Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị vi ba số điểm - điểm
1.4. Định nghĩa, ký hiệu, chữ viết tắt
1.4.1. Định nghĩa
1.4.1.1. Băng tần vô tuyến được phân bổ (allocated radio frequency band)
Băng tần nằm trong Bảng phân chia tần số của một dải tần số nhất định để sử dụng cho một hoặc nhiều dịch vụ thông tin vô tuyến mặt đất hoặc không gian, hoặc dịch vụ thiên văn vô tuyến trong những điều kiện xác định.
Theo Thể lệ vô tuyến ITU, băng tần vô tuyến số được phân bổ có thể thuộc hai trường hợp dưới đây:
- Dải tần số (hay băng tần) cần phối hợp tần số: trong quá trình cấp phép sử dụng, cơ quan quản lý sẽ đặt ra các quy tắc phối hợp để đảm bảo nhiễu vô tuyến trong dải tần nằm ở mức chấp nhận được;
- Dải tần số (hay băng tần) không cần phối hợp tần số: băng tần cấp phát do người sử dụng tự đăng ký theo nguyên tắc, đăng ký trước, nhận trước và không được đảm bảo về mức nhiễu chấp nhận được trong các kết nối vô tuyến như trong trường hợp có phối hợp tần số.
1.4.1.2. Dung lượng giao diện vô tuyến (Radio Interface Capacity)
Dung lượng tối đa hệ thống, quy định tại điểm tham chiếu Z/Z‘, có thể truyền qua giao diện vô tuyến tại điểm tham chiếu C‘. Các điểm tham chiếu hệ thống được xác định trong Phụ lục M.
CHÚ THÍCH: RIC được quy định tại điểm tham chiếu Z/Z‘, bao gồm dung lượng bổ sung cho ghép khung và ghép kênh/phân kênh các tín hiệu băng cơ sở khác nhau (tại X/X‘) vào khối truyền tải, tích hợp trong phần xử lý băng cơ sở của hệ thống vô tuyến được xác định gián tiếp tại điểm tham chiếu Z/Z‘. RIC không bao gồm dung lượng từ tín hiệu và thuật toán sử dụng cho mục đích chuyên biệt của kênh vô tuyến (ví dụ mã sửa sai hoặc các kênh dịch vụ của hệ thống). Trong trường hợp xuất hiện ở khoảng thời gian ngắn, các chức năng nội bộ của hệ thống như điều khiển kết nối,. sẽ chỉ sử dụng một phần của dung lượng truyền dẫn. Khi đó, RIC tương ứng trong các khoảng thời gian này sẽ không cần đáp ứng các quy định tối thiểu về RIC.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị vi ba số điểm - điểm
QCVN 53:2017/BTTTT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ VI BA SỐ ĐIỂM - ĐIỂM National technical regulation on point-to-point radio equipment MỤC LỤC 1. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi điều chỉnh 1.2. Đối tượng áp dụng 1.3. Tài liệu viện dẫn 1.4. Định nghĩa, ký hiệu, chữ viết tắt 2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT 2.1. Yêu cầu kỹ thuật máy phát 2.1.1. Công suất phát và dung sai công suất 2.1.2. Điều khiển công suất và tần số máy phát 2.1.3. Mặt nạ phổ RF 2.1.4. Thành phần CW vượt quá giới hạn mặt nạ 2.1.5. Phát xạ giả bên ngoài 2.1.6. Thay đổi động điều chế 2.1.7. Dung sai tần số vô tuyến 2.2. Yêu cầu kỹ thuật máy thu 2.2.1. Phát xạ giả - ngoài 2.2.2. Độ nhạy thu 2.2.3. Độ nhạy với nhiễu đồng kênh bên ngoài và nhiễu kênh lân cận 2.2.4. Nhiễu giả CW 2.3. Yêu cầu đối với ăng ten 2.3.1. Đường bao giản đồ bức xạ ăng ten (RPE) 2.3.2. Phân cực chéo (XPD) 2.3.3. Tăng ích ăng ten 3. PHƯƠNG PHÁP ĐO 3.1. Các thông số máy phát 3.1.1. Công suất máy phát 3.1.2. Điều khiển công suất và tần số máy phát 3.1.3. Mặt nạ phổ RF 3.1.4. Thành phần CW vượt quá giới hạn mặt nạ 3.1.5. Phát xạ giả (bên ngoài) 3.1.6. Thay đổi linh động đối với các loại điều chế 3.1.7. Dung sai tần số vô tuyến 3.2. Các thông số máy thu 3.2.1. Phát xạ giả 3.2.2. Độ nhạy thu 3.2.3. Độ nhạy với nhiễu đồng kênh bên ngoài và nhiễu kênh lân cận 3.2.4. Nhiễu giả CW 3.3. Các thông số Ăng ten 3.3.1. Đường bao giản đồ bức xạ (RPE) 3.3.2. Phân cực chéo (XPD) 3.3.3. Tăng ích ăng ten 4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ 5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN 6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHỤ LỤC A (Quy định) Dải tần số từ 1,4 tới 2,7 GHz PHỤ LỤC B (Quy định) Dải tần số từ 3 GHz tới 11 GHz (Kênh tới 30 MHz và 56/60 MHz) PHỤ LỤC C (Quy định) Dải tần số từ 3 GHz tới 11 GHz (Kênh 40 MHz) PHỤ LỤC D (Quy định) Dải tần số 13 GHz, 15 GHz và 18 GHz PHỤ LỤC E (Quy định) Dải tần số từ 23 GHz tới 55 GHz PHỤ LỤC F (Quy định) Điều kiện môi trường PHỤ LỤC G (Quy định) Tương thích điện từ PHỤ LỤC H (Quy định) Nguồn điện PHỤ LỤC I (Quy định) Băng tần và phân kênh PHỤ LỤC J (Quy định) Phân lớp hiệu quả phổ tần PHỤ LỤC K (Quy định) Phân loại ăng ten PHỤ LỤC L (Quy định) Sơ đồ hệ thống THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Lời nói đầu QCVN 53:2017/BTTTT thay thế QCVN 53:2011/BTTTT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị vi ba số SDH Điểm - Điểm dải tần tới 15 GHz. QCVN 53:2017/BTTTT được xây dựng trên cơ sở áp dụng các tiêu chuẩn ETSI EN 302 217-2-2 V2.2.1 (2014-04), ETSI EN 302 217-4-2 V1.5.1 (2010-01), ETSI EN 301 126-1 V1.1.2 (1999-07), ETSI EN 301 126-3-1 V1.1.2 (2002-12) của Viện Tiêu chuẩn viễn thông châu Âu (ETSI). QCVN 53:2017/BTTTT do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ thẩm định và trình duyệt, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành theo Thông tư số 33/2017/TT-BTTTT ngày 22 tháng 11 năm 2017. QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ VI BA SỐ ĐIỂM - ĐIỂM National technical regulation on point-to-point radio equipment 1. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi điều chỉnh Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị vi ba số điểm - điểm hoạt động theo phương thức song công phân chia theo tần số (FDD) ở dải tần số từ 1,4_GHz đến 55 GHz. 1.2. Đối tượng áp dụng Quy chuẩn được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh các thiết bị thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này trên lãnh thổ Việt Nam. 1.3. Tài liệu viện dẫn ITU Radio Regulations (2016). Recommendation ITU-R SM.1539-1: "Variation of the boundary between the out-of-band and spurious domains required for the application of Recommendations ITU-R SM.1541 and ITU-R SM.329". ITU-R Recommendation SM.329-12: "Unwanted emissions in the spurious domain", Sept. 2012 ITU-R Recommendation F.1191-1: "Bandwidths and unwanted emissions of digital radio-relaysystems". CEPT/ERC/Recommendation 74-01: "Unwanted emissions in the spurious domain" ETSI EN 301 390 (V1.3.1) (08-2013): "Fixed Radio Systems; Point-to-point and Multipoint Systems; Unwanted emissions in the spurious domain and receiver immunity limits at equipment/ăng ten port of Digital Fixed Radio Systems". ETSI TR 102 243-1 V1.2.1 (2013-07): "Fixed Radio Systems; Representative values for transmitter power and anten gain to support inter- and intra-compatibility and sharing analysis; Part 1: Digital point-to-point systems". Thông tư số 13/2013/TT- BTTTT ngày 14/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về Quy hoạch phân kênh tần số cho nghiệp vụ cố định và di động mặt đất băng tần (30-30 000) MHz. Thông tư số 34/2016/TT- BTTTT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về Quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ Cố định băng tần 57-66 GHz. Quyết định số 860/2002/QĐ-TCBĐ ngày 17 tháng 10 năm 2003 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện phê duyệt Quy hoạch kênh tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho nghiệp vụ Cố định mặt đất băng tần (30-60) GHz. 1.4. Định nghĩa, ký hiệu, chữ viết tắt 1.4.1. Định nghĩa 1.4.1.1. Băng tần vô tuyến được phân bổ (allocated radio frequency band) Băng tần nằm trong Bảng phân chia tần số của một dải tần số nhất định để sử dụng cho một hoặc nhiều dịch vụ thông tin vô tuyến mặt đất hoặc không gian, hoặc dịch vụ thiên văn vô tuyến trong những điều kiện xác định. Theo Thể lệ vô tuyến ITU, băng tần vô tuyến số được phân bổ có thể thuộc hai trường hợp dưới đây: - Dải tần số (hay băng tần) cần phối hợp tần số: trong quá trình cấp phép sử dụng, cơ quan quản lý sẽ đặt ra các quy tắc phối hợp để đảm bảo nhiễu vô tuyến trong dải tần nằm ở mức chấp nhận được; - Dải tần số (hay băng tần) không cần phối hợp tần số: băng tần cấp phát do người sử dụng tự đăng ký theo nguyên tắc, đăng ký trước, nhận trước và không được đảm bảo về mức nhiễu chấp nhận được