Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng kênh thuê riêng SDH

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định các chỉ tiêu chất lượng đối với kênh thuê

riêng kết nối mạng cấu trúc theo phân cấp số đồng bộ (SDH), bao gồm các yêu cầu

kỹ thuật và phương pháp đo cho kết nối kênh thuê riêng hai chiều và đối xứng của

các công ten nơ ảo VC, tức là các VC-4, VC-3, VC-2 và VC-12.

Quy chuẩn này áp dụng cho các kênh thuê riêng SDH, bao gồm cả một phần kênh

thuê riêng, mà khi thiết lập hay giải phóng không yêu cầu có bất cứ trao đổi giao

thức nào hay có sự can thiệp nào khác tại NTP.

Kết nối được xác định hiện hữu thông qua các giao diện tại các điểm kết cuối mạng

(NTP) và bao gồm bất cứ thiết bị nào cung cấp NTP. Cùng với Quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về đặc tính điện/vật lý của các giao diện điện phân cấp số, Quy chuẩn này

đưa ra các yêu cầu chất lượng kênh thuê riêng cung cấp cho khách hàng.

pdf 30 trang kimcuc 18520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng kênh thuê riêng SDH", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng kênh thuê riêng SDH

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng kênh thuê riêng SDH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
QCVN 4:2010/BTTTT 
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA 
VỀ CHẤT LƯỢNG KÊNH THUÊ RIÊNG SDH 
National technical regulation on quality of SDH leased lines 
QCVN 4:2010/BTTTT 
HÀ NỘI – 2010 
Mục lục 
1. QUY ĐỊNH CHUNG ................................................................................................ 5 
1.1. Phạm vi điều chỉnh............................................................................................ 5 
1.2. Đối tượng áp dụng............................................................................................ 5 
1.3. Tài liệu viện dẫn................................................................................................ 5 
1.4. Giải thích từ ngữ ............................................................................................... 6 
 1.5. Ký hiệu.............................................................................................................. 7 
 1.6. Chữ viết tắt ....................................................................................................... 8 
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT ......................................................................................... 10 
2.1. Quy định chung cho các kết nối kênh thuê riêng VC-4, VC-3, VC-2 và 
VC-12 .................................................................................................................... 10 
2.1.1. Dung sai định thời của Công ten nơ ảo.................................................. 10 
2.1.2. Trễ truyền ............................................................................................... 10 
2.1.3. Rung pha................................................................................................ 11 
2.1.4. Đặc tính lỗi ............................................................................................. 11 
2.2. Các yêu cầu kỹ thuật cho kết nối kênh thuê riêng VC-4................................. 11 
2.2.1. Khả năng truyền tải thông tin.................................................................. 11 
2.2.2. Đặc tính lỗi ............................................................................................. 12 
2.3. Các yêu cầu kỹ thuật cho kết nối kênh thuê riêng VC-3................................. 12 
2.3.1. Khả năng truyền tải thông tin.................................................................. 12 
2.3.2. Đặc tính lỗi ............................................................................................. 13 
2.4. Các yêu cầu kỹ thuật cho kết nối kênh thuê riêng VC-2................................. 13 
2.4.1. Khả năng truyền tải thông tin.................................................................. 13 
2.4.2. Đặc tính lỗi ............................................................................................. 14 
2.5. Các yêu cầu kỹ thuật cho kết nối kênh thuê riêng VC-12............................... 15 
2.5.1. Khả năng truyền tải thông tin.................................................................. 15 
2.5.2. Đặc tính lỗi ............................................................................................. 16 
3. PHƯƠNG PHÁP ĐO KIỂM .................................................................................. 16 
3.1. Giới thiệu chung ............................................................................................ 16 
3.1.1. Kết nối thiết bị ........................................................................................ 16 
3.2. Phương pháp đo ........................................................................................... 16 
3.2.1. Dung sai định thời, khả năng truyền tải và tính đối xứng của kênh thuê 
riêng ................................................................................................................. 16 
3.2.2. Trễ .......................................................................................................... 18 
3.2.3. Phát tín hiệu chỉ thị cảnh báo (AIS) ........................................................ 18 
3.2.4. Đặc tính lỗi ............................................................................................. 19 
 2 
 QCVN 4:2010/BTTTT 
4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ......................................................................................20 
5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ........................................................21 
6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.........................................................................................21 
Phụ lục A (Tham khảo) Các giới hạn của lỗi ........................................................22 
Phụ lục B (Tham khảo) Các sai hỏng và các tín hiệu bảo trì của các kết nối 
kênh thuê riêng........................................................................................................27 
Phụ lục C (Tham khảo) Cấu hình kết nối kênh thuê riêng VC bậc thấp .............30 
 3
QCVN 4:2010/BTTTT 
Lời nói đầu 
QCVN 4:2010/BTTTT do Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn 
thông biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt và được 
ban hành kèm theo Thông tư số 18/2010/TT-BTTTT ngày 30 tháng 
07 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. 
Các quy định kỹ thuật và phương pháp xác định của QCVN 
4:2010/BTTTT phù hợp với tiêu chuẩn ETSI EN 301 164 v1.1.1 
(1999-05) của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI). 
