Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

Ở Việt Nam hiện nay, xây dựng nông thôn mới trở thành một yêu cầu mới, đòi hỏi khách quan

trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong cả nước nói chung và

ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Trong đó, vốn có vai trò lớn, quyết định cho xây

dựng và thực hiện nông thôn mới ở Huyện hiện nay. Cần thiết phải quản lý, sử dụng có hiệu quả

nguồn vốn này.

pdf 5 trang kimcuc 6440
Bạn đang xem tài liệu "Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
40
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN CHO 
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, 
TỈNH THANH HÓA
Lê Duy Dũng*
TÓM TẮT
Ở Việt Nam hiện nay, xây dựng nông thôn mới trở thành một yêu cầu mới, đòi hỏi khách quan 
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong cả nước nói chung và 
ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Trong đó, vốn có vai trò lớn, quyết định cho xây 
dựng và thực hiện nông thôn mới ở Huyện hiện nay. Cần thiết phải quản lý, sử dụng có hiệu quả 
nguồn vốn này.
Từ khóa: Vốn, huy động vốn, nông thôn mới, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
MANAGEMENT AND USE THE CAPITAL MOBILIZATION FOR 
BUILDING NEW COUNTRYSIDE IN QUANG XUONG DISTRICT, 
THANH HOA PROVINCE
ABSTRACT 
Nowadays, in Vietnam, building a new countryside has become a new demand and an objective 
requirement during the process of industrialization and modernization with agricluture and countryside 
in the whole country in general and in Quang Xuong District, Thanh Hoa Province in particular. In 
which, the capital has its enormous and decisive role for building and performing new countryside in 
the District at present. It is necessary to manage and use the capital effectively..
Keywords: capital, capital mobilization new countryside, Quang Xuong District, Thanh Hoa 
Province
 * GV. Khoa Kinh tế chính trị học, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng. ĐT: 097.333.1386. 
 Email: leduydung.hvct@gmail.com
41
Vốn cho xây dựng nông thôn mới 
(NTM) ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh 
Hóa là tổng giá trị bằng tiền của những tài sản 
(tài sản hữu hình, tài sản vô hình, tài sản tài 
chính) tham gia vào quá trình xây dựng NTM 
ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. 
Trong xây dựng NTM ở Huyện, vốn là cơ 
sở tiền đề để lập kế hoạch, xây dựng và thực 
hiện 19 tiêu chí nông thôn mới; quyết định về 
số lượng, quy mô các công trình của 19 tiêu 
chí xây dựng nông thôn mới; là điều kiện để 
áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại 
vào quá trình phát triển nông thôn mới. Vì 
thế, nhận thức về huy động và sử dụng vốn có 
hiệu quả cho xây dựng NTM ở huyện Quảng 
Xương, tỉnh Thanh Hóa hiện nay là một trong 
những điều kiện tiên quyết để thực hiện hoàn 
thành quá trình xây dựng NTM đáp ứng yêu 
cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong 
tình hình mới. 
1. THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH HUY ĐỘNG 
VỐN CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 
Ở HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH 
HÓA THỜI GIAN QUA
1.1. Những thành tựu đã đạt được 
Một là, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh 
Hóa đã ban hành những chủ trương, chính 
sách, quy chế tổ chức, hoạt động bộ máy, cán 
bộ huy động vốn ngày càng hoàn thiện, cơ bản 
đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cho xây dựng NTM 
ở Huyện
Huyện đã ra các chủ trương, chính sách 
kịp thời: Để lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời và có 
hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, 
Huyện ủy Quảng Xương đã ban hành các nghị 
quyết chuyên đề. Căn cứ các nghị quyết, Huyện 
đã ban hành quyết định số 1833/QĐ-HU ngày 
22/10/2010 thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình 
Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, xây dựng 
và triển khai đề án NTM giai đoạn 2010 - 2017, 
định hướng đến 2020; Ban hành Quyết định số 
338/QĐ-UBND, ngày 07/3/2016 thành lập các 
tổ công tác thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông 
thôn mới; Quyết định số 999/QĐ-UBND ngày 
17/4/2016 phân công cán bộ chỉ đạo các xã xây 
dựng NTM, xây dựng xã kiểu mẫu giai đoạn 
2017 - 2020; quyết định số 3282/QĐ-UBND, 
ngày 04/10/2015, Quyết định 3708/QĐ-
VPNTM, ngày 30/10/2015 về việc thành lập và 
ban hành quy chế hoạt động của VPĐP NTM 
Huyện, Quyết định 1923/QĐ-UBND, ngày 
06/7/2015 về việc thành lập Hội đồng thẩm 
tra tiêu chí NTM huyện Quảng Xương, các 
thông báo kết luận sau các hội nghị giao ban 
nông thôn mới, Kế hoạch số 556/KH-UBND 
ngày 10/9/2018 về việc duy trì, nâng cao chất 
lượng tiêu chí NTM, xây dựng xã đạt chuẩn 
NTM nâng cao giai đoạn 2018 - 2020... Các 
phòng, ban, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ 
được phân công, ban hành các văn bản hướng 
dẫn các xã thực hiện và đánh giá kết quả các 
tiêu chí do từng ngành phụ trách. Các xã đã ban 
hành nghị quyết chuyên đề, kế hoạch cụ thể để 
chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng NTM 
tại địa phương.
