Qui tắc biên mục Anh­Mỹ aacr2 và thực tiễn biên mục Việt Nam

“­ Nếu Qui tắc biên mục Anh­Mỹ AACR2 đưược thông qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Văn hoá­ Thông

tin Việt Nam nên:

a. Khuyến khích đưa AACR2 vào chương trình thư viện và thông tin học;

b. Tìm nguồn tài trợ để hiệu đính văn bản AACR2 hiện có cho phù hợp với thuật ngữ đương đại.

Ngoài ra, xu thế biên soạn MARC Việt Nam hiện nay dựa trên MARC 21 là một khổ mẫu có quan hệ chặt

chẽ với AACR2 cũng khiến cho nhiều người trong Cộng đồng thông tin­thư viện Việt Nam quan tâm đến

Qui tắc biên mục này.

Như chúng ta đều biết: Các nguyên tắc biên mục Paris (1961) đã là cơ sở để biên soạn các qui tắc mô tả

và lập tiêu đề, là một bước tiến quan trọng tiến tới tiêu chuẩn hoá biên mục trên phạm vi toàn thế giới.

Năm 1967, Mỹ và Anh đã hợp tác biên soạn và xuất bản một bộ qui tắc chung gọi tắt theo tiếng Anh là

AACR (Anglo­American Cataloguing Rules), còn gọi là AACR1 để phân biệt với AACR2 sau này. Trong

những năm về sau, còn có sự tham gia của các đồng nghiệp Canada và Úc vào Uỷ ban liên hợp chỉ đạo

việc chỉnh lý bộ qui tắc này.

pdf 7 trang kimcuc 5620
Bạn đang xem tài liệu "Qui tắc biên mục Anh­Mỹ aacr2 và thực tiễn biên mục Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Qui tắc biên mục Anh­Mỹ aacr2 và thực tiễn biên mục Việt Nam

