Quan niệm của Albert Einstein về con người và ý nghĩa cuộc sống

Với tính cách giản dị và hành động dũng cảm trong khoa học cũng như đời sống,

Einstein là hình mẫu của trí thức dám đối diện với những thách thức của xã hội đầy biến loạn

gắn liền với hai cuộc đại chiến thế giới. Nếu như Thuyết tương đối có ý nghĩa về mặt bản thể

luận và nhận thức luận triết học thì cuộc đời và hoạt động xã hội của ông là chuẩn mực đẹp đẽ,

thể hiện tính nhân văn cao cả. Dưới ánh sáng phương Đông, ông là một hiền triết đích thực. Có

những nhà nghiên cứu đã so sánh tư tưởng của ông dưới góc độ nhân văn với tư tưởng của Đức

Phật, Khổng Tử hay Gandhi Quan điểm của ông về con người và ý nghĩa cuộc sống là khía

cạnh đáng suy ngẫm trong triết lý nhân văn như ông hằng tư duy và hành động.

pdf 6 trang kimcuc 9260
Bạn đang xem tài liệu "Quan niệm của Albert Einstein về con người và ý nghĩa cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan niệm của Albert Einstein về con người và ý nghĩa cuộc sống

Quan niệm của Albert Einstein về con người và ý nghĩa cuộc sống
61
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011 
QUAN NIỆM CỦA ALBERT EINSTEIN 
VỀ CON NGƯỜI VÀ Ý NGHĨA CUỘC SỐNG 
Trần Lăng, Trường Đại học Phú Yên 
TÓM TẮT 
Với tính cách giản dị và hành động dũng cảm trong khoa học cũng như đời sống, 
Einstein là hình mẫu của trí thức dám đối diện với những thách thức của xã hội đầy biến loạn 
gắn liền với hai cuộc đại chiến thế giới. Nếu như Thuyết tương đối có ý nghĩa về mặt bản thể 
luận và nhận thức luận triết học thì cuộc đời và hoạt động xã hội của ông là chuẩn mực đẹp đẽ, 
thể hiện tính nhân văn cao cả. Dưới ánh sáng phương Đông, ông là một hiền triết đích thực. Có 
những nhà nghiên cứu đã so sánh tư tưởng của ông dưới góc độ nhân văn với tư tưởng của Đức 
Phật, Khổng Tử hay Gandhi Quan điểm của ông về con người và ý nghĩa cuộc sống là khía 
cạnh đáng suy ngẫm trong triết lý nhân văn như ông hằng tư duy và hành động. 
Albert Einstein (1879-1955) là nhà vật lý, nhà triết học khoa học người Đức gốc 
Do Thái. Năm 1905 khi ông cho đăng bốn bài báo khoa học gắn liền với Thuyết tương 
đối và Hiệu ứng quang điện - được gọi là “Năm kỳ diệu” vì những công trình ấy đã làm 
thay đổi số phận của chính ông và tạo ra một bước ngoặt trong sự phát triển của khoa 
học. Năm 1921, ông được nhận giải thưởng Nobel về vật lý học. Năm 1933, khi A. 
Hitler lên cầm quyền ở Đức, ông đã di cư sang Mỹ; từ đó, ông giảng dạy và nghiên cứu 
tại Viện Đại học Princeton cho đến cuối đời. 
Thông qua những tác phẩm được xuất bản khi ông còn sống như:“Albert 
Einstein: The World as I See It” (Thế giới như tôi thấy) (Philosophical Library, New 
York, 1949); “Albert Einstein: Ideas and Opinions” (Tư tưởng và quan điểm) (Crown 
Publishers, Inc., New York, 1954); “Albert Einstein: Out of My Later Years” (Những 
năm cuối của đời tôi) (New York, Philosophical Library, 1950), tư tưởng về con người 
và ý nghĩa cuộc sống của ông được thể hiện với một lối suy nghĩ khác biệt. Với tính 
