Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang bị an toàn tàu cá

Giải thích từ ngữ

1.3.1. Trang bị an toàn tàu cá quy định trong Quy chuẩn này, gồm: Phương tiện cứu sinh, phương tiện tín hiệu, thiết bị vô tuyến điện, thiết bị hàng hải.

1.3.2. Phương tiện cứu sinh là phương tiện có khả năng duy trì sự sống của những người gặp nạn từ thời điểm bắt đầu rời khỏi tàu. Phương tiện cứu sinh quy định trong Quy chuẩn này gồm: Xuồng cấp cứu, phao bè cứu sinh, dụng cụ nổi, phao tròn, phao áo.

1.3.3. Xuồng cấp cứu là phương tiện cứu sinh đặc biệt chở trên tàu luôn ở trạng thái sẵn sàng sử dụng ngay lập tức và dùng để cứu những người ngã xuống nước, những người ở trên tàu bị nạn, cũng như để dẫn và kéo các phao bè cứu sinh đang ở trong tình trạng cấp cứu.

1.3.4. Dụng cụ nổi cứu sinh (trừ xuồng cứu sinh và phao bè cứu sinh) bảo đảm giữ được một số người nổi trên mặt nước mà vẫn giữ nguyên được hình dạng và đặc tính kỹ thuật trong suốt quá trình hoạt động.

1.3.5. Phương tiện tín hiệu là phương tiện được bố trí, lắp đặt trên tàu thuyền và dùng để báo hiệu cho các phương tiện khác tránh va khi tàu thuyền hoạt động trên các vùng nước. Phương tiện tín hiệu quy định trong Quy chuẩn này gồm: Đèn tín hiệu hành trình, đèn tín hiệu nhấp nháy (chớp), đèn tín hiệu đánh cá, phương tiện tín hiệu âm thanh, pháo hiệu, vật hiệu.

1.3.6. Thiết bị vô tuyến điện là thiết bị dùng để trao đổi các thông tin về hoạt động và trao đổi chung khác với các thông tin là tín hiệu cấp cứu, tín hiệu khẩn cấp và tín hiệu an toàn được thực hiện bằng vô tuyến. Thiết bị vô tuyến điện quy định trong Quy chuẩn này gồm: Máy thu phát vô tuyến MF/HF, máy thu chuyên dụng thông tin dự báo thiên tai (SSB), máy thu phát vô tuyến điện thoại cực ngắn VHF, máy thu phát VHF hai chiều, thiết bị phát báo ra đa, thiết bị truyền thanh chỉ huy.

1.3.7. Thiết bị hàng hải là thiết bị dùng để thực hiện các chức năng trong việc đo đạc các tham số hàng hải cũng như xử lý, lưu trữ, truyền phát, hiển thị và ghi dữ liệu khi ra quyết định thực hiện các nhiệm vụ hàng hải trên tàu. Thiết bị hàng hải quy định trong Quy chuẩn gồm: Ra đa hàng hải, la bàn từ lái, máy đo sâu, máy thu định vị vệ tinh GPS, đồng hồ bấm giây, thiết bị đo độ nghiêng, đèn tín hiệu ban ngày, ống nhòm hàng hải.

 

doc 26 trang kimcuc 3000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang bị an toàn tàu cá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang bị an toàn tàu cá

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang bị an toàn tàu cá
QCVN 02-21: 2015/BNNPTNT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRANG BỊ AN TOÀN TÀU CÁ
National technical regulation on Safety Equipment of fishing vessels
Lời nói đầu:
QCVN 02-21: 2015/BNNPTNT do Vụ Khai thác thủy sản biên soạn, Tổng cục Thủy sản trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo Thông tư số 20 /2015/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 6năm 2015.
Quy chuẩn này được biên soạn trên cơ sở Phần 12, Quy phạm phân cấp và đóng tàu cá biển (TCVN 6718: 2000); Phần 6A, Quy phạm phân cấp và đóng tàu cá biển cỡ nhỏ (TCVN 7111:2002).
MỤC LỤC
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1.1.1. Phạm vi điều chỉnh
1.1.2. Đối tượng áp dụng
1.2. Tài liệu viện dẫn
1.3. Giải thích từ ngữ
II. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
2.1. Giám sát kỹ thuật
2.1.1. Quy định chung
2.1.2. Thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật trang thiết bị an toàn
2.1.3. Giám sát chế tạo, phục hồi và hoán cải trang thiết bị an toàn
2.1.4. Kiểm tra các trang thiết bị an toàn trong đóng mới, hoán cải và phục hồi tàu cá
2.1.5. Kiểm tra trang thiết bị trên các tàu đang khai thác
2.1.6. Một số yêu cầu kỹ thuật
2.1.7. Bố trí và thử hoạt động
2.1.8. Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật do Đăng kiểm cấp
2.1.9. Miễn giảm và thay thế tương đương
2.2. Phương tiện cứu sinh
2.2.1. Quy định chung
2.2.2. Quy định trang bị
2.2.3. Yêu cầu kỹ thuật phương tiện cứu sinh
2.3. Phương tiện tín hiệu
2.3.1. Quy định chung
2.3.2. Quy định trang bị
2.3.3. Kết cấu các phương tiện tín hiệu
2.3.4. Bố trí các phương tiện tín hiệu trên tàu
2.4. Trang bị vô tuyến điện
2.4.1. Quy định chung
2.4.2. Quy định trang bị
2.4.3. Lắp đặt thiết bị vô tuyến điện trên tàu
2.4.4. Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị vô tuyến điện
2.5. Trang bị hàng hải
2.5.1. Qui định chung
2.5.2. Quy định trang bị
2.5.3. Bố trí thiết bị hàng hải trên tàu
2.5.4. Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị hàng hải
III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC CÁ NHÂN
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRANG BỊ AN TOÀN TÀU CÁ
National technical regulation on Safety Equipment of fishing vessels
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1.1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này áp dụng trong chế tạo, lắp đặt, kiểm tra và sử dụng các trang thiết bị an toàn trên tàu cá có chiều dài từ 12 m trở lên hoặc lắp máy chính có tổng công suất từ 50 sức ngựa trở lên (sau đây gọi là “tàu cá”) do Đăng kiểm tàu cá Việt Nam (sau đây gọi là “Đăng kiểm”) giám sát, phân cấp.