Hai là, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh 
Hóa đã thực hiện tương đối tốt việc đa dạng, 
linh hoạt hóa các hình thức huy động vốn
Ngay từ khi bắt tay vào thực hiện 
chương trình xây dựng NTM, từ năm 2010 
đến nay, Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng 
NTM Huyện đã quán triệt quan điểm xây dựng 
NTM là một chương trình lớn, cần nhiều vốn, 
đã đa dạng, linh hoạt hóa trong việc huy động 
các nguồn lực thực hiện, ngoài nguồn vốn hỗ 
trợ của Trung ương, của Tỉnh, Huyện, nguồn 
vốn đối ứng của các xã, vốn vay tín dụng, vốn 
của các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhân dân 
đóng góp đóng vai trò vô cùng quan trọng. 
Kết quả huy động nguồn lực từ năm 2010 đến 
nay toàn Huyện đạt: 4.786,2 tỷ đồng (cụ thể 
xem Bảng 1).
Quản lý và sử dụng có hiệu quả...
42
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Ba là, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh 
Hóa đã quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn 
vốn huy động được cho xây dựng NTM ở 
Huyện
Ngân sách nhà nước cấp trên đầu tư cho 
Chương trình xây dựng NTM đã được Huyện 
phân bổ, quản lý, sử dụng đảm bảo đúng nguyên 
tắc, đúng mục đích, đúng đối tượng. Ngân sách 
cấp huyện được Huyện tập trung ưu tiên đầu tư 
xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí về hạ tầng sản 
xuất, giao thông nông thôn, trường học, trạm y 
tế, chợ, phát triển sản xuất. Nguồn vốn lồng ghép 
từ các chương trình được Huyện chỉ đạo chủ đầu 
tư tập trung, triển khai có trọng tâm, trọng điểm, 
trong đó ưu tiên công trình phục vụ phát triển 
sản xuất, các công trình phục vụ nhu cầu thiết 
yếu của người dân như: nước sạch, vệ sinh môi 
trường nông thôn. Nguồn vốn nhân dân đóng 
góp được Huyện huy động và thực hiện đúng 
quy định, đảm bảo công khai, dân chủ, do người 
dân tự bàn bạc, quyết định, nhân dân trực tiếp 
quản lý, quyết định đầu tư các hạng mục theo đề 
án xây dựng NTM đã được phê duyệt. Việc huy 
động vốn đã góp phần rất quan trọng vào việc 
xây dựng NTM trên địa bàn Huyện. 