trong các kết nối vô tuyến như trong trường hợp có phối hợp tần số. 1.4.1.2. Dung lượng giao diện vô tuyến (Radio Interface Capacity) Dung lượng tối đa hệ thống, quy định tại điểm tham chiếu Z/Z‘, có thể truyền qua giao diện vô tuyến tại điểm tham chiếu C‘. Các điểm tham chiếu hệ thống được xác định trong Phụ lục M. CHÚ THÍCH: RIC được quy định tại điểm tham chiếu Z/Z‘, bao gồm dung lượng bổ sung cho ghép khung và ghép kênh/phân kênh các tín hiệu băng cơ sở khác nhau (tại X/X‘) vào khối truyền tải, tích hợp trong phần xử lý băng cơ sở của hệ thống vô tuyến được xác định gián tiếp tại điểm tham chiếu Z/Z‘. RIC không bao gồm dung lượng từ tín hiệu và thuật toán sử dụng cho mục đích chuyên biệt của kênh vô tuyến (ví dụ mã sửa sai hoặc các kênh dịch vụ của hệ thống). Trong trường hợp xuất hiện ở khoảng thời gian ngắn, các chức năng nội bộ của hệ thống như điều khiển kết nối,... sẽ chỉ sử dụng một phần của dung lượng truyền dẫn. Khi đó, RIC tương ứng trong các khoảng thời gian này sẽ không cần đáp ứng các quy định tối thiểu về RIC. 1.4.1.3. Ăng ten (Anten) Một thành phần trong hệ thống phát hoặc thu được sử dụng để bức xạ hoặc thu sóng điện từ. Các đặc trưng về định hướng của ăng ten nằm trong yêu cầu cơ bản của điều 3.2 trong hướng dẫn 2014/53/EU. 1.4.1.4. Điều khiển công suất phát tự động (Automatic Transmit Power Control) Chức năng điều khiển công suất động để phát công suất cực đại chỉ trong trường hợp có tác động của pha định sâu, do đó giảm được nhiễu và giúp máy phát làm việc ở chế độ tuyến tính trong phần lớn thời gian. CHÚ THÍCH 1: Khi chức năng này được sử dụng, công suất máy phát được thay đổi tùy theo điều kiện truyền dẫn. Khi sử dụng ATPC, cần xác định 3 mức công suất khác nhau: - Công suất khả dụng cực đại (chỉ phát trong điều kiện có pha định sâu); - Công suất danh định cực đại (khi ATPC bị ngắt). Cần lưu ý, đây là công suất "danh định của thiết bị", khác "công suất danh định của tuyến" (xác định bởi cơ quan phối hợp tần số). Mức công suất danh định cực đại được thiết lập bằng cách sử dụng các bộ suy hao RF thụ động hoặc chức năng RTPC; - Công suất cực tiểu (được sử dụng trong điều kiện không có pha đinh). CHÚ THÍCH 2: Mức công suất danh định cực đại và công suất khả dụng cực đại có thể bằng nhau, hoặc trong trường hợp điều chế nhiều trạng thái, công suất khả dụng cực đại có thể được sử dụng để tăng công suất phát (mất tuyến tính nhưng tăng độ dự phòng pha đinh nếu pha đinh làm giảm chỉ tiêu RBER mong muốn). Các dự báo chỉ tiêu thường được xác định dựa trên mức công suất lớn nhất mà thiết bị có thể sử dụng. 1.4.1.5. Điều kiện môi trường (environmental profile) Quy định thông số môi trường hoạt động, trong đó thiết bị thuộc phạm vi của Quy chuẩn kỹ thuật này phải tuân thủ toàn bộ các quy định trong Quy chuẩn. 1.4.1.6. Công suất khả dụng cực đại (maximum available power) Xem trong điều 1.4.1.4. 1.4.1.7. Công suất danh định cực đại (maximum nominal power) Xem trong điều 1.4.1.4. 1.4.1.8. Kênh tần số vô tuyến (radio frequency channel) Một phần băng tần số được phân kênh tần số vô tuyến để sử dụng cho một đường truyền vô tuyến cố định. 1.4.1.9. Phân kênh tần số vô tuyến (radio frequency channel arrangement) Bảng phân định tần số trung tâm của các kênh tần số vô tuyến theo Thông tư số 13/2013/TT-BTTTT, Quyết định số 860/2002/QĐ-TCBĐ và Thông tư số 34/2016/TT- BTTTT. 1.4.1.10. Điều khiển tần số từ xa (Remote Frequency Control) Chức năng trợ giúp triển khai hệ thống. Khi chức năng này được sử dụng, kênh/tần số trung tâm phát có thể được thiết lập bởi thiết bị điều khiển tại chỗ nối với thiết bị điều khiển hệ thống hoặc thiết bị đầu cuối quản lý mạng từ xa. Việc thay đổi tần số được thực hiện ở trạng thái tĩnh và thường sử dụng khi kích hoạt hoặc khởi động lại các tuyến kết nối để chuyển đến tần số đã được cơ quan phối hợp tần số cấp phép cho nhà khai thác của tuyến kết nối đó để kiểm soát nhiễu của mạng trong vùng địa lý xác định. 1.4.1.11. Điều khiển công suất phát từ xa (Remote Transmit Power