Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và giám sát kỹ thuật giàn di động trên biển

1.1.1 Giàn di động (Mobile offshore unit) (sau đây gọi tắt là giàn) là loại phương tiện có thể di chuyển ở trạng thái nổi, được dùng trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trên biển. Giàn di động gồm các kiểu sau:

a) Giàn tự nâng (Self-elevating unit) - giàn có thân đủ lực nổi để có thể di chuyển an toàn tới vị trí đã định; sau đó các chân giàn được hạ xuống chống vào đáy biển và thân giàn được nâng lên đến một cao trình đã định trên mặt nước biển. Các chân giàn có thể cắm vào đáy biển, có thể được lắp các đế chân hay tấm chống lún riêng vào từng chân hoặc tấm chống lún chung để phân tán áp lực.

b) Giàn có cột ổn định (Column-stabilized unit) - giàn mà nhờ vào lực nổi của các cột có lượng chiếm nước lớn để nổi và ổn định trong mọi phương thức hoạt động hoặc trong việc thay đổi đường nước trọng tải của giàn. Đầu trên các cột được nối với sàn chịu lực đỡ các thiết bị. Ở đầu dưới các cột có thể làm các thân ngầm để thêm lực nổi hoặc làm các đế chân để tạo thêm bề mặt tiếp xúc đủ để đỡ giàn trên đáy biển. Để nối các cột, các thân ngầm hoặc các đế chân lại với nhau và với sàn chịu lực, người ta sử dụng các thanh giằng dạng ống hoặc dạng kết cấu khác.

Giàn có cột ổn định được thiết kế để hoạt động ở trạng thái nổi được gọi là giàn bán chìm; còn nếu được thiết kế để hoạt động ở trạng thái tựa hẳn vào đáy biển, giàn được gọi là giàn chìm.

c) Giàn dạng tàu (Ship-type unit) - giàn có một hoặc nhiều thân dạng tàu biển, được thiết kế hoặc hoán cải để hoạt động ở trạng thái nổi và có hệ động lực đẩy (tự hành).

d) Giàn dạng sà lan (Barge-type unit) - giàn có một hoặc nhiều thân dạng tàu biển, được thiết kế hoặc hoán cải để hoạt động ở trạng thái nổi và không có hệ động lực đẩy (không tự hành).

 

doc 29 trang kimcuc 8200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và giám sát kỹ thuật giàn di động trên biển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và giám sát kỹ thuật giàn di động trên biển

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và giám sát kỹ thuật giàn di động trên biển
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
QCVN 48 : 2012/BGTVT
VỀ PHÂN CẤP VÀ GIÁM SÁT KỸ THUẬT GIÀN DI ĐỘNG TRÊN BIỂN
National Technical Regulation on Classification
and Technical Supervision of Mobile Offshore Units
LỜI NÓI ĐẦU
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và giám sát kỹ thuật giàn di động trên biển QCVN 48 : 2012/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo thông tư số 55/2012/TT-BGTVT ngày 26 tháng 12 năm 2012
MỤC LỤC
1	Quy định chung
1.1	Phạm vi điều chỉnh
1.2	Đối tượng áp dụng
1.3	Giải thích từ ngữ
2	Quy định về kỹ thuật
2.1	Phân cấp và giám sát kỹ thuật
2.2	Yêu cầu kỹ thuật về thân giàn
2.3	Yêu cầu kỹ thuật về trang thiết bị
2.4	Yêu cầu kỹ thuật về ổn định
2.5	Yêu cầu kỹ thuật về chia khoang
2.6	Yêu cầu kỹ thuật về phòng và chữa cháy
2.7	Yêu cầu kỹ thuật về các thiết bị máy và hệ thống
2.8	Yêu cầu kỹ thuật về trang bị điện
2.9	Yêu cầu kỹ thuật về vật liệu
2.10	Yêu cầu kỹ thuật về hàn
2.11	Yêu cầu kỹ thuật về trang bị an toàn
2.12	Yêu cầu kỹ thuật về thiết bị nâng
2.13	Yêu cầu kỹ thuật về các thiết bị áp lực và nồi hơi
3	Các quy định về quản lý
3.1	Quy định về chứng nhận và đăng ký kỹ thuật giàn
3.2	Rút cấp, phân cấp lại và sự mất hiệu lực của giấy chứng nhận 
3.3	Quản lý hồ sơ
4	Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân
4.1	Trách nhiệm của chủ giàn, cơ sở thiết kế, chế tạo, hoán cải và sửa chữa giàn
4.2	Trách nhiệm của cục đăng kiểm việt nam
4.3	Trách nhiệm của bộ giao thông vận tải
5	Tổ chức thực hiện
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA 
VỀ PHÂN CẤP VÀ GIÁM SÁT KỸ THUẬT GIÀN DI ĐỘNG TRÊN BIỂN
National Technical Regulation on Classification
and Technical Supervision of Mobile Offshore Units
 QUY ĐỊNH CHUNG
Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và yêu cầu về quản lý đối với các giàn di động trên biển sử dụng cho mục đích thăm dò, khai thác dầu khí trên biển hoạt động ở nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đối tượng áp dụng 
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác quản lý, kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là kiểm tra), chế tạo mới, hoán cải, sửa chữa và khai thác giàn.
