Quản lý nhà nước đối với đầu tư công nghiệp quốc phòng ở Việt Nam

Ngành công nghiệp quốc phòng (CNQP) của Việt Nam vừa đảm bảo nhiệm vụ quốc

phòng, vừa tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp

hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà nước xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và các văn bản dưới

luật, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư CNQP; xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế

hoạch đối với đầu tư CNQP đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững và lâu dài; kiểm tra, giám

sát đầu tư nhằm đánh giá tính hiệu quả, minh bạch trong lĩnh vực đầu tư CNQP từ ngân sách nhà

nước (NSNN).

pdf 8 trang kimcuc 3160
Bạn đang xem tài liệu "Quản lý nhà nước đối với đầu tư công nghiệp quốc phòng ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản lý nhà nước đối với đầu tư công nghiệp quốc phòng ở Việt Nam

Quản lý nhà nước đối với đầu tư công nghiệp quốc phòng ở Việt Nam
 33 
Quản lý nhà nước đối với đầu tư 
công nghiệp quốc phòng ở Việt Nam 
Phan Thị Hoài Vân1 
1 Tổng Công ty Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp quốc phòng, Bộ Quốc phòng. 
Email: armypharm@gmail.com 
Nhận ngày 12 tháng 4 năm 2019. Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 8 năm 2019. 
Tóm tắt: Ngành công nghiệp quốc phòng (CNQP) của Việt Nam vừa đảm bảo nhiệm vụ quốc 
phòng, vừa tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp 
hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà nước xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và các văn bản dưới 
luật, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư CNQP; xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế 
hoạch đối với đầu tư CNQP đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững và lâu dài; kiểm tra, giám 
sát đầu tư nhằm đánh giá tính hiệu quả, minh bạch trong lĩnh vực đầu tư CNQP từ ngân sách nhà 
nước (NSNN). 
Từ khóa: Công nghiệp quốc phòng, đầu tư, quản lý nhà nước. 
Phân loại ngành: Kinh tế học 
Abstract: Vietnam's defence industry both works to secure national defence and actively 
participates in socio-economic development, contributing to speeding up the country's process of 
industrialisation and modernisation. The State develops and completes the system of laws and sub-
laws in order to create a favourable environment for investment in the industry; formulating 
strategies, planning and plans for investment in defence industry to achieve the objectives of 
sustainable and long-term development; examining and supervising the investment to assess its 
effectiveness and transparency - the investment from the state budget. 
Keywords: Defence industry, investment, state management. 
Subject classification: Economics 
1. Mở đầu 
CNQP có đặc trưng của ngành công nghiệp 
với đặc thù là sản phẩm liên quan đến lĩnh 
vực quốc phòng, liên quan đến công cuộc 
giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn 
dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc 
trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 9 - 2019 
 34 
nòng cốt [5]. Đầu tư từ NSNN trong lĩnh 
vực CNQP là đầu tư công, có đầy đủ đặc 
trưng của đầu tư công và đặc điểm của lĩnh 
vực CNQP. Vì vậy có thể hiểu đầu tư từ 
NSNN trong lĩnh vực CNQP là hoạt động 
đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, 
dự án trong lĩnh vực CNQP nhằm phục vụ 
cho việc đảm bảo an ninh, quốc phòng quốc 
gia. Trong đó, hoạt động đầu tư của Nhà 
nước là hoạt động sử dụng nguồn NSNN để 
sản xuất ra các sản phẩm thuộc lĩnh vực 
CNQP trong một thời gian tương đối dài, 
nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế. Lý 
luận và thực tiễn về xây dựng sức mạnh 
quân sự của các quốc gia trên thế giới cho 
thấy, vai trò then chốt của Nhà nước đối với 
đầu tư từ NSNN trong lĩnh vực CNQP. Luật 
Quốc phòng ghi rõ: “Công nghiệp quốc 
phòng, an ninh là bộ phận của công nghiệp 
quốc gia, một phần quan trọng của thực lực, 
tiềm lực quốc phòng, an ninh, là ngành đặc 
thù, có nhiệm vụ nghiên cứu phát triển, sản 
xuất, sửa chữa, cải tiến, hiện đại hóa vũ khí, 
trang bị, vật tư, thiết bị kỹ thuật và các sản 
phẩm khác phục vụ quốc phòng, an ninh 
bảo đảm trang bị cho lực lượng vũ trang 
nhân dân” [4]. 
