Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị nâng trên tàu biển

I QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1.2 Tài liệu viện dẫn và giải thích từ ngữ

II QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

Chương 1 Quy định chung

1.1 Quy định chung

1.2 Các định nghĩa

1.3 Bố trí chung, kết cấu, vật liệu và hàn

Chương 2 Kiểm tra

2.1 Quy định chung

2.2 Kiểm tra các thiết bị nâng

2.3 Kiểm tra lần đầu

2.4 Tổng kiểm tra hàng năm

2.5 Thử tải

Chương 3 Hệ cần trục dây giằng

3.1 Quy định chung

3.2 Tải trọng thiết kế

3.3 Độ bền và kết cấu của cột, trụ cẩu và cơ cấu giằng

3.4 Độ bền và kết cấu thân cần của cần trục

3.5 Phương pháp tính toán đơn giản cho cột và dây giằng của hệ cần trục dây giằng tạt ngang

3.6 Phương pháp tính toán đơn giản cho thân cần của cần trục dây giằng

Chương 4 Cần trục

4.1 Quy định chung

4.2 Tải trọng thiết kế

4.3 Độ bền và kết cấu

4.4 Những yêu cầu đặc biệt cho cần trục chạy trên ray

Chương 5 Chi tiết cố định

5.1 Quy định chung

5.2 Chi tiết cố định

Chương 6 Chi tiết tháo được

6.1 Quy định chung

6.2 Puli nâng hàng

6.3 Dây cáp

6.4 Các chi tiết tháo được khác

6.5 Các yêu cầu tương đương

 

doc 56 trang kimcuc 5700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị nâng trên tàu biển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị nâng trên tàu biển