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Chủ giàn (Owner) là chủ sở hữu, người quản lý, người khai thác hoặc người thuê giàn.
Các tổ chức, cá nhân liên quan (Relevant organizations, persons) bao gồm cơ quan quản lý, tổ chức đăng kiểm (sau đây viết tắt là Đăng kiểm), chủ giàn, cơ sở thiết kế, chế tạo, hoán cải và sửa chữa giàn.
Hồ sơ đăng kiểm (Register documents) giàn bao gồm các giấy chứng nhận, các phụ lục đính kèm giấy chứng nhận, các báo cáo kiểm tra hoặc thử và các tài liệu liên quan theo quy định.
Giàn di động (Mobile offshore unit) (sau đây gọi tắt là giàn) là loại phương tiện có thể di chuyển ở trạng thái nổi, được dùng trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trên biển. Giàn di động gồm các kiểu sau: 
Giàn tự nâng (Self-elevating unit) - giàn có thân đủ lực nổi để có thể di chuyển an toàn tới vị trí đã định; sau đó các chân giàn được hạ xuống chống vào đáy biển và thân giàn được nâng lên đến một cao trình đã định trên mặt nước biển. Các chân giàn có thể cắm vào đáy biển, có thể được lắp các đế chân hay tấm chống lún riêng vào từng chân hoặc tấm chống lún chung để phân tán áp lực.
Giàn có cột ổn định (Column-stabilized unit) - giàn mà nhờ vào lực nổi của các cột có lượng chiếm nước lớn để nổi và ổn định trong mọi phương thức hoạt động hoặc trong việc thay đổi đường nước trọng tải của giàn. Đầu trên các cột được nối với sàn chịu lực đỡ các thiết bị. Ở đầu dưới các cột có thể làm các thân ngầm để thêm lực nổi hoặc làm các đế chân để tạo thêm bề mặt tiếp xúc đủ để đỡ giàn trên đáy biển. Để nối các cột, các thân ngầm hoặc các đế chân lại với nhau và với sàn chịu lực, người ta sử dụng các thanh giằng dạng ống hoặc dạng kết cấu khác. 
Giàn có cột ổn định được thiết kế để hoạt động ở trạng thái nổi được gọi là giàn bán chìm; còn nếu được thiết kế để hoạt động ở trạng thái tựa hẳn vào đáy biển, giàn được gọi là giàn chìm. 
Giàn dạng tàu (Ship-type unit) - giàn có một hoặc nhiều thân dạng tàu biển, được thiết kế hoặc hoán cải để hoạt động ở trạng thái nổi và có hệ động lực đẩy (tự hành). 
Giàn dạng sà lan (Barge-type unit) - giàn có một hoặc nhiều thân dạng tàu biển, được thiết kế hoặc hoán cải để hoạt động ở trạng thái nổi và không có hệ động lực đẩy (không tự hành). 
Các trạng thái hoạt động (Modes of Operation)
Trạng thái hoạt động là trạng thái hoặc cách thức mà giàn có thể hoạt động hoặc thực hiện các chức năng khi đang ở tại chỗ hoặc đang di chuyển. Các trạng thái hoạt động của giàn được định nghĩa như sau:
Trạng thái vận hành (Operating condition)
Trạng thái vận hành là trạng thái mà giàn hoạt động tại chỗ và tải trọng tổ hợp của tải trọng môi trường và tải trọng vận hành nằm trong giới hạn thiết kế thích hợp được thiết lập cho vận hành. Giàn có thể hoạt động nổi hoặc dựa trên đáy biển. 
Trạng thái bão cực đại (Severe storm condition)
Trạng thái bão cực đại là trạng thái mà trong đó giàn chịu tải trọng môi trường thiết kế lớn nhất và giàn ngừng vận hành. Giàn có thể nổi hoặc dựa trên đáy biển.
Trạng thái di chuyển (Transit condition)
Trạng thái di chuyển là trạng thái mà trong đó giàn di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác, không vận hành.
Trạng thái neo tạm (Temporary mooring condition)
Trạng thái neo tạm là trạng thái mà ở đó giàn được neo tạm thời ở trạng thái nổi.
Chiều dài giàn (Length of unit) - L
Đối với giàn tự nâng và giàn dạng xà lan thì chiều dài giàn là khoảng cách, tính bằng mét, theo đường nước tải trọng mùa hè, giữa đầu mút trước và sau giàn, tính từ phía trong tôn vỏ.
Đối với giàn có cột ổn định thì chiều dài giàn là khoảng cách lớn nhất, tính bằng mét, giữa đầu mút trước và sau của kết cấu thân chính chiếu lên đường tâm của thân.
Đối với giàn dạng tàu, chiều dài giàn là khoảng cách, tính bằng mét, theo đường nước tải trọng mùa hè, tính từ mép trước sống mũi đến tâm trục lái, hoặc 96% chiều dài trên đường nước tải trọng mùa hè, lấy giá trị nào lớn hơn. Nếu giàn không có bánh lái, thì chiều dài là 96% chiều dài đường nước tải trọng mùa hè.