 4 
 QCVN 4:2010/BTTTT 
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG 
KÊNH THUÊ RIÊNG SDH 
National technical regulation on quality of SDH leased lines 
1. QUY ĐỊNH CHUNG 
1.1. Phạm vi điều chỉnh 
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định các chỉ tiêu chất lượng đối với kênh thuê 
riêng kết nối mạng cấu trúc theo phân cấp số đồng bộ (SDH), bao gồm các yêu cầu 
kỹ thuật và phương pháp đo cho kết nối kênh thuê riêng hai chiều và đối xứng của 
các công ten nơ ảo VC, tức là các VC-4, VC-3, VC-2 và VC-12. 
Quy chuẩn này áp dụng cho các kênh thuê riêng SDH, bao gồm cả một phần kênh 
thuê riêng, mà khi thiết lập hay giải phóng không yêu cầu có bất cứ trao đổi giao 
thức nào hay có sự can thiệp nào khác tại NTP. 
Kết nối được xác định hiện hữu thông qua các giao diện tại các điểm kết cuối mạng 
(NTP) và bao gồm bất cứ thiết bị nào cung cấp NTP. Cùng với Quy chuẩn kỹ thuật 
quốc gia về đặc tính điện/vật lý của các giao diện điện phân cấp số, Quy chuẩn này 
đưa ra các yêu cầu chất lượng kênh thuê riêng cung cấp cho khách hàng. 
1.2. Đối tượng áp dụng 
Quy chuẩn này áp dụng đối với các doanh nghiệp cung cấp kênh thuê riêng SDH và 
các doanh nghiệp thiết lập hạ tầng mạng viễn thông sử dụng kênh thuê riêng SDH 
để kết nối mạng với doanh nghiệp khác. 
1.3. Tài liệu viện dẫn 
[1] EN 300 417-2-1: "Transmission and Multiplexing (TM); Generic requirements 
of transport functionality of equipment; Part 2-1: Synchronous Digital 
Hierarchy (SDH) and Plesiochronous Digital Hierarchy (PDH) physical section 
layer functions". 
[2] EN 300 417-3-1: "Transmission and Multiplexing (TM); Generic requirements 
of transport functionality of equipment; Part 3-1: Synchronous Transport 
Module-N (STM-N) regenerator and multiplex section layer functions". 
[3] EN 300 417-4-1: "Transmission and Multiplexing (TM); Generic requirements 
of transport functionality of equipment; Part 4-1: Synchronous Digital 
Hierarchy (SDH) path layer functions". 
[4] EN 301 165: "Transmission and Multiplexing (TM); Synchronous Digital 
Hierarchy (SDH): SDH leased lines; Network and terminal interface 
presentation". 
[5] ITU-T Recommendation G.826 (1996): "Error performance parameters and 
objectives for international, constant bit rate digital paths at or above the 
primary rate". 
[6] EN 300 417-1-1: "Transmission and Multiplexing (TM); Generic requirements 
of transport functionality of equipment; Part 1-1: Generic processes and 
performance". 
[7] EN 300 462-2: "Transmission and Multiplexing (TM); Generic requirements for 
synchronization networks; Part 2: Synchronization network architecture". 
[8] ITU-T Recommendation M.2100 (1995): "Performance limits for bringing-into-
 5
QCVN 4:2010/BTTTT 
service and maintenance of international digital paths, sections and 
transmission systems". 
[9] QCVN 3:2010/BTTTT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lỗi bit của các đường 
truyền dẫn số 
[10] QCVN 7:2010/BTTTT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giao diện quang cho 
thiết bị kết nối mạng SDH 
[11] QCVN 2:2010/BTTTT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đặc tính điện/vật lý 
của các giao diện điện phân cấp số 
[12] Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung pha và trôi pha của các đường truyền 
dẫn số 
[13] TCVN 8073:2009, Mạng viễn thông - Đặc tính kỹ thuật của đồng hồ chuẩn sơ 
cấp 
1.4. Giải thích từ ngữ 
1.4.1. Kênh thuê riêng (leased lines) 
Phương tiện viễn thông của mạng viễn thông công cộng cung cấp các đặc tính 
truyền dẫn xác định giữa các điểm kết cuối mạng và không bao gồm các chức năng 
chuyển mạch mà người sử dụng có thể điều khiển được (ví dụ chuyển mạch theo 
yêu cầu). 
1.4.2. Doanh nghiệp cung cấp kênh thuê riêng (leased line provider) 
Doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng được phép cung cấp kênh thuê riêng. 
1.4.3. Người sử dụng (user) 
Cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài sử dụng kênh thuê riêng SDH. 
1.4.4. Điểm kết cuối mạng (Network Termination Point - NTP) 
Tất cả các kết nối vật lý và các thông số kỹ thuật của chúng tạo thành một phần của 
mạng viễn thông công cộng, cần thiết cho việc truy nhập và truyền tin có hiệu quả 
qua mạng viễn thông đó. 
1.4.5. Lớp (layer) 
Khái niệm được sử dụng để cho phép chức năng mạng truyền tải được mô tả phân 
cấp theo các mức kế tiếp nhau; mỗi lớp có chức năng tạo và truyền tải "thông tin đặc 
trưng" của riêng nó. 
