Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị trạm gốc, lặp và phụ trợ trong hệ thống thông tin di động gsm, w-Cdma fdd và lte

Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật về tương thích điện từ (EMC) cho:

- Thiết bị trạm gốc trong hệ thống GSM;

- Thiết bị trạm gốc trong hệ thống thông tin di động IMT-2000 CDMA trải phổ trực tiếp W-CDMA FDD (UTRA FDD);

- Thiết bị trạm gốc trong hệ thống LTE (E-UTRA);

- Thiết bị lặp trong hệ thống GSM;

- Thiết bị lặp trong hệ thống thông tin di động IMT-2000 CDMA trải phổ trực tiếp W- CDMA FDD (UTRA FDD);

- Thiết bị lặp trong hệ thống LTE (E-UTRA);

và thiết bị phụ trợ liên quan.

Quy chuẩn này không quy định các yêu cầu kỹ thuật liên quan đến cổng ăng ten và phát xạ từ cổng vỏ của các thiết bị vô tuyến trên. Các yêu cầu kỹ thuật này được quy định trong các Quy chuẩn kỹ thuật thiết bị tương ứng để sử dụng có hiệu quả phổ tần vô tuyến.

 

doc 15 trang kimcuc 14900
Bạn đang xem tài liệu "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị trạm gốc, lặp và phụ trợ trong hệ thống thông tin di động gsm, w-Cdma fdd và lte", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị trạm gốc, lặp và phụ trợ trong hệ thống thông tin di động gsm, w-Cdma fdd và lte

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị trạm gốc, lặp và phụ trợ trong hệ thống thông tin di động gsm, w-Cdma fdd và lte
QCVN 103:2016/BTTTT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ ĐỐI VỚI THIẾT BỊ TRẠM GỐC, LẶP VÀ PHỤ TRỢ TRONG HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG GSM, W-CDMA FDD VÀ LTE
National technical regulation on electromagnetic compatibility for Base Station, Repeater, ancillary equipment of digital cellular telecomunications systems GSM, W-CDMA FDD and LTE
MỤC LỤC
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
1.2. Đối tượng áp dụng
1.3. Tài liệu viện dẫn
1.4. Giải thích từ ngữ
1.5. Chữ viết tắt
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Phát xạ EMC
2.1.1. Yêu cầu chung
2.1.2. Điều kiện riêng
2.2. Miễn nhiễm
2.2.1. Yêu cầu chung
2.2.2. Điều kiện riêng
3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
PHỤ LỤC A (Quy định) Điều kiện đo kiểm
PHỤ LỤC B (Quy định) Đánh giá chỉ tiêu
PHỤ LỤC C (Quy định) Tiêu chí chất lượng
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lời nói đầu
QCVN 103:2016/BTTTT được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-50 V1.2.1(2013-03) của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI).
QCVN 103:2016/BTTTT do Cục Viễn thông biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ thẩm định và trình duyệt, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Thông tư số 31/2016/TT-BTTTT ngày 08 tháng 12 năm 2016.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ ĐỐI VỚI THIẾT BỊ TRẠM GỐC, LẶP VÀ PHỤ TRỢ TRONG HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG GSM, W-CDMA FDD VÀ LTE
National technical regulation on electromagnetic compatibility for Base Station, Repeater, ancillary equipment of digital cellular telecomunications systems GSM, W-CDMA FDD and LTE
1. QUY ĐỊNH GHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật về tương thích điện từ (EMC) cho:
- Thiết bị trạm gốc trong hệ thống GSM;
- Thiết bị trạm gốc trong hệ thống thông tin di động IMT-2000 CDMA trải phổ trực tiếp W-CDMA FDD (UTRA FDD);
- Thiết bị trạm gốc trong hệ thống LTE (E-UTRA);
- Thiết bị lặp trong hệ thống GSM;
- Thiết bị lặp trong hệ thống thông tin di động IMT-2000 CDMA trải phổ trực tiếp W- CDMA FDD (UTRA FDD);
- Thiết bị lặp trong hệ thống LTE (E-UTRA);
và thiết bị phụ trợ liên quan.
Quy chuẩn này không quy định các yêu cầu kỹ thuật liên quan đến cổng ăng ten và phát xạ từ cổng vỏ của các thiết bị vô tuyến trên. Các yêu cầu kỹ thuật này được quy định trong các Quy chuẩn kỹ thuật thiết bị tương ứng để sử dụng có hiệu quả phổ tần vô tuyến.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh các thiết bị thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này trên lãnh thổ Việt Nam.
1.3. Tài liệu viện dẫn
QCVN 18:2014/BTTTT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin vô tuyến điện.
ETSI TS 125 141 (V9.8.0) (07/2011): “Universal Mobile Telecommunications System (UMTS); Base Station (BS) conformance testing (FDD) (3GPP TS 25.141 version 9.8.0 Release 9)”.
ETSI TS 145 008 (V9.7.0) (06/2011): “Digital cellular telecommunications system (Phase 2+); Radio subsystem link control (3GPP TS 45.008 version 9.7.0 Release 9)”.
ETSI TS 125 101 (V9.7.0) (05/2011): “Universal Mobile Telecommunications System (UMTS); User Equipment (UE) radio transmission and reception (FDD) (3GPP TS 25.101 version 9.7.0 Release 9)”.