1.1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức cá nhân có hoạt động liên quan đến quản lý kỹ thuật tàu cá; sử dụng, thiết kế, chế tạo, nhập khẩu các trang thiết bị an toàn lắp đặt trên tàu cá; các cơ sở thiết kế, đóng mới, cải hoán, sửa chữa phục hồi tàu cá. 
1.2. Tài liệu viện dẫn
1.2.1. QCVN 42:2012/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang bị an toàn tàu biển, ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BGTVT ngày 30/7/2012.
1.2.2. QCVN 21:2010/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép, ban hành kèm theo Thông tư số 12/2010/TT-BGTVT ngày 21/4/2010.
1.2.3. Quy tắc phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển 1972 (International Regulations for Preventing Collisions at Sea, 1972 – Colregs, 1972).
1.2.4. Công ước quốc tế về an toàn tàu cá Torremolinos 1993, sửa đổi bổ sung 1995.
1.2.5. Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974 (Safety of life at sea, 1974), đã bổ sung sửa đổi.
1.3. Giải thích từ ngữ 
1.3.1. Trang bị an toàn tàu cá quy định trong Quy chuẩn này, gồm: Phương tiện cứu sinh, phương tiện tín hiệu, thiết bị vô tuyến điện, thiết bị hàng hải.
1.3.2. Phương tiện cứu sinh là phương tiện có khả năng duy trì sự sống của những người gặp nạn từ thời điểm bắt đầu rời khỏi tàu. Phương tiện cứu sinh quy định trong Quy chuẩn này gồm: Xuồng cấp cứu, phao bè cứu sinh, dụng cụ nổi, phao tròn, phao áo.
1.3.3. Xuồng cấp cứu là phương tiện cứu sinh đặc biệt chở trên tàu luôn ở trạng thái sẵn sàng sử dụng ngay lập tức và dùng để cứu những người ngã xuống nước, những người ở trên tàu bị nạn, cũng như để dẫn và kéo các phao bè cứu sinh đang ở trong tình trạng cấp cứu.
1.3.4. Dụng cụ nổi cứu sinh (trừ xuồng cứu sinh và phao bè cứu sinh) bảo đảm giữ được một số người nổi trên mặt nước mà vẫn giữ nguyên được hình dạng và đặc tính kỹ thuật trong suốt quá trình hoạt động.
1.3.5. Phương tiện tín hiệu là phương tiện được bố trí, lắp đặt trên tàu thuyền và dùng để báo hiệu cho các phương tiện khác tránh va khi tàu thuyền hoạt động trên các vùng nước. Phương tiện tín hiệu quy định trong Quy chuẩn này gồm: Đèn tín hiệu hành trình, đèn tín hiệu nhấp nháy (chớp), đèn tín hiệu đánh cá, phương tiện tín hiệu âm thanh, pháo hiệu, vật hiệu.
1.3.6. Thiết bị vô tuyến điện là thiết bị dùng để trao đổi các thông tin về hoạt động và trao đổi chung khác với các thông tin là tín hiệu cấp cứu, tín hiệu khẩn cấp và tín hiệu an toàn được thực hiện bằng vô tuyến. Thiết bị vô tuyến điện quy định trong Quy chuẩn này gồm: Máy thu phát vô tuyến MF/HF, máy thu chuyên dụng thông tin dự báo thiên tai (SSB), máy thu phát vô tuyến điện thoại cực ngắn VHF, máy thu phát VHF hai chiều, thiết bị phát báo ra đa, thiết bị truyền thanh chỉ huy. 
1.3.7. Thiết bị hàng hải là thiết bị dùng để thực hiện các chức năng trong việc đo đạc các tham số hàng hải cũng như xử lý, lưu trữ, truyền phát, hiển thị và ghi dữ liệu khi ra quyết định thực hiện các nhiệm vụ hàng hải trên tàu. Thiết bị hàng hải quy định trong Quy chuẩn gồm: Ra đa hàng hải, la bàn từ lái, máy đo sâu, máy thu định vị vệ tinh GPS, đồng hồ bấm giây, thiết bị đo độ nghiêng, đèn tín hiệu ban ngày, ống nhòm hàng hải.
1.3.8. Tàu cá quy định trong Quy chuẩn này, gồm: Tàu đánh cá, tàu chế biến, thu mua, dịch vụ thủy sản.
1.3.9. Tàu đánh cá: Là tàu được dùng cho khai thác thủy sản (tàu trực tiếp đánh bắt thủy sản).
1.3.10. Tàu chế biến thủy sản: Là tàu dùng để đánh bắt và chế biến cá hoặc chỉ chế biến cá và các sản phẩm thủy sản khác.
1.3.11. Tàu thu mua thủy sản: Là tàu thu gom, chuyển tải sản phẩm thủy sản được đánh bắt từ các tàu cá khác.
1.3.12. Tàu dịch vụ thủy sản: Là tàu cung ứng dịch vụ hậu cần cho tàu đánh cá và các tàu cá khác hoặc cung ứng dịch vụ hậu cần kết hợp thu mua thủy sản. 
