Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lỗi Bit của các đường truyền dẫn số

Thời gian khả dụng và thời gian không khả dụng (available time and

unavailable time)

- Theo Khuyến nghị ITU-T G.821 thời gian thực hiện phép đo được chia làm hai

phần: Phần thời gian khả dụng là thời gian trong đó hệ thống được coi là có khả

năng thực hiện các chức năng quy định và phần thời gian không khả dụng là thời

gian trong đó hệ thống được coi là không có khả năng làm việc. Các khoảng thời

gian 1 giây được tính là thời gian đơn vị để xem xét tỷ lệ lỗi bit.

- Sự chuyển đổi từ thời gian khả dụng sang thời gian không khả dụng bắt đầu bởi 10

giây liên tiếp, trong mỗi giây đó có tỷ lệ lỗi bit lớn hơn 10-3 hoặc có chỉ thị cảnh báo

(AIS). 10 giây này sẽ thuộc về thời gian không khả dụng.

- Sự chuyển đổi từ thời gian không khả dụng sang thời gian khả dụng bắt đầu bởi 10

giây liên tiếp, trong mỗi giây đó có tỷ lệ lỗi bit nhỏ hơn 10-3. 10 giây này sẽ thuộc về

thời gian khả dụng.

pdf 20 trang kimcuc 16720
Bạn đang xem tài liệu "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lỗi Bit của các đường truyền dẫn số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lỗi Bit của các đường truyền dẫn số