ITU-T recommendation O.153 (10/1992): “Basic parameters for the measurement of error performance at bit rates below the primary rate”.
IEC 60721-3-3(1994): “Classitication of environmental conditions - Part 3: Classification of groups of environmental parameters and their severities - Section 3: Stationary use at weather protected locations”.
IEC 60721-3-4 (1995): “Classification of environmental conditions - Part 3: Classification of groups of environmental parameters and their severities - Section 4: Stationary use at non-weather protected locations”.
IEC 60068-2-1 (1990): “Environmental testing - Part 2: Tests. Tests A: Cold”.
IEC 60068-2-2 (1974): “Environmental testing - Part 2: Tests. Tests B: Dry heat”.
IEC 60068-2-6 (1995): “Environmental testing - Part 2: Tests - Test Fc: Vibration (sinusoidal)”.
ETSI TS 151 010-1 (V9.5.0) (08/2011): “Digital cellular telecommunications system (Phase 2+); Mobile Station (MS) conformance specification; Part 1: Conformance specification (3GPP TS 51.010-1 version 9.5.0 Release 9)”.
ETSI TS 125 104 (V9.7.0): “Universal Mobile Telecommunications System (UMTS); Base Station (BS) radio transmission and reception (FDD) (3GPP TS 25.104 version 9.7.0 Release 9)”.
ETSI TS 125 106 (V9.2.0): “Universal Mobile Telecommunications System (UMTS); UTRA repeater radio transmission and reception (3GPP TS 25.106 version 9.2.0 Release 9)”.
ETSI TS 136 101 (V9.8.0) (06/2011): “LTE; Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA); User Equipment (UE) radio transmission and reception (3GPP TS 36.101 version 9.8.0 Release 9)”.
ETSI TS 136 104 (V9.8.0) (06/2011): “LTE; Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA); Base station (BS) radio transmission and reception (3GPP TS 36.104 version 9.8.0 Release 9)”.
ETSI TS 136 141 (V9.8.0) (07/2011): “LTE; Evolved Universal Terrestrial Radio Access(E-UTRA); Base Station (BS) conformance testing (3GPP TS 36.141 version 9.8.0 Release 9)”.
1.4. Giải thích từ ngữ
1.4.1. Giao diện Abis (Abis interface)
Giao diện vật lý giữa BTS và BSC.
1.4.2. Kênh mang (Bearer)
Đường truyền tải thông tin với các đặc tính được xác định dùng cho truyền dữ liệu người sử dụng hoặc dữ liệu đo kiểm được định nghĩa trước.
1.4.3. Hệ thống Thông tin Di động Toàn cầu cho năm 2000 (IMT-2000) (International Mobile Telecommunicatons-2000 (IMT-2000))
Các hệ thống di động thế hệ thứ 3, cung cấp truy nhập bằng một hoặc nhiều liên kết vô tuyến với nhiều dịch vụ viễn thông được hỗ trợ bởi các mạng viễn thông cố định (ví dụ: PSTN, ISDN hoặc IP) và các dịch vụ khác dành riêng cho người dùng di động.
1.4.4. Băng thông cần thiết (necessary bandwidth)
Độ rộng của băng tần số đủ để đảm bảo sự truyền dẫn thông tin ở tốc độ và chất lượng yêu cầu trong điều kiện xác định.
1.4.5. Thiết bị thông tin vô tuyến (radio communications equipment)
- Thiết bị thông tin bao gồm một hoặc nhiều máy phát và/hoặc máy thu và/hoặc các phần của chúng dùng trong ứng dụng cố định, di động hoặc lưu động.
CHÚ THÍCH: Thiết bị có thể hoạt động với thiết bị phụ trợ, nhưng trong trường hợp đó nó không phụ thuộc vào thiết bị phụ trợ đối với chức năng cơ bản.
1.4.6. Cấu hình vô tuyến (radio configuration (RC))
Thiết lập các định dạng truyền của kênh lưu lượng đường lên và đường xuống được đặc trưng bởi các thông số lớp vật lý như tốc độ truyền, đặc điểm điều chế và tốc độ trải phổ.
1.4.7. Khối vô tuyến số (radio digital unit)
Thiết bị thực hiện chức năng xử lý tín hiệu băng gốc và điều khiển khối vô tuyến.
CHÚ THÍCH: Xem Hình 1 và Hình 2
1.4.8. Thiết bị vô tuyến (radio equipment)
Thiết bị bao gồm khối vô tuyến số và khối vô tuyến.
CHÚ THÍCH: Xem Hình 1 và Hình 2
1.4.9. Khối vô tuyến (radio unit)
Thiết bị chứa máy phát và máy thu.
CHÚ THÍCH: Xem Hình 1 và Hình 2
1.4.10. Thiết bị lặp (repeater)
Thiết bị với hai cổng RF để kết nối với ăng ten, có khả năng nhận, khuếch đại và phát đồng thời theo hướng tín hiệu trong băng phát BSS và theo hướng tín hiệu khác trong băng thu BSS tương ứng.
1.4.11. Chất lượng tín hiệu thu (RXQUAL)
Là chỉ tiêu xác định mức tín hiệu thu, được tạo ra bởi trạm gốc, được dùng trong quá trình chuyển giao và điều khiển công suất.