1.2.13. Tàu đang khai thác: Là các tàu cá đang được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ đánh bắt cá, dịch vụ thủy sản, thu mua vận chuyển và chế biến các loại thủy sản hoặc đang di chuyển trên biển. 
1.3.14. Chiều dài tàu (L): Là khoảng cách tính bằng mét, đo trên đường nước chở hàng thiết kế lớn nhất từ mặt trước sống mũi đến đường tâm trục lái hoặc đến mặt sau trụ bánh lái (nếu tàu có trụ bánh lái). Nếu tàu có đuôi theo kiểu tuần dương hạm thì chiều dài tàu được đo như trên hoặc bằng 96% chiều dài đường nước thiết kế lớn nhất, lấy giá trị nào lớn hơn.
1.3.15. Chiều rộng tàu (B): Là khoảng cách nằm ngang tính bằng mét, đo từ mép ngoài của sườn mạn bên này đến mép ngoài sườn mạn bên kia (hoặc phía ngoài ván vỏ mạn bên này đến phía ngoài ván vỏ mạn bên kia - đối với tàu vỏ gỗ), tại vị trí rộng nhất của thân tàu.
1.3.16. Vùng được phép hoạt động của tàu
1.3.16.1. Vùng hoạt động hạn chế III: Là vùng biển hạn chế cách xa bờ hoặc nơi trú ẩn không quá 20 hải lý.
1.3.16.2. Vùng hoạt động hạn chế II: Là vùng biển hạn chế cách xa bờ hoặc nơi trú ẩn không quá 50 hải lý.
1.3.16.3. Vùng hoạt động hạn chế I: Là vùng biển hạn chế cách xa bờ hoặc nơi trú ẩn không quá 200 hải lý.
1.3.16.4. Vùng hoạt động không hạn chế : Là vùng biển không hạn chế tầm hoạt động của tàu.
II. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
2.1. Giám sát kỹ thuật
2.1.1. Quy định chung
2.1.1.1. Nội dung giám sát kỹ thuật
2.1.1.1.1. Thẩm định các hồ sơ thiết kế trang thiết bị an toàn;
2.1.1.1.2. Giám sát chế tạo trang thiết bị an toàn;
2.1.1.1.3. Kiểm tra trang thiết bị an toàn trên các tàu đóng mới và đang khai thác.
2.1.1.2. Phương pháp cơ bản để giám sát: Là kiểm tra chọn lọc, trong trường hợp áp dụng qui định khác phải được Đăng kiểm chấp thuận.
2.1.1.3. Để thực hiện công tác giám sát, các cơ sở chế tạo, sửa chữa, bảo dưỡng, khai thác phải đảm bảo điều kiện cho Đăng kiểm tiến hành kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm theo quy định.
2.1.1.4. Tất cả những sửa đổi có liên quan đến vật liệu, kết cấu, cách lắp đặt trang thiết bị do cơ sở chế tạo tiến hành phải được Đăng kiểm chấp thuận trước khi thực hiện.
2.1.1.5. Đăng kiểm có thể từ chối tiến hành giám sát nếu cơ sở chế tạo vi phạm tiêu chuẩn một cách hệ thống các yêu cầu của Quy chuẩn này cũng như vi phạm hợp đồng giám sát với đăng kiểm.
2.1.1.6. Trong trường hợp phát hiện thấy vật liệu hay trang thiết bị có khiếm khuyết, tuy đã được cấp giấy chứng nhận, Đăng kiểm vẫn có thể hủy giấy chứng nhận đã cấp. 
2.1.2. Thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật trang thiết bị an toàn
2.2.2.1. Quy định chung
2.2.2.1.1. Trước khi chế tạo trang thiết bị chịu sự giám sát của Đăng kiểm, cơ sở sản xuất phải trình Đăng kiểm thẩm định các hồ sơ kỹ thuật được liệt kê trong mục 2.1.2.2 dưới đây với khối lượng ít nhất 03 bộ. Trong trường hợp trang thiết bị có kết cấu đặc biệt, Đăng kiểm có thể yêu cầu tăng khối lượng hồ sơ thẩm định. Khối lượng hồ sơ thẩm định các trang thiết bị có kết cấu và kiểu đặc biệt sẽ phải thỏa thuận với Đăng kiểm trong từng trường hợp cụ thể.
2.2.2.1.2. Những sửa đổi đưa vào hồ sơ kỹ thuật đã được thẩm định có liên quan đến các chi tiết và kết cấu thuộc phạm vi yêu cầu của Quy chuẩn này phải trình Đăng kiểm thẩm định trước khi sửa đổi.
2.2.2.1.3. Hồ sơ kỹ thuật trình Đăng kiểm thẩm định phải thể hiện đầy đủ các số liệu cần thiết để chứng minh được rằng các quy định nêu trong Quy chuẩn này được thực hiện.
2.2.2.1.4. Hồ sơ kỹ thuật được Đăng kiểm thẩm định sẽ được đóng dấu của Đăng kiểm.
2.1.2.2. Khối lượng hồ sơ kỹ thuật trình thẩm định khi chế tạo trang thiết bị an toàn
2.1.2.2.1. Phương tiện cứu sinh
2.1.2.2.1.1. Xuồng cấp cứu
a) Thuyết minh kỹ thuật (phần vỏ, máy, điện) kèm theo bản tính độ bền, tính ổn định, tính chống chìm của xuồng, tổng dung tích, hệ số béo, sức chở, lượng chiếm nước. Khả năng phục hồi về tư thế cân bằng, bản tính phương tiện bảo vệ và không khí nén, tính chịu lửa của các xuồng.
b) Bản vẽ đường hình dáng;
c) Mặt cắt dọc và ngang kèm theo các chỉ dẫn bố trí các hộp hoặc khoang không khí, thể tích và vật liệu của chúng;
d) Bản vẽ và bố trí thiết bị nâng hạ xuồng và bản tính độ bền;
e) Thiết bị lái;
f) Bản vẽ bố trí chung có kèm theo chỉ dẫn việc bố trí thiết bị và người, bảng kê thiết bị xuồng;
g) Sơ đồ thiết bị bảo vệ;
h) Bản vẽ rải tôn bao (xuồng làm bằng kim loại);
i) Thiết bị buồm với xuồng chèo tay và xuồng nhẹ;
j) Thiết bị truyền động và đường trục và bản tính hệ truyền động;
k) Quy trình thử.