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị nâng trên tàu biển
QCVN 23:2016/BGTVT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ NÂNG TRÊN TÀU BIỂN
National Technical Regulation on Lifting Appliances of Sea-going Ships
Lời nói đầu
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị nâng trên tàu biển (số hiệu: QCVN 23:2016/BGTVT) do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 08/2017/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2017.
QCVN 23:2016/BGTVT thay thế QCVN 23: 2010/BGTVT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Quy phạm thiết bị nâng hàng tàu biển).
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ NÂNG TRÊN TÀU BIỂN
National Technical Regulation on Lifting Appliances of Ships
MỤC LỤC
I QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1.2 Tài liệu viện dẫn và giải thích từ ngữ
II QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Chương 1 Quy định chung 
1.1 Quy định chung 
1.2 Các định nghĩa 
1.3 Bố trí chung, kết cấu, vật liệu và hàn 
Chương 2 Kiểm tra 
2.1 Quy định chung 
2.2 Kiểm tra các thiết bị nâng 
2.3 Kiểm tra lần đầu 
2.4 Tổng kiểm tra hàng năm 
2.5 Thử tải 
Chương 3 Hệ cần trục dây giằng 
3.1 Quy định chung 
3.2 Tải trọng thiết kế 
3.3 Độ bền và kết cấu của cột, trụ cẩu và cơ cấu giằng 
3.4 Độ bền và kết cấu thân cần của cần trục 
3.5 Phương pháp tính toán đơn giản cho cột và dây giằng của hệ cần trục dây giằng tạt ngang
3.6 Phương pháp tính toán đơn giản cho thân cần của cần trục dây giằng 
Chương 4 Cần trục 
4.1 Quy định chung 
4.2 Tải trọng thiết kế 
4.3 Độ bền và kết cấu 
4.4 Những yêu cầu đặc biệt cho cần trục chạy trên ray 
Chương 5 Chi tiết cố định 
5.1 Quy định chung 
5.2 Chi tiết cố định 
Chương 6 Chi tiết tháo được 
6.1 Quy định chung 
6.2 Puli nâng hàng 
6.3 Dây cáp 
6.4 Các chi tiết tháo được khác 
6.5 Các yêu cầu tương đương 
Chương 7 Máy, trang bị điện và hệ thống điều khiển 
7.1 Quy định chung 
7.2 Máy 
7.3 Nguồn cấp 
7.4 Hệ thống điều khiển máy 
Chương 8 Thang máy và cầu xe 
8.1 Quy định chung 
8.2 Tải trọng thiết kế 
8.3 Độ bền và kết cấu 
Chương 9 Các yêu cầu bổ sung đối với cần trục được sử dụng để vận chuyển người 
9.1 Quy định chung 
9.2 Kiểm tra 
9.3 Cần trục 
9.4 Chi tiết tháo được 
9.5 Máy, trang bị điện và hệ thống điều khiển 
9.6 Các thiết bị khác 
III QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ 
1.1 Đăng ký thiết bị nâng 
1.2 Chứng nhận, đóng dấu và hồ sơ Đăng kiểm 
1.3 Hồ sơ Đăng kiểm 
1.4 Bảo quản hồ sơ Đăng kiểm 
IV TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN 
1.1 Trách nhiệm của chủ tàu, các cơ sở thiết kế, đóng mới, hoán cải, thiết bị nâng 
1.2 Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam 
V TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ NÂNG TRÊN TÀU BIỂN
National Technical Regulation on Lifting Appliances of Sea-going Ships
I QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1.1.1 Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này (sau đây viết tắt là “Quy chuẩn”) áp dụng cho việc kiểm tra và chế tạo các thiết bị nâng được lắp đặt trên tàu biển Việt Nam (sau đây viết tắt là "thiết bị nâng").
1.1.2 Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến thiết bị nâng thuộc phạm vi điều chỉnh nêu tại 1.1.1 trên.
1.2 Tài liệu viện dẫn và giải thích từ ngữ
1.2.1 Các tài liệu viện dẫn sử dụng trong quy chuẩn
1 QCVN 21: 2015/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép, ban hành kèm theo Thông tư số 11/2016/TT-BGTVT ngày 02/06/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2 Thông tư số 40/2016/TT-BGTVT: Thông tư quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ngày 07 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3 Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT: Thông tư quy định về biểu mẫu giấy chứng nhận và sổ kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho tàu biển, phương tiện thủy nội địa và sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa ngày 26 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
1.2.2 Giải thích từ ngữ
1 Các tổ chức và cá nhân:
Các tổ chức và cá nhân nêu tại 1.1.2 là Cục Đăng kiểm Việt Nam (sau đây trong viết tắt là “Đăng kiểm”); các chủ tàu; cơ sở thiết kế, đóng mới hoán cải, phục hồi, sửa chữa và khai thác tàu biển; các cơ sở thiết kế, chế tạo thiết bị nâng lắp đặt trên tàu biển.
II QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Chương 1 QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Quy định chung