CHÚ THÍCH: Các đặc tính và yêu cầu được chỉ rõ trong mục 8.2 TS 145 008.
Thiết bị trạm gốc
Hình 1: BS với cấu trúc đơn khối
Thiết bị trạm gốc
Hình 2: BS có cấu trúc tách rời
1.5. Chữ viết tắt
ARFCN
Số kênh tần số vô tuyến tuyệt đối
Absolute Radio Frequency Channel Number
AWGN
Tạp âm Gauss trắng cộng
Additive White Gaussian Noise
BCCH
Kênh điều khiển quảng bá
Broadcast Control Channel
BER
Tỷ lệ lỗi bít
Bit Error Ratio
BLER
Tỷ lệ lỗi khối
Block Error Ratio
BS
Trạm gốc
Base Station
BSC
Bộ điều khiển trạm gốc
Base Station Controller
BSS
Hệ thống trạm gốc
Base Station System
BSSTE
Thiết bị đo kiểm hệ thống trạm gốc
Base Station System Test Equipment
BTS
Trạm thu phát gốc
Base Transceiver Station
CDMA
Đa truy cập phân chia theo mã
Code Division Multiple Access
CRC
Mã vòng dư
Cyclic Redundancy Code
DC
Dòng một chiều
Direct Current
DCS
Hệ thống tế bào số
Digital Cellular System
EDGE
Tốc độ dữ liệu nâng cao cho hệ thống GSM tiên tiến
Enhanced Data rates for GSM Evolution
EMC
Tương thích điện từ
ElectroMagnetic Compatibility
EUT
Thiết bị cần đo kiểm
Equipment Under Test
E-UTRA
Truy nhập vô tuyến mặt đất toàn cầu tiên tiến
Evolved Universal Terrestrial Radio Access
EPC
Lõi gói tiên tiến
Evolved Packet Core
FDD
Ghép song công phân chia theo tần số
Frequency Division Duplex
FER
Tỷ lệ lỗi khung
Frame Error Rate
FRC
Kênh tham chiếu cố định
Fixed Reference Channel
GSM
Hệ thống thông tin di động toàn cầu
Global System for Mobile communication
HW
Phần cứng
Hardware
IF
Tần số trung gian
Intermediate Frequency
IP
Giao thức Internet
Internet Protocol
ISDN
Mạng số tích hợp đa dịch vụ
Integrated Services Digital Network
lub
Giao diện giữa RNC và BS
Interface between RNC and BS LTE
MS
Máy di động
Mobile Station
LTE
Tiến hóa lâu dài
Long Term Evolution
PDTCH
Kênh truyền tải dữ liệu gói
Data Traffic Channel
PSTN
Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng
Public Switched Telephone Network
RACH
Kênh truy nhập ngẫu nhiên
Random Access Channel
RAT
Công nghệ truy nhập vô tuyến
Radio Access Technology
RF
Tần số vô tuyến
Radio Frequency
RNC
Bộ điều khiển mạng vô tuyến
Radio Network Controller
RXQUAL
Chất lượng tín hiệu thu
Received Signal Quality
SCPIR_DL
Tỷ lệ mất cân bằng công suất giữa các kênh con trên đường xuống
Subchannel Power Imbalance Ratio on DownLink
SFH
Nhảy tần chậm
Slow Frequency Hopping
TCH/FS
TCH thoại tốc độ đầy đủ
Full rate Speech TCH
TRX
Máy thu phát
Transceiver
UARFCN
Số kênh tần số vô tuyến tuyệt đối UTRA
UTRA Absolute Radio Frequency Channel Number
UTRA
Truy nhập vô tuyến mặt đất toàn cầu
Universal Terrestrial Radio Access
VAMOS
Dịch vụ thoại đa người dùng trên 1 khe thời gian
Voice services over AdaptiveMulti- user channels on One Slot
W-CDMA
Đa truy nhập phân chia theo mã trên băng rộng
Wideband Code Division Multiple Access
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Phát xạ EMC
2.1.1. Yêu cầu chung
Các yêu cầu về phát xạ EMC tại các cổng của thiết bị vô tuyến và/hoặc thiết bị phụ trợ liên quan được quy định tại Bảng 1 của QCVN 18:2014/BTTTT. Điều kiện đo kiểm được quy định tại Phụ lục A của Quy chuẩn này.
2.1.2. Điều kiện riêng
Điều kiện riêng được quy định tại Bảng 1 của Quy chuẩn này, các phương pháp đo phát xạ được quy định tại mục 2.1.2 đến 2.1.8 của QCVN 18:2014/BTTTT.
Bảng 1- Điều kiện riêng cho các phép đo phát xạ EMC
Mục tham chiếu trong QCVN 18:2014/BTTTT
Các điều kiện riêng
2.1.4. Phát xạ từ các cổng vào/ra nguồn điện DC
- Giới hạn
Đối với loại thiết bị này giới hạn dưới đây được áp dụng
Dải tần
Tựa đỉnh, dBµV
Trung bình, dBµV
0,15 MHz đến 0,5 MHz
79
66
> 0,5 MHz đến 30 MHz
73
60
2.2. Miễn nhiễm
2.2.1. Yêu cầu chung
Các yêu cầu về miễn nhiễm EMC tại các cổng của thiết bị vô tuyến và/hoặc thiết bị phụ trợ được quy định tại Bảng 4 của QCVN 18:2014/BTTTT. Điều kiện đo kiểm được quy định tại Phụ lục A, đánh giá chỉ tiêu được quy định tại Phụ lục B và tiêu chí chất lượng được quy định tại Phụ lục C của Quy chuẩn này.
