Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm - Chất ổn định

Giải thích từ ngữ và chữ viết tắt:

3.1. Chất ổn định: là phụ gia thực phẩm được sử dụng với mục đích duy trì sự

phân tán của hai hay nhiều thành phần nhằm tạo nên sự đồng nhất cho sản phẩm

3.2. JECFA monograph 1 - Vol. 4 (JECFA monographs 1 - Combined

compendium of food addiditive specifications; Joint FAO/WHO expert committee on

food additives; Volume 4 - Analytical methods, test procedures and laboratory

solutions used by and referenced in the food additive specifications; FAO, 2006): Các

yêu cầu kỹ thuật đối với phụ gia thực phẩm, Tập 4 Các phương pháp phân tích, quy

trình thử nghiệm, dung dịch thử nghiệm được sử dụng (hoặc tham chiếu) trong yêu

cầu kỹ thuật đối với phụ gia thực phẩm; JECFA biên soạn; FAO ban hành năm 2006.

3.3. Mã số C.A.S (Chemical Abstracts Service): Mã số đăng ký hóa chất của

Hiệp hội Hóa chất Hoa Kỳ.

3.4. TS (test solution): Dung dịch thuốc thử.

3.5. ADI (Acceptable daily intake): Lượng ăn vào hàng ngày chấp nhận được.

3.6 MTDI (Maximum tolerable daily intake): Lượng ăn vào hàng ngày tối đa chịu

đựng được.

3.7. INS (International numbering system): Hệ thống mã số quốc tế về phụ gia

thực phẩm.

pdf 33 trang kimcuc 7720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm - Chất ổn định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm - Chất ổn định