1.4.6. Lớp khách/chủ (client/server layer) 
Bất kỳ 2 lớp mạng liền kề đều có mối liên hệ khách/chủ. Mỗi lớp mạng truyền tải 
cung cấp phương tiện truyền tải cho lớp trên và sử dụng phương tiện truyền tải ở 
lớp dưới. Lớp cung cấp phương tiện truyền tải gọi là lớp chủ, lớp sử dụng phương 
tiện truyền tải gọi là lớp khách. 
1.4.7. Chỉ báo sai hỏng đầu xa (Remote Defect Indication - RDI) 
Tín hiệu truyền đạt trạng thái sai hỏng của thông tin đặc trưng nhận được bởi chức 
năng kết cuối trail phía thu gửi trở lại phần tử mạng có chức năng kết cuối trail phía 
phát. 
1.4.8. Chỉ báo lỗi đầu xa (Remote Error Indication - REI) 
 6 
 QCVN 4:2010/BTTTT 
Tín hiệu truyền đạt chính xác hay làm tròn số vi phạm mã phát hiện lỗi (được phát 
hiện bởi chức năng kết cuối trail phía thu) và được gửi trở lại tới phần tử mạng có 
chức năng kết cuối trail phía phát. 
1.4.9. AU-4-AIS 
Tín hiệu STM-n trong đó toàn bộ nội dung của khối Administrative Unit 4 (AU-4) có 
giá trị logic là "1". 
1.4.10. TU-m-AIS 
Tín hiệu STM-N trong đó toàn bộ nội dung của TU-m có giá trị là "1". 
1.4.11. Thông tin đặc trưng (Characteristic Information - CI) 
Tín hiệu có tốc độ và định dạng nhất định, được truyền trong và giữa các mạng con, 
và được gửi đến chức năng thích ứng để truyền tải nhờ mạng lớp chủ. 
1.4.12. Trail 
Một thực thể truyền tải bao gồm một cặp “trail đơn hướng” có khả năng chuyển tải 
đồng thời thông tin theo hai hướng đối diện giữa các đầu vào và đầu ra tương ứng 
(G.805). 
1.4.13. Trail đơn hướng (unidirectional trail) 
Một thực thể truyền tải chịu trách nhiệm chuyển tải thông tin từ đầu vào của nguồn 
phát kết cuối trail đến đầu ra của nhận kết cuối trail. Tính toàn vẹn của chuyển tải 
được giám sát và được tạo bằng cách kết hợp các chức năng kết cuối trail và một 
kết nối mạng. 
Mạch: là một trail trong mạng lớp mạch. 
Luồng: là một trail trong mạng lớp luồng VC-n. 
Đoạn: là một trail trong mạng lớp đoạn (ghép kênh hay đoạn lặp). 
1.4.14. Điểm kết nối (Connection Point - CP) 
Điểm tại đó đầu ra của một "kết cuối trail phía phát" hoặc một “kết nối” được gắn với 
đầu vào của một “kết nối” khác, hoặc tại đó đầu ra của một "kết nối" được gắn với 
đầu vào của một "kết cuối trail phía thu". Điểm kết nối được đặc trưng bởi thông tin 
chuyển qua nó. Một điểm kết nối hai hướng được tạo bởi cặp kết nối có quan hệ và 
ngược chiều nhau. 
1.4.15. Sai hỏng (defect) 
Mật độ bất thường đạt đến mức làm ngắt khả năng thực hiện chức năng được yêu 
cầu. Các sai hỏng được sử dụng như là đầu vào của "quản lý năng lực", kiểm soát 
các hoạt động hậu quả, và xác định nguyên nhân sự cố. 
1.5. Ký hiệu 
Quy chuẩn này sử dụng các ký hiệu biểu đồ cho các chức năng thích ứng, kết cuối 
và kết nối (được coi là các chức năng cơ bản) được trích từ tiêu chuẩn EN 300 417-
1-1 [6] và được minh hoạ như Hình 1. 
 7
QCVN 4:2010/BTTTT 
Các chức năng thích ứng từ lớp chủ Y đến lớp khách Z 
Thu Phát Hai hướng 
Các chức năng kết cuối trail ở lớp Y 
Thu Phát Hai hướng 
Các chức năng kết nối tại lớp Y 
Hai hướng Đơn hướng
Chức năng kết cuối trail ở lớp Y và chức năng thích ứng đến lớp Z 
Thu Phát Hai hướng 
CHÚ THÍCH: các ký hiệu trên khi sử dụng trong trường hợp tổng quát, tức là không chỉ rõ cho lớp cụ thể 
nào, thì không ghi rõ các tên lớp Y và Z. Khi đó các ký hiệu này có thể được thay bằng loại hàm hoặc lớp 
cụ thể, chẳng hạn như giám sát, bảo vệ. 
