Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa

Các định nghĩa

Các thuật ngữ sử dụng trong Quy chuẩn này được định nghĩa từ mục 1 đến 24 dưới đây và theo các hình vẽ minh họa trong Phụ lục A.1 của Quy chuẩn này (các thiết bị trên các hình vẽ này chỉ để minh họa cho các thuật ngữ kỹ thuật).

1.2.1 Thiết bị nâng là thiết bị dùng để dịch chuyển tải trọng.

1.2.2 Thành phần kết cấu là những bộ phận chịu tải trọng làm việc an toàn của thiết bị nâng kể cả chi tiết cố định và pu li cố định của chúng.

12.3 Chi tiết cố định là những giá chân cần, giá đỉnh cột, tai lắp trên đỉnh cần, các vấu đuôi cần, tai bắt cáp giằng cần, các chốt giằng v.v. được lắp cố định vào các thành phần kết cấu hoặc kết cấu thân phương tiện để làm hàng.

1.2.4 Các chi tiết tháo được là puli, dây cáp, khuyên treo, móc treo hàng, ma ní, mắt xoay, kẹp cáp, gàu xúc, nam châm nâng hàng có thể tháo lắp được v.v. dùng để truyền tải trọng của hàng lên các thành phần kết cấu.

1.2.5 Tải trọng làm việc an toàn là trọng lượng hàng cho phép lớn nhất do Quy phạm quy định mà thiết bị nâng có thể làm việc an toàn, viết tắt là “S.W.L” và được tính bằng tấn (t).

1.2.6 Góc cho phép nhỏ nhất là góc tạo bởi thân cần với đường nằm ngang mà tại vị trí đó, hệ cần cẩu dây giằng được phép làm việc với tải trọng làm việc an toàn, được tính bằng độ (°).

1.2.7 Bán kính quay lớn nhất là bán kính mà tại đó cần cẩu quay được phép làm việc với tải trọng làm việc an toàn, tính bằng mét (m).

 

doc 51 trang kimcuc 4260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa
QCVN 96: 2016/BGTVT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ NÂNG TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
National technicaI regulation for lifting appliances onboard inland - waterway ships
Lời nói đầu
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa QCVN 96:2016/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 09/TT-BGTVT ngày 20 tháng 3 năm 2017
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Mục lục
I  Quy định chung
1.1  Phạm vi điều chỉnh
1.2  Đối tượng áp dụng
1.3  Tài liệu viện dẫn
1.4  Giải thích từ ngữ
II  Quy định kỹ thuật
Chương 1 Quy định chung
Chương 2 Hệ cần trục dây giằng
Chương 3 Cần trục
Chương 4 Chi tiết cố định
Chương 5 Chi tiết tháo được
Chương 6 Máy, trang bị điện và hệ thống điều khiển
Chương 7 Thang máy và cầu xe
III  Quy định quản lý
IV  Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân
V  Tổ chức thực hiện
Phụ lục A - Các quy định liên quan
A.1 - Thuật ngữ và hình vẽ minh họa
A.2 - Yêu cầu an toàn trong sử dụng thiết bị nâng
A.3 - Tiêu chuẩn loại bỏ kết cấu kim loại
A.4 - Tiêu chuẩn loại bỏ mâm quay
A.5 - Tiêu chuẩn loại bỏ trụ đỡ chân cần, chốt chân cần
A.6 - Tiêu chuẩn loại bỏ các chi tiết và thiết bị của các cơ cấu
A.7 - Tiêu chuẩn loại bỏ dây xích treo hàng
A.8 - Tiêu chuẩn loại bỏ dây cáp treo hàng sợi tự nhiên
A.9 - Tiêu chuẩn loại bỏ dây cáp treo hàng sợi nhân tạo
A.10 - Tiêu chuẩn loại bỏ dây cáp treo hàng sợi thép
A.11 - Tiêu chuẩn loại bỏ khuyên treo và các mắt nối khác
A.12 - Tiêu chuẩn loại bỏ maní
A.13 - Tiêu chuẩn loại bỏ móc treo hàng
A.14 - Tiêu chuẩn loại bỏ mắt xoay
A.15 - Tiêu chuẩn loại bỏ tăng đơ và vít kéo
A.16 - Tiêu chuẩn loại bỏ dầm nâng hàng và khung nâng hàng
A.17 - Tiêu chuẩn loại bỏ cụm puli treo móc
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ NÂNG TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
National technicaI regulation for lifting appliances onboard inland - waterway ships
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn kỹ thuật về thiết kế, chế tạo, hoán cải, phục hồi, sửa chữa, nhập khẩu, khai thác, các yêu cầu về quản lý, kiểm tra, chứng nhận an toàn kỹ thuật đối với thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa (“thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa” sau đây trong Quy chuẩn này viết tắt là “thiết bị nâng”).
1.2 Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân có hoạt động liên quan đến thiết bị nâng thuộc phạm vi điều chỉnh nêu tại mục 1.1.
1.3 Tài liệu viện dẫn
1.3.1  Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT ngày 22 tháng 09 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.
1.3.2  Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT ngày 26 tháng 07 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về biểu mẫu giấy chứng nhận và sổ kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho tàu biển, phương tiện thủy nội địa và sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa.
1.3.3  QCVN72: 2013/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa.
1.3.4  QCVN 21: 2010/BGTVT "Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép".
1.3.5  ClassNK 2016 - Rules for cargo handling appliances.
1.4 Giải thích từ ngữ
Các tổ chức và cá nhân nêu ở mục 1.2 bao gồm:
1.4.1  Cơ quan Đăng kiểm Việt Nam (sau đây viết tắt là “Đăng kiểm”).
1.4.2  Các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thiết kế thiết bị nâng bao gồm thiết kế cho chế tạo mới, thiết kế hoán cải, phục hồi thiết bị nâng.