Trong bối cảnh của cuộc Cách mạng 
công nghiệp 4.0, tình hình chính trị khu vực 
và thế giới ngày càng khó lường, thì xu 
hướng tất yếu của các quốc gia là tăng 
cường chi tiêu NSNN cho quốc phòng và 
lĩnh vực CNQP. Các quốc gia tìm mọi biện 
pháp để có thể tăng cường tiềm lực trong 
lĩnh vực CNQP, nhằm cung cấp hàng hóa 
về an ninh quốc phòng có chất lượng, đảm 
bảo sự an toàn quốc gia, tạo môi trường hòa 
bình, ổn định để phát triển kinh tế. Bên 
cạnh đó, CNQP cũng là một ngành công 
nghiệp then chốt trong phát triển tiềm lực 
công nghiệp quốc gia, cũng như là một 
ngành có thể thu được lợi nhuận cao nhờ 
xuất khẩu. Điều này cũng được thể hiện 
trong Luật Quốc phòng năm 2018: “Công 
nghiệp quốc phòng có nhiệm vụ: Thứ nhất, 
nghiên cứu, phát triển, sản xuất, bảo dưỡng, 
sửa chữa lớn, cải tiến, hiện đại hoá vũ khí, 
trang bị kỹ thuật quân sự, vật tư kỹ thuật và 
các sản phẩm khác phục vụ quốc phòng; 
thứ hai, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, 
góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa đất nước” [5]. Bài viết phân tích 
làm rõ quản lý nhà nước đối với đầu tư 
CNQP ở Việt Nam. 
2. Xây dựng, ban hành hệ thống pháp 
luật về đầu tư công nghiệp quốc phòng 
Trong những năm qua, quản lý của Nhà 
nước đối với đầu tư CNQP đã được nhấn 
mạnh trong Nghị Quyết số 06-NQ/TW về 
“Xây dựng và phát triển công nghiệp quốc 
phòng đến năm 2020 và những năm tiếp 
theo” [12]; Quốc hội ban hành Pháp lệnh 
02/2008/PL-UBTVQH12 về CNQP [13]; 
Chính phủ đã tổ chức xây dựng và thực 
hiện quy hoạch, các kế hoạch 5 năm xây 
dựng và phát triển CNQP, ban hành các văn 
bản tạo cơ sở pháp lý cho đầu tư và phát 
triển CNQP. Đầu tư từ ngân sách nhà nước 
trong lĩnh vực CNQP ở Việt Nam được 
thực hiện thông qua các dự án đầu tư công 
trên cơ sở cơ chế QLTC được xây dựng cho 
tính chất đặc thù của ngành Quốc phòng nói 
chung và lĩnh vực CNQP nói riêng, trên cơ 
sở tuân thủ Luật Đầu tư công năm 2014 và 
Luật Ngân sách nhà nước năm 2015. 
Phan Thị Hoài Vân 
 35 
Cơ chế QLTC phù hợp với hệ thống văn 
bản do Quốc hội, Chính phủ đã ban hành, 
quy định về việc quản lý và sử dụng 
NSNN, như: Luật Ngân sách nhà nước 
số 83/2015/QH13 [14]; Nghị định số 
163/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21 
tháng 12 năm 2016 [15] quy định chi tiết thi 
hành một số điều của Luật Ngân sách nhà 
nước quy định về quản lý, sử dụng 
NSNN đối với một số hoạt động thuộc lĩnh 
vực quốc phòng, an ninh. Đây là cơ sở quan 
trọng để các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo 
thực hiện tốt quản lý, sử dụng NSNN, bảo 
đảm công khai, minh bạch và hiệu quả. 