Huyện đã tổ chức huy động, quản lý và sử 
dụng vốn hiệu quả: Hàng năm, Hội đồng nhân 
dân Huyện cụ thể hóa các nghị quyết của Huyện 
ủy để ban hành nhiều cơ chế, chủ yếu tập trung 
vào khuyến khích phát triển sản xuất, xây dựng 
cơ sở hạ tầng, hỗ trợ kích cầu cho các xã, đẩy 
nhanh tiến độ thực hiện chương trình xây dựng 
NTM, như: Chính sách trích lại 50% tiền thu 
từ nguồn đấu giá quyền sử dụng đất hỗ trợ các 
xã trong giai đoạn phấn đấu đạt chuẩn NTM; 
Hỗ trợ kinh phí mua giống lúa xây dựng vùng 
lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả và kinh 
phí chuyển đổi cây trồng hiệu quả thấp sang 
cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như ớt xuất 
khẩu, khoai tây...; Hỗ trợ phát triển chăn nuôi 
theo hướng tập trung; Hỗ trợ kinh phí triển khai 
thực hiện các mô hình chuỗi giá trị trong sản 
xuất nông nghiệp, mô hình sản xuất rau an toàn 
theo tiêu chuẩn VietGAP, kinh phí đóng mới tàu 
cá công suất trên 90CV...; Hỗ trợ kinh phí xây 
dựng trường học đạt chuẩn quốc gia với mức hỗ 
trợ 150 triệu đồng/trường mầm non và 100 triệu 
đồng/trường tiểu học đạt chuẩn; Hỗ trợ kinh phí 
nâng cấp hệ thống truyền thanh, xây dựng nhà 
văn hóa thôn gắn với khôi phục đình làng cổ...; 
Hỗ trợ xã khó khăn (Quảng Vọng, Quảng Long, 
Quảng Trường, Quảng Khê....) hoàn thành các 
Bảng 1. Kết quả huy động nguồn lực vốn cho xây dựng NTM của huyện Quảng Xương giai 
đoạn 2010 - 2018
Nguồn vốn huy động 
cho xây dựng NTM ở Huyện
Số vốn đóng góp 
(tỷ VNĐ)
Tỷ lệ đóng góp (%)
Ngân sách Trung ương 271,22 5,7%
Ngân sách tỉnh 303,60 6,3%
Ngân sách huyện 770,02 16,1%
Ngân sách xã 624,59 13,0%
Vốn vay tín dụng 870,32 18,2%
Doanh nghiệp, hợp tác xã 662,20 13,8%
Nhân dân tham gia1 1.089,90 22,8%
Nguồn khác (con em xa quê gửi về...) 194,30 4,1%
Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa (2018)
1 Nhân dân tham gia dưới nhiều hình thức: Đóng góp tiền mặt: 40,6 tỷ đồng; Ngày công lao động: 
67,9 tỷ đồng = 340.000 công lao động; Hiến đất quy ra tiền: 282,4 tỷ đồng; Xây dựng nhà cửa, chỉnh 
trang vườn tạp...: 699 tỷ đồng
43
công trình chợ nông thôn, trạm y tế, sân vận 
động... với mức hỗ trợ 1 tỷ đồng/xã; Hỗ trợ 400 
triệu đồng/lò đốt để xây dựng lò đốt rác thải sinh 
hoạt; Hỗ trợ trên 3 tỷ đồng để các xã mua xe đẩy 
tay, thùng đựng rác thải sinh hoạt; Hỗ trợ 2,2 
tỷ đồng xây dựng điểm trung chuyển và bãi tập 
kết rác thải; Hỗ trợ gần 1 tỷ đồng để xây dựng 
lò đốt rác hộ gia đình tại 15 xã điểm... Bên cạnh 
đó, để động viên, khuyến khích tinh thần cũng 
như tạo không khí thi đua xây dựng NTM Hội 
đồng nhân dân Huyện đã ban hành nghị quyết 
hỗ trợ cho các xã về đích NTM năm 2013 - 2014 
với mức hỗ trợ 300 triệu đồng/xã, hỗ trợ cho 
các xã về đích NTM năm 2015 - 2018 là 250 
triệu đồng/xã2... Các cơ chế hỗ trợ tuy không 
nhiều nhưng đã góp phần quan trọng trong việc 
khuyến khích, kích cầu cho các xã tích cực đẩy 
mạnh phát triển sản xuất, nâng cao đời sống 
nhân dân, hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn, 
cũng như đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương 
trình xây dựng NTM.
1.2. Những hạn chế còn tồn tại
Một là, huy động nguồn vốn còn hạn chế, 
chưa đáp ứng được nhu cầu thực hiện xây dựng 
NTM ở Huyện
Công tác huy động vốn cho NTM còn thấp. 
Đối tượng, phạm vi huy động chưa rộng khắp. 