1.4.3  Các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực chế tạo, sửa chữa, hoán cải và phục hồi thiết bị nâng.
1.4.4  Các chủ phương tiện thủy nội địa (“phương tiện thủy nội địa” sau đây viết tắt là “tàu”) bao gồm các công ty/đơn vị và/hoặc cá nhân hoạt động trong lĩnh vực quản lý, khai thác các thiết bị nâng.
II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
CHƯƠNG 1 QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Quy định chung
1.1.1  Phạm vi áp dụng
1  Nếu không có quy định nào khác trong Quy chuẩn này, các yêu cầu có liên quan của QCVN72: 2013/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa” sẽ được áp dụng cho vật liệu, trang thiết bị, việc lắp đặt và chất lượng chế tạo thiết bị nâng.
2  Nếu không có quy định nào khác trong Quy chuẩn này thì các thiết bị nâng được chế tạo hoặc lắp đặt trên tàu trước khi Quy chuẩn này có hiệu lực vẫn được phép áp dụng các tiêu chuẩn trước đây để chế tạo và lắp đặt chúng.
1.2 Các định nghĩa
Các thuật ngữ sử dụng trong Quy chuẩn này được định nghĩa từ mục 1 đến 24 dưới đây và theo các hình vẽ minh họa trong Phụ lục A.1 của Quy chuẩn này (các thiết bị trên các hình vẽ này chỉ để minh họa cho các thuật ngữ kỹ thuật).
1.2.1  Thiết bị nâng là thiết bị dùng để dịch chuyển tải trọng.
1.2.2  Thành phần kết cấu là những bộ phận chịu tải trọng làm việc an toàn của thiết bị nâng kể cả chi tiết cố định và pu li cố định của chúng.
12.3  Chi tiết cố định là những giá chân cần, giá đỉnh cột, tai lắp trên đỉnh cần, các vấu đuôi cần, tai bắt cáp giằng cần, các chốt giằng v.v... được lắp cố định vào các thành phần kết cấu hoặc kết cấu thân phương tiện để làm hàng.
1.2.4  Các chi tiết tháo được là puli, dây cáp, khuyên treo, móc treo hàng, ma ní, mắt xoay, kẹp cáp, gàu xúc, nam châm nâng hàng có thể tháo lắp được v.v... dùng để truyền tải trọng của hàng lên các thành phần kết cấu.
1.2.5  Tải trọng làm việc an toàn là trọng lượng hàng cho phép lớn nhất do Quy phạm quy định mà thiết bị nâng có thể làm việc an toàn, viết tắt là “S.W.L” và được tính bằng tấn (t).
1.2.6  Góc cho phép nhỏ nhất là góc tạo bởi thân cần với đường nằm ngang mà tại vị trí đó, hệ cần cẩu dây giằng được phép làm việc với tải trọng làm việc an toàn, được tính bằng độ (°).
1.2.7  Bán kính quay lớn nhất là bán kính mà tại đó cần cẩu quay được phép làm việc với tải trọng làm việc an toàn, tính bằng mét (m).
1.2.8  Tải trọng làm việc an toàn
(a) Đối với hệ cần trục dây giằng: là tải trọng làm việc an toàn, góc cho phép nhỏ nhất và những điều kiện hạn chế khác;
(b) Đối với cần trục quay: là tải trọng làm việc an toàn, bán kính quay lớn nhất và các điều kiện hạn chế khác;
(c) Đối với những máy móc khác sử dụng để xếp dỡ hàng: là tải trọng làm việc an toàn và các điều kiện hạn chế khác do Quy chuẩn quy định;
(d) Đối với cầu xe: là tải trọng làm việc an toàn và các điều kiện hạn chế do Quy chuẩn quy định.
1.2.9  Tải trọng làm việc an toàn của chi tiết tháo được là trọng lượng hàng cho phép lớn nhất do Quy chuẩn này quy định mà các chi tiết tháo được có thể sử dụng an toàn, viết tắt là “S.W.L” tính bằng tấn (t). Đối với puli nâng hàng, tải trọng làm việc an toàn được định nghĩa theo (a) hoặc (b) dưới đây:
(a) Đối với cụm puli đơn: Tải trọng làm việc an toàn là trọng lượng hàng lớn nhất mà puli có thể kéo lên an toàn khi treo puli và trọng lượng hàng vào dây quấn quanh rãnh của nó.
(b) Đối với cụm nhiều puli: Tải trọng làm việc an toàn là trọng lượng hàng lớn nhất có thể tác dụng lên tai treo puli.
1.2.10  Hệ cần trục dây giằng là hệ thống dùng để nâng hàng bằng cách treo hàng ở đầu cần; các cần này được nối với hệ thống trụ, cột cẩu, bao gồm các trường hợp nêu ở (a), (b) và (c) dưới đây:
(a) Phần cuối của dây cáp nâng cần được cố định, hai dây cáp tạt cần liên kết tại đầu cần được cuốn bằng các tời độc lập riêng để tạt cần theo phương ngang (sau đây gọi là hệ thống cần trục dây giằng tạt ngang).
(b) Hai thân cần ở mạn phải và mạn trái được cố định thành một cặp tại vị trí đã định. Dây cáp nâng hàng của hai cần được nối với nhau để xếp hoặc dỡ hàng (sau đây gọi là hệ thống cần trục làm việc ghép đôi).
(c) Dây cáp nâng hàng có thể được hạ hoặc kéo lên và cần có thể nâng hoặc quay độc lập hoặc đồng thời trong khi hàng vẫn được treo (sau đây gọi là hệ cần trục dây giằng kiểu quay).