Hình 1 - Các qui ước về sơ đồ và ký hiệu 
1.6. Chữ viết tắt 
 A Adaptation function Chức năng thích ứng 
AI Adapted Information Thông tin được thích ứng 
AIS Alarm Indication Signal Tín hiệu chỉ thị cảnh báo 
AU Administrative Unit Đơn vị giám sát 
AU-n Administrative Unit, level n Đơn vị giám sát, mức n 
 8 
 QCVN 4:2010/BTTTT 
BBE Background Block Error Lỗi khối nền 
BBER Background Block Error Ratio Tỉ lệ lỗi khối nền 
BIP Bit Interleaved Parity Chẵn lẻ luân phiên theo bit 
BIP-N Bit Interleaved Parity, width N Chẵn lẻ luân phiên theo bit, độ rộng N 
C Connection function Chức năng kết nối 
CI Characteristic Information Thông tin đặc trưng 
CP Connection Point Điểm kết nối 
EMC Electromagnetic Compatibility Tương thích điện từ 
ES Errored Second Giây bị lỗi 
ES1 STM-1 Electrical Section Mức đoạn STM-1 điện 
LOF Loss Of Frame Mất khung 
LOM Loss Of Multiframe Mất đa khung 
LOP Loss Of Pointer Mất con trỏ 
LOS Loss Of Signal Mất tín hiệu 
MS Multiplex Section Đoạn ghép kênh 
MS1 STM-1 Multiplex Section Đoạn ghép kênh STM-1 
MS4 STM-4 Multiplex Section Đoạn ghép kênh STM-4 
NE Network Element Phần tử mạng 
NNI Network Node Interface Giao diện nút mạng 
NT Network Termination Kết cuối mạng 
NTP Network Termination Point Điểm kết cuối mạng 
OS Optical Section Mức đoạn quang 
OS1 STM-1 Optical Section Mức đoạn quang STM-1 
OS4 STM-4 Optical Section Mức đoạn quang STM-4 
PDH Plesiochronous Digital Hierarchy Phân cấp số cận đồng bộ 
PLM PayLoad Mismatch Không tương hợp về tải 
RDI Remote Defect Indication Chỉ báo sai hỏng đầu xa 
REI Remote Error Indication Chỉ báo lỗi đầu xa 
RI Remote Information Thông tin đầu xa 
RX Receive Bộ thu 
S12 VC-12 path layer Lớp luồng VC-12 
S2 VC-2 path layer Lớp luồng VC-2 
S3 VC-3 path layer Lớp luồng VC-3 
S4 VC-4 path layer Lớp luồng VC-4 
SDH Synchronous Digital Hierarchy Phân cấp số đồng bộ 
SES Severely Errored Second Giây bị lỗi nghiêm trọng 
 9
QCVN 4:2010/BTTTT 
SF Signal Fail Hỏng tín hiệu 
Sk Sink Thu nhận 
So Source Nguồn 
SSF Server Signal Fail Hỏng tín hiệu lớp Server 
STM Synchronous Transport Module Mô đun truyền tải đồng bộ 
STM-
N 
S ... ruyền. Trên 
thực tế không thực hiện phép đo trễ truyền dẫn theo từng hướng riêng biệt. 
3.2.3. Phát tín hiệu chỉ thị cảnh báo (AIS) 
Mục đích: Để đánh giá sự phù hợp các yêu cầu về phát tín hiệu AIS như đã 
quy định trong 2.2.1, 2.3.1, 2.4.1 và 2.5.1. 
Cấu hình đo: Thiết bị đo kết nối với cả 2 đầu của kênh thuê riêng (xem Hình 8). 
Mỗi hướng nên được đo kiểm độc lập. 
 QCVN 4:2010/BTTTT 
TX 
ThiÕt bÞ 
®o 
RX 
RX 
Kªnh thuª riªng 
TX 
RX 
ThiÕt bÞ ®o 
(®Êu vßng) 
TX 
Kích 
thích 
giám 
sát 
CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng cấu hình đo như Hình 6. 
Hình 8 - Cấu hình đo kiểm phát AIS và lỗi 
Trạng thái kênh thuê riêng: Khả dụng. 
Kích thích: Thiết bị đo phát tín hiệu VC với tải TSSx như chuẩn EN 300 417-4-1 
[3] đưa vào một khe thời gian xác định. Các lớp chủ (Server) phải tuân 
thủ các yêu cầu trong tiêu chuẩn EN 301 165 [4]. Thiết bị đo tạo ra các 
chuỗi sự kiện sai hỏng sau: Mất tín hiệu (LOS), Mất khung( LOF), 
AU4-AIS và Mất con trỏ AU4 (LOP). Ngoài ra, đối với luồng VC bậc 
thấp hơn các chuỗi sự kiện sai hỏng sau cũng được phát: Không 
tương hợp về bộ nhận dạng vết của VC-4 (TIM), Không tương hợp tải 
VC-4 (PLM) và Mất đa khung (LOM) (chỉ đối với VC-2 và VC-12). 
Giám sát: Đơn vị giám sát (The Administrative Unit (AU)/ đơn vị nhánh Tributary 
Unit (TU) của VC. 
Kết quả: Đối với kết nối VC-4, tín hiệu AU4-AIS phải có khi phát hiện có một sai 
hỏng. Khi không còn sai hỏng, thì tín hiệu AU4-AIS phải được thay 
bằng tín hiệu bình thường. Đối với các kết nối VC bậc thấp, tín hiệu 
TU-AIS phải có khi phát hiện có một sai hỏng. Khi không còn sai hỏng, 
tin hiệu TU-AIS phải được thay bằng tín hiệu bình thường. 