cách giản dị và hành động dũng cảm trong khoa học cũng như đời sống, Einstein là hình 
mẫu của người tri thức dám đối diện với những thách thức của xã hội đầy biến loạn gắn 
liền với hai cuộc đại chiến thế giới. 
Nếu như lý thuyết tương đối có ý nghĩa về mặt bản thể luận và nhận thức luận 
triết học thì cuộc đời và hoạt động xã hội của ông là chuẩn mực đẹp đẽ, thể hiện tính 
nhân văn cao cả. Dưới ánh sáng phương Đông, ông là một hiền triết đích thực. Có 
những nhà nghiên cứu đã so sánh tư tưởng của ông dưới góc độ nhân văn với tư tưởng 
của Đức Phật, Khổng Tử hay Gandhi Quan điểm của ông về con người và ý nghĩa 
62
cuộc sống là khía cạnh đáng suy ngẫm trong triết lý nhân văn như ông hằng tư duy và 
hành động. 
1. Quan niệm về con người của Albert Einstein 
Trong vật lý học, nghiên cứu về sự hài hòa của vũ trụ, Einstein tìm thấy trong đó 
vẻ đẹp của tự nhiên với quy luật vốn có, đã tạo nên trong ông những xúc cảm tuyệt diệu. 
Ở khía cạnh nhân văn, Einstein cho rằng con người có nguồn gốc tự nhiên và giữ một vị 
trí quan trọng trong tự nhiên. Từ những phát biểu của ông khi đề cập về nguồn gốc của 
con người, Einstein bác bỏ quan niệm của các tôn giáo, về sự liên quan của thần thánh 
đến số phận, hành vi và ý thức con người. Ông nói: “Đối với tôi ý tưởng về Đức Chúa 
trời cá nhân là khái niệm nhân chủng học mà tôi không chấp nhận một cách nghiêm túc. 
Tôi cảm thấy cũng không thể tưởng tượng một số mục đích ở bên ngoài trái đất. Quan 
điểm của tôi gần giống như của Spinoza: thán phục vẻ đẹp và niềm tin vào tính đơn giản 
hợp lý của một trật tự mà chúng ta có thể nắm bắt một cách khiêm tốn và không hoàn 
hảo” [1]. Trong một dịp khác, ông lại nói: “Tôi tin vào Thượng đế của Spinoza, được 
biểu lộ trong sự hài hòa có quy luật của sự tồn tại, chứ không tin vào một Thượng đế 
bận tâm đến số phận và hành động của con người” [2]. 
Là một nhà khoa học nổi tiếng và một người can đảm dấn thân trong xã hội, các 
hoạt động của Einstein thể hiện rõ quan niệm mục đích của con người trong cuộc sống 
hiện thực. Chính vì vậy, khi một dân tộc gặp biến cố (dân tộc Do Thái), một nhà khoa 
học bị xúc phạm, một giảng viên bị bôi nhọ, một học sinh gặp khó khăn trong học tập, 
ông đã góp phần giải quyết, lên tiếng phản đối, giải bày như công việc của chính 
mình. Tất cả những hành động của con người dù cao cả hay bé nhỏ, theo ông đều xuất 
phát từ mệnh lệnh của cuộc sống, hướng đến sự giải quyết những khó khăn, làm vơi đi 
những đau khổ của kiếp người, ông viết: “Mọi điều mà loài người đã làm và đã nghĩ ra 
đều có liên quan đến việc thỏa mãn những nhu cầu và làm dịu bớt sự đau khổ. Xúc cảm 
và sự mong muốn là động lực ở đằng sau sự nỗ lực và sáng tạo của con người, dù cho 
chúng có hiện ra trước chúng ta dưới một cái lốt cao siêu như thế nào chăng nữa” [3]. 
Trong tiểu luận “Thế giới như tôi thấy” được Einstein viết tại Berlin năm 1930, 
đã thể hiện rất rõ quan niệm của ông về mục đích và động cơ của con người “Từ góc 
nhìn khách quan, câu hỏi về ý nghĩa hoặc mục đích tồn tại của mình cũng như của các 