Qui tắc biên mục Anh­Mỹ aacr2 và thực tiễn biên mục Việt Nam
9/11/2015 Qui tắc biên mục Anh­Mỹ AACR2 và thực tiễn biên mục Việt Nam | Mạng Thông tin ­ Thư viện Việt Nam, nơi hội tụ của Cộng đồng thông tin và thư viện 
data:text/html;charset=utf­8,%3Cheader%20style%3D%22margin%3A%200px%200px%2010px%3B%20padding%3A%200px%3B%20border%3A%200px%3B 1/7
Nguyễn Trung Thành  |  24/05/2010  |  Bài viết chọn lọc, Biên mục ­ xử lý, Chuyên
môn ­ nghiệp vụ  |  0  phản hồi
QUI TẮC BIÊN MỤC ANH­MỸ AACR2 VÀ
THỰC TIỄN BIÊN MỤC VIỆT NAM
Tóm tắt: Nêu rõ những đặc điểm chủ yếu và tình hình sử dụng AACR2 tại Hoa
Kỳ và một số nước khác. So sánh một số qui định chủ yếu trong AACR2 với thực
tiễn biên mục ở Việt Nam. Đề xuất một  số ý kiến nghiên cứu sử dụng AACR2
trong cơquan thư viện và thông tin nước ta.
Cuộc hội thảo về “Hệ thống và tiêu chuẩn cho thư viện Việt Nam”, (26­28/ 9 / 2001) do Học viện Công
nghệ Hoàng gia Melbourne (RMIT) tổ chức tại Hà Nội, với sự tham gia của một số lãnh đạo các thư viện
và trung tâm thông tin lớn của ba miền đất nước như: Trung tâm Thông tin Tư liệu KHCN Quốc gia, Thư
viện Quốc gia Việt Nam, Trung tâm Thông tin­ Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Thư viện KHTH TP Hồ
Chí Minh, Thư viện Đại học Cần Thơ, Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế,đã đi đến một trong số các khuyến
nghị như sau:
“­ Nếu Qui tắc biên mục Anh­Mỹ AACR2 đưược thông qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Văn hoá­ Thông
tin Việt Nam nên:
a. Khuyến khích đưa AACR2 vào chương trình thư viện và thông tin học;
b. Tìm nguồn tài trợ để hiệu đính văn bản AACR2 hiện có cho phù hợp với thuật ngữ đương đại.
Ngoài ra, xu thế biên soạn MARC Việt Nam hiện nay dựa trên MARC 21 là một khổ mẫu có quan hệ chặt
chẽ với AACR2 cũng khiến cho nhiều người trong Cộng đồng thông tin­thư viện Việt Nam quan tâm đến
Qui tắc biên mục này.
Như chúng ta đều biết: Các nguyên tắc biên mục Paris (1961) đã là cơ sở để biên soạn các qui tắc mô tả
và  lập  tiêu đề,  là một bước  tiến quan  trọng  tiến  tới  tiêu chuẩn hoá biên mục  trên phạm vi  toàn  thế giới.
Năm 1967, Mỹ và Anh đã hợp tác biên soạn và xuất bản một bộ qui  tắc chung gọi  tắt  theo tiếng Anh  là
AACR  (Anglo­American Cataloguing Rules),  còn  gọi  là AACR1 để  phân  biệt  với AACR2  sau  này.  Trong
những năm về sau, còn có sự tham gia của các đồng nghiệp Canada và Úc vào Uỷ ban liên hợp chỉ đạo
việc chỉnh lý bộ qui tắc này.
Một đổi mới quan trọng, khác với các qui tắc trước đây, trong đó có Qui tắc do Hội Thư viện Mỹ (ALA) biên
soạn năm 1949, là nhấn mạnh đến sự ưu tiên lấy các thông tin trên trang nhan đề để đưa vào mô tả. Các
thông tin trong lời nói đầu,  lời giới thiệu và trong chính văn chỉ sử dụng đến khi trang nhan đề không có
hay nói không rõ. AACR chú trọng lập tiêu đề theo các loại tên người (tác giả chính, phụ và những người
khác tham gia xây dựng tác phẩm, nhân vật), hơn là thể loại. Qui tắc này phân biệt (bản) mô tả chính và
9/11/2015 Qui tắc biên mục Anh­Mỹ AACR2 và thực tiễn biên mục Việt Nam | Mạng Thông tin ­ Thư viện Việt Nam, nơi hội tụ của Cộng đồng thông tin và thư viện 
data:text/html;charset=utf­8,%3Cheader%20style%3D%22margin%3A%200px%200px%2010px%3B%20padding%3A%200px%3B%20border%3A%200px%3B 2/7
mô tả bổ sung, phân biệt hai hình thức trình bày mô tả: theo tác giả và theo nhan đề (dòng treo).
AACR đề cập tới hình thức mô tả với  tiêu đề tác giả  tập  thể  là  tên gọi  thường dùng của các cơ quan tổ