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm - Chất ổn định
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
QCVN 4 – 13 : 2010/BYT 
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA 
VỀ PHỤ GIA THỰC PHẨM - CHẤT ỔN ĐỊNH 
National technical regulation on Food Additive - Stabilizers 
HÀ NỘI - 2010 
 QCVN 4 - 13 : 2010/BYT 
 2 
Lời nói đầu 
QCVN 4-13:2010/BYT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật 
quốc gia về Phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến biên 
soạn, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trình duyệt và được ban 
hành theo Thông tư số 44/2010/TT-BYT ngày 22 tháng 12 
năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 
 QCVN 4 - 13 : 2010/BYT 
 3 
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA 
VỀ PHỤ GIA THỰC PHẨM - CHẤT ỔN ĐỊNH 
National technical regulation on Food Additive – Stabilizers 
I. QUY ĐỊNH CHUNG 
1. Phạm vi điều chỉnh 
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (sau đây gọi tắt là Quy chuẩn) này quy định các yêu cầu 
kỹ thuật và quản lý về chất lượng, vệ sinh an toàn đối với các chất ổn định được sử dụng 
với mục đích làm phụ gia thực phẩm. 
2. Đối tƣợng áp dụng 
Quy chuẩn này áp dụng đối với: 
2.1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, buôn bán và sử dụng các 
chất ổn định làm phụ gia thực phẩm (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân). 
2.2. Cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. 
3. Giải thích từ ngữ và chữ viết tắt: 
3.1. Chất ổn định: là phụ gia thực phẩm được sử dụng với mục đích duy trì sự 
phân tán của hai hay nhiều thành phần nhằm tạo nên sự đồng nhất cho sản phẩm 
3.2. JECFA monograph 1 - Vol. 4 (JECFA monographs 1 - Combined 
compendium of food addiditive specifications; Joint FAO/WHO expert committee on 
food additives; Volume 4 - Analytical methods, test procedures and laboratory 
solutions used by and referenced in the food additive specifications; FAO, 2006): Các 
yêu cầu kỹ thuật đối với phụ gia thực phẩm, Tập 4 Các phương pháp phân tích, quy 
trình thử nghiệm, dung dịch thử nghiệm được sử dụng (hoặc tham chiếu) trong yêu 
cầu kỹ thuật đối với phụ gia thực phẩm; JECFA biên soạn; FAO ban hành năm 2006. 
3.3. Mã số C.A.S (Chemical Abstracts Service): Mã số đăng ký hóa chất của 
Hiệp hội Hóa chất Hoa Kỳ. 
3.4. TS (test solution): Dung dịch thuốc thử. 
3.5. ADI (Acceptable daily intake): Lượng ăn vào hàng ngày chấp nhận được. 
3.6 MTDI (Maximum tolerable daily intake): Lượng ăn vào hàng ngày tối đa chịu 
đựng được. 
3.7. INS (International numbering system): Hệ thống mã số quốc tế về phụ gia 
thực phẩm. 
II. YÊU CẦU KỸ THUẬT, PHƢƠNG PHÁP THỬ VÀ LẤY MẪU 
1. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với các chất ổn định được quy 
định tại các phụ lục ban hành kèm theo Quy chuẩn này như sau: 
 QCVN 4 - 13 : 2010/BYT 
 4 
1.1. Phụ lục 1: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với 
Polyvinylpyrolidon 
1.2. Phụ lục 2: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với calci lactat 
1.3. Phụ lục 3: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với kali 
dihydrocitrat 
1.4. Phụ lục 4: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với dinatri 
hydrogen phosphat 
1.5. Phụ lục 5: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với dikali 
hydrogen phosphat 
1.6. Phụ lục 6: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với tricalci 
phosphat 
1.7. Phụ lục 7: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với amoni 
polyphosphat 
1.8. Phụ lục 8: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với natri 
hydrogen carbonat 
1.9 Phụ lục 9 : Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với kali 
carbonat 
1.10 Phụ lục 
10 : 
Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với amoni 
hydrogen carbonat 
1.11 Phụ lục 
11 : 
Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với kali clorid 
1.12 Phụ lục 
12 : 
Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với kali 
dihydrogen phosphat 
2. Các yêu cầu kỹ thuật quy định trong Quy chuẩn này được thử theo JECFA 
monograph 1 - Vol. 4, ngoại trừ một số phép thử riêng được mô tả trong các phụ lục. 
Các phương pháp thử được hướng dẫn trong Quy chuẩn này không bắt buộc phải 
áp dụng, có thể sử dụng các phương pháp thử khác có giá trị tương đương. 
3. Lấy mẫu theo hướng dẫn tại Thông tư 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 
năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất 
lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và các quy định khác của pháp luật có liên 
quan. 
 QCVN 4 - 13 : 2010/BYT 
 5 
III. YÊU CẦU QUẢN LÝ 
1. Công bố hợp quy 
1.1. Các chất ổn định phải được công bố phù hợp với các quy định tại Quy 
chuẩn này. 
1.2. Phương thức, trình tự, thủ tục công bố hợp quy được thực hiện theo Quy 
định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công 
bố hợp quy ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 
năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và các quy định của pháp luật. 
2. Kiểm tra đối với chất ổn định 
Việc kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn đối với các chất ổn định phải thực 
hiện theo các quy định của pháp luật. 
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN 
1. Tổ chức, cá nhân phải công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ 
thuật tại Quy chuẩn này, đăng ký bản công bố hợp quy tại Cục An toàn vệ sinh thực 
phẩm và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn theo đúng nội dung đã công bố . 
2. Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, buôn bán và sử dụng 
các chất ổn định sau khi hoàn tất đăng ký bản công bố hợp quy và bảo đảm chất lượng, 
vệ sinh an toàn, ghi nhãn phù hợp với các quy định của pháp luật. 
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
1. Giao Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức 
năng có liên quan hướng dẫn triển khai và tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn này. 
2. Căn cứ vào yêu cầu quản lý, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm 
kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này. 
3. Trường hợp hướng dẫn của quốc tế về phương pháp thử và các quy định 
của pháp luật viện dẫn trong Quy chuẩn này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì 
áp dụng theo văn bản mới. 
 QCVN 4 - 13 : 2010/BYT 
 6 
Phụ lục 1 
YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƢƠNG PHÁP THỬ 
ĐỐI VỚI POLYVINYLPYROLIDON 
1. Tên khác, chỉ số Povidone, PVP, Polyvinylpyrrolidone 
INS 1201 
ADI = 0-50 mg/kg 
2. Định nghĩa 
Tên hóa học Polyvinylpyrolidon, poly-[1-(2-oxo-1-pyrolidinyl)- ethylen] 
Mã số C.A.S. 9003-39-8 
Công thức phân tử (C6H9NO)n 
Công thức cấu tạo 
Khối lượng phân tử Chế phẩm có dải khối lượng phân tử thấp: khoảng 40000. 
Chế phẩm có dải khối lượng phân tử cao: khoảng 360000. 
3. Cảm quan Bột trắng tới nâu nhạt, chế phẩm thương mại gồm 2 dạng 
khối lượng phân tử, giá trị khối lượng phân tử chung là 
trung bình cộng gia trị khối lượng phân tử của 2 dạng. 
4. Chức năng Tác nhân làm trong, chất ổn định, chất làm dày, tá dược 
viên nén, tác nhân phân tán. 
5. Yêu cầu kỹ thuật 
5.1. Định tính 
Độ tan Tan trong nước, ethanol và cloroform; không tan trong 
ether 
pH 3,0 – 7,0 (dung dịch 5%) 
Tạo kết tủa Phải có phản ứng tạo kết tủa đặc trưng. 
5.2. Độ tinh khiết 
Nước Không được quá 5%. 
Độ nhớt tương đối 
Từ 1,188 tới 1,325 đối với chế phẩm có khối lượng phân tử 
thấp, và từ 3,225 tới 5,662 đối với chế phẩm có khối lượng 
phân tử cao (mô tả trong phần Phương pháp thử). 
 QCVN 4 - 13 : 2010/BYT 
 7 
Tro toàn phần Không được quá 0,02%. 
Aldehyd Không được quá 0,2% (tính theo acetaldehyd) 
Hàm lượng monomer Không được quá 1,0% (tính theo vinylpyrolidon) (mô tả 
trong phần Phương pháp thử). 
Hydrazin 
Không được quá 1,0 mg/kg (mô tả trong phần Phương 
pháp thử). 
Chì Không được quá 2,0 mg/kg. 
5.3. Hàm lượng Nitrogen Không được nhỏ hơn 12,2% và không quá 13,0% Nitrogen 
(N) tính theo chế phẩm khan. 
6. Phƣơng pháp thử 
6.1 Định tính 
Tạo kết tủa Thêm 5 acid hydrocloric loãng (TT), 5 ml nước và 2 ml 
dung dịch kali dicromat 1/10 vào 5 ml dung dịch chế phẩm 
thử 1/50. Xuất hiện tủa vàng. 
Thêm 5 ml dung dịch chế phẩm thử 1/50 vào 75 mg cobalt 
nitrat và 0,3 g amoni thiocyanat đã hòa tan trong 2 ml 
nước, lắc đều và acid hóa bằng acid hydrocloric loãng (TT). 
Xuất hiện tủa màu xanh nhạt. 
Thêm 1 acid hydrocloric 25% (TT), 5 ml bari clorid 5% và 1 
ml dung dịch acid phosphomolybdotungstic 5% vào 5 ml 
dung dịch chế phẩm thử 1/50. Khối tủa trắng lớn tạo thành, 
tủa này dần dần chuyển sang màu xanh khi để dưới ánh 
sáng ban ngày (Chú ý: sự xuất hiện màu xanh dưới ánh 
sáng ban ngày dùng để phân biệt polyvinylpyrolidon với 
polyethylen oxyd, chất này cho tủa tương tự với thuốc thử 
trên nhưng vẫn giữ nguyên màu trắng dưới ánh sáng ban 
ngày). 