sinh thể nói chung luôn có vẻ vô nghĩa đối với tôi. Nhưng mặt khác, mỗi người đều có 
những lý tưởng nhất định làm kim chỉ nam cho nỗ lực và sự phán xét của mình. Theo 
nghĩa này, sự thỏa mãn và yên ấm chưa bao giờ là mục đích tự thân của tôi”[4]. 
Đối với con người, những hoạt động ngoài yếu tố bản năng còn có những xúc 
cảm xã hội, những yếu tố đó được Einstein xem là những bản năng sơ đẳng. Ông nói: 
“những thực thể xã hội chúng ta hướng tới quan hệ với đồng loại bằng những xúc cảm 
như sự thương cảm, lòng kiêu hãnh, sự thù ghét, lòng trắc ẩn, nhu cầu quyền lực, vv... 
tất cả những xung lực sơ đẳng này tuy khó có thể diễn đạt bằng từ ngữ, nhưng chúng là 
63
cội nguồn của hành vi con người” [5]. Đề cao sự sáng tạo của cá nhân, Einstein cho 
rằng trong hoạt động của con người chính động cơ hoàn thiện nhân cách, sự cống hiến 
của cá nhân tạo ra những giá trị tiềm năng, cao quý và đích thực: “Cái mà tôi cho là có 
giá trị đích thực trong các hoạt động của con người không phải là nhà nước, mà là cá thể 
sáng tạo và cá thể cảm nhận, là cá nhân: Chỉ cá nhân mới bứt lên tạo dựng được những 
giá trị chân quý và cao cả, trong khi bầy đàn, xét như bầy đàn, cứ mãi vẫn là trì độn 
trong tư duy và trì độn trong cảm xúc” [6]. 
Mặt khác, Einstein cũng thấy được con người với tư cách cá nhân và những xúc 
cảm chỉ tìm thấy được giá trị của đời sống khi động cơ hoạt động gắn với xã hội, hướng 
đến lợi ích của cộng đồng thì lúc đó mới tìm thấy hạnh phúc trong một xã hội tốt đẹp. 
Ông viết: “Nếu cá nhân con người mà đầu hàng và làm theo tiếng gọi của những bản 
năng sơ đẳng, lẩn tránh sự đau khổ và tìm kiếm sự thỏa mãn cho riêng mình thì hậu quả 
rốt cục sẽ là một tình trạng không an toàn, lo sợ và khốn khổ. Ngoài ra, nếu họ dùng trí 
thông minh của một kẻ cá nhân chủ nghĩa, nghĩa là một lập trường ích kỷ, xây dựng 
cuộc sống của mình dựa trên ảo tưởng về sự tồn tại hạnh phúc cá nhân tách rời xã hội 
thì sự vật cũng khó tốt đẹp hơn” [7]. 
Con người và những hoạt động, cá nhân và xã hội suy cho cùng là sự khẳng định 
về phẩm giá con người. Trong tiểu luận tốt nghiệp, K.Marx đã từng viết, chỉ có những 
người phấn đấu và cống hiến trọn đời mình cho hạnh phúc của nhân loại thì khi nằm 
xuống, những bông hồng tươi đẹp sẽ nở trên mộ của người đó. Einstein cũng có quan 
điểm tương đồng như thế. Từ những suy tư về động cơ hoạt động của con người, ông đã 
đi đến kết luận: “Những cá nhân có đóng góp nhiều nhất vào việc nâng cao phẩm giá 
con người và cuộc sống con người thường được yêu mến nhiều nhất, và điều đó về 
nguyên tắc là đúng” [8]. 
Trong triết học, nhất là thần học, sự bất tử và hạnh phúc vĩnh cửu của con người 
ở kiếp sau (thiên đường) là một động cơ, là hướng đến của con người; động cơ đó 
“chính là yếu điểm của con người đang được các tôn giáo lợi dụng. Là người phát minh 
ra thuyết tương đối, Einstein bác bỏ quan niệm về sự bất tử tuyệt đối của cá nhân, tức 
cuộc sống vĩnh cửu ở kiếp sau. Theo ông, chỉ có sự bất tử duy nhất chân chính là sự bất 
tử của vũ trụ. Còn sự bất tử của cá nhân chỉ có thể là một sự tương đối. Einstein quan 