2.2.2. Điều kiện riêng
Các điều kiện riêng được quy định tại Bảng 2 của Quy chuẩn này, cấu hình thử miễn nhiễm quy định tại mục 2.2.2 của QCVN 18:2014/BTTTT.
Bảng 2 - Điều kiện riêng về cấu hình thử miễn nhiễm EMC
Mục tham chiếu trong QCVN 18: 2014/BTTTT
Các điều kiện riêng
2.2.2 Cấu hình thử
(đối với thiết bị trạm gốc GSM/EDGE, UTRA, E-TRA)
- Các phép thử miễn nhiễm trên toàn bộ trạm gốc phải được thực hiện bằng cách thiết lập những kết nối tại giao diện vô tuyến (ví dụ bằng (các) bộ mô phỏng máy di động) và giao diện S1/lub/Abis (ví dụ bằng bộ mô phỏng EPC/RNC/BSC) và đánh giá thông lượng/BLER/BER (xem hình dưới).
- Các phép thử miễn nhiễm phải được thực hiện trên cả đường lên và đường xuống. Các phép thử cũng bao gồm cả giao diện vô tuyến và giao diện S1/lub/Abis. Việc đánh giá thông lượng/BLER/BER có thể được thực hiện tại một trong hai giao diện, khi thích hợp, và các phép đo đường lên và đường xuống có thể được thực hiện như một đường truyền đơn được đấu vòng tại giao diện vô tuyến hoặc giao diện S1/lub/Abis. Trong  trường hợp sử dụng đấy vòng phải chú ý để thông lượng/BLER/BER không bị thay đổi do đấu vòng.
3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
Các thiết bị vô tuyến và phụ trợ thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại mục 1.1 phải tuân thủ các quy định kỹ thuật trong Quy chuẩn này.
4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện các quy định về chứng nhận và công bố hợp quy các thiết bị thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định hiện hành.
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Cục Viễn thông và các Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn triển khai quản lý các thiết bị vô tuyến theo Quy chuẩn này.
5.2. Trong trường hợp các quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.
PHỤ LỤC A
(Quy định)
Điều kiện đo kiểm
Đối với Quy chuẩn này, các điều kiện đo kiểm quy định tại Phụ lục A của QCVN 18: 2014/BTTTT phải được áp dụng khi phù hợp.
Quy chuẩn này bổ sung thêm các quy định về điều kiện đo kiểm cho thiết bị trạm gốc.
A.1. Yêu cầu chung
Thiết bị phải được đo kiểm theo các điều kiện đo kiểm bình thường phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo kiểm, cụ thể được quy định từ mục A.1.1 đến A.1.5, Phụ lục A của Quy chuẩn này.
Điều kiện đo kiểm phải được ghi vào báo cáo đo kiểm.
Đối với các phép đo kiểm phát xạ và thử miễn nhiễm; các điều kiện đo kiểm còn lại được chỉ rõ trong mục từ A.2 đến A.5, Phụ lục A của Quy chuẩn này.
Đối với EUT chứa nhiều hơn 1 BS, phải thực hiện đầy đủ các phép đo liên quan tới các kết nối của mỗi loại cổng trong EUT. Đối với BS hỗ trợ nhiều hơn một RAT, các phép đo liên quan tới cổng ăng ten phải thực hiện cho mỗi loại RAT được hỗ trợ.
A.1.1. Môi trường đo kiểm bình thường
Khi đo kiểm trong môi trường đo kiểm bình thường, việc đo kiểm phải được thực hiện trong các giới hạn tối thiểu và tối đa của các điều kiện được nêu trong Bảng A.1.
Bảng A.1 - Các điều kiện giới hạn đối với môi trường đo kiểm bình thường
Điều kiện
Tối thiểu
Tối đa
Áp suất khí quyển
86 kPa
106 kPa
Nhiệt độ
15°C
30°C
Độ ẩm tương đối
20%
85%
Nguồn điện
Danh định, theo khai báo của nhà sản xuất
Độ rung
Không đáng kể
Các dải áp suất khí quyển, nhiệt độ và độ ẩm thể hiện sự thay đổi lớn nhất có thể diễn ra trong môi trường không được kiểm soát của phòng thử nghiệm. Nếu không thể duy trì được các tham số này trong các giới hạn được chỉ ra thì các giá trị thực tế phải được ghi lại trong báo cáo đo kiểm.
CHÚ THÍCH: Ví dụ, điều nêu trên có thể là trường hợp đo kiểm phát xạ bức xạ tại khu vực đo kiểm mở.
A.1.2. Môi trường đo kiểm khắc nghiệt
Nhà sản xuất phải khai báo một trong những trường hợp sau:
1) Loại thiết bị đại diện cho thiết bị đang được đo kiểm, được định nghĩa trong IEC 6072 ... ép thử phải được lặp lại cho đến khi tất cả thiết bị vô tuyến trong cấu hình của BSS được thử trên tất cả các tần số sóng mang.
