Quan niệm về thủ lĩnh chính trị trong tư tưởng chính trị thời kỳ cổ đại

Trong khoa học chính trị, thủ lĩnh chính trị được nghiên cứu với tư cách là hiện tượng

đặc biệt của quyền lực chính trị và thực thi quyền lực chính trị, với tư cách là người đứng

đầu trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị. Trong nội dung bài biết này, tác giả đề cập

đến những tư tưởng về thủ lĩnh chính trị ở cả phương Đông và phương Tây thời kỳ cổ đại

để thấy được dù thời kỳ cổ đại hay hiện đại, dù phương Đông hay phương Tây, quan niệm

về thủ lĩnh chính trị với vị trí, vai trò, những phẩm chất của người thủ lĩnh vẫn có những

mẫu số chung, và việc lựa chọn thủ lĩnh chính trị với những phẩm chất cần có vẫn là một

trong những vấn đề quan trọng quyết định đến sự phát triển của một nền chính trị.

pdf 7 trang kimcuc 14260
Bạn đang xem tài liệu "Quan niệm về thủ lĩnh chính trị trong tư tưởng chính trị thời kỳ cổ đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan niệm về thủ lĩnh chính trị trong tư tưởng chính trị thời kỳ cổ đại

Quan niệm về thủ lĩnh chính trị trong tư tưởng chính trị thời kỳ cổ đại
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
156 
QUAN NIỆM VỀ THỦ LĨNH CHÍNH TRỊ TRONG TƯ TƯỞNG 
CHÍNH TRỊ THỜI KỲ CỔ ĐẠI 
Đặng Thùy Vân1 
TÓM TẮT 
Trong khoa học chính trị, thủ lĩnh chính trị được nghiên cứu với tư cách là hiện tượng 
đặc biệt của quyền lực chính trị và thực thi quyền lực chính trị, với tư cách là người đứng 
đầu trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị. Trong nội dung bài biết này, tác giả đề cập 
đến những tư tưởng về thủ lĩnh chính trị ở cả phương Đông và phương Tây thời kỳ cổ đại 
để thấy được dù thời kỳ cổ đại hay hiện đại, dù phương Đông hay phương Tây, quan niệm 
về thủ lĩnh chính trị với vị trí, vai trò, những phẩm chất của người thủ lĩnh vẫn có những 
mẫu số chung, và việc lựa chọn thủ lĩnh chính trị với những phẩm chất cần có vẫn là một 
trong những vấn đề quan trọng quyết định đến sự phát triển của một nền chính trị. 
Từ khóa: Thủ lĩnh chính trị, thời kỳ cổ đại, tư tưởng chính trị. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Thủ lĩnh chính trị là phạm trù cơ bản của khoa học Chính trị. Có nhiều ngành khoa 
học khác nhau nghiên cứu về phạm trù này, tuy nhiên Chính trị học nghiên cứu thủ lĩnh 
chính trị như là một nhân tố quy định đến tính chất, nội dung, chiều hướng vận động của 
quyền lực chính trị. Xem xét ở vai trò đó của thủ lĩnh chính trị, ngay từ buổi sơ khai của 
chính trị học, các nhà tư tưởng đã bàn về thủ lĩnh chính trị một cách có hệ thống, từ việc 
khẳng định vị trí, vai trò của người đứng đầu trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị, đến 
những phẩm chất cần có và đặc biệt là những phương pháp trong hoạt động chính trị khi 
người thủ lĩnh là chủ thể của hoạt động ấy. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Quan niệm về thủ lĩnh chính trị trong tư tưởng chính trị phương Đông 
Trong tư tưởng chính trị phương Đông, tư tưởng chính trị Trung Quốc là nội dung tiêu 
biểu phản ánh những giá trị đặc trưng cho tư tưởng chính trị phương Đông. Bởi vậy, trong 
phạm vi bài viết này, tác giả nghiên cứu những tư tưởng chính trị Trung Quốc về thủ lĩnh 
chính trị với tư cách là những đại diện cho tư tưởng chính trị phương Đông. 
Trung Quốc cổ đại kéo dài từ thế kỷ XXI TCN đến năm 221TCN. Lịch sử xã hội 
chiếm hữu nô lệ Trung Quốc là lịch sử đấu tranh tàn khốc giữa chủ nô và nô lệ. Đặc biệt, 