niệm rằng: “Sự bất tử ư? Có hai loại. Loại thứ nhất nằm trong trí tưởng tượng của con 
người và do vậy chỉ là ảo tưởng. Có một sự bất tử tương đối, đó là sự duy trì hình ảnh 
của một con người trong ký ức của một số thế hệ. Nhưng chỉ có một sự bất tử chân 
chính duy nhất trên phạm vi vũ trụ, đó là sự bất tử của chính vũ trụ. Không có sự bất tử 
nào khác” [9]. 
2. Ý nghĩa cuộc sống theo quan điểm Albert Einstein 
Bàn về ý nghĩa của cuộc sống, ông cho rằng đời người là ngắn ngủi nhưng trong 
chuyến du hành của những đứa con trái đất, suy cho cùng đó là gắn bó hạnh phúc của 
64
mình với hạnh phúc của đồng loại. Với sự đồng cảm sâu sắc đó, ông đã viết: “nhìn từ 
cuộc sống thường nhật mà không đi sâu hơn, ta biết rằng: ta đến đây vì người khác - 
trước hết vì những người mà hạnh phúc của riêng ta phụ thuộc hoàn toàn vào nụ cười và 
sự yên ấm của họ, kế đến là vì bao người không quen mà số phận của họ nối với ta bằng 
sợi dây của lòng cảm thông.” [10]. 
Cuộc sống của mỗi một người trong xã hội luôn có sự gắn bó mật thiết với cộng 
đồng. Einstein đã thể hiện điều đó một cách sống động bằng chính cuộc đời ông. Việc 
ông rời bỏ nước Đức, rời bỏ Viện hàn lâm Phổ ở đỉnh cao của vinh quang, cũng chính vì 
ông không muốn có một cuộc sống đầy đủ cho riêng mình vì chỉ phục vụ lợi ích cho 
một nhóm người vị kỷ. Trong loạt bài về vấn đề Do Thái ông đã viết: “Cuộc sống của cá 
nhân chỉ có ý nghĩa chừng nào nó giúp cho việc làm cuộc sống của mọi sinh thể trở nên 
cao thượng hơn, đẹp hơn. Cuộc sống là thiêng liêng - có nghĩa, nó là giá trị tối thượng, 
mà mọi giá trị khác đều phụ thuộc vào.” [11]. Cũng với quan điểm đó, trong một lần trả 
lời phỏng vấn vào ngày 20 tháng 6 năm 1932, trên tờ The New York Times, ông đã nói: 
cuộc sống vì người khác là một cuộc sống có giá trị. Khi những quả bom nguyên tử 
được chế tạo trên cơ sở phương trình nổi tiếng của ông E = mc2, được thả xuống Nhật 
Bản làm hơn 200.000 thường dân thiệt mạng, làm nhói đau lương tâm nhân loại, đã làm 
ông vô vọng về giá trị của sự vĩ đại của một nhà khoa học. Tâm trạng ấy được Robert 
Oppenheimer nhắc lại trong một bài giảng của mình khi nói về Einstein tại Nhà 
UNESCO (UNESCO House) ở Paris ngày 13/12/1965: “Nếu bây giờ được làm lại cuộc 
đời, tôi sẽ không muốn là một nhân vật quan trọng, không muốn làm bác sĩ hay thầy 
giáo mà chỉ muốn làm ông thợ hàn hay thợ sửa ống nước để được hưởng sự tự do ít ỏi 
mà con người còn có được trong xã hội hiện nay” [12]. 
Ý nghĩa cuộc sống từ góc độ đó, theo quan niệm của ông không chỉ xuất phát từ 
những việc làm vĩ đại mà nó tồn tại cùng với sự tồn tại của mỗi con người trong tự do, 
niềm vui sống, sự cống hiến vô tư không gây ra một sự tổn thương hay chiếm đoạt. Ở 
khía cạnh tích cực này, Einstein phản đối một số quan điểm triết học coi cuộc sống là vô 
nghĩa. Ông nói: “Kẻ nào thấy cuộc sống của mình và của đồng loại là vô nghĩa, kẻ đó 
không chỉ bất hạnh mà còn hầu như không thể sống được” [13]. 
Ở Trung Hoa cổ đại, phái Đạo gia đề xuất “vô vi” để mong tìm thấy hạnh phúc 