Quán triệt, thực hiện nghiêm túc các quy 
định về quản lý, sử dụng NSNN đối với 
lĩnh vực quốc phòng, an ninh, Quân ủy 
Trung ương, Bộ Quốc phòng đã tập trung 
lãnh đạo, chỉ đạo nghiên cứu xây dựng, ban 
hành mới các văn bản để hoàn thiện cơ chế 
QLTC quân đội. Ngay từ đầu nhiệm kỳ 
2015-2020, Quân ủy Trung ương đã chỉ đạo 
đưa vào chương trình làm việc toàn khóa 
nhiệm vụ xây dựng nghị quyết chuyên đề 
về đổi mới cơ chế tài chính, ban hành kèm 
theo đề án đổi mới cơ chế QLTC quân đội. 
Thường vụ Quân ủy Trung ương đã tổ chức 
nhiều phiên họp xem xét kỹ lưỡng các nội 
dung liên quan đến việc đổi mới cơ chế 
QLTC quân đội. Với sự tập trung, thống 
nhất cao, ngày 25 tháng 8 năm 2018, Quân 
ủy Trung ương đã chính thức ban hành 
Nghị quyết số 915-NQ/QUTW về “Đổi mới 
cơ chế quản lý tài chính quân đội giai đoạn 
2018-2025 và những năm tiếp theo”. Bộ 
trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Quyết 
định số 3500/QĐ-BQP phê duyệt Đề án 
“Đổi mới cơ chế quản lý tài chính quân đội 
theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, 
giai đoạn 2018-2025 và những năm tiếp 
theo”. Trong đó, Nghị quyết số 915-
NQ/QUTW và Đề án đổi mới cơ chế 
QLTC quân đội xác định rõ mục tiêu, quan 
điểm, nguyên tắc của cơ chế QLTC trong 
quân đội phải phù hợp với pháp luật của 
Nhà nước về tài chính, ngân sách; phòng, 
chống thất thoát, lãng phí và nâng cao hiệu 
quả quản lý, sử dụng NSNN. Căn cứ để xây 
dựng chính sách được dựa trên quan điểm, 
đường lối, chiến lược và quy hoạch phát 
triển lĩnh vực CNQP nói chung và đầu tư từ 
NSNN cho lĩnh vực CNQP nói riêng. Trên 
cơ sở quán triệt, thực hiện nghiêm các nghị 
quyết, chỉ thị của Đảng, Chính phủ về xây 
dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng, 
an ninh, trọng tâm là Nghị quyết 06-
NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI), Nghị 
quyết Đại hội XII của Đảng, Việt Nam đã 
đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo bước 
phát triển mới cho ngành công nghiệp đặc 
thù, quan trọng này. Nổi bật là, cơ chế, 
chính sách, quy hoạch, kế hoạch xây dựng 
và phát triển công nghiệp quốc phòng, an 
ninh được quan tâm xây dựng, từng bước 
hoàn thiện. Tổ chức lực lượng công nghiệp 
quốc phòng, an ninh được củng cố, kiện 
toàn, ngày càng gắn kết, hòa nhập với công 
nghiệp quốc gia [12]. 
3. Xây dựng chiến lược, quy hoạch về 
đầu tư công nghiệp quốc phòng 
Chiến lược trong lĩnh vực CNQP được hiểu 
là một hệ thống các quan điểm cơ bản, các 
mục tiêu dài hạn về phát triển CNQP và các 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 9 - 2019 
 36 
giải pháp chủ yếu được lựa chọn một cách 
có căn cứ khoa học trên cơ sở huy động và 
sử dụng tối ưu các nguồn lực và lợi thế của 
đất nước để đạt được mục tiêu. Chiến lược 
đầu từ NSNN trong lĩnh vực CNQP thể 
hiện ở những nội dung sau. 