đến cuối thời kỳ cổ đại, thời kỳ chuyển biến từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong 
kiến, cơ cấu xã hội thay đổi, đao đức, trật tự xã hội suy thoái, đảo lộn. Trong bối cảnh ấy, đã 
1 Giảng viên khoa Lý luận Chính trị - Luật, Đại học Hồng Đức 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
157 
xuất hiện tầng lớp trí thức mới, họ không trị nước mà bàn việc trị nước, hình thành nhiều 
học thuyết, trường phái triết học, chính trị, xã hội khác nhau cùng hướng đến giải quyết 
những vấn đề thực tiễn chính trị, đạo đức của xã hội, phác thảo mô hình của bộ máy nhà 
nước với những tiêu chuẩn cần có của người đứng đầu - thủ lĩnh chính trị. 
Quan niệm về thủ lĩnh chính trị trong lịch sử tư tưởng chính trị phương Đông chính 
là đưa ra những quan điểm về người đứng đầu của bộ máy nhà nước phong kiến - vua 
(thiên tử). 
2.1.1. Về vị trí, vai trò của thủ lĩnh chính trị 
Thời kỳ cổ đại ở Trung Quốc đã xuất hiện những tư tưởng đề cập đến vị trí, vai trò 
của ngôi vua với tư cách là biểu hiện tập trung của quyền lực chính trị. Theo đó, Mạnh Tử 
(372 TCN - 289 TCN) khi bàn về chính trị, ông đã lý giải từ nguồn gốc của quyền lực chính 
trị cho rằng ngôi vua là biểu hiện tập trung của quyền lực chính trị, ngôi vua là của chung 
thiên hạ, ngôi thiên tử là phải được lòng dân mà không nhất thiết phải theo dòng họ. Đặc 
biệt, Mạnh Tử đã đưa ra quan niệm về mối quan hệ vua - nước - dân được ông xếp theo thứ 
tự: dân vi quý - xã tắc thứ chi - quân vi khinh. Mặc dù ngôi vua là không đáng trọng nhưng 
ngôi vua là của chung thiên hạ, không dòng họ nào được lấy làm của riêng, ngôi vua có chức 
năng vì thiên hạ, đặt ai vào đó là do dân. 
 Kế thừa quan điểm của Mạnh Tử, Tuân Tử cho rằng: Ngôi vua là của chung thiên hạ, 
ai ngồi vào đó là giữ cho thiên hạ, vì thiên hạ. “trời sinh ra dân không phải vì vua, mà ngược 
lại, trời sinh ra vua là vì dân” (Đại lược - Tuân Tử) [5; tr.49]. 
Những tư tưởng luận giải về ngôi vua của Mạnh Tử và Tuân Tử được ra đời khi hệ tư 
tưởng phong kiến đang giữ vai trò thống trị, khi quyền lực nhà nước được hiểu rằng đó chính 
là vua, vua là con trời, là người thay trời hành đạo, ý vua là ý trời. Bên cạnh đó, việc chuyển 
giao quyền lực được thực hiện theo hình thức cha truyền, con nối, và không tồn tại việc lựa 
chọn thủ lĩnh chính trị giai đoạn này. Xét trong bối cảnh ấy, có thể thấy, những tư tưởng nêu 
trên đã đi ngược lại những quan điểm được coi là chính thống thời đó, mặc dù không được 
thừa nhận nhưng đó chính là những tư tưởng dân chủ sơ khai trong tư tưởng chính trị phương 
Đông thời kỳ cổ đại. 
2.1.2. Về phẩm chất của thủ lĩnh chính trị và phương pháp cai trị 
Lão Tử (580 -500 TCN), là người sáng lập ra trường phái đạo gia. Trong quan điểm 
về chính trị ông đưa ra chủ trương “vô vi nhi trị” nghĩa là để cho xã hội tự nhiên như vốn 
có, không can thiệp bằng bất cứ giá nào, xã hội sẽ được ổn định. Chính bởi quan niệm về 
phương pháp cai trị như vậy, nên ông đã đưa ra những lời khuyên đối với chủ thể thực thi 
quyền lực với những nội dung: 
Công toại thân thoái [2; tr.144]: Sự phát triển của vạn vật thường là tương sinh tương 
khắc, vì vậy Lão Tử cho rằng giữ trạng thái cực đỉnh, không bằng sớm thoái trào. Mũi giáo 
sắc bén không thể sắc bén mãi, trong lịch sử không có triều đại nào thịnh mãi mà không suy, 
công thành danh toại là chuyện tốt, nhưng bên trong nó cũng tiềm ẩn hậu họa. Vì vậy, ông 
khuyên mọi người nên biết sớm buông tay, thấy đủ thì dừng, sau khi đại nghiệp hoàn thành 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
