan xen, phức tạp. Với bản đồ xây dựng bằng cách này thì màu sắc tô theo hạng thích hợp, ký hiệu trong mỗi khoanh ghi số theo tự khoanh, hạng thích hợp và diện tích của khoanh đó.

- Xây dựng chung cho nhiều loại cây trồng thuộc tất cả các loại sử dụng đất đưa vào đánh giá (thường thực hiện các cấp huyện, xã, vùng dự án, trang trại có điều kiện đất đai tương đối đồng nhất, cơ cấu cây trồng và cơ cấu sử dụng đất ít phức tạp). Theo cách này, màu sắc của từng khoanh tô theo màu đất tương ứng. Ký hiệu trong mỗi khoanh ghi số thứ tự, diện tích và ký hiệu từng loại sử dụng cùng hạng thích hợp tương ứng.

CHÚ THÍCH: Bản đồ phân hạng thích hợp đất đai hiện tại phản ánh mức độ thích hợp của mỗi loại sử dụng đất với yêu cầu sử dụng trong điều kiện đầu tư bình thường. Bản đồ phân hạng thích hợp tương lai được xây dựng tương tự như phương pháp xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp hiện tại nhưng tùy thuộc vào khả năng đầu tư cao hơn cho cơ sở hạ tầng (xây dựng công trình tưới tiêu, tăng phân bón và cải thiện điều kiện đất đai để xác định các chỉ tiêu phân hạng).

B.6. Bản đồ đề xuất sử dụng đất

Trên cơ sở kết quả phân hạng thích hợp hiện tại và tương lai, kết quả phân tích tài chính, đánh giá hiệu quả (kinh tế, xã hội và môi trường), lựa chọn các loại sử dụng đất đáp ứng được mục tiêu đề ra, tiến hành đề xuất sử dụng đất theo trình tự sau:

a) Chồng xếp bản đồ kết quả đánh giá phân hạng thích hợp đất đai với bản đồ hiện trạng sử dụng đất (mới nhất) cùng tỷ lệ.

b) Thống kê diện tích các hạng thích hợp của đất đai với từng cây trồng theo mức tăng dần về số lượng và mức độ các yếu tố hạn chế trên từng loại hiện trạng (Bảng B.17)

 

doc 42 trang kimcuc 4360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp

Quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 8409:2012
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Instruction for agricutural production land evaluation
Lời nói đầu
TCVN 8409:2012 thay thế cho TCVN 8409:2010.
TCVN 8409:2012 được chuyển đổi từ 10 TCN 343 - 98 thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
TCVN 8409:2012 do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Instruction for agricutural production land evaluation
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định nội dung, phương pháp, các bước tiến hành đánh giá đất đai để thực hiện trong phạm vi đất sản xuất nông nghiệp và đất có khả năng mở rộng sản xuất nông nghiệp của cả nước.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
10 TCN 343-98 Quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp.
10 TCN 68-84 Quy phạm điều tra lập bản đồ đất tỉ lệ lớn.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
3.1. Đất (Soil)
Đất là tầng mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cây trồng.
[TCVN 6495-1 : 1999 (ISO 11074-1: 1996)]
3.2. Đất đai (Land)
Một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thủy văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người.
CHÚ THÍCH: “Đất nông nghiệp” trong quy trình này được hiểu là “đất đai” với tất cả thuộc tính vốn có của nó và được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.
3.3. Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit - LMU)
Một khoảnh/vạt đất ngoài thực tế, có thể xác định được trên bản đồ đơn vị đất đai với những đặc điểm và chất lượng thích hợp cho từng loại sử dụng đất, có cùng một điều kiện quản lý, cùng một khả năng sản xuất và cải tạo đất. Mỗi đơn vị đất đai thích hợp với một hoặc một số loại sử dụng đất nhất định.
3.4. Đặc điểm đất đai (Land Characteristic - LC)
Một thuộc tính của đất đai, có thể đo lường hoặc ước lượng trong quá trình điều tra, bao gồm cả sử dụng viễn thám, điều tra thông thường cũng như bằng cách thống kê tài nguyên thiên nhiên như: loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất mịn, lượng mưa, độ ẩm, điều kiện tưới, điều kiện tiêu nước,...
3.5. Chất lượng đất đai (Land Quality - LQ)
Một thuộc tính của đất có ảnh hưởng tới tính bền vững đất đai đối với một kiểu sử dụng cụ thể như: đất cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa (loại đất), độ dốc (0 - 3°; >3 - 8°;...), v v.
3.6. Kiểu sử dụng đất đai chính (Major Kind of Land Use)
Phần chia nhỏ chủ yếu của sử dụng đất nông nghiệp như: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác.
3.7. Loại sử dụng đất đai (Land Utilization Type - LUT)
Một loại sử dụng đất đai được miêu tả hay xác định theo mức độ chi tiết từ kiểu sử dụng đất chính. Loại sử dụng đất đai có liên quan tới mùa vụ, kết hợp mùa vụ hoặc hệ thống cây trồng với các phương thức quản lý và tưới (tiêu) xác định trong môi trường kỹ thuật và kinh tế xã hội nhất định.
