Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang bị an toàn tàu biển

1 Tàu cứu hộ, tàu chữa cháy, tàu hoa tiêu, tàu kéo, tàu nạo vét và các tàu khác phải được trang bị thiết bị cứu sinh giống như yêu cầu đối với tàu hàng, và tàu phá băng được ấn định dấu hiệu tàu có công dụng đặc biệt trong dấu hiệu phân cấp tàu phải được trang bị thiết bị cứu sinh giống như yêu cầu đối với tàu có công dụng đặc biệt.

2 Tàu cứu hộ phải được trang bị bổ sung các thiết bị cứu sinh bao gồm xuồng cấp cứu nhanh, thiết bị thu hồi nhanh lên tàu những người sống sót, những thiết bị để chuyển người lên tàu từ phương tiện cứu sinh. Số lượng và thành phần của các phương tiện trên phải được lựa chọn bởi chủ tàu và thẩm định bởi Đăng kiểm.

3 Các tàu thu gom dầu phải được trang bị số lượng các thiết bị cứu sinh như yêu cầu đối với tàu dầu có điểm chớp cháy nhỏ hơn hoặc bằng 60oC (thử cốc kín). Đặc tính của các thiết bị cứu sinh cho tàu không thường xuyên thu gom dầu hoặc sản phẩm dầu từ mặt nước sẽ được Đăng kiểm xem xét riêng.

4 Sà lan nhà ở

Sà lan nhà ở có số người nhỏ hơn 36 được trang bị cứu sinh như đối với tàu hàng không phải tàu chở dầu, hóa chất, khí hóa lỏng có nhiệt độ chớp cháy không quá 60oC (thử cốc kín). Đối với sà lan nhà ở có số người từ 36 trở lên phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

(1) Sà lan phải trang bị một hoặc nhiều xuồng cứu sinh thỏa mãn 2.6.15, 2.6.16, 2.6.17 và 2.6.18 có tổng sức chở mỗi mạn 50% số người trên tàu.

(2) Thêm vào đó là phao bè cứu sinh hoặc phao bè cứu sinh cứng thỏa mãn 2.6.9 và 2.6.10 có sức chở mỗi mạn 100% số người trên tàu.

(3) Thay cho các yêu cầu ở (1) và (2) thì các sà lan có chiều dài nhỏ hơn 85 m hoặc sà lan thỏa mãn tiêu chuẩn ổn định tai nạn như đã quy định trong Phần 9 Mục II của QCVN 21:2015/BGTVT đối với tàu có công dụng đặc biệt có thể trang bị một hoặc nhiều phao bè thỏa mãn 2.6.9 hoặc 2.6.10 có sức chở mỗi mạn 100% số người trên tàu.

(4) Sà lan phải trang bị tối thiểu 01 xuồng cấp cứu thỏa mãn 2.6.19.

(5) Phương tiện cứu sinh cá nhân được trang bị như yêu cầu đối với tàu hàng.

(6) Bố trí các hệ thống đưa người lên và hạ phương tiện cứu sinh phải thỏa mãn yêu cầu 2.4.3.

 

doc 16 trang kimcuc 4660
Bạn đang xem tài liệu "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang bị an toàn tàu biển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang bị an toàn tàu biển