3.2.4. Đặc tính lỗi 
Mục đích: Để đánh giá sự phù hợp các yêu cầu về lỗi như đã quy định trong 
2.2.2, 2.3.2, 2.4.2 và 2.5.2. 
Cấu hình đo: Thiết bị đo kết nối với cả 2 đầu của kênh thuê riêng (xem Hình 9). 
Mỗi hướng nên được đo kiểm độc lập. 
 19
QCVN 4:2010/BTTTT 
TX 
ThiÕt bÞ 
®o 
RX 
RX 
Kªnh thuª riªng 
TX 
RX 
ThiÕt bÞ ®o 
(®Êu vßng) 
TX 
Kích 
thích 
giám 
sát 
Hình 9 - Cấu hình đo đặc tính lỗi 
Trạng thái kênh thuê riêng: Khả dụng. 
Kích thích: Thiết bị đo phát tín hiệu VC với tải TSSx như trong tiêu chuẩn EN 300 
417-4-1 [3] vào khe thời gian xác định. Các lớp chủ (Server) phải tuân 
thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giao diện quang cho thiết bị kết 
nối mạng SDH [10] và mục 2.5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đặc 
tính điện/vật lý của các giao diện điện phân cấp số [11]. Tín hiệu thử 
(lớp đoạn và lớp luồng) phải có định thời trong dải tần số danh định 
đặt ± 4,6 ppm (Tần số danh định được tham chiếu chuẩn tới tần số 
UTC). 
Giám sát: a) Số giây bị lỗi; 
b) Số giây bị lỗi nghiêm trọng; 
c) Số lỗi khối nền. 
Kết quả: Khi giám sát kênh thuê riêng đang hoạt động hoặc giám sát kênh đã 
được ngắt ra để thực hiện đo kiểm, thì số giây bị lỗi, số giây bị lỗi 
nghiêm trọng và số lỗi khối nền phải nhỏ hơn mức chỉ tiêu qui định 
trong 2.2.2, 2.3.2, 2.4.2 và 2.5.2. 
CHÚ THÍCH: Nếu các yêu cầu phù hợp ngay trong lần đo liên tục 24 giờ thứ nhất, thì không cần thiết đo tiếp cho 
lần đo thứ hai 24 giờ sau. 
4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ 
4.1. Các kênh thuê riêng SDH được dùng trên tuyến truyền dẫn kết nối mạng giữa 
các doanh nghiệp viễn thông hoặc được dùng để cung cấp dịch vụ kênh thuê riêng 
tới đầu cuối khách hàng phải tuân thủ các quy định kỹ thuật và phương pháp đo 
kiểm nêu tại Quy chuẩn này. 
4.2. Các kênh thuê riêng SDH được dùng để kết nối trong nội bộ mạng của một 
doanh nghiệp viễn thông không bắt buộc phải tuân thủ các quy định nêu tại Quy 
chuẩn này. 
4.3. Trong trường hợp các doanh nghiệp viễn thông đạt được các thoả thuận kết nối 
mạng khác với Quy chuẩn này, các nội dung khác này phải được nêu rõ trong thoả 
thuận kết nối. Các doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm giải quyết các vấn đề 
phát sinh liên quan. 
 20
 QCVN 4:2010/BTTTT 
5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN 
5.1. Các doanh nghiệp viễn thông khi thoả thuận kết nối và đấu nối với mạng viễn 
thông của doanh nghiệp khác qua kênh thuê riêng SDH và các doanh nghiệp cung 
cấp kênh thuê riêng tới khách hàng phải đảm bảo chất lượng kênh thuê riêng phù 
hợp với Quy chuẩn này. 
5.2. Trong trường hợp có tranh chấp về kết nối mạng hoặc tranh chấp về quyền lợi 
của khách hàng sử dụng kênh thuê riêng, các doanh nghiệp phải kiểm tra chất lượng 
tuyến kết nối SDH theo Quy chuẩn này và sử dụng Quy chuẩn này làm cơ sở kỹ 
thuật để giải quyết tranh chấp. 
6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
6.1. Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm hướng dẫn, tổ 
chức triển khai quản lý kết nối mạng viễn thông và cung cấp kênh thuê riêng của các 
doanh nghiệp theo Quy chuẩn này. 
6.2. Trong trường hợp các quy định nêu tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung 
hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới. 
 21
QCVN 4:2010/BTTTT 
Phụ lục A 
(Tham khảo)
Các giới hạn của lỗi 
A.1. Giới thiệu 
Các lỗi sinh ra bởi một số nguyên nhân sau: 
- Do can thiệp của con người; 
- Nhiễu nhiệt; 
- Các điện áp cảm ứng trong thiết bị và cáp do sét, chớp, sóng vô tuyến và các 
hiệu ứng điện từ trường khác; 
- Mất đồng bộ sau khi bị trượt không điều khiển được; 
- Các điểm tiếp xúc và kết nối. 
