Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu

I QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 11

1.2 Tài liệu viện dẫn và giải thích từ ngữ 11

II QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

PHẦN 1 QUY ĐỊNH CHUNG

Chương 1 Quy định chung

1.1 Quy định chung

PHẦN 2 KIỂM TRA

Chương 1 Quy định chung

1.1 Quy định chung

1.2 Chuẩn bị kiểm tra và các vấn đề khác

1.3 Kiểm tra xác nhận các Giấy chứng nhận

Chương 2 Kiểm tra lần đầu

2.1 Kiểm tra lần đầu trong quá trình đóng mới

2.2 Kiểm tra lần đầu không có sự giám sát của Đăng kiểm trong đóng mới

Chương 3 Kiểm tra chu kỳ

3.1 Kiểm tra hàng năm

3.2 Kiểm tra trung gian

3.3 Kiểm tra định kỳ

Chương 4 Kiểm tra bất thường

4.1 Quy định chung

 

doc 142 trang kimcuc 5300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu
QCVN 26:2016/BGTVT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CÁC HỆ THỐNG NGĂN NGỪA Ô NHIỄM BIỂN CỦA TÀU
National Technical Regulation on Marine Pollution Prevention Systems of Ships
Lời nói đầu
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu (số hiệu: QCVN 26:2016/BGTVT) do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 08/2017/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2017.
QCVN 26:2016/BGTVT thay thế QCVN 26:2014/BGTVT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu).
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CÁC HỆ THỐNG NGĂN NGỪA Ô NHIỄM BIỂN CỦA TÀU
National Technical Regulation on Marine Pollution Prevention Systems of Ships
MỤC LỤC
I QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 11
1.2 Tài liệu viện dẫn và giải thích từ ngữ 11
II QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
PHẦN 1 QUY ĐỊNH CHUNG
Chương 1 Quy định chung
1.1 Quy định chung
PHẦN 2 KIỂM TRA
Chương 1 Quy định chung
1.1 Quy định chung
1.2 Chuẩn bị kiểm tra và các vấn đề khác
1.3 Kiểm tra xác nhận các Giấy chứng nhận
Chương 2 Kiểm tra lần đầu
2.1 Kiểm tra lần đầu trong quá trình đóng mới
2.2 Kiểm tra lần đầu không có sự giám sát của Đăng kiểm trong đóng mới
Chương 3 Kiểm tra chu kỳ
3.1 Kiểm tra hàng năm
3.2 Kiểm tra trung gian
3.3 Kiểm tra định kỳ
Chương 4 Kiểm tra bất thường
4.1 Quy định chung
PHẦN 3 KẾT CẤU VÀ TRANG THIẾT BỊ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM DO DẦU
Chương 1 Quy định chung
1.1 Phạm vi áp dụng và giải thích từ ngữ
1.2 Yêu cầu chung
Chương 2 Trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm do dầu từ buồng máy
2.1 Quy định chung
2.2 Chứa và xả cặn dầu
2.3 Thiết bị phân ly dầu nước, thiết bị lọc dầu, hệ thống điều khiển và kiểm soát xả dầu cho nước đáy tàu nhiễm dầu và két giữ nước đáy tàu nhiễm dầu
2.4 Yêu cầu về lắp đặt
Chương 3 Kết cấu và trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm do dầu chở xô gây ra
3.1 Quy định chung
3.2 Kết cấu thân tàu
3.3 Bố trí thiết bị và hệ thống đường ống 
3.4 Hệ thống rửa bằng dầu thô
Chương 4 Những quy định cho giai đoạn quá độ
4.1 Quy định chung 
4.2 Các yêu cầu chung
4.3 Thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm do dầu chở xô trên các tàu dầu 
PHẦN 4 KẾT CẤU VÀ THIẾT BỊ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM DO THẢI CÁC CHẤT LỎNG ĐỘC CHỞ XÔ GÂY RA
Chương 1 Quy định chung 
1.1 Quy định chung 
1.2 Định nghĩa 
Chương 2 Kết cấu và trang thiết bị 
2.1 Quy định chung 
2.2 Yêu cầu về lắp đặt kết cấu và thiết bị
Chương 3 Thiết bị ngăn ngừa thải chất lỏng độc hại 
3.1 Quy định chung 
3.2 Hệ thống rửa sơ bộ 
3.3 Hệ thống hút vét 
3.4 Hệ thống thải dưới đường nước 
3.5 Hệ thống xả vào phương tiện tiếp nhận 
3.6 Hệ thống làm sạch bằng thông gió 
3.7 Két dằn cách ly 
PHẦN 5 KẾ HOẠCH ỨNG CỨU Ô NHIỄM DẦU CỦA TÀU
Chương 1 Quy định chung 
1.1 Quy định chung 
Chương 2 Yêu cầu kỹ thuật 
2.1 Quy định chung 
2.2 Hạng mục trong Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu của tàu
2.3 Phụ lục bổ sung cho kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu của tàu 
2.4 Yêu cầu bổ sung đối với tàu dầu có trọng tải từ 5.000 tấn trở lên 
PHẦN 6 KẾ HOẠCH ỨNG CỨU Ô NHIỄM BIỂN CỦA TÀU DO CÁC CHẤT LỎNG ĐỘC
Chương 1 Quy định chung 