chức và những qui định đối với việc đưa tên gọi của các cơ quan cấp trên vào tiêu đề.
Xu hướng hạn chế dùng tên địa danh trong tiêu đề tác giả tập thể cũng thể hiện, tuy nhiên, trong lần xuất
bản năm 1974, việc này mới được qui định dứt khoát.
Nhược điểm của AACR là còn có nhiều qui định bổ sung và ngoại lệ mang tính chắp vá do phải giải quyết
những vướng mắc trong quá trình áp dụng để dung hoà với thực tiễn biên mục cũ. Chẳng hạn, chỉ những
cơ quan tổ chức lần đầu tiên được lập tiêu đề, mới theo AACR, nghĩa là, lập tiêu đề trực tiếp theo tên gọi
thông dụng của các cơ quan tổ chức đó, chứ không phải thông qua địa danh đặt ở trước. Như vậy, trong
khoảng thời gian từ 1967 đến 1981, hàng ngàn tiêu đề của nhiều thư viện Mỹ vẫn lập theo kiểu cũ.
Năm 1974, đại diện của các hội thư viện và các thư viện quốc gia của Anh, Mỹ và Canađa đã họp lại để
bàn về việc soạn thảo một văn bản hoàn toàn mới: Qui tắc AACR2, để khắc phục tình trạng chắp vá nói
trên, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng mục lục nhanh chóng tìm được tư liệu và cải thiện hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực biên mục.
Một nguyên nhân quan trọng nữa thúc đẩy sự ra đời của AACR2 là sự cần thiết phải áp dụng Mô tả theo
tiêu chuẩn quốc tế ISBD trong biên mục sách, xuất bản phẩm định kỳ cũng như các loại hình tư liệu và vật
mang tin khác.
Mục tiêu của Hội nghị là:
– Thống nhất và hợp nhất các văn bản qui tắc của Bắc Mỹ và của Anh xuất bản năm 1967, đồng thời bổ
sung những điều khoản đã sửa chữa hoặc thay đổi theo sự thoả thuận chung.
– Tạo điều kiện mở rộng sử dụng Qui tắc Anh­Mỹ ra ngoài phạm vi của Bắc Mỹ và Anh.
–   Xem xét để đưa vào Qui  tắc Anh­Mỹ (AACR) những kiến nghị của các hội  thư viện Mỹ, Canađa, Thư
viện Quốc hội Mỹ cũng nhưư của các uỷ ban biên mục quốc gia tại các nước có tham khảo và sử dụng Qui
tắc Anh­Mỹ.
AACR2 được chính thức xuất bản vào cuối năm 1978, nhưng đến tháng 1 năm 1981 mới thực sự được áp
dụng tuơng đối rộng rãi. Và từ đó đã trải qua nhiều lần xuất bản có bổ sung và sửa chữa.
Khác với cách bố cục của các qui tắc biên mục trước đó, AACR2  trình bày các qui định về mô tả trước các
qui định lựa chọn tiêu đề, bởi vì trình tự này phù hợp với thực tiễn biên mục hiện nay và trong tưương lai
tại phần lớn các thư viện và cơ quan thư mục. Ngoài ra, nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích hợp
các biểu ghi mô tả sách và các loại hình tư liệu khác trong cùng một thư mục.
9/11/2015 Qui tắc biên mục Anh­Mỹ AACR2 và thực tiễn biên mục Việt Nam | Mạng Thông tin ­ Thư viện Việt Nam, nơi hội tụ của Cộng đồng thông tin và thư viện 
data:text/html;charset=utf­8,%3Cheader%20style%3D%22margin%3A%200px%200px%2010px%3B%20padding%3A%200px%3B%20border%3A%200px%3B 3/7
Trong các qui định về tiêu đề mô tả (điểm truy nhập), AACR2 ít nhấn mạnh tới hình thức của bản mô tả
chính và bản mô tả phụ và tạo khả năng sử dụng nhiều điểm truy nhập cùng một lúc và cung cấp mô tả
thư mục đầy đủ.
Một thay đổi  lớn nữa là trong khi chọn mô tả chính, người ta không sử dụng tràn lan tên các cơ quan tổ
chức  làm  “tác giả  tập  thể” mà chỉ  qui  định một  số  trường hợp mà  thôi,  còn các  trường hợp khác được
chuyển sang mô tả bổ sung, nếu cần.
Bỏ phụ  tiêu đề  thống nhất hình  thức  “luật”,  “hiệp ước”,  “kinh  thánh” cho các  tác phẩm pháp  lý và  tôn