1.2.11  Cần trục bao gồm cần trục quay, cổng trục, cầu trục và máy nâng, giá nâng hàng v.v... có khả năng thực hiện việc xếp dỡ hàng, di chuyển thẳng đứng hay xoay ngang đồng thời hoặc độc lập.
1.2.12  Thang máy là thiết bị khi xếp dỡ hàng có giữ hàng trong kết cấu của nó.
1.2.13  Cầu xe là thiết bị được liên kết với vỏ phương tiện hoặc bố trí trong phương tiện, có thiết bị cơ khí đóng, mở hoặc quay, cho phép hàng hóa cũng như các loại xe cơ giới, có hoặc không chứa hàng hóa lên xuống phương tiện.
1.2.14  Tải trọng nâng là tổng của tải trọng làm việc an toàn lớn nhất, bao gồm: Trọng lượng lớn nhất của hàng được treo và trọng lượng của các thiết bị như móc treo, cụm puli nâng hàng, gàu xúc, thùng chứa, dầm treo hàng, lưới treo hàng v.v... Trừ những trường hợp khác do Quy chuẩn quy định, không cần tính đến trọng lượng của dây cáp nâng hàng, trừ khí tính toán đối với chiều cao nâng hàng từ 50 mét trở lên.
1.2.15  Thiết bị cảnh báo là thiết bị tự động phát tín hiệu dùng để báo hiệu các trạng thái làm việc giới hạn có nguy cơ phát sinh sự cố mất an toàn.
1.2.16  Thiết bị bảo vệ an toàn là thiết bị tự động tạm dừng hoạt động của các máy, cơ cấu hoạt động để ngăn ngừa tình trạng mất an toàn.
1.2.17  Hệ số an toàn phanh là tỷ số giữa mô men tĩnh do phanh sinh ra với mô men tĩnh trên trục phanh dưới tác dụng của tải trọng tính toán.
1.2.18  Phanh thường mở là loại phanh chỉ đóng khi được cấp năng lượng.
1.2.19  Phanh thường đóng là loại phanh chỉ mở khi được cấp năng lượng.
1.2.20  Phanh điều khiển là loại phanh khi đóng hoặc mở được thực hiện ở người điều khiển thiết bị nâng tác động lên cơ cấu điều khiển của phanh, không phụ thuộc vào bộ phận truyền động của máy.
1.2.21  Phanh tự động là loại phanh tự động đóng khi ngắt nguồn năng lượng cho động cơ của cơ cấu bố trí phanh đó.
1.2.22  Tổng kiểm tra là kiểm tra bên ngoài, nếu cần phải dùng thêm các biện pháp kiểm tra khác như đo đạc, thử không phá hủy, thử hoạt động... Việc kiểm tra phải được tiến hành chính xác để có điều kiện kết luận mức độ an toàn đối với các bộ phận kiểm tra, nếu cần phải tháo các chi tiết của các máy và thiết bị để kiểm tra.
1.2.23  Gia tốc trọng trường (g) lấy bằng 9,81 m/s2.
1.2.24  QCVN là từ viết tắt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam.
1.3 Hồ sơ thiết kế thẩm định
1.3.1  Các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật nêu từ (1) đến (11) dưới đây phải trình Đăng kiểm thẩm định khi chế tạo mới thiết bị nâng:
(1) Bản vẽ bố trí chung của thiết bị nâng;
(2) Bản vẽ kết cấu của thiết bị nâng (kích thước các thành phần kết cấu, đặc điểm kỹ thuật của vật liệu và chi tiết liên kết);
(3) Bản vẽ các chi tiết gắn cố định (kích thước, đặc điểm kỹ thuật của vật liệu và phương pháp lắp ráp các chi tiết này với thành phần kết cấu khác hoặc với thân tàu);
(4) Bản vẽ bố trí chi tiết tháo được (kể cả hệ thống cáp giằng);
(5) Danh mục chi tiết tháo được (nêu rõ kết cấu, kích thước vật liệu và vị trí). Đối với những chi tiết được chế tạo theo tiêu chuẩn hóa thì kí hiệu phân loại của chúng có thể được điền vào vị trí ghi kích thước và vật liệu);
(6) Bản vẽ kết cấu hệ thống truyền động;
(7) Sơ đồ hệ thống cấp năng lượng;
(8) Bản vẽ cơ cấu hệ thống hoạt động và điều khiển;
(9) Bản vẽ các thiết bị an toàn;
(10) Bản vẽ các thiết bị bảo vệ;
(11) Các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật khác nếu cần thiết để đảm bảo an toàn.
1.3.2  Các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật của thiết bị nâng khi chế tạo mới nêu từ mục (1) đến (6) dưới đây phải được trình để xem xét:
(1) Đặc điểm kỹ thuật của thiết bị nâng;
(2) Các bản tính hoặc bản tính kiểm tra liên quan đến các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật để trình duyệt nêu ở 1.3.1;
(3) Hướng dẫn vận hành thiết bị nâng;
(4) Quy trình kiểm tra không phá hủy;
(5) Quy trình kiểm tra và thử tải;
(6) Các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật khác nếu cần thiết để đảm bảo an toàn.
1.3.3  Tại đợt kiểm tra lần đầu thiết bị nâng được chế tạo không qua giám sát của Đăng kiểm, phải xuất trình các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật như đã nêu tại 1.3.1 và 1.3.2. Tuy nhiên, có thể miễn một vài bản vẽ và tài liệu đã nêu trên sau khi xem xét hồ sơ kiểm tra trước đây và các giấy chứng nhận đi kèm theo chúng (không do Đăng kiểm cấp) mà Chủ tàu xuất trình.