Một là, hệ thống các quan điểm cơ bản 
của chiến lược đối với đầu tư từ NSNN 
trong lĩnh vực CNQP. Cụ thể, quan điểm là 
những tư tưởng xuyên suốt chiến lược. Nó 
được xác định theo quy trình chặt chẽ từ 
việc xác định mục tiêu, thứ tự ưu tiên đến 
nhiệm vụ cụ thể đối với đầu tư từ NSNN 
trong lĩnh vực CNQP. Tùy từng giai đoạn 
phát triển của đất nước, của quốc phòng 
quốc gia mà quan điểm phát triển CNQP 
nói chung và quan điểm đầu tư từ NSNN 
đối trong lĩnh vực CNQP điều điều chỉnh 
cho phù hợp. 
Hai là, hệ thống các mục tiêu chiến lược 
đối với đầu tư từ NSNN trong lĩnh vực 
CNQP. Đó chính là những kết quả cần có 
khi kết thúc giai đoạn triển khai của chiến 
lược. Mục tiêu này có thể được xác định ở 
dạng định tính hay định lượng tùy thuộc 
vào quan điểm của Nhà nước. 
Ba là, những nhiệm vụ và các giải pháp 
chiến lược đối với đầu tư từ NSNN trong 
lĩnh vực CNQP. Nhiệm vụ được thể hiện 
qua các công việc phải thực hiện trong cả 
giai đoạn triển khai chiến lược đầu tư nhằm 
đạt được mục tiêu đề ra của chiến lược. 
Giải pháp chiến lược chính là phương thức, 
hay cách thức cơ bản để thực hiện nhiệm vụ 
nhằm đạt tới mục tiêu chiến lược đề ra. 
Các giải pháp này thường được cụ thể hóa 
qua các chính sách đối với đầu tư trong lĩnh 
vực CNQP. 
Việc xây dựng quan điểm, chính sách 
đầu tư cho quốc phòng xuất phát từ sự phân 
tích, đánh giá các nguy cơ, thách thức, mối 
đe doạ và việc xác định các mục tiêu chiến 
lược lâu dài cũng như các mục tiêu cụ thể 
của hoạt động quốc phòng. 
Trong xây dựng chiến lược quốc phòng, 
cần xác định đầy đủ, đúng mức các nguy 
cơ, thách thức, mối đe dọa đối với từng 
quốc gia về an ninh, quốc phòng, thì việc 
xác định mục tiêu chi tiêu cho quốc phòng 
nói chung và chi cho đầu tư trong lĩnh vực 
CNQP nói riêng cần chính xác, phù hợp 
cũng là nội dung quan trọng. Xác định mục 
tiêu không đúng thì phương hướng đầu tư, 
hành động xây dựng dự án chi tiêu quốc 
phòng nói chung, hành động đảm bảo quốc 
phòng nói riêng sẽ không hiệu quả, thậm 
chí thất bại. Ngoài mục tiêu bảo vệ tổ quốc, 
những mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ 
thể khác trong xây dựng kế hoạch chi tiêu 
cho quốc phòng phải phù hợp về mặt ngân 
sách, yêu cầu kỹ, chiến thuật và năng lực 
khoa học, kỹ thuật quân sự. 
Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò 
lãnh đạo, xác định đường lối và quan điểm 
chiến lược, quy hoạch phát triển lĩnh vực 
quốc phòng, Chính phủ cụ thể hóa bằng các 
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển 
quốc phòng nói chung và trong lĩnh vực 
then chốt CNQP phù hợp với con người, 
văn hóa, địa hình và nghệ thuật quân sự của 
đất nước. 