nhàn hạ từ trong cuộc sống đơn sơ, giản tiện như thời nguyên thủy. Thực chất của sự 
“quay ngược bánh xe lịch sử” đó là một kiểu “trọng kỷ, quý sinh”. Trong cuộc sống với 
vô số các mối quan hệ, như ông thường đề cập, mà mỗi con người được hưởng thành 
quả từ quá khứ và các giá trị hiện tại, Einstein phê phán việc tìm kiếm sự nhàn hạ và sự 
sung sướng như là mục đích tự thân và ông cho điều đó nếu có, là lý tưởng của một đàn 
lợn. Là một con người, theo Einstein: “Không có cảm nhận về sự đồng điệu với những 
người cùng chí hướng, không có sự đau đáu với cái khách quan, với cái mãi mãi không 
vươn tới được trong lĩnh vực nghệ thuật và nghiên cứu khoa học, thì cuộc sống với tôi 
thật trống rỗng. Những mục đích tầm thường mà người đời theo đuổi như của cải, thành 
đạt bề ngoài, sự xa xỉ, với tôi từ thời trẻ đã luôn đáng khinh” [14]. 
Trong xã hội hiện đại, thời Einstein đang sống, sự phát triển của chủ nghĩa tư 
65
bản đã làm cho đời sống kinh tế phát triển cả về mặt tích cực và tiêu cực. Sự đam mê 
vật chất, chạy theo đồng tiền, coi đó là hạnh phúc và ý nghĩa của cuộc sống cần phải đạt 
được là tâm lý và hành động căn bản của số đông người. Thế nhưng Einstein luôn coi 
rằng, tiền bạc chỉ kích thích sự ích kỷ và không tránh khỏi dẫn đến sự bất lương. Với 
ông, ba điều trong số những cố gắng của con người: của cải, sự thành đạt bề ngoài, sự 
xa hoa luôn đáng khinh bỉ. Trả lời phỏng vấn trên tờ Ladies Homel tháng 12 năm 1946, 
Einstein nói rằng: “"Những điều quý giá nhất trong cuộc sống không phải là những thứ 
bạn có được nhờ đồng tiền” [15]. Một cuộc sống quí giá và có ý nghĩa không phụ thuộc 
quá nhiều vào vật chất, như một lần khác ông đã nói: “Tôi tin rằng một cuộc sống giản 
dị và khiêm tốn là tốt cho tất cả mọi người về thể chất lẫn tinh thần” [16]. 
Là một nhà khoa học nổi tiếng, ông thường nói rằng, khoa học thật là tuyệt vời 
nếu ta không phải kiếm sống bằng nó. Ông cũng bị thuyết phục bởi lý lẽ cho rằng con 
người chỉ có được niềm vui thuần khiết nhất từ những việc làm thiêng liêng chỉ khi nào 
họ không bị ràng buộc bởi phương kế sinh nhai. Albert Einstein đã từ chối và coi khinh 
phần lớn những nhu cầu và ham muốn thường nhật. Ông quan niệm rằng cuộc sống của 
mỗi một con người chỉ có ý nghĩa khi ta nỗ lực làm cho cuộc sống của những người 
xung quanh trở nên cao quí và đẹp đẽ hơn. Do đó đối với ông, ý nghĩa cao cả nhất, sự 
đam mê mạnh mẽ suốt đời ông là sự nghiệp khoa học để phục vụ nhân loại, được ông 
coi là thiên đường của mình, ông gọi đó là “Thiên đường khoa học”. Ông nói: “Con 
đường dẫn đến thiên đường này không thoải mái, không quyến rũ bằng con đường dẫn 
đến thiên đường tôn giáo; nhưng nó đã tự chứng tỏ sự đáng tin cậy của nó, và tôi không 
bao giờ hối tiếc đã chọn con đường đó” [17]. 
Con đường đến với khoa học để đạt được ý nghĩa cuộc sống cao đẹp là một con 
đường khó khăn, đầy chông gai và thử thách. Điều mà Einstein luôn quan tâm để cho 
khoa học phát huy giá trị tiềm tàng của nó là văn hóa đạo đức. Văn hóa ấy được thể hiện 