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang bị an toàn tàu biển
SỬA ĐỔI 1: 2017 QCVN 42:2015/BGTVT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRANG BỊ AN TOÀN TÀU BIỂN
Sửa đổi 1: 2017
National Technical Regulation on Safety Equipment of Ships
Amendment No.1: 2017
Lời nói đầu
Sửa đổi 1: 2017 QCVN 42:2015/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trang bị an toàn tàu biển, do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 15/2018/TT-BGTVT ngày 04 tháng 4 năm 2018.
Sửa đổi 1: 2017 QCVN 42:2015/BGTVT chỉ bao gồm các nội dung sửa đổi, bổ sung của QCVN 42:2015/BGTVT đã được ban hành kèm theo Thông tư số 15/2018/TT-BGTVT ngày 04 tháng 4 năm 2018.
Các nội dung không được nêu trong Sửa đổi 1: 2017 QCVN 42:2015/BGTVT thì áp dụng theo QCVN 42:2015/BGTVT.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRANG BỊ AN TOÀN TÀU BIỂN
Mục lục
II QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
CHƯƠNG 2 THIẾT BỊ CỨU SINH
2.5 Yêu cầu đối với các loại tàu khác
2.6 Yêu cầu đối với thiết bị cứu sinh
2.7 Yêu cầu về thiết bị cứu sinh đối với tàu hoạt động tuyến nội địa và các tàu nằm ngoài phạm vi áp dụng của SOLAS
CHƯƠNG 3 THIẾT BỊ TÍN HIỆU
3.1 Quy định chung
3.4 Bố trí các thiết bị tín hiệu
CHƯƠNG 5 THIẾT BỊ HÀNG HẢI
5.2 Thiết bị hàng hải của tàu biển tự chạy
5.7 Hệ thống di chuyển cho hoa tiêu
CHƯƠNG 6 YÊU CẦU VỀ TRANG BỊ AN TOÀN CHO CÁC TÀU CHẠY VƯỢT TUYẾN MỘT CHUYẾN
6.1 Quy định chung
6.2 Các yêu cầu cụ thể
III QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
1.2 Hồ sơ đăng kiểm
V TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1 Áp dụng Quy chuẩn
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRANG BỊ AN TOÀN TÀU BIỂN
II QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
CHƯƠNG 2 THIẾT BỊ CỨU SINH
2.5 Yêu cầu đối với các loại tàu khác
2.5.2 Tàu công trình
2.5.2-2 và -4 được sửa đổi như sau:
1 Tàu cứu hộ, tàu chữa cháy, tàu hoa tiêu, tàu kéo, tàu nạo vét và các tàu khác phải được trang bị thiết bị cứu sinh giống như yêu cầu đối với tàu hàng, và tàu phá băng được ấn định dấu hiệu tàu có công dụng đặc biệt trong dấu hiệu phân cấp tàu phải được trang bị thiết bị cứu sinh giống như yêu cầu đối với tàu có công dụng đặc biệt.
2 Tàu cứu hộ phải được trang bị bổ sung các thiết bị cứu sinh bao gồm xuồng cấp cứu nhanh, thiết bị thu hồi nhanh lên tàu những người sống sót, những thiết bị để chuyển người lên tàu từ phương tiện cứu sinh. Số lượng và thành phần của các phương tiện trên phải được lựa chọn bởi chủ tàu và thẩm định bởi Đăng kiểm.
3 Các tàu thu gom dầu phải được trang bị số lượng các thiết bị cứu sinh như yêu cầu đối với tàu dầu có điểm chớp cháy nhỏ hơn hoặc bằng 60oC (thử cốc kín). Đặc tính của các thiết bị cứu sinh cho tàu không thường xuyên thu gom dầu hoặc sản phẩm dầu từ mặt nước sẽ được Đăng kiểm xem xét riêng.
4 Sà lan nhà ở
Sà lan nhà ở có số người nhỏ hơn 36 được trang bị cứu sinh như đối với tàu hàng không phải tàu chở dầu, hóa chất, khí hóa lỏng có nhiệt độ chớp cháy không quá 60oC (thử cốc kín). Đối với sà lan nhà ở có số người từ 36 trở lên phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
(1) Sà lan phải trang bị một hoặc nhiều xuồng cứu sinh thỏa mãn 2.6.15, 2.6.16, 2.6.17 và 2.6.18 có tổng sức chở mỗi mạn 50% số người trên tàu.
(2) Thêm vào đó là phao bè cứu sinh hoặc phao bè cứu sinh cứng thỏa mãn 2.6.9 và 2.6.10 có sức chở mỗi mạn 100% số người trên tàu.
(3) Thay cho các yêu cầu ở (1) và (2) thì các sà lan có chiều dài nhỏ hơn 85 m hoặc sà lan thỏa mãn tiêu chuẩn ổn định tai nạn như đã quy định trong Phần 9 Mục II của QCVN 21:2015/BGTVT đối với tàu có công dụng đặc biệt có thể trang bị một hoặc nhiều phao bè thỏa mãn 2.6.9 hoặc 2.6.10 có sức chở mỗi mạn 100% số người trên tàu.
(4) Sà lan phải trang bị tối thiểu 01 xuồng cấp cứu thỏa mãn 2.6.19.
(5) Phương tiện cứu sinh cá nhân được trang bị như yêu cầu đối với tàu hàng.
(6) Bố trí các hệ thống đưa người lên và hạ phương tiện cứu sinh phải thỏa mãn yêu cầu 2.4.3.
2.6 Yêu cầu đối với thiết bị cứu sinh
2.6.3 Phao áo
2.6.3-3(2) được sửa đổi như sau:
3 Đèn của phao áo
(1) Mỗi đèn của phao áo phải:
(a) Có cường độ sáng không nhỏ hơn 0,75 cd theo mọi hướng bán cầu trên;
(b) Có một nguồn năng lượng cung cấp có khả năng đảm bảo cường độ phát sáng 0,75 cd trong ít nhất 8 giờ;
(c) Nhìn thấy được trên một phần càng lớn càng tốt ở bán cầu trên khi nó được gắn vào phao áo; và