Chiều rộng giàn (Breadth of unit) - B
Đối với giàn có cột ổn định, chiều rộng giàn là khoảng cách theo phương ngang, tính bằng mét, đo vuông góc với đường tâm dọc, ở phần rộng nhất của kết cấu thân giàn chính.
Đối với giàn tự nâng, giàn dạng tàu và giàn dạng xà lan thì chiều rộng là khoảng cách theo phương ngang, đo bằng mét, giữa phần bên ngoài của các sườn tại chỗ rộng nhất của kết cấu thân giàn.
Chiều cao mạn giàn (Depth of unit) D 
Đối với giàn có cột ổn định, chiều cao mạn là khoảng cách theo phương thẳng đứng, tính bằng mét, từ mặt trên của tấm tôn giữa đáy của phần thân ngầm hoặc đế chân tới mép trên của xà ngang boong liên tục trên cùng ở mạn đo tại giữa chiều dài L.
Đối với giàn tự nâng, giàn dạng tàu và giàn dạng xà lan, chiều cao mạn là khoảng cách theo phương thẳng đứng, tính bằng mét từ đỉnh của tấm tôn giữa đáy tới mép trên của xà ngang boong liên tục trên cùng ở mạn đo tại giữa chiều dài L.
Đường nước tải trọng và đường nước tải trọng thiết kế lớn nhất (Load line and Designed maximum load line)
Đường nước tải trọng là đường nước tương ứng với từng mạn khô phù hợp với quy định trong Phần 11, QCVN 21:2010/BGTVT - Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép cũng như các qui định trong quy chuẩn này. 
Đường nước tải trọng thiết kế lớn nhất là đường nước tương ứng với điều kiện toàn tải thiết kế.
Chiều sâu nước thiết kế (Design water depth)
Chiều sâu nước (thiết kế) là khoảng cách theo phương thẳng đứng, tính bằng mét, đo từ đáy biển tới trung bình mực nước thấp nhất cộng với cao độ thuỷ triều thiên văn và nước dâng do bão.
Trọng lượng giàn không (Light ship weight)
Trọng lượng giàn không là trọng lượng toàn bộ giàn, tính bằng tấn, với toàn bộ các máy, thiết bị lắp cố định trên giàn, kể cả lượng dằn cố định, phụ tùng thay thế trên giàn, chất lỏng trong máy và hệ thống ống công nghệ để giàn làm việc bình thường nhưng không kể hàng hoá, chất lỏng trong kho chứa hoặc hàng trong két dự trữ, lương thực, thực phẩm, thuyền viên và tư trang của họ.
Nhiệt độ làm việc thiết kế của vật liệu chế tạo giàn (Design service temperature of materials for unit)
Nhiệt độ làm việc thiết kế của vật liệu chế tạo giàn là nhiệt độ khí quyển trung bình ngày thấp nhất theo số liệu khí tượng, ở vùng hoạt động định trước. Nếu không có số liệu nhiệt độ trung bình ngày thấp nhất thì dùng nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất. 
Kín thời tiết (Weathertight)
Kín thời tiết có nghĩa là nước không thể lọt vào giàn trong mọi trạng thái biển.
Kín nước (Watertight)
Kín nước có nghĩa là khả năng ngăn nước ở cột nước thiết kế lọt theo mọi hướng vào bên trong kết cấu được bao che. 
Vào nước (Downflooding)
Vào nước có nghĩa là khả năng ngập nước vào trong phần kết cấu nổi của giàn thông qua các lỗ khoét không thể đóng kín nước hoặc không thể đóng kín thời tiết hoặc phải để mở khi hoạt động.
Trạm điều khiển (Control station)
Trạm điều khiển là buồng để thiết bị vô tuyến điện, thiết bị hàng hải chính hoặc nguồn điện sự cố và bàn điều khiển tư thế giàn hoặc thiết bị điều chỉnh vị trí, thiết bị điều khiển nâng hạ chân giàn, thiết bị phát hiện cháy trung tâm hoặc thiết bị báo động cháy trung tâm.
Vùng nguy hiểm (Hazardous area)
Vùng nguy hiểm là tất cả những vùng có nguy cơ phát sinh khí cháy trong không khí có thể dẫn tới nguy cơ cháy nổ. Vùng nguy hiểm được chia ra làm ba vùng là vùng 0, vùng 1 và vùng 2, được định nghĩa như sau:
Vùng 0 là vùng khí cháy luôn luôn hoặc thường xuyên xuất hiện trong không khí.
Vùng 1 là vùng khí cháy có thể xuất hiện trong không khí trong trạng thái vận hành.
Vùng 2 là vùng khí cháy không thường xuyên xuất hiện trong không khí và nếu có xuất hiện thì chỉ trong một thời gian ngắn.
Vùng an toàn (Safety area)
Vùng an toàn là khu vực không phải là vùng nguy hiểm.
Buồng kín (Enclosed space)
Buồng kín là những không gian được bao bọc bởi các vách và sàn, có thể có cửa, cửa sổ hoặc các lỗ khoét khác tương tự.
Buồng nửa kín (Semi-Enclosed space)
Buồng nửa kín là không gian mà điều kiện thông gió tự nhiên ở đó khác đáng kể so với điều kiện thông gió tự nhiên trên sàn hở, do có mái che, bình phong và vách ngăn, mà việc bố trí những kết cấu đó khiến cho khí cháy không phân tán đi được.