Control) Chức năng trợ giúp triển khai hệ thống. Khi chức năng này được sử dụng, công suất phát có thể được thiết lập bởi thiết bị điều khiển tại chỗ nối với thiết bị điều khiển hệ thống hoặc bởi một thiết bị đầu cuối quản lý mạng từ xa. Việc thay đổi công suất được thực hiện ở trạng thái tĩnh và thường sử dụng khi kích hoạt hoặc khởi động lại các tuyến kết nối để dễ dàng đạt được EIRP theo yêu cầu của cơ quan phối hợp tần số cho tuyến kết nối đó, nhằm kiểm soát nhiễu đồng kênh và kênh lân cận trong cùng một vùng địa lý. Chức năng này tương đương với khả năng nắn chỉnh công suất (ví dụ: dùng suy hao cố định) thường được yêu cầu trong các hệ thống cố định. 1.4.1.12. Khoảng cách kênh (channel separation) Khoảng cách giữa hai kênh lân cận trong bảng phân kênh vô tuyến. Đây là một trong những thông số quan trọng để xác định chủng loại thiết bị vô tuyến và các yêu cầu liên quan. 1.4.1.13. Giản đồ bức xạ đồng phân cực (co-polar pattern) Giản đồ bức xạ của ăng ten cần đo khi có cùng phân cực với ăng ten tham chiếu. Tham số của giản đồ bức xạ đồng phân cực là giá trị tương đối so với tăng ích của ăng ten được đo, được chuẩn hóa theo đơn vị dBi hoặc dB. 1.4.1.14. Giản đồ bức xạ phân cực chéo (cross-polar pattern) Giản đồ bức xạ của ăng ten đo khi có phân cực trực giao với phân cực của ăng ten tham chiếu. Tham số của giản đồ bức xạ trực giao là giá trị tương đối so với tăng ích của ăng ten được đo, được chuẩn hóa theo đơn vị dBi hoặc dB. 1.4.1.15. Mức triệt tiêu phân cực chéo (cross-Polar Discrimination) Mức chênh lệch (theo dB) giữa tăng ích trên búp sóng chính của giản đồ bức xạ đồng phân cực và tăng ích trên búp sóng chính của giản đồ bức xạ phân cực trực giao được đo trong khoảng góc xác định. 1.4.1.16. Băng tần (frequency band) Băng tần số mà các đặc tính chỉ tiêu của các thiết bị/ăng ten được thiết lập trong giới hạn quy định. 1.4.1.17. Tăng ích (gain) Tỷ lệ giữa cường độ bức xạ ăng ten trong một hướng nhất định với cường độ bức xạ phát ra bởi ăng ten đẳng hướng nếu cùng được nối với đầu ra máy phát theo đơn vị dBi. 1.4.1.18. Đường bao giản đồ bức xạ (Radiation Pattern Envelope) Đường bao của giản đồ bức xạ, có giá trị tương đối so với tăng ích của ăng ten được đo, được chuẩn hóa theo đơn vị dBi hoặc dB. Đường bao giản đồ bức xạ đồng phân cực và đường bao giản đồ bức xạ phân cực trực giao được xác định tương ứng với giản đồ bức xạ đồng phân cực và giản đồ bức xạ phân cực trực giao. 1.4.1.19. Hiệu suất phổ (spectral efficiency) Tỷ lệ giữa tốc độ bit truyền cực đại với băng thông chiếm dụng (Occupied Bandwidth) hoặc khoảng cách kênh (CS). Việc sử dụng tham số băng thông chiếm dụng hay khoảng cách kênh tùy thuộc từng hệ thống vô tuyến. 1.4.1.20. Chỉ số tham chiếu hiệu quả phổ (spectral efficiency reference index) Hiệu suất phổ tương ứng với trạng thái thứ "n" trong trường hợp sử dụng điều chế lý tưởng với 2n trạng thái khác nhau. 1.4.2. Chữ viết tắt ACAP Adjacent Channel Alternate Polarization Phân cực kênh lân cận ACCP Adjacent Channel Co-Polarization Đồng phân cực kênh lân cận ATPC Automatic Transmit Power Control Điều khiển công suất phát tự động BBER Background Block Error Ratio Tỷ số lỗi khối nền BER Bit Error Ratio Tỷ số lỗi bit BWe BandWidthevaluation Độ rộng băng ước lượng (độ rộng băng phân giải dùng để đo các thành phần phổ) C/I Carrier to Interference ratio Tỷ số sóng mang trên nhiễu CCDP Co-Channel Dual Polarized Đồng kênh phân cực kép CS Channel Separation Khoảng cách kênh Csmin Minimum practical Channel Separation Khoảng cách kênh thực tế nhỏ nhất (đối với việc khoảng cách kênh tần số vô tuyến cho trước) CW Continuous Wave Sóng mang liên tục DFRS Digital Fixed Radio System Hệ thống vô tuyến số cố định DRRS Digital Radio Relay System Hệ thống vô tuyến chuyển tiếp số ECC Electronic Communication Committee of the CEPT Ủy ban Điện tử viễn thông CEPT EMC ElectroMagnetic Compatibility Tương thích điện từ EIRP Equivalent Isotropically Radiated Power Bức xạ đẳng hướng tương đương FER Frame Error