(d) Phải là ánh sáng trắng.
(2) Nếu đèn nêu ở 2.6.3-3(1) là đèn chớp thì phải yêu cầu:
(a) Trang bị một công tắc hoạt động bằng tay;
(b) Chớp với tốc độ không nhỏ hơn 50 lần chớp và không lớn hơn 70 lần/phút với cường độ sáng hiệu dụng tối thiểu 0,75 cd.
2.6.8 Phao bè cứu sinh
2.6.8-5(3) được sửa đổi như sau:
(3) Đối với các tàu khách chạy tuyến quốc tế ngắn, không phải trang bị như yêu cầu tất cả các hạng mục đưa ra ở 2.6.8-5(1), nhưng phải trang bị như yêu cầu ở: 2.6.8-5(1)(a) đến 2.6.8-5(1)(f), 2.6.8-5(1)(h); 2.6.8-5(1)(i); 2.6.8-5(1)(m) đến 2.6.8-5(1)(p), 2.6.8-5(1)(u) đến 2.6.8-5(1)(x) và một nửa thiết bị nêu trong các điều 2.6.8-5(1)(j) đến 2.6.8-5(1)(l). Trên vỏ chứa các phao bè cứu sinh này cũng được ghi dòng chữ “SOLAS B PACK” bằng chữ La Tinh in hoa và ghi chú thích theo nội dung quy định ở 2.6.9-6(3)(e) và 2.6.10-6(7) tương ứng đối với từng loại bè;
2.6.8-5(4) được xóa bỏ và 2.6.8-5(5) được đánh số lại thành -(4) như sau:
(4) Nếu có trang bị, các thiết bị này phải đặt trong vỏ chứa nếu nó không phải là phần liền hoặc được cố định thường xuyên vào phao bè cứu sinh thì nó phải được cất giữ và được cố định bên trong bè và phải có khả năng nổi trong nước ít nhất 30 phút mà không làm hỏng những đồ chứa bên trong.
2.6.9 Phao bè cứu sinh tự bơm hơi
2.6.9-6 được sửa đổi như sau:
6 Các vỏ chứa phao bè cứu sinh tự bơm hơi
(1) Phao bè cứu sinh bơm hơi phải được đóng gói trong một vỏ chứa, vỏ này phải thỏa mãn các yêu cầu:
(a) Được kết cấu sao cho chịu được sự ăn mòn mạnh trong điều kiện bất kỳ có thể gặp ở trên biển;
(b) Có đủ tính nổi bản thân, khi chứa bè và thiết bị bên trong, để kéo dây giữ từ phía trong và tác động lên cơ cấu bơm bè nếu tàu bị chìm;
(c) Càng kín nước càng tốt, trừ đối với các lỗ thoát nước ở đáy vỏ.
(2) Phao bè phải có khả năng bơm hơi cho phao đứng thẳng lên khi phao bung ra một cách tự nhiên ở trong nước.
(3) Vỏ chứa phải được ghi:
(a) Tên nhà chế tạo hoặc nhãn hiệu thương mại;
(b) Số sê ri;
(c) Tên của cơ quan thẩm định và số người mà bè được phép chở;
(d) SOLAS (trừ những vỏ chứa những bè được trang bị phù hợp với 2.7.2-4);
(e) Kiểu đóng gói sự cố bên trong;
(f) Ngày bảo dưỡng gần nhất;
(g) Chiều dài của dây giữ;
(h) Khối lượng của phao bè sau khi đóng gói, nếu khối lượng đó lớn hơn 185 kg;
(i) Độ cao cất giữ lớn nhất cho phép từ đường nước (phụ thuộc vào độ cao thử rơi và chiều dài của dây giữ);
(j) Các chỉ dẫn hạ bè;
(k) Chủng loại hệ thống mắt xích yếu (nếu có) trong phao bè cứu sinh hoặc chỉ báo là không có bộ phận này.
2.6.10 Các phao bè cứu sinh cứng
2.6.10-6 được sửa đổi như sau:
6 Ghi ký hiệu trên phao bè cứu sinh cứng
Phao bè cứu sinh phải được ghi:
(1) Tên và cảng đăng ký của tàu chủ;
(2) Tên nhà chế tạo hoặc nhãn hiệu thương mại;
(3) Số sê ri;
(4) Tên của cơ quan thẩm định;
(5) Số người được phép trên bè ở mỗi lối ra vào bằng chữ số có chiều cao không nhỏ hơn 100 mm và các màu tương phản với màu của bè;
(6) SOLAS (trừ các bè trang bị thỏa mãn 2.7.2-4);
(7) Kiểu đóng gói sự cố bên trong;
(8) Chiều dài của dây giữ;
(9) Chiều cao cất giữ lớn nhất cho phép từ đường nước phụ thuộc vào độ cao thử rơi;
(10) Các chỉ dẫn hạ bè.
Tiêu đề 2.7 được sửa đổi như sau:
2.7 Yêu cầu về thiết bị cứu sinh đối với tàu hoạt động tuyến nội địa và các tàu nằm ngoài phạm vi áp dụng của SOLAS
2.7.1 được sửa đổi như sau:
2.7.1 Quy định chung
1 Các yêu cầu ở mục 2.7 này được áp dụng cho thiết bị cứu sinh của các tàu hoạt động tuyến nội địa và các tàu nằm ngoài phạm vi áp dụng của SOLAS.
2 Tàu phải áp dụng các yêu cầu liên quan từ 2.1 đến 2.6, 2.8 và 2.9 trừ các yêu cầu được chỉ ra ở mục 2.7 này.
3 Dụng cụ nổi cứu sinh được sử dụng ở mục 2.7 này là phương tiện cứu sinh nhưng chỉ phải thỏa mãn các yêu cầu ở 2.7.6 này
2.7.2 được sửa đổi như sau:
2.7.2 Yêu cầu đối với tất cả các tàu
1 Thay cho yêu cầu về hệ thống thông tin liên lạc ở 2.2.1, tàu có thể được trang bị như sau:
(1) Vô tuyến điện cứu sinh có thể được trang bị như yêu cầu ở Chương 4 của Quy chuẩn này áp dụng cho tàu hoạt động tuyến nội địa;
(2) Pháo hiệu cấp cứu có thể trang bị không ít hơn 06 pháo hiệu dù;
(3) Các hệ thống thông tin liên lạc và báo động trên tàu phải áp dụng theo yêu cầu 2.2.1-3, tuy nhiên đối với tàu hàng có tổng dung tích nhỏ hơn 200 và tàu khách nhỏ hơn 24 mét chỉ cần tín hiệu báo động được phát bởi còi tàu hoặc còi hú;
(4) Hệ thống truyền thanh công cộng trên các tàu khách phải áp dụng theo yêu cầu của Chương 4 áp dụng cho tàu hoạt động tuyến nội địa.