6.2. Độ tinh khiết 
Nước - Thử theo hướng dẫn tại JECFA monograph 1 - Vol.4. 
- Phương pháp Karl Fischer. 
Độ nhớt tương đối 
Cho một lượng cân chính xác mẫu thử, tương ứng với 1 g 
polyvinylpyrolidon khan, vào một bình nón 250 ml, và tính 
lượng nước thêm vào để thu được dung dịch 1%. Để hỗn 
hợp ở nhiệt độ phòng, thỉnh thoảng lắc, tới khi tan hoàn 
toàn, sau đó để yên trong 1 giờ nữa. Lọc qua phễu lọc xốp 
khô có lỗ lọc thô, sau đó cho 10 ml dịch lọc vào nhớt kế 
Cannon-Fenske, hoặc loại tương đương, và đặt nhớt kế 
vào trong nồi cách thủy duy trì nhiệt độ ở 25±0,05oC. Sau 
 QCVN 4 - 13 : 2010/BYT 
 8 
khi để dung dịch mẫu thử và pipet trong nồi cách thủy để 
làm ấm trong 10 phút, lấy dung dịch bằng cách hút lên rất 
nhẹ qua ống mao quản tới khi tạo thành mặt khum của chất 
lỏng từ 3 tới 4 mm trên vạch. Giảm từ từ chân không, và 
khi mặt khum của chất lỏng đạt tới vạch mức trên, bắt đầu 
tính thời gian chảy qua mao quản. Ghi chính xác thời gian 
khi mặt khum của chất lỏng đạt đến vạch mức dưới, và tính 
thời gian chảy chính xác tới 0,1 giây. Lặp lại phép thử này 
ít nhất 3 lần. Giá trị thu được phải không lệch quá 0,3 giây; 
nếu không, xác định lại với 10 ml dung dịch mẫu thử khác 
sau khi rửa ống đo độ nhớt bằng dung dịch rửa acid 
sulfuric-dicromat. Tính thời gian chảy trung bình của dung 
dịch mẫu thử, và sau đó, đo thời gian chảy trung bình theo 
cách tương tự của 10 ml nước lọc trên cùng ống đo độ 
nhớt. Tính độ nhớt tương đối bằng cách chia thời gian chảy 
trung bình của dung dịch mẫu thử cho thời gian chảy trung 
bình của nước. 
Tro toàn phần - Cân 10 g mẫu thử. 
- Thử theo hướng dẫn tại JECFA monograph 1 - Vol.4 
Aldehyd 
Cho khoảng 10 g mẫu thử, cân chính xác và hòa tan trong 
300 ml nước, vào bình đáy tròn 1000 ml có chứa 80 ml acid 
sulfuric 25%, đun hồi lưu trong khoảng 45 phút dưới một 
ống sinh hàn làm lạnh bằng nước, và sau đó cất khoảng 
100 ml vào bình hứng có 20 ml hydroxylamin hydroclorid 1 
N trước đó đã được điều chỉnh tới pH 3,1. Chuẩn độ hỗn 
hợp trong bình chứa bằng natri hydroxyd 0,1 N tới pH 3,1, 
dùng máy đo pH. Tiến hành làm một mẫu trắng và hiệu 
chỉnh nếu cần. 
1 ml natri hydroxyd 0,1 N tương đương với 4,405 mg 
C2H4O. 
Hàm lượng monomer 
Hòa tan khoảng 4 g mẫu thử, cân chính xác, vào 30 ml 
nước trong bình đáy tròn 125 ml, thêm 0,5 g natri acetat, 
trộn đều và bắt đầu chuẩn độ bằng iod 0,1 N. Khi màu của 
iod không còn nhạt đi nữa, thêm 3,0 ml dung dịch chuẩn 
độ, để yên dung dịch trong khoảng 5 tới 10 phút. Thêm hồ 
tinh bột (TT), và chuẩn độ iod dư bằng natri thiosulfat 0,1 N. 
Song song tiến hành làm một mẫu trắng, sử dụng cùng thể 
tích iod 0,1 N, lấy chính xác, như mẫu thử. 
1 ml iod 0,1 N tương ứng với 5,56 mg vinylpyrolidon. 
Hydrazin 
Cho 2,5 g chế phẩm thử vào một ống ly tâm 50 ml, thêm 25 
ml dung dịch salicylaldehyd 1/20 trong methanol, lắc xoáy, 
và đun nóng trong cách thủy ở 60oC trong 15 phút. Để 
 QCVN 4 - 13 : 2010/BYT 
 9 
nguội, thêm 2,0 ml toluen, đậy nắp ống ly tâm, lắc mạnh 
trong 2 phút, và ly tâm. Trên bản mỏng sắc ký thích hợp, 
được phủ lớp hỗn hợp silica gel dimethylsilan hóa dày 0,25 
mm, chấm 10 µL lớp toluen trong phía trên trong ống ly tâm 
và 10 µL dung dịch chuẩn salicylaldazin trong toluen chứa 
9,38 µg/ml. Để vết chấm khô, và khai triển trong hệ dung 
môi methanol và nước (2:1) tới khi tuyến dung môi đi được 
ba phần tư chiều dài của bản mỏng. Lấy bản mỏng ra khỏi 
bình triển khai, đánh dấu tuyến dung môi, và để cho dung 
môi bay hơi. Phát hiện vết trên bản mỏng dưới ánh sáng tử 
ngoại tại bước sóng 365 nm: vết salicylaldazin phát quang 
có giá trị Rf khoảng 0,3, và huỳnh quang của bất kỳ vết 
salicylaldazin của mẫu thử không được đậm hơn vết thu 
được của dung dịch chuẩn salicylaldazin (hydrazin 1 ppm). 
Dung dịch chuẩn Salicylaldazin: Hòa tan 300 mg hydrazin 
sulfat trong 5 ml dung dịch salicylaldehyd 20% (tt/tt) trong 
alcol isopropyl mới pha, lắc đều, và để yên tới khi xuất hiện 
tủa màu vàng. Chiết hỗn hợp hai lần, mỗi lần với 15 ml 
methylen clorid. Gộp dịch chiết methylen clorid, và làm khô 
trên natri sulfat khan. Gạn dung dịch methylen clorid, và cô 
tới khô. Kết tinh lại cắn salicylaldazin từ hỗn hợp toluen và 
methanol ấm (60:40) bằng cách làm lạnh; lọc và làm khô 
tinh thể trong chân không. Tinh thể có khoảng chảy từ 
213oC tới 214oC. 
Chì - Thử theo JECFA monograph 1 - Vol.4. 
- Xác định bằng kỹ thuật quang phổ hấp thụ nguyên tử 
