Quản trị quốc gia và những gợi mở cho tiến trình cải cách thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam

(Bài viết là kết quả của Đề tài độc lập cấp quốc gia “Cục diện kinh tế thế giới hiện nay

và tác động đến Việt Nam”, mã số: ĐTĐT-XH.17/15).

Trong khoảng 10 - 15 năm gần đây, ở Việt Nam đã nổi lên luận điểm rằng: cải cách thể chế kinh tế

ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong tiến trình đổi mới. Khi các nguồn lực như tài nguyên

thiên nhiên, lao động giá rẻ và vốn.đã đến giới hạn thì cải cách thể chế trở thành đòi hỏi tất yếu

đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, đây cũng là thử thách khó khăn của quá trình phát triển. Trên thế

giới, nhiều quốc gia chỉ đạt được một phần mục tiêu của cải cách, thậm chí ở một số quốc gia nỗ

lực cải cách thể chế lại đẩy nền kinh tế vào những bất ổn không ngừng. Tiến trình cải cách thể chế

kinh tế sẽ khó thể thành công nếu không đi kèm với nỗ lực thiết lập một nền tảng quản trị quốc gia

vững mạnh.

pdf 9 trang kimcuc 17960
Bạn đang xem tài liệu "Quản trị quốc gia và những gợi mở cho tiến trình cải cách thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản trị quốc gia và những gợi mở cho tiến trình cải cách thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam

Quản trị quốc gia và những gợi mở cho tiến trình cải cách thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 32-40 
 32
Quản trị quốc gia và những gợi mở cho tiến trình 
cải cách thể chế kinh tế thị trường ở việt nam 
Nguyễn Mạnh Hùng* 
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 
.., Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 12 tháng 3 năm 2018 
Chỉnh sửa ngày 24 tháng 3 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 24 tháng 3 năm 2018 
Tóm tắt: (Bài viết là kết quả của Đề tài độc lập cấp quốc gia “Cục diện kinh tế thế giới hiện nay 
và tác động đến Việt Nam”, mã số: ĐTĐT-XH.17/15). 
Trong khoảng 10 - 15 năm gần đây, ở Việt Nam đã nổi lên luận điểm rằng: cải cách thể chế kinh tế 
ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong tiến trình đổi mới. Khi các nguồn lực như tài nguyên 
thiên nhiên, lao động giá rẻ và vốn...đã đến giới hạn thì cải cách thể chế trở thành đòi hỏi tất yếu 
đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, đây cũng là thử thách khó khăn của quá trình phát triển. Trên thế 
giới, nhiều quốc gia chỉ đạt được một phần mục tiêu của cải cách, thậm chí ở một số quốc gia nỗ 
lực cải cách thể chế lại đẩy nền kinh tế vào những bất ổn không ngừng. Tiến trình cải cách thể chế 
kinh tế sẽ khó thể thành công nếu không đi kèm với nỗ lực thiết lập một nền tảng quản trị quốc gia 
vững mạnh. 
Từ khóa: Quản trị, thể chế, kinh tế thị trường, cải cách. 
1. Cải cách thể chế kinh tế và tầm quan 
trọng của quản trị quốc gia 
Lý thuyết về thể chế nói rằng, khác biệt về 
thể chế là nguyên nhân của phát triển hay đói 
nghèo. Giả thuyết chung của kinh tế học thể chế 
là: một số dạng thể chế có thể đem lại sự phát 
triển, song một số dạng thể chế có thể tạo ra 
những hệ luỵ tai hại cho sự phồn vinh, tự do và 
các giá trị con người khác [1].1 Douglass C. 
_______ 
 ĐT.: 84-.. 
 Email: hungmng@gmail.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4140 
1 Kasper, Wolfgang and Manfred E Streit (1999), 
Institutional Economics: Social Order and Public Policy, 
Edward Elgar. 
North đưa ra định nghĩa “thể chế” như sau: 
“Thể chế là các luật lệ của cuộc chơi trong một 
xã hội, hay nói một cách chính thức, là những 
ràng buộc mà con người soạn thảo ra giúp định 
hình sự tương tác của con người” [2]2. Ví dụ về 
các thể chế chính thức là luật pháp, quy định và 
hợp đồng; còn ví dụ về các thể chế phi chính 
thức là sự tín nhiệm, đạo đức và các chuẩn mực 
chính trị 
Thể chế có thể hình thành và thay đổi qua 
hai con đường: 
Một là các thể chế được định hình bởi kinh 
nghiệm lâu dài của con người. Con người có thể 
khám phá ra những dàn xếp nhất định; những dàn 
_______ 
2 North, D.C. (1990), Institutions, Institutional Change 
and Economic Performance, Cambridge and New York: 
Cambridge University Press. Tr. 3. 