2 Phương tiện cứu sinh cá nhân phải được trang bị theo yêu cầu 2.2.2, tuy nhiên không cần phải trang bị bộ quần áo bơi, bộ quần áo chống mất nhiệt, phao áo cho em bé và trang bị phao hoặc thiết bị bổ sung đối với người có khối lượng tới 140 kg và với vòng ngực tới 1,75 m.
3 Đối với thiết bị trên phao bè các tàu hoạt động trong vùng hạn chế II và hạn chế III không phải trang bị thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu ở 2.6.8-5(1), nhưng phải trang bị thỏa mãn các yêu cầu sau: 2.6.8-5(1)(a) đến 2.6.8-5(1)(f), 2.6.8-5(1)(h); 2.6.8-5(1)(i); 2.6.8-5(1)(m) đến 2.6.8-5(1)(p), 2.6.8-5(1)(u) đến 2.6.8-5(1)(x) và một nửa thiết bị nêu trong các điều 2.6.8-5(1)(j) đến 2.6.8-5(1)(l). Trên vỏ chứa các phao bè cứu sinh này cũng được ghi dòng chữ “SOLAS B PACK” bằng chữ La Tinh in hoa và ghi chú thích theo nội dung quy định ở 2.6.9-6(3)(e) và 2.6.10-6(7) tương ứng đối với từng loại bè.
4 Các phao bè cứu sinh của tàu hạn chế III không chạy tuyến quốc tế (trừ trường hợp được trang bị dụng cụ nổi thay cho phao bè) ít nhất phải trang bị các thiết bị sau đây:
(1) Các hạng mục thiết bị nêu trong 2.6.8-5(1)(a), 2.6.8-5(1)(d), 2.6.8-5(1)(f), 2.6.8-5(1)(h), 2.6.8-5(1)(i), 2.6.8-5(1)(k), 2.6.8-5(1)(m), và 2.6.8-5(1)(v);
(2) Một gầu múc nước nổi và một neo nổi; ghi chú theo yêu cầu ở 2.6.9-6(3)(e) và 2.6.10-6(7) trên các phao bè cứu sinh này sẽ phải là "C PACK" bằng chữ La Tinh in hoa.
5 Bố trí hệ thống hạ và thu hồi phương tiện cứu sinh phải theo yêu cầu ở 2.2.7, tuy nhiên quy định 2.2.7-1 không cần phải áp dụng.
6 Thay cho yêu cầu về thiết bị phóng dây ở 2.2.9, tàu có thể được trang bị như sau:
(1) Những tàu có chiều dài trên 25 m phải trang bị thiết bị phóng dây không ít hơn 2 đầu phóng, mỗi đầu phóng mang được 1 dây;
(2) Tàu có chiều dài nhỏ hơn 25 m cũng như hoạt động trong vùng cảng và trên các luồng lạch ven bờ, có thể không cần trang bị thiết bị phóng dây, khi đó Đăng kiểm sẽ ấn định vùng hoạt động cho tàu.
2.7.3 Yêu cầu đối với tàu khách
2.7.3-1 được sửa đổi như sau:
1 Thay cho các yêu cầu về trang bị phương tiện cứu sinh và xuồng cấp cứu ở 2.3.1, tàu có thể được trang bị như sau:
(1) Phương tiện cứu sinh
(a) Tàu phải trang bị phương tiện cứu sinh thỏa mãn các yêu cầu ở Bảng 2.7.3-1(1)(a).
(b) Dụng cụ nổi cứu sinh phải thỏa mãn yêu cầu ở 2.7.6.
(c) Đối với tàu hoạt động ở vùng biển hạn chế III có thể được trang bị phao bè hở có thể lật được thỏa mãn yêu cầu đã chỉ ra ở Phần 8 Mục II QCVN 54: 2015/BGTVT. Đối với tàu hoạt động ở vùng biển hạn chế II, có thể được trang bị phao bè hở có thể lật được thỏa mãn yêu cầu đã chỉ ra ở Phần 8 Mục II QCVN 54: 2015/BGTVT với điều kiện tuyến hoạt động cho tàu được Đăng kiểm chấp nhận phù hợp với trang bị loại phao bè hở.
Bảng 2.7.3-1(1)(a) - Trang bị phương tiện cứu sinh của tàu khách
Vùng hoạt động
Phạm vi
Yêu cầu trang bị
Tàu hạn chế III
GT < 300
Phao bè cứu sinh hoặc dụng cụ nổi cứu sinh có sức chứa mỗi mạn 55% tổng số người
300 ≤ GT < 500
Phao bè cứu sinh có sức chứa mỗi mạn 75% tổng số người
GT ≥ 500
Phao bè cứu sinh có sức chứa mỗi mạn 100% tổng số người
Tàu hạn chế II
GT < 500
n ≤ 300 người
Phao bè cứu sinh có sức chứa mỗi mạn 75% tổng số người
GT < 500
n > 300 người
Phao bè cứu sinh có sức chứa mỗi mạn 100% tổng số người
GT ≥ 500
Phao bè cứu sinh phải được trang bị như yêu cầu ở 2.3.1-1(4)(a) đến (d)
Tàu không hạn chế
GT < 300
Phao bè cứu sinh có sức chứa mỗi mạn 100% tổng số người
300 ≤ GT < 500
Phao bè cứu sinh phải được trang bị như yêu cầu ở 2.3.1-1(4)(a) đến (d)
GT ≥ 500
Trang bị như tàu khách hoạt động tuyến quốc tế ngắn ở 2.3.1-1(2)(a) đến (d)
2 Những yêu cầu bổ sung đối với tàu khách ro-ro
Trang bị cứu sinh cho tàu khách ro-ro các cấp hạn chế được áp dụng tương tự như đối với tàu khách hạn chế II; tàu khách ro-ro hoạt động không hạn chế được áp dụng như tàu khách hoạt động tuyến quốc tế.
2.7.4 Yêu cầu đối với tàu hàng
2.7.4-1 được sửa đổi như sau:
1 Thay cho các yêu cầu về trang bị phương tiện cứu sinh và xuồng cấp cứu ở 2.4.1, tàu có thể được trang bị như sau:
(1) Phương tiện cứu sinh
(a) Tàu phải trang bị phương tiện cứu sinh thỏa mãn các yêu cầu ở Bảng 2.7.4-1(1)(a);
(b) Dụng cụ nổi, nếu trang bị, phải thỏa mãn yêu cầu ở 2.7.6;
(c) Đối với tàu chở dầu, hóa chất, khí hóa lỏng có nhiệt độ chớp cháy nhỏ hơn hoặc bằng 60oC (thử cốc kín) có tổng dung tích từ 3000 trở lên phải được trang bị như tàu dầu hoạt động tuyến quốc tế.