1.1 Quy định chung 
Chương 2 Yêu cầu kỹ thuật 
2.1 Quy định chung 
2.2 Hạng mục trong kế hoạch ứng cứu ô nhiễm do chất lỏng độc hại gây ra 
2.3 Phụ lục bổ sung cho Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm do chất lỏng độc hại gây ra
PHẦN 7 THIẾT BỊ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM DO NƯỚC THẢI CỦA TÀU
Chương 1 Quy định chung 
1.1 Quy định chung 
Chương 2 Thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải của tàu gây ra 
2.1 Quy định chung
2.2 Quy định về trang thiết bị
PHẦN 8 TRANG THIẾT BỊ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Chương 1 Quy định chung 
1.1 Quy định chung 1
1.2 Điều khoản chung 
Chương 2 Trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm không khí từ tàu 
2.1 Ôxít Nitơ (NOX)
2.2 Ôxít lưu huỳnh (SOX) và hạt rắn 
2.3 Hệ thống thu gom hơi 
2.4 Thiết bị đốt chất thải 
Chương 3 Hiệu quả năng lượng đối với các tàu 
3.1 Quy định chung 
3.2 Chỉ số thiết kế hiệu quả năng lượng đạt được (EEDI đạt được) 
3.3 Chỉ số thiết kế hiệu quả năng lượng yêu cầu (EEDI yêu cầu) 
3.4 Kế hoạch quản lý hiệu quả năng lượng của tàu (SEEMP) 
III QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
Chương 1 Quy định về chứng nhận
1.1 Quy định chung 
1.2 Các giấy chứng nhận cấp cho tàu
1.3 Thời hạn hiệu lực của các giấy chứng nhận 
1.4 Lưu giữ, cấp lại và trả lại Giấy chứng nhận 
Chương 2 Quản lý hồ sơ
2.1 Quy định chung 
2.2 Cấp các hồ sơ kiểm tra 
2.3 Quản lý hồ sơ 
IV TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
1.1 Trách nhiệm của chủ tàu, các cơ sở thiết kế, đóng mới, hoán cải và sửa chữa tàu, các cơ sở chế tạo động cơ, trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm lắp trên tàu biển 
1.2 Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam 
V TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Phụ lục Hướng dẫn thải các chất lỏng độc hại 
1.1 Quy định chung
1.2 Thải chất lỏng độc hại 
1.3 Thải chất lỏng độc hại trong vùng Nam Cực 
1.4 Chất lỏng không phải là chất lỏng độc hại 
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CÁC HỆ THỐNG NGĂN NGỪA Ô NHIỄM BIỂN CỦA TÀU
National Technical Regulation on Marine Pollution Prevention Systems of Ships
I  QUY ĐỊNH CHUNG
1.1  Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1.1.1  Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này (sau đây viết tắt là “Quy chuẩn”) quy định về việc kiểm tra, kết cấu và trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm lắp đặt trên các tàu biển Việt Nam, các tàu biển dự định mang cờ quốc tịch Việt Nam, bao gồm cả các giàn cố định trên biển, các giàn di động trên biển, các kho chứa nổi sử dụng cho mục đích thăm dò và khai thác dầu khí và phương tiện nổi khác trên biển (sau đây gọi tắt là “tàu biển”).
1.1.2  Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân có hoạt động liên quan đến các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển thuộc phạm vi điều chỉnh nêu tại 1.1.1 là Cục Đăng kiểm Việt Nam (sau đây trong viết tắt là “Đăng kiểm”), các chủ tàu, các cơ sở thiết kế, đóng mới, hoán cải và sửa chữa tàu biển, các cơ sở chế tạo động cơ, trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm lắp đặt trên tàu biển.
1.2  Tài liệu viện dẫn và giải thích từ ngữ
1.2.1  Các tài liệu viện dẫn sử dụng trong quy chuẩn
1  QCVN 21: 2015/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép, ban hành theo Thông tư số 11/2016/TT-BGTVT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2  QCVN 54: 2015: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc, ban hành theo Thông tư số 11/2016/TT-BGTVT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3  QCVN 48: 2012/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và giám sát kỹ thuật giàn di động trên biển, ban hành theo Thông tư số 55/2012/TT-BGTVT ngày 26 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
4  QCVN 49: 2012/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và giám sát kỹ thuật giàn cố định trên biển, ban hành theo Thông tư số 55/2012/TT-BGTVT ngày 26 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