N.M. Hùng / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 32-40 33
xếp hữu ích sẽ trở thành truyền thống và được ghi 
nhớ; nếu chúng được chấp nhận bởi một số lượng 
người đủ lớn, chúng được tuân thủ trong toàn 
cộng đồng. Khi các quy tắc dần xuất hiện và được 
toàn thể cộng đồng biết tới, chúng sẽ được áp đặt 
và mô phỏng một cách tự phát. Những dàn xếp 
nào không đáp ứng tốt nhu cầu của cộng đồng sẽ 
bị phản đối và biến mất. Vì thế, phần lớn những 
quy tắc có ảnh hưởng trong đời sống hàng ngày 
đều phát triển qua một quá trình tiến hoá: phản 
hồi và điều chỉnh. 
Hai là các thể chế xuất hiện do chúng được 
thiết kế, được định rõ trong các bộ luật và các quy 
định, đồng thời được áp đặt chính thức bởi một cơ 
quan quyền lực (như chính phủ). Khởi đầu, những 
quy tắc được thiết kế và áp đặt bởi những người 
đại diện, vốn được tuyển chọn thông qua một quy 
trình chính trị và hành động từ bên ngoài xã hội. 
Cuối cùng, chúng được áp đặt bằng những 
phương tiện cưỡng chế đã hợp pháp hoá, chẳng 
hạn thông qua bộ máy tư pháp [3]3. 
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao một số quốc gia 
có thể cải cách thể chế kinh tế thành công và tại 
sao một số quốc gia lại thất bại? Daron 
Acemoglu, Simon Johnson và James Robinson 
cho rằng, vì gốc rễ của vấn đề là phân phối 
nguồn lực, cho nên một quốc gia muốn trở nên 
giàu có phải bắt đầu từ những cải cách để đảm 
bảo quyền của người dân được tiếp cận hoặc 
giám sát việc quản lý các nguồn lực trong xã 
hội [4]4. Họ cũng đặc biệt nhấn mạnh vấn đề 
“cam kết”: Các cá nhân có quyền lực chính trị 
thường có xu hướng lạm dụng quyền lực của 
mình để phục vụ lợi ích của mình tốt nhất; thậm 
chí ngay cả bằng cách xây dựng và duy trì một 
hệ thống thể chế kém hiệu quả hoặc không tối 
ưu theo nghĩa không tạo ra lợi ích tổng thể lớn 
nhất cho xã hội song đem lại lợi ích lớn nhất 
cho chính họ [5]5. Nếu các nhóm người này 
_______ 
3 Kasper, Wolfgang and Manfred E Streit (1999), đã dẫn. 
Tr. 41. 
4 Acemoglu, Daron, Simon Johnson and James A. 
Robinson (2001), “The Colonial Origins of Comparative 
Development: An Empirical Investigation” The American 
Economic Review Vol. 91, No. 5 (Dec., 2001). 
5 Acemoglu, Daron, Simon Johnson and James Robinson 
(2005). “Institutions as Fundamental Cause of Long run 
làm "điều đúng" như tiến hành cải cách, có thể 
họ sẽ mất đi đặc quyền, đặc lợi. Những mô hình 
phát triển lạc hậu ở các quốc gia nghèo khó vẫn 
tiếp tục tồn tại hoặc thay đổi rất chậm vì các lực 
lượng chính trị đầy sức mạnh tại đây muốn duy 
trì nó như thế để bảo vệ lợi ích của mình [6]6. 
Do vậy, cải cách thể chế cũng có những rào 
cản khó vượt qua. Thực tế cho thấy, những nỗ 
lực áp đặt mô hình thể chế kinh tế từ bên ngoài 
(như các mô hình kinh tế thị trường theo Đồng 
thuận Washington) thường không mang lại kết 
quả tốt do có khoảng cách giữa “hình thức” và 
“chức năng” của các thể chế (ví dụ: khoảng 
cách giữa các quy tắc, luật lệ chính thức với 
hiệu lực và việc thực thi chúng). Tại nhiều 
nước, từ châu Mỹ La-tinh cho đến châu Phi, 
mặc dù các nhà tài trợ quốc tế cố gắng áp đặt 
những “luật chơi mẫu mực” và những “tập 
quán tốt nhất” của thế giới nhưng chúng lại 
không hoạt động theo mong muốn do họ đã 
không quan tâm đến việc xây dựng năng lực 
vận hành các thể chế này. Cải cách thể chế dù 
có thể tạo ra các luật chơi thể hiện rất “tốt” 
trên giấy tờ vẫn không đủ, mà kết quả phát 
triển thực tế phụ thuộc rất nhiều vào việc thực 
thi chính sách, giám sát, tiếp nhận phản hồi và 
điều chỉnh hữu hiệu hành vi (cách chơi) của 
những chủ thể (người chơi) [7]7. Nói cách 
khác, một phần lớn đó là sự phụ thuộc vào 
chất lượng của nền quản trị quốc gia. 
Trong những nghiên cứu của mình, Ngân 
hàng thế giới (WB) cho rằng các vấn đề phát 
triển của nhiều nền kinh tế đi sau có nguồn gốc 
sâu xa là cuộc khủng hoảng “quản trị”. Cựu chủ 
Growth”, Handbook ofEconomic Growth, Volume IA. 
Edited by Philippe Aghion and Steven N. Durlauf (2005), 
Elsevier B.V. 
6 Acemoglu, Daron and James Robinson (2012). Why 
Nations Fail: The Origins of Power, Prosperity, and 
Poverty. Random House. 