Nhà nước cung cấp vốn cho hoạt động 
thuộc lĩnh vực quốc phòng. NSNN cho lĩnh 
vực quốc phòng đảm bảo cung cấp 100% 
cho các hoạt động chủ yếu để duy trì và 
tăng cường sức mạnh cho quân đội. Theo 
Phan Thị Hoài Vân 
 37 
nguyên tắc chung, chi cho quốc phòng và 
an ninh bao gồm các khoản chi về lương, 
tiền ăn của sĩ quan và chiến sĩ thuộc bộ máy 
thường trực, chi về trang thiết bị và các 
hoạt động của bộ máy đó để thực hiện các 
nhiệm vụ thường xuyên, bên cạnh đó là các 
khoản chi về xây dựng cơ sở vật chất như 
trụ sở, doanh trại 
Quy hoạch đối với đầu tư từ NSNN 
trong lĩnh vực CNQP có thể hiểu là hình 
thức định hướng dài hạn đối với đầu tư của 
Nhà nước trong lĩnh vực CNQP. Trong đó, 
Nhà nước xác định rõ quy mô đầu tư và 
giới hạn đầu tư cho lĩnh vực CNQP. Bên 
cạnh đó, quy hoạch còn là căn cứ quan 
trọng cho xây dựng kế hoạch, chương 
trình và dự án đầu tư từ NSNN trong lĩnh 
vực CNQP. 
Quán triệt, thực hiện nghiêm túc các quy 
định về quản lý, sử dụng NSNN đối với 
lĩnh vực quốc phòng, an ninh, Quân ủy 
Trung ương, Bộ Quốc phòng đã tập trung 
lãnh đạo, chỉ đạo nghiên cứu xây dựng, ban 
hành mới các văn bản để hoàn thiện cơ chế 
quản lý tài chính (QLTC) quân đội. Quân 
ủy Trung ương xác định, đổi mới cơ chế 
QLTC là trách nhiệm của cấp ủy, chỉ huy 
các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp trong 
toàn quân; phải thực hiện đồng bộ, nghiêm 
túc, đúng trọng tâm, trọng điểm, phù hợp 
với pháp luật của Nhà nước và đặc thù lĩnh 
vực quốc phòng; đáp ứng ngày càng tốt hơn 
yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân 
dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng 
bước hiện đại. Trong đó, chú trọng phát huy 
vai trò, trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo 
của ngành nghiệp vụ và cơ quan tài chính 
các cấp trong việc tham mưu về công tác 
QLTC; phải bảo đảm tính khoa học, thực 
tiễn và tính kế thừa, phát triển, khắc phục 
những hạn chế, bất cập của công tác 
QLTC hiện hành; đề cao vai trò, trách 
nhiệm của cấp ủy, chỉ huy các cấp trong chỉ 
đạo thực hiện cơ chế QLTC mới, bảo đảm 
nghiêm túc, quyết liệt, hiệu quả. Việc xây 
dựng, ban hành các quy định, hướng dẫn 
mới về cơ chế QLTC theo hướng tăng 
cường tính rõ ràng và minh bạch, cụ thể: 
hướng đến dễ áp dụng, bám sát thực tế, tạo 
điều kiện thuận lợi cho quá trình tổ chức 
thực hiện. 
4. Tổ chức thực hiện đầu tư công nghiệp 
quốc phòng 
Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý 
nhà nước đối với các dự án đầu tư từ NSNN 
trong lĩnh vực CNQP, bao gồm: các cơ 
quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và các 
ban quản lý chương trình đầu tư trọng điểm, 
ban quản lý các dự án trọng điểm đầu tư 
trong lĩnh vực CNQP, bộ máy các cơ quan 
kiểm tra, giám sát liên quan. 
Tổ chức thực hiện đầu tư từ NSNN trên 
cơ sở lựa chọn các phương thức thực hiện 
theo định hướng của chiến lược, chính sách 
và văn bản pháp luật. Tùy vào mô hình đầu 
tư của mỗi quốc gia áp dụng mà triển khai. 
Thực tiễn, hầu hết các quốc gia đều áp dụng 
các phương thức đấu thầu, đơn đặt hàng 
hay giao nhiệm vụ thực hiện dự án đầu tư. 