CHÚ THÍCH 1: Loại sử dụng đất đai được phân định và mô tả bởi các thuộc tính kỹ thuật và kinh tế - xã hội như: loại cây trồng, kỹ thuật canh tác, loại và khối lượng sản phẩm, yêu cầu lao động, chi phí sản xuất, lợi nhuận thu được,...Tùy theo mức độ đánh giá đất đai, có thể phân loại sử dụng đất theo mức khái quát hoặc chi tiết tương ứng.
CHÚ THÍCH 2: Loại sử dụng đất đai mô tả một loại cây trồng (đất 2, 3 vụ lúa, cà phê, cao su, chè,...) hoặc một nhóm cây trồng (2 lúa + 1 màu, 2 màu + 1 lúa, đậu xen cà phê,...) trong một chu kỳ kinh tế.
3.8. Hệ thống sử dụng đất đai (Land Use System - LUS)
Sự kết hợp của một loại sử dụng đất với một điều kiện đất đai riêng biệt tạo thành hai hợp phần khăng khít tác động lẫn nhau, từ các tương tác này sẽ quyết định các đặc trưng về mức độ và loại chi phí đầu tư; mức độ, loại cải tạo đất đai và năng suất, sản lượng của loại sử dụng đất.
3.9. Yêu cầu sử dụng đất đai (Land Use Requirement - LUR)
Những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai để đảm bảo cho mỗi loại sử dụng đất đưa vào đánh giá có thể phát triển một cách bền vững.
4. Quy định chung
4.1. Tiêu chuẩn này quy định nội dung, phương pháp, các bước tiến hành đánh giá đất đai được thực hiện trong phạm vi cả nước, phục vụ quy hoạch sử dụng đất hợp lý.
4.2. Đánh giá đất đai phải dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng sử dụng tài nguyên tự nhiên (đất - nước - khí hậu - sinh vật) và kinh tế - xã hội, phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững.
4.3. Căn cứ vào mục tiêu, đối tượng cần đánh giá để xác định mức độ và tỷ lệ bản đồ tương ứng sử dụng trong đánh giá đất đai:
- Xây dựng dự án tiền khả thi và khả thi, thiết kế cụ thể về nông nghiệp, bố trí sử dụng đất cho quy mô cấp xã, nông trại và tương đương, tiến hành ở tỷ lệ bản đồ 1/10.000 hoặc lớn hơn (1/5 000, 1/2 000...).
- Xây dựng dự án phát triển và quy hoạch cấp huyện hoặc các vùng có quy mô diện tích tương đương, tiến hành ở bản đồ tỷ lệ 1/25 000 - 1/50 000.
- Xây dựng dự án phát triển và quy hoạch cấp tỉnh hoặc các vùng có quy mô tương đương, tiến hành ở bản đồ tỷ lệ 1/50 000 - 1/100 000.
- Xây dựng dự án phát triển và quy hoạch vùng kinh tế nông nghiệp, tiến hành ở bản đồ tỷ lệ 1/250 000.
- Những định hướng chiến lược, quy hoạch tổng thể cho quy mô toàn quốc sử dụng tài liệu tổng hợp từ kết quả đánh giá đất đai của 7 vùng kinh tế nông nghiệp.
4.4. Đánh giá đất đai bao gồm nhiều chuyên ngành tự nhiên và kinh tế xã hội, chủ yếu là thổ nhưỡng, khí hậu (nông nghiệp), thủy lợi và sử dụng đất.
5. Nội dung và phương pháp đánh giá đất đai
5.1. Nội dung đánh giá đất đai (ĐGĐĐ)
ĐGĐĐ thực hiện theo các nội dung sau:
5.1.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất.
5.1.2. Đánh giá đặc tính thổ nhưỡng, nông hóa đất.
5.1.3. Đánh giá tài nguyên khí hậu, thủy văn và sử dụng nước trong nông nghiệp.
5.1.4. Đánh giá môi trường tự nhiên khác.
5.1.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội quan hệ với sử dụng đất.
5.1.6. Đánh giá mức độ thích hợp của đất đai với cây trồng (hoặc nhóm cây trồng) thuộc loại sử dụng đất được lựa chọn.
5.1.7. Đề xuất sử dụng đất phục vụ các dự án quy hoạch và sản xuất nông nghiệp.
5.2. Các phương pháp sử dụng trong ĐGĐĐ
ĐGĐĐ được tiến hành đồng thời với đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội, trong đó tập trung đánh giá mối liên hệ giữa đất và sử dụng đất. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong ĐGĐĐ gồm:
5.2.1 Phương pháp “yếu tố hạn chế” kết hợp với phương pháp “tham số” được ứng dụng để xác định, lựa chọn các yếu tố tham gia xây dựng yêu cầu sử dụng đất, tạo lập đơn vị bản đồ đất đai và chỉ tiêu phân cấp của chúng, phục vụ đánh giá mức độ thích hợp của đất đai với cây trồng (hoặc nhóm cây trồng) thuộc loại sử dụng đất được lựa chọn và đề xuất sử dụng đất hợp lý.
5.2.2. Phương pháp bản đồ: ứng dụng các phương pháp chồng xếp bản đồ đơn tính để xây dựng hệ thống bản đồ đánh giá đất đai.