Nguyên nhân chính gây ra lỗi là các điện áp cảm ứng và các lỗi này thường xảy ra 
với mật độ lớn do các hiện tượng đặc biệt nào đó xuất hiện. Sự phát triển của công 
nghệ không những giúp con người có sự hiểu biết sâu sắc hơn về các hiệu ứng điện 
từ trường mà còn có phương hướng lâu dài trong việc giảm các tỷ lệ về lỗi. 
Các nghiên cứu của ITU-T đã chứng minh rằng tỷ lệ lỗi đối với đường truyền ít phụ 
thuộc vào khoảng cách. 
A.2. Các kết nối chuẩn 
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lỗi bit của các đường truyền dẫn số [9] đưa ra các 
giới hạn lỗi đối với kết nối chuẩn giả định dài 27 500 km. Để có thể áp dụng các số 
liệu này cho kênh thuê riêng thì cần phải định nghĩa các kết nối chuẩn để đại diện 
cho các kênh thuê riêng được đề cập tới trong Quy chuẩn này. Kết nối chuẩn trên 
mặt đất và kết nối chuẩn qua vệ tinh được định nghĩa trong A.2.1 và A.2.2 dựa trên 
cơ sở Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lỗi bit của các đường truyền dẫn số [9]. 
A.2.1. Kết nối chuẩn trên mặt đất 
Hình A.1 mô tả kết nối chuẩn trên mặt đất để tính toán các giới hạn lỗi như đã chỉ ra 
trong Quy chuẩn này. 
Cổng 
quốc tế 
Cổng 
quốc tế 
Cổng 
quốc tế 
Quốc gia 1, khoảng cách 
tối đa là 1 000 km 
Quốc gia 2, khoảng cách 
tối đa là 1 000 km 
Quốc gia trung gian, khoảng 
cách tối đa là 3 500 km 
Phần quốc gia Phần quốc gia Phần quốc tế 
NTP NTP
Hình A.1 - Đường truyền chuẩn cho kênh thuê riêng VC trên mặt đất 
Đường truyền chuẩn trong Hình A.1 gồm có 2 nước tại 2 đầu cuối và một nước trung 
gian. Tại nước có điểm đầu cuối thì khoảng cách tính từ điểm NTP đến cổng đi quốc 
tế được định tuyến tối đa là 1 000 km. Đối với nước trung gian thì khoảng cách tối đa 
 22
 QCVN 4:2010/BTTTT 
là 3 500 km nếu chỉ có một cổng quốc tế. Khoảng cách trên được tính bằng 1,5 lần 
khoảng cách theo đường thẳng trừ trường hợp nếu là cáp ngầm dưới biển thì 
khoảng cách sẽ là khoảng cách thực tế. 
CHÚ THÍCH: mô hình này cho phép khoảng cách tổng cộng lên đến 5 500 km. Mặc dù đường truyền chuẩn này 
biểu diễn các phần của các quốc gia riêng biệt, nhưng trong Quy chuẩn này không tách lỗi riêng tại từng quốc gia 
và các lỗi có thể được phân tách theo cách khác. 
A.2.2. Đường truyền qua vệ tinh 
Cổng 
quốc tế 
Trạm 
vệ tinh 
Cổng 
quốc tế 
Quốc gia 1, khoảng cách 
tối đa là 1 000 km 
Quốc gia 2, khoảng cách 
tối đa là 1 000 km Tuyến vệ tinh 
Hình A.2 - Đường truyền chuẩn cho kênh thuê riêng VC qua vệ tinh 
Đường truyền chuẩn trong Hình A.2 gồm có đường truyền vệ tinh kết nối hai quốc 
gia có điểm đầu cuối. Đối với mỗi nước có điểm đầu cuối thì khoảng cách là khoảng 
1 000 km. 
A.3. Chỉ tiêu lỗi 
Bảng A.1 và A.2 thể hiện phân bổ theo tỷ lệ phần trăm về tổng chỉ tiêu lỗi theo Quy 
chuẩn kỹ thuật quốc gia về lỗi bit của các đường truyền dẫn số [9] đối với các phần 
khác nhau của kênh thuê riêng dựa theo đường truyền chuẩn (đường truyền mặt đất 
và đường truyền vệ tinh) như định nghĩa trong A.2. Các bảng dưới đây bao gồm 
phân bổ cố định và phân bổ theo khoảng cách với 1% cho chiều dài 500 km. 
Bảng A.1 - Phân bổ chỉ tiêu lỗi - Đường truyền mặt đất. 
Phần đường truyền (đường truyền mặt đất) Phân bổ lỗi 
Quốc gia kết cuối 1 (phân bổ cố định) 17,5% 
Quốc gia kết cuối 1 (tối đa 1 000 km) 2,0% 
Điểm kết cuối quá giang quốc tế 1,0% 
Quá giang quốc tế (phân bố cố định) 2,0% 
Quá giang quốc tế (tối đa 3 500 km) 7,0% 
Điểm kết cuối quá giang quốc tế 1,0% 
Quốc gia kết cuối 2 (tối đa 1 000 km) 2,0% 
Quốc gia kết cuối 2 (phân bổ cố định) 17,5% 
Tổng cộng 50,0% 
Phần quốc gia Phần quốc gia Phần quốc tế 
NTP NTP
Trạm 
vệ tinh 
 23
QCVN 4:2010/BTTTT 
Bảng A.2 - Phân bổ chỉ tiêu lỗi - Đường truyền vệ tinh. 