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lỗi Bit của các đường truyền dẫn số
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
QCVN 3:2010/BTTTT 
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA 
VỀ LỖI BIT CỦA CÁC ĐƯỜNG TRUYỀN DẪN SỐ 
National technical regulation 
on bit error rate of digital transmission path 
HÀ NỘI - 2010 
QCVN 3:2010/BTTTT 
MỤC LỤC 
1. QUY ĐỊNH CHUNG.................................................................................... 5 
1.1. Phạm vi điều chỉnh ...................................................................................5 
1.2. Đối tượng áp dụng ...................................................................................5 
1.3. Giải thích từ ngữ .......................................................................................5 
1.4. Các chữ viết tắt .........................................................................................6 
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT .............................................................................. 7 T
2.1. Phân bố chỉ tiêu lỗi bit cho kênh truyền dẫn số 64 kbit/s ................7 
2.1.1. Chỉ tiêu về DM và ES cho các cấp chuyển mạch ..................... 8 
2.1.2. Chỉ tiêu về giây bị lỗi nghiêm trọng cho các cấp mạch............ 8 
2.1.3. Phân bố chỉ tiêu cho mô hình đoạn số phân cấp theo tốc độ 
2 048 kbit/s ...................................................................................................... 9 
2.1.4. Tiêu chuẩn lỗi bit cho các luồng số có tốc độ cơ sở hoặc tốc 
độ lớn hơn....................................................................................................... 9 
2.2. Phân bố chỉ tiêu lỗi bit cho tuyến có tốc độ cao ..............................10 
2.2.1. Phân bố chỉ tiêu lỗi cho đoạn quốc gia...................................... 10 
2.2.2. Phân bố chỉ tiêu lỗi cho đoạn quốc tế ........................................ 10 
2.2.3. Xác định lỗi đối với luồng PDH.................................................... 11 
2.2.4. Xác định chỉ tiêu lỗi đối với luồng SDH ..................................... 13 
3. QUY TRÌNH ĐO LỖI BIT ......................................................................... 15 
3.1. Đo lỗi bit theo Khuyến nghị G.821 và M.550....................................15 
3.1.1. Đo lỗi bit trong điều kiện hệ thống đang khai thác.................. 15 
3.1.2. Đo lỗi bit trong điều kiện hệ thống ngừng khai thác ............... 16 
3.1.3. Phân tích kết quả............................................................................ 17 
3.2. Đo lỗi bit theo Khuyến nghị G.826 và M.2100 .................................17 
3.2.1. Đo lỗi khối trong điều kiện hệ thống đang khai thác............... 17 
3.2.2. Đo lỗi khối trong điều kiện hệ thống ngừng khai thác............ 18 
4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ ........................................................................ 19 
5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ....................................... 20 
6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN........................................................................... 20 
 2
 QCVN 3:2010/BTTTT 
Lời nói đầu 
QCVN 3:2010/BTTTT được xây dựng trên cơ sở soát xét, 
chuyển đổi Tiêu chuẩn ngành TCN 68-164: 1997 "Lỗi bit và rung 
pha của các đường truyền dẫn số - Yêu cầu kỹ thuật và quy trình 
đo kiểm" ban hành theo Quyết định số 796/1997/QĐ-TCBĐ ngày 
30 tháng 12 năm 1997 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện 
(nay là Bộ Thông tin và Truyền thông). 
Các quy định kỹ thuật và phương pháp xác định của QCVN 
3:2010/BTTTT phù hợp với Khuyến nghị G.826 (12/2002) của 
Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU-T). 
QCVN 3:2010/BTTTT do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên 
soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt và được ban hành 
kèm theo Thông tư số 18/2010/QĐ-BTTTT ngày 30 tháng 07 năm 
2010 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. 
3 
QCVN 3:2010/BTTTT 
 4
 QCVN 3:2010/BTTTT 
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA 
VỀ LỖI BIT CỦA CÁC ĐƯỜNG TRUYỀN DẪN SỐ 
National technical regulation on bit error rate of digital transmission path 