5  QCVN 70:2014/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và giám sát kỹ thuật kho chứa nổi, ban hành theo Thông tư số 06/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
6  Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT, ban hành ngày 26 tháng 7 năm 2013: Quy định về biểu mẫu giấy chứng nhận và sở kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho tàu biển, phương tiện thủy nội địa và sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa.
7  Thông tư số 40/2016/TT-BGTVT, ban hành ngày 07 tháng 12 năm 2016: Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam
8  Thông tư số 41/2016/TT-BGTVT, ban hành ngày 16 tháng 12 năm 2016: Quy định về danh mục giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển, tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, giàn di động Việt Nam.
9  Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra 1973, được bổ sung bằng Nghị định thư 1978 có liên quan (MARPOL 73/78).
10  Các Nghị quyết, Hướng dẫn liên quan của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO).
1.2.2  Giải thích từ ngữ
1  Những thuật ngữ sử dụng trong Quy chuẩn này như sau, trừ khi có những quy định khác trong từng Phần của Quy chuẩn:
(1) “Dầu” - Dầu mỏ bao gồm dầu thô, dầu đốt nặng, dầu bôi trơn, dầu nhẹ, dầu hỏa, xăng và các loại dầu khác được nêu trong các tiêu chuẩn và quy định có liên quan.
(2) “Hỗn hợp dầu” - Hỗn hợp có chứa hàm lượng dầu bất kỳ (trừ phụ gia bôi trơn).
(3) “Chất lỏng” - Chất bất kỳ có áp suất hơi (áp suất tuyệt đối) ở 37,8 oC không vượt quá 0,28 MPa.
(4) “Chất lỏng độc” - Chất bất kỳ được xếp vào chất loại X, Y hoặc Z nêu ở Bảng 8E/17.1 và Bảng 8E/18.1 Phần 8E Mục II của QCVN 21: 2015/BGTVT hoặc các chất lỏng khác được tạm thời đánh giá theo quy định 6.3 Phụ lục II, MARPOL 73/78 là các chất thuộc loại X, Y hoặc Z.
(5) “Dầu đốt” - Dầu bất kỳ được chứa trên tàu dùng làm nhiên liệu cho máy chính và máy phụ của tàu.
(6) “Tàu dầu” - Tàu được đóng để chở xô hàng lỏng ở phần lớn của các khoang hàng và tàu được đóng để chở xô hàng lỏng trong một phần của các khoang hàng có thể tích từ 200 m3 trở lên (trừ các tàu có khoang hàng được chuyển đổi để dành riêng chở xô hàng không phải là dầu).
(7) “Tàu chở xô chất lỏng độc “ - Tàu được đóng để chở xô các chất lỏng độc trong phần lớn của các khoang hàng và tàu được đóng để chở xô chất lỏng độc trong một phần các khoang hàng (trừ các tàu có khoang hàng được chuyển đổi để dành riêng chở xô các hàng không phải là chất lỏng độc chở xô).
(8) “Tàu chở hàng hỗn hợp” - Tàu được thiết kế để chở xô hoặc dầu hoặc các hàng rắn.
(9) “Dằn cách ly” - Nước dằn đưa vào một két được bố trí cố định để chứa nước dằn hoặc để chứa các hàng không phải là dầu hoặc chất lỏng độc như đã được định nghĩa trong Quy chuẩn này và két đó hoàn toàn tách biệt với hệ thống hàng.
(10) “Chiều dài” (Lf) là 96% tổng chiều dài trên đường nước tại 85% chiều cao mạn thiết kế nhỏ nhất tính từ mặt trên của dải tôn giữa đáy, hoặc là chiều dài từ mép trước sống mũi đến tâm trục bánh lái trên cùng đường nước này, lấy giá trị nào lớn hơn. Ở các tàu được thiết kế có dải tôn giữa đáy nghiêng so với đường ngang cơ sở, đường nước để đo chiều dài phải song song với đường nước thiết kế. Chiều dài (Lf) tính bằng mét.
(11) “Đường vuông góc mũi và đuôi” phải được lấy ở mút trước và mút sau của chiều dài (Lf). Đường vuông góc mũi đi qua giao điểm của mép trước sống mũi với đường nước dùng để đo chiều dài.
(12) “Giữa tàu” nghĩa là ở giữa chiều dài (Lf).
(13) “Chiều rộng” (B) - Chiều rộng lớn nhất của tàu đo ở giữa tàu tới đường bao thiết kế của sườn đối với tàu có vỏ bằng kim loại và tới mép ngoài của vỏ tàu đối với tàu có vỏ bao bằng các vật liệu khác. Chiều rộng (B) tính bằng mét.
(14) “Trọng tải toàn phần” (DW) - Hiệu số giữa lượng chiếm nước của tàu trong nước có tỷ trọng 1,025 tại đường nước chở hàng ứng với mạn khô mùa hè được ấn định và trọng lượng tàu không, tính bằng tấn.
(15) “Khối lượng tàu không” - Lượng chiếm nước tính bằng tấn của tàu không có hàng, dầu đốt, dầu nhờn, nước dằn, nước ngọt và nước cấp trong các két, đồ dự trữ tiêu dùng, thuyền viên, hành khách và hành lý của họ.