Phần đường truyền (đường truyền mặt đất) Phân bổ lỗi 
Quốc gia kết cuối 1 (phân bố cố định) 17,5% 
Quốc gia kết cuối 1 (tối đa 1 000 km) 2,0% 
Điểm kết nối quốc tế 2,0% 
Đường truyền vệ tinh 35,0% 
Điểm kết nối quốc tế 2,0% 
Quốc gia kết cuối 2 (tối đa 1 000 km) 2,0% 
Quốc gia kết cuối 2 (phân bố cố định) 17,5% 
Tổng cộng 78,0% 
CHÚ THÍCH: Nếu có thêm các quốc gia quá giang vào đường truyền mặt đất thì sẽ phải bổ sung thêm tỷ lệ phân 
bổ cố định (2%), điểm kết cuối quá giang (1%) và khoảng cách đường truyền (1% cho 500 km). 
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lỗi bit của các đường truyền dẫn số [9] định nghĩa về 
các chỉ tiêu đặc tính lỗi theo các Thông số giây bị lỗi ES, giây bị lỗi nghiêm trọng SES 
và lỗi khối nền BBE cho đường truyền chuẩn giả định có chiều dài 27 500 km, và 
chiếm mức phân bổ tối đa là 100%. 
Việc áp dụng các tỷ lệ phần trăm trong Bảng A.1 và A.2 vào chỉ tiêu lỗi trong Quy 
chuẩn kỹ thuật quốc gia về lỗi bit của các đường truyền dẫn số [9] sẽ đưa ra các tỷ lệ 
về lỗi đối với kênh thuê riêng cấu trúc số VC như trong cột 1 của Bảng 1 đến Bảng 4 
trong Quy chuẩn này. 
A.4. Lỗi dài hạn 
Các tỷ lệ chỉ tiêu lỗi (%) trong A.3 áp dụng cho đường truyền chuẩn cụ thể có thể 
được sử dụng để tính toán các yêu cầu đối với lỗi dài hạn, biểu diễn bằng một số 
tuyệt đối trong khoảng thời gian 24 giờ; các con số này được cho trong hàng 1 của 
Bảng 1 đến 4 tương ứng với đường truyền mặt đất và đường truyền vệ tinh. 
Tuy nhiên các yêu cầu về lỗi đã được chỉ ra là các số liệu thống kê dựa trên việc đo 
kiểm dài hạn (hơn một tháng), không áp dụng được cho thống kê trong vòng 24 giờ. 
Do đó, Khuyến nghị M.2100 [8] của ITU-T đưa ra một phương pháp đo có thể giảm 
thời gian đo xuống là 24 giờ với các giá trị giới hạn S1 và S2. S1 là giới hạn mà thấp 
hơn mức này đường truyền hoạt động tốt đáp ứng yêu cầu, S2 là giới hạn mà trên 
mức này đường truyền không còn đáp ứng được yêu cầu. Các giá trị nằm trong 
khoảng S1 và S2 là không xác định được trạng thái hoạt động của đường truyền. Do 
đó để có thể kết luận là đường truyền hoạt động tốt đáp ứng yêu cầu dài hạn thì kết 
quả đo trong khoảng thời gian 24 giờ phải tốt hơn giá trị giới hạn S1. Trong trường 
hợp giới hạn S1 bị vi phạm, thì cần phải đo kiểm lần thứ 2. 
S1 và S2 được tính như sau: 
S1 = (Yêu cầu) – 2 x (Yªu cÇu) 
S2 = (Yêu cầu) + 2 x (Yªu cÇu) 
 24
 QCVN 4:2010/BTTTT 
A.5. Giá trị chỉ tiêu lỗi 
Bảng A.3 chỉ ra các giá trị chỉ tiêu lỗi theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lỗi bit của 
các đường truyền dẫn số [9] và các giá trị trung bình tương ứng của đường truyền 
chuẩn của kênh thuê riêng và các giá trị S1, S2. 