1. QUY ĐỊNH CHUNG 
1.1. Phạm vi điều chỉnh 
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định chỉ tiêu lỗi bit của các đường truyền dẫn 
số kết nối mạng theo cấu trúc PDH (tốc độ 2, 8, 34, 140 Mbit/s), SDH (tốc độ 155, 
622, 2 500 Mbit/s) và các kênh truyền dẫn số kết nối mạng 64 kbit/s với độ dài quy 
chuẩn. 
Đối với các đường truyền dẫn số tốc độ khác với các tốc độ nêu trên và cự ly thông 
tin khác với độ dài quy chuẩn, chỉ tiêu lỗi bit được quy định thông qua việc quy về 
các tốc độ và độ dài quy chuẩn tương ứng. 
1.2. Đối tượng áp dụng 
Quy chuẩn này áp dụng đối với các doanh nghiệp viễn thông có các đường truyền 
dẫn số theo cấu trúc PDH, SDH kết nối mạng với doanh nghiệp khác. 
1.3. Giải thích từ ngữ 
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 
1.3.1. Lỗi bit (bit error) 
Lỗi bit là sự thu sai bit do quá trình truyền dẫn tín hiệu trong mạng số gây ra. 
1.3.2. Tỷ lệ lỗi bit (Bit Error Rate – BER) 
BER là tỷ số giữa số bit bị lỗi trên tổng số bit phát đi. Thông số này đặc trưng cho 
chất lượng truyền dẫn của tuyến. 
1.3.3. Thời gian khả dụng và thời gian không khả dụng (available time and 
unavailable time) 
- Theo Khuyến nghị ITU-T G.821 thời gian thực hiện phép đo được chia làm hai 
phần: Phần thời gian khả dụng là thời gian trong đó hệ thống được coi là có khả 
năng thực hiện các chức năng quy định và phần thời gian không khả dụng là thời 
gian trong đó hệ thống được coi là không có khả năng làm việc. Các khoảng thời 
gian 1 giây được tính là thời gian đơn vị để xem xét tỷ lệ lỗi bit. 
- Sự chuyển đổi từ thời gian khả dụng sang thời gian không khả dụng bắt đầu bởi 10 
giây liên tiếp, trong mỗi giây đó có tỷ lệ lỗi bit lớn hơn 10-3 hoặc có chỉ thị cảnh báo 
(AIS). 10 giây này sẽ thuộc về thời gian không khả dụng. 
- Sự chuyển đổi từ thời gian không khả dụng sang thời gian khả dụng bắt đầu bởi 10 
giây liên tiếp, trong mỗi giây đó có tỷ lệ lỗi bit nhỏ hơn 10-3. 10 giây này sẽ thuộc về 
thời gian khả dụng. 
1.3.4. Giây bị lỗi (Errored Second – ES) 
Khoảng thời gian một giây trong đó có ít nhất một khối bị lỗi hoặc có ít nhất một sai 
hỏng. 
1.3.5. Giây bị lỗi nghiêm trọng (Severely Errored Second – SES) 
Khoảng thời gian một giây trong đó có nhiều hơn 30% khối bị lỗi hoặc có ít nhất một 
sai hỏng. SES là tập con của ES. 
5 
QCVN 3:2010/BTTTT 
1.3.6. Khối (block) 
Khối là tập hợp các bit liên tiếp trong luồng. Một bit thuộc về một khối và chỉ một khối 
mà thôi. 
1.3.7. Khối bị lỗi (Errored Block – EB) 
Khối trong đó có ít nhất một bit bị lỗi. 
1.3.8. Lỗi khối nền (Background Block Errored – BBE) 
Một khối bị lỗi không thuộc trong giây bị lỗi nghiêm trọng. 
1.3.9. Tỷ lệ giây bị lỗi (Errored Second Ratio – ESR) 
Tỷ số giữa giây bị lỗi và tổng số giây đo trong khoảng thời gian khả dụng. 
1.3.10. Tỷ lệ giây bị lỗi nghiêm trọng (Severely Errored Second Ratio – SESR) 
Tỷ số giữa giây bị lỗi nghiêm trọng và tổng số giây đo trong khoảng thời gian khả 
dụng. 
1.3.11. Tỷ lệ lỗi khối nền (Background Block Error Ratio – BBER) 
Tỷ số giữa lỗi khối nền và tổng số khối đo trong khoảng thời gian khả dụng. 
1.4. Các chữ viết tắt 
AIS Alarm Indication Signal Tín hiệu chỉ thị cảnh báo 
AU-AIS Administrative Unit - Alarm 
Indication Signal 
Tín hiệu chỉ thị cảnh báo của 
khối quản lý 
AU-LOP Administrative Unit - Loss Of 
Pointer 
Mất con trỏ của khối quản lý 
BBE Background Block Error Lỗi khối nền 
BBER Background Block Error Ration Tỷ lệ lỗi khối nền 
BIP Bit Interleaved Parity Cài bit chẵn lẻ 
CRC Cyclic Redundancy Check Kiểm tra vòng dư 
DM Degraded Minute Phút suy giảm chất lượng 
EB Errored Block Khối bị lỗi 
EDC Error Detection Code Mã phát hiện lỗi 
ES Errored Second Giây bị lỗi 
ESR Errored Second Ratio Tỷ lệ giây bị lỗi 
HP- PLM Higher-order Path - Mismatch Mất tải của luồng bậc cao hơn 
HP-LOM Higher-order Path - Loss of 
Multiframe Alìgnment 
Mất cân bằng đa khung của 
luồng bậc cao hơn 
HP-RDI Higher-order Path - Remote Defect 
Indication 
Chỉ thị sai hỏng từ xa của luồng 
bậc cao 
HP-TIM Higher-order Path - Trace Identifier 
Mismatch 
Mất phối hợp nhận dạng luồng 
bậc cao 
HP-UNEQ Higher-order Path - UNEQuipped Không được trang bị luồng bậc 
cao hơn 
HRP Hypothentical Reference Path Luồng số giả định chuẩn 