1.4 Bố trí chung, kết cấu, vật liệu và hàn
1.4.1  Bố trí chung
1  Việc bố trí và kích thước của thiết bị nâng không được ảnh hưởng đến đèn tín hiệu, đèn hành trình và các chức năng khác của tàu.
2  Nếu một số bộ phận của thiết bị nâng được sử dụng vào mục đích khác, chẳng hạn như thông gió hoặc các hệ thống hay thiết bị quan trọng được thiết kế cho mục đích khác, kể cả thiết bị khác công dụng lắp trên chúng, thì phải chú ý tránh không cho chúng có ảnh hưởng xấu đến nhau về chức năng cũng như độ bền.
3  Mọi thiết bị của thiết bị nâng khi làm việc nhô ra khỏi mạn tàu nên có khả năng co vào, gấp lại hoặc tháo rời được để xếp gọn vào trong mạn tàu khi không sử dụng.
4  Thiết bị nâng phải có thiết bị để cố định các chi tiết chuyển động khi không sử dụng.
1.4.2  Kết cấu chung
1  Ngoài những quy định của Quy chuẩn này, các thiết bị nâng làm việc trong điều kiện nghiêng chúi khác thường khi thời tiết và điều kiện khắc nghiệt, phải tuân theo các yêu cầu bổ sung cho từng điều kiện làm việc thực tế.
2  Các thành phần kết cấu phải được thiết kế sao cho chúng không bị gián đoạn và thay đổi tiết diện đột ngột đến mức có thể. Các mối liên kết hàn không được bố trí ở những nơi có khả năng tập trung ứng suất.
3  Góc của các lỗ khoét trên thành phần kết cấu phải lượn tròn.
4  Các lỗ khoét làm mất tính đẳng hướng về kích thước của các thành phần kết cấu phải được bố trí sao cho các cạnh dài hoặc trục dài của nó có thể coi là song song với hướng của ứng suất chính.
5  Khi liên kết hai kết cấu có độ cứng khác nhau đáng kể thì phải có biện pháp gia cường thích hợp bằng các mã v.v... để đảm bảo tính liên tục về độ cứng của kết cấu. Phải đặc biệt chú ý đến liên kết với kết cấu thân tàu.
1.4.3  Tính toán trực tiếp độ bền
Kích thước của các thành phần kết cấu phải được xác định bằng phương pháp tính toán trực tiếp độ bền, sử dụng tải trọng tính toán và ứng suất cho phép nêu ở các mục liên quan, trừ những kết cấu được tính toán bằng công thức nêu ở Chương 2 của Quy chuẩn này.
1.4.4  Vật liệu
1  Thép cán chế tạo thân tàu quy định ở mục 3.2, Chương 3, Phần 6A của QCVN72: 2013/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa” sẽ được dùng cho các thành phần kết cấu của thiết bị nâng theo yêu cầu của các Chương 2, 3 và 7. Các loại thép có độ bền cao nếu được sử dụng trong các thành phần kết cấu thiết bị nâng thì phải tuân theo các yêu cầu đặc biệt do Quy chuẩn quy định.
2  Đối với thiết bị nâng thường xuyên sử dụng ở trong hầm hàng đông lạnh và các trường hợp cần thiết khác, yêu cầu sử dụng thép có độ dai va đập phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
3  Thép đúc và thép rèn sử dụng trong các thành phần kết cấu phải thỏa mãn các yêu cầu nêu ở Chương 5 và Chương 6, Phần 6A của QCVN72: 2013/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa” hoặc các tiêu chuẩn tương đương.
4  Vật liệu chế tạo bu lông và đai ốc để liên kết các thành phần kết cấu phải thỏa mãn các yêu cầu của Quy chuẩn.
5  Dây cáp sử dụng trong các thành phần kết cấu phải là loại quy định trong Phần 7B của QCVN 21: 2010/BGTVT "Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép" hoặc các Tiêu chuẩn tương đương khác.
6  Vật liệu sử dụng trong các phần chính của các thiết bị trong hệ truyền động phải thỏa mãn các yêu cầu của Phần 6A của QCVN72: 2013/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuậ ... tình trạng kỹ thuật tốt, đã được kiểm tra, thử và có giấy chứng nhận đang còn thời hạn. Không được phép sử dụng thiết bị nâng và các bộ phận mang tải chưa qua kiểm tra, thử và chưa được cấp giấy chứng nhận sử dụng.
2.3  Chỉ được phép bố trí những người điều khiển thiết bị nâng đã được đào tạo và được cấp giấy chứng nhận. Những người buộc móc tải, đánh tín hiệu phải là thợ chuyên nghiệp, hoặc thợ nghề khác nhưng phải qua đào tạo.
2.4  Người điều khiển thiết bị nâng phải nắm chắc đặc tính kỹ thuật, tính năng tác dụng của các bộ phận cơ cấu của thiết bị, đồng thời nắm vững các yêu cầu về an toàn trong quá trình sử dụng thiết bị.
2.5  Chỉ được phép sử dụng thiết bị nâng theo đúng tính năng, tác dụng và đặc tính kỹ thuật của thiết bị do nhà máy chế tạo quy định. Không cho phép nâng tải có khối lượng vượt quá tải trọng làm việc an toàn (SWL) của thiết bị nâng.
2.6  Không cho phép sử dụng thiết bị nâng có cơ cấu nâng được đóng mở bằng ly hợp ma sát hoặc ly hợp vấu để nâng hạ và di chuyển người, bình đựng khí nén hoặc chất lỏng nén.