Giàn hoạt động trong vùng hạn chế (Unit operation in restricted area)
Giàn mà tuyến đường hay vùng hoạt động của nó bị giới hạn bởi vùng nước ven bờ, vùng nước yên tĩnh hay những vùng tương đương.
Giàn tự hành (Unit for Self-Propulsion system)
Giàn tự hành là giàn có thể tự chạy mà không cần hỗ trợ từ bên ngoài.
Giàn định vị bán thường trực (Units fixed on seabed or positioned semi-permanent)
Giàn định vị bán thường trực là giàn được định vị tại chỗ hơn 36 tháng.
Giàn định vị dài ngày (Units fixed on seabed or positioned for long periods of time)
Giàn định vị dài ngày là giàn được định vị tại chỗ hơn 30 ngày.
Khoảng tĩnh không (Air gap)
Khoảng tĩnh không là khoảng cách từ phần thấp nhất của mặt sàn tới mực trung bình của mặt nước yên lặng có kể tới thủy triều do thiên văn và do bão.
Vượt vùng (Area exceeding)
Vượt vùng là sự di chuyển của giàn ở trạng thái nổi ra khỏi vùng hoạt động đã quy định.
Chuyển chỗ (Moving)
Chuyển chỗ là sự di chuyển của giàn ở trạng thái nổi tới vị trí đã định thuộc vùng khai thác đã qui định cho giàn.
Máy và thiết bị thiết yếu cho sự an toàn của giàn (Provisions or installatuns for safety of the unit) bao gồm các hạng mục từ a) đến j) dưới đây:
Các máy phụ dùng vào việc điều động và an toàn cho giàn theo quy định như được nêu ở 1.1.5(2), Phần 3, QCVN 21:2010/BGTVT - Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép; 
Hệ thống neo buộc;
Hệ thống nâng hạ chân/thân giàn;
Hệ thống chiếu sáng;
Hệ thống thông tin nội bộ;
Hệ thống chữa cháy, hệ thống báo cháy;
Thiết bị vô tuyến điện;
Hệ thống hàng hải;
Các hệ thống cấp nước và đốt của nồi hơi, mà nồi hơi đó cấp hơi nước cho bất kỳ hệ thống nào từ a) đến h) nêu trên;
Các hệ thống khác, nếu có.
Sổ vận hành (Operating booklet) là quyển sổ bao gồm các thông tin sau, phù hợp với mỗi giàn, sao cho có thể hướng dẫn người vận hành vận hành giàn một cách an toàn:
Thuyết minh chung về giàn;
Các số liệu tương ứng với từng phương thức hoạt động bao gồm tải trọng thiết kế và các hoạt tải, điều kiện môi trường, mớn nước;
Các nhiệt độ thấp nhất của không khí và của nước biển theo thiết kế;
Bố trí chung chỉ rõ các khoang kín nước, cửa kín nước, lỗ thông hơi, tải trọng cho phép trên sàn;
Đường cong thuỷ tĩnh hoặc số liệu tương đương;
Bản vẽ chỉ rõ dung tích các két, trọng tâm, tính ảnh hưởng mặt thoáng chất lỏng; 
Bản hướng dẫn vận hành có kể tới thời tiết bất lợi, thay đổi phương thức hoạt động, những giới hạn về vận hành;
Bản vẽ và mô tả hệ thống dằn và chỉ dẫn thao tác dằn. Nếu dằn cố định thì phải chỉ rõ khối lượng, vị trí và chất dằn;
Sơ đồ tuyến ống của hệ thống dẫn dầu đốt;
Bản vẽ các vùng nguy hiểm;
Bản vẽ hệ thống điều khiển chữa cháy;
Bố trí các phương tiện cứu sinh cùng với lối thoát;
Số liệu về khối lượng giàn không, dựa trên kết quả thử nghiêng...;
Thông báo ổn định;
Các ví dụ tiêu biểu về các điều kiện tải trọng cho từng phương thức hoạt động cùng cách thức đánh giá các điều kiện tải trọng khác;
Sơ đồ các hệ thống mạch điện chính và phụ;
Chi tiết về các quy trình ngắt khẩn cấp thiết bị điện;
Các thông số kỹ thuật của máy bay trực thăng được dùng để thiết kế sân bay trực thăng;
Bản hướng dẫn vận hành hệ thống neo buộc;
Bản hướng dẫn vận hành hệ thống định vị động, nếu có;
Các bản hướng dẫn khác, nếu thấy cần thiết.
QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
Phân cấp và giám sát kỹ thuật
Quy định chung về phân cấp và giám sát kỹ thuật
Tất cả các giàn thuộc phạm vi điều chỉnh nêu tại 1.1 phải được phân cấp và giám sát kỹ thuật phù hợp với các quy định của Quy chuẩn này.
Cấp của giàn
Nguyên tắc chung
Tất cả các giàn sau khi được thiết kế, chế tạo và kiểm tra hoàn toàn phù hợp với Quy chuẩn này sẽ được Đăng kiểm trao cấp tương ứng với các ký hiệu cấp giàn như quy định ở 2.1.2.2 dưới đây. 