giáo. Thay vào đó là sử dụng “nhan đề thống nhất” hoặc “đề mục chủ đề “.
Đối với các tiêu đề tên người, thì ưu tiên sử dụng các tên hay biệt hiệu thông dụng, không đảo tên người
trong thành phần của tên gọi các cơ quan tổ chức, giải quyết thống nhất tên các bang của Úc, Liên Xô cũ,
các hạt (county) của Anh theo kiểu các bang nước Mỹ.
AACR2  đặt nền tảng cho sự hợp tác biên mục trên phạm vi quốc gia và quốc tế, cải tiến các dịch vụ thư
mục và tiết kiệm được giá thành. Do cung cấp một mẫu mô tả thống nhất cho tất cả các loại hình tư liệu,
nên qui tắc này đã tạo khả năng thực hiện mục lục tích hợp đa phương tiện (multimedia). Ngoài ra, giảm
được thời gian  tìm kiếm tư  liệu cho người sử dụng bằng cách cung cấp những tiêu đề (điểm truy nhập)
tương thích nhiều hơn với những hình thức quen dùng trong sách báo và tham chiếu trích dẫn.
Thư viện Quốc hội Mỹ đã đi đầu trong việc áp dụng AACR2 và có những đóng góp đáng kể trong việc sửa
đổi, hiệu chỉnh qui tắc này.
Ngoài một số ít thư viện quyết định ngừng mục lục phiếu hiện có và tạo lập mục lục mới với phương pháp
mô tả theo AACR2, còn phần lớn chỉ thay đổi tiêu đề theo qui định mới và làm tham chiếu (chỉ chỗ) qua lại
“xem thêm:” cho hệ thống mục lục hiện có.
Năm  1988,  AACR2  đã  đưược  chỉnh  biên  với  tên  gọi  Qui  tắc  Anh­ Mỹ  2  có  chỉnh  lý,  AACR2 R  (Anglo­
American Cataloguing Rules 2 Revision).
Một sự  thay đổi có ý nghĩa quan  trọng  là  trong cơ cấu nội dung của AACR2 R, phần  I, mở đầu, có một
chương chung giới thiệu các điều khoản có thể áp dụng  cho tất cả các loại hình tư liệu và các tình huống
khác nhau dựa theo tinh thần của ISBD (G). Tiếp đó là các chương riêng phản ánh đặc điểm mô tả của
từng loại hình tư  liệu riêng biệt với mức độ qui định chặt chẽ và chi  tiết hơn. Thí dụ: Chương hai: Mô tả
sách hay chuyên khảo  in; Chương 5: Nhạc phẩm; Chương 6  : Tưư  liệu ghi âm; Chương 9: Tệp  tin học;
Chương 12: Xuất bản phẩm nhiều kỳ (serials),
AACR2 R cũng nói rõ trong quá trình mô tả, có khi người biên mục phải tra cứu nhiều chương. Thí dụ, một
xuất bản phẩm nhiều kỳ có thể đưược sản xuất dưới dạng vi phiếu (microfiche) hay đĩa quang (CD­ROM).
Trong tình huống này, họ vừa phải dựa vào các qui định trong chương mô tả xuất bản phẩm nhiều kỳ, vừa
9/11/2015 Qui tắc biên mục Anh­Mỹ AACR2 và thực tiễn biên mục Việt Nam | Mạng Thông tin ­ Thư viện Việt Nam, nơi hội tụ của Cộng đồng thông tin và thư viện 
data:text/html;charset=utf­8,%3Cheader%20style%3D%22margin%3A%200px%200px%2010px%3B%20padding%3A%200px%3B%20border%3A%200px%3B 4/7
phải tra cứu các chương qui định về mô tả tư liệu vi hình hay về các tưư liệu đa phương tiện (multimedia).
Ngoài ra, AACR2 còn đưa vào sơ đồ mô tả một khoản thông tin khái quát chung về loại hình tư liệu gọi là
“Định danh chung về loại tư liệu” (GMD: General Material Designation) đặt trong ngoặc vuông, ngay sau
nhan đề chính, ở vùng thứ nhất của mô tả.Thí dụ, Đời sống động vật [ghi hình], mặc dầu vùng mô tả vật
thể (vùng đặc trưng số lưượng) cũng có những thông tin về loại hình, nhưưng đó là những thông tin riêng,
cụ thể, về vật mang tin của tư liệu đưược mô tả (Định danh riêng về loại tư liệu), Thí dụ:  băng hình, phim
điện ảnh, đĩa quang,
Các qui tắc trong AACR2 R thể hiện được tính linh hoạt, mềm dẻo với 3 mức độ mô tả chi tiết tuỳ theo nhu
cầu của từng nước hay tầm cỡ của thư viện sử dụng, nhưng vẫn đảm bảo theo đúng chuẩn mực quốc tế.