2.1.2.2.1.2. Phao bè cứu sinh cứng
a) Thuyết minh kỹ thuật có kèm theo các bản tính độ bền của phao, thiết bị kéo và nâng hạ, lượng chiếm nước, diện tích boong và sức chở;
b) Bố trí chung (kết cấu phao và kích thước chính, kèm chỉ dẫn bố trí người và trang thiết bị), bản kê thiết bị của phao, bố trí, kết cấu mũi che;
c) Quy trình thử.
2.1.2.2.1.3. Phao bè cứu sinh bơm hơi
a) Thuyết minh kỹ thuật có kèm theo các bản tính độ bền của Thiết bị kéo và nâng hạ, lượng chiếm nước, diện tích boong và sức chở;
b) Bản vẽ bố trí chung (kết cấu và kích thước chính có kèm các chỉ dẫn việc bố trí phụ tùng và van, thiết bị và bố trí người); bản kê các thiết bị của phao bè;
c) Sơ đồ bản vẽ và phụ tùng và van của hệ thống bơm hơi tự động;
d) Quy trình thử.
2.1.2.2.1.4. Dụng cụ nổi
a) Thuyết minh kỹ thuật, có kèm bản tính sức nổi và sức chở;
b) Bản vẽ thiết kế (kết cấu, vật liệu và thiết bị);
c) Quy trình thử.
2.1.2.2.1.5. Thiết bị hạ xuồng hoặc hạ phao bè
a) Thuyết minh kỹ thuật;
b) Bản vẽ thiết kế (kết cấu, vật liệu và thiết bị);
c) Bản tính độ bền và sơ đồ lực;
d) Quy trình thử;
2.1.2.2.1.6. Tời nâng hạ và thiết bị cơ giới
a) Thuyết minh kỹ thuật;
b) Bản vẽ thiết kế (kết cấu, vật liệu và chi tiết kèm theo kích thước);
c) Bản tính độ bền;
d) Quy trình thử;
2.1.2.2.1.7. Phao áo cứu sinh, phao tròn cứu sinh, thiết bị phóng dây
a) Thuyết minh kỹ thuật,;
b) Bản vẽ thiết kế (kết cấu, vật liệu và thiết bị);
c) Quy trình thử.
2.1.2.2.2. Phương tiện tín hiệu
2.1.2.2.1.1. Bản vẽ lắp ráp có thể hiện các phần cấu tạo và vật liệu chế tạo;
2.1.2.2.1.2. Thuyết minh kỹ thuật;
2.1.2.2.1.3. Quy trình thử;
2.1.2.2.3. Thiết bị vô tuyến điện
2.1.2.2.3.1. Trước khi chế tạo phải trình Đăng kiểm duyệt các hồ sơ sau:
a) Thuyết minh kỹ thuật bao gồm cả nhiệm vụ thư kỹ thuật;
b) Sơ đồ nguyên lý;
c) Các bản vẽ thiết bị ở dạng chung và dạng mở;
d) Sơ đồ lắp ráp;
e) Liệt kê linh kiện và các phụ tùng dự trữ;
f) Quy trình thử.
2.1.2.2.3.2. Thiết bị vô tuyến điện là mẫu thí nghiệm phải được hoàn thiện và chế tạo ít nhất gồm 02 mẫu phù hợp với hồ sơ kỹ thuật, phải được thử ở nhà máy chế tạo và trên tàu để xác nhận phù hợp của các thông số vận hành và kỹ thuật của nó với Quy phạm và nhiệm vụ thư kỹ thuật. Các bước thử này phải được tiến hành có sự giám sát của Đăng kiểm.
2.1.2.2.3.3. Sau khi hoàn thành cuộc thử phải giao cho Đăng kiểm các biên bản kiểm tra và kết quả thử cũng như thuyết minh, sơ đồ và bản vẽ bố trí chung. Tất cả các hồ sơ này Đăng kiểm sẽ lưu giữ và làm cơ sở để quyết định cho phép sử dụng thiết bị dựa trên cơ sở kỹ thuật (điều kiện kỹ thuật).
2.1.2.2.4. Thiết bị hàng hải
2.1.2.2.4.1. Cơ sở sản xuất phải trình nhiệm vụ thư kỹ thuật và hồ sơ kỹ thuật, quy trình thử để Đăng kiểm xét và thẩm định trước khi chế tạo trang bị hàng hải.
2.1.2.2.4.2. Nhiệm vụ thư kỹ thuật để chế tạo, bao gồm:
a) Yêu cầu về đặc tính kỹ thuật vận hành;
b) Yêu cầu về điều kiện làm việc;
c) Yêu cầu về thử độ bền, thử nhiệt độ và thử về điện.
2.1.2.2.4.3. Thiết kế kỹ thuật, bao gồm:
a) Mô tả về nguyên lý hoạt động;
b) Những tính toán cơ bản;
c) Sơ đồ nguyên lý về điện, động lực và chức năng;
d) Các bản vẽ bố trí chung và bản vẽ bố trí bộ phận điều khiển các thiết bị kiểm tra và bảo vệ;
2.1.2.2.4.4. Quy trình thử tại xưởng và trên tàu.
2.1.3. Giám sát chế tạo trang thiết bị an toàn
2.1.3.1. Việc giám sát chế tạo trang thiết bị an toàn do Đăng kiểm viên của Đăng kiểm tiến hành trên cơ sở hồ sơ kỹ thuật đã được Đăng kiểm thẩm định.