(16) “Hệ số ngập nước” của một không gian là tỷ số giữa thể tích giả định có thể choán nước của không gian và tổng thể tích của không gian đó.
(17) “Dầu thô” - Hỗn hợp hydrocarbon lỏng bất kỳ hình thành tự nhiên trong trái đất, có thể được xử lý hay không xử lý để phù hợp cho vận chuyển và gồm có:
(a) Dầu thô có thể đã được lấy đi một số thành phần chưng cất
(b) Dầu thô có thể đã được thêm vào một số thành phần chưng cất
(18) “Thể tích” và “Diện tích” trong tàu được tính theo tuyến hình thiết kế cho mọi trường hợp.
(19) “Tàu chở dầu thô” - Tàu dầu được dùng để chở dầu thô.
(20) “Tàu chở dầu thành phẩm” - Tàu dầu được dùng để chở dầu không phải là dầu thô.
(21) “Trang thiết bị ngăn ngừa xả chất lỏng độc” - Bao gồm hệ thống rửa sơ bộ, hệ thống hút vét, hệ thống xả dưới đường nước, hệ thống xả vào phương tiện tiếp nhận, hệ thống rửa được thông gió và các két dằn cách ly.
(22) “Tàu hoạt động tuyến quốc tế” - Tàu thực hiện chuyến đi từ một cảng của nước này đến cảng của nước khác.
(23) “Cặn” - Chất lỏng độc bất kỳ còn lại trong các két hàng và trong đường ống phục vụ sau khi trả hàng.
(24) “Ngày ấn định kiểm tra hàng năm” là ngày tương ứng với ngày hết hạn của Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm dầu (hoặc Giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm dầu) nhưng không bao gồm ngày hết hạn của Giấy chứng nhận này.
(25) “Tàu có giai đoạn đầu của quá trình đóng mới” là tàu có sống chính đã được đặt hoặc tàu đang trong giai đoạn đóng tương tự. Thuật ngữ “giai đoạn đóng tương tự” nghĩa là giai đoạn mà:
(a) Kết cấu được hình thành đã có thể bắt đầu nhận dạng được con tàu; hoặc
(b) Công việc lắp ráp tàu đã được thực hiện ít nhất 50 tấn hoặc 1% khối lượng dự tính của toàn bộ vật liệu kết cấu, lấy giá trị nào nhỏ hơn.
(26) “Cặn dầu” là các sản phẩm dầu thải lắng đọng sinh ra trong quá trình hoạt động thông thường của tàu như các sản phẩm sinh ra từ việc lọc dầu đốt, dầu bơi trơn cho máy chính và máy phụ, dầu thải phân tách từ thiết bị lọc dầu, dầu thải gom từ các khay hứng, dầu thủy lực và dầu bôi trơn thải ra.
(27) “Két dầu cặn” là két chứa dầu cặn mà từ đó dầu cặn có thể được xả trực tiếp qua bích xả tiêu chuẩn hoặc phương tiện xả được chấp nhận khác.
(28) “Nước đáy tàu nhiễm dầu” là nước có thể bị lẫn dầu do các điều kiện như rò rỉ hoặc khi thực hiện các công việc bảo dưỡng trong buồng máy. Chất lỏng bất kỳ đi vào hệ thống hút khô, bao gồm cả các giếng hút khô, ống hút khô, đỉnh két hoặc két giữ nước đáy tàu đều được coi là nước đáy tàu nhiễm dầu.
(29) “Két giữ nước đáy tàu nhiễm dầu” là két gom nước đáy tàu nhiễm dầu trước khi xả, trao đổi hoặc thải.
(30) “Trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm biển” bao gồm kết cấu và trang thiết bị được nêu ở Phần 3, 4, 7 và 8, bao gồm cả các kế hoạch ứng cứu nêu ở Phần 5 và 6 Mục II của Quy chuẩn.
(31) “Giàn di động trên biển” là công trình ngoài khơi phục vụ công nghiệp dầu khí, được định nghĩa ở QCVN 48: 2012/BGTVT.
(32) “Giàn cố định trên biển” là công trình ngoài khơi phục vụ công nghiệp dầu khí, được định nghĩa ở QCVN 49: 2012/BGTVT.
(33) “Kho chứa nổi” là phương tiện phục vụ công công nghiệp dầu khí, được định nghĩa ở QCVN 70:2014/BGTVT.
1.2.3  Các từ viết tắt
1  Trong Quy chuẩn này sử dụng các từ viết tắt sau đây:
(1) MARPOL 73/78 (hoặc Công ước): Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra 1973, được bổ sung bằng Nghị định thư 1978 có liên quan.
(2) MEPC: Ủy ban bảo vệ môi trường biển.
(3) Giấy chứng nhận IOPP: Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra.
(4) Các Luật có liên quan: Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra, 1973 và các Luật được biên soạn dựa trên Công ước.
(5) IMO: Tổ chức Hàng hải quốc tế.
(6) SBT: Két dằn cách ly.
(7) CBT: Két dằn sạch.
(8) COW: Hệ thống rửa bằng dầu thô.
(9) IGS: Hệ thống khí trơ.
(10) PL: Vị trí bảo vệ của các két dằn cách ly.
(11) Giấy chứng nhận IEAPP: Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm không khí của động cơ.