Trong quá trình chuyển đổi mục lục phiếu truyền thống sang mục lục đọc máy và các mục lục truy nhập
trực tuyến (on­line), các thưư viện Anh, Mỹ đều xây dựng tiêu đề (điểm truy nhập)  theo AACR2 R và có
các  tham chiếu đối với các hình  thức đã dùng  trước đây. Cho đến  lần chỉnh biên năm 1988, AACR2 đã
được áp dụng trong hầu hết các nước nói tiếng Anh.
Năm 1997, một cuộc hội nghị quốc tế về các nguyên tắc và sự phát triển tương lai của AACR2 đã được tổ
chức  tại  Toronto,  Canada  [5].  Hội  nghị  đã  phân  tích  tính  lôgic  của  các  qui  tắc  nhằm  xác  định  những
nguyên tắc làm cơ sở cho những qui tắc ấy để AACR2 đáp ứng được các tiêu chuẩn chính xác, mềm dẻo,
thân thiện với người dùng, tương thích và hiệu quả, với hi vọng biến bộ qui tắc này trở thành một chuẩn
quốc tế; đồng thời cũng xem xét lại khái niệm và định nghĩa của xuất bản phẩm nhiều kỳ (serials) trong bối
cảnh xuất hiện các nguồn tin điện tử, đặc biệt là các nguồn tin trên mạng. Những người dự Hội nghị cũng
đã đề nghị chỉnh sửa Phần I của AACR2 theo sát ISBD hơn nữa, đặc biệt là Chương 9: Tệp tin học (CF)
cần đổi tên là Nguồn tin điện tử (ER) theo đúng tinh thần và nội dung của ISBD (ER). Đã có khuyến nghị
sử dụng thuật ngữ “xuất bản phẩm hoặc nguồn còn đang diễn tiến” (on­going publications/resource), bao
hàm các dạng tài liệu: xuất bản phẩm nhiều kỳ, tờ rời và cơ sở dữ liệu, thay cho thuật ngữ “xuất bản phẩm
nhiều kỳ”. Một khuyến nghị nữa rất đáng chú ý nữa là phải cải biên lại điều 0.24 của AACR2 theo tinh thần
nhấn mạnh đến nội dung tri thức của tài liệu hơn là vật mang tin cho phù hợp của với phương châm phát
triển nguồn tin hiện nay là kết hợp giữa sở hữu tại chỗ và truy nhập tài liệu từ xa, ở nơi khác. Qui định này
(0.24) nói rằng khi mô tả phải trực diện với tài liệu, nghĩa là có tài liệu trong tay, do đó đã làm cho AACR2
không đủ  linh hoạt để mô tả các tài  liệu  luôn  luôn thay đổi  theo thời gian,  là một  trong những đặc trưng
chung của các nguồn tin điện tử [5,6]. Có ý kiến nhận định AACR2 đang đứng trước nguy cơ bị “teo  lại”
trước  thách  đố  của  sự  phát  triển  siêu  dữ  liệu  (đặc  biệt  là  chuẩn Dublin Core).  Tuy  nhiên,  theo  bà Ann
Huthwaite, người quản lý các dịch vụ thư mục của Thư viện Trường đại học Queenland (Úc) thì tính bất ổn
định, không có ranh giới rõ rệt của các nguồn tin trên Internet, vấn đề làm thế nào để tạo lập các biểu ghi
mới, giải quyết trường hợp có rất nhiều phiên bản (version) của cùng một tư liệu, cũng là những câu hỏi
và thách đố đặt ra đối với những người phát triển siêu dữ liệu. Và cuối cùng thì họ vẫn phải đối mặt với vấn
đề kiểm soát tính nhất quán của các tên người và cơ quan tổ chức. Nếu chỉ dựa vào tìm tin theo từ khoá
không thôi thì chưa đủ, vì tiêu chuẩn hoá và tính nhất quán của các điểm truy nhập là những yếu tố rất cơ
9/11/2015 Qui tắc biên mục Anh­Mỹ AACR2 và thực tiễn biên mục Việt Nam | Mạng Thông tin ­ Thư viện Việt Nam, nơi hội tụ của Cộng đồng thông tin và thư viện 
data:text/html;charset=utf­8,%3Cheader%20style%3D%22margin%3A%200px%200px%2010px%3B%20padding%3A%200px%3B%20border%3A%200px%3B 5/7
bản để tìm tin có hiệu quả. Trong mục lục thư viện, điều này đã đạt được thông qua việc áp dụng các qui
tắc trong phần II của AACR2. Nếu không áp dụng những qui tắc này thì sự kiểm soát thư mục sẽ rối loạn.
Nhìn  chung,  có  sự  tưương ứng  giữa  AACR2  và  các  tiêu    chuẩn  siêu  dữ  liệu  và  các  chuẩn  này  có  thể