1.1.1 Phạm vi áp dụng
1 Nếu không có quy định nào khác trong Quy chuẩn này, các yêu cầu có liên quan của QCVN 21: 2015/BGTVT sẽ được áp dụng cho vật liệu, trang thiết bị, việc lắp đặt và chất lượng chế tạo thiết bị nâng.
2 Nếu không có quy định nào khác trong Quy chuẩn này thì các thiết bị nâng được chế tạo hoặc lắp đặt trên tàu biển trước khi Quy chuẩn này có hiệu lực vẫn được phép áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn trước đây để chế tạo và lắp đặt chúng.
3 Cần trục được sử dụng cho việc nâng hạ người ngoài việc thỏa mãn các yêu cầu trong quy chuẩn này phải thỏa mãn với các yêu cầu được nêu tại Chương 9 “Các yêu cầu bổ sung cho cần trục được sử dụng để vận chuyển người”.
1.1.2 Thay thế tương đương
1 Các thiết bị nâng không tuân theo các yêu cầu của Quy chuẩn này có thể được Đăng kiểm chấp nhận với điều kiện chứng minh được rằng chúng tương đương với những yêu cầu ở Quy chuẩn này.
2 Thiết bị nâng hiện có được thiết kế và chế tạo không tuân theo các yêu cầu của Quy chuẩn này có thể được Đăng kiểm chấp nhận phù hợp các yêu cầu của Quy chuẩn này, với điều kiện chúng thỏa mãn các quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn được Đăng kiểm công nhận và thỏa mãn kết quả thử và kiểm tra do Đăng kiểm yêu cầu.
1.1.3 Các lưu ý khi sử dụng
1 Cần phải lưu ý đối với khả năng có sự khác biệt trong áp dụng các quy định của quốc gia có cảng mà tàu ghé vào hoặc của quốc gia mà tàu treo cờ quốc tịch.
2 Đăng kiểm có thể kiểm tra và cấp các giấy chứng nhận cho các thiết bị nâng theo quy phạm được chỉ định theo sự ủy quyền của chính phủ quốc gia tàu treo cờ quốc tịch.
1.2 Các định nghĩa
1.2.1 Thuật ngữ
1 Các thuật ngữ sử dụng trong Quy chuẩn này được định nghĩa từ (1) đến (18) dưới đây, trừ khi có những định nghĩa khác.
(1) Thiết bị nâng là thiết bị dịch chuyển hàng và các chi tiết tháo được.
(2) Thiết bị dịch chuyển hàng là các cơ cấu làm hàng và cầu xe bao gồm cả các thiết bị của hệ thống dẫn động và các chi tiết cố định của chúng.
(3) Cơ cấu làm hàng là hệ cần trục dây giằng, cần trục, thang máy và những máy móc khác sử dụng trong việc xếp dỡ hàng hóa và những vật khác hàng kể cả các thiết bị của hệ thống dẫn động chúng và phụ kiện làm hàng, trừ cầu xe.
(4) Thành phần kết cấu là những bộ phận chịu tải trọng làm việc an toàn của thiết bị nâng kể cả chi tiết cố định và pu li cố định trên cơ cấu làm hàng và cầu xe.
(5) Chi tiết cố định là những giá cổ ngỗng, giá đỉnh cột, phụ tùng lắp trên đỉnh cần, các vấu đuôi cần, tai bắt cáp giằng cần, các chốt giằng v.v... được lắp cố định vào các thành phần kết cấu hoặc kết cấu thân tàu để làm hàng.
(6) Các chi tiết tháo được là puli, dây cáp, khuyên treo, móc treo hàng, ma ní, mắt xoay, kẹp cáp, gàu xúc, nam châm nâng có thể tháo lắp được v.v... dùng để truyền tải trọng của hàng lên các thành phần kết cấu.
(7) Tải trọng làm việc an toàn là khối lượng hàng cho phép lớn nhất do quy chuẩn quy định mà cơ cấu làm hàng và cầu xe có thể làm việc an toàn, viết tắt là “S.W.L” và được tính bằng tấn (t).
(8) Góc cho phép nhỏ nhất là góc tạo bởi thân cần với đường nằm ngang mà tại vị trí đó, hệ cần cẩu dây giằng được phép làm việc với tải trọng làm việc an toàn, được tính bằng độ (o).
(9) Bán kính quay lớn nhất là bán kính mà tại đó cần cẩu trụ quay được phép làm việc với tải trọng làm việc an toàn, tính bằng mét (m).
(10) Tải trọng làm việc an toàn v.v...
Đối với hệ cần trục dây giằng: là tải trọng làm việc an toàn, góc cho phép nhỏ nhất và những điều kiện hạn chế khác;
Đối với cần trục trụ quay: là tải trọng làm việc an toàn, bán kính quay lớn nhất và các điều kiện hạn chế khác;
Đối với những máy móc khác sử dụng để xếp dỡ hàng: là tải trọng làm việc an toàn và các điều kiện hạn chế khác do Đăng kiểm quy định;
Đối với cầu xe: là tải trọng làm việc an toàn và các điều kiện hạn chế do Đăng kiểm quy định.
(11) Tải trọng làm việc an toàn của chi tiết tháo được là khối lượng hàng cho phép lớn nhất do quy chuẩn quy định mà các chi tiết tháo được có thể sử dụng an toàn, viết tắt là “S.W.L” tính bằng tấn (t). Đối với puli nâng, tải trọng làm việc an toàn được định nghĩa theo (a) hoặc (b) dưới đây:
(a) Đối với cụm puli đơn: Tải trọng làm việc an toàn là khối lượng hàng lớn nhất mà puli có thể kéo lên an toàn khi treo puli và khối lượng hàng vào dây quấn quanh rãnh của nó.
(b) Đối với cụm nhiều puli: Tải trọng làm việc an toàn là khối lượng hàng lớn nhất có thể tác dụng lên tai treo puli.