Ratio Tỉ lệ lỗi khung ITU-R International Telecommunication Union - Radiocommunications Liên minh Viễn thông Quốc tế - Bộ phận Vô tuyến PSK Phase-Shift Keying (modulation) Điều chế dịch pha QAM Quadrature Amplitude Modulation Điều chế biên độ cầu phương R&TTE Radio equipment and Telecommunications Terminal Equipment Thiết bị đầu cuối vô tuyến và viễn thông RF Radio Frequency Tần số vô tuyến RFC Remote Frequency Control Điều khiển tần số từ xa RIC Radio Interface Capacity Dung lượng giao diện vô tuyến RPE Radiation Pattern Envelope Đường bao giản đồ bức xạ RSL Receiver Signal Level Mức tín hiệu vào của máy thu RTPC Remote Transmit Power Control Điều khiển công suất phát từ xa RX Receiver Máy thu STM-1 Synchronous Transport Module Level 1 Mô đun truyền đồng bộ mức 1 (155,52 Mbit/s) STM-4 Synchronous Transport Module Level 4 Mô đun truyền đồng bộ mức 4 (622 Mbit/s) ITU-T International Telecommunication Union - Telecommunications standardization sector Liên minh Viễn thông Quốc tế - Bộ phận tiêu chuẩn hóa về Viễn thông TX Transmitter Máy phát XPIC Cross-Polar Interference Canceller Bộ triệt nhiễu xuyên cực 2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT 2.1. Yêu cầu kỹ thuật máy phát 2.1.1. Công suất phát và dung sai công suất 2.1.1.1. Công suất lớn nhất Công suất lớn nhất được tạo ra bởi hệ thống vô tuyến phải tuân thủ giới hạn đặt ra tro ... 9 -46 -49 -46 784 112 -49 -46 -48 -45 -47,5 -44,5 -46,5 -43,5 -46,5 -43,5 11 8A/8B 107 14 -53,5 -50,5 -52,5 -49,5 -52,5 -49,5 -51,5 -48,5 -51,5 -48,5 215 28 -50,5 -47,5 -49,5 -46,6 -49,5 -46,5 -48,5 -45,5 -48,5 -45,5 431 56 -48 -45 -47 -44 -46,5 -43,5 -46 -43 -46 -43 862 112 -45,5 -42,5 -44,5 -41,5 -44 -41 -43 -40 -43 -40 CHÚ THÍCH: Các yêu cầu được quy định riêng cho RIC trên một phân cực. Tuy nhiên, với hệ thống 4 x STM-1 hoặc STM-4 được triển khai bằng cách ghép đôi 2 luồng 2 x STM-1 bằng CCDP hoặc bằng cách ghép không liền kề trên 2 kênh 56 MHz (do không có băng tần thực tế), việc đánh giá được thực hiện trong Phụ lục G.3 của tiêu chuẩn EN 302 217 Part 2-2. Bảng E.9 - BER cho hệ thống dải tần 50 GHz tới 55 GHz Hiệu quả phổ tần Tốc độ RIC tối thiểu (Mbit/s) Băng tần 50 GHz 52 GHz và 55 GHz Chỉ số tham chiếu Lớp Khoảng cách kênh (MHz) RSL cho BER ≤ 10-6 (dBm) RSL cho BER ≤ 10-8 (dBm) RSL cho BER ≤ 10-6 (dBm) RSL cho BER ≤ 10-8 (dBm) RSL cho BER ≤ 10-1o (dBm) 1 1 2 3,5 -89 -87,5 -88 -86,5 - 4 7 - - -85 -83,5 - 8 14 - - -82 -80,5 - 16 28 - - -79 -77,5 - 32 56 - - -76 -74,5 - 2 2 4 3,5 -86 -84,5 -85 -83,5 - 8 7 -83 -81,5 -82 -80,5 - 16 14 -80 -78,5 -79 -77,5 - 32 28 -77 -75,5 -76 -74,5 - 64 56 - - -73 -71,5 - 3 3 6 3,5 -80,5 -79 -79,5 -78 - 12 7 -77,5 -76 -76,5 -75 24 14 -74,5 -73 -73,5 -72 48 28 -71,5 -70 -70,5 -69 96 56 - - -67,5 -66 4 4L 8 3,5 -78,5 -77 -77,5 -76 - 16 7 -75,5 -74 -74,5 -73 - 32 14 -73 -71,5 -72 -70,5 - 64 28 -70 -68,5 -69 -67,5 - 128 56 - - -66 - -63 E.4.3. Độ nhạy với nhiễu đồng kênh bên ngoài và nhiễu kênh lân cận Bảng E.10 - Độ nhạy với nhiễu đồng kênh và nhiễu kênh lân cận Hiệu quả phổ tần Băng tần số (GHz) Tốc độ RIC tối thiểu Khoảng cách kênh (MHz) C/I (dB) đối với tỷ lệ lỗi bit <= 10-6 khi mức thu tín hiệu đầu vào giảm 1 dB hoặc 3 dB Nhiễu đồng kênh Nhiễu kênh lân cận thứ nhất Chỉ số tham chiếu Lớp 1 dB 3 dB 1 dB 3 dB 1 1 50, 52, 55 2 3,5 23 19 0 -4 52, 55 4; 8; 16; 32 7; 14; 28; 56 2 2 Tới 42 4 3,5 23 19 0 -4 Tất cả 8; 16; 32 7; 14; 28 Tới 50 64 56 23 tới 42 128 112 3 3 Tới 42 6 3,5 23 19 -1 -5 Tất cả 12; 24; 48 7; 14; 28 Tới 50 96 56 23 tới 42 191 112 4 4L Tới 42 8 3,5 30 26 -1 -5 Tất cả 16; 32; 64 7; 14; 28 Tới 50 128 56 23 tới 42 256 112 5 4H 23 tới 42 24; 49; 98; 196; 392 7; 14; 28; 56; 112 30 26 -6 -9,5 6 5L 23 tới 42 29; 58 7; 14 34 30 -3 -7 5LB 23 tới 42 117; 235; 470 28; 56; 112 (ACCP) 34 30 -3 -7 5LA 23 tới 42 117; 235; 470 28; 56; 112 (ACAP) 34 30 4 1 7 5H 23 tới 42 34; 68 7; 14 37 33 -3 -7 5HB 23 tới 42 137 28 (ACCP) 274; 548 56; 112 (ACCP) 37 33 -3,5 -7,5 5HA 23 tới 42 137; 274; 548 28; 56; 112 (ACAP) 37 33 3 -1 