Nếu phép thử được thực hiện với TCH/FS, một tín hiệu TCH/FS ở chế độ điều chế bình thường từ BSSTE được đưa vào đầu vào của máy thu BSS. Các bit loại 2 không được bảo vệ thu được từ máy thu BSS sau giải mã kênh và trước khi tiến hành ngoại suy phải được so sánh với các bit loại 2 không được bảo vệ cung cấp từ BSSTE.
Nếu phép thử không được thực hiện với TCH/FS, một tín hiệu thử PDTCH với chế độ điều chế bình thường từ BSSTE được áp dụng để đưa vào đầu vào của máy thu BSS. Các bit dữ liệu sau giải mã thu được từ máy thu BSS phải được so sánh với các bit gốc từ BSSTE.
CHÚ THÍCH: Các bit dữ liệu sau giải mã thể hiện các bit được mã hóa trong một cụm, được lấy từ máy thu mà không cần bất kỳ sự cải thiện bằng xử lý tín hiệu nào từ mã hóa/giải mã tín hiệu.
Việc thử phải được thực hiện tại các mức công suất của tín hiệu thử như sau:
a) Giới hạn dưới (lớn hơn độ nhạy chuẩn của BSS thử nghiệm 20 dB), quy định cụ thể tại Bảng B.1 của Quy chuẩn này, trong điều kiện truyền lan tĩnh.
b) -40 dBm, trong điều kiện truyền lan tĩnh.
c) -15 dBm đối với GSM 900, -18 dBm đối với E-GSM 900 cho thiết bị BTS đa sóng mang với máy thu đa sóng mang và -23 dBm đối với DCS1800, áp dụng trong điều kiện truyền lan tĩnh.
d) pico-BTS: -5 dBm đối với GSM 900 và -14 dBm đối với DCS 1800, áp dụng trong điều kiện truyền lan tĩnh.
e) Giới hạn dưới (lớn hơn độ nhạy chuẩn của BSS thử nghiệm 20 dB), quy định cụ thể tại Bảng B.1 của Quy chuẩn này, với điều kiện lan truyền EQ50 (đo kiểm bằng phương pháp cân bằng với tốc độ di chuyển 50 km/h), bước này không áp dụng cho pico-BTS.
f) -40 dBm, với điều kiện lan truyền EQ50 (đo kiểm bằng phương pháp cân bằng với tốc độ di chuyển 50 km/h), bước này không áp dụng cho pico-BTS.
2) Đối với kênh RACH, phép thử phải được thực hiện trên các kênh tần số đầu, cuối và giữa băng tần hoạt động của BS. Một tín hiệu đo bao gồm các cụm RACH từ BSSTE được đưa vào đầu vào của máy thu BSS. Tỷ lệ các cụm RACH tại đầu vào của máy thu không nhận dạng được chính xác bởi BSS phải được đo.
Phép thử phải được thực hiện tại các mức công suất của tín hiệu đo như sau:
a) giới hạn dưới (lớn hơn độ nhạy chuẩn của BSS thử nghiệm 20 dB), quy định cụ thể trong Bảng B.1 của Quy chuẩn này, trong điều kiện truyền lan tĩnh.
b) -40 dBm, với điều kiện truyền lan tĩnh.
c) -15 dBm đối với GSM 900, -16 dBm đối với E-GSM 900 BTS cho thiết bị BTS đa sóng mang với máy thu đa sóng mang, và -23 dBm đối với DCS 1800 trong điều kiện truyền lan tĩnh.
3) Giá trị FER trên TCH/FS được đo tại tần số nhảy trong điều kiện nhiễu, hai tín hiệu được kết nối với đầu vào của máy thu BSS qua một mạng kết hợp. Tín hiệu mong muốn với mức tín hiệu RF được quy định tại Bảng B.1 được nhảy tần có chu kỳ trên bốn tần số sóng mang trong điều kiện tĩnh. Tín hiệu nhiễu phải là tín hiệu ngẫu nhiên liên tục, tín hiệu được điều chế GMSK trên 1 sóng mang duy nhất có mức tín hiệu cao hơn 10 dB so với tín hiệu mong muốn.
Việc thử nghiệm phải được thực hiện với các tần số nhảy tập trung quanh kênh tần số giữa.
Điều chế 8-PSK, QPSK, 16-QAM và 32-QAM
Nếu BSS hỗ trợ nhảy tần chậm, BSS phải nhảy trên phạm vi và số lượng lớn nhất ARFCN có thể trong cấu hình mà BSS hỗ trợ. Nếu SFH không được hỗ trợ, việc thử phải được thực hiện trên các kênh tần số đầu, giữa và cuối của dải tần hoạt động. Trong cả hai trường hợp, các phép thử phải được lặp lại cho đến khi tất cả thiết bị vô tuyến trong cấu hình của BSS được thử trên tất cả các tần số sóng mang.
Một tín hiệu thử PDTCH ở chế độ điều chế thường lấy từ BSSTE được đưa vào đầu vào của máy thu BSS. Các bit dữ liệu sau giải mã thu được từ khối thu BSS được so sánh với các bit gốc từ BSSTE.
CHÚ THÍCH: Các bit dữ liệu sau giải mã thể hiện các bit được mã hóa trong một cụm, được lấy từ máy thu mà không cần bất kỳ sự cải thiện bằng xử lý tín hiệu nào từ mã hóa/giải mã tín hiệu.