(12) Hệ cần trục dây giằng là hệ thống dùng để nâng bằng cách treo hàng ở đầu cần; các cần này được nối với hệ thống trụ, cột cẩu, bao gồm các trường hợp nêu ở (a), (b) và (c) dưới đây:
(a) Phần cuối của dây cáp nâng cần được cố định, hai dây cáp tạt cần liên kết tại đầu cần được cuốn bằng các tời độc lập riêng để tạt cần theo phương ngang (sau đây gọi là hệ thống cần trục dây giằng tạt ngang).
(b) Hai thân cần ở mạn phải và mạn trái được cố định thành một cặp tại vị trí đã định. Dây cáp nâng của hai cần được nối với nhau để xếp hoặc dỡ hàng (sau đây gọi là hệ thống cần trục làm việc ghép đôi).
(c) Dây cáp nâng có thể được hạ hoặc kéo lên và cần có thể nâng hoặc quay độc lập hoặc đồng thời trong khi hàng vẫn được treo (sau đây gọi là hệ cần trục dây giằng kiểu quay).
(13) Cần trục bao gồm cần trục trụ quay, cổng trục, cầu trục và máy nâng, giá nâng v.v... có khả năng thực hiện việc xếp dỡ hàng, di chuyển thẳng đứng hay xoay ngang đồng thời hoặc độc lập.
(14) Thang máy là thiết bị được thiết kế để xếp dỡ hàng có giữ hàng trong kết cấu của nó.
(15) Cầu xe: Thiết bị được liên kết với vỏ tàu hoặc bố trí trong tàu, có thiết bị cơ khí đóng, mở hoặc quay, cho phép hàng hoá cũng như các loại xe cơ giới, có hoặc không chứa hàng hóa lên xuống tàu .
(16) Tải trọng nâng là tổng của tải trọng làm việc an toàn, được định nghĩa là khối lượng lớn nhất của hàng được treo và khối lượng của các thiết bị phụ như móc treo, cụm puli nâng, gàu xúc, thùng chứa, dầm treo hàng, lưới treo hàng v.v... Trừ những trường hợp mà Đăng kiểm thấy cần thiết khác, không cần tính đến khối lượng của dây cáp nâng, trừ khi tính toán đối với chiều cao nâng từ 50 mét trở lên.
(17) Gia tốc trọng trường (g) lấy bằng 9,81 m/s2.
1.3 Bố trí chung, kết cấu, vật liệu và hàn
1.3.1 Bố trí chung
1 Việc bố trí và kích thước của cơ cấu làm hàng và cầu xe không được ảnh hưởng đến đèn tín hiệu, đèn hành trình và các chức năng khác của tàu.
2 Nếu một số bộ phận của cơ cấu làm hàng được sử dụng vào mục đích khác, chẳng hạn như thông gió hoặc các hệ thống hay thiết bị quan trọng được thiết kế cho mục đích khác, kể cả thiết bị khác công dụng lắp trên chúng, thì phải chú ý tránh không cho chúng có ảnh hưởng xấu đến nhau về chức năng cũng như độ bền.
3 Mọi thiết bị của cơ cấu làm hàng và cầu xe khi làm việc nhô ra khỏi mạn tàu nên có khả năng co vào, gấp lại hoặc tháo rời được để xếp gọn vào trong mạn tàu khi không sử dụng.
4 Cơ cấu làm hàng và cầu xe phải có thiết bị để cố định các chi tiết chuyển động khi không sử dụng.
1.3.2 Kết cấu chung
1 Ngoài những quy định của Quy chuẩn này, các cơ cấu làm hàng và cầu xe làm việc trong điều kiện nghiêng chúi khác thường khi thời tiết và điều kiện biển khắc nghiệt, phải tuân theo các yêu cầu bổ sung cho từng điều kiện làm việc theo yêu cầu của Đăng kiểm.
2 Thép cán chế tạo thân tàu quy định ở 3.1 Phần 7A của QCVN 21: 2015/BGTVT sẽ được dùng cho các thành phần kết cấu theo yêu cầu của các Chương 3, 4 và 8. Các loại thép có độ bền cao nếu được sử dụng trong các thành phần kết cấu thì phải tuân theo các yêu cầu đặc biệt do Đăng kiểm quy định. Kết cấu và kích thước của các thành phần kết cấu có chứa hoặc làm bằng các vật liệu không phải là những loại thép nêu trên thì phải được Đăng kiểm xem xét riêng.
3 Các thành phần kết cấu phải được thiết kế sao cho chúng không bị gián đoạn và thay đổi tiết diện đột ngột đến mức có thể. Các mối liên kết hàn không được bố trí ở những nơi có khả năng tập trung ứng suất.
4 Góc của các lỗ khoét trên thành phần kết cấu phải lượn tròn.
5 Các lỗ khoét làm mất tính đẳng hướng về kích thước của các thành phần kết cấu phải được bố trí sao cho các cạnh dài hoặc trục dài của nó có thể coi là song song với hướng của ứng suất chính.
6 Khi liên kết hai kết cấu có độ cứng khác nhau đáng kể thì phải có biện pháp gia cường thích hợp bằng các mã v.v... để đảm bảo tính liên tục về độ cứng của kết cấu. Phải đặc biệt chú ý đến liên kết với kết cấu thân tàu.
7 Puli làm hàng của các thành phần kết cấu phải phù hợp với các yêu cầu nêu ở 6.2.
1.3.3 Tính toán trực tiếp độ bền
Kích thước của các thành phần kết cấu phải được xác định bằng phương pháp tính toán trực tiếp độ bền được Đăng kiểm chấp nhận, sử dụng tải trọng tính toán và ứng suất cho phép nêu ở các Chương liên quan, trừ những kết cấu được tính toán bằng công thức nêu ở Chương 3.
1.3.4 Vật liệu