158 
đừng nên tham lam quyền chức, danh lợi, không nên đắm chìm trong ham muốn trần tục mà 
phải biết tiết chế ham muốn cá nhân, lưu giữ tiềm lực. 
Biển là nơi tụ họp của trăm sông chính vì biển nằm ở dưới thấp. Vì vậy, thánh nhân 
muốn lãnh đạo người dân thì cần phải dùng từ ngữ biểu thị sự khiêm nhường đối với nhân 
dân. Muốn lãnh đạo người dân thì phải đặt lợi ích của mình sau lợi ích của dân, bậc quân 
vương biết khiêm nhường thì sẽ vô cùng hữu ích cho việc duy trì sự thống trị của mình, hơn 
nữa cũng có lợi cho nhân dân và đất nước. 
Nếu “vô vi” là hình thức cai trị mà Lão Tử đề ra, thì với Khổng Tử, ông đã đưa ra học 
thuyết chính trị đạo đức - Cai trị bằng đạo đức. Theo ông, muốn cai trị trước hết phải chính 
danh - nghĩa là mọi việc cần phải hợp với cái danh nó mang, và cai trị bằng đạo nhân - là 
những chuẩn mực ứng xử giữa người với người. Đánh giá cao vai trò của Chính danh, ông 
cho rằng “làm vua phải cư xử cho ra vua, tôi cho ra tôi” [5; tr.39] (Nhan Uyên - Luận ngữ). 
Theo đó, Khổng Tử khái quát, nếu không chính danh tất “loạn”, nếu chính danh thì không 
cần ép buộc dân cũng theo và tất “trị”. 
Đạo “nhân” là phương pháp cai trị được Khổng Tử tiếp cận từ quan niệm về phẩm chất 
người cai trị, nếu theo điều “nhân” sẽ tập hợp được dân và dễ sai khiến dân. Người cai trị phải 
có đức “nhân”, phải thực hiện “nhân” bằng các phẩm chất như thương người, thanh liêm, tiết 
kiệm trong chi dùngthông qua người cai trị làm gương, dân chúng sẽ noi theo: “Bề trên 
thích lễ, thì dân cung kính, bề trên thích tín thì dân không dám nói sai” [5; tr.40], người cai trị 
thanh liêm, không tham dục thì dù có thưởng dân cũng không ăn trộm. Ngoài biện pháp nêu 
gương, người cai trị phải thực hiện “nhân” bằng những việc cụ thể, tạo điều kiện để dân làm 
ăn yên ổn, được sống trong hòa bình. Quan hệ vua - dân như quan hệ cha - con, cha lo cho con 
là điều tự nhiên, hợp lý. Với tất cả những biện pháp đó, người cai trị mới có thể thu phục được 
lòng dân và chỉ khi nào thu phục được lòng dân thì mới có quốc gia hưng thịnh. 
Kế thừa quan điểm của Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử trên cơ sở xem xét ngôi vua 
là của chung thiên hạ, đã khẳng định: Vua là nguồn gốc nảy sinh mọi việc, là khuôn mẫu để 
dân chúng noi theo, vua là người biết tập hợp, tạo nên sức mạnh quốc gia, muốn tập hợp 
được thì vua phải có trí, có nhân. Ai đủ tiêu chuẩn thì được trời trao. Để đáp ứng yêu cầu 
đó, một vị vua cần phải có phẩm chất và phương pháp cai trị để thu phục lòng dân “vui cái 
vui của thiên hạ, lo cái lo của thiên hạ”. Để được lòng dân, trước hết phải hiểu dân, phải biết 
nhu cầu chính đáng của dân. 
Mặc dù, hầu hết những tư tưởng nêu trên đều xuất phát từ lập trường của giai cấp 
thống trị, với mục đích là nhằm ổn định trật tự xã hội, đảm bảo địa vị thống trị của giai cấp 
phong kiến chứ không phải vì lợi ích của nhân dân. Song, những yêu cầu đối với người đứng 
đầu bộ máy nhà nước như: làm vua thì phải có “nhân”, vua cho ra vua, vua phải vì thiên 
hạ những phẩm chất đó của một thủ lĩnh chính trị đã được định hình từ thời kỳ cổ đại đến 
nay vẫn còn nguyên giá trị. 
2.2. Quan niệm về thủ lĩnh chính trị trong tư tưởng chính trị phương Tây 
Hy Lạp cổ đại là vùng lãnh thổ gồm miền Nam bán đảo Bancăng (lục địa Hy Lạp), 
các đảo Egie và miền ven biển phía Tây Tiểu Á, có lịch sử phát triển từ thế kỷ VIII trước 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