5.2.3. Phương pháp điều tra theo tuyến được áp dụng trong điều tra bổ sung chỉnh lý bản đồ đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và các bản đồ chuyên đề khác như bản hiện trạng thủy lợi, thủy văn nước mặt, cơ sở hạ tầng giao thông, dịch vụ...
5.2.4. Phương pháp điều tra nông thôn có sự tham gia của người dân (Participatory Rural Appraisal - PRA) được sử dụng trong điều tra, đánh giá hiệu quả của các hệ thống sử dụng đất.
5.2.5. Một số thuật toán thống kê - kinh tế được áp dụng trong xử lý tổng hợp phiếu điều tra, xác định hiệu quả sử dụng đất, tổng hợp kết quả đánh giá phân hạng và đề xuất sử dụng đất.
5.2.6. Phương pháp chuyên gia được áp dụng trong lựa chọn các loại sử dụng đất để đưa vào đánh giá, kiểm tra kết quả đánh giá phân hạng và các phương án đề xuất sử dụng đất.
6. Các giai đoạn đánh giá đất
ĐGĐĐ được thực hiện theo trình tự như nêu trong Hình 1 dưới đây:
Hình 1 - Các bước và nội dung đánh giá đất đai
6.1. Giai đoạn chuẩn bị (chi tiết xem Phụ lục A)
6.1.1. Xác định mục tiêu
- Xác định cụ thể các mục tiêu ĐGĐĐ phục vụ cho loại quy hoạch phát triển nông nghiệp nào?
- Xác định địa bàn, quy mô diện tích, đối tượng và tỷ lệ bản đồ cần sử dụng.
6.1.2. Thu thập thông tin
- Thu thập đầy đủ các loại bản đồ, báo cáo, số liệu về số lượng và chất lượng đất, sử dụng đất, các điều kiện tự nhiên có liên quan khác, thông tin về điều kiện kinh tế - xã hội.
- Thu thập các tài liệu viễn thám: ảnh vệ tinh, ảnh máy bay (nếu có).
6.1.3. Tổng hợp, lựa chọn thông tin
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác, khách quan và thời sự của thông tin đã thu thập được.
- Lựa chọn thông tin có thể sử dụng.
- Xác định thông tin và nội dung cần điều tra bổ sung.
- Viết báo cáo kết quả thu thập thông tin.
6.2. Giai đoạn khảo sát thực địa
6.2.1. Điều tra, bổ sung, chỉnh lý, xây dựng bản đồ đất
- Trường hợp lãnh thổ cần đánh giá chưa có bản đồ đất: điều tra, thành lập bản đồ đất theo 10TCN 68-84.
- Trường hợp lãnh thổ cần đánh giá đã có bản đồ đất: tiến hành điều tra bổ sung, chỉnh lý. Nội dung và khối lượng cần bổ sung chỉnh lý được xác định ở 7.4.2.
6.2.2. Điều tra, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Điều tra bổ sung, chỉnh lý, cập nhật bản đồ hiện trạng sử dụng đất, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
6.2.3. Lựa chọn thông tin, thu thập số liệu, tài liệu, bản đồ chuyên đề khác
Lựa chọn thông tin, thu thập số liệu, tài liệu, bản đồ về khí hậu nông nghiệp, thủy lợi, thủy văn nước mặt, cơ sở hạ tầng, dịch vụ nông nghiệp,...phục vụ tạo lập đơn vị bản đồ đất đai.
6.2.4. Điều tra, đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Điều tra, đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua điều tra phỏng vấn trực tiếp nông dân, cán bộ chuyên môn và quản lý ở địa phương về hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của tất cả các loại sử dụng đất có trong phạm vi đánh giá. Nội dung điều tra cụ thể theo mẫu phiếu in sẵn (xem Phụ lục A).
6.2.5. Thu thập các tài liệu và mẫu vật cần thiết khác
Thu thập các tài liệu và mẫu vật cần thiết khác có liên quan, như: mẫu nước, mẫu nông sản, các hiện tượng đặc biệt khác...
6.3. Giai đoạn nội nghiệp
6.3.1. Xử lý tổng hợp, biên hội các loại bản đồ chuyên đề
Xử lý tổng hợp thông tin, lựa chọn các yếu tố và chỉ tiêu phân cấp từng yếu tố dùng trong tạo lập bản đồ chuyên đề. Xây dựng các loại bản đồ: đất, hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, khí hậu nông nghiệp, thủy lợi, thủy văn nước mặt, cơ sở hạ tầng, dịch vụ nông nghiệp...
6.3.2. Xác định các đơn vị bản đồ đất đai, xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
- Tạo lập các đơn vị bản đồ đất đai và xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng cách chồng xếp các bản đồ chuyên đề.
- Xác định đặc điểm của từng đơn vị bản đồ đất đai.
6.3.3. Lựa chọn các loại sử dụng đất cần đánh giá
- Xử lý tổng hợp phiếu điều tra đánh giá hiệu quả sử dụng đất, xác định hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của từng loại sử dụng đất.
- Lựa chọn những loại sử dụng đất có hiệu quả đáp ứng được mục tiêu của dự án để đưa vào đánh giá.