1 Thép cán chế tạo thân tàu dùng để chế tạo thành phần kết cấu phụ thuộc vào độ dày của của chúng, phải tuân theo Bảng 1.1, trừ những trường hợp được Đăng kiểm xem xét riêng.
Bảng 1.1 Độ dày và cấp thép
Chiều dày t (mm)
t£20
20< t £25
25< t £40
40<t
Cấp thép
A/AH
B/AH
D/DH
E/EH
Chú thích:
A, B, D, E, AH, DH và EH trong bảng tương ứng với các cấp thép sau sau:
A: A, AH: A32, A36 và A40
B: B, DH: D32, D36 và D40
D: D EH: E32, E36 và E40
E: E
2 Đối với cơ cấu làm hàng và cầu xe thường xuyên sử dụng ở vùng rất lạnh hoặc trong hầm hàng đông lạnh và các trường hợp cần thiết khác, Đăng kiểm có thể yêu cầu sử dụng thép có độ dai va đập cao hơn so với yêu cầu nêu ở -1.
3 Thép đúc và thép rèn sử dụng trong các thành phần kết cấu phải thỏa mãn các yêu cầu nêu ở 5.1 và 6.1, Phần 7A của QCVN 21: 2015/BGTVT hoặc các tiêu chuẩn tương đương.
4 Vật liệu chế tạo bu lông và đai ốc để liên kết các thành phần kết cấu phải thỏa mãn các yêu cầu của Đăng kiểm.
5 Dây cáp sử dụng trong các thành phần kết cấu phải là loại quy định trong Phần 7B của QCVN 21: 2015/BGTVT hoặc các tiêu chuẩn tương đương khác.
6 Vật liệu sử dụng trong các phần chính của các thiết bị trong hệ truyền động phải thỏa mãn các yêu cầu của Phần 7A của QCVN 21: 2015/BGTVT hoặc các Tiêu chuẩn tương đương khác được Đăng kiểm thừa nhận.
1.3.5 Hàn
1 Việc hàn các thành phần kết cấu phải phù hợp với các yêu cầu trong Phần 6 của QCVN 21: 2015/BGTVT và các yêu cầu bổ sung do Đăng kiểm quy định khi cần thiết, tùy theo dạng kết cấu.
2 Việc bố trí các mối hàn của các thành phần kết cấu phải được xem xét kỹ để tránh gây trở ngại trong khi hàn.
1.3.6 Chống ăn mòn
1 Các thành phần kết cấu phải được chống ăn mòn bằng sơn có chất lượng tốt hoặc bằng các biện pháp thích hợp khác.
2 Các thành phần kết cấu có khả năng đọng nước mưa hoặc sương phải có biện pháp tiêu nước thỏa đáng.
Chương 2 KIỂM TRA
2.1 Quy định chung
2.1.1 Phạm vi áp dụng
1 Các yêu cầu trong Chương này áp dụng cho việc thử và kiểm tra thiết bị nâng.
2 Tại những vị trí mà những thành phần kết cấu của thiết bị nâng được cố định thường xuyên vào thân tàu hoặc khi chúng tạo thành bộ phận liên tục của thân tàu thì việc thử và kiểm tra phải tuân theo các yêu cầu trong Chương này, ngoài ra còn phải tuân theo các yêu cầu có liên quan của  ... thỏa mãn các yêu cầu trong Chương này.
2 Các cần trục này không được sử dụng để thay cho các phương tiện lên xuống tàu theo yêu cầu của QCVN 21: 2015/BGTVT.
9.2 Kiểm tra
9.2.1 Kiểm tra lần đầu
1 Bản vẽ và tài liệu phải trình
(1) Các bản vẽ phải thẩm định
Bản vẽ dưới đây phải được trình để Đăng kiểm thẩm định:
(a) Thiết bị bổ sung để vận chuyển người.
(2) Các tài liệu để tham khảo
Tài liệu dưới đây phải được trình để Đăng kiểm tham khảo:
(a) Hướng dẫn vận hành trong quá trình vận chuyển người.
(3) Hướng dẫn vận hành quy định ở (2)(a) trên phải bao gồm các thông tin từ (a) đến (c) dưới đây:
(a) Các hạn chế đối với hoạt động vận chuyển người, bao gồm ít nhất các thông tin dưới đây:
(i) Tốc độ gió, chiều cao sóng, và tầm nhìn;
(ii) Góc và bán kính quay lớn nhất của cần trục (khoảng cách nằm ngang và thẳng đứng tới đối tượng được đưa lên và xuống tàu);
(iii) Tải trọng làm việc an toàn và tốc độ an toàn đối với việc nâng, hạ và tạt cần;
(iv) Khu vực tập kết các thiết bị sử dụng cho việc vận chuyển người như là rọ chuyển người (sau đây gọi là "rọ").
(b) Các vấn đề liên quan đến những người tham gia vào hoạt động vận chuyển người, bao gồm ít nhất các thông tin dưới đây:
(i) Vai trò của người chỉ huy;
(ii) Năng lực của người vận hành cần trục;
(iii) Việc bố trí người báo hiệu trong trường hợp đối tượng đưa lên hoặc xuống không thể nhìn thấy được từ vị trí điều khiển cần trục;
(iv) Các biện pháp đảm bảo an toàn của người trong rọ và những người tham gia vào hoạt động vận chuyển;
(v) Liên lạc giữa người chỉ huy và những người liên quan;
(vi) Phương tiện để thông báo các tình huống khẩn cấp ví dụ như các phương tiện cứu hộ trong trường hợp cần trục bị hỏng;
(vi) Các hạng mục phải kiểm tra và thử trước khi thực hiện vận chuyển người.
(c) Các hạng mục phải kiểm tra trước khi sử dụng rọ, bao gồm ít nhất các mục sau:
(i) Các thông số của rọ, ví dụ như khối lượng bản thân, tải trọng làm việc an toàn và sức chở của rọ;
(ii) Các ghi chép về việc bảo dưỡng;
(iii) Các giấy chứng nhận được cấp bởi cơ quan chức năng hoặc một đơn vị thứ ba.
2 Các nội dung kiểm tra trong kiểm tra lần đầu
(1) Các thiết bị cần trục phải được kiểm tra và đảm bảo trong tình trạng hoạt động tốt bằng cách thử và kiểm tra như dưới đây:
(a) Thử hoạt động đối với các thiết bị bổ sung phục vụ cho việc vận chuyển người;
(b) Các hạng mục thử khác nếu Đăng kiểm thấy cần thiết.
(2) Các thiết bị ở trên tàu được quy định ở Chương 6 và việc đánh dấu quy định ở Chương 7 phải được kiểm tra.
9.2.2 Tổng kiểm tra hàng năm
1 Tại các kỳ tổng kiểm tra hàng năm, ngoài các yêu cầu ở 2.4.2 của Quy chuẩn, các thiết bị cần trục phải được kiểm tra và đảm bảo trong tình trạng hoạt động tốt bằng các cách thử và kiểm tra như dưới đây.
(1) Thử hoạt động quy định ở 9.2.1-2(1)(a);
(2) Kiểm tra quy định ở 9.2.1-2(2).
9.3 Cần trục
9.3.1 Tải trọng làm việc an toàn
Tải trọng làm việc an toàn của cần trục dùng để vận chuyển người phải nhỏ hơn 50% tải trọng làm việc an toàn quy định ở Chương 1. Tổng khối lượng của rọ (khối lượng bản thân cộng với tải theo sức chở) phải không được lớn hơn tải trọng làm việc an toàn này.
9.4 Chi tiết tháo được
9.4.1 Quy định chung
Hệ số an toàn của các chi tiết tháo được phải lớn hơn hoặc bằng 10 so với tải trọng làm việc an toàn quy định ở 9.3.1.
9.4.2 Cáp thép
Ngoài các yêu cầu ở 6.3.1, cáp thép phải là loại chống xoắn.
9.5 Máy, trang bị điện và hệ thống điều khiển
9.5.1 Quy định chung
Máy, trang bị điện và hệ thống điều khiển sử dụng trong thiết bị nâng phải được bố trí để ngăn ngừa việc vô tình làm rơi rọ và phải có thể hạ được rọ xuống trong trường hợp nguồn cấp điện gặp sự cố.
9.5.2 Phanh
1 Hệ thống phanh của máy nâng phải thỏa mãn các yêu cầu (1) và (2) dưới đây:
(1) Phanh được trang bị thông thường trên máy nâng phải có thiết bị xóa bỏ tác động;
(2) Máy nâng phải có một phanh phụ mà:
(a) Thỏa mãn quy định ở 7.2.2-1(4) của Quy chuẩn;
(b) Có khả năng vận hành được bằng mạch điều khiển mà không phải mạch dùng cho phanh quy định ở (1); và
(c) Có thiết bị xóa bỏ tác động.
2 Các xy lanh thủy lực sử dụng để nâng hạ hoặc duỗi cần phải có thiết bị cơ khí mà có thể duy trì vị trí của xy lanh thủy lực trong trường hợp mất nguồn cấp năng lượng.
9.6 Các thiết bị khác
9.6.1 Thiết bị liên lạc
Phải trang bị các thiết bị liên lạc phù hợp cho người chỉ huy, người vận hành cần trục, người báo hiệu và người ở trong rọ.
9.6.2 Thiết bị đo gió
Phải trang bị thiết bị đo gió để đảm bảo người chỉ huy có thể biết được tốc độ gió.
1.1 Đăng ký thiết bị nâng
Tất cả các thiết bị nâng lắp đặt trên tàu thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này phải được đăng ký phù hợp với quy định về đăng ký tại QCVN 21: 2015/BGTVT .
1.2 Chứng nhận, đóng dấu và hồ sơ Đăng kiểm
1.2.1 Quy định chung
Các yêu cầu trong Chương này áp dụng cho việc chứng nhận, đóng dấu và hồ sơ kỹ thuật của thiết bị nâng.
1.2.2 Quy định tải trọng làm việc an toàn v.v...
1 Quy định chung
Đăng kiểm quy định tải trọng làm việc an toàn v.v... cho các thiết bị nâng đã được kiểm tra và thử tải thỏa mãn quy định của Chương 2 Mục II của Quy chuẩn này.
2 Tải trọng khác với tải trọng làm việc an toàn v.v
Theo yêu cầu của Chủ tàu, Đăng kiểm có thể quy định những tải trọng nêu ở (1) đến (2) dưới đây ngoài tải trọng làm việc an toàn v.v phù hợp với ở -1 trên:
(1) Tải trọng tối đa tương ứng với góc nhỏ hơn góc tối thiểu cho phép đối với hệ cần trục dây giằng.
(2) Tải trọng tối đa tương ứng với tầm với vượt quá tầm với tối đa cho phép đối với hệ cần trục trụ quay.
3 Quy định cho hệ cần trục dây giằng làm việc ghép đôi
(1) Việc quy định tải trọng làm việc an toàn v.v... cho hệ cần trục dây giằng làm việc ghép đôi là xác định tải trọng làm việc an toàn và góc lớn nhất giữa hai dây nâng hoặc tải trọng làm việc an toàn và chiều cao nâng cho phép (khoảng cách thẳng đứng giữa vị trí cao nhất của kết cấu trên boong thượng có miệng hầm hàng và tấm mã tam giác hoặc khuyên tròn bắt với dây cáp nâng).
(2) Góc lớn nhất tạo bởi hai dây cáp nâng quy định trong điểm (1) trên không được vượt quá 120o.
1.2.3 Đóng dấu tải trọng làm việc an toàn v.v...
1 Đóng dấu cho cơ cấu làm hàng và cầu xe
(1) Trên cơ cấu làm hàng và cầu xe, tải trọng làm việc an toàn, góc nghiêng nhỏ nhất cho phép, tầm với tối đa và các điều kiện hạn chế khác xác định theo 1.2.2 phải được đóng dấu phù hợp với các yêu cầu từ (a) đến (c) dưới đây:
(a) Hệ cần trục dây giằng
Tại vị trí dễ thấy của giá đỡ cần phải có dấu của Đăng kiểm, dấu quy định tải trọng làm việc an toàn, góc nhỏ nhất cho phép và các điều kiện hạn chế khác
(b) Cần trục trụ quay
Tại vị trí dễ thấy của giá đỡ cần hoặc vị trí tương tự phải có dấu của Đăng kiểm, dấu quy định tải trọng làm việc an toàn, tầm với lớn nhất và các điều kiện hạn chế khác.