2.1.3.2. Nội dung kiểm tra, đo đạc và thử trong quá trình giám sát được Đăng kiểm qui định trên cơ sở các hướng dẫn hiện hành của Đăng kiểm và phụ thuộc vào điều kiện cụ thể.
2.1.3.3. Việc giám sát chế tạo các trang thiết bị được tiến hành theo phương pháp chọn lọc - thử nghiệm sản phẩm đầu tiên trong loạt sản phẩm hay sản phẩm bất kỳ nào đó tại cơ sở chế tạo. Trong điều kiện đặc biệt Đăng kiểm có thể yêu cầu thử sản phẩm ở điều kiện khai thác với nội dung, thời gian, địa điểm do Đăng kiểm, cơ sở chế tạo, chủ tàu ấn định. 
2.1.3.4. Việc chấp nhận trang thiết bị an toàn mới và hiện có được thiết kế và chế tạo không có sự giám sát kỹ thuật của Đăng kiểm sẽ được đăng kiểm thực hiện trên cơ sở xem xét hồ sơ kỹ thuật theo quy định của Quy chuẩn này. Trường hợp đặc biệt phải được thử nghiệm theo yêu cầu của Quy chuẩn này hoặc các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.
2.1.4. Kiểm tra các trang thiết bị an toàn trong đóng mới, hoán cải và phục hồi tàu cá
2.1.4.1. Hồ sơ kỹ thuật trang thiết bị an toàn trong đóng mới tàu cá
2.1.4.1.1. Trước khi bắt đầu đóng tàu, các hồ sơ phần trang thiết bị an toàn quy ... ủ) và phải tuân theo các điều kiện từ mục 2.4.3.3.2 đến mục 2.4.3.3.7 dưới đây.
2.4.3.3.2. Buồng đặt ắc qui vô tuyến điện phải đặt ở độ cao ngang với boong của buồng lái vô tuyến điện và cao hơn. Vị trí của buồng lái sao cho cáp dẫn điện tới buồng vô tuyến điện không dài quá 15 mét.
2.4.3.3.3. Bên trong buồng ắc quy (kể cả giá đặt) phải được phủ sơn chống gỉ. Không bố trí công tắc, cầu chì và các trang bị điện khác có khả năng gây ra tia lửa điện trong buồng ắc quy. Chỉ cho phép đặt đường cáp điện qua buồng ắc qui được dựng trong các ống kín bằng kim loại hoặc đặt trong các rãnh đặc biệt.
2.4.3.3.4. Ống thông gió tự nhiên của buồng ắc quy phải được đi từ đỉnh buồng ắc quy đến không gian hở phía trên, không được phép có đoạn ống nào nghiêng quá 450 so với phương thẳng đứng. Nếu không thể dùng thông gió tự nhiên thì phải dùng thông gió cưỡng bức, kết cấu quạt thông gió phải phù hợp với mục 2.4.3.3.3.
2.4.3.3.5. Phải có giá đặt ắc qui, bề mặt của tầng giá cuối cùng phải nằm cách sàn không dưới 100 mm. Phải có góc để cất giữ nước cất và dung dịch điện phân.
2.4.3.3.6. Các hòm (tủ) đựng ắc qui bố trí trên boong hở của tàu phải có kết cấu chắn nước và đặt ở độ cao cách boong không dưới 100 mm phải được thông gió tốt. 
2.4.3.3.7. Các ngăn của ắc quy phải có kết cấu và được cố định sao cho tránh được sự tràn chất điện phân do chuyển động của tàu và ngăn chặn được sự tỏa hơi axit hoặc kiềm.
2.4.3.4. Bảo quản các thiết bị vô tuyến điện dùng cho phương tiện cứu sinh
2.4.3.4.1. Thiết bị vô tuyến điện dùng cho phương tiện cứu sinh như máy thu phát VHF hai chiều, thiết bị phát báo rađa (Radar Transponder), các phao vô tuyến chỉ báo vị trí sự cố (EPIRB) phải được bảo quản ở buồng lái hoặc trong một buồng khác không đóng kín trong suốt hành trình trên biển của tàu để có thể nhanh chóng mang ra sử dụng và mang xuống các phương tiện như xuồng, bè cứu sinh khi cần thiết.
2.4.3.4.2. Các phao vô tuyến chỉ báo vị trí sự cố, các thiết bị phát báo rađa nếu được lắp đặt ngoài boong hở của tàu thì phải bảo đảm được cố định chắc chắn, chịu được mọi sự rung động của tàu trên hành trình của tàu và khả năng tự nổi khi tàu bị đắm.
2.4.3.5. Bố trí thiết bị truyền thanh chỉ huy
2.4.3.5.1. Thiết bị truyền thanh chỉ huy ở chế độ toàn tải phải đảm bảo phát thanh tới các buồng ở, buồng công cộng cũng như tới boong hở của tàu với mức âm lượng tối thiểu lớn hơn mức độ ồn của các khu vực này là 20dB.
2.4.3.5.2. Loa lắp đặt trong buồng ngủ phải có bộ phận điều chỉnh âm lượng hoặc công tắc. Không cho phép dùng phích cắm.
2.4.3.6. Bố trí thiết bị vô tuyến điện hàng hải 
2.4.3.6.1. Các thiết bị chỉ báo toạ độ, vị trí tàu, tốc độ của tàu phải được lắp đặt sao cho có thể quan sát được các kết quả chỉ thị trên máy từ bàn tác nghiệp hải đồ.