159 
Công nguyên đến thế kỷ III sau Công nguyên. La Mã cổ đại là tên gọi của một quốc gia cổ 
đại nằm ở Nam Âu, bao gồm bán đảo Italia, đảo Xixin, đảo Coocxơ và đảo Xacđennhơ có 
lịch sử phát triển từ thế kỷ IV trước Công nguyên đến thế kỷ V sau Công nguyên. Xã hội Hy 
Lạp - La Mã cổ đại là xã hội chiếm hữu nô lệ điển hình. Sự ra đời, củng cố, hưng thịnh và 
cuối cùng là diệt vong của một xã hội luôn gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất 
và hình thành nhà nước. Do đó, tư tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại gắn liền với quá 
trình tiến hóa của xã hội và nhà nước Hy Lạp - La Mã chiếm hữu nô lệ và chủ yếu phản ánh 
ý thức hệ của giai cấp chủ nô thống tri. Tư tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã đã đề cập đến 
những nội dung khá toàn diện về chính trị, như thể chế chính trị, bộ máy nhà nướcvà thủ 
lĩnh chính trị là nội dung không thể thiếu trong số đó. 
Điểm chủ yếu trong tư tưởng chính trị của Xênôphôn (khoảng 430 - 354 TCN), nhà 
sử học Hy Lạp, là quan niệm về thủ lĩnh chính trị. Xuất phát từ quan niệm coi việc cai trị 
nhà nước là công việc hệ trọng nhất, ông cho rằng ai là người nhận thức được các vấn đề 
chính trị sẽ trở thành người trung thực, người tốt. Ai ngu dốt về điều đó sẽ trở thành hàng 
nô lệ. Xenôphon khẳng định thủ lĩnh chính trị - người đứng đầu nhà nước phải là người 
biết chỉ huy. Người thủ lĩnh được người ta chấp nhận giống như người cầm lái trên con 
tàu đang gặp nguy khốn, như người thầy thuốc đang ở đầu giường, bởi nếu người thầy 
thuốc hay người cầm lái trên con tàu đang gặp nguy khốn có thể quyết định đến vận mệnh 
của một người hay một vài người, thì thủ lĩnh chính trị - là người quyết định đến vận mệnh 
của hàng triệu người. 
Với tầm ảnh hưởng không nhỏ đó của thủ lĩnh chính trị, họ không chỉ là người mang 
vương trượng, không chỉ là người biết giành lấy quyền lực bằng bạo lực hay mưu chước, mà 
là người biết chỉ huy, giỏi kỹ thuật, giỏi thuyết phục, biết làm rung cảm người nghe trong 
diễn thuyết. 
Không dừng ở đó, Xenophon còn chỉ ra không ít những phẩm chất sâu sắc và phổ 
biến không chỉ cần có ở thủ lĩnh chính trị đương thời mà ở mọi thời đại, như biết vì lợi ích 
chung, tận tâm phục vụ quần chúng và bảo vệ lợi ích của nhân dân. Thủ lĩnh là người biết 
hợp lại, nhân lên sức mạnh của moi người. Quan điểm của Xenophon về thủ lĩnh chính trị 
chính là quan điểm về nhà lãnh đạo hiện đại. Sự thiên tài của thủ lĩnh chính trị không phải 
tự nhiên mà có, mà nó sinh ra từ sự kiên nhẫn lâu dài, từ khả năng chịu đựng với ý chí 
sống và rèn luyện theo phong cách thanh liêm, biết kiềm chế, thích lao động và phải luôn 
rèn luyện, tu dưỡng bản thân. Xenophon đã đưa ra quan điểm biện chứng, xóa bỏ đi những 
tư tưởng cho rằng người thủ lĩnh đại diện cho một quyền lực của một thế lực khác, là một 
sự định đoạt số phận. 
Đứng trên quan điểm “chính trị là sự cai trị” [5; tr.97], Platon (428 - 347 TCN) đặc 
biệt nhấn mạnh tới trí tuệ và nghệ thuật trong cai trị: chính trị là sự thống trị của trí tuệ tối 
cao. Chính trị thiếu trí tuệ chỉ còn là bạo lực cưỡng chế thô thiển. Vì chính trị quyết định các 
vấn đề của toàn xã hội nên nó phải là một khoa học và một nghệ thuật cai trị. Do đó, phải 
lựa chọn thủ lĩnh - những người có phẩm chất ưu tú để cầm quyền và lãnh đạo chính trị. Và 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
160 
những người thủ lĩnh cần phải có nghệ thuật cai trị mà Platon cho là nghệ thuật cai trị những 