Bảng A.3 - Các giá trị chỉ tiêu lỗi áp dụng cho kênh thuê riêng 
VC-4 
55 Mbit/s tới 
160 Mbit/s Mặt đất Vệ tinh 
Thông 
số G.826 
Tỉ lệ 
(trung 
bình) 
Giá trị 
tuyệt 
đối 
S1 S2 
Tỉ lệ 
(trung 
bình) 
Giá trị 
tuyệt 
đối 
S1 S2 
ES 16,00% 8,00% 6912 6745,72 7076,26 12,48% 10783 10575 10988 
SES 0,20% 0,10% 86,4 67,8097 102,869 0,16% 135 112 156 
BBE 0,02% 0,01% 69120 68594,2 69643,8 0,016% 107827 107170 108482 
VC-3 
15 Mbit/s tới 
55 Mbit/s Mặt đất Vệ tinh 
Thông 
số G.826 
Tỉ lệ 
(trung 
bình) 
Giá trị 
tuyệt 
đối 
S1 S2 
Tỉ lệ 
(trung 
bình) 
Giá trị 
tuyệt 
đối 
S1 S2 
ES 7,50% 3,75% 3240 3126 3352 5,85% 5054 4912 5195 
SES 0,20% 0,10% 86 68 103 0,16% 135 112 156 
BBE 0,020% 0,010% 69120 68594 69644 0,016% 107827 107170 108482 
VC-2 
5 Mbit/s to 15 
Mbit/s Mặt đất Vệ tinh 
Thông 
số G.826 
Tỉ lệ 
(trung 
bình) 
Giá trị 
tuyệt 
đối 
S1 S2 
Tỉ lệ 
(trung 
bình) 
Giá trị 
tuyệt 
đối 
S1 S2 
ES 5,00% 2,50% 2160 2067 2251 3,90% 3370 3254 3484 
SES 0,20% 0,10% 86 68 103 0,16% 135 112 156 
BBE 0,020% 0,010% 17280 17017 17541 0,016% 26957 26628 27283 
VC-12 
1,5 Mbit/s to 5 
Mbit/s Mặt đất Vệ tinh 
Thông 
số G.826 
Tỉ lệ 
(trung 
bình) 
Giá trị 
tuyệt 
đối 
S1 S2 
Tỉ lệ 
(trung 
bình) 
Giá trị 
tuyệt 
đối 
S1 S2 
 25
QCVN 4:2010/BTTTT 
ES 4,00% 2,00% 1728 1645 1809 3,12% 2696 2592 2798 
SES 0,20% 0,10% 86 68 103 0,16% 135 112 156 
BBE 0,020% 0,010% 17280 17017 17541 0,016% 26957 26628 27283 
 26
 QCVN 4:2010/BTTTT 
Phụ lục B 
(Tham khảo) 
Các sai hỏng và các tín hiệu bảo trì của các kết nối kênh thuê riêng 
B.1. Giải thích về phát hiện sai hỏng và các hoạt động bảo trì 
Hình B.1 minh hoạ theo mô hình chức năng các hoạt động phát hiện sai hỏng và tín 
hiệu bảo trì. Mô hình này chỉ ra các chức năng cho các kết nối VC bậc thấp. Tại 
chức năng thích ứng lớp luồng bậc thấp đến lớp khách hàng chỉ thể hiện các sai 
hỏng không cụ thể. 
Các thuật ngữ được sử dụng giống như trong EN 300 417-x-1: 
− Các sai hỏng bắt đầu với chữ "d" theo sau là chữ viết tắt của sai, chẳng hạn dLOS 
= sai hỏng do mất tín hiệu (Loss of Signal defect). 
− Các hoạt động tín hiệu bảo trì với chữ cái "a" tiếp theo là chữ viết tắt của tín hiệu 
bảo trì, chẳng hạn aAIS = hoạt động AIS. 
− Các hàm nguyên thuỷ chỉ báo là lớp server (SSF) hay trail (TSF) là không hoạt 
động. Sự việc phát tín hiệu SSF do chức năng thích ứng được gọi là aSSF và việc 
phát ra TSF bởi chức năng kết cuối trail được gọi là aTSF. Thông tin được phát ra 
tương ứng được gọi là AI_TSF hay CI_SSF. 
B.2. Cách xử lý các sai hỏng dọc theo kết nối kênh thuê riêng hoặc tại giao 
diện kênh thuê riêng 
Hình B.2 minh hoạ một sự kiện sai hỏng đơn của lớp vật lý. 
NE2: ES1/RS1_TT_SkaAIS ← dLOS 
aTSF← dLOS 
MS1_TT_Sk aAIS ← dAIS 
aRDI ← dAIS 
aTSF ← dAIS 
MS_TT_So Chèn RDI với mẫu "110" vào K2 [6-8] 
S4_TT_Sk aRDI ← CI_SSF 
aTSF ← CI_SSF 
S4_TT_So Chèn RDI với mẫu "1" vào G1 [5] 
TE2: 
S3_TT_Sk aRDI ← CI_SSF 
aTSF ← CI_SSF 
S4_TT_So Chèn RDI với mẫu "1" vào G1 [5] 
TE1: 
S3_TT_Sk dRDI 
 27
QCVN 4:2010/BTTTT 
Hình B.1 - Các hoạt động phát hiện và tín hiệu bảo trì 
 28
 QCVN 4:2010/BTTTT 
Hình B.2 - Ví dụ sai hỏng LOS một chiều trong kênh VC-3 
 29
QCVN 4:2010/BTTTT 
Phụ lục C 
(Tham khảo) 
Cấu hình kết nối kênh thuê riêng VC bậc thấp 
Hình C.1 minh hoạ ví dụ các kết nối kênh thuê riêng bậc thấp. trong đó cho thấy lớp 
luồng và đoạn của kênh thuê riêng có thể được kết cuối tại các thiết bị khác nhau. 
Do đó, các yêu cầu của mỗi lớp phải giống nhau giữa mạng kênh thuê riêng và các 
thiết bị kết cuối TE. 
Hình C.1 - Ví dụ kết nối VC bậc thấp được phát ở một TE và kết cuối ở các TE 
khác nhau 
 30

File đính kèm:

  • pdfquy_chuan_ky_thuat_quoc_gia_ve_chat_luong_kenh_thue_rieng_sd.pdf