(12) Giấy chứng nhận EIAPP: Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm không khí của động cơ.
(13) ppm: Biểu thị đơn vị ml/m3.
(14) MEPC. 11(18): Nghị quyết số 11(18) của Ủy ban bảo môi trường biển của IMO. (sau đây được giải thích tương tự đối với các Nghị quyết có số khác).
(15) ICS: Viết tắt của Văn phòng Vận tải biển quốc tế (International Chamber of Shipping).
(16) OCIMF: Viết tắt của Diễn đàn đường biển quốc tế của các công t ... EDI yêu cầu được tính theo công thức dưới đây:
(1) Tàu mới thuộc một trong hoặc nhiều hơn trong các loại ở 3.1.2-1(4) đến (10), (12) đến (14), (17) và (18).
(2) Tàu mới thuộc một trong hoặc nhiều hơn trong các loại ở 3.1.2-1(4) đến (10), (12) đến (14), (17) và (18) và được hoán cải lớn.
(3) Tàu mới hoặc tàu hiện có thuộc vào một hoặc nhiều hơn trong các loại ở 3.1.2-1(4) đến (10), (12) đến (14) và (18) và được hoán cải lớn đến mức mà tàu đó được Đăng kiểm coi là tàu đóng mới.
EEDI đạt được ≤ EEDI yêu cầu = (1-X/100) x giá trị đường tham khảo
Trong đó:
X: Hệ số giảm nêu ở Bảng 8-8 cho EEDI yêu cầu so với đường tham khảo EEDI.
Giá trị đường tham khảo: a x b-c
a, b và c: các thông số cho trong Bảng 8-9.
2  Đối với mỗi tàu mới hoặc tàu hiện có được hoán cải lớn đạt đến mức độ mà tàu đó được Đăng kiểm coi là tàu đóng mới, EEDI đạt được phải được tính và thỏa mãn các yêu cầu ở -1 với hệ số giảm bớt áp dụng tương ứng với loại và kích thước của tàu được hoán cải vào ngày của hợp đồng hoán cải hoặc ngày bắt đầu hoán cải nếu không có hợp đồng hoán cải.
3  Nếu thiết kế của một tàu cho phép tàu thuộc vào từ hai loại định nghĩa về loại tàu nêu trên, EEDI yêu cầu của tàu phải là loại EEDI yêu cầu nghiêm ngặt nhất (thấp nhất).
4  Đối với mỗi tàu phải áp dụng 3.3, công suất máy chính lắp đặt không được nhỏ hơn công suất đẩy cần thiết để duy trì khả năng điều động tàu trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệt được xác định theo Hướng dẫn tạm thời để xác định công suất đẩy tối thiểu nhằm duy trì khả năng điều động của tàu trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệt của IMO (Nghị quyết MEPC.232(65)).
3.4  Kế hoạch quản lý hiệu quả năng lượng của tàu (SEEMP)
1  Mỗi tàu phải duy trì trên tàu Kế hoạch quản lý hiệu quả năng lượng riêng của tàu (SEEMP). Kế hoạch này có thể là một phần của hệ thống quản lý an toàn của tàu (SMS).
2  Kế hoạch quản lý hiệu quả năng lượng của tàu phải được lập phù hợp với Hướng dẫn lập Kế hoạch quản lý hiệu quả năng lượng của tàu (SEEMP) của IMO (Nghị quyết MEPC.213(63)). SEEMP phải được thiết lập bằng ngôn ngữ làm việc hoặc ngôn ngữ mà các thuyền viên của tàu đều hiểu được.
Bảng 8-8 Các hệ số giảm (theo phần trăm) đối với EEDI tương ứng với đường tham chiếu EEDI
Loại tàu
Kích cỡ
Hệ số giảm (%)
Giao đoạn 0
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Giai đoạn 3
Ngày 01 tháng 01 năm 2013 đến 31 tháng 12 năm 2014
Ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến 31 tháng 12 năm 2019
Ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến 31 tháng 12 năm 2024
Ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi
Tàu chở hàng rời
20.000 DWT-
0
10
20
30
10.000-20.000 DWT
-
0-10(1)
0-20(1)
0-30(1)
Tàu chở khí
10.000-
0
10
20
30
2.000-10.000 DWT
-
0-10(1)
0-20(1)
0-30(1)
Tàu chở hàng lỏng
20.000-
0
10
20
30
4.000-20.000 DWT
-
0-10(1)
0-20(1)
0-30(1)
Tàu chở công te nơ
15.000-
0
10
20
30
10.000-15.000 DWT
-
0-10(1)
0-20(1)
0-30(1)
Tàu chở hàng tổng hợp
15.000-
0
10
15
30
3.000-15.000 DWT
-
0-10(1)
0-15(1)
0-30(1)
Tàu chở hàng đông lạnh
5.000-
0
10
15
30
3.000-5.000 DWT
-
0-10(1)
0-15(1)
0-30(1)
Tàu chở hàng hỗn hợp
20.000-
0
10
20
30
4.000-20.000 DWT
-
0-10(1)
0-20(1)
0-30(1)
Tàu chở LNG
10.000 DWT
-
10(2)
20
30
Tàu hàng ro-ro (tàu chở xe(3))
10.000 DWT
-
5(2)
15
30
Tàu hàng ro-ro(3)
2.000 DWT
-
5(2)
20
30
1.000-2.000 DWT
-
0-5(1)(2)
0-20(1)
0-30(1)
Tàu khách ro-ro(3)
1.000 DWT
-
5(2)
20
30
250-1.000 DWT
-
0-5(1)(2)
0-20(1)
0-30(1)
Tàu khách du lịch có hệ thống đẩy không thông thường(3)
85.000 DWT
-
5(2)
20
30
25.000 - 85.000 DWT
-
0-5(1)(2)
0-20(1)
0-30(1)
Chú thích:
(1): Hệ số giảm được nội suy tuyến tính giữa hai giá trị phụ thuộc vào kích thước tàu. Giá trị thấp hơn của hệ số giảm phải được áp dụng cho kích thước tàu bé hơn.
(2) Giai đoạn 1 bắt đầu cho các tàu từ ngày 1 tháng 9 năm 2015
(3) Hệ số giảm áp dụng cho các tàu bàn giao vào hoặc sau ngày 1 tháng 9 năm 2019, như được xác định ở đoạn 43 của Quy định 2.
Bảng 8-9 Các thông số để xác định các giá trị tham khảo cho các loại tàu
Loại tàu nêu ở 3.1.2
a
b
c
(4) Tàu chở hàng rời
961,79
Trọng tải toàn phần (DWT) của tàu
0,477
(5) Tàu chở khí
1120,00
0,456
(6) Tàu chở hàng lỏng
1218,80
0,488
(7) Tàu chở công te nơ
174,22
0,201
(8) Tàu chở hàng tổng hợp
107,48
0,216
(9) Tàu chở hàng đông lạnh
227,01
0,244
(10) Tàu chở hàng hỗn hợp
1219,00
0,488
(12) Tàu hàng ro-ro (tàu chở xe)
DWT/GT)-0,7 x780,36 khi DWT/GT<0,3; 1812,63 khi DvWT/GT≥0,3
0,471
(13) Tàu hàng ro-ro
1405,15
0,498
(14) Tàu khách ro-ro
752,16
0,381
(17) Tàu chở LNG
2253,7
0,474
(18) Tàu khách du lịch hệ thống đẩy không thông thường
170,84
Tổng dung tích (GT)
0,214
III  QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
Chương 1  QUY ĐỊNH VỀ CHỨNG NHẬN
1.1  Quy định chung
1  Tàu biển thuộc phạm vi điều chỉnh tại 1.1.1 Mục I của Quy chuẩn phải được Đăng kiểm kiểm tra và cấp các giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm theo các quy định tương ứng ở 1.2 và 1.3 dưới đây.
2  Biểu mẫu các giấy chứng nhận cấp cho tàu nêu ở 1.2 và các giấy chứng nhận yêu cầu đối với các trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm lắp đặt trên tàu được quy định tại Thông tư 15/2013/TT-BGTVT.
1.2  Các giấy chứng nhận cấp cho tàu
1  Tàu biển sẽ được cấp “Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm dầu (IOPP)” hoặc “Giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm dầu (OPP)” sau khi được Đăng kiểm kiểm tra thỏa mãn các yêu cầu nêu tại Phần 3 và Phần 5 của Quy chuẩn này.
2  Tàu biển sẽ được cấp “Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do chất lỏng độc chở xô gây ra (NLS)” hoặc “Giấy chứng nhận phù hợp quốc tế cho việc chở xô hóa chất nguy hiểm (CHM)” hoặc “Giấy chứng nhận phù hợp cho việc chở xô hóa chất nguy hiểm (E.CHM) sau khi được Đăng kiểm kiểm tra thỏa mãn các yêu cầu nêu tại Phần 4 và Phần 6 Quy chuẩn này và Bộ luật IBC của IMO.
3  Tàu biển hoạt động tuyến quốc tế sẽ được cấp “Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải (ISPP)” sau khi được Đăng kiểm kiểm tra thỏa mãn các yêu cầu nêu tại Phần 7 Quy chuẩn này.
4  Động cơ điêzen sẽ được cấp “Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm không khí của động cơ (EIAPP)” sau khi động cơ được thử nghiệm và kiểm tra thỏa mãn các yêu cầu ở 2.1.3-5(3) (trừ (d)(iii)) của Phần 2 của Quy chuẩn này. Tàu biển hoạt động tuyến quốc tế sẽ được cấp “Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm không khí (IAPP)” và Giấy chứng nhận quốc tế sử dụng hiệu quả năng lượng (IEE) sau khi tàu được Đăng kiểm kiểm tra thỏa mãn các yêu cầu nêu tại Phần 8 của Quy chuẩn này.
1.3  Thời hạn hiệu lực của các giấy chứng nhận
1  Giấy chứng nhận OPP và IOPP, NLS, CHM, E.CHM, ISPP, IAPP và IEE có hiệu lực tối đa không quá 5 năm, tính từ ngày hoàn thành kiểm tra lần đầu nêu tại Phần 2 của Quy chuẩn này.
2  Đối với đợt kiểm tra định kỳ nêu tại Phần 2 của Quy chuẩn này, các giấy chứng nhận OPP, IOPP, NLS, CHM, E.CHM, ISPP, IAPP và IEE có hiệu lực tối đa là 5 năm tính từ ngày hết hạn hiệu lực của giấy chứng nhận cũ nếu như đợt kiểm tra định kỳ được hoàn thành trong khoảng thời gian 3 tháng trước ngày hết hạn hiệu lực của giấy chứng nhận cũ.
Nếu đợt kiểm tra định kỳ được hoàn thành sớm hơn 3 tháng hoặc sau ngày hết hạn của giấy chứng nhận cũ thì giấy chứng nhận mới sẽ có hiệu lực không quá 5 năm, tính từ ngày hoàn thành đợt kiểm tra định kỳ.
3  Giấy chứng nhận EIAPP được cấp cho động cơ điêzen lắp đặt trên tàu biển có hiệu lực cho suốt cuộc đời của động cơ.
4  Các giấy chứng nhận nêu trên (ngoại trừ giấy chứng nhận EIAPP và ISPP) phải được xác nhận tại các đợt kiểm tra chu kỳ nêu ở Phần 2 Quy chuẩn này.
1.4  Lưu giữ, cấp lại và trả lại Giấy chứng nhận