(c) Cơ cấu làm hàng và cầu xe khác
Tại vị trí dễ thấy, ít bị va chạm, phải có dấu của Đăng kiểm, tải trọng làm việc an toàn và các điều kiện hạn chế khác.
(2) Nếu hệ cần trục dây giằng và hệ cần trục trụ quay có các tải trọng làm việc an toàn khác được Đăng kiểm chấp nhận theo các quy định nêu ở 1.2.2-2 thì phải có đủ các dấu đóng quy định từng tổ hợp tương ứng, theo các yêu cầu trong (1).
(3) Đối với cơ cấu làm hàng sử dụng gàu ngoạm, dầm nâng, lưới nâng, nam châm nâng và chi tiết tháo được tương đương khác có quy định tải trọng hàng tối đa, không kể trọng lượng bản thân, thì phải đóng dấu như đóng dấu các dấu hiệu về các điều kiện hạn chế khác tương ứng theo (1).
(4) Dấu đóng phải được sơn bằng sơn chống gỉ và viền khung bằng sơn dễ nhìn thấy.
(5) Ngoài việc đóng dấu theo quy định ở (1), (2) và (3), các dấu tương tự (trừ dấu Đăng kiểm) phải được đóng tại những vị trí dễ thấy có sơn phủ v.v... Trong trường hợp này, kích thước của chữ phải có chiều cao không nhỏ hơn 77 mm.
(6) Đối với những cơ cấu làm hàng không quy định tải trọng làm việc an toàn, phải đóng dấu hạn chế tải trọng sử dụng dưới 1 tấn.
2 Đóng dấu cho các chi tiết tháo được
(1) Trên chi tiết tháo được, trừ dây cáp thép và cáp thảo mộc, phải đóng dấu tải trọng thử, tải trọng làm việc an toàn và các dấu hiệu phân biệt vào vị trí dễ thấy và không gây bất lợi cho cả độ bền và sự hoạt động của chúng. Trên gầu ngoạm, dầm nâng, nam châm nâng, khung nâng công te nơ và các chi tiết tương đương khác, phải đóng dấu thêm khối lượng bản thân của chúng.
(2) Các dấu đóng phải được sơn chống gỉ và đóng khung bằng sơn dễ nhìn thấy.
(3) Mặc dù các yêu cầu trong (1), gàu ngoạm, dầm nâng, nam châm nâng, võng nâng và các chi tiết tương đương khác, phải đóng dấu thêm tải trọng làm việc an toàn, trọng lượng bản thân của chúng có sơn phủ. Trong trường hợp này, kích thước kích thước của chữ phải có chiều cao không nhỏ hơn 77 mm.
(4) Mặc dù được quy định ở (1) và (3) trên, nếu khó đóng dấu hoặc sơn trực tiếp lên chi tiết tháo được thì có thể áp dụng các biện pháp khác được Đăng kiểm chấp nhận.
1.3 Hồ sơ Đăng kiểm
1.3.1 Hồ sơ và giấy chứng nhận
1 Các hồ sơ và giấy chứng nhận do Đăng kiểm cấp cho thiết bị nâng, cầu xe và chi tiết tháo được bao gồm:
(1) Sổ đăng ký thiết bị nâng tàu (Mẫu CG.1);
(2) Giấy chứng nhận thử và tổng kiểm tra cần trục dây giằng, tời và các chi tiết (Mẫu CG.2);
(3) Giấy chứng nhận thử và tổng kiểm tra cần trục dây giằng, tời và các chi tiết, làm việc ghép đôi (Mẫu CG.2U);
(4) Giấy chứng nhận thử và tổng kiểm tra cần trục trụ xoay hoặc máy nâng và các chi tiết (Mẫu CG.3);
(5) Giấy chứng nhận thử và tổng kiểm tra thang máy/cầu xe và các chi tiết (CG.3 LR);
(6) Giấy chứng nhận thử và tổng kiểm tra các chi tiết tháo được (Mẫu CG.4);
(7) Giấy chứng nhận thử và tổng kiểm tra dây cáp thép (Mẫu CG.5).
1.3.2 Chu kỳ cấp phát Giấy chứng nhận
Chu kỳ cấp phát các giấy chứng nhận nêu ở 1.3.1 được cho trong Bảng III.1 tùy thuộc vào việc thử và kiểm tra.
1.3.3 Giấy chứng nhận mất hiệu lực
1 Giấy chứng nhận nêu ở 1.3.1 sẽ mất hiệu lực toàn bộ hoặc từng phần tùy theo từng trường hợp từ (1) đến (9) dưới đây:
(1) Khi Chủ tàu yêu cầu hủy bỏ hoặc thay đổi tải trọng làm việc an toàn v.v...;
(2) Khi kết cấu, bố trí chung hoặc trang bị của thiết bị nâng thay đổi;
(3) Khi di chuyển vị trí lắp đặt thiết bị nâng;
(4) Khi không thực hiện các dạng kiểm tra nêu ở Chương 2;
(5) Khi Đăng kiểm viên nhận thấy thiết bị nâng không có khả năng làm việc;
(6) Khi cố ý thay đổi các nội dung trong Giấy chứng nhận;
(7) Khi khó đọc nội dung của Giấy chứng nhận do các lỗi trong Giấy chứng nhận hay do hư hỏng;
(8) Khi không trả phí kiểm tra theo quy định;
(9) Khi Giấy chứng nhận không có tính xác thực v.v...
2 Những Giấy chứng nhận mất hiệu lực theo quy định ở -1 phải được gửi trả lại ngay cho Đăng kiểm.
1.3.4 Cấp lại và hiệu chỉnh Giấy chứng nhận
Trường hợp các Giấy chứng nhận v.v... bị mất hiệu lực như nêu ở 1.3.3-1 hoặc bị thất lạc, Đăng kiểm sẽ cấp lại Giấy chứng nhận hoặc hiệu chỉnh cần thiết tùy từng trường hợp cụ thể.
1.4 Bảo quản hồ sơ Đăng kiểm
1.4.1 Quy định chung
Các Giấy chứng nhận do Đăng kiểm cấp theo yêu cầu 1.3.1 và hướng dẫn sử dụng thiết bị nâng phải được bảo quản trên tàu hoặc do người có trách nhiệm của Chủ tàu giữ trong trường hợp tàu không có thuyền viên.
1.4.2 Hướng dẫn sử dụng