2.7  Chỉ được phép chuyển tải bằng thiết bị nâng qua chỗ có người khi có biện pháp đảm bảo an toàn riêng biệt loại trừ được khả năng gây sự cố và tai nạn lao động.
2.8  Chỉ được dùng hai hoặc nhiều thiết bị nâng để cùng nâng một tải trong các trường hợp đặc biệt và phải có giải pháp an toàn được tính toán và duyệt. Tải phân bố lên mỗi thiết bị nâng không được lớn hơn sức nâng của thiết bị nâng đó. Trong giải pháp an toàn phải có sơ đồ buộc móc tải, sơ đồ di chuyển tải và chỉ rõ trình tự thực hiện các thao tác, yêu cầu về kích thước, vật liệu và công nghệ chế tạo các thiết bị phụ trợ để móc tải. Phải giao trách nhiệm cho người có kinh nghiệm về công tác nâng chuyển chỉ huy suốt quá trình nâng chuyển.
2.9  Trong quá trình sử dụng thiết bị nâng, không cho phép:
- Người lên, xuống thiết bị nâng khi thiết bị nâng đang hoạt động;
- Người ở trong bán kính quay của thiết bị nâng;
- Nâng, hạ và chuyển tải khi có người đứng ở trên tải;
- Nâng tải trong tình trạng tải chưa ổn định hoặc chỉ móc một bên của móc cẩu kép;
- Nâng tải bị các vật khác đè lên hoặc liên kết bằng bulông với các vật khác;
- Dùng thiết bị nâng để lấy cáp hoặc xích buộc tải đang bị vật đè lên;
- Chuyển hướng chuyển động của các cơ cấu khi cơ cấu chưa ngừng hẳn;
- Nâng tải lớn hơn tải trọng làm việc an toàn tương ứng với tầm với của thiết bị nâng;
- Cẩu với, kéo lê tải;
- Vừa dùng người đẩy hoặc kéo tải vừa cho cơ cấu nâng hạ tải.
2.10  Cấm người ở trên hành lang của thiết bị nâng khi chúng đang hoạt động. Chỉ cho phép tiến hành các công việc vệ sinh, tra dầu mỡ, sửa chữa trên thiết bị nâng khi đã thực hiện các biện pháp đảm bảo làm việc an toàn (phòng ngừa rơi ngã, điện giật v.v...).
2.11  Đơn vị sử dụng phải quy định và tổ chức thực hiện hệ thống trao đổi tín hiệu giữa người buộc móc tải với người điều khiển thiết bị nâng. Tín hiệu sử dụng phải được quy định cụ thể và không thể lẫn được với các hiện tượng khác ở xung quanh.
2.12  Khi người sử dụng thiết bị nâng không nhìn thấy tải trong suốt quá trình nâng hạ và di chuyển tải phải bố trí người đánh tín hiệu.
2.13  Khi nâng, chuyển tải ở gần thiết bị và chướng ngại vật, phải đảm bảo an toàn cho các công trình, thiết bị... và những người ở gần chúng.
2.14  Các thiết bị nâng làm việc ngoài trời phải ngừng hoạt động khi tốc độ gió lớn hơn tốc độ gió cho phép theo thiết kế của thiết bị đó.
2.15  Chỉ được phép hạ tải xuống vị trí đã định, nơi loại trừ được khả năng rơi, đổ hoặc trượt. Chỉ được phép tháo bỏ dây treo các kết cấu, bộ phận lắp ráp khỏi móc, khi các kết cấu và bộ phận đó đã được cố định chắc chắn và ổn định.
2.16  Trước khi hạ tải xuống sàn hoặc hầm tàu... phải hạ móc không tải xuống vị trí thấp nhất để kiểm tra số vòng cáp còn lại trên tang. Nếu số vòng cáp còn lại trên tang từ 3 vòng trở lên, thì mới được phép nâng, hạ tải.
2.17  Phải ngừng ngay hoạt động của thiết bị nâng khi:
- Thanh cần bị uốn hoặc xoắn;
- Phát hiện các vết nứt ở những chỗ quan trọng của kết cấu kim loại;
- Phát hiện biến dạng dư của kết cấu kim loại;
- Phát hiện phanh của bất kỳ một cơ cấu nào bị hỏng;
- Phát hiện móc, cáp, puly, tang bị mòn quá giới hạn cho phép, bị rạn nứt hoặc hư hỏng khác;
- Các thiết bị an toàn và ngắt cuối được bố trí theo thiết kế bị hỏng;
- Tín hiệu âm thanh hoặc ánh sáng bị hỏng;
- Hư hỏng hoặc có tiếng gõ không bình thường trong các cơ cấu hoạt động của thiết bị nâng;
- Quá thời hạn kiểm tra chu kỳ của Quy chuẩn;
- Các hư hỏng bất kỳ khác có thể là nguyên nhân gây nên tai nạn cho thiết bị nâng.
2.18  Khi bốc, xếp tải lên tàu phải đảm bảo độ ổn định của tàu.
2.19  Người buộc móc tải chỉ được phép đến gần tải khi tải đã hạ đến độ cao không lớn hơn 1m tính từ mặt sàn chỗ người móc tải đứng.
2.20  Thiết bị nâng phải được bảo dưỡng định kỳ. Phải sửa chữa, thay thế các chi tiết, bộ phận đã bị hư hỏng, mòn quá giới hạn cho phép.
2.21  Khi sửa chữa, thay thế các chi tiết bộ phận của thiết bị nâng, phải có biện pháp đảm bảo an toàn.
Sau khi thay thế, sửa chữa các bộ phận, chi tiết quan trọng phải tiến hành kiểm tra và thử thiết bị nâng trước khi đưa vào sử dụng.