Tất cả các giàn đã được Đăng kiểm trao cấp phải duy trì cấp giàn theo các quy định ở 2.1.2.3.
Kí hiệu cấp của giàn
Các ký hiệu cơ bản: * VR, hoặc * VR, hoặc (*) VR
Trong đó:
VR: Biểu tượng của Đăng kiểm giám sát giàn thoả mãn các quy định của Quy chuẩn này; 
 * : Ký hiệu giàn chế tạo mới dưới sự giám sát của Đăng kiểm; 
 * : Ký hiệu giàn chế tạo mới dưới sự giám sát của tổ chức phân cấp khác được Đăng kiểm uỷ quyền và/ hoặc công nhận; 
(*): Ký hiệu giàn chế tạo mới không có giám sát hoặc dưới sự giám sát của tổ chức phân cấp khác không được Đăng kiểm công nhận.
Ký hiệu cấp thân và máy giàn 
Các ký hiệu cấp phần thân và máy giàn được cho theo qui định ghi trong 2.1.2, Phần 1A, QCVN 21:2010/BGTVT - Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép.
Dấu hiệu về kiểu giàn 
Trong ký hiệu cấp có ghi thêm một trong các dấu hiệu sau, tùy thuộc vào kiểu của giàn:
Giàn tự nâng Self-elevating unit;
Giàn cột ổn định Column stabilized unit;
Giàn dạng tàu Ship type unit;
Giàn dạng sà lan Barge type unit.
Dấu hiệu về phân khoang theo quy định ... làm việc cho phép cực đại;
Thử toàn bộ chức năng của hệ thống chống phun. Thử áp lực với áp suất làm việc cho phép cực đại. Xem xét biên bản đaị tu; 
Thử áp lực với áp suất làm việc cực đại, hệ thống ống dẫn kể cả ống mềm.
Đối với các giàn có chức năng khai thác, cần phải tiến hành các kiểm tra sau:
Kiểm tra các hạng mục nêu trong 2.1.5.5 liên quan đến giàn có chức năng khai thác;
Đối với các giàn có nồi hơi đốt bằng dầu thô hoặc các chất tương tự, phải kiểm tra và thử thiết bị điều khiển bao gồm hệ thống kiểm soát và các chức năng dừng liên quan đến các hệ thống sau:
Hệ thống thông gió và kín khí, đường cấp nhiên liệu và nồi hơi có tấm chắn nhiệt phía trước (boiler front lagging);
Bơm nhiên liệu và thiết bị hâm nóng;
Máng ống tiêu nước và chỗ thu nước đóng tự động;
Hệ thống làm sạch;
Hệ thống dừng và đóng van nhanh tự động và bằng tay; 
Hệ thống thông gió vỏ nồi hơi;
Hệ thống thông gió từng ngăn nồi hơi;
Hệ thống làm tắt phía trước nồi hơi;
Mỏ đốt giữ lửa; 
Độ thấm vách ngăn kín khí;
Hệ thống phát hiện khí;
Thiết bị hâm dầu.
Đối với các giàn có tua bin, máy hay nồi hơi đốt bằng khí, phải kiểm tra và thử các thiết bị điều khiển, an toàn, báo động và các chức năng dừng liên quan đến các hệ thống sau:
Thiết bị hâm nóng khí;
Thiết bị thông gió;
Lưới chắn lửa và bảo vệ;
Hệ thống làm sạch và làm lạnh khí;
Hệ thống dừng tự động và bằng tay;
Hệ thống phát hiện khí;
Mỏ đốt giữ lửa của cần đốt;
Hệ thống chuyển điều chỉnh từ khí đốt sang dầu.
Thử chức năng thiết bị đo và thiết bị an toàn của các bộ phận và hệ nêu trong 2.1.5.5.2.5 b);
Các hệ thống dập cháy ở các vị trí sau đây phải được kiểm tra và thử chức năng:
Khu vực két dầu thô;
Buồng bơm dầu thô;
Buồng nồi hơi và máy;
Sân bay trực thăng.
Các biển báo theo yêu cầu phải được đặt đúng chỗ;
Kiểm tra hệ thống thoát nước ở vùng nguy hiểm;
Kiểm tra độ cách điện của các thiết bị điện ở khu vực nguy hiểm;
Kiểm tra bộ quần áo chữa cháy.
Đối với các thiết bị khai thác, cần phải tiến hành các kiểm tra sau:
Kiểm tra các hạng mục nêu trong 2.1.5.5.2.6 liên quan đến các thiết bị khai thác;
Kiểm tra tháp khoan có chú trọng tới trạng thái kết cấu của các thanh giằng, đặc biệt là biến dạng và chùng, lỏng của bulông (nếu sử dụng bulông). Đo chiều dày/ kiểm tra không phá huỷ các bộ phận kết cấu chính và có thể phải kiểm tra bulông sau khi tháo ra, nếu thấy cần thiết;
Thử không phá huỷ các bộ phận chịu lực chính của thiết bị khai thác bằng hạt từ và đo chiều dày càng nhiều càng tốt. Phải đo chiều dày/ kiểm tra không phá huỷ các bộ phận kết cấu đến mức có thể; 
Kiểm tra bên trong bình chịu áp lực và thiết bị trao đổi nhiệt. Nếu không thể được thì đo chiều dày. Kiểm tra các thiết bị có liên quan như van, ống và các thiết bị tương tự. Kiểm tra sự cài đặt chính xác của các van an toàn. Thử áp lực với áp suất làm việc cực đại;
Các bơm và máy nén có công suất, áp lực cao phải được mở toàn bộ hoặc từng phần để kiểm tra nếu thấy cần thiết. Phải thử áp lực nếu thấy cần thiết;
Kiểm tra tiếp cận hệ thống ống đứng. Các vùng có khả năng nứt cao phải được thử không phá huỷ bằng hạt từ hoặc thẩm thấu và đo chiều dày những chỗ cần thiết. 