2.4.3.6.2. Bộ chỉ thị và điều khiển rađa phải được đặt ở buồng lái gần vách trước buồng lái.
2.4.3.6.3. Các thiết bị vô tuyến hàng hải phải được bố trí sao cho từ trường của chúng gây ra không làm thay đổi sai số của la bàn từ quá phạm vi cho phép và sự hoạt động của thiết bị này không làm ảnh hưởng tới sự hoạt động của thiết bị khác.
2.4.3.7. Lắp đặt cáp
2.4.3.7.1. Đường dây dẫn điện cung cấp cho thiết bị vô tuyến điện phải là đường dây riêng, không cho phép đấu các phụ tải không liên quan đến thiết bị vô tuyến điện vào đường dây này. Bảng điện vô tuyến điện phải có kết cấu để đóng, ngắt nguồn điện cung cấp cho thiết bị, phải có cầu chì hoặc bộ ngắt điện tự động cho mỗi đường dây riêng biệt.
2.4.3.7.2. Cáp cao áp của thiết bị thông tin vô tuyến điện phải được đặt tách riêng với các loại cáp khác.
2.4.3.7.3. Điện trở cách điện của bất kỳ đoạn cáp nào khi đã ngắt hai đầu ra phải không được nhỏ hơn 10 MW và không phụ thuộc vào chiều dài đoạn cáp.
2.4.3.8. Anten và nối đất
2.4.3.8.1. Yêu cầu chung
2.4.3.8.1.1. Anten lắp đặt trên tàu phải bảo làm việc hiệu quả, chịu được các tác động cơ khí và khí hậu trong điều kiện vận hành tàu.
2.4.3.8.1.2. Anten phải được lắp đặt và vận hành theo tài liệu hướng dẫn của nhà chế tạo.
2.4.3.8.2. Nối đất
2.4.3.8.2.1. Vỏ của các máy phát phải được nối đất bằng thanh dẫn đồng hoặc dây đồng mềm tại 2 vị trí, khoảng cách từ máy đến thân tàu càng ngắn càng tốt. Tiết điện của thanh dẫn nối đất tuỳ thuộc vào công suất máy phát như ở bảng 2.4.2.
2.4.3.8.2.2. Các máy thu cũng phải được nối vỏ kim loại với đất bằng dây đồng mềm hoặc thanh dẫn có thiết diện không nhỏ hơn 6 mm2. 
2.4.3.8.2.3. Trên tàu phi kim loại việc nối đất các thiết bị vô tuyến được thực hiện bằng cách nối vào một tấm đồng nguyên chất hoặc đồng thanh diện tích không nhỏ hơn 0,5 m2  và dày hơn 4 mm gắn ở bề mặt ngoài thân tàu dưới đường nước không tải.
Bảng 2.4.2. Tiết diện thanh dẫn nối đất
TT
Công suất máy phát
Tiết diện thanh dẫn (mm2)
1
Dưới 50 W
25
2
Từ 50 W- 100 W
50
3
Trên 100 W
100
2.4.4. Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị vô tuyến điện
2.4.4.1. Thiết bị vô tuyến điện phải được bố trí, lắp đặt sao cho dễ vận hành, thuận tiện cho việc kiểm tra, sửa chữa.
2.4.4.2. Các hộp đậy của thiết bị vô tuyến điện phải được nối đất.
2.4.4.3. Khi tàu đang hoạt động trên biển, thiết bị vô tuyến điện phải có khả năng thu, phát tín hiệu giữa tàu và bờ và với các tàu khác theo đúng chức năng của mỗi thiết bị.
2.4.4.4. Mỗi thiết bị vô tuyến điện phải có nhãn mác chứa các thông tin: Tên thiết bị, nhà chế tạo, năm chế tạo, số seri, khoảng cách an toàn giữa thiết bị với la bàn từ lái.
2.4.4.5. Các yêu cầu khác đối với thiết bị vô tuyến điện phải phù hợp với yêu cầu ở Chương 4, QCVN 42:2012/GTVT.
2.5. Trang bị hàng hải
2.5.1. Qui định chung 
2.5.1.1. Thiết bị hàng hải phải đơn giản về kết cấu, thuận tiện cho sử dụng và an toàn khi làm việc.
2.5.1.2. Thiết bị hàng hải phải có độ tin cậy cao và phải đảm bảo làm việc lâu dài trong các điều kiện ở trên tàu.
2.5.2. Quy định trang bị
2.5.2.1. Các tàu phải được trang thiết bị hàng hải theo vùng hoạt động và chiều dài tàu như qui định ở bảng 2.5.1 dưới đây:
Bảng 2.5.1. Thành phần trang bị hàng hải
Tên thiết bị
Vùng hoạt động
Số lượng theo vùng hoạt động
La bàn từ lái
Máy đo sâu(1)
Máy thu định vị vệ tinh (GPS)
Ra đa hàng hải
Đồng hồ bấm giây
Dụng cụ đo độ nghiêng
Đèn tín hiệu ban ngày
ống nhòm hàng hải
Tàu tàu chế biến, dịch vụ thủy sản
1. Tàu cấp không hạn chế
1
1
1
1
1
1
1
1
2. Tàu cấp HCI, HCII
L  ≥ 75
1
1
1
1
1
1
1
1
45 ≤  L < 75
1
1
1
1
1
1
1
1
24≤  L  < 45
1
1
1
1
1
1
1
1
3. Tàu cấp HCIII
L  ≥ 75
1
1
-
1
1
1
1
1
45 ≤  L < 75
1
1
-
1
1
1
1
1
24≤  L  < 45
1
-
-
1
1
1
-
1
Tàu đánh cá, thu mua thủy sản
1. L > 45m
1
1
1
1
1
1
1
1
2. KHC, HCI, HC II
24 ≤  L < 45
1
1
1
1
1
1
1
1
12≤  L  < 24
1
1(2)
1
-
1
1
-
1
3. HC III 
12 ≤  L  <  24
1
1(2)
-
-
-
1
-
-
L < 12(3)
-
-
-
-
-
1
-
-
Chú thích: (1) Khuyến khích thay thế bằng máy đo sâu dò cá.