A.3 - Tiêu chuẩn loại bỏ kết cấu kim loại
Hạng mục
Dạng khuyết tật
Tiêu chuẩn loại bỏ
1. Kết cấu kim loại
Biến dạng, nứt
Bất kỳ sự biến dạng và nứt nào.
2. Kết cấu kim loại
Hao mòn
- Chiều dày tấm:
+ Giảm 10% chiều dày tại mọi điểm;
+ Giảm 20% tại các khu vực bị hao mòn cục bộ, các khu vực này chỉ là một phần nhỏ của mặt cắt ngang của kết cấu.
- Mặt cắt:
+ Giảm 10% diện tích mặt cắt ngang đối với các bộ phận quan trọng trong trường hợp sự hao mòn phân bố đều trên mặt cắt ngang xem xét.
+ Giảm 20% cục bộ khi mặt cắt xem xét chỉ là bộ phận kết cấu phụ.
- Các bộ phận có mặt cắt ngang hình tròn:
+ Giảm 3% đường kính tại mọi điểm trên các mặt cắt giống nhau.
+ Giảm 5% cục bộ.
A.4 - Tiêu chuẩn loại bỏ mâm quay
Hạng mục
Dạng khuyết tật
Tiêu chuẩn loại bỏ
1. Vành mâm quay, bi hoặc con lăn
Biến dạng
Bất kỳ biến dạng nào.
2. Vành mâm quay, bi hoặc con lăn
Vết nứt
Bất kỳ vết nứt nào.
3. Vành mâm quay, bi hoặc con lăn
Rỗ
Bất kỳ vết rỗ nào.
4. Vành mâm quay, bi hoặc con lăn
Mài mòn
Theo quy định của Nhà chế tạo.
5. Các bulông liên kết vành mâm quay.
Cắt chân ren hoặc biến dạng
Bất kỳ vết cắt chân ren hoặc biến dạng nào.
6. Vành răng - bánh răng
Biến dạng, nứt
Bất kỳ biến dạng hoặc nứt nào.
7. Vành răng - bánh răng
Mài mòn
Theo quy định của Nhà chế tạo.
A.5 - Tiêu chuẩn loại bỏ trụ đỡ chân cần, chốt chân cần
Hạng mục
Dạng khuyết tật
Tiêu chuẩn loại bỏ
1. Trụ đỡ chân cần, chốt chân cần.
Biến dạng, nứt
Bất kỳ biến dạng hoặc nứt nào.
2. Trụ đỡ chân cần, chốt chân cần.
Hao mòn
Hao mòn lớn hơn 2% đường kính ban đầu hoặc theo quy định của nhà chế tạo.
A.6 - Tiêu chuẩn loại bỏ các chi tiết và thiết bị của các cơ cấu
Hạng mục
Dạng khuyết tật
Tiêu chuẩn loại bỏ
1. Động cơ điện
Điện trở cách điện nhỏ
Có điện trở cách điện nhỏ hơn 1 MΩ.
2. Bơm nguồn thủy lực
Mòn các buồng nén
Buồng bơm bị mòn nhiều, hiệu suất thể tích nhỏ hơn 0,70.
3. Động cơ thuỷ lực
Mòn các buồng nén
Các buồng làm việc bị mòn nhiều, hiệu suất thể tích nhỏ hơn 0,70.
4. Hộp giảm tốc.
Biến dạng, nứt
Bất kỳ biến dạng hoặc nứt nào; 
Theo quy định của nhà chế tạo.
5. Tang tời và bệ đỡ của nó
Biến dạng, nứt.
Bất kỳ biến dạng hoặc nứt nào; 
Theo quy định của nhà chế tạo.
6. Phanh
- Dính dầu
- Mòn
Đai phanh và má phanh bị dầu bẩn; 
Theo quy định của nhà chế tạo.
7. Các thiết bị liên quan: các ống dẫn thủy lực, dây dẫn điện và thiết bị điều khiển, an toàn, van...
Không thỏa mãn các tiêu chuẩn liên quan mà thiết bị được áp dụng.
A.7 - Tiêu chuẩn loại bỏ dây xích treo hàng
Hạng mục
Dạng khuyết tật
Tiêu chuẩn loại bỏ
1. Xích / Mắt cuối
Mòn
Mòn trên 5% tính theo đường kính
2. Xích và mắt nối
Giãn dài.
Giãn dài trên 3% đo trên chiều dài 10 - 20 mắt xích.
3. Xích / mắt cuối
Biến dạng
Bất kỳ biến dạng xoắn hoặc uốn nào của mắt cuối.
4. Xích / mắt cuối
Vết cắt, khía, rãnh.
Bất kỳ vết cắt, khía hoặc rãnh có cạnh sắc nào.
5. Xích / Mắt cuối
Vết nứt
Bất kỳ vết nứt nào
6. Xích / Mắt cuối
Gỉ
Bất kỳ chỗ gỉ nào thành lỗ sâu hoặc gỉ quá 5% đường kính.
7. Xích và mắt nối
Xoắn
Loại bỏ dây xích treo hàng bị xoắn quá nửa vòng trên chiều dài 4 m.
A.8 - Tiêu chuẩn loại bỏ dây cáp treo hàng sợi tự nhiên
Hạng mục
Dạng khuyết tật
Tiêu chuẩn loại bỏ
1. Dây cáp
Cơ khí
Mọi khuyết tật nhìn thấy được
2. Dây cáp
Cháy
Bất kỳ dấu hiệu hư hỏng nào do cháy
3. Dây cáp
Hóa chất
Bất kỳ dấu hiệu hư hỏng nào do hóa chất
4. Dây cáp
Mốc hoặc mục
Bất kỳ sự mốc hoặc mục nào
5. Dây cáp
Giòn
Bất kỳ sự giòn nào của sợi cáp
6. Mắt nối đầu cáp
Lỏng
Bất kỳ sự lỏng nào của mắt nối đầu cáp.