Hướng dẫn sử dụng nêu ở 1.4.1 phải có ghi các hạng mục quan trọng cần cho sự hoạt động và bảo dưỡng thiết bị nâng trong số những hạng mục từ (1) đến (8) dưới đây:
(1) Bố trí chung của cơ cấu làm hàng, cầu xe;
(2) Bản vẽ bố trí chung của các chi tiết tháo được;
(3) Danh mục chi tiết tháo được;
(4) Điều kiện thiết kế (kể cả tải trọng làm việc an toàn, tốc độ gió, nghiêng dọc và nghiêng ngang của tàu v.v...);
(5) Danh mục vật liệu;
(6) Hướng dẫn sử dụng (bao gồm cả chức năng của hệ thống an toàn và hệ thống bảo vệ);
(7) Quy trình thử tải;
(8) Quy trình bảo dưỡng và kiểm tra.
Bảng III.1 Chu kỳ cấp phát Giấy chứng nhận
Loại Giấy chứng nhận
Chu kỳ cấp phát
A
Giấy chứng nhận theo yêu cầu của 1.3.1(1)
Khi yêu cầu kiểm tra và tàu thỏa mãn kiểm tra lần đầu trong thời gian đầu.
B
Giấy chứng nhận theo yêu cầu của 1.3.1(2)
(1) Khi yêu cầu kiểm tra và tàu thỏa mãn kiểm tra lần đầu trong thời gian đầu.
(2) Khi các thiết bị nâng lắp mới bổ sung thỏa mãn kiểm tra lần đầu.
(3) Khi tải trọng làm việc an toàn v.v... thay đổi.
(4) Khi đã qua thử tải theo quy định trong 2.5-4 Mục II của Quy chuẩn.
Giấy chứng nhận theo yêu cầu của 1.3.1(3)
Giấy chứng nhận theo yêu cầu của 1.3.1(4)
Giấy chứng nhận theo yêu cầu của 1.3.1(5)
C
Giấy chứng nhận theo yêu cầu của 1.3.1-1(6)
(1) Khi yêu cầu kiểm tra và tàu thỏa mãn kiểm tra lần đầu trong thời gian đầu.
(2) Khi các thiết bị nâng lắp mới bổ sung thỏa mãn kiểm tra lần đầu.
(3) Sau khi sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết tháo được trong thời gian kiểm tra chu kỳ, kiểm tra bất thường và khi các hạng mục tự kiểm tra được Đăng kiểm công nhận.
Giấy chứng nhận theo yêu cầu của 1.3.1(7)
IV TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
1.1 Trách nhiệm của chủ tàu, các cơ sở thiết kế, đóng mới, hoán cải thiết bị nâng
1.1.1 Trách nhiệm của chủ tàu, công ty khai thác tàu
Thực hiện đầy đủ các quy định về đăng kiểm thiết bị nâng nêu trong Quy chuẩn này khi thiết bị nâng được chế tạo mới, hoán cải để đảm bảo và duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật của thiết bị nâng.
1.1.2 Trách nhiệm của các cơ sở thiết kế
1 Thiết kế thiết bị nâng thỏa mãn các quy định của Quy chuẩn này.
2 Cung cấp đầy đủ khối lượng hồ sơ thiết kế theo yêu cầu và trình thẩm định hồ sơ thiết kế theo quy định.
1.1.3 Trách nhiệm của các cơ sở chế tạo, hoán cải thiết bị nâng
1 Tuân thủ đúng thiết kế được thẩm định trong quá trình chế tạo, hoán cải thiết bị nâng.
2 Tuân thủ các quy định về kiểm tra của Đăng kiểm được quy định trong Quy chuẩn này trong quá trình chế tạo, hoán cải thiết bị nâng.
1.2 Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
1.2.1 Thẩm định thiết kế, giám sát kỹ thuật
Thẩm định thiết kế, giám sát trong chế tạo, hoán cải thiết bị nâng phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật nêu trong Quy chuẩn này.
1.2.2 Cấp giấy chứng nhận thiết bị nâng
Đăng kiểm sẽ cấp các giấy chứng nhận và hồ sơ kỹ thuật cho thiết bị nâng như được quy định ở 1.3.1 Mục III của Quy chuẩn.
1.2.3 Đăng ký vào “Sổ đăng ký kỹ thuật tàu biển”
Đăng ký vào Sổ đăng ký kỹ thuật tàu biển các thiết bị nâng đã được kiểm tra, giám sát kỹ thuật.
1.2.4 Hướng dẫn áp dụng
Hướng dẫn thực hiện các quy định của Quy chuẩn này đối với các chủ tàu, công ty khai thác tàu, cơ sở thiết kế, chế tạo mới, hoán cải thiết bị nâng.
1.2.5 Rà soát và cập nhật Quy chuẩn
Căn cứ yêu cầu thực tế, đề nghị Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này khi cần thiết hoặc theo thời hạn quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
V TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.1 Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức hệ thống kiểm tra, giám sát kỹ thuật thiết bị nâng theo Quy chuẩn này.
1.2 Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Quy chuẩn này với quy định của quy phạm, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật khác liên quan đến thiết bị nâng thì áp dụng quy định của Quy chuẩn này.
1.3 Trong trường hợp các tài liệu được viện dẫn trong Quy chuẩn này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo nội dung đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế có hiệu lực của tài liệu đó.
1.4 Trừ khi có quy định chi tiết về thời điểm áp dụng cho các thiết bị nâng đã hoạt động, Quy chuẩn này và các bổ sung, sửa đổi của nó được áp dụng đối với các thiết bị nâng được chế tạo vào hoặc sau ngày các thông tư ban hành chúng có hiệu lực.

File đính kèm:

  • docquy_chuan_ky_thuat_quoc_gia_ve_thiet_bi_nang_tren_tau_bien.doc