 6
 QCVN 3:2010/BTTTT 
HRX Hypothentical Reference Digital 
Connection 
Tuyến số giả định chuẩn 
IG International Gateway Cổng quốc tế 
LP-REI Lower-order Path - Remote Error 
Indication 
Chỉ thị lỗi từ xa cho luồng bậc 
thấp 
ISM In-Service Monitoring Giám sát khi đang khai thác 
LP-RDI Lower-order Path - Remote Defect 
Indication 
Chỉ thị sai hỏng từ xa cho luồng 
bậc thấp 
LP-TIM Lower-order Path - Trace Identifier 
Mismatch 
Mất phối hợp nhận dạng luồng 
bậc thấp 
LP-UNEQ Lower-order Path - UNEQuipped Không được trang bị luồng số 
bậc thấp hơn 
MS-AIS Multiplex Section - Alarm Indication 
Signal 
Tín hiệu chỉ thị cảnh báo của 
đoạn ghép 
PDH Plesiochronous Digital Hierachy Phân cấp số cận đồng bộ 
PEP Path End Point Điểm cuối luồng 
RS-TIM Regenerator Section Trace 
Identifier Mismatch 
Mất phối hợp nhận dạng đoạn 
lặp 
STM-LOF Synchronous Transport Module -
Loss Of Frame Alignment 
Mất đồng bộ khung của Module 
chuyển tải đồng bộ 
STM-LOS Synchronous Transport Module -
Loss Of Signal 
Mất tín hiệu của Module chuyển 
tải đồng bộ 
SDH Synchronous Digital Hierachy Phân cấp số đồng bộ 
SES Serverely Errored Second Giây bị lỗi nghiêm trọng 
SESR Serverely Errored Second Tỷ lệ giây bị lỗi nghiêm trọng 
TU-AIS Tributary Unit - Alarm Indication 
Signal 
Tín hiệu chỉ thị cảnh báo của 
khối nhánh 
TU-LOM Tributary Unit - Loss Of Multiframe Mất đa khung của khối nhánh 
TU-LOP Tributary Unit - Loss Of Pointer Mất con trỏ của khối nhánh 
VC Virtual Container Con-ten-nơ ảo 
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT 
2.1. Phân bố chỉ tiêu lỗi bit cho kênh truyền dẫn số 64 kbit/s 
Phù hợp với Khuyến nghị ITU-T G.821, mô hình tuyến số giả định chuẩn 
(Hypothetical Reference Digital Connection – HRX) hay còn gọi là tuyến quy chuẩn 
do ITU-T đề xuất (Hình 1) được sử dụng để đánh giá chất lượng một tuyến truyền 
dẫn. Tuyến quy chuẩn có độ dài tổng cộng là 27 500 km với thời gian đo các thông 
số lỗi được cho như Bảng 1. 
7 
QCVN 3:2010/BTTTT 
Cấp 
nội hạt 
LE LE 
Cấp 
trung bình Cấp cao
Cấp 
trung bình 
Cấp 
nội hạt 
iểm chuẩn T - Điểm chuẩn
1 250 km 25 000 km 1 250 km 
T - Đ
27 500 km
Hình 1 - Mô hình tuyến số giả định chuẩn 
Bảng 1 - Phân bố chỉ tiêu lỗi cho một đấu nối quốc tế 
Thông số đặc tính lỗi Chỉ tiêu (% thời gian) 
SES 0,2 
ES 8 
Toàn bộ độ của HRX được phân làm ba cấp: 
a. Cấp nội hạt (Local Grade) 
 Cấp nội hạt là phần của tuyến nằm giữa thuê bao và tổng đài nội hạt. 
b. Cấp trung bình (Medium Grade) 
Cấp trung bình là phần của tuyến nằm giữa tổng đài nội hạt và trung tâm 
chuyển mạch quốc tế. 
c. Cấp cao (High Grade) 
Cấp cao là phần của tuyến nằm giữa các trung tâm chuyển mạch quốc tế. 
2.1.1. Chỉ tiêu về DM và ES cho các cấp chuyển mạch 
Bảng 2 - Phân bố chỉ tiêu lỗi bit cho các cấp chuyển mạch 
Cấp mạch Phân bố chỉ tiêu DM và ES 
Nội hạt (2 đầu) 15% phân bố theo khối cho mỗi đầu 
Trung bình (2 đầu) 15% phân bố theo khối cho mỗi đầu 
Cao 40% (tương đương với chất lượng 
0,0016%/1 km cho tuyến 25 000 km) 
Khái niệm phân bố theo khối ở đây nghĩa là phân bố cho toàn cấp mạch đó mà 
không xét đến độ dài của mạch. 
2.1.2. Chỉ tiêu về giây bị lỗi nghiêm trọng cho các cấp mạch 
Chỉ tiêu tổng cộng về giây bị lỗi nghiêm trọng là 0,2%. Trong 0,2% này thì 0,1% được 
phân bố cho 3 cấp mạch như Bảng 3. 
 8
 QCVN 3:2010/BTTTT 
Bảng 3 - Phân bố SES cho các cấp mạch 
Cấp mạch Phân bố chỉ tiêu SES 
Nội hạt 0,015% phân bố theo khối cho mỗi đầu 
Trung bình 0,015% phân bố theo khối cho mỗi đầu 
Cao 0,04% 
0,1% SES còn lại được phân bố cho cấp trung bình và cấp cao để điều tiết các tác 
động bất lợi ảnh hưởng đến chất lượng truyền dẫn. Với các tuyến trong phần mạch 
bậc cao và trung bình có sử dụng hệ thống vô tuyến chuyển tiếp hoặc vệ tinh, có một 
phần phân bố mở rộng về chỉ tiêu SES. Tuyến sử dụng vi ba số chuyển tiếp 2 500 
km được phân bố một phần mở rộng về SES là 0,05% và phân bố một phần mở 
rộng 0,01% SES cho một đấu nối vệ tinh. 
2.1.3. Phân bố chỉ tiêu cho mô hình đoạn số phân cấp theo tốc độ 2048 kbit/s 
Một tuyến truyền dẫn thực thường có độ dài nhỏ hơn 27 500 km, do vậy Khuyến 
nghị ITU-T G.921 đã đưa ra mô hình đoạn số với các độ dài thực tế (50 km hoặc 280 
km). Một đoạn số là một hệ thống bao gồm hai thiết bị đầu cuối và môi trường truyền 