A.9 - Tiêu chuẩn loại bỏ dây cáp treo hàng sợi nhân tạo
Hạng mục
Dạng khuyết tật
Tiêu chuẩn loại bỏ
1. Dây cáp
Hư hỏng cơ khí
Bất kỳ sự hư hỏng cơ khí nào nhìn thấy bằng mắt thường
2. Dây cáp
Đứt sợi
Bất kỳ sự đứt nào trên thân hoặc mắt nối đầu cáp
3. Dây cáp
Cháy
Bất kỳ dấu hiệu hư hỏng nào do cháy
4. Dây cáp
Hóa chất
Bất kỳ dấu hiệu hư hỏng nào do hóa chất
5. Dây cáp
Hỏng do ma sát
Bất kỳ sự hư hỏng nào do ma sát
6. Dây cáp
Nhiễm bẩn do dầu và mỡ gây ra
Bất kỳ sự nhiễm bẩn nào do dầu và mỡ gây ra.
A.10 - Tiêu chuẩn loại bỏ dây cáp treo hàng sợi thép
Hạng mục
Dạng khuyết tật
Tiêu chuẩn loại bỏ
1. Dây cáp
Đứt
1. Nếu biết số lượng sợi cáp:
a/ Đứt 5% số sợi trên chiều dài = 10 lần đường kính.
b/ Đứt lớn hơn 3 sợi liền nhau.
2. Nếu không biết số lượng sợi cáp:
a/ Đứt 5 sợi ở chiều dài = 5 lần đường kính. 
b/ Đứt lớn hơn 3 sợi liền nhau.
3. Đứt một tao dây.
2. Dây cáp
Xoắn
Bất kỳ sự xoắn vĩnh cửu nào
3. Dây cáp
Hao mòn
Mặt cắt của các sợi cáp thép bên ngoài bị giảm 40% do mòn hoặc gỉ.
4. Dây cáp
Giảm đường kính
- 1,2 mm đối vớt cáp Ф < 19 mm;
- 1,6 mm đối với cáp Ф = 19 mm đến < 32 mm;
- 2,4 mm đối với cáp Ф = 32 mm đến < 38 mm;
- 3,2 mm đối với cáp Ф = 38 mm đến < 51 mm;
- 4,0 mm đối với cáp Ф > 51 mm.
5. Dây cáp
Hỏng do nhiệt
Bất kỳ sự hỏng nào do nhiệt gây ra.
6. Dây cáp
Ăn mòn bên trong
Bất kỳ sự ăn mòn bên trong nào.
7. Đầu cốt, mối bện hoặc các đầu nối cáp khác.
Biến dạng/Hư hỏng
Tất cả các biến dạng hoặc hư hỏng sâu dưới bề mặt.
8. Đầu cốt, mối bện hoặc các đầu nối cáp khác.
Lỏng
Tất cả các chi tiết hoặc đầu nối cáp bị lỏng.
A.11 - Tiêu chuẩn loại bỏ khuyên treo và các mắt nối khác
Hạng mục
Dạng khuyết tật
Tiêu chuẩn loại bỏ
1. Khuyên treo/ mắt nối
Biến dạng hoặc xoắn
Bất kỳ biến dạng hoặc xoắn nào so với hình dạng ban đầu.
2. Khuyên treo/ mắt nối
Hao mòn
Bất kỳ hao mòn nào vượt quá 5% kích thước ban đầu.
3. Khuyên treo/ mắt nối
Vết cắt, mẻ, rãnh
Bất kỳ vết cắt, mẻ hoặc rãnh nào ảnh hưởng đến độ bền của chi tiết.
4. Khuyên treo/ mắt nối
Vết nứt
Bất kỳ vết nứt nào.
A.12 - Tiêu chuẩn loại bỏ maní
Hạng mục
Dạng khuyết tật
Tiêu chuẩn loại bỏ
1. Ma ní, chốt
Không đúng chủng loại.
Loại bỏ bất kỳ ma ní nào không đúng chủng loại.
2. Ma ní, chốt
Hao mòn
Bất kỳ hao mòn đường kính nào vượt quá 5% kích thước ban đầu.
3. Ma ní, chốt
Biến dạng
Bất kỳ dấu hiệu biến dạng nào.
4. Ma ní, chốt
Vết cắt, khía, rãnh.
Bất kỳ vết cắt, khía hoặc rãnh có cạnh sắc nào.
5. Ren trục / Ren lỗ
Mòn
Bất kỳ hao mòn nào gây bẹt đỉnh ren.
6. Lỗ chốt / Lỗ ren
Không thẳng hàng
Bất kỳ sự không thẳng hàng nào của 2 lỗ.
7. Ma ní, chốt
Nứt
Bất kỳ vết nứt nào.
A.13 - Tiêu chuẩn loại bỏ móc treo hàng
Hạng mục
Dạng khuyết tật
Tiêu chuẩn loại bỏ
1. Thân móc
Hao mòn
Lớn hơn kích thước ban đầu 10% ở vùng A; 5% ở vùng B. (Xem Hình vẽ minh họa dưới đây)
2. Thân móc
Xoắn
Bất kỳ sự xoắn nào theo trục móc đều phải loại bỏ
3. Miệng móc treo
Biến dạng
Bất kỳ sự mở miệng móc nào.
4. Thân móc
Nứt
Bất kỳ vết nứt nào.
5. Thân móc
Cơ khí/Hư hỏng
Bất kỳ vết cắt, khía hoặc rãnh ảnh hưởng đến việc sử dụng an toàn.