Bảng 2.7.4-1(1)(a) - Trang bị phương tiện cứu sinh của tàu hàng
Vùng 
hoạt động
Kích thước
Trang bị
Ghi chú
Tàu hạn chế III
GT < 300
Phao bè cứu sinh hoặc dụng cụ nổi cứu sinh có sức chứa 100% tổng số người
Đối với tàu có GT<150 có thể thay thế phao bè cứu sinh hoặc dụng cụ nổi cứu sinh bằng phao tròn với mức cứ hai người có một phao tròn.
300 ≤ GT < 1600
Phao bè cứu sinh hoặc dụng cụ nổi cứu sinh có sức chứa 100% tổng số người
1600 ≤ GT < 3000
Phao bè cứu sinh có sức chứa mỗi mạn 100% tổng số người
GT ≥ 3000
Phao bè cứu sinh phải được trang bị theo yêu cầu 2.4.1-1(3)(a) đến (d)
Tàu hạn chế II
GT < 1600
Phao bè cứu sinh có sức chứa mỗi mạn 100% tổng số người
GT ≥ 1600
Phao bè cứu sinh phải được trang bị như yêu cầu 2.4.1-1(3)(a) đến (d)
Tàu không hạn chế
GT < 500
Phao bè cứu sinh có sức chứa mỗi mạn 100% tổng số người
GT ≥ 500
Phao bè cứu sinh phải được trang bị theo yêu cầu 2.4.1-1(3)(a) đến (d)
2 Trang bị cứu sinh cá nhân phải áp dụng theo yêu cầu ở 2.4.2, tuy nhiên đối với tàu có chiều dài nhỏ hơn 24 m chỉ cần trang bị tối thiểu hai phao tròn, trong đó một phao có đèn và một phao có dây.
2.7.5 Yêu cầu đối với các loại tàu khác
2.7.5-2(2) được sửa đổi như sau:
1 Tàu có công dụng đặc biệt
(1) Tàu chở bằng hoặc ít hơn 60 người thì trang bị cứu sinh của chúng phải trang bị giống như đối với tàu hàng hoạt động tuyến nội địa không phải tàu chở dầu, hóa chất, khí hóa lỏng có nhiệt độ chớp cháy nhỏ hơn hoặc bằng 60oC (thử cốc kín).
(2) Tàu chở nhiều hơn 60 người thì trang bị cứu sinh của chúng phải được trang bị giống như đối với tàu khách hoạt động tuyến nội địa.
(3) Các yêu cầu của 2.3.1-1(2), 2.3.1-1(3), 2.4.1-1(6), 2.4.1-1(7) không cần áp dụng cho các tàu có công dụng đặc biệt.
2 Tàu công trình
(1) Tàu cứu hộ, tàu chữa cháy, tàu hoa tiêu, tàu kéo, tàu nạo vét và các tàu khác phải được trang bị cứu sinh giống như đối với tàu hàng hoạt động tuyến nội địa.
(2) Tàu cứu hộ phải được trang bị bổ sung các thiết bị cứu sinh bao gồm xuồng cấp cứu nhanh, thiết bị thu hồi nhanh lên tàu những người sống sót, những thiết bị để chuyển người lên tàu từ phương tiện cứu sinh. Đối với tàu cứu hộ phải trang bị số phao áo cho 25% số người mà tàu dự định sẽ cứu nạn.
Đối v ... ≥ 150
≥ 300
≥ 500
≥ 3000
≥ 10000
≥ 50000
1
La bàn từ chuẩn
-
-
1
1
1
1
1
Không yêu cầu với tàu có GT dưới 3000 đã có la bàn từ lái
2
La bàn từ lái(1)
1
1
1
1
1
1
1
Không yêu cầu nếu đã có la bàn từ chuẩn
3
Máy thu hệ thống vô tuyến hàng hải
-
1
1
1
1
1
1
Vị trí của tàu phải được xác lập một cách tự động
4
Ra đa với:
-
-
1
1
1
2
2
Một ra đa phải là ra đa 9 GHz (sóng dài 3 cm)
1. Thiết bị đồ giải điện tử (EPA)
-
-
1
1
1
-
-
2. Thiết bị tự động đồ giải khoảng cách và vị trí các mục tiêu (ATA)
-
-
-
-
-
1
1
5
La bàn con quay
-
-
-
-
-
1
1
La bàn con quay phải có bộ lặp lấy phương vị được cung 360o
6
Máy đo sâu hồi âm
-
-
1
1
1
1
1
GT ≥ 300 chỉ áp dụng cho tàu khách
7
Thiết bị đo tốc độ và hành trình so với nước (log)
-
-
-
-
-
1
1
Phải đo được tốc độ và khoảng cách so với nước
8
Hệ thống tự động nhận dạng (AIS)(2)
-
-
1
1
1
1
1
9
Thiết bị chỉ báo góc lái
-
-
-
1
1
1
1
Phải có thể đọc được từ vị trí chỉ huy
10
Phản xạ ra đa 
thụ động
1
-
-
-
-
-
-
Nếu có thể
11
Đo sâu bằng tay, bộ
1
1
1
1
1
1
1
12
Đồng hồ bấm giây
-
1
1
1
2
2
2
13
Ống nhòm
1
1
1
1
2
2
2
14
Thiết bị đo độ nghiêng
1
1
1
1
2
2
2
15
Hải đồ và ấn phẩm hàng hải
1
1
1
1
1
1
1
Bộ đầy đủ cho chuyến đi
Chú thích:
1 Với các tàu có GT dưới 50 và hoạt động ở vùng nước cảng, thì chỉ cần trang bị loại la bàn từ dùng cho xuồng cứu sinh (tham khảo 5.5.2-22) đặt tại vị trí lái tàu;
2 Áp dụng đối với các tàu như sau:
- Mọi tàu khách bất kể kích thước và tàu hàng có GT ≥ 3000 phải được trang bị không muộn hơn ngày 31/12/2017.
- Các tàu hàng có 300 ≤ GT < 3000 phải:
+ Được trang bị nếu tàu được bàn giao vào hoặc sau ngày 01/7/2018.
+ Được trang bị không muộn hơn đợt kiểm tra hàng năm đầu tiên sau ngày 01/7/2018 nếu tàu được bàn giao trước ngày 01/7/2018.
2 Thiết bị hàng hải không hoàn toàn thỏa mãn các yêu cầu trong Chương này có thể được lắp đặt trên tàu hoạt động tuyến nội địa, với điều kiện việc bố trí và vận hành chúng không ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường theo yêu cầu của thiết bị, dụng cụ hàng hải và ảnh hưởng đến sự an toàn của tàu. Đồng thời chúng phải là kiểu được Đăng kiểm chấp nhận.
5.5.7 Ra đa
5.5.7-59(3) được sửa đổi như sau:
(3) Màn hình hiển thị phải có đường kính tối thiểu:
(a) 180 mm với các tàu có GT từ 300 đến dưới 1600;
(b) 250 mm với các tàu có GT từ 1600 trở lên.
Khối hiển thị của ra đa phải có 6 thang đo tầm xa từ 400 m đến 5000 m. Trong trường hợp này, phải có chỉ báo tối thiểu 4 vòng cự ly cố định điện tử và tầm xa dấu mốc điện tử khác có số đọc tính bằng m (hoặc km) trên mỗi thang đo tầm xa.
Tầm xa dấu mốc dạng điện tử biến đổi phải đảm bảo đo được tầm xa vật thể với sai số không lớn hơn 10 m trên thang đo 0,4 đến 2,0 km và 0,8% tầm xa của thang đo tiếp theo được thiết lập.
5.5.18 Hệ thống tự động nhận dạng tàu (AIS)
Bảng 5.5.18-7 được sửa đổi như sau:
Bảng 5.5.18-7 - Yêu cầu khoảng thời gian phát thông tin hàng hải
Trình trạng hàng hải của tàu
Khoảng thời gian 
báo cáo thông tin động
Tàu neo đậu
3 phút
Tàu chạy với tốc độ từ 0 đến 14 hải lý/giờ
12 giây
Tàu chạy với tốc độ từ 0 đến 14 hải lý/giờ và có thay đổi đường đi
4 giây
Tàu chạy với tốc độ từ 14 đến 23 hải lý/giờ
6 giây
Tàu chạy với tốc độ từ 14 đến 23 hải lý/giờ và có thay đổi đường đi
2 giây
Tàu chạy với tốc độ lớn hơn 23 hải lý/giờ
3 giây
Tàu chạy với tốc độ lớn hơn 23 hải lý/giờ và có thay đổi đường đi
2 giây
5.7 được bổ sung mới như sau:
5.7 Hệ thống di chuyển cho hoa tiêu
1 Phạm vi áp dụng
Các tàu có tổng dung tích từ 500 trở lên hoạt động tuyến quốc tế và các tàu chở khách, tàu chở dầu, tàu chở xô khí hóa lỏng, tàu chở xô hóa chất nguy hiểm có tổng dung tích từ 1000 trở lên, các loại tàu khác có tổng dung tích từ 2000 trở lên hoạt động tuyến nội địa phải trang bị hệ thống di chuyển cho hoa tiêu để hoa tiêu lên và rời tàu một cách an toàn.
2 Quy định chung
(1) Tất cả các hệ thống sử dụng cho việc di chuyển cho hoa tiêu phải thực hiện hiệu quả chức năng của chúng, cho phép hoa tiêu có thể lên và rời tàu một cách an toàn. Thiết bị phải được vệ sinh sạch sẽ, bảo dưỡng và cất giữ đúng cách và phải được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo an toàn trong sử dụng cho mục đích lên và rời tàu.
(2) Sàn nâng của hệ thống di chuyển cho hoa tiêu và việc lên và rời tàu của hoa tiêu phải giám sát được bởi một sỹ quan có trách nhiệm có phương tiện liên lạc với buồng lái, sỹ quan này cũng phải hướng dẫn hoa tiêu về lối đi an toàn đến và từ buồng lái. Người được phân công chuẩn bị và vận hành bất kỳ thiết bị cơ khí nào phải được hướng dẫn các quy trình an toàn đã được thông qua và thiết bị phải được thử trước khi sử dụng.
(3) Thang hoa tiêu phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau đây:
(a) ISO 799:2004 Kỹ thuật tàu và hàng hải - Thang hoa tiêu;
(b) Tiêu chuẩn công nghiệp thích hợp khác được Đăng kiểm chấp nhận.
(4) Tất cả các thang hoa tiêu sử dụng cho việc di chuyển của hoa tiêu phải được nhận biết rõ ràng bằng các thẻ hoặc ghi nhãn cố định để có thể xác định được từng trang bị cho mục đích kiểm tra, xem xét và lưu trữ hồ sơ. Trên tàu phải lưu biên bản ghi ngày đưa thang vào sử dụng và bất kỳ sửa chữa nào đã được thực hiện.
(5) Trong quy định này, cầu thang mạn được nêu đến là phần thang nghiêng được sử dụng như một phần của trang bị di chuyển cho hoa tiêu.
3 Trang bị di chuyển
(1) Phải trang bị hệ thống để hoa tiêu có thể lên và rời tàu an toàn ở mạn bất kỳ của tàu.
(2) Trên tất cả các tàu, nếu khoảng cách từ mặt biển tới lối đi hoặc cửa vào tàu lớn hơn 9 mét, và khi dự định sử dụng cho việc lên và rời tàu của hoa tiêu bằng cầu thang mạn của tàu, hoặc bằng phương tiện an toàn tương đương khác kết hợp với thang dây hoa tiêu, tàu phải được trang bị thiết bị như vậy ở mỗi mạn tàu, trừ khi thiết bị đó có khả năng di chuyển để sử dụng được cả ở hai mạn tàu.
(3) Để có thể lên và rời tàu an toàn và thuận tiện, tàu phải trang bị, hoặc:
(a) Một thang dây hoa tiêu, đoạn yêu cầu phải trèo không nhỏ hơn 1,5 mét và không lớn hơn 9 mét phải trên mặt nước, được bố trí cố định sao cho:
(i) Cách xa bất kỳ những lỗ xả nào có thể từ tàu;
(ii) Nằm ở phần mạn phẳng của tàu và đến mức có thể thực hiện được, trong vùng nửa giữa theo chiều dài tàu;
(iii) Mỗi bậc thang phải được dựa chắc chắn vào mạn tàu; nếu những đặc điểm về kết cấu, chẳng hạn như những dải cao su mà ngăn ngừa tính khả thi của yêu cầu này, phải có sự bố trí đặc biệt thỏa mãn yêu cầu của Đăng kiểm, để đảm bảo rằng việc lên và rời tàu một cách an toàn;