1  Thuyền trưởng có trách nhiệm lưu giữ các giấy chứng nhận trên tàu và phải trình cho Đăng kiểm khi có yêu cầu.
2  Chủ tàu, cơ sở chế tạo động cơ hoặc thuyền trưởng phải có văn bản đề nghị Đăng kiểm cấp lại ngay các giấy chứng nhận liên quan khi:
(1) Các Giấy chứng nhận này bị mất hoặc bị rách nát;
(2) Nội dung ghi trong các Giấy chứng nhận này có thay đổi.
3  Đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm không khí của động cơ (EIAPP) như nêu ở -2 trên, Chủ tàu, cơ sở chế tạo động cơ hoặc thuyền trưởng phải trình kèm theo văn bản đề nghị cấp lại cả hồ sơ kỹ thuật đã được duyệt của động cơ.
4  Chủ tàu hoặc thuyền trưởng phải trả lại ngay cho Đăng kiểm các giấy chứng nhận cũ bị rách nát sau khi đã được cấp lại theo -2 nêu trên, trừ trường hợp giấy chứng nhận đó bị mất.
Chương 2  QUẢN LÝ HỒ SƠ
2.1  Quy định chung
Các hồ sơ do Đăng kiểm cấp bao gồm
(1) Hồ sơ thiết kế được thẩm định, bao gồm các bản vẽ và các tài liệu như quy định ở Chương 1 Phần 2 Mục II và các Phần liên quan (nếu có yêu cầu), kể cả Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế, Giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm phù hợp.
(2) Các tài liệu/Hướng dẫn kỹ thuật được duyệt;
(3) Hồ sơ kiểm tra, bao gồm các biên bản kiểm tra/thử (làm cơ sở cho việc cấp các giấy chứng nhận liên quan), các giấy chứng nhận, kể cả giấy chứng nhận về vật liệu và các sản phẩm công nghiệp/thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm lắp đặt lên tàu.
2.2  Cấp hồ sơ kiểm tra
Đăng kiểm sẽ cấp hồ sơ kiểm tra cho tàu và thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm được lắp đặt trên tàu sau khi đã kết thúc các nội dung kiểm tra lần đầu hoặc kiểm tra chu kỳ nêu tại Phần 2 Mục II của Quy chuẩn này.
2.3  Quản lý hồ sơ
1  Lưu giữ hồ sơ kiểm tra
Tất cả hồ sơ do Đăng kiểm cấp cho tàu phải được lưu giữ và bảo quản trên tàu. Các hồ sơ này phải được trình cho Đăng kiểm hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét khi có yêu cầu.
IV  TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
1.1  Trách nhiệm của chủ tàu, các cơ sở thiết kế, đóng mới, hoán cải và sửa chữa tàu, các cơ sở chế tạo động cơ, trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm lắp trên tàu biển
1.1.1  Thực hiện đầy đủ các quy định liên quan nêu trong Quy chuẩn này.
1.1.2  Tuân thủ các quy định về kiểm tra của Đăng kiểm được quy định trong Quy chuẩn này.
1.2  Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
1.2.1  Thẩm định thiết kế, giám sát kỹ thuật
Thực hiện công tác thẩm định thiết kế, giám sát kỹ thuật phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật nêu trong Quy chuẩn này.
1.2.2  Hướng dẫn áp dụng
Hướng dẫn thực hiện các quy định của Quy chuẩn này đối với các chủ tàu, cơ sở thiết kế, đóng mới, hoán cải và sửa chữa tàu, các cơ sở chế tạo động cơ, trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm lắp đặt trên tàu biển.
1.2.3  Rà soát và cập nhật Quy chuẩn
Căn cứ yêu cầu thực tế đề nghị Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này khi cần thiết hoặc theo thời hạn quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
V  TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.1  Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức hệ thống kiểm tra, giám sát kỹ thuật phù hợp với các yêu cầu của Quy chuẩn này.
1.2  Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Quy chuẩn này với quy định của quy phạm, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật khác liên quan đến các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu thì áp dụng quy định của Quy chuẩn này.
1.3  Trong trường hợp các tài liệu được viện dẫn trong Quy chuẩn này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo nội dung đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế có hiệu lực của tài liệu đó.
1.4  Quy chuẩn này và các bổ sung, sửa đổi của nó được áp dụng đối với các tàu trong giai đoạn đầu của quá trình đóng mới và các tàu thực hiện hoán cải lớn vào hoặc sau ngày các thông tư ban hành chúng có hiệu lực, trừ trường hợp được quy định cụ thể trong từng phần của Quy chuẩn.