Kiểm tra tổng thể và thử toàn bộ chức năng của hệ thống chống phun. Thử áp lực với áp suất làm việc cực đại;
Đo chiều dày của các bộ phận kết cấu của thiết bị nâng đến mức có thể. Phải thử không phá huỷ các bộ phận kết cấu chính; 
Hệ thống bảo vệ bằng nước cố định trong khu vực thiết bị xử lí phải được kiểm tra và thử chức năng;
Thử chức năng thiết bị an toàn và thiết bị đo như nêu trong 2.1.5.5.2.6 j);
Ngoài ra còn phải tiến hành các kiểm tra khác nếu thấy cần thiết.
Các yêu cầu về kiểm tra nồi hơi và thiết bị hâm dầu
Kiểm tra nồi hơi và thiết bị hâm dầu phải được tiến hành tuân thủ các yêu cầu nêu trong Chương 7, Phần 1B, QCVN 21:2010/BGTVT - Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép.
Các yêu cầu về kiểm tra trục chân vịt
Đối với giàn có máy chính, kiểm tra trục chân vịt phải được tiến hành theo các yêu cầu nêu trong Chương 8, Phần 1B, QCVN 21:2010/BGTVT - Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép.
Giám sát kỹ thuật
Giám sát kỹ thuật giàn được thực hiện theo các quy định tại 2.1.2, QCVN 49 : 2012/ BGTVT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và giám sát kỹ thuật giàn cố định trên biển.
Yêu cầu kỹ thuật về thân giàn 
Các yêu cầu về tải trọng tính toán, vật liệu, tính toán bền cho thân giàn phải tuân thủ theo TCVN 5310 - Công trình biển di động - Quy phạm phân cấp và chế tạo - Thân công trình biển.
Yêu cầu kỹ thuật về trang thiết bị
Các yêu cầu về các thiết bị lái, thiết bị neo, thiết bị căng, định vị động, thiết bị nâng hạ giàn, thiết bị khoan, thiết bị khai thác, sân bay trực thăng sẽ phải tuân thủ theo TCVN 5311 - Công trình biển di động - Quy phạm phân cấp và chế tạo - Trang thiết bị.
Yêu cầu kỹ thuật về ổn định 
Các yêu cầu về ổn định nguyên vẹn, ổn định tai nạn của giàn phải tuân thủ theo TCVN 5312 - Công trình biển di động - Quy phạm phân cấp và chế tạo - Ổn định.
Yêu cầu kỹ thuật về chia khoang
Các yêu cầu về chia khoang của giàn phải tuân thủ theo TCVN 5313 - Công trình biển di động – Quy phạm phân cấp và chế tạo - Chia Khoang.
Yêu cầu kỹ thuật về phòng và chữa cháy
Các yêu cầu về phòng và chữa cháy của giàn phải tuân thủ theo TCVN 5314 - Công trình biển di động – Quy phạm phân cấp và chế tạo - Phòng và chữa cháy.
Yêu cầu kỹ thuật về các thiết bị máy và hệ thống 
Các yêu cầu về các thiết bị máy và hệ thống của giàn phải tuân thủ theo TCVN 5315 - Công trình biển di động - Quy phạm phân cấp và chế tạo - Các thiết bị máy và hệ thống.
Yêu cầu kỹ thuật về trang bị điện
Các yêu cầu về trang bị điện của giàn phải tuân thủ theo TCVN 5316 - Công trình biển di động – Quy phạm phân cấp và chế tạo - Trang bị điện.
Yêu cầu kỹ thuật về vật liệu
Các yêu cầu về vật liệu của giàn phải tuân thủ theo TCVN 5317 - Công trình biển di động – Quy phạm phân cấp và chế tạo - Vật liệu.
Yêu cầu kỹ thuật về hàn
Các yêu cầu về hàn của giàn phải tuân thủ theo TCVN 5318 - Công trình biển di động – Quy phạm phân cấp và chế tạo - Hàn.
Yêu cầu kỹ thuật về trang bị an toàn
Các yêu cầu về trang bị an toàn của giàn phải tuân thủ theo TCVN 5319 - Công trình biển di động – Quy phạm phân cấp và chế tạo - Trang bị an toàn.
Yêu cầu kỹ thuật về thiết bị nâng
Các yêu cầu kỹ thuật về thiết bị nâng trên giàn phải tuân thủ theo TCVN 6968 - Thiết bị nâng trên công trình biển.