7 Nguyễn Quang Thuấn (2017). “Cải thiện nền quản 
trị quốc gia, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy tăng 
trưởng kinh tế trong giai đoạn tới”, tham luận tại 
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2017: Phát huy nội lực, 
tăng trưởng bền vững, Ban kinh tế trung ương ngày 
27/06/2017. 
N.M. Hùng / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 32-40 
34
tịch của WB James D.Wolfensohn đã phát 
biểu rằng: 
“Nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng 
tài chính và nghèo đói là một và là giống 
nhauNếu như các quốc gia không có một nền 
quản trị tốt, nếu họ không giải quyết các vấn đề 
về tham nhũng, nếu họ không có một hệ thống 
luật pháp hoàn chỉnh để bảo vệ nhân quyền, 
quyền sở hữu và hợp đồng[thì] sự phát triển 
của họ sẽ khiếm khuyết về cơ bản và sẽ không 
kéo dài” [8]8. 
Báo cáo “Châu Phi nam Sahara: từ khủng 
hoảng cho đến tăng trưởng bền vững” năm 
1989 của WB nhấn mạnh, các chính sách cải 
cách kinh tế ở châu Phi không thành công vì 
thiếu hụt các nền tảng quản trị cơ bản. Do 
quyền lực không được kiểm soát, các quan chức 
chính phủ có thể trục lợi mà không phải giải 
trình. Các cá nhân bảo vệ mình không phải 
bằng pháp luật mà bằng nỗ lực xây dựng các 
mối quan hệ cá nhân, do đó hình thành các quan 
hệ bảo kê quyền lực [9]9. 
Dưới góc độ phát triển, WB định nghĩa: 
quản trị [quốc gia] là cách thức thực thi quyền 
lực trong việc quản lý nguồn lực kinh tế và xã 
hội của một quốc gia vì sự phát triển [10]10. 
Cách tiếp cận quản trị cho rằng, việc xây dựng 
các mô hình thể chế phải dựa vào những bối 
cảnh đặc thù chứ không theo phương thuốc 
định sẵn và tránh việc áp đặt những mô hình 
bên ngoài. Theo Daniel Kaufmann, Aart Kraay 
và Massimo Mastruzzi, quản trị bao gồm ba 
khía cạnh: i) Quá trình chính phủ được lựa 
chọn, giám sát và thay thế; ii) năng lực xây 
dựng và thực thi những chính sách tốt của chính 
phủ; và iii) sự tôn trọng của người dân đối với 
các thể chế và tình trạng của các thể chế đang 
chi phối quan hệ kinh tế-xã hội giữa họ 
[11]11. Trong đó, trụ cột thứ hai của quản trị 
_______ 
8 Wolfensohn, James D. (1999), Address to the Board of 
Governors (September 28, 1999), the World Bank 
9 World Bank (1989), Sub-Saharan Africa: From Crisis to 
Sustainable Growth, Washington DC 
10 World Bank (1992), World Development Report: 
Governance and Development, Washington DC. Tr.1 
11 Kaufmann, Daniel; Aart Kraay, Massimo Mastruzzi 
(2010), The Worldwide Governance Indicators Methodology 
quốc gia có tác động rất lớn đối với kết quả của 
cải cách thể chế. Thực tế cho thấy, chính phủ 
nhiều nước châu Phi thậm chí đã áp dụng chiến 
thuật “Babangida Boogie” (một bước tiến, hai 
bước lùi) để đối phó với sức ép cải cách trong 
nước và từ cộng đồng tài trợ quốc tế. 
2. Tiến trình cải cách thể chế kinh tế thị 
trường của Việt Nam 
Qua hơn 30 năm tiến hành đổi mới, thể chế 
kinh tế thị trường ở Việt Nam đã từng bước 
được hoàn thiện. Tuy vậy, có một số vấn đề 
đáng chú ý sau: 
Thứ nhất, động lực cải cách thể chế kinh tế 
thị trường của Việt Nam không được duy trì 
liên tục mạnh mẽ. Mặc dù trong khoảng 10 năm 
trở lại đây chúng ta nói nhiều đến yêu cầu phải 
chuyển mạnh sang cơ chế thị trường hơn nữa, 
song trên thực tế theo đánh giá của Heritage 
Foundation, chỉ số tự do kinh tế của Việt Nam 
hầu như không thay đổi. Năm 2016, Heritage 
Foundation xếp Việt Nam đứng thứ 131 trong 
tổng số 178 nền kinh tế được xếp hạng về mức 
độ tự do kinh tế, thuộc nhóm các nền kinh tế bị 
coi là “phần lớn không tự do”. Thứ bậc này cao 
hơn Trung Quốc (144), Nga (153), Lào (155), 
Myanmar (158), song thấp hơn Campuchia 
(112) [12]12. Tuy nhiên, năm 2017 Việt Nam 
chỉ đứng thứ 147 trong tổng số 180 nền kinh tế 
được xếp hạng, tụt lại đằng sau các nền kinh tế 
and Analytical Issues, the World Bank Policy Research 
Working Paper 5430, September 2010, Tr.4. 