trong suy nghĩ, tư tưởng và cơ bản nhất là trong hành động của con người, của nhà khoa 
học, như ông đã nói: “Nỗ lực quan trọng nhất là ta phải tranh đấu cho đạo đức hành động. 
Trạng thái cân bằng nội tâm và ngay cả sự tồn tại của chúng ta đều lệ thuộc vào điều này. 
Chỉ có đạo đức hành động mới mang lại vẻ đẹp và phẩm giá cho đời người.” [18]. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Banesh Hoffmann, Albert Einstein Creator and Rebel, New York: New American 
Library, 1972, tr. 95. 
[2]. Alice Calaprice, ed, The Expanded Quotable Einstein, Princeton, New Jersey: 
Princeton University Press, 2000, tr. 204. 
[3]. Albert Einstein, Ideas and Opinions, Based on Mein Weltbild, edited by Carl Seelig, 
New Yord, Bonzana Books, 1954, tr. 36. 
[4]. Albert Einstein, Thế giới như tôi thấy (Tái bản lần thứ hai, có sửa chữa), Đinh Bá Anh, 
66
Nguyễn Vũ Hào, Trần Tiễn Cao Đăng dịch, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2008, tr. 16-17. 
[5]. Albert Einstein, Out of My Later Years, Philosophical Library, New York, (1950), tr. 15. 
[6]. Albert Einstein, Thế giới như tôi thấy, Sđd, 2008, tr. 19. 
[7]. Albert Einstein, Out of My Later Years, Sđd, 1950, tr. 15. 
[8]. Albert Einstein, Thế giới như tôi thấy, Sđd, 2008, tr. 28. 
[9]. Nguyễn Thế Tài, Albert Einstein, nhà bác học đam mê và chân thật, Bruxelles, Vương 
quốc Bỉ, 2007, tr. 182. 
[10]. Albert Einstein, Thế giới như tôi thấy, Sđd, 2008, tr. 15. 
[11]. Albert Einstein, Thế giới như tôi thấy, Sđd, 2008, tr. 176. 
[12]. Nhiều tác giả, Einstein - dấu ấn trăm năm, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2005, tr. 17. 
[13]. Albert Einstein, Thế giới như tôi thấy, Sđd, 2008, tr. 21. 
[14]. Albert Einstein, Thế giới như tôi thấy, Sđd, 2008, tr. 17. 
[15]. Memorable Albert Einstein Quotes,  
[16]. Albert Einstein, Ideas and Opinions, Sđd, 1954, tr. 8. 
[17]. Paul Arthur Schilpp, Albert Einstein's Autobiographical Notes, The Open Court 
Publishing Company, LaSalle and Chicago, Illinois, 1979, tr. 3-4. 
[18]. Mark Winokur, Einstein a Portrait, Pomegranate Communications, 1989, tr. 102. 
ALBERT EINSTEIN’S CONCEPTION OF HUMAN 
AND THE MEANING OF LIFE 
Tran Lang, Phu Yen University 
SUMMARY 
With his plain personality and brave works in science as well as in his own life, Einstein 
was considered the example of an intellectual daring to cope with the challenges of a society 
full of turbulences, linking with the two world wars. If the Theory of Relativity is significant in 
terms of ontology and epistemology, his life and social activities was of great norms and 
features of human literature. In the Oriental light, he was a true philosopher. Some researchers 
have attempted to compare his ideas in the perspectives of human literature with the ones of the 
Buddha’s, Confucius’ or Gandhi’s His opinions on human beings and significance of life are 
the thoughtful aspects in the philosophy of human literature as he used to think and behave. 

File đính kèm:

  • pdfquan_niem_cua_albert_einstein_ve_con_nguoi_va_y_nghia_cuoc_s.pdf