Yêu cầu kỹ thuật về các thiết bị áp lực và nồi hơi
Các yêu cầu kỹ thuật về thiết bị áp lực và nồi hơi của giàn phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn sau:
TCVN 6155 - Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa;
TCVN 6156 - Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa – Phương pháp thử;
TCVN 8366 - Bình chịu áp lực - Yêu cầu về thiết kế và chế tạo;
TCVN 7704 Nồi hơi – Yêu cầu kỹ thuật về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa.
CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
Quy định về chứng nhận và đăng ký kỹ thuật giàn
Quy định chung 
Tất cả các giàn thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này phải được kiểm tra, chứng nhận và đăng ký kỹ thuật theo các quy định tương ứng ở 3.1.2 và 3.1.3 dưới đây.
Cấp giấy chứng nhận cho giàn 
Giàn được cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế như quy định tại Thông tư số 33/2011/TT-BGTVT ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển, nếu thiết kế giàn hoàn toàn thoả mãn các yêu cầu của Quy chuẩn này.
Giàn được cấp các giấy chứng nhận như quy định tại Thông tư số 33/2011/TT-BGTVT ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, nếu kết quả kiểm tra trong quá trình đóng mới hoặc hoán cải giàn hoàn toàn thỏa mãn các yêu cầu của Quy chuẩn này.
Các giấy chứng nhận cấp cho giàn được xác nhận duy trì hiệu lực vào các đợt kiểm tra hàng năm, kiểm tra trung gian, kiểm tra trên đà/ kiểm tra dưới nước và bất thường hoặc cấp lại vào đợt kiểm tra định kỳ, nếu kết quả các đợt kiểm tra cho thấy giàn và các trang thiết bị lắp đặt trên giàn được bảo dưỡng và duy trì ở trạng thái thỏa mãn các quy định của Quy chuẩn này.
Đăng ký kỹ thuật giàn
Giàn được đăng ký vào Sổ đăng ký kỹ thuật công trình biển sau khi được Đăng kiểm kiểm tra và cấp các giấy chứng nhận theo quy định.
Sổ đăng ký kỹ thuật bao gồm các thông tin chính như sau: tên giàn, hô hiệu, quốc tịch, chủ giàn, công dụng, số phân cấp, số IMO (nếu có), tổng dung tích, kích thước chính, năm, nơi chế tạo, vật liệu thân giàn và các thông tin cần thiết khác.
Sau khi bị rút cấp, giàn bị xóa tên khỏi Sổ đăng ký kỹ thuật công trình biển. Nếu được kiểm tra phân cấp lại thì giàn được tái đăng ký vào Sổ đăng ký kỹ thuật công trình biển.
Rút cấp, phân cấp lại và sự mất hiệu lực của giấy chứng nhận 
Giàn đã được trao cấp sẽ bị Đăng kiểm rút cấp và xóa tên khỏi Sổ đăng ký kỹ thuật công trình biển trong các trường hợp sau:
Giàn không còn sử dụng được nữa;
Giàn không được kiểm tra để duy trì cấp theo quy định của Quy chuẩn này theo đúng thời gian đã ghi trong giấy chứng nhận phân cấp;
Khi Chủ giàn không sửa chữa những hư hỏng hay khuyết tật có ảnh hưởng đến cấp đang sử dụng của giàn;
Khi có yêu cầu của Chủ giàn;
Thay đổi ký hiệu cấp giàn
Đăng kiểm có thể thay đổi hoặc huỷ bỏ các ký hiệu cấp đã ấn định cho giàn nếu có sự thay đổi hoặc vi phạm các điều kiện làm cơ sở để trao cấp trước đây cho giàn.
Việc thay đổi hoặc huỷ bỏ các ký hiệu cấp này phải được cập nhật vào Sổ đăng ký kỹ thuật công trình biển.
Phân cấp lại
Giàn đã bị rút cấp nếu muốn phục hồi cấp hoặc trao cấp khác thì phải tiến hành kiểm tra định kỳ với khối lượng kiểm tra tùy thuộc vào tuổi và trạng thái kỹ thuật của giàn.
Nếu kết quả kiểm tra cho thấy trạng thái kỹ thuật của giàn phù hợp với các yêu cầu đã nêu trong Quy chuẩn này thì Đăng kiểm có thể phục hồi cấp mà trước đây giàn đã được trao hoặc trao cấp khác nếu xét thấy phù hợp.
Sự mất hiệu lực của các giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận phân cấp của giàn sẽ tự mất hiệu lực khi:
Giàn bị rút cấp như quy định trong 3.2.1;
Sau khi giàn bị tai nạn mà Đăng kiểm không được thông báo để tiến hành kiểm tra bất thường tại nơi xảy ra tai nạn hoặc tại nơi mà giàn được di dời tới ngay sau khi tai nạn;
Giàn được hoán cải về kết cấu hoặc có thay đổi về máy, thiết bị nhưng không được Đăng kiểm đồng ý hoặc không thông báo cho Đăng kiểm;
Sửa chữa các hạng mục nằm trong các hạng mục thuộc sự giám sát của Đăng kiểm nhưng không được Đăng kiểm chấp nhận hoặc không được Đăng kiểm giám sát;
Giàn hoạt động với các điều kiện không tuân theo các yêu cầu đối với cấp được trao hoặc các điều kiện hạn chế đã quy định;
Các yêu cầu trong đợt kiểm tra lần trước, mà yêu cầu đó là điều kiện để trao cấp hoặc duy trì cấp không được thực hiện trong thời gian quy định;
Chủ giàn không thực hiện các quy định về kiểm tra duy trì cấp giàn;
Giàn dừng hoạt động trong thời gian quá ba tháng, trừ trường hợp dừng giàn để sửa chữa theo yêu cầu của Đăng kiểm.