con người với sự bằng lòng của họ. 
Quan điểm này của Platon cũng chính là những nhận định của Ralph W. Emerson, 
một nhà tư tưởng người Mỹ thế kỷ XIX khi ông cho rằng “Một cộng đồng chỉ cần có một 
người thông thái thì tất cả mọi người sẽ trở nên thông thái nhờ sức cảm hóa của người đó.” 
Như vậy, người thủ lĩnh không chỉ là người có trí tuệ, có năng lực lãnh đạo mà còn là người 
có sức lan tỏa đến những người khác. 
Arixtot (384 - 322 TCN) - một nhà bác học thiên tài của văn minh Hy Lạp, khi khảo 
cứu các loại hình chính thể, ông đã coi cơ cấu giai cấp - tầng lớp là cơ sở để đưa ra đánh giá 
về các loại hình thể chế. Arixtot coi trọng vai trò của tầng lớp các công dân sung túc, ông 
cho rằng họ là người duy nhất quản lý thành bang, theo đó thủ lĩnh chính trị phải là người 
thuộc tầng lớp trung lưu (không giàu, cũng không nghèo), có như vậy, họ sẽ không bị cuốn 
hút bởi của cải cũng không bị đè nén bởi nghèo nàn và âu lo. Và người đứng ở trung điểm 
sẽ uốn mình theo lời khuyên của trật tự và lí trí. 
Xixeron (106-43TCN) là một luật sư, nhà chính trị hùng biện. Đứng trên lập trường 
của tầng lớp quý tộc, chủ nô, đại điền chủ và quan chức nhà nước, Xixeron đã biện minh 
cho sự bất công xã hội qua các quy luật tự nhiên. Tuy vậy, trong các tác phẩm của ông để 
lại không ít những quan điểm về chính trị, trong đó có bàn về những phẩm chất của thủ lĩnh 
chính trị. Theo ông, chính trị, người làm chính trị trước hết phải được xem xét từ nghĩa vụ 
đạo đức, bởi quyền lực không chỉ được sinh ra từ cá nhân thực hành nó mà bởi người dân. 
Theo ông, giữ trách nhiệm trong đời sống công cộng là chức năng tốt đẹp nhất, nó cần sự 
thông thái, kinh nghiệm và sự cao thượng nhất của phẩm hạnh. Vì thế, chính trị là công việc 
của những con người thống nhất trong mình tài năng và quyền uy, có uy thế tinh thần và 
phẩm chất đạo đức. Thủ lĩnh chính trị khi nắm trong tay quyền lực và bộ máy thực thi 
quyền lực nếu không tiết chế bản thân sẽ rất dễ dẫn đến sự tha hóa quyền lực. Đó chính là 
lí do Xixeron cho rằng, người thủ lĩnh bên cạnh những đòi hỏi về trí tuệ, tài năng thì đó 
phải là những người “có tâm hồn hướng thượng, biết hy sinh vì lợi ích chung, bỏ qua lợi 
ích tiền bạc không chính đáng” [5; tr.106]. Bởi nếu không thực hiện được điều đó, thì 
chính trị trở thành một công việc “không thích thú, rất nặng nề, dễ có hậu quả xấu cho bản 
thân” [5; tr.106]. 
Mặc dù tồn tại sự khác biệt trong quan niệm về thủ lĩnh chính trị như trong tư tưởng 
chính trị phương Đông, bàn nhiều về nghệ thuật cai trị, thì sang phương Tây,các nhà tư 
tưởng lại đề cập chủ yếu đến những phẩm chất cần có cho một người nắm giữ quyền lực. 
Song, trên hết, những yêu cầu đặt ra đối với một người đứng đầu hệ thống quyền lực chính 
trị, cả ở phương Đông và phương Tây vẫn thống nhất ở những nội dung sau: 
Thứ nhất, thủ lĩnh chính trị là biểu hiện của sự tập trung quyền lực của nhân dân 
Ngay từ thời kỳ cổ đại, những tư tưởng dân chủ sơ khai đã được hình thành khi xem 
xét thủ lĩnh chính trị như là sự biểu hiện tập trung của quyền lực của nhân dân. Đặc biệt, đã 
có tư tưởng nhấn mạnh đến nguy cơ tha hóa của thủ lĩnh chính trị khi cho rằng đó là việc 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
161 
thường không thích thú, rất nặng nề, và sẽ là tai họa nếu không biết hy sinh vì lợi ích chung, 
bỏ qua lợi ích tiền bạc không chính đáng. 
Thứ hai, những phẩm chất cần có của thủ lĩnh chính trị 