12 Heritage Foundation đánh giá mức độ tự do của một nền 
kinh tế theo bốn nhóm chỉ số: 1) Tinh thần thượng tôn 
pháp luật (bảo đảm quyền sở hữu, không tham nhũng); 2) 
Hạn chế của chính phủ (tự do về tài khoá, chi tiêu của 
chính phủ); 3) Hiệu quả của quy định (tự do kinh doanh, 
tự do lao động, tự do về tiền tệ) và 4) Thị trường mở (tự 
do thương mại, tự do đầu tư và tự do tài chính) 
Theo phân loại của Heritage Foundation: những nền kinh 
tế không tự do có điểm số dưới 50; những nền kinh tế 
phần lớn không tự do có điểm số trong khoảng 50-60; 
những nền kinh tế tương đối tự do có điểm số trong 
khoảng 60-70; những nền kinh tế phần lớn tự do có điểm 
số trong khoảng 70-80; những nền kinh tế tự do có điểm 
số trên 80 
Nguồn: 2016 Index of Economic Freedom, Heritage 
Foundation [] 
N.M. Hùng / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 32-40 35
Trung Quốc (111), Nga (114), Lào (133) và 
Myanmar (146) [13]13. 
Hình 1. Chỉ số tự do kinh tế của Việt Nam. 
Nguồn: 2017 Index of Economic Freedom, 
Heritage Foundation 
Thứ hai, hội nhập quốc tế có tác động đáng 
kể đối với tiến trình hoàn thiện thể chế thị 
trường của Việt Nam. Giai đoạn 1998-2007 
chứng kiến nhiều bước tiến trong quá trình hội 
nhập quốc tế của Việt Nam cũng là giai đoạn 
chỉ số tự do kinh tế thay đổi mạnh. Việc tham 
gia những hiệp định thương mại tự do (FTA) 
thế hệ mới cũng góp phần tạo ra động lực giúp 
Việt Nam cải cách thể chế kinh tế. Thương mại 
là lĩnh vực duy nhất hiện được Heritage 
Foundation coi đạt tới mức độ có “tự do”. 
Trong bộ Chỉ số môi trường kinh doanh của 
WB, xếp hạng lĩnh vực thương mại quốc tế của 
Việt Nam cũng được cải thiện đáng kể trong hai 
năm qua, giảm từ thứ 108 năm 2016 xuống còn 
93 năm 2017 trong tổng số 190 nền kinh tế. 
Thứ ba, chất lượng thể chế của khu vực tư 
nhân cải thiện chậm và thấp hơn chất lượng thể 
chế của khu vực công. Báo cáo chỉ số cạnh 
tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới 
(WEF) chia trụ cột thể chế thành những thể chế 
của khu vực công và thể chế của khu vực tư 
nhân. Đối với Việt Nam, các thể chế của khu 
vực tư nhân như đạo đức công ty và trách 
nhiệm giải trình (gồm kiểm toán, năng lực của 
hội đồng quản trị, bảo vệ lợi ích của các cổ 
đông) xếp hạng khá thấp và thấp hơn nhiều 
thứ hạng của các thể chế công (trừ vấn đề tham 
nhũng). Điều đó cho thấy, khu vực tư nhân của 
Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém, như vẫn 
thường được phản ánh trong một số nghiên cứu 
rằng: nhiều doanh nghiệp tư nhân còn kinh 
doanh theo tình huống ngắn hạn; ý thức tự giác 
chấp hành pháp luật còn hạn chế. Một bộ phận 
doanh nhân còn thiếu kinh nghiệm quản lý, 
thậm chí thiếu trách nhiệm với xã hội, vì lợi ích 
cục bộ mà có những hoạt động kinh doanh gây 
tác động tiêu cực đến môi trường... 
Bảng 1. Xếp hạng các cấu phần của trụ cột thể chế trong chỉ số13cạnh tranh toàn cầu 
Các thể chế công Các thể chế tư nhân 
Quyền 
sở hữu 
Đạo đức và 
tham nhũng 
Tác động 
không phù 
hợp 
Hoạt động của khu vực 
công 
An ninh Đạo đức 
công ty 
Trách nhiệm giải 
trình 
1. 