6.3.4. Xây dựng yêu cầu sử dụng đất
- Lựa chọn các yếu tố và chỉ tiêu phân cấp của từng yếu tố để sử dụng trong xây dựng yêu cầu sử dụng đất (LURs) và tạo lập các đơn vị bản đồ đất đai (LMUs).
- Xây dựng yêu cầu sử dụng đất.
6.3.5. Xây dựng bản đồ đánh giá phân hạng đất đai
- Định hạng của từng đơn vị đất đai bằng so sánh đặc điểm, chất lượng của chúng với yêu cầu sử dụng đất của cây trồng hoặc nhóm cây trồng thuộc loại sử dụng đất đã lựa chọn.
- Xây dựng bản đồ phân hạng mức độ thích hợp của đất đai.
6.3.6. Tổng hợp kết quả đánh giá phân hạng đất đai
6.3.7. Đề xuất sử dụng đất
6.3.8. Viết báo cáo kết quả đánh giá phân hạng đất đai
7. Nội dung của quá trình đánh giá phân hạng đất đai
7.1. Những thông tin cần thu thập
7.1.1. Thông tin về đất, gồm:
- Bản đồ đất, báo cáo thuyết minh kèm theo bản đồ đất, số liệu kết quả phân tích đất.
- Bản đồ nông hóa (cùng tỷ lệ của toàn bộ phạm vi cần đánh giá hoặc tỷ lệ chi tiết hơn, của từng khu vực thuộc phạm vi đánh giá), báo cáo thuyết minh tương ứng và kết quả phân tích nông hóa, nếu có.
- Kết quả nghiên cứu về đất của các đề tài/dự án đã thực hiện ở phạm vi lãnh thổ, nếu có.
7.1.2. Thông tin về sử dụng đất, gồm:
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất ứng với số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất.
- Kết quả điều tra đánh giá hiệu quả sử dụng đất (gồm phiếu điều tra kèm kết quả xử lý tổng hợp phiếu điều tra, nếu có).
- Chuỗi số liệu thống kê gần nhất (càng nhiều năm càng tốt) về kết quả sản xuất nông nghiệp, kết quả sản xuất ngành trồng trọt, giá trị sản xuất (GTSX - theo giá so sánh ở một thời điểm quy định, hiện nay đang dùng giá so sánh năm 1994) của từng nhóm cây trồng chủ yếu tham gia tạo nên GTSX ngành trồng trọt.
7.1.3. Thông tin về khí hậu nông nghiệp, gồm 4 đặc trưng chủ yếu:
- Đặc trưng liên quan đến bức xạ là số giờ nắng (trung bình tháng, năm).
- Đặc trưng liên quan đến nhiệt độ gồm nhiệt độ không khí trung bình, trung bình tối thấp, trung bình tối cao tháng, năm, các cực trị về nhiệt độ và tần suất xuất hiện.
- Đặc trưng liên quan đến mưa và bốc hơi gồm tổng lượng mưa, số ngày mưa, tổng lượng bốc hơi trung bình tháng, năm.
- Đặc trưng về độ ẩm là độ ẩm không khí tương đối trung bình tháng, năm.
Ngoài ra, thông tin về một số điều kiện khắc nghiệt như sương muối, băng giá, lốc tố, gió khô nóng..., nếu có.
Đối với những lãnh thổ có điều kiện khí hậu phức tạp, có sự phân hóa hay sai khác (giữa các khu vực) về một hay một số trong 4 đặc trưng khí hậu nêu trên thì ngoài những số liệu này, bản đồ phân vùng khí hậu nông nghiệp hay phân vùng khí hậu nói chung hoặc sơ đồ các đẳng trị của từng yếu tố khí tượng có sai khác cũng rất cần được thu thập.
7.1.4. Các bản đồ, tài liệu tương ứng của chuyên đề khác, như: hiện trạng và quy hoạch thủy lợi, cơ sở hạ tầng giao thông, điện, dịch vụ nông nghiệp, bản đồ thủy văn nước mặt...
7.1.5. Tài liệu viễn thám, gồm: ảnh máy bay, ảnh vệ tinh liên quan, nếu có.
7.2. Lựa chọn các loại sử dụng đất để đưa vào đánh giá
7.2.1. Xử lý, tổng hợp thông tin về hiện trạng và kết quả sử dụng đất
Trên cơ sở chuỗi số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất, kết quả sản xuất nông nghiệp, hiệu quả sử dụng đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất (năm gần nhất) và bản đồ hiện trạng cơ sở hạ tầng, tổng hợp những nội dung sau:
- Diện tích và tỷ lệ diện tích của từng loại sử dụng đất.
- Đặc trưng cơ bản của từng loại sử dụng đất (giống và đặc điểm thời vụ, vật tư, phân bón, nguyên, nhiên liệu cần thiết, yêu cầu lao động...).
- Cơ sở hạ tầng (hệ thống các công trình có vai trò quyết định sự thành bại của từng loại sử dụng đất như thủy lợi, giao thông, điện, các cơ sở chế biến và dịch vụ...).
- Năng suất, sản lượng sản phẩm chính, phụ, thu nhập, hiệu quả sử dụng vốn...