Đó phải là người có trí tuệ, có đạo đức, có tài diễn thuyết, là nơi quy tụ sức mạnh của 
mọi người và là người biết nhân lên sức mạnh ấy. Đặc biệt, các nhà tư tưởng đã có cách nhìn 
biện chứng khi cho rằng tất cả những phẩm chất hoàn hảo hội tụ trong một cá nhân thủ lĩnh 
đều không phải sinh ra đã có, mà nó sinh ra từ sự kiên nhẫn lâu dài, từ khả năng chịu đựng 
với ý chỉ sống và rèn luyện theo phong cách thanh liêm, biết kiềm chế, thích lao động. 
Thứ ba, nghệ thuật cai trị 
Người thủ lĩnh, nếu muốn đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của chính trị, với tư 
cách là một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật thì phải có phương 
pháp tác động đến người khác, là sự cai trị với sự bằng lòng của họ, đạt đến trình độ nghệ 
thuật cai trị. Để được như vậy, trước hết người thủ lĩnh phải là tấm gương cho tất cả mọi 
người, là con người có trí tuệ, phẩm chất, nhân cách có sự ảnh hưởng và lan tỏa đến người 
khác. Chỉ khi ấy, chính trị mới đạt đến trình độ “chính trị là sự cai trị với sự bằng lòng của 
người khác” [5; tr.97]. 
3. KẾT LUẬN 
Nhìn nhận lại những tư tưởng về thủ lĩnh chính trị thời kỳ cổ đại, có thể khẳng định 
thủ lĩnh chính trị nói riêng, giới tinh hoa chính trị hay những nhà hoạt động chính trị chuyên 
nghiệp nói chung có vai trò đặc biệt quan trọng, và theo đó, họ cần có những phẩm chất đặc 
biệt thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu của hoạt động chính trị, hoạt động vừa được coi là 
khoa học, vừa là nghệ thuật. Đặc biệt, trong bối cảnh của nền chính trị đương đại, khi các 
quốc gia tồn tại trong mối liên hệ lẫn nhau thì tầm ảnh hưởng của một thủ lĩnh chính trị, hay 
một chính trị gia không chỉ giới hạn trong khuôn khổ một quốc gia, dân tộc nào mà nó còn 
có thể vượt ra khỏi biên giới hữu hình của quốc gia ấy. Do đó, việc củng cố lại những phẩm 
chất của người thủ lĩnh để đáp ứng yêu cầu của hoạt động chính trị là điều chưa bao giờ lỗi 
thời, kể cả khi đó là những vấn đề được nêu lên từ thời kỳ cổ đại. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2016), Giáo trình Chính trị học nâng cao, 
Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 
[2] Tô Hồng (2016), Lão Tử, mưu lược tung hoành, Nxb. Thanh Hóa, Thanh Hóa. 
[3] Trần Trọng Kim (2012), Nho giáo, Nxb. Thời đại, Hà Nội. 
[4] Đường Chí Long (2016), Mạnh Tử, mưu lược tung hoành, Nxb. Thanh Hóa, 
Thanh Hóa. 
[5] Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (2001), Giáo trình Lịch sử tư tưởng chính trị, 
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
162 
CONCEPTION OF POLITICAL LEADER IN POLITICAL 
THOUGHT IN ANCIENT TIMES 
Dang Thuy Van 
ABSTRACT 
In political science the political leader is studied as a special phenomenon of political 
power and exercise of political power as the head of the political system of organization. In 
this essay, the author mentions the ideas of political leaders in both the East and the West 
in the ancient period and has realized that whether ancient or modern, whether Oriental or 
Western, the concept of political leaders with the position, role and qualities of them still 
has common denominators, and the choice of the political leader with the qualities required 
remains one of the main issues. It determines the development of a political system. 
Keyword: Political leader, ancient times, political though. 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

File đính kèm:

  • pdfquan_niem_ve_thu_linh_chinh_tri_trong_tu_tuong_chinh_tri_tho.pdf