Bên cạnh đó, tổ chức công tác tập huấn, đào 
tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ chuyên 
môn quản lý dự án, quản lý NSNN và các 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 9 - 2019 
 38 
thông tin liên quan cho nguồn nhân lực 
tham gia vào quy trình đầu tư. 
Phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà 
nước đảm bảo cho các dự án đầu tư được 
triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chi đúng, 
chi đủ, chi theo đúng quy trình quản lý 
NSNN; thực hiện theo đúng quy trình triển 
khai dự án đầu tư công. Bên cạnh đó là lựa 
chọn chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà 
thầu tham gia các cấu phần cung cấp và 
chuyển giao công nghệ, thiết bị, dây chuyền 
sản xuất. Sự phối hợp này dựa trên căn cứ 
là các quy phạm quy định tại các văn bản 
pháp lý và sự điều hành, quản lý của các 
chủ đầu tư, của lãnh đạo các cơ quan nhà 
nước có liên quan mà trọng tâm là cơ quan 
hành pháp cao nhất là Thủ tướng Chính 
phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Thời gian 
qua, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng 
tiếp tục đẩy mạnh việc phối hợp, hợp tác 
với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công 
thương để huy động nguồn lực tham gia 
xây dựng, phát triển công nghiệp quốc 
phòng. Nhiều hoạt động nghiên cứu về 
CNQP đã được triển khai có hiệu quả: 
“Trong giai đoạn 2011-2015, trên 80% vũ 
khí, trang bị kỹ thuật do công nghiệp quốc 
phòng sản xuất là kết quả của các đề tài 
nghiên cứu trong nước. Ngành Công nghiệp 
quốc phòng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác 
nghiên cứu khoa học, chú trọng nâng cao 
chất lượng các chương trình, đề tài nghiên 
cứu, nhằm tạo ra một số loại sản phẩm mới 
đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng vũ 
trang và phục vụ xuất khẩu. Mặt khác, tiếp 
tục quan tâm xây dựng cơ chế, chính sách 
khuyến khích các ngành, tổ chức, cá nhân 
tham gia hoạt động công nghiệp quốc 
phòng” [10]. 
Các bộ, ngành, địa phương cần xác định 
rõ trách nhiệm tham gia xây dựng công 
nghiệp quốc phòng, an ninh và phải cụ thể 
hóa trong quy hoạch, kế hoạch, chiến lược 
phát triển. Chú trọng gắn kết chặt chẽ hơn 
nữa công nghiệp dân sinh, các chương 
trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã 
hội của ngành, địa phương với nhiệm vụ 
xây dựng, phát triển công nghiệp quốc 
phòng, an ninh... Đối với các cơ sở CNQP, 
an ninh, cần thực hiện đồng bộ các biện 
pháp nâng cao hiệu quả kết hợp sản xuất 
quốc phòng với kinh tế, đẩy mạnh xuất 
khẩu, tạo nguồn lực tài chính để tái đầu tư 
cho phát triển. Những năm vừa qua, CNQP 
Việt Nam cũng có những bước phát triển 
đáng ghi nhận. Đến hết năm 2015, có 29 
trên tổng số 60 dự án đầu tư theo Chương 
trình CNQP được hoàn thành đưa vào khai 
thác, sử dụng. Tiêu biểu như các dự án: 
thuốc nổ Hecxogen, TNT, tàu pháo TT-
400TP, súng bộ binh thế hệ mới... [10]. Nhà 
máy A32 thuộc Cục Kỹ thuật - Quân chủng 
Phòng không - Không quân đã tăng hạn sử 
dụng thành công cho tiêm kích Su-27UBK 
số hiệu 8526. Kết quả này là bước đi vững 
chắc để Nhà máy A32 tiến tới đại tu, phục 
hồi khả năng bay cho toàn bộ phi đội Su-
27SK/UBK, giúp tiết kiệm một lượng cực 
lớn ngân sách quốc phòng cũng như tăng 
cường khả năng sẵn sàng chiến đấu. Năm 
2016, Tổng Công ty Ba Son đã tổ chức 
nghiệm thu cặp tàu tên lửa Molniya thứ ba 
(M5, M6) mang số hiệu 381, 382. Đây là 
hai chiếc cuối cùng thuộc loạt tàu tấn công 
nhanh Dự án 1241.8 được Việt Nam mua 
bản quyền lắp ráp trong nước [11]. 