chuyển đổi  lẫn nhau. Tuy nhiên, khi AACR2/MARC chuyển đổi sang siêu dữ  liệu  thì  tính chính xác sẽ bị
mất đi một cách đáng kể (một số yếu tố không biết đưa vào đâu). Còn ngược lại, khi siêu dữ liệu chuyển
đổi sang AACR2/MARC thì ngay lập tức nó không thể tạo được một biểu ghi đầy đủ. Phải mất công hiệu
đính nội dung, để nó tuân thủ với các tiêu chuẩn của AACR2. Hội nghị đi đến kết luận rằng Cộng đồng thư
viện nên ráng sức ủng hộ sự phát triển tiếp tục của AACR2 và dự kiến năm 1998, chỉnh biên một lần nữa
cho phù hợp với những bưước phát triển mới trong lịch sử AACR2. Đến nay, bộ qui tắc này đã được dịch
sang  18  thứ  tiếng  khác  và  được  xuất  bản  đồng  thời  dưới  2  dạng:  ấn  phẩm  và  điện  tử. Để  hỗ  trợ  cho
AACR2 còn có 2 bản hưướng dẫn mới được xuất bản: “Hướng dẫn mô tả thư mục cho tư liệu multimedia
tương tác” và “Hướng dẫn mô tả thư mục cho các phiên bản” (reproduction).
Trước năm 1975, AACR đã thâm nhập vào miền Nam nước ta, nơi đã lưu hành và sử dụng bản dịch AACR
với nhan đề : “Qui tắc tổng kê Anh­Mỹ”. Gần đây, năm 2001, các đồng nghiệp Việt Nam ở nước ngoài, ông
Lâm Vĩnh Thế và bà Phạm Thị Lệ Hương đã hoàn thành bản dịch tiếng Việt của Bộ qui tắc Biên mục Anh
Mỹ 2 rút gọn (The Concise AACR2), và Hội hỗ trợ thư viện và giáo dục Việt Nam ở Hoa Kỳ (LEAF­VN) dự
định xuất bản và đưa về nước phổ biến trong năm nay, sau khi đã lấy ý kiến góp ý của một số chuyên gia
biên mục trong nước.
Có thể nói, nhiều qui định trong AACR2 không xa lạ với thực tiễn biên mục Việt Nam vì:
– Từ những năm 70 của thế kỷ trước, các qui tắc biên mục trên thế giới nói chung đã được chuẩn hoá về
số lưượng, thứ tự trình bày và hệ thống dấu phân cách các yếu tố/vùng mô tả theo Tiêu chuẩn mô tả thư
mục (ISBD). AACR2, như đã trình bày ở trên, không phải là một ngoại lệ. Trong khi đó, từ năm 1984, qui
tắc mô tả thư mục của các thư viện Việt Nam hiện hành (đặc biệt  là qui tắc của hai thư viện đầu ngành:
Thư viện Quốc gia Việt Nam và Thư viện KHKT Trung ương), ở những mức độ khác nhau, đều được biên
soạn theo ISBD.
– Thực tế biên mục Việt Nam,  trước năm 1985 (năm bắt đầu có những bộ qui  tắc dựa theo ISBD), chịu
ảnh hưởng rất nhiều của Liên Xô cũ, nơi mà nhiều cán bộ thư viện Việt Nam được đào tạo, nhiều chuyên
gia thư viện Liên xô được cử sang Việt Nam hướng dẫn và giảng dạy về biên mục và đặc biệt là bộ qui tắc
“Những qui tắc thống nhất mô tả ấn phẩm” (Edinye pravila dlja proizvedenij pechati) đã là tài  liệu cơ bản
để dịch và biên soạn các qui tắc mô tả của ta thời bấy giờ. Tuy vậy, các qui tắc mô tả ấn phẩm của Liên
Xô cũ  lại được biên soạn dựa  theo  truyền  thống biên mục Anh­Mỹ (mặc dầu có hạn chế hiện  tượng sử
dụng tràn lan tiêu đề tác giả tập thể của Qui tắc Anh Mỹ AACR). Ta thấy rất rõ các dấu ấn của AACR trong
“Những qui tắc thống nhất mô tả ấn phẩm” của Liên Xô cũ và các qui tắc mô tả của Thư viện Quốc gia Việt
Nam (Tác giả: Hoàng Đình Dương) và Thư viện KHKT Trung ương (Tác giả: Nguyễn Kim Anh) thời gian
này như: sử dụng những qui định về nhan đề đồng nhất (Uniform title) mặc dầu ít dùng trong thực tế, Tác
giả tập thể, bản mô tả chính và bản mô tả phụ, mô tả theo nhan đề với hình thức dòng treo (nhan đề bắt
9/11/2015 Qui tắc biên mục Anh­Mỹ AACR2 và thực tiễn biên mục Việt Nam | Mạng Thông tin ­ Thư viện Việt Nam, nơi hội tụ của Cộng đồng thông tin và thư viện 
data:text/html;charset=utf­8,%3Cheader%20style%3D%22margin%3A%200px%200px%2010px%3B%20padding%3A%200px%3B%20border%3A%200px%3B 6/7