quyền 
sở hữu 
(97) 
2. bảo 
hộ sở 
hữu trí 
tuệ 
(92) 
3. phân bổ các 
nguồn quỹ 
công cộng (59) 
4. tin tưởng của 
công chúng đối 
với các nhà 
chính trị (47) 
5. các khoản 
chi trả không 
thường xuyên 
và hối lộ (104) 
6. độc lập 
của tư 
pháp (92) 
7. các 
quyết định 
mang tính 
chất thiên 
vị của 
quan chức 
chính phủ 
(58) 
8. lãng phí trong chi 
tiêu chính phủ (82) 
9. gánh nặng các quy 
định của chính phủ (88) 
10. khung khổ pháp lý 
hiệu quả để giải quyết 
tranh chấp (72) 
11. khung khổ pháp lý 
hiệu quả để chấn chỉnh 
lại các quy định (69) 
12. minh bạch trong xây 
dựng chính sách của 
chính phủ (88) 
13. chi phí kinh 
doanh vì các hoạt 
động khủng bố (72) 
14. chi phí kinh 
doanh vì các hoạt 
động tội phạm và 
bạo lực (68) 
15. tội phạm có tổ 
chức (75) 
16. sự tin cậy của 
lực lượng công an 
(82) 
17. hành 
xử có 
đạo đức 
của các 
công ty 
(84) 
18. sức mạnh của 
kiểm toán và các 
chuẩn mực báo 
cáo (122) 
19. năng lực của 
hội đồng quản trị 
công ty (129) 
20. bảo vệ lợi ích 
của các cổ đông 
nhỏ (102) 
21. khả năng bảo 
vệ các nhà đầu tư 
(101) 
Nguồn: World Economic Forum. Global Competitiveness Report 2016-2017, Geneva 
Chú thích: thứ hạng trong ngoặc đơn 
_______ 
13 2017 Index of Economic Freedom, Heritage Foundation [] 
N.M. Hùng / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 32-40 
36
Thứ tư, việc thực thi chính sách và các quy 
định chưa hiệu quả. Báo cáo Môi trường kinh 
doanh 2016 của WB chia các nền kinh tế thành 
bốn nhóm: i) Những nền kinh tế có các quy 
định chất lượng cao và việc thực thi rất hiệu 
quả; ii) Những nền kinh tế có các quy định chất 
lượng thấp và thực thi kém hiệu quả; iii) Những 
nền kinh tế có các thủ tục kinh doanh nhanh 
chóng, thuận lợi song các quy định có chất 
lượng không cao; và iv) Những nền kinh tế có 
chất lượng của các quy định tốt song tiến trình 
thực thi phức tạp, kém hiệu quả [14]14. 
Nếu như chất lượng của các quy định là chỉ 
số quan trọng phản ánh chất lượng thể chế thì 
việc thực thi hiệu quả các quy định này lại là 
chỉ số quan trọng cho thấy chất lượng nền quản 
trị. WB đánh giá chất lượng của các quy định 
và hiệu lực của chính phủ ở Việt Nam còn thấp. 
Trong 6 chỉ số quản trị của WB [15]15, Chỉ số 
Hiệu lực của chính phủ (cho biết nhận thức về 
chất lượng dịch vụ công, đội ngũ công vụ, xây 
dựng và thực thi chính sách và mức độ cam kết 
của chính phủ đối với các chính sách đó) của 
Việt Nam chỉ xếp ở mức trung bình của thế 
giới. Chỉ số Chất lượng của quy định (cho biết 
nhận thức về năng lực của chính phủ trong việc 
xây dựng và thực thi các chính sách, quy định 
tốt nhằm thúc đẩy khu vực tư nhân phát triển) 
của Việt Nam thậm chí nằm trong nhóm 1/3 số 
quốc gia thấp nhất [16]16. 
Hình 2. Chất lượng quản trị của Việt Nam qua các chỉ số 
Chất lượng của quy định 
Hiệu lực của chính phủ 
Nguồn: WB (2017), Worldwide Governance Indicator, 
Chú thích: hai đường biên bên ngoài của đồ thị phản ánh mức độ sai số cận trên và cận dưới của giá trị141516
_______ 
14 WB (2016), Ease of Doing Business 2016, Washington DC. Tr. 6. 
15 WB đưa ra 6 chỉ số là gồm: tiếng nói và trách nhiệm giải trình, ổn định chính trị và phi bạo lực, hiệu lực của chính phủ, 
chất lượng của quy định, thượng tôn pháp luật và kiểm soát tham nhũng, để đánh giá chất lượng quản trị quốc gia 
16 WB (2017), Worldwide Governance Indicator,  
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 32-40 
 32
Các quy định tốt có thể giúp cho môi 
trường kinh doanh thêm thuận lợi và thông 
thoáng; khắc phục những “khiếm khuyết” của 
thị trường; đảm bảo môi trường cạnh tranh bình 
đẳng. Tuy nhiên, một hệ thống quy định chồng 
chéo, phức tạp có thể tạo ra gánh nặng thực thi, 
cản trở hoạt động kinh doanh của các doanh 
nghiệp; đồng thời là môi trường thuận lợi cho 
tình trạng tham nhũng, trục lợi nảy sinh [17]17. 
Ví dụ điển hình là môi trường kinh doanh ở 
Việt Nam hiện vẫn tồn tại những gánh nặng thủ 
tục hành chính, thanh tra, kiểm tra của các cơ 
quan nhà nước [18]18. Doanh nghiệp cũng phải 
chịu gánh nặng về chi phí không chính thức 
[19]19; chưa kể sự trùng lặp, tình trạng nhũng 
nhiễu khi giải quyết thủ tục hành chính. Trong 
khi đó, Chính phủ và Thủ tướng chính phủ liên 
tục yêu cầu các cơ quan quản lý giảm những 
giấy phép con, đơn giản hoá thủ tục hành chính, 
tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận 
lợi tối đa cho doanh nghiệp. Báo cáo Môi 
trường kinh doanh 2017 của WB xếp Việt Nam 
đứng thứ 82 trong tổng số 190 nền kinh tế (về 
môi trường kinh doanh), tốt hơn một số nước 
trong khu vực (như Indonesia, Philippines, Lào, 
Campuchia, Myanmar, Ấn Độ) và cải thiện so 
với thứ hạng trong Báo cáo năm 2016 (Việt 
Nam đứng thứ 91). Tuy nhiên, thứ hạng đối với 
một số chỉ số của Việt Nam còn khá thấp, như: 
khởi sự kinh doanh (đứng thứ 121, tụt hạng so 
năm 2016); trả thuế (đứng thứ 167); và phá sản 
(đứng thứ 125) [20]20. 