8 6L 23 tới 42 39; 78 7; 14 40 36 0 -4 6LB 23 tới 42 156; 313; 627 28; 56; 112 (ACCP) 6LA 23 tới 42 156; 313; 627 28; 56; 112 (ACAP) 40 36 10 7 9 6H 23 tới 42 88 14 43 39 0 -4 6HB 23 tới 42 176; 352; 705 28; 56; 112 (ACCP) 6HA 23 tới 42 176; 352; 705 28; 56; 112 (ACAP) 43 39 10 6 10 7 23 tới 42 98 14 46 42 0 -4 7B 23 tới 42 196; 392; 784 28; 56; 112 (ACCP) 7A 23 tới 42 196; 392; 784 28; 56; 112 (ACAP) 46 42 13 9 11 8 23 tới 42 107 14 50 46 0 -4 8B 23 tới 42 215; 431; 862 28; 56; 112 (ACCP) 8A 23 tới 42 215; 431; 862 28; 56; 112 (ACAP) 50 46 17 13 CHÚ THÍCH: Các giá trị của tham số RIC nhỏ nhất và khoảng cách kênh trên từng dòng được ghép từng bộ theo thứ tự đã ghi trong bảng. PHỤ LỤC F (Quy định) Điều kiện môi trường Thiết bị phải thỏa mãn các điều kiện môi trường đưa ra trong ETS 300 019 (bao gồm đặc trưng của các khu vực có mái che và không có mái che, loại khí hậu, các điều kiện nghiêm ngặt về đo kiểm. Nhà sản xuất phải công bố thiết bị được thiết kế phù hợp với loại khí hậu nào. Thiết bị hoạt động trong những khu vực điều khiển được nhiệt độ hoặc một phần nhiệt độ phải phù hợp với các yêu cầu của loại 3.1 và 3.2 tương ứng trong ETS 300 019. Có thể tùy chọn áp dụng các yêu cầu chặt chẽ hơn của loại 3.3, 3.4 và 3.5 trong ETS 300 019. CHÚ THÍCH: Theo ETS 300 019-1-3 và ETS 300 019-1-4: Loại 3.1: Những khu vực điều khiển được nhiệt độ. Loại 3.2: Những khu vực điều khiển được một phần nhiệt độ. Loại 3.3: Những khu vực không điều khiển được nhiệt độ. Loại 3.4: Những khu vực có giữ nhiệt. Loại 3.5: Những khu vực che chắn được mưa gió. Bảng F.1 - Các tham số khí hậu đối với các loại môi trường từ 3.1 đến 3.5 Tham số môi trường Đơn vị Loại 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 Chuẩn Ngoại lệ a) Nhiệt độ không khí thấp oC +5 -5 -5 -25 -40 -40 b) Nhiệt độ không khí cao oC +40 +45 +45 +55 +70 +40 xem CT5 c) Độ ẩm tương đối thấp %RH 5 5 5 10 10 10 d) Độ ẩm tương đối cao %RH 85 90 95 100 100 100 e) Độ ẩm tuyệt đối thấp g/m3 1 1 0,5 0,1 0,1 f) Độ ẩm tuyệt đối cao g/m3 25 29 29 35 35 g) Tốc độ thay đổi nhiệt độ (xem Chú thích 1) oC/phút 0,5 0,5 0,5 1,0 1,0 h) Áp suất không khí thấp KPa 70 70 70 70 70 i) Áp suất không khí cao (xem Chú thích 2) KPa 106 106 106 106 106 j) Bức xạ mặt trời W/m2 700 700 1 120 1 120 - k) Bức xạ nhiệt W/m2 600 600 600 xem CT4 600 xem CT4 600 xem CT4 l) Tốc độ chuyển động không khí m/s 5 5 5 5 30 CHÚ THÍCH 1: Tính trung bình trong một chu kỳ 5 phút. CHÚ THÍCH 2: Không tính đến các điều kiện trong các hầm mỏ. CHÚ THÍCH 3: Hệ thống làm lạnh không dựa trên hiện tượng đối lưu có thể bị ảnh hưởng bởi dòng không khí ngược. CHÚ THÍCH 4: Chỉ mang tính tạm thời. CHÚ THÍCH 5: Không tồn tại bức xạ mặt trời trực tiếp và các điều kiện có giữ nhiệt. CHÚ THÍCH 6: Ảnh hưởng thứ cấp của bức xạ mặt trời. Đối với thiết bị được thiết kế để sử dụng cố định trong môi trường có mái che (khu vực trong nhà), chỉ áp dụng các loại khí hậu 3.1 và 3.2. Cần chú ý rằng, các tủ vô tuyến được cung cấp theo hệ thống sẽ tạo thành những thiết bị bảo vệ thời tiết của chính nó để bảo vệ hoàn toàn khỏi mưa gió. Với thể loại khí hậu 3.3, 3.4 và 3.5 có thể áp dụng được cho thiết bị đặt ngoài nhà. PHỤ LỤC G (Quy định) Tương thích điện từ Thiết bị phải đáp ứng yêu cầu về tương thích điện từ trong QCVN 18:2014/BTTTT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin vô tuyến điện" và ETSI EN 301 489-4. PHỤ LỤC H (Quy định) Nguồn điện Giao diện của nguồn cung cấp phải phù hợp với các chỉ tiêu kỹ thuật của một hoặc nhiều điện áp thứ cấp theo ETS 300 132-1 và ETS 300 132-2. Bảng H.1 - Nguồn điện Loại nguồn Điện áp thấp nhất Điện áp cao nhất Kiểu điện áp 48 V DC 40,5 57,0 VDC 60 V DC 50 72 VDC 220 V AC 207 253 VAC, 50 Hz ± 2Hz Đối với các hệ thống một chiều, cực dương của nguồn cung cấp phải nối đất. Chú thích: Một vài ứng dụng có thể yêu cầu các điện áp thứ cấp không nằm trong ETS 300 132-1 và ETS 300 132-2. PHỤ LỤC I (Quy định) Băng tần và phân kênh Thiết bị phải tuân thủ các quy định quản lý tần số vô tuyến