dẫn giữa chúng. Phân bố chỉ tiêu lỗi cho các đoạn số như Bảng 4. 
Bảng 4 - Phân bố chỉ tiêu lỗi cho một đoạn truyền dẫn số 
Cấp chất lượng 
của đoạn 
Độ dài đoạn 
km 
Phân bố (% của chỉ 
tiêu tổng thể) 
Đoạn số được sử 
dụng ở cấp mạch 
1 280 0,45 Cao 
2 280 2 Trung bình 
3 50 2 Trung bình 
4 50 5 Trung bình 
2.1.4. Tiêu chuẩn lỗi bit cho các luồng số có tốc độ cơ sở hoặc tốc độ lớn hơn 
2.1.4.1. Giây bị lỗi 
Tỷ lệ phần trăm giây bị lỗi quy về đấu nối 64 kbit/s được tính theo công thức sau: 
( ) ( )%100ji
1i
x
N
n
iJ
1 ∑
=
=
Trong đó: 
n: Số giây trong giây thứ i tại tốc độ cần đo 
N: Tỷ số giữa tốc độ bit cao hơn và 64 kbit/s 
J: Thời gian đo tính bằng giây (không tính thời gian không khả dụng) 
Tỷ số n/N tại giây thứ i bằng: 
 n/N Nếu 0 < n < N, 
 1 Nếu n ≥ N 
9 
QCVN 3:2010/BTTTT 
2.1.4.2. Giây bị lỗi nghiêm trọng 
Tỷ lệ phần trăm giây bị lỗi nghiêm trọng quy chuẩn về đấu nối tốc độ 64 kbit/s có thể 
được tính từ phép đo tại tốc độ bit cần đo như sau: 
Y% + Z% 
Trong đó: 
Y: Phần giây bị lỗi nghiêm trọng tại tốc độ bit cần đo. 
Z: Phần giây không bị lỗi nghiêm trọng nhưng có chứa một hoặc nhiều sự mất 
đồng bộ khung tại tốc độ cần đo. 
2.2. Phân bố chỉ tiêu lỗi bit cho tuyến có tốc độ cao 
Theo Khuyến nghị ITU-T G.826: 
Dựa trên các khái niệm và các thông số đặc tính đã định nghĩa, ITU-T đã đưa ra chỉ 
tiêu của các thông số cho mô hình luồng số giả chuẩn (Hypothetical Reference Path 
– HRP) ở tốc độ cấp 1 và lớn hơn. Luồng số giả chuẩn này có độ dài 27 500 km và 
thời gian đo các thông số lỗi là 1 tháng. 
Bảng 5 - Phân bố chỉ tiêu lỗi cho các tốc độ cao 
Tốc độ 
Mbit/s 
1,5 đến 5 Từ 5 đến 15 Từ 15 đến 
55 
Từ 55 đến 
160 
> 160 đến 
3500 
Bit/khối 800-5000 2000-8000 4000-20000 6000-20000 15000 - 
30000 
ESR 0,04 0,05 0,075 0,16 - 
SESR 0,002 0,002 0,002 0,002 0,002 
BBER 2 x 10-4 2 x 10-4 2 x 10-4 2 x 10-4 10-4
2.2.1. Phân bố chỉ tiêu lỗi cho đoạn quốc gia 
Mỗi đoạn quốc gia được phân bố chỉ tiêu cố định là 17,5%. Ngoài ra còn thêm vào 
sự phân bố về độ dài. Độ dài tuyến thực tế giữa điểm cuối luồng (PEP) và cổng quốc 
tế (IG) cần được tính đầu tiên. Nếu đoạn nào truyền bằng vô tuyến thì cần nhân với 
một hệ số thích hợp như sau: 
 + < 1 000 km: hệ số 1,5. 
+ ≥ 1 000 km và < 1 200 km: lấy chung là 1 500 km như cho đoạn truyền dẫn 
cáp. 
+ ≥ 1 200 km: hệ số 1,25. 
Khi biết được cả độ dài thực tế và độ dài tính toán thì giá trị nào nhỏ hơn sẽ được sử 
dụng. Độ dài này cần được làm tròn ngắn nhất đến 500 km và thêm 1% cho mỗi 
đoạn 500 km. Nhưng khi đoạn quốc gia bao gồm cả tuyến vệ tinh thì tổng phân bố 
42% chỉ tiêu ở Bảng 5 sẽ cho toàn bộ 2 phần quốc gia. 
2.2.2. Phân bố chỉ tiêu lỗi cho đoạn quốc tế 
Phân bố lỗi bit khối 2% cho mỗi nước trung gian và thêm 1% cho các nước kết cuối. 
Ngoài ra cần cộng thêm sự phân bố về độ dài vào lỗi bit khối. Khi luồng quốc tế qua 
các nước trung gian, độ dài tuyến thực tế giữa các IG liên tiếp (một hoặc hai cho mỗi 
 10
 QCVN 3:2010/BTTTT 
nước trung gian) cần được cộng thêm để tính toán toàn bộ độ dài quốc tế. Nếu đoạn 
nào truyền bằng vô tuyến thì cần nhân với một hệ số thích hợp như sau: 
 + < 1 000 km: hệ số 1,5. 
+ ≥ 1 000 km và < 1 200 km: lấy chung là 1 500 km như cho đoạn truyền dẫn 
cáp. 
+ ≥ 1 200 km: hệ số 1,25. 
Khi biết được cả độ dài thực tế và độ dài tính toán thì giá trị nào nhỏ hơn sẽ được sử 
dụng. Độ dài này cần được làm tròn ngắn nhất đến 500 km và thêm 1% cho mỗi 
đoạn 500 km. 
Trong trường hợp phân bố cho đoạn quốc tế thấp hơn 6% thì lấy luôn trị số 6% làm 
chỉ tiêu phân bố lỗi bit. 
Hoàn toàn độc lập với cách tính theo độ dài, trong đoạn quốc tế có bất kỳ chặng vệ 
tinh thì sẽ phân bố 35% chỉ tiêu ở Bảng 5 và 35% này thay thế sự phân bố chỉ tiêu 
cho độ dài chặng đó. 
PEP IG IG IG IG IG PEP
Các nước 
trung gian 
Đoạn quốc tế 
Luồng số giả định chuẩn 
27 500 km 
Nước 
kết cuối 
Nước 
kết cuối 
Hình 2 - Mô hình luồng số giả định chuẩn 
2.2.3. Xác định lỗi đối với luồng PDH 
2.2.3.1. Kích cỡ khối để thử luồng PDH 
Kích cỡ khối để thử luồng PDH trong hệ thống đang khai thác được cho trong Bảng 
6. 
Bảng 6 - Kích cỡ khối PDH 
Tốc độ bit của luồng 
PDH kbit/s 
Kích cỡ khối PDH bit EDC/không có EDC 
2048 
8448 
34368 
139264 
2048 
4224 
4296 
17408 