_______ 
17 WB (2016), Ease of Doing Business 2016, Washington 
DC. Tr. 2 
18 Kết quả điều tra vào năm 2015 cho thấy, có tới 74% 
doanh nghiệp từng đón tiếp các đoàn thanh kiểm tra trong 
tất cả các lĩnh vực trong năm 2014. Theo: VCCI & 
USAID (2015). Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 
2015. Hà Nội: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt 
Nam và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ 
19 Kết quả điều tra vào năm 2015 cho thấy, có tới 74% 
doanh nghiệp từng đón tiếp các đoàn thanh kiểm tra trong 
tất cả các lĩnh vực trong năm 2014. Theo: VCCI & 
USAID (2015). Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 
2015. Hà Nội: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt 
Nam và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ 
20
etnam 
3. Một số định hướng cải cách trong thời 
gian tới 
Thiết lập một nền quản trị tốt là điều kiện 
quan trọng để nền kinh tế thị trường hiện đại 
vận hành. Nhìn chung, các tổ chức quốc tế đều 
coi quản trị tốt có những đặc điểm như: i) đảm 
bảo sự tham gia của người dân; ii) hệ thống luật 
pháp, xét xử công bằng; iii) tính minh bạch; iv) 
đảm bảo trách nhiệm giải trình; v) chống tham 
nhũng. Theo WB, để đảm bảo quản trị tốt cần 
có 3 yếu tố chính: i) các quy tắc hạn chế nội bộ 
(ví dụ, có các hệ thống kiểm toán, sự độc lập 
của ngân hàng trung ương, các quy định về 
công chức và ngân sách); ii) phản hồi của xã 
hội và thiết lập đối tác (ví dụ, có các hội đồng 
công-tư, các điều tra về phản hồi của xã hội); 
và iii) cạnh tranh (ví dụ, có cạnh tranh trong 
cung cấp các dịch vụ, tham gia của khu vực tư 
nhân, các cơ chế giải quyết tranh chấp,) 
[21]21. Đây cũng là những điều kiện quan trọng 
giúp cho cơ chế thị trường hoạt động hiệu quả 
và lành mạnh. 
Bảng 2. Các đặc tính cơ bản của quản trị tốt 
Các tổ chức 
quốc tế 
Các đặc tính cơ bản 
Chương 
trình phát 
triển của 
Liên hợp 
quốc 
(UNDP) 
i) đảm bảo sự tham gia; ii) sự công 
bằng của luật pháp; iii) tính minh 
bạch; iv) đáp ứng mọi bên liên quan; 
v) hướng tới sự đồng thuận; vi) bình 
đẳng; vii) hiệu lực và hiệu quả; viii) 
trách nhiệm giải trình; và ix) tầm 
nhìn chiến lược. 
Ngân hàng 
thế giới 
(WB) 
i) tiến trình hoạch định chính sách 
công khai và có thể dự đoán được; 
ii) hành chính công chuyên nghiệp; 
iii) bộ máy hành pháp có trách 
nhiệm giải trình; iv) xã hội dân sự 
tham gia tích cực vào các hoạt động 
công; và v) luật pháp công bằng. 
Hiệp hội 
phát triển 
quốc tế 
(IDA) 
i) trách nhiệm giải trình, bao gồm 
trách nhiệm giải trình về mặt tài 
chính ở cấp độ vĩ mô và trách nhiệm 
giải trình đối với hoạt động của tổ 
chức ở cấp vi mô; ii) tính minh bạch, 
đặc biệt là minh bạch trong tiến trình 
_______ 
21 WB (1997). World Development Report 1997. 
Washington DC 
N.M. Hùng / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 32-40 
38
phân bổ ngân sách, mua sắm công; 
iii) luật pháp công bằng, trong đó có 
một khung khổ pháp lý công bằng, 
ổn định, có thể dự đoán được và 
được công chúng biết đến; và iv) sự 
tham gia, đặc biệt cơ hội tham gia 
của xã hội dân sự vào việc hình 
thành các chiến lược phát triển có 
ảnh hưởng đến cộng đồng. 
Ngân hàng 
phát triển 
châu Á 
(ADB) 
i) trách nhiệm giải trình; ii) đảm bảo 
sự tham gia (của các bên liên quan 
trong quá trình hoạch định chính 
sách); iii) có thể dự đoán được; và 
iv) minh bạch. 
Nguồn: UNDP (1997), Governance for Sustainable 
Human Development, New York; WB (1994). 