điện hiện hành. PHỤ LỤC J (Quy định) Phân lớp hiệu quả phổ tần Do tốc độ phát tối đa trên một băng thông cho trước phụ thuộc vào hiệu quả phổ tần nên cần xác định nhiều lớp thiết bị khác nhau. Các lớp này được dựa trên các loại điều chế và bị giới hạn bởi thông số "tải RIC tối thiểu" (Mbit/s/MHz) xác định trong Bảng J.1. RIC được quy định trong EN302217-1. Tải RIC tối thiểu quy định trong Bảng J.1 chỉ có giá trị cho những hệ thống hoạt động có độ rộng kênh lớn hơn hoặc bằng 1,75 MHz. Đối với các hệ thống có độ rộng kênh nằm trong khoảng 14 MHz (từ 13,75 MHz đến 15,0 MHz), khoảng 28 MHz (từ 27,5 MHz đến 30 MHz), khoảng 56 MHz (từ 55 MHz đến 60 MHz), khoảng 112 MHz (từ 110 MHz đến 112 MHz), tải RIC được định lượng với các giá trị độ rộng kênh danh định là 14 MHz, 28 MHz, 56 MHz và 112 MHz. Giá trị tải RIC tối thiểu đối với các hệ thống có độ rộng kênh 40 MHz thấp hơn yêu cầu tối thiểu quy định trong Bảng J.1 được xác định trong Phụ lục C. Đối với các trường hợp đặc biệt cho các dung lượng tương đương luồng STM-0 (được định nghĩa trong khuyến nghị ITU-TG.708), giá trị RIC tối thiểu có thể không được quy định. Bảng J.1 - Phân lớp hiệu quả phổ Chỉ số tham chiếu Hiệu quả phổ tần Tốc độ RIC tối thiểu (Mbit/s/MHz) Mô tả 1 1 0,57 Thiết bị có hiệu quả quang phổ dựa trên phối hợp 2 điều chế (ví dụ: 2 FSK, 2 PSK) 2 2 1,14 Thiết bị có hiệu quả quang phổ dựa trên phối hợp 4 điều chế (ví dụ: 4 FSK, 4 QAM) 3 3 1,7 Thiết bị có hiệu quả quang phổ dựa trên phối hợp 8 điều chế (ví dụ: 8 FSK) 4 4L 2,28 Thiết bị có hiệu quả quang phổ dựa trên phối hợp 16 điều chế (ví dụ: 16 QAM, 16 APSK) 5 4H 3,5 Thiết bị có hiệu quả quang phổ dựa trên phối hợp 32 điều chế (ví dụ: 32 QAM, 32 APSK) 6 5L 4,2 Thiết bị có hiệu quả quang phổ dựa trên phối hợp 64 điều chế (ví dụ: 64 QAM) 7 5H 4,9 Thiết bị có hiệu quả quang phổ dựa trên phối hợp 128 điều chế (ví dụ: 128 QAM) 8 6L 5,6 Thiết bị có hiệu quả quang phổ dựa trên phối hợp 256 điều chế (ví dụ: 256 QAM) 9 6H 6,3 Thiết bị có hiệu quả quang phổ dựa trên phối hợp 512 điều chế (ví dụ: 512 QAM) 10 7 7 Thiết bị có hiệu quả quang phổ dựa trên phối hợp 1 024 điều chế (ví dụ: 1024 QAM) 11 8 7,7 Thiết bị có hiệu quả quang phổ dựa trên phối hợp 2 048 điều chế (ví dụ: 2 048 QAM) PHỤ LỤC K (Quy định) Phân loại ăng ten K.1. Phân loại theo đường bao giản đồ bức xạ (RPE) Các đặc trưng của đường bao giản đồ bức xạ (đồng phân cực và phân cực chéo) ảnh hưởng đến nhiễu được tính toán tại pha thiết kế mạng (network planning). Ngoài ra, cần có sự cân nhắc giữa các yêu cầu đối với lớp đường bao giản đồ bức xạ và giá thành/kích thước/khối lượng của ăng ten. Có 4 lớp đường bao giản đồ bức xạ (từ lớp 1 đến lớp 4) được xác định dựa theo mẫu đồng phân cực tối đa cho mỗi mặt nạ cụ thể nằm trong dải góc phương vị cho trước. Mẫu dùng để phân nhỏ các lớp đường bao giản đồ bức xạ đồng thời phụ thuộc vào dải tần số hoạt động (theo Hình 1 đến 3 và Bảng 1). Hình K.1 - K.2 được sử dụng cho các mẫu dùng để xác định các phân nhỏ các lớp ăng ten trong các lớp hướng dẫn; các tùy chọn giới hạn thực tế dùng cho chứng nhận hợp quy đến các yêu cầu nằm trong điều 2.3. Khi có nhiều hơn một đường bao giản đồ bức xạ chuẩn hóa nằm trong cùng một mẫu của lớp đó, chỉ số phân lớp (A, B, C) được sử dụng dựa theo các yêu cầu về góc gần với hướng xác định. Chú thích: Hình K.1 đến K.2 đưa ra các mẫu về giới hạn dùng cho đường bao giản đồ bức xạ lớp 2, 3, 4; ăng ten lớp 1 được xác định lớp sử dụng trong thực tế vượt quá mẫu giới hạn lớp 2. Hình K.1 - Mẫu giới hạn đồng phân cực cho mặt nạ RPE thực tế dải tần số 3 GHz đến 30 GHz Hình K.2 - Mẫu giới hạn đồng phân cực cho mặt nạ RPE thực tế dải tần số 30 GHz đến 55 GHz Bảng K.1 - Các giá trị biên của giới hạn đồng phân cực dùng cho mặt nạ RPE Các lớp RPE Mẫu giới hạn tối đa lưỡng cực dùng cho các RPE thực tế Dải tần số 1 GHz đến 3 GHz Dải tần số từ 3 GHz đến 30 GHz Dải tần số từ 30 GHz đến 66 GHz Dải tần số từ 66 GHz đến 86 GHz Góc phương vị (độ) Độ lợi tối đa (dBi) Góc phương vị (độ) Độ lợi