6. Phần có ren trên thân móc và đai ốc treo móc.
Hao mòn
Hao mòn cho phép lớn nhất của đường kính phần có ren là 2,5 % đường kính ban đầu.
7. Khuyên móc
Biến dạng
Bất kỳ sự biến dạng nào của khuyên móc.
8. Khóa chống tuột cáp
Nói chung
Không được có dấu hiệu hư hỏng nào. Nếu không có khóa chống tuột cáp thì phải loại bỏ hoặc sửa chữa
9. Bề mặt lắp ổ bi
Hao mòn
Hao mòn vượt quá 8% kích thước ban đầu.
A.14 - Tiêu chuẩn loại bỏ mắt xoay
Hạng mục
Dạng khuyết tật
Tiêu chuẩn loại bỏ
1. Thân mắt xoay
Biến dạng
Bất kỳ biến dạng nào
2. Thân mắt xoay
Hao mòn
Bất kỳ hao mòn nào vượt quá 5% kích thước ban đầu
3. Thân mắt xoay
Nứt
Bất kỳ vết nứt nào
4. Thân mắt xoay
Vết cắt, khía, rãnh
Bất kỳ vết cắt, khía hoặc rãnh nào ảnh hưởng đến an toàn của mắt xoay.
A.15 - Tiêu chuẩn loại bỏ tăng đơ và vít kéo
Hạng mục
Dạng khuyết tật
Tiêu chuẩn loại bỏ
1. Thân tăng đơ
Biến dạng
Bất kỳ biến dạng nào làm thân tăng đơ không thẳng hoặc cản trở chuyển động của phần có ren.
2. Thân tăng đơ
Nứt
Bất kỳ vết nứt nào
3. Thân tăng đơ
Hao mòn hoặc hư hỏng
Bất kỳ hao mòn hoặc hư hỏng nào của phần có ren.
4. Đầu tăng đơ
Biến dạng
Bất kỳ biến dạng nào làm đầu tăng đơ không thẳng
5. Đầu tăng đơ
Nứt
Bất kỳ vết nứt nào
6. Đầu tăng đơ
Hao mòn hoặc hỏng ren
Bất kỳ hao mòn hoặc hỏng ren nào
7. Thân và đầu tăng đơ
Sửa chữa, thay đổi
Bất kỳ sự thay đổi hoặc sửa chữa nào không được Đăng kiểm thẩm định.
8. Thân và đầu tăng đơ
Kích thước sai tiêu chuẩn.
Bất kỳ sự sai khác nào của hạng mục so với kích thước tiêu chuẩn theo SWL đã đóng.
A.16 - Tiêu chuẩn loại bỏ dầm nâng hàng và khung nâng hàng
Hạng mục
Dạng khuyết tật
Tiêu chuẩn loại bỏ
1. Dầm
Biến dạng
Bất kỳ sự biến dạng, uốn hoặc xoắn nào của dầm.
2. Dầm
Nứt
Bất kỳ vết nứt nào.
3. Ngắt cuối
Thiếu hoặc biến dạng ngắt cuối
Nếu thiếu hoặc biến dạng ngắt cuối thì phải dừng sử dụng cho đến khi sửa chữa hoặc lắp đủ.
4. Điểm treo
Thiếu hoặc bu lông liên kết bị lỏng ra.
Loại bỏ khi thiếu bất kỳ một bu lông nào.
5. Điểm treo
Nứt đường hàn
Bất kỳ vết nứt nào.
A.17 - Tiêu chuẩn loại bỏ cụm puli treo móc
Hạng mục
Dạng khuyết tật
Tiêu chuẩn loại bỏ
1. Trục treo móc
Hao mòn
Hao mòn quá 5% kích thước ban đầu.
2. Trục treo móc
Biến dạng
Bất kỳ sự biến dạng nào
3. Trục treo móc
Nứt
Bất kỳ vết nứt nào.
4. Trục puli
Hao mòn
Hao mòn quá 5% kích thước ban đầu.
5. Ổ đỡ xoay
Biến dạng, mòn, hoạt động không trơn
- Bất kỳ sự biến dạng nào.
- Mòn, rơ, lỏng.
- Hoạt động không trơn.
6. Puli
Mòn
Bất kỳ dấu hiệu khác thường nào như vết lằn của cáp trên rãnh puli đều phải loại bỏ (dưới đây cho 03 trường hợp mòn không bình thường của rãnh puli).
7. Má puli
Hao mòn
Hao mòn quá 5% chiều dày ở bất kỳ vị trí nào cũng phải loại bỏ.
8. Bu lông giằng
Hao mòn
- Phần không có ren: 5% đường kính ban đầu;
- Phần có ren: 2,5% đường kính ban đầu.
Sự mài mòn không bình thường của rãnh puli
Chú thích:
(a) Mài mòn đối xứng trên cả 2 mặt cạnh của rãnh: trường hợp này thường là do bán kính của rãnh puli nhỏ, nhưng cũng có thể do góc xiên của dây cáp quá lớn.
(b) Mài mòn đối xứng tập trung nhiều vào đáy rãnh puli: thông thường trường hợp này là do bán kính của rãnh puli quá lớn.
(c) Mài mòn không đối xứng trên một mặt: thường xảy ra khi mã treo của puli không được tự do, puli không được đặt tự do trong mặt phẳng được tạo bởi 2 chiều của dây (trong trường hợp không có mắt xoay). Trong trường hợp này; mã treo của puli phải được kiểm tra kỹ.

File đính kèm:

  • docquy_chuan_ky_thuat_quoc_gia_ve_thiet_bi_nang_tren_cac_phuong.doc