Governance: The World Bank’s Experience. 
Washington DC; International Development 
Association (1998). Additions to IDA Resources: 
Twelfth Replenishment (IDA12). 23 December 
1998; Asian Development Bank (1995). 
Governance: Sound Development Management, 
October 1995 
Nâng cao tính minh bạch là chìa khóa quan 
trọng giúp Việt Nam nâng cao chất lượng quản 
trị quốc gia; là điều kiện giúp đẩy nhanh việc 
thực hiện nghiêm túc trách nhiệm giải trình và 
đảm bảo sự tham gia của người dân vào quá 
trình chính sách [22]22. 
Trước hết, phải xây dựng bộ máy hành 
chính minh bạch và có trách nhiệm giải trình 
đối với công chúng qua các biện pháp cụ thể 
sau: i) tăng cường tính minh bạch trong chu 
trình chính sách; ii) đảm bảo có các nhóm chủ 
thể khác biệt chịu trách nhiệm trong việc xây 
dựng, thực thi và đánh giá chính sách; iii) tăng 
cường vai trò và trách nhiệm của người 
đứng đầu. 
Cần áp dụng mạnh mẽ chính phủ số ở mọi 
lĩnh vực để giảm thiểu và hiện đại hóa thủ tục 
hành chính, hạn chế tham nhũng, tăng cường 
tính minh bạch và tiếp nhận được sự phản hồi 
của người dân. Thiết lập các cơ chế đối thoại 
liên tục nhằm giám sát nền hành chính công và 
_______ 
22 Nguyễn Quang Thuấn (2017). “Cải thiện nền quản trị 
quốc gia, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng 
kinh tế trong giai đoạn tới”, đã dẫn. 
dỡ bỏ những rào cản, bất cập xuất hiện trong 
quá trình thực thi chính sách [23]23. Tăng cường 
đảm bảo nguyên tắc hoạt động độc lập của các 
bộ phận như: kiểm toán, thanh tra, ngân hàng 
trung ương, thống kê... trong bộ máy nhà nước. 
Thực hiện công khai các báo cáo kiểm toán, tài 
chính của các bộ, ngành, chính quyền địa 
phương để người dân giám sát. 
Xây dựng hệ thống dịch vụ công hiệu quả 
cũng là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao 
chất lượng quản trị quốc gia. Đối với nền kinh 
tế thị trường, đây còn là điều kiện thiết yếu để 
cải thiện môi trường kinh doanh. Cần cải cách 
mô hình cung ứng dịch vụ công theo hướng 
tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân và 
cộng đồng. Từ đầu những năm 1990 đến nay, 
nhiều nước trên thế giới đã áp dụng mô hình 
“Quản lý công mới”, nhấn mạnh yêu cầu tinh 
giảm bộ máy nhà nước, đề cao nguyên tắc thị 
trường, áp dụng phương thức lãnh đạo doanh 
nghiệp cho các tổ chức công và khuyến khích 
các công ty tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ 
công để giảm gánh nặng cho chính quyền... 
[24]24 Để thoả mãn nhu cầu dịch vụ ngày càng 
cao và đa dạng của người dân, cần đưa cơ chế 
thị trường và tạo dựng chính quyền dạng doanh 
nghiệp theo các hướng: i) trao quyền cho tổ 
chức cung cấp dịch vụ công, đảm bảo cho các 
tổ chức này có quyền tự chủ cao về bộ máy, con 
người và tài chính; ii) trao quyền cho người làm 
thuê để tăng sự nhiệt tình, sáng tạo của nhân 
viên; và iii) trao quyền cho khách hàng là các 
công dân trong việc lựa chọn đơn vị cung cấp 
dịch vụ, kiểm soát và đánh giá chất lượng cũng 
như giá cả của dịch vụ. 
Đẩy nhanh việc xây dựng các đặc khu kinh 
tế (đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt) để thử 
nghiệm cải cách thể chế theo hướng nâng cao 
mức độ tự do, tự chủ và tự quyết cao. Các đặc 
khu kinh tế của Việt Nam phải có được các mô 
hình thể chế và quản trị thực sự mang tính 
“vượt trội.” Đây là cách tiếp cận và tư duy mới 
nhằm thu hút nguồn lực từ bên ngoài trong quá 
_______ 
23 Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam 2016: Cơ hội, thách 
thức và giải pháp. Hà nội, Tr.115. 
24 Osborne, S. P. (2006), “The New Public Governance?” 
Public Management Review, vol. 8, No. 3, pp. 377-388. 
N.M. Hùng / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 32-40 39
trình hội nhập. Cạnh tranh và thu hút nguồn lực 
bằng sự “ưu đãi” là tư duy hội nhập của những 
năm 1980; tư duy hội nhập của thế kỷ XXI là 
cạnh tranh và thu hút nguồn lực bằng những 
yếu tố “vượt trội”, trong đó có sự vượt trội về 
thể chế và quản trị. Việc có được các cơ chế 
“đặc thù” (ví dụ, tự chủ và tự quyết trong một 
số lĩnh vực) mới chỉ là nỗ lực ban đầu để các 
địa phương xây dựng môi trường thể chế và 
quản trị vượt trội. Về bản chất, việc cho phép 
các địa phương có được cơ chế “đặc thù” vẫn là 
sự xin-cho (xin-cho cơ chế) và như vậy sẽ tạo 
ra sự phân biệt đối xử (giữa những địa phương 
“xin” được cơ chế đặc thù và những địa phương 
không có). Điều quan trọng là cần phải biến các 
cơ chế “đặc thù” thành sự “vượt trội” - tức là 
tạo ra sự khác biệt và lợi thế nhờ đạt tới một 
“đẳng cấp” cao hơn. 