Phép thử phải được thực hiện tại các mức công suất của tín hiệu thử như sau:
a) Mức giới hạn dưới, cụ thể quy định trong Bảng B.1, trong điều kiện truyền lan tĩnh.
b) - 40 dBm, trong điều kiện truyền lan tĩnh.
c) Các giới hạn tối đa được quy định trong Bảng B.1, trong điều kiện truyền lan tĩnh.
d) Bước a và b phải được lặp lại với tần số của tín hiệu đầu vào 8-PSK và nếu QPSK được hỗ trợ, tín hiệu điều chế được dịch ngẫu nhiên bằng ±0,1 ppm từng cụm một. Đối với mỗi cụm, dấu hiệu của dịch tần số được chọn dựa trên 511 bit chuỗi giả ngẫu nhiên, được định nghĩa trong khuyến nghị ITU-T O.153.
Bảng B.1 - Giới hạn đầu vào RF cho phép thử chức năng thu của lớp 1 tĩnh
Loại BTS
Giới hạn dưới GMSK, 8- PSK và QPSK
Giới hạn trên 8-PSK và QPSK
Giới hạn dưới 16- QAM và 32-QAM EGPRS2-A
Giới hạn dưới 16- QAM và 32-QAM EGPRS2- B
Giới hạn trên 16-QAM và 32-QAM
GSM 900/DCS 1800 BTS
-84 dBm
-26 dBm
-84
-78
-28
GSM 900 micro-BTS M1
-77 dBm
-24 dBm
-77
-71
-27
GSM 900 micro-BTS M2
-72 dBm
-19 dBm
-72
-66
-22
GSM 900 micro-BTS M3
-67 dBm
-14 dBm
-67
-61
-17
GSM 900 pico-BTS P1
-68 dBm
-16 dBm
-68
-62
-19
DCS 1800 micro-BTS M1
-82 dBm
-24 dBm
-82
-76
-27
DCS 1800 micro-BTS M2
-77 dBm
-19 dBm
-77
-71
-22
DCS 1800 micro-BTS M3
-72 dBm
-14 dBm
-72
-66
-17
DCS 1800 pico-BTS P1
-75 dBm
-17 dBm
-75
-69
-20
Nếu EUT không hỗ trợ TCH/FS, nhà sản xuất phải công bố kênh logic cho việc thực hiện đánh giá và các tiêu chí chất lượng tương ứng.
B.2.1.2. Đánh giá chỉ số BER sử dụng RXQUAL
Đầu ra của máy phát được kết nối với một thiết bị đáp ứng yêu cầu TS 151010-1 để đánh giá RXQUAL. RXQUAL phải được giám sát trong quá trình thử nghiệm. Giá trị RXQUAL không được vượt quá giá trị quy định tại mục C.1 của Quy chuẩn này.
CHÚ THÍCH: Thiết bị này có thể là một MS GSM thích hợp cho việc giám sát RXQUAL.
B.2.2. Đánh giá chỉ số BLER/thông lượng/BER tại đường lên
Đối với UTRA (chỉ số BLER)
Giá trị BLER tại đầu ra của máy thu do BS báo cáo được giám sát tại giao diện lub bằng cách sử dụng một thiết bị đo phù hợp.
Đối với E-UTRA (chỉ số thông lượng)
Giá trị thông lượng tại đầu ra của máy thu do BS báo cáo được giám sát tại giao diện S1 bằng cách sử dụng một thiết bị đo phù hợp.
Đối với GSM/EDGE (chỉ số BER)
Chỉ số BER ở đầu ra của máy thu có thể được đánh giá sử dụng các kỹ thuật mô tả dưới đây.
B.2.2.1. Đánh giá BER dùng RXQUAL
Giá trị RXQUAL do BTS hoặc BSS báo cáo được giám sát sử dụng thiết bị đo phù hợp.
B.2.2.2. Đánh giá chỉ số BER dùng báo cáo về BER
Chỉ số BER của bit loại 2 tại đầu ra của máy thu được đánh giá bằng cách sử dụng thiết bị đo phù hợp.
Nếu EUT không hỗ trợ TCH/FS, nhà sản xuất phải công bố kênh logic cho việc thực hiện đánh giá, và các tiêu chí đánh giá tương ứng.
CHÚ THÍCH: Điều này có thể được thực hiện bằng “phép thử lặp” trong đó sử dụng máy phát của BTS để đưa dữ liệu đã được giải mã bởi máy thu trở lại các thiết bị đo, nơi đã tạo ra chuỗi bit. Đối với phép thử miễn nhiễm tại các cổng tín hiệu, “phép thử lặp” bao gồm một kết nối bên ngoài giữa các cổng tín hiệu.
B.2.3. Đánh giá sự thay đổi độ lợi RF của thiết bị lặp
Tham số được sử dụng để đánh giá chỉ tiêu của thiết bị lặp là độ lợi RF trong băng tần hoạt động.
B.3. Thiết bị không thể cung cấp kết nối thông tin liên tục
Áp dụng các yêu cầu tại mục B.3, Phụ lục B của QCVN 18:2014/BTTTT.
B.4. Thiết bị phụ trợ
Áp dụng các yêu cầu tại mục B.4, Phụ lục B của QCVN 18:2014/BTTTT.