đầu từ vạch dọc thứ nhất của tờ phiếu),
Những điểm còn có sự khác biệt giữa thực tế biên mục thủ công của Việt Nam hiện nay với AACR2 như
sau:
– Từ khi theo ISBD, các thư viện lớn ở Việt Nam đã không phân biệt mô tả chính (đầy đủ) và mô tả phụ
(giản lược) [2].
– Qui tắc mô tả của Việt Nam không áp dụng hình thức tiêu đề hay điểm truy nhập kết hợp giữa tên tác giả
và nhan đề (tác giả/nhan đề) như đã được đề cập tới trong AACR2 (Điều 21.30G).
– Trong các qui tắc mô tả của Việt Nam (theo ISBD), ở vùng nhan đề và thông tin trách nhiệm, số lượng
các tác giả được qui định ghi như sau: Nếu có từ 4 tác giả trở xuống, thì ghi họ tên của tất cả các tác giả
ấy; Nếu có từ 5 tác giả trở lên thì chỉ ghi họ tên của 3 tác giả đầu tiên rồi phẩy  [et al.] [1]. Trong khi đó,
theo Điều 1.1F5 của AACR2, thì nếu có trên 3 tác giả thì chỉ ghi tên tác giả đầu tiên và [et al.].
– Trong Qui tắc mô tả của Việt Nam không đề cập đến Định danh chung về tài liệu [GMD] trong vùng nhan
đề và thông tin về trách nhiệm.
– Theo các sách giáo khoa và  tài  liệu hướng dẫn sử dụng AACR2 và  trên phiếu mục  lục của Thư viện
Quốc hội Mỹ, khoản ghi thông tin theo dõi các tiêu đề bổ sung và tham chiếu (tracings) có thêm các tiêu đề
(đề mục) chủ đề, đưược đánh thứ tự bằng số ả rập. Còn ở ta, các qui tắc chính thống hầu như không đề
cập đến việc ghi tiêu đề (đề mục) chủ đề ở khoản này.
– Bản AACR2 rút gọn so với bản đầy đủ có giản lưược bớt một số qui định, thí dụ, không dùng các chữ viết
tắt  [s.l.],  [s.n.]  trong vùng địa chỉ xuất bản  trong  trường hợp không xác định đưược nơi xuất bản và nhà
xuất bản, trong khi đó các qui tắc Việt Nam vẫn có những qui định này.
Như vậy, nếu nhưư cần sử dụng qui tắc biên mục AACR2 để điền vào các phiếu nhập tin theo MARC 21,
thì rất nhiều các qui định trong các qui tắc biên mục hiện hành của Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị, ta chỉ
cần lưu ý đến một số điểm khác biệt đã nêu ở trên. Tuy nhiên, cần nói thêm rằng, MARC 21 (mặc dầu
được thiết kế theo mô hình phiếu mục lục AACR2) không nhất thiết đòi hỏi phải sử dụng AACR2, như đã
thể hiện bằng các mã trong vị trí 18 của đầu biểu (leader) (mã a: sử dụng AACR2; mã i: sử dụng ISBD).
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình biên mục mô tả / Vũ Văn Sơn. – Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia, 2000. – 250 tr..
2. Một số quan niệm và khái niệm về biên mục trong quá trình phát triển / Vũ Văn Sơn // Tạp chí Thông tin
& Tưư liệu. – 1998, No 3 . – tr.3­6.
9/11/2015 Qui tắc biên mục Anh­Mỹ AACR2 và thực tiễn biên mục Việt Nam | Mạng Thông tin ­ Thư viện Việt Nam, nơi hội tụ của Cộng đồng thông tin và thư viện 
data:text/html;charset=utf­8,%3Cheader%20style%3D%22margin%3A%200px%200px%2010px%3B%20padding%3A%200px%3B%20border%3A%200px%3B 7/7
3. Anglo­American Cataloguing Rules . – 2nd ed., 1988 rev. – Chicago,: ALA,, 1988 . – XXV, 677p.
4. The concise AACR2 . – 1998 revision. – Chicago,: ALA,, 1988 . ­XV, 168p.
5.  AACR2  and  its  place  in  the  digital  world  /  Ann  Huthwaite  .  –
6.  The  Anglo­American  Cataloguing  Rules  and  their  future  /  R.W.  Manning  //  64th  IFLA  General
Conference , Amsterdam, 1998 Proceedings . – Paper code number 083­126­E.
Vũ Văn Sơn
(Nguồn trích: Tạp chí Thông tin tư liệu

File đính kèm:

  • pdfqui_tac_bien_muc_anhmy_aacr2_va_thuc_tien_bien_muc_viet_nam.pdf