Nguồn vốn thực hiện đề án NTM chủ yếu dựa 
vào nguồn hỗ trợ của ngân sách nhà nước; nguồn 
ngân sách của địa phương vẫn chủ yếu là từ nguồn 
thu đấu giá đất, tiền sử dụng đất; các nguồn lực 
khác như vay tín dụng, huy động doanh nghiệp 
và huy động nhân dân chiếm tỷ lệ lớn trong tổng 
vốn thực hiện đề án nhưng chưa được xem xét 
tính toán và có phương án cụ thể để đảm bảo tính 
khả thi khi triển khai thực hiện đề án. 
Việc huy động nguồn lực chưa bám sát 
phương châm “Huy động nguồn lực từ cộng đồng 
là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và 
xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà 
nước là cần thiết”. Có năm, việc huy động không 
đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Quá trình quản lý, sử 
dụng hiệu quả nguồn vốn còn chưa cao. Cơ cấu 
đầu tư vốn cho các địa phương chưa thật hợp lý 
trong đầu tư xây dựng nông thôn còn dàn trải 
chưa tập trung có trọng tâm, trọng điểm. Còn 
tính chất dàn đều, thành phố vừa phải triển khai 
thực hiện ở các xã điểm, đồng thời phải triển 
khai ở diện rộng và thực hiện ưu tiên cho các 
mục tiêu khác. Có địa phương, đơn vị chưa thực 
sự bám sát vào tình hình đặc điểm của mình để 
triển khai thực hiện. 
Hai là, chưa phát huy hết tính linh hoạt, 
hiệu quả trong kết hợp các hình thức huy động 
vốn từ các nguồn khác nhau cho xây dựng NTM 
ở Huyện
Huyện chỉ mới tập trung huy động vốn từ 
nguồn ngân sách nhà nước và đóng góp của cộng 
đồng dân cư địa phương. Vốn đầu tư nước ngoài 
(FDI và ODA) cho phát triển nông nghiệp nông 
thôn chiếm tỉ lệ thấp trong tổng số vốn huy động 
được. Thiếu cơ chế, các quy định mang tính cam 
kết pháp lý về vốn tín dụng.
Từ cơ chế, chính sách cho đến các quy định 
để huy động vốn cho phát thực hiện xây dựng 
NTM còn thiếu, chưa đồng bộ, sự phối kết hợp 
có lúc còn buông lỏng. Nhiều tổ chức, cán bộ còn 
máy móc dập khuôn, chưa thực sự bám sát thực 
tiễn để có cách thức huy động phù hợp, vẫn còn 
có bộ phận trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn ngân 
sách của Trung ương, của Tỉnh, chưa chủ động 
tìm nguồn vốn, liên hệ để vận động tuyên truyền, 
giải thích và hướng dẫn các tổ chức và các cá 
nhân tham gia. Ở một số địa phương, còn tồn tại 
tình trạng cán bộ ngại va chạm với khi vận động 
nhân dân hiến đất, giải phóng mặt bằng.
2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ SỬ 
DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN CHO 
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN 
QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA THỜI 
GIAN TỚI 
2.1. Các cấp chính quyền Huyện phải 
quán triệt tốt nguyên tắc huy động đi đôi với 
quản lý, sử dụng vốn
2 Ủy ban nhân dân huyện Quảng Xương (2018), Báo cáo về Kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu 
Quốc gia xây dựng NTM ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2018; Phương 
hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2018 - 2020, số 570/BC-UBND, Thanh Hóa, ngày 13/9/2018
Quản lý và sử dụng có hiệu quả...
44
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Biện pháp này được thực hiện xuyên suốt 
cả quá trình huy động vốn. Bởi vì, các tiêu chí 
về NTM được thực hiện ngay tại địa bàn thôn, 
xã; người dân là người hiểu tường tận quá trình 
huy động và sử dụng. Nếu không công khai và sử 
dụng vốn có hiệu quả thì các dự án, các công trình 
nông thôn sẽ thất bại. Quán triệt được vấn đề này 
sẽ làm cho các cấp chính quyền của Huyện huy 
động vốn được thuận tiện, xây dựng môi trường 
lành mạnh trong huy động vốn và tạo đà cho quá 
trình huy động vốn được thông suốt.