B.5. Phân loại thiết bị
Áp dụng các yêu cầu tại mục B.5, Phụ lục B của QCVN 18:2014/BTTTT.
PHỤ LỤC C
(Quy định)
Tiêu chí chất lượng
C.1. Tiêu chí chất lượng đối với hiện tượng liên tục áp dụng cho thiết bị trạm gốc và thiết bị lặp
C.1.1. Thiết bị trạm gốc (BS)
Đối với UTRA
Việc tính giá trị BLER phải được thực hiện trên trên cơ sở ước lượng CRC trên mỗi khối truyền tải.
Trong quá trình thử miễn nhiễm tại đường lên và đường xuống của BS, giá trị BLER phải nhỏ hơn 1x10-2 và BS hoạt động như dự định. Nếu đường lên và đường xuống được ước lượng sử dụng đấu lặp thì giá trị này phải nhỏ hơn 2x10-2.
Sau khi thử, BS phải hoạt động như dự định, không làm mất chức năng điều khiển người dùng hoặc dữ liệu lưu trữ, đường truyền dữ liệu phải được duy trì.
Đối với E-UTRA
Thử nghiệm nếu có thể, được thực hiện bằng cách sử dụng kênh mang với các đặc điểm về tốc độ dữ liệu và thông lượng được xác định tại Bảng C.1 của Quy chuẩn này. Nếu thử nghiệm không được thực hiện bằng cách sử dụng một trong các kênh mang này (ví dụ, BS không hỗ trợ kênh mang loại này), các đặc điểm của kênh mang được sử dụng phải được ghi lại trong báo cáo đo.
Thông lượng trong Bảng C.1 của Quy chuẩn này được tính so với thông lượng tối đa của FRC. Thông lượng lớn nhất cho một FRC bằng với kích thước tải x số các khung con trên đường lên trong mỗi giây.
Các đường lên và đường xuống của BS phải đáp ứng các tiêu chí chất lượng theo quy định tại Bảng C.1 của Quy chuẩn này trong quá trình thử. Nếu các đường lên và đường xuống được đánh giá sử dụng phương pháp đấu vòng, khi đó tiêu chí được xác định bằng hai lần độ giảm thông lượng được quy định tại Bảng C.1 của Quy chuẩn này. Sau mỗi quá trình thử, BS phải hoạt động như dự định, không làm mất chức năng điều khiển người dùng, dữ liệu lưu trữ và đường truyền dữ liệu phải được duy trì.
Bảng C.1 - Tiêu chí chất lượng BS cho hiện tượng liên tục cho BS
Độ rộng kênh E-UTRA [MHz]
Tốc độ dữ liệu thông tin kênh mang
Tiêu chí chất lượng
(xem chú thích 1 và 2)
1,4
FRC A1-1 tại A.1 trong TS 136 104
Thông lượng > 95% 
Không mất dịch vụ
3
FRC A1-2 tại A.1 trong TS 136 104
Thông lượng > 95%
Không mất dịch vụ
5
FRC A1-3 tại A.1 trong TS 136 104
Thông lượng > 95%
Không mất dịch vụ
10
FRC A1-3 tại A.1 trong TS 136 104
Thông lượng > 95%
Không mất dịch vụ
15
FRC A1-3 tại A1 trong TS 136 104
(Xem chú thích 3)
Thông lượng > 95%
Không mất dịch vụ
20
FRC A1-3 tại A1 trong TS 136 104
(Xem chú thích 3)
Thông lượng > 95%
Không mất dịch vụ
CHÚ THÍCH 1: Tiêu chí chất lượng, thông lượng >95% / Không mất dịch vụ, cũng áp dụng nếu một kênh mang với các đặc tính khác được sử dụng trong thử nghiệm.
CHÚ THÍCH 2: Tiêu chí chất lượng, thông lượng >90% / Không mất dịch vụ, áp dụng cho trường hợp đường lên và đường xuống được đấu vòng.
CHÚ THÍCH 3: Đây là tốc độ dữ liệu thông tin đối với một trường hợp của kênh mang ánh xạ tới 25 khối tài nguyên. Các tiêu chí chất lượng phải được đáp ứng đối với mỗi ứng dụng liên tục của một trường hợp của kênh mang sử dụng các dải tần số rời nhau với chiều rộng của mỗi 25 khối tài nguyên.
Sau khi thử, BS phải hoạt động như dự định, không làm mất chức năng điều khiển người dùng hoặc dữ liệu lưu trữ, đường truyền dữ liệu phải được duy trì.
Đối với GSM/EDGE
Đường xuống
Trong quá trình thử, giá trị BER của đường xuống phải được đánh giá theo một trong các phương pháp thử tại mục B.2.1, Phụ lục B của Quy chuẩn này.
Trường hợp áp dụng phương pháp thử tại mục B.2.1.1, Phụ lục B của Quy chuẩn này, giá trị BER đo được đối với bit loại 2 của TCH/FS không được vượt quá 1,6% trong quá trình thử.
CHÚ THÍCH 1: Giá trị BER này là giới hạn trên được quy định trong TS 145 008 khi RXQUAL = 3.
Trường hợp áp dụng phương pháp thử tại mục B.2.1.2, Phụ lục B của Quy chuẩn này, trong quá trình thử giá trị RXQUAL phải không được vượt quá 3.