(iv) Chiều dài của thang hoa tiêu phải có thể chạm tới mặt nước từ lối đi hoặc cửa vào tàu, điều này phải xét đến độ hiệu chỉnh thích hợp cho mọi điều kiện tải trọng và chúi của tàu và cho trường hợp tàu nghiêng 15o về phía mạn đối diện. Các cơ cấu khỏe, ma ní và các dây cố định phải có sức bền tương đương với các dây hai bên thang; hoặc
(b) Một thang mạn nối với thang hoa tiêu (nghĩa là trang bị kết hợp), hoặc phương tiện an toàn và thuận tiện tương đương, khi khoảng cách từ mặt nước tới lối đi vào tàu lớn hơn 9 mét. Cầu thang mạn phải được bố trí xuôi về phía đuôi tàu. Trong quá trình sử dụng, phải có phương tiện để cố định chắc chắn vào đầu thấp của cầu thang mạn vào mạn tàu ở phần mạn phẳng của tàu và đến mức có thể thực hiện được, nằm trong phần giữa chiều dài tàu, cách xa tất cả những lỗ xả từ tàu.
(i) Khi sử dụng trang bị kết hợp để làm phương tiện tiếp cận cho hoa tiêu, phải có phương tiện cố định chắc chắn thang hoa tiêu và dây thang với mạn tàu tại điểm 1,5 mét trên sàn dưới của cầu thang mạn. Trường hợp sử dụng trang bị kết hợp cầu thang mạn và cửa sập ở sàn dưới (ví dụ như sàn tập kết lên tàu), thang hoa tiêu và dây các dây thang phải được bố trí qua cửa sập kéo dài phía trên sàn tới chiều cao tay vịn.
4 Lối đi tới boong tàu
Phải có biện pháp đảm bảo cho việc lên và xuống tàu an toàn, thuận lợi và không bị cản trở đối với những người lên và rời tàu từ đầu cuối của thang dây hoa tiêu hoặc bất kỳ cầu thang mạn nào, hoặc thiết bị khác, tới boong tàu. Việc lên xuống đó phải được bố trí bằng cách:
(1) Phải trang bị một cửa qua lại trên lan can hoặc mạn chắn sóng, có đủ các tay bám;
(2) Phải có một thang qua mạn chắn sóng, hai tay bám được gắn cố định chắc chắn vào kết cấu tàu ở trên hoặc gần chân và đỉnh của chúng. Thang qua mạn chắn sóng phải được cố định chắc chắn vào tàu để tránh bị đổ.
5 Các cửa mạn
Các cửa mạn sử dụng cho việc di chuyển của hoa tiêu không được mở ra phía ngoài.
6 Phương tiện cơ khí nâng hoa tiêu
Không được sử dụng phương tiện cơ khí nâng hoa tiêu.
7 Thiết bị kết hợp
(1) Các thiết bị kết hợp sau đây phải được cất giữ ở gần để sử dụng được ngay khi di chuyển người:
(a) Hai dây thừng manila có đường kính không nhỏ hơn 28 mm và không lớn hơn 32 mm cố định chắc chắn vào tàu nếu hoa tiêu yêu cầu, các dây thừng này phải được cố định một đầu với boong tàu bằng các vòng nối và phải sẵn sàng sử dụng được khi hoa tiêu rời tàu, hoặc theo yêu cầu của hoa tiêu khi lên tàu (các dây thừng phải đạt tới chiều cao của các cột đỡ hoặc mạn chắn sóng tại điểm tiếp cận tới boong trước khi kết thúc ở vòng nối trên boong);
(b) Một phao tròn có đèn tự sáng;
(c) Một dây giữ.
(2) Khi yêu cầu ở -4 phải trang bị thang qua mạn chắn sóng và các cột đỡ.
8 Chiếu sáng
Phải bố trí chiếu sáng đủ để đảm bảo ánh sáng cho hệ thống di chuyển ngoài mạn và vị trí trên boong có người lên và rời tàu.
Chương 6 được bổ sung mới như sau:
CHƯƠNG 6 YÊU CẦU VỀ TRANG BỊ AN TOÀN CHO CÁC TÀU CHẠY VƯỢT TUYẾN MỘT CHUYẾN
6.1 Quy định chung
Các quy định của chương này được áp dụng cho các tàu dự định thực hiện hành trình vượt tuyến một chuyến được nêu ở 1.1.1 Chương 1 Phần 14 Mục II của QCVN 21:2015/BGTVT.
6.2 Các yêu cầu cụ thể
6.2.1 Yêu cầu về trang bị cứu sinh
Tàu phải được trang bị thỏa mãn các yêu cầu liên quan được nêu ở Chương 2 của Quy chuẩn về phao bè cứu sinh, phao áo, phao tròn, bộ quần áo bơi hoặc dụng cụ chống mất nhiệt phù hợp với tàu thông thường.
6.2.2 Yêu cầu về thiết bị tín hiệu
Thiết bị tín hiệu của tàu phải được trang bị phù hợp với Chương 3 của Quy chuẩn, tương ứng với tàu thông thường, trừ trường hợp các trang bị dự trữ có thể được miễn giảm.
6.2.3 Yêu cầu về trang bị vô tuyến điện
1 Các tàu biển vượt tuyến phải được trang bị phù hợp với vùng biển dự định hành trình như được nêu ở Chương 4 của Quy chuẩn.
2 Các phương tiện thủy nội địa vượt tuyến phải được trang bị các trang bị vô tuyến điện như sau:
(1) Hành trình ở vùng biển hạn chế III:
(a) 01 thiết bị VHF DSC;
(b) 02 thiết bị VHF hai chiều;
(c) 01 thiết bị chỉ báo vị trí tìm kiếm và cứu nạn (SART hoặc AIS-SART).
(2) Hành trình ở vùng biển hạn chế II:
(a) 01 thiết bị MF/HF;
(b) 01 thiết bị VHF DSC;
(c) 02 thiết bị VHF hai chiều;
(d) 02 thiết bị chỉ báo vị trí tìm kiếm và cứu nạn (SART hoặc AIS-SART);
(e) 01 S.EPIRB (với tàu chạy tuyến quốc tế).
6.2.4 Yêu cầu về trang bị hàng hải
Bất kể các yêu cầu được nêu ở Chương 5 của Quy chuẩn, trang bị hàng hải của các tàu vượt tuyến phải thỏa mãn như sau:
(1) Đối với tàu biển vượt tuyến: ngoài các thiết bị như tàu thông thường, phải bổ sung hải đồ vùng biển tàu dự kiến hành trình;
(2) Đối với phương tiện thủy nội địa vượt tuyến:
(a) Hành trình ở vùng biển hạn chế III:
(i) 01 la bàn từ đặt trong buồng lái dùng để lái tàu;
(ii) 01 bộ đo sâu bằng tay;
(iii) 01 ống nhòm;
(iv) 01 thiết bị đo độ nghiêng;
(v) 01 máy thu hệ thống vô tuyến hàng hải;
(vi) 01 séc tăng hàng hải;
(vii) 01 ra đa (9 GHz) (chỉ đối với tàu có GT ≥ 1600);
(viii) Hải đồ phù hợp vùng biển tàu dự kiến vượt tuyến.
(b) Hành trình ở vùng biển hạn chế II
(i) 01 la bàn chuẩn (có thiết bị truyền chỉ số vành chia độ đến buồng lái);
(ii) 01 ra đa (9 GHz);
(iii) 01 bộ đo sâu bằng tay;
(iv) 01 ống nhòm;
(v) 01 đồng hồ bấm giây;
(vi) 01 thiết bị đo độ nghiêng;
(vii) 01 séc tăng hàng hải;
(viii) 01 máy thu hệ thống vô tuyến hàng hải;
(ix) Hải đồ phù hợp vùng biển tàu dự kiến vượt tuyến.
6.2.5 Yêu cầu về nguồn cấp năng lượng
Các thiết bị nêu trên phải được cấp điện từ nguồn điện chính và sự cố của tàu. Với các tàu có nguồn điện chính là ắc quy mà không đảm bảo khả năng nạp lại được thì phải tăng số lượng các bình ắc quy lên để đảm bảo 150% khả năng cấp điện cho toàn bộ hành trình, ngoài ra phải bổ sung một nguồn ắc quy dự phòng đủ cấp cho các thiết bị vô tuyến điện trong thời gian tối thiểu 3 giờ, tổ ắc quy dự phòng này phải được bố trí trên boong gần với buồng đặt thiết bị vô tuyến điện. Đối với hộp chứa ắc quy đặt trên boong hở, cấp bảo vệ hộp chứa ắc quy phải không thấp hơn IP56 và hộp phải cách mặt boong tối thiểu 100 mm.
III QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
1.2 Hồ sơ đăng kiểm
1.2.2 được sửa đổi như sau:
1.2.2 Giấy chứng nhận cấp cho tàu
1 Các tàu khách chạy tuyến quốc tế không kể kích thước khi thỏa mãn yêu cầu của QCVN 21:2015/BGTVT và các yêu cầu của Quy chuẩn này sẽ được cấp Giấy chứng nhận tương ứng nêu ở 3.3.2-1(6) Mục III QCVN 21:2015/BGTVT.
2 Các tàu hàng có tổng dung tích bằng và lớn hơn 500 chạy tuyến quốc tế khi thỏa mãn yêu cầu của QCVN 21:2015/BGTVT và các yêu cầu của Quy chuẩn này sẽ được cấp Giấy chứng nhận tương ứng nêu ở 3.3.2-1(3) Mục III QCVN 21:2015/BGTVT.
3 Tất cả các tàu hàng có tổng dung tích bằng và lớn hơn 300 chạy tuyến quốc tế khi thỏa mãn yêu cầu của QCVN 21:2015/BGTVT và các yêu cầu của Quy chuẩn này sẽ được cấp Giấy chứng nhận tương ứng nêu ở 3.3.2-1(4) Chương 3 Phần 1A của QCVN 21:2015/BGTVT.
4 Tất cả các tàu khách không chạy tuyến quốc tế khi thỏa mãn yêu cầu của QCVN 21:2015/BGTVT và các yêu cầu của Quy chuẩn này sẽ được cấp Giấy chứng nhận an toàn tàu khách.
5 Các tàu không thuộc phạm vi áp dụng của -2 và -3 ở trên và các tàu không tự hành có người ở khi thỏa mãn yêu cầu của QCVN 21:2015/BGTVT và các yêu cầu của Quy chuẩn này sẽ được cấp Giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị.
6 Giấy chứng nhận hoãn bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra.
7 Giấy chứng nhận miễn giảm cho các tàu thuộc phạm vi áp dụng từ -1 đến -3 ở trên.
1.2.3 Thời hạn hiệu lực của các giấy chứng nhận
1.2.3 được sửa đổi như sau:
1 Giấy chứng nhận nêu tại 1.2.2-1 đến -3 và -7 có hiệu lực, được gia hạn và được xác nhận như nêu trong mục 3.3.3 Mục III của QCVN 21:2015/BGTVT với điều kiện thiết bị an toàn phải được kiểm tra phù hợp với 1.3.3 Mục I của Quy chuẩn này.
2 Các Giấy chứng nhận nêu tại 1.2.2-4 và 1.2.2-5 có hiệu lực tối đa 5 năm với điều kiện thiết bị an toàn phải được kiểm tra phù hợp với 1.3.3 Mục I của Quy chuẩn này.
V TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1 Áp dụng Quy chuẩn
1.4 được bổ sung mới như sau:
1.1 Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Quy chuẩn này với quy định của quy phạm, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật khác liên quan đến trang bị an toàn của tàu thì áp dụng quy định của Quy chuẩn này.
1.2 Trường hợp có điều khoản Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Quy chuẩn này, thì các tàu biển chạy tuyến Quốc tế phải áp dụng quy định của điều khoản Công ước quốc tế đó.
1.3 Khi có các văn bản tài liệu được viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định trong văn bản mới.
1.4 Đối với tàu hoạt động tuyến quốc tế, Đăng kiểm Việt Nam thông báo cho Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) các trường hợp áp dụng các quy định thay thế tương đương hoặc các miễn giảm đối với các yêu cầu của công ước quốc tế.

File đính kèm:

  • docquy_chuan_ky_thuat_quoc_gia_ve_trang_bi_an_toan_tau_bien.doc