thích hợp cho hàm lượng quy định. Lựa chọn cỡ mẫu thử 
và phương pháp chuẩn bị mẫu dựa trên nguyên tắc của 
phương pháp mô tả tại JECFA monograph 1 - Vol.4 phần 
các phương pháp phân tích công cụ. 
6.3. Định lượng Tiến hành theo chỉ dẫn trong phần Xác định Nitrogen ở 
Vol.4, sử dụng khoảng 1 g chế phẩm thử, cân chính xác. 
 QCVN 4 - 13 : 2010/BYT 
 10 
Phụ lục 2 
YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƢƠNG PHÁP THỬ ĐỐI VỚI CALCI LACTAT 
1. Tên khác, chỉ số INS 327 
ADI “không giới hạn” 
2. Định nghĩa 
Tên hóa học Calci dilactat, calci dilactat dihydrat, muối calci của acid 2-
hydroxypropanoic 
Mã số C.A.S. 814-80-2 
Công thức phân tử C6H10CaO6.xH2O (x = 0 - 5) 
Công thức cấu tạo 
Khối lượng phân tử 218,22 (dạng khan) 
3. Cảm quan Bột tinh thể hoặc hạt nhỏ màu trắng đến kem, hầu như 
không mùi. Dạng pentahydrat đôi khi có thể lên hoa. 
4. Chức năng Chất ổn định, đệm, thức ăn cho men 
5. Yêu cầu kỹ thuật 
5.1. Định tính 
Độ tan Tan trong nước, không tan trong ethanol. 
Lactat Phải có phản ứng đặc trưng của lactat. 
Calci Phải có phản ứng đặc trưng của calci. 
5.2. Độ tinh khiết 
Giảm khối lượng khi làm 
khô 
Không được quá 30% 
pH Trong khoảng từ 6,0 - 8,0 (Dung dịch mẫu thử 1/20). 
Độ acid Đạt yêu cầu (mô tả trong phần Phương pháp thử). 
Muối magnesi và các 
muối kiềm 
Không được quá 1 % 
Florid Không được quá 30 mg/kg 
 Chì Không được quá 2 mg/kg 
5.3. Hàm lượng 
C6H10CaO6 
Không thấp hơn 98,0% tính theo chất khô. 
 QCVN 4 - 13 : 2010/BYT 
 11 
6. Phƣơng pháp thử 
6.1 Định tính 
Lactat Thử theo JECFA monograph 1 - Vol.4. 
Calci Thử theo JECFA monograph 1 - Vol.4. 
6.2 Độ tinh khiết 
Giảm khối lượng khi làm 
khô 
- Thử theo JECFA monograph 1 - Vol.4. 
- Sấy tại 120o trong 4 giờ. 
Độ acid Hòa tan 1 g mẫu thử trong 20 ml nước, thêm 3 giọt dung 
dịch phenolphtalein (TS) và chuẩn độ với dung dịch natri 
hydroxyd 0,1 N. Thể tích dung dịch natri hydroxyd 0,1 N sử 
dụng không được quá 0,5 ml. 
Muối magnesi và các 
muối kiềm 
Cân 1 g mẫu thử, hòa tan trong 40 ml nước, thêm 0,5 g 
amoni clorid và thêm khoảng 20 ml dung dịch amoni oxalat 
(TS). Đun trong bể cách thủy trong 1 giờ, làm mát, thêm 
nước đến đủ 100 ml và lọc. Lấy 50 ml dịch lọc, thêm 0,5 ml 
acid sulfuric và cho bay hơi hỗn hợp đến cạn. Nung cặn tới 
khối lượng không đổi. Để nguội, cân và tính hàm lượng %. 
Khối lượng cặn không được quá 5 mg. 
Florid - Thử theo JECFA monograph 1 - Vol.4. 
 Chì - Thử theo JECFA monograph 1 - Vol. ... hiết 
Phosphat mạch vòng Không vượt quá 8,0% tính theo P2O5 
Fluorid Không vượt quá 10,0 mg/kg 
Arsen Không vượt quá 3,0 mg/kg 
Chì Không vượt quá 4,0 mg/kg. 
5.3. Hàm lượng Không được thấp hơn 55,0% và không được quá 75,0% tính 
theo P2O5 trên chế phẩm khan 
6. Phƣơng pháp thử 
6.1 Định tính 
Amoni Thử theo JECFA monograph 1 - Vol.4 
Phosphat - Trộn đều 0,5 g mẫu với 10 ml acid HNO3 và 50 ml nước, đun 
sôi trong 30 phút và để nguội. 
- Thử theo JECFA monograph 1 - Vol.4 
6.2 Độ tinh khiết 
 QCVN 4 - 13 : 2010/BYT 
 22 
Phosphat mạch vòng Thử theo JECFA monograph 1 - Vol.4 
Fluorid Thử theo JECFA monograph 1 - Vol.4 
Arsen Thử theo JECFA monograph 1 - Vol.4 
Chì - Thử theo JECFA monograph 1 - Vol.4 
- Xác định bằng kỹ thuật quang phổ hấp thụ nguyên tử thích 
hợp cho hàm lượng quy định. Lựa chọn cỡ mẫu thử và 
phương pháp chuẩn bị mẫu dựa trên nguyên tắc của phương 
pháp mô tả trong JECFA monograph 1 - Vol.4 phần các 
phương pháp phân tích công cụ. 
6.3 Định lượng 
 Tiến hành như chỉ dẫn « Xác định photphat tính theo P2O5 », 
Phương pháp I, Vol. 4. 
 QCVN 4 - 13 : 2010/BYT 
 23 
Phụ lục 8 
YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƢƠNG PHÁP THỬ 
ĐỐI VỚI NATRI HYDROGEN CARBONAT 
1. Tên khác, chỉ số Sodium hydrogen carbonate; bột nở; sođa bicarbonat; natri 
bicarbonat 
INS 500(ii) 
ADI không giới hạn 
2. Định nghĩa 
Tên hóa học Natri hydrogen carbonat, natri acid carbonat 
Mã số C.A.S. 144-55-8 
Công thức hóa học NaHCO3 
Khối lượng phân tử 84,01 
3. Cảm quan Khối tinh thể hoặc bột tinh thể trắng hoặc không màu 
4. Chức năng Chất ổn định, chất kiềm hóa, bột nổi, đệm, chất tạo xốp 
5. Yêu cầu kỹ thuật 
5.1. Định tính 
Độ tan Tan trong nước, không tan trong ethanol. 
pH 8,0 - 8,6 (dung dịch mẫu thử 1/100 trong nước lạnh, không 
lắc) 
Natri Phải có phản ứng đặc trưng của natri. 
Carbonat Phải có phản ứng đặc trưng của carbonat. 
5.2. Độ tinh khiết 
Giảm khối lượng khi làm 
khô 
Không được quá 0,25% (Trên silicagel, trong 4 giờ). 