7.2.2. Lựa chọn các loại sử dụng đất
- Các loại sử dụng đất được lựa chọn để đưa vào đ ... ào đặc điểm sinh lý, yêu cầu sinh thái của cây trồng, nhóm cây trồng (vật nuôi) thuộc loại sử dụng đất cần đánh giá.
- Dựa vào đặc điểm các yếu tố tham gia tạo lập đơn vị bản đồ đất đai và chỉ tiêu phân cấp của chúng.
Hình B.4 - Quá trình xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp đất đai
Tùy theo từng vùng cụ thể mà xác định tiêu chuẩn cho phù hợp theo mẫu Bảng B.12.
Bảng B.12 - Xác định tiêu chuẩn sử dụng đất theo vùng
Loại sử dụng
Chỉ tiêu đánh giá
Phân cấp
S1
S2
S3
N
1. Lúa ĐX-Lúa mùa
- Đặc trưng khí hậu
- Đặc điểm về đất
- Thủy văn nước mặt
- Thủy lợi và cơ sở hạ tầng
2. Màu ĐX-Lúa HT
- Đặc trưng khí hậu
- Đặc điểm về đất
- Thủy văn nước mặt
- Thủy lợi và cơ sở hạ tầng
3. ...
...
...
CHÚ THÍCH S1: rất thích hợp, S2: thích hợp, S3: ít thích hợp, N: không thích hợp
Mỗi điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến loại sử dụng đất được định lượng hóa ở 4 mức thích hợp, ví dụ:
Bảng B.13 - Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến loại sử dụng đất
I
Theo mức độ hạn chế
Không hạn chế
Ít hạn chế
Hạn chế trung bình
Rất hạn chế
II
Theo mức độ thuận lợi
Rất thuận lợi
Thuận lợi
Ít thuận lợi
Không thuận lợi
III
Theo độ phì
Cao
Khá
Trung bình
Nghèo
Hạng thích hợp
S1
S2
S3
N
Đây là các mức giới hạn từ thấp đến cao mà các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội tác động đến sử dụng đất.
B.5.2. Phân hạng mức độ thích hợp đất đai
B.5.2.1. Khái quát
Phân hạng mức độ thích hợp đất đai là việc so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất của một loại hình sử dụng đất nào đó với đặc điểm và chất lượng của từng đơn vị đất đai để xác định mức độ thích hợp.
Mức độ thích hợp đất đai thường được chia theo 4 phân vị: Bộ, hạng, hạng phụ và đơn vị theo cấu trúc như trong Hình B.5.
Hình B.5 – Cấu trúc phân hạng khả năng thích hợp đất đai
Việc phân hạng mức độ thích hợp được thực hiện căn cứ vào các yếu tố đã được phân định trong bản đồ đơn vị đất đai. Trong một số trường hợp, trừ hạng rất thích hợp (S1) còn các hạng thích hợp (S2) và ít thích hợp (S3) được phân chia chi tiết hơn bởi các đặc trưng hạn chế của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Mức phân hạng này được áp dụng nhằm chỉ rõ các yếu tố hạn chế quan trọng đối với loại sử dụng đất. Các yếu tố này sẽ được thể hiện trong lớp phụ:
f: hạn chế do ngập lụt.
g: hạn chế do đất đai (phèn, mặn...).
i: hạn chế do điều kiện tưới, tiêu (không được tưới, tiêu nước khó khăn...).
k: hạn chế do bị kết von.
s: hạn chế do độ dốc quá cao.
d: hạn chế bởi tầng dầy đất.
e: hạn chế bởi địa hình tương đối (đối với đất đồng bằng).
r: hạn chế do lượng mưa.
t: hạn chế bởi nhiệt độ.
n: hạn chế do độ phì đất (quá thấp).
Từ hạng phụ phân chi tiết hơn, xác định các đơn vị thích hợp theo yêu cầu quản lý và chăm sóc. Số lượng chia nhỏ không quy định rõ mà tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể.
B.5.2.2. Phương pháp xác định hạng thích hợp đất đai
Các tính chất, đặc điểm của từng đơn vị đất đai sẽ được đối chiếu với yêu cầu sử dụng đất của mỗi loại sử dụng đất. Mỗi tính chất đất đai sẽ có một mức thích hợp sau khi đối chiếu với yêu cầu sử dụng đất của một loại sử dụng nào đó. Như vậy, mỗi đơn vị đất đai trong quá trình so sánh sẽ có nhiều cấp thích hợp riêng lẻ.
VÍ DỤ: Có 7 yêu cầu sử dụng đất với 7 loại sử dụng thì mỗi đơn vị đất sẽ có tối đa 7 cấp thích hợp riêng lẻ.
Do vậy, để xác định được hạng chung nhất về khả năng thích hợp của một đơn vị đất đai đối với một loại sử dụng đất nào đó, một trong những phương pháp được sử dụng là phương pháp “yếu tố hạn chế” hay còn gọi là “lấy giới hạn dưới”. Theo phương pháp này, mức thích hợp tổng quát của một đơn vị đất đai với một loại sử dụng đất là mức thích hợp thấp nhất đã được phân loại của các tính chất đất đai. Hay nói cách khác, chỉ cần một trong những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội (chẳng hạn như chế độ mưa, loại đất, độ sâu ngập, điều kiện tưới, độ dốc...) không thuận lợi thì một loại sử dụng đất nào đó sẽ không thực hiện được mặc dù những điều kiện còn lại rất thuận lợi. Ví dụ: với lúa 2 vụ, nếu không có tưới sẽ được xem như là không thích hợp.