CRC-4 
Không có EDC 
Không có EDC 
Không có EDC 
11 
QCVN 3:2010/BTTTT 
2.2.3.2. Các bất bình thường (Anomatics) 
Hai trạng thái bất bình thường trong hệ thống đang khai thác được sử dụng để xác 
định chỉ tiêu lỗi bit của luồng PDH. 
a1: Một tín hiệu đồng bộ khung bị lỗi (an errored frame alignment signal). 
a2: Một khối bị lỗi (EB) được chỉ thị bằng mã phát hiện lỗi (EDC). 
2.2.3.3. Các sai hỏng 
Ba trạng thái sai hỏng của tín hiệu lối vào trong hệ thống đang khai thác được sử 
dụng để xác định chỉ tiêu lỗi bit của luồng PDH. 
d1: Mất khung (Loss of frame). 
d2: Tín hiệu chỉ thị cảnh báo (Alarm Indication Signal). 
d3: Mất đồng bộ khung (Loss of frame alignment). 
2.2.3.4. Các kiểu luồng PDH 
Tùy theo thiết bị thử ISM liên quan đối với luồng PDH sẽ có 4 loại cấu trúc luồng như 
sau: 
* Kiểu 1: Luồng được cấu trúc bởi khung và khối 
Một tập hợp đầy đủ chỉ thị sai hỏng d1, d2, d3 và các chỉ thị bất bình thường a1, 
a2 do thiết bị kiểm tra cung cấp khi hệ thống đang khai thác (ISM). 
* Kiểu 2: Luồng được cấu trúc bởi khung 
Một tập hợp đầy đủ chỉ thị sai hỏng d1, d2, d3 và bất bình thường a1 do thiết bị 
kiểm tra cung cấp khi hệ thống đang khai thác. 
* Kiểu 3: Các luồng được cấu trúc khung khác 
Một loạt các giới hạn của chỉ thị sai hỏng d1, d2 và bất bình thường a1 do thiết bị 
kiểm tra cung cấp khi hệ thống đang khai thác. Ngoài ra ISM còn chỉ thị cả số 
lượng chuỗi tín hiệu đồng bộ khung bị lỗi trong mỗi giây. 
* Kiểu 4: Các luồng không định dạng khung 
Một loạt các giới hạn của chỉ thị sai hỏng d1, d2 do thiết bị kiểm tra cung cấp khi 
hệ thống đang khai thác. 
2.2.3.5. Các thông số và tiêu chuẩn đo luồng PDH 
Bảng 7 - Các thông số và tiêu chuẩn đo 
Kiểu luồng Các thông số Tiêu chuẩn đo 
ESR Một giây bị lỗi quan sát được khi trong một 
giây ít nhất có một bất bình thường a1 hoặc a2 
hoặc một sai hỏng d1 đến d3 xảy ra. 
SESR Một giây bị lỗi nghiêm trọng quan sát được khi 
trong một giây ít nhất có ‘x’ bất bình thường a1 
hoặc a2, hoặc một sai hỏng d1 đến d3 xảy ra. 
1 BBER Một lỗi khối cơ bản quan sát được khi: một bất 
bình thường a1 hoặc a2 xảy ra trong một khối 
nhưng không thuộc phần giây bị lỗi nghiêm 
 12
 QCVN 3:2010/BTTTT 
trọng. 
ESR Một giây bị lỗi quan sát được khi trong một 
giây ít nhất có một bất bình thường a1 hoặc 
một sai hỏng d1 đến d3 xảy ra 
2 
SESR Một giây bị lỗi nghiêm trọng quan sát được khi 
trong một giây ít nhất có ‘x’ bất bình thường a1 
hoặc một sai hỏng d1 hoặc d2 xảy ra. 
ESR Một giây bị lỗi quan sát được khi trong một 
giây ít nhất có một bất bình thường a1 hoặc 
một sai hỏng d1 hoặc d2 xảy ra. 
3 
SESR Một giây bị lỗi nghiêm trọng quan sát được khi 
trong một giây có ít nhất ‘x’ bất bình thường a1 
hoặc một sai hỏng d1 hoặc d2 xảy ra 
4 SESR Một giây bị lỗi nghiêm trọng quan sát được khi 
trong một giây ít nhất có một sai hỏng d1 hoặc 
d2 xảy ra. 
2.2.3.6. Tiêu chuẩn cho việc phát hiện một giây bị lỗi nghiêm trọng trong luồng PDH 
Bảng 8 liệt kê giá trị ‘x’ gây ra một giây bị lỗi nghiêm trọng (SES) trong khi kiểm tra 
hệ thống đang khai thác. 
Bảng 8 - Tiêu chuẩn có SES trên các tuyến PDH 
Tốc độ bit (kbit/s) 2 048 
Kiểu EDC CRC-4 
Số khối/1 giây 1 000 
Số bit/1 khối 2 048 
Ngưỡng SES trước Khuyến nghị G.826 x = 805 
Ngưỡng ISM dựa trên SES của Khuyến 
nghị G.826 
x = 30% khối bị lỗi 
2.2.4. Xác định chỉ tiêu lỗi đối với luồng SDH 
2.2.4.1. Chuyển đổi phép đo BIP thành đo lỗi khối 
Trong một luồng, một BIP-n tương ứng với một khối. BIP-n không được thể hiện ra 
khi kiểm tra ‘n’ khối kiểm tra chèn chẵn lẻ riêng rẽ. Nếu như bất kỳ một trong ‘n’ sự 
kiểm tra chẵn lẻ riêng rẽ bị sai thì khối đo được coi là có lỗi. 
2.2.4.2. Kích cỡ khối của luồng SDH 
Bảng 9 - Kích cỡ khối dùng để kiểm tra luồng SDH 
Tốc độ bit của 
luồng SDH 
kbit/s 
Kiểu luồng 
Kích cỡ khối sử 
dụng trong G.826 
Bit 
EDC 
2 240 VC-12 1 120 BIP-2 
13 
QCVN 3:2010/BTTTT 
48 960 VC-3 6 120 BIP-8 
150 336 VC-4 18 792 BIP-8 
601 344 VC-4-4c 75 168 BIP-8 
2.2.4.3. Các bất bình thường 
Trong hệ thống đang khai thác, trạng thái bất bình thường được sử dụng để xác định 
chỉ tiêu lỗi bit của luồng khi luồng đó không ở trạng thái sai hỏng. Bất bình thường 
sau được xác định: 
a1: Một khối bị lỗi qua chỉ thị EDC (xem 2.2.4.1). 
2.2.4.4. Các sai hỏng 