Các chất không tan trong 
nước 
Đạt yêu cầu (mô tả trong phần Phương pháp thử). 
Muối amoni Đạt yêu cầu (mô tả trong phần Phương pháp thử). 
Chì Không được quá 2,0 mg/kg. 
5.3. Hàm lượng NaHCO3 Không được thấp hơn 99,0% sau khi sấy khô. 
6. Phƣơng pháp thử 
6.1. Định tính 
Natri Thử theo JECFA monograph 1 - Vol.4. 
Carbonat Thử theo JECFA monograph 1 - Vol.4. 
 QCVN 4 - 13 : 2010/BYT 
 24 
6.2. Độ tinh khiết 
Các chất không tan trong 
nước 
1 g mẫu thử hoà tan hoàn toàn trong 20 ml nước phải thu 
được dung dịch trong. 
Muối amoni Đốt nóng 1 g mẫu thử trong một ống nghiệm. Không được 
có mùi ammoniac. 
Chì - Thử theo JECFA monograph 1 - Vol.4. 
- Xác định bằng kỹ thuật quang phổ hấp thụ nguyên tử 
thích hợp với hàm lượng qui định. Lựa chọn cỡ mẫu thử và 
phương pháp chuẩn bị mẫu dựa trên nguyên tắc của 
phương pháp mô tả tại JECFA monograph 1 - Vol.4 phần 
các phương pháp phân tích công cụ). 
6.3. Định lượng 
 Cân 3 g (chính xác đến mg) mẫu thử đã sấy khô, hòa tan 
trong nước, thêm chỉ thị là dung dịch da cam methyl (TS) 
và chuẩn độ bằng acid sunfuric 1 N. 
Mỗi ml acid sulfuric 1 N tương đương với 84,01 mg 
NaHCO3. 
 QCVN 4 - 13 : 2010/BYT 
 25 
Phụ lục 9 
YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƢƠNG PHÁP THỬ 
ĐỐI VỚI KALI CARBONAT 
1. Tên khác, chỉ số INS 501(i) 
ADI “không giới hạn” 
2. Định nghĩa 
Tên hóa học Kali carbonat, muối kali của acid carbonic 
Mã số C.A.S. 584-08-7 
Công thức hóa học Dạng khan: K2CO3 
Dạng hydrat hóa: K2CO3.1½H2O 
Khối lượng phân tử 138,21 (dạng khan) 
3. Cảm quan Bột dễ hút ẩm, màu trắng, không mùi. Dạng hydrat hóa 
thường gặp là tinh thể hoặc hạt nhỏ trắng, trong. 
4. Chức năng Chất ổn định, chất kiềm hóa 
5. Yêu cầu kỹ thuật 
5.1. Định tính 
Độ tan Rất dễ tan trong nước, không tan trong ethanol. 
Kali Phải có phản ứng đặc trưng của kali. 
Carbonat Phải có phản ứng đặc trưng của carbonat. 
5.2. Độ tinh khiết 
Giảm khối lượng khi sấy 
khô 
Dạng khan: Không được quá 5% (sấy ở 180o trong 4 giờ) 
Dạng hydrat hóa : trong khoảng 10-18% (sấy ở 180o trong 
4 giờ) 
Chì Không được quá 2,0 mg/kg. 
5.3. Hàm lượng K2CO3 Không được thấp hơn 99,0% tính theo chất khô 
6. Phƣơng pháp thử 
6.1. Định tính 
Kali Thử theo JECFA monograph 1 - Vol.4. 
Carbonat Thử theo JECFA monograph 1 - Vol.4. 
6.2. Độ tinh khiết 
Chì - Thử theo JECFA monograph 1 - Vol.4. 
- Xác định bằng kỹ thuật quang phổ hấp thụ nguyên tử 
thích hợp với hàm lượng qui định. Lựa chọn cỡ mẫu thử và 
phương pháp chuẩn bị mẫu dựa trên nguyên tắc của 
phương pháp mô tả tại JECFA monograph 1 - Vol.4 phần 
 QCVN 4 - 13 : 2010/BYT 
 26 
các phương pháp phân tích công cụ. 
6.3. Định lượng 
 Cân 1 g (chính xác đến mg) mẫu thử đã sấy khô, hòa tan 
cẩn thận trong 50 ml acid sulfuric 1 N, thêm chỉ thị là dung 
dịch da cam methyl (TS) và chuẩn độ acid dư bằng dung 
dịch natri hydroxyd 1N. 
Mỗi ml dung dịch acid sulfuric 1 N tương đương với 69,11 
mg K2CO3. 
 QCVN 4 - 13 : 2010/BYT 
 27 
Phụ lục 10 
YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƢƠNG PHÁP THỬ 
ĐỐI VỚI AMONI HYDROGEN CARBONAT 
1. Tên khác, chỉ số Amonium hydrogen carbonate; amoni bicarbonat 
INS 503(ii) 
ADI không giới hạn 
2. Định nghĩa 
Tên hóa học Amoni hydrogcarbonat 
Mã số C.A.S. 1066-33-7 
Công thức hóa học CH5NO3 
Công thức cấu tạo NH4HCO3 
Khối lượng phân tử 79,06 
3. Cảm quan Tinh thể trắng hoặc bột tinh thể có mùi ammoniac nhẹ. 
4. Chức năng Chất ổn định, bột nổi. 
5. Yêu cầu kỹ thuật 
5.1. Định tính 
Độ tan Dễ tan trong nước, không tan trong ehtanol 
pH Khoảng 8,0 (dung dịch 1/20). 
Carbonat Phải có phản ứng đặc trưng của carbonat. 
Amoni Phải có phản ứng đặc trưng của amoni. 
Nhiệt Khi bị đốt nóng, mẫu thử hóa hơi mà không bị than hóa, hơi 
có tính kiềm khi thử bằng giấy quỳ ẩm. 
5.2. Độ tinh khiết 
Cặn không bay hơi Không được quá 500,0 mg/kg (Sử dụng 4 g mẫu thử trong 
10 ml nước) 
Clorid Không được quá 30,0 mg/kg (mô tả trong phần Phương 
pháp thử). 
Sulfat Không được quá 70,0 mg/kg (mô tả trong phần Phương 
pháp thử). 
Chì Không được quá 2,0 mg/kg (mô tả trong phần Phương 
pháp thử). 
5.3. Hàm lượng NH4CO3 Không được thấp hơn 99,0% 
6. Phƣơng pháp thử 
 QCVN 4 - 13 : 2010/BYT 
 28 
6.1. Định tính 
Carbonat Thử theo JECFA monograph 1 - Vol.4. 
Amoni Thử theo JECFA monograph 1 - Vol.4. 
6.2. Độ tinh khiết 
Clorid - Thử theo JECFA monograph 1 - Vol.4. 
- Hoà tan 500 mg mẫu thử trong 10ml nước nóng, thêm 
khoảng 5mg natri carbonat, làm khô trên bể cách thuỷ. Thử 