* 
* * 
Cải cách thể chế kinh tế thị trường không 
nên chỉ dừng lại ở việc thiết lập những tập 
quán, quy tắc tốt nhất mà cần quan tâm đến tính 
hiệu lực và khả năng thực thi chúng. Nói một 
cách khác, các nỗ lực cải cách cần không chỉ 
dành cho việc thiết kế những “luật chơi” mà 
còn phải dành cho việc giám sát, điều chỉnh 
hành vi của những “người chơi”. Việt Nam cần 
chú trọng thiết lập một môi trường quản trị 
quốc gia tốt để những nỗ lực cải cách thể chế 
kinh tế có thể mang lại kết quả như mong đợi. 
Kinh tế thị trường chỉ là phương tiện còn quản 
trị tốt (với các giá trị như tính minh bạch, trách 
nhiệm giải trình, sự tham gia...) vừa là phương 
tiện vừa là mục tiêu hướng tới. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Acemoglu, Daron and James Robinson (2012). 
Why Nations Fail: The Origins of Power, 
Prosperity, and Poverty. Random House 
[2] Acemoglu, Daron, Simon Johnson and James A. 
Robinson (2001), “The Colonial Origins of 
Comparative Development: An Empirical 
Investigation” The American Economic Review 
Vol. 91, No. 5 (Dec., 2001) 
[3] Acemoglu, Daron, Simon Johnson and James 
Robinson (2005). “Institutions as Fundamental 
Cause of Long run Growth”, Handbook 
ofEconomic Growth, Volume IA. Edited by 
Philippe Aghion and Steven N. Durlauf. 2005 
Elsevier B.V 
[4] Asian Development Bank (1995). Governance: 
Sound Development Management, October 1995; 
[5] Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam 2016: Cơ hội, 
thách thức và giải pháp. Hà nội, 
[6] Heritage Foundation (2017). 2017 Index of 
Economic Freedom, 
[7] [] 
[8] International Development Association (1998). 
Additions to IDA Resources: Twelfth 
Replenishment (IDA12). 23 December 1998; 
[9] Kasper, Wolfgang and Manfred E Streit (1999). 
Institutional Economics: Social Order and Public 
Policy, Edward Elgar. Tr. 41 
[10] Kaufmann, Daniel; Aart Kraay, Massimo 
Mastruzzi (2010), The Worldwide Governance 
Indicators Methodology and Analytical Issues, the 
World Bank Policy Research Working Paper 
5430, September 2010 
[11] Nguyễn Quang Thuấn (2017). “Cải thiện nền quản 
trị quốc gia, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy 
tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn tới”, tham luận 
tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2017: Phát huy nội 
lực, tăng trưởng bền vững, Ban kinh tế trung ương 
ngày 27/06/2017 
[12] North, D.C. (1990), Institutions, Institutional 
Change and Economic Performance, Cambridge 
and New York: Cambridge University Press. 
[13] Osborne, S. P. (2006), “The New Public 
Governance?” Public Management Review, vol. 
8, No. 3, pp. 377-388. 
[14] UNDP (1997). “Governance for Sustainable 
Human Development” New York; WB (1994). 
Governance: The World Bank’s Experience. 
Washington DC; 
[15] VCCI & USAID (2015). Báo cáo năng lực cạnh 
tranh cấp tỉnh năm 2015. Hà Nội: Phòng Thương 
mại và Công nghiệp Việt Nam và Cơ quan Phát 
triển Quốc tế Hoa Kỳ 
[16] Wolfensohn, James D. (1999), Address to the 
Board of Governors (September 28, 1999), the 
World Bank 
[17] WB (1992). World Development Report: 
Governance and Development, Washington DC. 
[18] WB (1989). Sub-Saharan Africa: From Crisis to 
Sustainable Growth, Washington DC 
N.M. Hùng / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 32-40 
40
[19] WB (2016). Ease of Doing Business 2016. 
Washington DC 
[20] 
mies/vietnam 
[21] WB (1997). World Development Report 1997. 
Washington DC. 
[22] WB (2017). Worldwide Governance Indicator, 
[23] 
spx#reports 
[24] World Economic Forum (2016). Global 
Competitiveness Report 2016-2017, Geneva. 
Tên bài tiếng Anh 
Nguyen Manh Hung 
Địa chỉ tiếng ANh, 
.., Hanoi, Vietnam 
Abstract: . 
Key words: ... 

File đính kèm:

  • pdfquan_tri_quoc_gia_va_nhung_goi_mo_cho_tien_trinh_cai_cach_th.pdf