Các sai hỏng được trình bày trong Bảng 10. 
Bảng 10 - Các sai hỏng dẫn đến SES 
Sai hỏng Sai hỏng đầu gần Sai hỏng Sai hỏng đầu xa 
d14 LP UNEQ d16 LP RDI 
d13 LP TIM 
d12 TU LOP 
d11 TU AIS 
d10 HP LOM 
d9 HP PLM 
d8 HP UNEQ d15 HP RDI 
d7 HP TIM 
d6 AU LOP 
d5 AU AIS 
d4 MS AIS 
d3 RS TIM 
d2 STM LOF 
d1 STM LOS 
Quan hệ giữa sai hỏng và SES được trình bày trong Bảng 11. 
Bảng 11 - Quan hệ giữa sai hỏng và SES 
 Sai hỏng sử dụng để đánh 
giá SES của luồng bậc cao 
Sai hỏng sử dụng để đánh 
giá SES của luồng bậc thấp 
Đầu gần Sai hỏng từ d1 đến d8 Sai hỏng từ d1 đến d14
Đầu xa Sai hỏng d15 Sai hỏng d16
2.2.4.5. Các thông số và tiêu chuẩn đo lường SDH 
Đối với luồng truyền dẫn SDH, các thông số chỉ tiêu được xác định như sau: 
 14
 QCVN 3:2010/BTTTT 
ES: Một giây bị lỗi quan sát được khi trong một giây ít nhất có một bất bình 
thường a1 hoặc một sai hỏng theo Bảng 10. 
SES: Một giây bị lỗi nghiêm trọng quan sát được khi trong một giây ít nhất có ‘x’ 
khối bị lỗi hoặc một sai hỏng theo Bảng 10. 
BBE: Một lỗi khối nền quan sát được khi một bất bình thường a1 xảy ra trong 
một khối nhưng không thuộc giây bị lỗi nghiêm trọng. 
Mức ngưỡng của SES được qui định trong Bảng 12. 
Bảng 12 - Mức ngưỡng của SES 
Kiểu luồng Ngưỡng cho SES 
(số khối bị lỗi trong một giây) 
VC-12 600 
VC-3 2 400 
VC-4 2 400 
VC-2-5c 600 
VC-4-4c 2 400 
3. QUY TRÌNH ĐO LỖI BIT 
3.1. Đo lỗi bit theo Khuyến nghị G.821 và M.550 
Nguyên tắc của phép đo là phát một tín hiệu mẫu giả ngẫu nhiên trên một kênh 64 
kbit/s. Ở đầu thu tín hiệu thu được sẽ so sánh với tín hiệu mẫu tương tự phía phát. 
Sự sai lệch sẽ cho ra lỗi bit. 
3.1.1. Đo lỗi bit trong điều kiện hệ thống đang khai thác 
Theo phương thức này máy đo đặt tại một nút mạng nhằm mục đích giám sát hoạt 
động thường xuyên của mạng. 
a) Sơ đồ đo 
PCM TDM TDM PCM   
2 M 140 M 2 M 
Máy đo lỗi bit 
Hình 3 - Đo lỗi bit trong điều kiện hệ thống đang khai thác 
b) Máy đo 
Sử dụng các máy đo như P-2032, EPE 06, EPE 07, EPM 41 
c) Tiến hành đo 
15 
QCVN 3:2010/BTTTT 
Đặt các thông số trong máy đo tương ứng với tín hiệu thu như: mã đường truyền, độ 
dài mẫu tín hiệu, tốc độ bit, lối vào đồng trục hay cân bằng. 
d) Thời gian đo 
Trên luồng 2 048 kbit/s: 4 ngày cho đo giám sát, 24 giờ cho đo bảo dưỡng. 
3.1.2. Đo lỗi bit trong điều kiện hệ thống ngừng khai thác 
Mục đích phương thức đo này nhằm kiểm tra riêng các thành phần truyền dẫn, trong 
đo kiểm phục vụ công tác nghiệm thu, bảo dưỡng. 
a) Đo đầu cuối đến đầu cuối 
- Sơ đồ đo 
PCM TDM TDM PCM  
2 M 140 M 2 M
Máy phát 
mẫu thử 
Máy đo 
lỗi bit 
Hình 4 - Đo lỗi bit đầu cuối đến đầu cuối 
- Tiến hành đo 
Đặt các thông số máy phát và máy thu giống nhau: tốc độ bit, mã đường truyền, độ 
dài mẫu thử, kiểu lối vào/ra. 
Chuỗi mẫu thử 211 - 1 = 2 047 bit 
b) Phương pháp đấu vòng 
Mục đích của phương pháp đấu vòng là sử dụng một thiết bị đo lỗi bit cho cả tuyến. 
Hình 5 là ví dụ sơ đồ đo lỗi bit bằng phương pháp đấu vòng (loopback) cho tuyến vi 
ba. 
PCM 
RF 
IF PCM 
RF 
IF 
THU - PHÁT 
Đấu vòng 
Hình 5 - Đo lỗi bit theo phương pháp đấu vòng 
 16
 QCVN 3:2010/BTTTT 
- Tiến hành đo: 
+ Đặt các thông số khối phát và khối thu giống nhau: tốc độ bit, mã đường truyền, độ 
dài mẫu thử, kiểu lỗi vào/ra. 
+ Thực hiện đấu vòng (loopback) tại đầu xa, như vậy độ dài tuyến sẽ gấp đôi. 
3.1.3. Phân tích kết quả 
Kết quả đo được hiển thị dưới dạng: 
- Tổng thời gian đo (giây) 
- Thời gian khả dụng (tính theo giây) 
- Số giây mắc lỗi (%) 
- Số giây mắc lỗi nghiêm trọng (%) 
- Số phút suy giảm chất lượng (%) 
Các giá trị đo được không được vượt quá các giá trị cho trong Bảng 1. 
3.2. Đo lỗi bit theo Khuyến nghị G.826 và M.2100 
Mục đích của phép đo lỗi bit theo G.826 và M.2100 là đo lỗi khối, các giây bị lỗi khối, 
các giây bị lỗi khối, các giây bị lỗi nghiêm trọng và lỗi khối nền cho các tốc độ cấp 
một và lớn hơn như theo phân bố chỉ tiêu lỗi bit trong Bảng 5. 
3.2.1. Đo lỗi khối trong điều kiện hệ thống đang khai thác 
a) Sơ đồ đo như Hình 6 
Giao 
diện điện 
Ghép 
kênh 
PDH 
(SDH) 
Ghép 
kênh 
PDH 
(SDH)
Ghép 
kênh 
PDH 
(SDH)
Máy đo 
lỗi bit 
Máy đo 
lỗi bit 
Bộ tái tạo 
Hình 6 - Đo lỗi khối trong điều kiện hệ thống đang khai thác 
b) Tiến hành đo: 
Đặt các thông số tương ứng với tín hiệu luồng cần đo như: tốc độ bit, kích cỡ khối 