cặn thu được như hướng dẫn trong chuyên luận thử giới 
hạn clorid. Độ đục của dung dịch thu được không vượt quá 
độ đục của dung dịch tiến hành như trên đối với mẫu 
chứng có chứa 15 μg ion clorid (Cl
- 
). 
Sulfat Hoà tan 4g mẫu thử trong 40ml nước. Thêm 10mg natri 
carbonat và 1ml hydrogen peroxyd 30% và làm khô trên bể 
cách thuỷ. Xử lý cặn thu được theo hướng dẫn trong 
chuyên luận thử giới hạn sulfat. Độ đục của dung dịch thu 
được không quá độ đục của dung dịch tiến hành như trên 
đối với mẫu chứng có chứa 280 μg ion sulfat (SO4
2-
). 
Chì - Thử theo JECFA monograph 1 - Vol.4. 
- Xác định bằng kỹ thuật quang phổ hấp thụ nguyên tử 
thích hợp với hàm lượng qui định. Lựa chọn cỡ mẫu thử và 
phương pháp chuẩn bị mẫu dựa trên nguyên tắc của 
phương pháp mô tả tại JECFA monograph 1 - Vol.4 phần 
các phương pháp phân tích công cụ). 
6.3. Định lượng 
 Lấy 10ml nước vào một cốc cân. Tiến hành xác định bì 
(cốc và nước). Thêm vào cốc 2g mẫu thử (cân chính xác 
đến mg). Chuyển toàn bộ hỗn hợp trong cốc vào một bình 
nón 250ml. Thêm từ từ, vừa thêm vừa lắc 50ml acid 
sulfuric 1N. Sau khi dung dịch đã phản ứng xong, tráng rửa 
thành bình, thêm chỉ thị là dung dịch da cam methyl (TS) và 
chuẩn độ acid dư bằng dung dịch natri hydroxyd 1N. 
Mỗi ml acid sulfuric 1N tương đương với 79,06 mg 
NH4HCO3. 
 QCVN 4 - 13 : 2010/BYT 
 29 
Phụ lục 11 
YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƢƠNG PHÁP THỬ 
ĐỐI VỚI KALI CLORID 
1. Tên khác, chỉ số Sylvite; Sylvine 
INS 508 
ADI “không giới hạn” 
2. Định nghĩa 
Tên hóa học Kali clorid 
Mã số C.A.S. 7447-40-7 
Công thức hóa học KCl 
Khối lượng phân tử 74,56 
3. Cảm quan Tinh thể không màu hình khối lập phương, lăng trụ hoặc 
thon dài; hoặc dạng bột, hạt nhỏ màu trắng; không mùi. 
4. Chức năng Chất ổn định, gia vị, chất tạo gel, thức ăn cho nấm men. 
5. Yêu cầu kỹ thuật 
5.1. Định tính 
Độ tan Dễ tan trong nước, không tan trong ethanol. 
Clorid Phải có phản ứng đặc trưng của clorid. 
Kali Phải có phản ứng đặc trưng của kali. 
5.2. Độ tinh khiết 
Giảm khối lượng khi làm 
khô 
Không được quá 1,0 % (105oC trong 2 giờ). 
Độ acid hoặc độ kiềm Đạt yêu cầu (mô tả trong phần Phương pháp thử). 
 QCVN 4 - 13 : 2010/BYT 
 30 
Iodid hoặc bromid Đạt yêu cầu (mô tả trong phần Phương pháp thử). 
Natri Âm tính (mô tả trong phần Phương pháp thử). 
Chì Không được quá 2,0 mg/kg. 
5.3. Hàm lượng KCl Không thấp hơn 99,0% tính theo chế phẩm đã làm khô. 
6. Phƣơng pháp thử 
6.1. Định tính 
Clorid Thử theo JECFA monograph 1 - Vol.4. 
Kali Thử theo JECFA monograph 1 - Vol.4. 
6.2. Độ tinh khiết 
Độ acid hoặc độ kiềm Cân 5 g mẫu thử, hòa tan trong 50 ml nước mới đun sôi, để 
nguội, thêm 3 giọt dung dịch phenolphtalein (TS). Dung 
dịch không được có màu hồng. Sau đó thêm 0,3 ml dung 
dịch natri hydroxyd 0,02 N, dung dịch chuyển thành màu 
hồng. 
Iodid hoặc bromid Cân 2 g mẫu thử, hòa tan trong 6 ml nước, thêm 1 ml 
cloroform, sau đó thêm nhỏ giọt 5 ml hỗn hợp gồm dung 
dịch clor (TS) và nước (1:1 – tt/tt), vừa thêm vừa lắc đều. 
Lớp cloroform không được có màu tím (không bền) hoặc 
màu cam (bền). 
Natri Thử theo JECFA monograph 1 - Vol.4. 
Chì - Thử theo JECFA monograph 1 - Vol.4. 
- Xác định bằng kỹ thuật quang phổ hấp thụ nguyên tử 
thích hợp cho hàm lượng quy định. Lựa chọn cỡ mẫu thử 
và phương pháp chuẩn bị mẫu dựa trên nguyên tắc của 
phương pháp mô tả tại JECFA monograph 1 - Vol.4 phần 
các phương pháp phân tích công cụ. 
6.3. Định lượng 
 Cân khoảng 250 mg (chính xác đến mg) mẫu thử đã làm 
khô hòa tan trong 50 ml nước trong một bình thủy tinh nút 
mài. Thêm 50 ml dung dịch bạc nitrat 0,1 N, 3 ml acid nitric 
và 5 ml nitrobenzen, vừa thêm vừa lắc mạnh, thêm 2 ml sắt 
(III) amoni sulfat (TS). Chuẩn độ lượng bạc nitrat dư với 
dung dịch amoni thiocyanat 0,1 N. 
Mỗi ml dung dịch bạc nitrat 0,1 N tương đương với 7,456 
mg KCl. 
 QCVN 4 - 13 : 2010/BYT 
 31 
Phụ lục 12 
YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƢƠNG PHÁP THỬ 
ĐỐI VỚI KALI DIHYDROGEN PHOSPHAT 
1. Tên khác, chỉ số Potassium dihydrogen phosphate; Monobasic potassium 
phosphate; Monopotassium monophosphate; Potassium 
acid phosphate; Potassium biphosphate 
INS 340i 
MTDI=70mg/kg thể trọng tính theo Phospho từ các nguồn 
thực phẩm 
2. Định nghĩa 
Tên hóa học Kali dihydrogen phosphat; Monokali dihydrogen 
orthophosphat; Monokali dihydrogen monophosphat 
Mã số C.A.S. 7778-77-0 
Công thức hóa học 
KH2PO4 
Khối lượng phân tử 136,09 