                 (2) Khuyến khích áp dụng.
                 (3) Đối với tàu lắp máy chính có tổng công suất ≥ 50 sức ngựa.
2.5.2.2. Tất cả các tàu phải được trang bị đầy đủ các tài liệu, ấn phẩm hàng hải theo vùng hoạt động của tàu như bảng 2.5.2.
Bảng 2.5.2. Trang bị ấn phẩm hàng hải
TT
Tên thiết bị
Số lượng theo vùng hoạt động
Ghi chú
Không hạn chế, hạn chế I
Hạn chế II, III
1
Hải đồ vùng chạy tàu
1
-
Hải đồ này phải đúng kích thước qui định và phải được cập nhập thường xuyên
2
Các bảng thuỷ triều vùng chạy tàu
1
1
Ấn phẩm phải được cập nhật mới nhất
3
Bảng hiệu chỉnh độ lệch la bàn
1
-
2.5.3. Bố trí trang bị hàng hải trên tàu
2.5.3.1. Quy định chung
2.5.3.1.1. Các thiết bị hàng hải trên tàu theo quy định của Quy chuẩn này nếu sử dụng nguồn năng lượng điện thì phải được cung cấp điện suốt ngày đêm từ trạm điện tàu hoặc ắc qui để đảm bảo sẵn sàng hoạt động.
2.5.3.1.2. Tất cả các thiết bị hàng hải dùng nguồn năng lượng phải được lấy điện theo từng đường dây riêng từ một bảng điện (tủ điện) chung của các thiết bị hàn hải.
2.5.3.1.3. Ở mỗi đường dây riêng cấp cho mỗi thiết bị hàng hải phải có cái ngắt điện và cầu chì hoặc thiết bị ngắt điện tự động.
2.5.3.1.4. Đường dây điện của các thiết bị hàng hải đều phải được bọc kín và phù hợp với các yêu cầu của phần thiết bị điện.
2.5.3.1.5. Việc bố trí lắp đặt các thiết bị hàng hải và cáp điện của chúng không được tạo ra từ trường làm sai lệch la bàn từ quá  ± 10.
2.5.3.1.6. Vỏ của các thiết bị hàng hải khi cần thiết phải được nối đất tin cậy.
2.5.3.1.7. Phải có các phụ tùng dự trữ và đồ nghề cần thiết để có thể bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ thiết bị hàng hải trên tàu.
2.5.3.1.8. Trên tàu phải có hồ sơ kỹ thuật của các trang thiết bị hàng hải bao gồm:
a) Các giấy chứng nhận
b) Thuyết minh kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, bảo quản, sơ đồ lắp ráp, sơ đồ nguyên lý, v.v
2.5.3.1.9. Tất cả các dụng cụ và thiết bị hàng hải sau khi được lắp đặt lên tàu phải được điều chỉnh phù hợp và thử tại bến, thử đường dài theo quy trình thử được Đăng kiểm thông qua.
2.5.3.2. La bàn từ lái
2.5.3.2.1. La bàn từ lái phải được đặt và cố định sao cho mặt phẳng thẳng đứng của nó đi qua các vạch chỉ hướng không lệch với mặt phẳng dọc tâm hoặc mặt phẳng song song với mặt phẳng dọc tâm tàu lớn hơn 0,20.
2.5.3.2.2. La bàn từ lái phải được đặt ở vị trí điều khiển lái chính trong buồng lái.
2.5.3.2.3. Trên các tàu có vùng hoạt động biển không hạn chế phải có bộ khử từ la bàn.
2.5.3.3. Máy đo sâu
2.5.3.3.1. Bộ chỉ thị của máy đo sâu phải được đặt tại buồng lái
2.5.3.3.2. Anten của máy đo sâu phải được đặt ở chỗ ít rung động của đáy tàu, cách xa 2 mạn, đuôi và mũi tàu để tránh lộ ra khỏi nước khi tàu chòng chành.
2.5.3.3.3. Phải có biện pháp chống ăn mòn thân tàu do việc đặt anten đo sâu.
2.5.3.3.4. Việc lắp đặt an ten đo sâu phải đảm bảo được tính kín nước và kết cấu của thân tàu.
2.5.3.3.5. Bề mặt bức xạ của anten phải được bảo vệ, không được sơn phủ và tránh bị hư hỏng do va đập cơ học.
2.5.3.3.6. Đường cáp nối từ máy đo sâu xuống anten phải được bảo vệ, tốt nhất là đi trong ống kim loại.
2.5.3.4. Bố trí và bảo quản thiết bị hàng hải
Các trang bị hàng hải trong bảng 2.5.1 phải được bố trí tại các vị trí điều khiển tàu (buồng lái, buồng hoa tiêu, v.v...) và phải được bảo quản đảm bảo sự làm việc tin cậy khi sử dụng.
2.5.4. Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị hàng hải
2.5.4.1. Thiết bị hàng hải phải có khả năng hoạt động liên tục với chức năng phù hợp dưới mọi trạng thái biển khác nhau, với các thông số di chuyển của tàu, dưới mọi điều kiện rung lắc, độ ẩm và nhiệt độ tàu có thể gặp trong quá trình khai thác.