Các giấy chứng nhận khác của giàn sẽ tự mất hiệu lực khi:
Nếu đợt kiểm tra cần thiết không được thực hiện trong khoảng thời gian mà các tiêu chuẩn; quy chuẩn và công ước quốc tế yêu cầu;
Nếu các giấy chứng nhận không được xác nhận phù hợp với các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn và công ước quốc tế áp dụng.
Quản lý hồ sơ
Các hồ sơ do Đăng kiểm cấp
Giàn sau khi được Đăng kiểm kiểm tra thỏa mãn yêu cầu của Quy chuẩn này thì giàn sẽ được cấp các hồ sơ sau đây:
Hồ sơ thiết kế đã được thẩm định bao gồm tài liệu thiết kế đã thẩm định và giấy chứng nhận thẩm định thiết kế;
Hồ sơ kiểm tra bao gồm các giấy chứng nhận, các phụ lục đính kèm giấy chứng nhận, báo cáo kiểm tra hoặc thử, các chứng chỉ vật liệu và các sản phẩm, thiết bị lắp đặt trên giàn và các tài liệu liên quan theo quy định.
Quản lý hồ sơ
Tất cả các hồ sơ kiểm tra do Đăng kiểm cấp cho giàn phải được lưu giữ và bảo quản trên giàn. Các hồ sơ này phải được trình cho Đăng kiểm xem xét khi có yêu cầu.
Tất cả các hồ sơ kiểm tra do Đăng kiểm cấp cho giàn (bộ lưu giữ tại Đăng kiểm) được Đăng kiểm bảo mật và không cung cấp bất kỳ bản tính, bản vẽ, thuyết minh, nội dung chi tiết nào dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khi chưa có sự đồng ý trước của Chủ giàn, trừ trường hợp đặc biệt do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Trách nhiệm của chủ giàn, cơ sở thiết kế, chế tạo, hoán cải và sửa chữa giàn
Tuân thủ các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nêu trong Quy chuẩn này khi chế tạo, hoán cải, sửa chữa, nhập khẩu và trong quá trình khai thác giàn.
Thiết kế giàn thỏa mãn các quy định của Quy chuẩn này.
Tuân thủ các quy định về hồ sơ thiết kế và thẩm định thiết kế.
Chịu trách nhiệm duy trì trạng thái kỹ thuật giàn đang khai thác giữa hai kỳ kiểm tra thỏa mãn các quy định của Quy chuẩn này.
Chịu sự kiểm tra, giám sát của Cục Đăng kiểm Việt Nam về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong quá trình thiết kế, chế tạo mới, hoàn cải, sửa chữa, nhập khẩu và khai thác giàn.
Bảo quản, giữ gìn, không được sửa chữa, tẩy xóa hồ sơ đăng kiểm đã được cấp và xuất trình khi có yêu cầu theo quy định.
Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
Thẩm định thiết kế giàn theo đúng Quy chuẩn này và Thủ tục cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế công trình biển như quy định tại Thông tư số 33/2011/TT-BGTVT ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Kiểm tra trong quá trình chế tạo mới, hoán cải theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định phù hợp quy định của Quy chuẩn này.
Kiểm tra giàn trong quá trình khai thác bao gồm kiểm tra lần đầu, kiểm tra hàng năm, kiểm tra trung gian, kiểm tra trên đà hoặc kiểm tra dưới nước, kiểm tra định kỳ, kiểm tra bất thường theo yêu cầu của Quy chuẩn này.
Cấp các giấy chứng nhận cho giàn theo đúng Quy chuẩn này và Thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho công trình biển như quy định tại Thông tư số 33/2011/TT-BGTVT ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Đăng ký vào sổ kỹ thuật công trình biển cho các giàn đã được kiểm tra, giám sát kỹ thuật và phân cấp.
Tổ chức, hướng dẫn hệ thống đăng kiểm thống nhất trong phạm vi cả nước để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kỹ thuật, phân cấp và đăng ký kỹ thuật các giàn thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này.
Báo cáo và kiến nghị Bộ Giao thông vận tải về việc rà soát, thay thế hoặc hủy bỏ Quy chuẩn này theo định kỳ năm năm một lần hoặc sớm hơn khi cần thiết, kể từ ngày ban hành. 
Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này của các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn áp dụng cho các tổ chức, cá nhân liên quan thuộc đối tượng áp dụng của Quy chuẩn này.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Quy chuẩn này với quy định khác liên quan đến giàn thì áp dụng quy định của Quy chuẩn này.
Trong trường hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn, văn bản được viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định trong văn bản mới.
Trường hợp công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Quy chuẩn này thì thực hiện theo quy định tại công ước quốc tế đó.

File đính kèm:

  • docquy_chuan_ky_thuat_quoc_gia_ve_phan_cap_va_giam_sat_ky_thuat.doc