Lập bảng ghi kết quả phân hạng mức độ thích hợp đất đai theo thứ tự sắp xếp của đơn vị đất đai từ 1 đến n, sau đó nạp vào máy tính để lựa chọn các kiểu thích hợp đất đai (Bảng B.14).
Bảng B.14 - Khuôn dạng bảng thống kê mức độ thích hợp của từng đơn vị đất đai với các loại sử dụng đất
Đơn vị đất đai
Loại sử dụng đất
Diện tích (ha)
G
SL
D
R
....
I
Hạng
1
Cà phê
Cao su
Điều
...
2
Cà phê
Tổng hợp các kết quả phân hạng mức độ thích hợp của đất đai với các loại sử dụng đất theo các đơn vị đất đai được trình bày ở Bảng B.15, B.16
Bảng B.15- Khuôn dạng bảng tổng hợp kết quả phân hạng đất đai
Kiểu thích hợp
Số đơn vị đất đai
Diện tích (ha)
Mức độ thích hợp cho lúa 2 vụ
S1
S2
S3
N
1
2
3
.
Bảng B.16 - Khuôn dạng bảng tổng hợp diện tích các mức độ thích hợp của đất đai theo loại sử dụng và đơn vị hành chính
TT
Loại sử dụng đất đai
Hạng thích hợp
Diện tích
Phân theo đơn vị hành chính (*)
ha
%
A
B
C
1
2 lúa có tưới
S1
S2
S3
S(S1+ S2+ S3)
N
Tổng DT đánh giá
2
Lúa ĐX + Màu hè thu
S1
...
...
...
...
CHÚ THÍCH (*): A, B, C... là các thôn của xã, các xã của huyện, các huyện của tỉnh...
B.5.3. Xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp đất đai
Bản đồ kết quả phân hạng thích hợp đất đai có thể được thể hiện bằng hai cách:
- Xây dựng riêng cho 1 loại cây trồng (hay nhóm cây trồng) thuộc loại sử dụng đất xác định (ví dụ cho lúa nước, cà phê hoặc cao su...). Thường được áp dụng với quy mô đánh giá lớn, phạm vi rộng, có nhiều loại sử dụng đan xen, phức tạp. Với bản đồ xây dựng bằng cách này thì màu sắc tô theo hạng thích hợp, ký hiệu trong mỗi khoanh ghi số theo tự khoanh, hạng thích hợp và diện tích của khoanh đó.
- Xây dựng chung cho nhiều loại cây trồng thuộc tất cả các loại sử dụng đất đưa vào đánh giá (thường thực hiện các cấp huyện, xã, vùng dự án, trang trại có điều kiện đất đai tương đối đồng nhất, cơ cấu cây trồng và cơ cấu sử dụng đất ít phức tạp). Theo cách này, màu sắc của từng khoanh tô theo màu đất tương ứng. Ký hiệu trong mỗi khoanh ghi số thứ tự, diện tích và ký hiệu từng loại sử dụng cùng hạng thích hợp tương ứng.
CHÚ THÍCH: Bản đồ phân hạng thích hợp đất đai hiện tại phản ánh mức độ thích hợp của mỗi loại sử dụng đất với yêu cầu sử dụng trong điều kiện đầu tư bình thường. Bản đồ phân hạng thích hợp tương lai được xây dựng tương tự như phương pháp xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp hiện tại nhưng tùy thuộc vào khả năng đầu tư cao hơn cho cơ sở hạ tầng (xây dựng công trình tưới tiêu, tăng phân bón và cải thiện điều kiện đất đai để xác định các chỉ tiêu phân hạng).
B.6. Bản đồ đề xuất sử dụng đất
Trên cơ sở kết quả phân hạng thích hợp hiện tại và tương lai, kết quả phân tích tài chính, đánh giá hiệu quả (kinh tế, xã hội và môi trường), lựa chọn các loại sử dụng đất đáp ứng được mục tiêu đề ra, tiến hành đề xuất sử dụng đất theo trình tự sau:
a) Chồng xếp bản đồ kết quả đánh giá phân hạng thích hợp đất đai với bản đồ hiện trạng sử dụng đất (mới nhất) cùng tỷ lệ.
b) Thống kê diện tích các hạng thích hợp của đất đai với từng cây trồng theo mức tăng dần về số lượng và mức độ các yếu tố hạn chế trên từng loại hiện trạng (Bảng B.17)
Bảng B.17 - Khuôn dạng bảng thống kê diện tích các hạng thích hợp của đất đai của một cây theo yếu tố hạn chế và hiện trạng sử dụng đất
Hạng thích hợp/ yếu tố hạn chế
Diện tích
(ha)
Hiện trạng năm .