Sau khi thử, EUT phải hoạt động như dự định, không làm mất chức năng điều khiển người dùng hoặc dữ liệu lưu trữ, đường truyền dữ liệu phải được duy trì.
Đường lên
Trong quá trình thử, giá trị BER của đường lên phải được đánh giá theo một trong các phương pháp thử tại mục B.2.2, Phụ lục B của Quy chuẩn này.
Trường hợp áp dụng phương pháp thử tại mục B.2.2.1, Phụ lục B của Quy chuẩn này, trong quá trình thử giá trị RXQUAL phải không được vượt quá 3.
Trường hợp áp dụng phương pháp thử tại mục B.2.2.2, Phụ lục B của Quy chuẩn này, trong quá trình thử giá trị BER đo được đối với các bit loại 2 của TCH/FS không được vượt quá 1,6%.
CHÚ THÍCH 2: Giá trị BER này là giới hạn trên được quy định trong TS 145 008 khi RXQUAL = 3.
Đối với trạm gốc, không thử quá 3 lần đối với giá trị RXQUAL của đường lên.
Sau khi thử, BS phải hoạt động như dự định, không làm mất chức năng điều khiển người dùng hoặc dữ liệu lưu trữ, đường truyền dữ liệu phải được duy trì.
C.1.2. Thiết bị lặp
Độ lợi RF của EUT được đo trong suốt quá trình thử phơi nhiễm. Trong quá trình thực hiện phép thử, giá trị này không được lệch quá ± 1 dB so với giá trị của thiết bị trước khi tiến hành thử.
Sau khi thử, EUT phải hoạt động như dự định, không làm mất chức năng điều khiển người dùng hoặc dữ liệu lưu trữ.
C.2. Tiêu chí đánh giá đối với hiện tượng đột biến đối với thiết bị trạm gốc và thiết bị lặp
C.2.1. Thiết bị trạm gốc
Tại thời điểm kết thúc của mỗi quá trình thử phơi nhiễm, EUT phải hoạt động với số lượng người dùng mất kết nối là không đáng kể.
Sau khi thực hiện toàn bộ phép thử bao gồm 1 chuỗi các phép thử phơi nhiễm riêng rẽ, EUT phải hoạt động như dự định, không làm mất chức năng điều khiển người dùng hoặc dữ liệu lưu trữ theo như công bố của nhà sản xuất và đường truyền dữ liệu phải được duy trì.
C.2.2. Thiết bị lặp
Độ lợi RF của EUT phải được đo trước khi thử và sau mỗi quá trình thử phơi nhiễm. Tại thời điểm kết thúc của mỗi quá trình thử phơi nhiễm, giá trị này không thay đổi vượt quá ±1 dB. Sau khi thực hiện toàn bộ phép thử bao gồm 1 chuỗi các phép thử phơi nhiễm riêng rẽ, EUT phải hoạt động như dự định, không làm mất chức năng điều khiển người dùng hoặc dữ liệu lưu trữ theo như công bố của nhà sản xuất và độ lợi của EUT không thay đổi vượt quá ±1 dB.
C.3. Tiêu chí chất lượng đối với thiết bị phụ trợ được thử độc lập
Áp dụng các yêu cầu tại mục C.4, Phụ lục C của QCVN 18:2014/BTTTT. Ngoài ra, áp dụng thêm các mục C.3.1 và C.3.2, Phụ lục C của Quy chuẩn này.
C.3.1. Tiêu chí chất lượng đối với hiện tượng liên tục cho các thiết bị phụ trợ
EUT phải tiếp tục hoạt động như dự định trong và sau khi thử. Khi thiết bị được sử dụng như dự định, không có sự suy giảm chất lượng hoặc mất chức năng dưới mức cho phép được công bố bởi nhà sản xuất. Mức chất lượng có thể giảm nhẹ trong giới hạn cho phép. Nếu mức chất lượng tối thiểu hoặc mức độ giảm nhẹ chất lượng cho phép không được công bố bởi nhà sản xuất, mức chất lượng này có thể xác định dựa trên mô tả sản phẩm, tài liệu của sản phẩm và những kỳ vọng hợp lý từ người sử dụng đối với thiết bị nếu được sử dụng như dự định.
C.3.2. Tiêu chí chất lượng đối với hiện tượng đột biến cho các thiết bị phụ trợ
EUT phải tiếp tục hoạt động như dự định sau phép thử. Khi thiết bị được sử dụng như dự định, không có sự suy giảm chất lượng hoặc mất chức năng dưới mức cho phép được công bố bởi nhà sản xuất. Mức chất lượng có thể giảm nhẹ trong giới hạn cho phép. Nếu mức chất lượng tối thiểu hoặc mức độ giảm nhẹ chất lượng cho phép không được công bố bởi nhà sản xuất, mức chất lượng này có thể xác định dựa trên mô tả sản phẩm, tài liệu của sản phẩm và những kỳ vọng hợp lý từ người sử dụng đối với thiết bị nếu được sử dụng như dự định.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ETSI EN 301 489-50 V1.2.1 (2013-03) Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); ElectroMagneticCompatibility (EMC) Standard for radio equipment and services; Part 50: Specific conditions for Cellular Communication Base Station (BS), repeater and ancillary equipment.

File đính kèm:

  • docquy_chuan_ky_thuat_quoc_gia_ve_tuong_thich_dien_tu_doi_voi_t.doc