3. Cảm quan Dạng tinh thể không màu, không mùi, dạng hạt trắng hoặc 
dạng bột tinh thể 
4. Chức năng Chất ổn định, đệm, tác nhân trung hòa, chất tạo phức kim 
loại, thức ăn cho nấm men 
5. Yêu cầu kỹ thuật 
5.1. Định tính 
Độ tan Dễ tan trong nước, không tan trong ethanol. 
pH 4,2 - 4,7 (dung dịch 1/100). 
Kali Phải có phản ứng đặc trưng của kali. 
Phosphat Phải có phản ứng đặc trưng của phosphat. 
Orthophosphat Phải có phản ứng đặc trưng của orthophosphat. 
5.2. Độ tinh khiết 
Giảm khối lượng khi sấy 
khô 
Không được quá 2,0% (105oC trong 4 giờ). 
Các chất không tan trong 
nước 
Không được quá 0,2%. 
Florid Không được quá 10,0 mg/kg. 
Arsen Không được quá 3,0 mg/kg. 
Chì Không được quá 4,0 mg/kg. 
5.3. Hàm lượng KH2PO4 Không được thấp hơn 98,0% sau khi sấy khô. 
 QCVN 4 - 13 : 2010/BYT 
 32 
6. Phƣơng pháp thử 
6.1. Định tính 
Kali Thử theo JECFA monograph 1 - Vol.4. 
Phosphat Thử theo JECFA monograph 1 - Vol.4. 
Orthophosphat Thêm dung dịch bạc nitrat (TS) vào 5ml dung dịch mẫu thử 
(dung dịch 1/100). Trong dung dịch phải xuất hiện kết tủa 
màu vàng. 
6.2 Độ tinh khiết 
Fluorid Cân 5 g mẫu thử cho vào một bình cầu cất 250 ml, thêm 25 
ml nước, 50 ml acid percloric, 5 giọt dung dịch bạc nitrat (1 
trong 2) và vài viên bi thủy tinh. Nối bình cầu với 1 sinh hàn 
có gắn nhiệt kế và một ống mao quản sục khí, đầu nhiệt kế 
và ống mao quản phải ngập trong dung dịch chứa trong 
bình. Gắn một phễu nhỏ giọt chứa nước hoặc bộ sinh hơi 
nước vào ống mao quản. Đặt bình trên đế amiăng có lỗ sao 
cho 1/3 đáy bình tiếp xúc với ngọn lửa. Tiến hành cất đến 
khi nhiệt độ trong bình đạt 135o. Thêm nước từ phễu vào 
bình hoặc cho hơi nước qua bình để duy trì nhiệt độ trong 
bình luôn đạt 135o-140o. Tiếp tục cất đến khi thu được 225-
240 ml dịch cất sau đó pha loãng dịch cất thu được với 
nước đến đủ 250 ml, lắc đều. Lấy 50 ml dung dịch này cho 
vào một ống Nessler 100 ml. Trong một ống Nessler tương 
tự khác lấy 50 ml nước làm mẫu chứng. Thêm vào mỗi ống 
0,1 ml dung dịch natri alizarinsulfonat (1 trong 1000) đã lọc 
và 1 ml dung dịch hydroxylamin (1 trong 4000) mới pha, lắc 
đều. Thêm từng giọt dung dịch natri hydroxyd 0,05 N vào 
ống chứa dịch cất, vừa thêm vừa khuấy, đến khi màu ống 
chứa dịch cất giống với màu ống chứng là màu hồng nhạt. 
Sau đó thêm vào mỗi ống chính xác 1 ml dung dịch acid 
hydrocloric 0,1 N và lắc đều. Sử dụng buret chia vạch 0,05 
ml thêm từ từ vừa đủ dung dịch thori nitrat (1 trong 4000) 
vào ống chứa dịch cất để sau khi lắc đều màu của dung 
dịch chuyển về màu hồng nhạt. Ghi thể tích dung dịch thori 
nitrat (1 trong 4000) đã sử dụng, thêm chính xác cùng 
lượng dung dịch thori nitrat (1 trong 4000) như vậy vào ống 
chứng, lắc đều. Dùng buret thêm dung dịch natri fluorid 
(TS) (10 g F / ml) vào ống chứng để cho màu hai ống 
giống nhau sau khi pha loãng về cùng thể tích. Lắc đều, để 
yên cho bọt khí thoát hết trước khi so màu. Kiểm tra điểm 
tương đương bằng cách thêm 1-2 giọt dung dịch natri 
fluorid (TS) vào ống chứng. Sự thay đổi màu rõ rệt sẽ xảy 
ra. Ghi lại thể tích dung dịch natri fluorid (TS) đã sử dụng. 
Thể tích dung dịch natri florid (TS) sử dụng cho ống chứng 
không được quá 1 ml. 
Arsen Thử theo JECFA monograph 1 - Vol.4 - phương pháp II. 
Chì - Thử theo JECFA monograph 1 - Vol.4 
 QCVN 4 - 13 : 2010/BYT 
 33 
- Xác định bằng kỹ thuật quang phổ hấp thụ nguyên tử 
thích hợp cho hàm lượng quy định. Lựa chọn cỡ mẫu thử 
và phương pháp chuẩn bị mẫu dựa trên nguyên tắc của 
phương pháp mô tả trong JECFA monograph 1 - Vol.4 
phần các phương pháp phân tích công cụ. 
6.3. Định lượng 
 Cân khoảng 5,0 g (chính xác đến mg) mẫu thử đã được 
làm khô trước, cho vào cốc 250 ml. Thêm 100 ml nước cất 
và 5 ml dung dịch acid hydrocloric 1 N, khuấy đều đến khi 
mẫu tan hết. Cho điện cực của pH kế thích hợp vào dung 
dịch và chuẩn độ từ từ (khuấy đều liên tục) lượng acid dư 
bằng dung dịch natri hydroxyd 1 N, đến điểm uốn tại pH~4. 
Ghi lại thể tích đọc trên buret, tính thể tích (A) acid 
hydrocloric 1 N đã sử dụng (nếu cần). Tiếp tục chuẩn độ 
bằng dung dịch natri hydroxyd 1 N đến điểm uốn tại 
pH~8,8; ghi lại thể tích trên buret và tính thể tích dung dịch 
(B) natri hydroxyd 1N đã tiêu tốn để chuẩn độ giữa 2 điểm 
uốn (pH~4 đến pH~8,8). 
Mỗi ml natri hydroxyd 1 N của hiệu thể tích (B)-(A) tương 
đương với 136,1 mg KH2PO4. 

File đính kèm:

  • pdfquy_chuan_ky_thuat_quoc_gia_ve_phu_gia_thuc_pham_chat_on_din.pdf