Đất CLN
Màu + CNN
Đất bằng CSD
Đất đồi núi CSD
+
S1
S2hc1
S2hc1- (ĐH/Td)
S2hc2
S2hc2- (ĐH+Td)
S2hc3
S2hc4
S2hc5
Cộng S2
S3
S1+S2+S3
CHÚ THÍCH: S1hc1: Hạng thích hợp nhưng có 1 yếu tố hạn chế; S2hc1- (ĐH/Td): hạng thích hợp nhưng có 1 yếu tố hạn chế nặng là địa hình hoặc độ dày tầng đất mịn; S2hc2: hạng thích hợp nhưng có hai yếu tố hạn chế; S2hc2- (ĐH+Td): Hạng thích hợp nhưng có hai yếu tố hạn chế nặng là độ dốc địa hình và độ dày tầng đất mịn...
c) Căn cứ vào kết quả xác định diện tích đất trồng trọt, cơ cấu sử dụng đất cần có để đạt được mục tiêu giá trị sản xuất (GTSX) ngành trồng trọt, tỷ lệ đóng góp và xu thế phát triển của từng cây, nhóm cây trồng tham gia tạo nên GTSX ngành trồng trọt, xác định diện tích cần có của từng cây/nhóm cây trồng chủ yếu
d) Căn cứ diện tích cần có đối với từng cây trồng và kết quả thống kê các hạng thích hợp theo mức độ hạn chế trên các loại hiện trạng (Bảng B.17), đề xuất bố trí sử dụng đất cho từng cây hoặc nhóm cây trồng (Bảng B.18)
Dựa vào đề xuất này người làm kế hoạch, quy hoạch có thể lựa chọn một trong những phương án phát triển, có thể chỉ mở rộng từ diện tích đất CSD, có thể chuyển đổi từ đất cây ngắn ngày hoặc cả hai loại hiện trạng trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, nhu cầu thị trường và khả năng tài chính, đồng thời tính toán và đưa ra các giải pháp để thực hiện phương án đã lựa chọn.
e) Căn cứ vào các phương án đề xuất ở Bảng B.18, tiến hành xây dựng bản đồ đề xuất sử dụng đất cho từng cây. Bản đồ đề xuất sử dụng đất phải thể hiện rõ loại sử dụng được đề xuất, hạng thích hợp của loại sử dụng đất được lựa chọn và diện tích khoanh đất. Hoặc có thể tổng hợp các phương án của tất cả những cây trồng chính và xây dựng các kịch bản cân đối sử dụng quỹ đất sản xuất nông nghiệp cho toàn bộ phạm vi đánh giá.
Bảng B.16 - Ví dụ một số mô hình đề xuất diện tích đất trồng cao su tại một tỉnh theo đặc điểm đất đai và hiện trạng sử dụng đất năm
Mô hình
Diện tích có thể đạt được (ha)
Ký hiệu
Công thức tổng quát
Hiện trạng năm
Khả năng mở rộng (ha)
Tổng cộng
Màu và CNN
Đất CSD
+
Csu1
Dcsu S1
Csu2
Dcsu S1 + Dcsu S2hc1-ĐH/Td
Csu3
DcsuS1 + DcsuS2hc1-ĐH/Td + DcsuS2 hc2-ĐH/Td
CHÚ THÍCH:
- Csu1; Csu1; Csu1: 3 mô hình dự tính tiềm năng đất trồng cao su toàn tỉnh HT ứng mức tăng dần về yếu tố hạn chế đến sinh trưởng phát triển của cây cao su.
- Dcsu S1 : Diện tích đất rất thích hợp với cây cao su.
- Dcsu S2hc1-ĐH/Td: Diện tích thích hợp với cây cao su nhưng có 1 trong 5 yếu tố hạn chế trừ độ cao địa hình và độ dày tầng đất mịn.
- DcsuS2hc2-ĐH/Td: Diện tích thích hợp với cây cao su nhưng có 2 trong 5 yếu tố hạn chế trừ độ cao địa hình và độ dày tầng đất mịn.
PHỤ LỤC C
(tham khảo)
ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) TRONG ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI
Để đánh giá đất đai, các bước dưới đây có thể được thực hiện song song hoặc độc lập tùy thuộc vào phần mềm GIS đang sử dụng.
1) Số hóa dữ liệu (đối với dữ liệu nguồn là dữ liệu dạng giấy, ảnh): dữ liệu được số hóa nhập vào máy tính theo khuôn dạng của CSDL chuẩn. Các bản đồ được số hóa theo cùng một quy chuẩn về lưới chiếu, tỷ lệ, sai số. Đối với bảng số liệu, tên các trường phải thể hiện đúng như trong định dạng CSDL chuẩn. Kết quả của bước thực hiện trên là các bản đồ và bảng số liệu dạng số.
2) Chuyển đổi giữa các định dạng dữ liệu (đối với dữ liệu nguồn là dữ liệu dạng số): chuyển đổi định dạng giữa các bản đồ số về cùng một định dạng của phần mềm GIS được chọn sử dụng.
3) Cập nhật bổ sung thông tin bảng số liệu điều tra vào bản đồ số: kết nối thông tin từ bảng số liệu vào bảng thuộc tính của bản đồ số để tạo một trường thông tin mới hoặc một lớp thông tin bản đồ mới (ví dụ như bổ sung các trường thông tin về một số đặc tính lý hóa học chủ yếu như: gắn kết sơ đồ vị trí các điểm có lấy mẫu đất phân tích (bao gồm vị trí phẫu diện và điểm trung tâm mẫu hỗn hợp 5 điểm - mẫu nông hóa) và kết quả phân tích đất vào bản đồ đất.