1.5  Trong trường hợp không thể thực hiện được quy định nào đó của Quy chuẩn, trong các trường hợp đặc biệt cần thiết, Bộ Giao thông vận tải sẽ quyết định việc áp dụng trong từng trường hợp cụ thể.
PHỤ LỤC
HƯỚNG DẪN THẢI CÁC CHẤT LỎNG ĐỘC HẠI
1.1  Quy định chung
1.1.1  Phạm vi áp dụng
Bản Phụ lục được sử dụng để tham khảo duyệt Sổ tay các quy trình và hệ thống dùng để thải chất lỏng độc, được quy định ở 2.2.1-5 Phần 4 của Quy chuẩn bằng việc đưa ra các hướng dẫn thải chất lỏng độc hoặc các chất tương tự khác được quy định tạm thời vào các loại chất tương ứng và nước dằn, nước rửa két hoặc cặn hoặc hỗn hợp khác chứa các chất đã nêu (sau đây gọi tắt là “chất lỏng độc” trong Phụ lục này) bằng biện pháp kết cấu và trang thiết bị được quy định trong Phần 4 của Quy chuẩn.
1.1.2  Thải từ tàu khi hành trình
Cấm thải xuống biển các chất lỏng độc khi tàu đang hành trình trừ khi thỏa mãn tất cả các điều kiện sau:
(1) Tàu đang chạy với vận tốc ít nhất 7 hải lý/giờ đối với tàu tự hành hoặc 4 hải lý/giờ đối với tàu không tự hành;
(2) Thải phải được tiến hành dưới đường nước thông qua các lỗ xả dưới đường nước không được vượt quá sản lượng thải lớn nhất đã được thiết kế. Tuy nhiên, đối với các tàu được đóng trước ngày 01 tháng 01 năm 2007, việc thải xuống biển các cặn thuộc chất loại Z hoặc các chất được đánh giá tạm thời là chất loại Z như nước dằn, nước rửa két hoặc hỗn hợp khác có chứa các chất đó dưới đường nước có thể được miễn giảm;
(3) Thải phải được thực hiện ở khoảng cách cách bờ gần nhất không dưới 12 hải lý;
(4) Thải phải thực hiện ở nơi có chiều sâu mực nước không nhỏ hơn 25 mét.
1.1.3  Chất lỏng độc được loại bỏ bằng quy trình thông gió
Những yêu cầu của Phụ lục này có thể không áp dụng khi thải nước được điền vào két sau khi sử dụng quy trình làm sạch bằng thông gió thỏa mãn 4.6 Phần 4 của Quy chuẩn nhằm loại bỏ cặn hàng khỏi két.
1.2  Thải chất lỏng độc
1.2.1  Chất lỏng độc loại X
Cấm thải xuống biển chất lỏng độc loại X. Nếu rửa các két có chứa chất lỏng độc loại X hoặc hỗn hợp của chúng, thì cặn thu được phải được xả vào phương tiện tiếp nhận cho đến khi nồng độ của chất lỏng độc đó trong nước thải vào phương tiện tiếp nhận đó bằng hoặc thấp hơn 0,1% theo khối lượng và cho tới tận khi két cạn. Có thể thải xuống biển phù hợp với 1.1.2 với điều kiện cặn còn lại trong két sau đó được pha loãng bằng cách bổ sung nước.
1.2.2  Chất lỏng độc loại Y và loại Z
1  Áp dụng tiêu chuẩn thải ở 1.1.2 đối với quy trình thải cặn chất lỏng độc có độ nhớt thấp và không hóa rắn thuộc chất loại Y và Z. Nếu việc trả hàng các chất có độ nhớt thấp và không hóa rắn thuộc chất loại Y và loại Z không được thực hiện phù hợp với quy trình và trang thiết bị để thải các chất lỏng độc được duyệt, thì phải tiến hành rửa sơ bộ và thải vào phương tiện tiếp nhận tại cảng dỡ hàng. Khi phương tiện tiếp nhận của một cảng khác có khả năng tiếp nhận, thì có thể thải vào phương tiện đó.
2  Không được thải xuống biển chất có độ nhớt cao hoặc hóa rắn thuộc chất loại Y. Phải tiến hành rửa sơ bộ phù hợp với 4.2 Phần 4 của Quy chuẩn và hỗn hợp cặn nước thu được trong quá trình rửa sơ bộ phải được xả vào phương tiện tiếp nhận đến tận khi két cạn. Nước sau đó được điền vào két hàng có thể được thải xuống biển phù hợp với tiêu chuẩn xả ở 1.1.2.
1.2.3  Chất lỏng độc chưa được phân loại
Cấm thải xuống biển các “chất lỏng độc” và “chất lỏng không phải chất lỏng độc” được quy định ở 1.4.
1.3  Thải chất lỏng độc trong vùng Nam Cực
Cấm thải xuống biển các chất lỏng độc hoặc hỗn hợp của chúng xuống vùng Nam Cực. “Vùng Nam Cực” nghĩa là khu vực biển phía nam vĩ tuyến 60o Nam.
1.4  Chất lỏng không phải là chất lỏng độc
Thải xuống biển các chất được coi là không có hại đối với sức khỏe con người, tài nguyên sinh vật biển và tính sử dụng hợp pháp khác của biển không phải là đối tượng kiểm soát theo Quy chuẩn này. Những chất này được nêu trong Bảng 8E/17.1 và Bảng 8E/18.1 của Phần 8E Mục II của QCVN 21: 2015/BGTVT, có chữ “OS” ở cột ‘C’ của từng bảng.

File đính kèm:

  • docquy_chuan_ky_thuat_quoc_gia_ve_cac_he_thong_ngan_ngua_o_nhie.doc