2.5.4.2. Mỗi bộ hoàn chỉnh của thiết bị hàng hải phải được thiết kế sao cho chỉ một người có thể vận hành.
2.5.4.3. Tất cả các thiết bị và dụng cụ hàng hải phải được trang bị phụ tùng thích hợp để đảm bảo cố định chắc chắn ở nơi thường xuyên làm việc. Cho phép sử dụng các thiết bị giảm chấn thích hợp.
2.5.4.4. Tất cả các vỏ bảo vệ của thiết bị hàng hải làm việc với điện áp vượt quá trị số an toàn tiêu chuẩn cũng như các thiết bị tương tự khác dễ dàng gây ra nhiễu sóng vô tuyến thì phải trang bị trụ đấu dây riêng để nối đất.
2.5.4.5. Tất cả các đầu nối, phích cắm hoặc đầu nối dễ tháo phải có kết cấu sao cho loại trừ khả năng nhầm lẫn.
2.5.4.6. Tất cả các dụng cụ và thiết bị hàng hải phải có kết cấu sao cho đảm bảo giữ nguyên các thông số kỹ thuật khi điện áp mạng điện tàu biến đổi ± 10%, tần số biến đổi ± 5%.
2.5.4.7. Ở thiết bị hàng hải phải có tín hiệu nhìn thấy bằng mắt để biểu thị rằng thiết bị đã được cấp điện.
2.5.4.8. Ở bên ngoài vỏ bảo vệ của mỗi dụng cụ và thiết bị hàng hải phải ghi các thông tin: Tên nhà sản xuất, kiểu loại hoặc số seri, ngày chế tạo.
2.5.4.9. Các yêu cầu kỹ thuật khác đối với thiết bị hàng hải phải phù hợp với yêu cầu ở Chương 5, QCVN 42:2012/GTVT.
III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
3.1. Chứng nhận sản phẩm trang thiết bị an toàn lắp đặt trên tàu cá
Trang thiết bị an toàn lắp đặt trên tàu cá phải được kiểm tra, thử nghiệm và cấp giấy chứng nhận của Đăng kiểm hoặc các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền được Đăng kiểm công nhận.
3.2. Quản lý hồ sơ
Tất cả các hồ sơ do Đăng kiểm cấp cho tàu (hồ sơ thiết kế được thẩm định trong đó có nội dung về trang bị an toàn, các biên bản kiểm tra, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật) phải được lưu giữ, bảo quản và phải xuất trình khi các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. 
3.3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá trong đó có nội dung về trang thiết bị an toàn theo quy định tại Quy chế đăng kiểm tàu cá ban hành kèm theo Quyết định số 96/2007/QĐ-BNN ngày 28/11/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC CÁ NHÂN
4.1. Trách nhiệm của chủ tàu, thuyền trưởng
Thực hiện đầy đủ các quy định về đăng kiểm tàu cá và duy trì trạng thái làm việc tốt của các trang thiết bị an toàn lắp đặt trên tàu cá nêu trong Quy chuẩn này giữa hai kỳ kiểm tra.
4.2. Trách nhiệm của các cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi tàu cá
4.2.1. Thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn tàu cá nêu trong quy chuẩn này khi tàu được đóng mới, cải hoán, phục hồi, sửa chữa. 
4.2.2. Chịu sự giám sát của đăng kiểm và phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Đăng kiểm tiến hành kiểm tra việc bố trí, lắp đặt và thử hoạt động các trang thiết bị an toàn trên tàu.
4.2. Trách nhiệm của các cơ sở thiết kế tàu cá 
4.2.1. Thiết kế tàu cá phải thõa mãn quy định của Quy chuẩn này.
4.2.2. Cung cấp đủ hồ sơ thiết kế theo yêu cầu và trình duyệt hồ sơ thiết kế theo Quy định của Quy chuẩn này.
4.3. Trách nhiệm của các cơ sở thiết kế, chế tạo, nhập khẩu các trang thiết bị an toàn lắp đặt trên tàu cá
Thiết kế, chế tạo, nhập khẩu các trang thiết bị an toàn lắp đặt trên tàu cá phải thỏa mãn các yêu cầu của Quy chuẩn này và các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan. 
4.3. Trách nhiệm của Cơ quan đăng kiểm tàu cá Trung ương (Tổng cục Thủy sản)
4.3.1. Hướng dẫn thực hiện các quy định của Quy chuẩn này đối với các cơ sở thiết kế, chủ tàu, cơ sở đóng mới, hoán cải, phục hồi và sửa chữa tàu cá; các đơn vị đăng kiểm ở địa phương.
4.3.2. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc tuân thủ Quy chuẩn này đối với các đơn vị đăng kiểm ở địa phương.
4.3.3. Tổ chức in ấn, phổ biến, tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện áp dụng Quy chuẩn này.
4.3.4. Rà soát, tổng hợp những vướng mắc hoặc đề xuất chuyển đổi quy chuẩn này, tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, quyết định.
4.4. Trách nhiệm của Cơ quan đăng kiểm tại địa phương (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)
Tổ chức kiểm tra giám sát chất lượng, tính phù hợp của trang thiết bị an toàn trong đóng mới, cải hoán, phục hồi tàu cá theo quy định của Quy chuẩn này và các quy định hiện hành có liên quan.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Áp dụng quy chuẩn
Khi các văn bản, tài liệu được viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định của văn bản mới.
5.2. Trách nhiệm thi hành
Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tổ chức thực hiện Quy chuẩn này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc đề xuất chuyển đổi nhằm đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động khai thác thủy sản thì các tổ chức, cá nhân đề xuất về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét quyết định./.

File đính kèm:

  • docquy_chuan_ky_thuat_quoc_gia_ve_trang_bi_an_toan_tau_ca.doc