4) Hiệu chỉnh các bản đồ số, cụ thể là: lấy ranh giới của bản đồ nền địa hình làm cơ sở cho việc điều chỉnh ranh giới của bản đồ thành phần. Mặt khác, việc điều chỉnh còn căn cứ vào tài liệu quyết định của chính phủ về đường ranh giới hành chính mới sau khi chia tách hoặc sát nhập tỉnh, huyện, xã. Tiếp theo, xem xét tính tương quan giữa bản đồ và số liệu thống kê cũng như giữa các bản đồ với nhau nhằm hiệu chỉnh những sai số về số liệu tổng hợp diện tích được tính trên từng bản đồ và sai số hình học.
5) Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá trong GIS bằng cách:
- Kiểm tra các lớp thông tin bản đồ với bộ chỉ tiêu tham gia tạo lập bản đồ đất đơn vị đất đai và yêu cầu sử dụng đất đối với từng cây trồng (hoặc nhóm cây trồng) thuộc loại sử dụng đất được lựa chọn để đưa vào đánh giá
- Chuyển bộ chỉ tiêu trên về “ngôn ngữ không gian” của GIS: mã hóa các trường thể hiện các chỉ tiêu đánh giá thành kí hiệu và làm cho các chỉ tiêu có thể so sánh được với nhau.
6) Sử dụng các công cụ phân tích không gian của GIS
- Chồng xếp bản đồ thành phần (đối với bản đồ số dạng vector) hoặc sử dụng “đại số” bản đồ (đối với bản đồ số dạng raster), tạo lập bản đồ đơn vị đất đai.
- Chiết xuất bảng đơn vị đất đai từ bảng thuộc tính bản đồ đơn vị đất đai phục vụ mục tiêu báo cáo và chạy chương trình đánh giá đất đai.
7) Tạo bản đồ phân hạng thích hợp đất đai:
- Kết nối kết quả đánh giá đất từ bảng đơn vị đất đai với bản đồ đơn vị đất đai
- Lọc bỏ những khoanh đất trùng nhau về phân hạng thích hợp đất đai
- Biên tập kết quả trên thành bản đồ phân hạng thích hợp đất đai
PHỤ LỤC D
(tham khảo)
VIẾT BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI
Nội dung báo cáo gồm các chương mục sau:
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 1: TỔNG QUAN
Giới thiệu và đánh giá các công trình nghiên cứu có liên quan đến đánh giá, phân hạng đất trong vùng.
Chương 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
2.2. Nội dung
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1. Đặc điểm khí hậu thời tiết
3.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo, địa chất
3.1.3. Đặc điểm thủy văn
3.1.4. Thảm thực vật, cây trồng
3.1.5. Đặc điểm thổ nhưỡng nông hóa
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.2.1. Dân số và lao động
3.2.2. Tình hình sử dụng đất đai và sản xuất nông nghiệp
3.2.3. Tình hình kinh tế, cơ sở hạ tầng, thị trường dịch vụ...
3.2.4. Phương hướng sản xuất kinh tế vùng...
(viết gọn, mô tả đầy đủ, có số liệu và nhận xét).
Chương 4: XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI
4.1. Xác định các yếu tố và phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
4.2. Mô tả các đơn vị bản đồ đất đai về số lượng, chất lượng, diện tích, phân bố và tiềm năng phát triển nông nghiệp.
Chương 5: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CÁC HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT
5.1. Hiện trạng sử dụng đất và cơ cấu cây trồng nông nghiệp
5.2. Các loại sử dụng đất
5.2.1. Các nhóm sử dụng đất và loại sử dụng đất
5.2.2. Mô tả chi tiết các loại sử dụng đất đai
5.3. Các hệ thống sử dụng đất
5.3.1. Phân tích tài chính và hiệu quả sản xuất của hệ thống sử dụng đất
5.3.2. Đánh giá các tác động môi trường của các loại sử dụng đất
5.3.3. Lựa chọn hệ thống sử dụng đất và các loại sử dụng đất bền vững
Chương 6: ĐÁNH GIÁ PHÂN HẠNG KHẢ NĂNG THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI
6.1. Xác định yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất
6.2. Kết quả phân hạng thích hợp hiện tại
6.3. Kết quả phân hạng thích hợp tương lai
Chương 7: ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
7.1. Đề xuất sử dụng đất đai trên cơ sở các loại sử dụng đất tối ưu đã lựa chọn
7.2. Đề xuất các giải pháp cần thiết để cải tạo, bảo vệ đất đai và khắc phục các yếu tố hạn chế
Chương 8: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tài liệu tham khảo
Phần phụ lục
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Quy định chung
5. Nội dung và phương pháp đánh giá đất đai
6. Các giai đoạn đánh giá đất
7. Nội dung của quá trình đánh giá phân hạng đất đai
8. Hồ sơ đánh giá
Phụ lục A (tham khảo)
Phụ lục B (tham khảo)
Phụ lục C (tham khảo)
Phụ lục D (tham khảo)

File đính kèm:

  • docquy_trinh_danh_gia_dat_san_xuat_nong_nghiep.doc