tương ứng, giao diện đo... 
Việc đo tỷ lệ lỗi khối nền, tỷ lệ giây bị lỗi khối và tỷ lệ giây bị lỗi khối nghiêm trọng 
được thông qua việc nhận dạng các biến cố: các bất bình thường và các sai hỏng 
như trong Bảng 7 và Bảng 10. Thiết bị đo sẽ đưa ra kết quả ESR, SESR, BBER cho 
các chiều thu phát của tuyến như Bảng 13. 
17 
QCVN 3:2010/BTTTT 
Bảng 13 - Các biến cố mạng SDH trên các luồng đối với phép đo chỉ tiêu 
Chỉ thị Hướng Thông số 
Các lỗi B3 Thu ESR/SESR/BBER 
HP-REI Phát ESR/SESR/BBER 
LP-REI Phát ESR/SESR/BBER 
Các lỗi BIP-2 Thu ESR/SESR/BBER 
AU-LOP Thu ESR/SESR 
AU-AIS Thu ESR/SESR 
HP-RDI Phát ESR/SESR 
TU-LOP Thu ESR/SESR 
TU-AIS Thu ESR/SESR 
TU-LOM Thu ESR/SESR 
HP-TIM Thu Xem chú thích 
LP-TIM Thu Xem chú thích 
LP-RDI Phát ESR/SESR 
CHÚ THÍCH: Đối với các phép đo trong điều kiện hệ thống đang khai thác hoặc không khai thác, HP-TIM và LP-
TIM có thể vẫn được duy trì cho mục đích thông tin và trong phép đo nó được sử dụng để đánh giá thông số 
ESR/SESR. 
3.2.2. Đo lỗi khối trong điều kiện hệ thống ngừng khai thác 
Chuỗi tín hiệu sử dụng: 
Đối với tốc độ 34368 và 139264 kbit/s thì dùng chuỗi ngẫu nhiên có độ dài 223 - 1 = 
8 338 607 bit. 
Đối với các luồng SDH: 
Cấu trúc tín hiệu thử: TSS1, TSS3, TSS5, TSS7 = 223 - 1. 
 TSS2, TSS4, TSS6, TSS8 = 215 - 1. 
Bảng 14 - Kích cỡ khối PDH có EDC 
Tốc độ bit, 
kbit/s 
Kích cỡ khối 
PDH, bit 
Độ dài khối 
PDH 
Mã sửa lỗi 
2 048 
34 368 
2 048 
4 296 
1 ms 
106 μs 
CRC-4 
Kiểm tra bit chẵn 
lẻ đơn 
Bảng 15 - Kích cỡ khối PDH không có EDC 
Tốc độ bit, 
kbit/s 
Kích cỡ khối 
PDH, bit 
Độ dài khối PDH 
8 448 
34 368 
139 264 
4 224 
4 296 
17 408 
500 ms 
125 μs 
125 μs 
 18
 QCVN 3:2010/BTTTT 
a) Đo đầu cuối đến đầu cuối 
* Sơ đồ đo như Hình 7. 
Ghép 
kênh 
PDH 
(SDH) 
Ghép 
kênh 
PDH 
(SDH) 
Máy đo 
lỗi bit 
Bộ tái tạo
Máy đo 
lỗi bit 
Hình 7 - Đo lỗi khối đầu cuối đến đầu cuối 
* Tiến hành đo 
Đặt các thông số giữa máy phát và máy thu giống nhau: tốc độ bit, kích cỡ khối 
tương ứng, chuỗi tín hiệu thử 
b) Đo theo mục đích đấu vòng 
Mục đích của phương pháp đấu vòng là sử dụng một thiết bị đo lỗi bit cho cả tuyến. 
* Sơ đồ đo như Hình 8. 
Ghép 
kênh 
PDH 
(SDH)
Máy đo 
lỗi bit 
Bộ tái tạo
Ghép 
kênh 
PDH 
(SDH) 
Hình 8 - Đo lỗi khối theo phương pháp đấu vòng 
* Tiến hành đo: 
Tương tự như đo đầu cuối - đầu cuối. Chú ý khi đấu vòng độ dài tuyến cần đo là gấp 
đôi so với đo đầu cuối - đầu cuối. 
4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ 
4.1. Các tuyến truyền dẫn kết nối mạng giữa các doanh nghiệp viễn thông phải tuân 
thủ các chỉ tiêu về lỗi bit và quy trình đo kiểm quy định tại Quy chuẩn này. 
4.2. Các tuyến truyền dẫn kết nối trong nội bộ mạng của một doanh nghiệp viễn 
thông không bắt buộc phải tuân thủ chỉ tiêu lỗi bit nêu tại Quy chuẩn này. 
19 
QCVN 3:2010/BTTTT 
5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN 
5.1. Các doanh nghiệp viễn thông khi thoả thuận kết nối và đấu nối với mạng viễn 
thông của doanh nghiệp khác phải đảm bảo các tuyến kết nối có chất lượng kết nối 
phù hợp với Quy chuẩn này. 
5.2. Trong trường hợp có tranh chấp về kết nối mạng, các doanh nghiệp viễn thông 
phải kiểm tra chất lượng kết nối theo Quy chuẩn này và sử dụng Quy chuẩn này làm 
cơ sở kỹ thuật để giải quyết tranh chấp. 
5.3. Trong trường hợp các doanh nghiệp viễn thông đạt được các thoả thuận kết nối 
mạng khác với Quy chuẩn này, các nội dung khác này phải được nêu rõ trong thoả 
thuận kết nối. Các doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm giải quyết các vấn đề 
phát sinh liên quan.
6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
6.1. Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm hướng dẫn, tổ 
chức triển khai quản lý kết nối mạng viễn thông của các doanh nghiệp theo Quy 
chuẩn này. 
6.2. Quy chuẩn này được áp dụng thay thế Tiêu chuẩn ngành TCN 68-164:1997 "Lỗi 
bit và rung pha của các đường truyền dẫn số - Yêu cầu kỹ thuật và quy trình đo 
kiểm", phần về chỉ tiêu lỗi bit. 
6.3. Trong trường hợp các quy định nêu tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung 
hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới. 
 20

File đính kèm:

  • pdfquy_chuan_ky_thuat_quoc_gia_ve_loi_bit_cua_cac_duong_truyen.pdf