tối đa (dBi) Góc phương vị (độ) Độ lợi tối đa (dBi) Góc phương vị (độ) Độ lợi tối đa (dBi) 2 40 5 20 12 20 12 20 7 90 5 80 2 70 0 40 2 120 -10 105 -18 90 -17 70 -2 180 -10 180 -18 180 -17 88,75 -7 100 -7 100 -10 180 -10 3 30 3 20 8 20 1 80 2 65 -2 50 -1 110 -15 100 -22 70 -4 70 -4 180 -15 180 -22 90 -17 90 -17 180 -17 180 -17 4 25 0 20 -4 20 -4 20 -4 75 -5 105 -30 90 -21 90 -21 105 -20 180 -30 180 -21 180 -21 180 -20 K.2. Phân loại theo phân cực chéo (XPD) Các đặc điểm phân cực chéo có ảnh hưởng đến hoạt động của đường truyền (ví dụ khi CCDP hoặc ACAP được dự đoán cho các hệ thống sử dụng định dạng điều chế thích ứng cao). Có 3 loại phân cực chéo được xác định (dựa theo EN 302 217-4-2): ● Phân cực chéo loại 1: Ăng ten được yêu cầu trang bị phân cực chéo loại chuẩn; ● Phân cực chéo loại 2: Ăng ten được yêu cầu trang bị phân cực chéo loại cao; ● Phân cực chéo loại 3: Ăng ten được yêu cầu trang bị phân cực chéo loại cao thông qua vùng góc mở rộng. PHỤ LỤC L (Quy định) Sơ đồ hệ thống CHÚ THÍCH 1: Với mục đích xác định điểm đo, mạng phân nhánh không bao gồm bộ kết hợp. CHÚ THÍCH 2: Các điểm ở trên chỉ là những điểm tham chiếu và không thực hiện chỉ thị nào khác, các điểm C và C’, D và D’ trùng nhau. CHÚ THÍCH 3: B, C, B’ và C’ có thể trùng nhau khi sử dụng một bộ song công đơn. CHÚ THÍCH 4: X1, X2, , Xn, và X’1, X’2, , X’n là các tín hiệu số đầu vào. CHÚ THÍCH 5: Các khối " Xử lý tải’ và "Điều chế/Giải điều chế" là các khối chức năng phi vật lý. CHÚ THÍCH 6: Không bao gồm bộ lọc. CHÚ THÍCH 7: Kết nối thay thế tại RF, IF hoặc mức băng cơ sở. THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] ETSI EN 302 217-2-2 V2.2.1 (2014-09-12): "Fixed Radio Systems; Characteristics and requirements for point-to-point equipment and anten; Part 2-2: Digital systems operating in frequency bands where frequency co-ordination is applied; Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive". [2] ETSI TR 102 243-1 V1.2.1 (2013-07): "Fixed Radio Systems; Representative values for transmitter power and anten gain to support inter- and intra-compatibility and sharing analysis; Part 1: Digital point-to-point systems". [3] ETSI EN 302 217-2-1: "Fixed Radio Systems; Characteristics and requirements for point-to-point equipment and anten; Part 2-1: System-dependent requirements for digital systems operating in frequency bands where frequency co-ordination is applied". [4] ETSI TR 103 103: "Fixed Radio Systems; Point-to-point systems; ATPC, RTPC, Adaptive Modulation (mixed-mode) and Bandwidth Adaptive functionalities; Technical background and impact on deployment, link design and coordination". [5] ETSI 300 019: "Equipment Engineering (EE);Environmental conditions and environmental tests for telecommunications equipment". [6] EN 300 385 "Radio Equipment and Systems (RES);ElectroMagnetic Compatibility (EMC) standard for digital fixed radio links and ancillary equipment with data rates at around 2 Mbit/s and above. [7] EN 301 489-1: "Terminal Equipment (TE);Conformance testing for file transfer over the Integrated Services Digital Network (ISDN); Part 1: Profile Test Specification Summary (PTS-Summary) for the FTAM profile (ETS 300 388)". [8] EN 301 489-4 v 2.1.1: "Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM);ElectroMagnetic Compatibility (EMC) standard for radio equipment and services;Part 4: Specific conditions for fixed radio links and ancillary equipment". [9] QCVN 22:2010/BTTTT ‘Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện cho các thiết bị đầu cuối viễn thông". [10] ETS 300 132-1 "Equipment Engineering (EE);Power supply interface at the input to telecommunications equipment; Part 1: Operated by alternating current (ac) derived from direct current (dc) sources". [11] ETS 300 132-2: "Equipment Engineering (EE); Power supply interface at the input to telecommunications equipment; Part 2: Operated by direct current (dc)".
File đính kèm:
- quy_chuan_ky_thuat_quoc_gia_ve_thiet_bi_vi_ba_so_diem_diem.doc