2.2. Việc sử dụng vốn phải theo đúng 
quy hoạch, kế hoạch, đúng mục đích, đạt hiệu 
quả cao
Việc sử dụng vốn phải theo đúng quy 
hoạch, kế hoạch. Những dự án nào không đúng 
phải mạnh dạn cắt giảm, thực hiện cung ứng vốn 
theo đúng kế hoạch, quy hoạch đã phê duyệt, 
như kế hoạch thực đề án xây dựng NTM đến 
năm 2015, tầm nhìn 2020, tránh tình trạng sử 
dụng vốn đầu tư dàn trải, không hiệu quả. Cần 
tính toán phân bổ vào các tiêu chí, từng hạng 
mục, dự án, công trình cụ thể. Việc quản lý vốn 
phải khoa học, trên cơ sở minh bạch hóa thu chi, 
quản lý vốn phải theo nguyên tắc tài chính. Nếu 
vốn là tiền tệ, cần phải có biện pháp để bảo toàn 
vốn, tránh bị trượt giá. Đồng thời, nếu quản lý 
vốn bằng hiện vật (vật tư, nguyên vật liệu ), 
cần phải thực hiện công tác quản lý hiệu quả, 
tránh bị hao mòn hữu hình và vô hình.
2.3. Thường xuyên kiểm tra, giám sát 
quá trình quản lý, sử dụng vốn cho xây dựng 
NTM ở Huyện
Để nguồn vốn được đầu tư hiệu quả vào 
xây dựng NTM, Huyện tiếp tục thực hiện tốt 
công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện, 
từng giai đoạn, công đoạn, từng dự án. Trong 
quá trình quản lý, sử dụng vốn, công tác kiểm 
tra phải thường xuyên, liên tục. Công tác quản 
lý vốn phải theo các quy định của Bộ Tài chính, 
không để xảy ra thiếu hụt giữa sổ sách và thực 
tế, chống hiện tượng quay vòng đồng vốn, trục 
lợi cá nhân. Trong quá trình sử dụng, phải làm 
tốt công tác thẩm định, giám sát, đánh giá chất 
lượng các tiêu chí, bảo đảm nguồn vốn được sử 
dụng đúng mục đích, hiệu quả sử dụng vốn cao, 
vốn được giải ngân một cách kịp thời, không 
để ứ đọng vốn, dây dưa, giải ngân vốn chậm, 
làm thất thu nguồn vốn. Tăng cường kiểm tra, 
giám sát việc sử dụng vốn, đảm bảo thanh, quyết 
toán đúng chế độ tài chính quy định. Đẩy mạnh 
sơ kết, tổng kết, kịp thời khen thưởng những tổ 
chức, cá nhân làm tốt công tác quản lý, sử dụng 
vốn cho xây dựng NTM; phát hiện những tổ 
chức, cá nhân sai phạm trong quản lý, sử dụng 
vốn để xử lý nghiêm theo Pháp luật. 
Có thể nói, thực hiện tốt công tác quản lý, 
sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho xây dựng 
NTM là giải pháp quan trọng trong quá trình huy 
động vốn. Bởi vì, mục đích cuối cùng của huy 
động vốn là huy động được tối đa các nguồn vốn 
và vốn được đầu tư hiệu quả quá trình thực hiện 
các tiêu chí xây dựng NTM theo Bộ tiêu chí quốc 
gia. Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn phức tạp, 
đòi hỏi các cấp chính quyền huyện Quảng Xương, 
tỉnh Thanh Hóa phải chỉ đạo triển khai thật tốt, sâu 
sát, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc. Đảm bảo vốn 
được quản lý chặt chẽ và đầu tư có hiệu quả, tránh 
để xảy ra thất thoát, lãng phí và tham nhũng sẽ tác 
động trực tiếp đến niềm tin của nhân dân./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM 
(2011), Báo cáo số 184/BC-NTM về kết quả 
thực hiện năm 2011 chương trình xây dựng 
NTM, Hà Nội, ngày 05/12/2011.
2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 
(2016), Thông tư về việc hướng dẫn thực 
hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn NTM giai đoạn 
2016 - 2020, số 35/2016/TT-BNNPTNT, Hà 
Nội, ngày 26/12/2016.
3. Ủy ban nhân dân huyện Quảng Xương (2018), 
Báo cáo về Kết quả thực hiện Chương trình 
Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM ở huyện 
Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 
- 2018; Phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 
2018 - 2020, số 570/BC-UBND, Thanh Hóa, 
ngày 13/9/2018.

File đính kèm:

  • pdfquan_ly_va_su_dung_co_hieu_qua_nguon_von_cho_xay_dung_nong_t.pdf