Trong điều kiện hiện nay, phải thực hiện 
đầu tư có chọn lọc, đúng trọng tâm, trọng 
Phan Thị Hoài Vân 
 39 
điểm; coi trọng đầu tư đổi mới, hiện đại hóa 
công nghệ, “đi tắt đón đầu”, kết hợp đa 
năng, lưỡng dụng, gắn phát triển cơ sở hạ 
tầng kỹ thuật với xây dựng nguồn nhân lực. 
Trước mắt, cần tập trung nguồn lực, ưu tiên 
đầu tư, đẩy nhanh hoàn thành các chương 
trình, dự án trọng điểm, nhất là hiện đại hóa 
CNQP nòng cốt, tạo nền tảng, động lực để 
CNQP, an ninh chủ động hội nhập, phát 
triển nhanh, bền vững. 
5. Kiểm tra, giám sát đầu tư công nghiệp 
quốc phòng 
Nhà nước xây dựng chính sách và ban hành 
pháp luật về CNQP, đồng thời phải đặc biệt 
chú trọng công tác kiểm tra, giám sát nhằm 
bảo đảm tính công khai, minh bạch, nâng 
cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, kiên 
quyết khắc phục việc đầu tư dàn trải, trùng 
lặp, gây lãng phí. 
Kiểm tra, giám sát được hiểu là quá trình 
đối chiếu, so sánh kết quả đầu tư đạt được 
với mục tiêu và kế hoạch đầu tư đã đặt ra để 
làm cơ sở điều chỉnh và tổ chức thực hiện 
đầu tư đúng hướng. Kiểm tra, thanh tra, 
giám sát thực hiện đầu tư CNQP là công 
việc hết sức quan trọng trong quản lý nhà 
nước về quốc phòng. Công tác giám sát, 
đánh giá đầu tư được thực hiện theo các 
nguyên tắc quy định tại Điều 4 Nghị định số 
84/2015/NĐ-CP [16] và các yêu cầu sau: (1) 
Không chồng chéo giữa công tác giám sát, 
đánh giá chương trình, dự án đầu tư với công 
tác giám sát, đánh giá chuyên ngành; (2) 
Việc thực hiện công tác giám sát, đánh giá 
phải trên cơ sở khung giám sát, đánh giá do 
chủ đầu tư xây dựng trước khi thực hiện dự 
án đầu tư; (3) Chủ đầu tư có trách nhiệm 
cung cấp các loại tài liệu hợp lệ làm cơ sở 
cho việc giám sát, đánh giá chương trình, dự 
án đầu tư theo yêu cầu của người, cơ quan 
có thẩm quyền giám sát, đánh giá [17]. 
Công tác kiểm tra, giám sát đối với đầu 
tư từ NSNN trong lĩnh vực CNQP được 
thực hiện trước, giữa và cuối dự án đầu tư 
nhằm đảm bảo mục tiêu dự án đề ra, hay 
đầu ra của dự án đầu tư công, như: tính hợp 
lý, tính hiệu quả, tính hiệu suất và tính bền 
vững của đầu tư công trong lĩnh vực CNQP. 
Chủ thể kiểm tra, giám sát có trách nhiệm 
quy định trong luật về quản lý NSNN, luật 
quản lý đầu tư công và quy định pháp lý 
của Bộ Quốc phòng ban hành. Tính hiệu 
quả theo trần ngân sách, linh hoạt giữa các 
năm ngân sách, tính bền vững, có hệ thống 
và theo chiến lược của đầu tư trong CNQP 
được đảm bảo cho từng dự án. Bên cạnh đó, 
hỗ trợ cho cơ quan quản lý nhà nước có căn 
cứ kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả và 
tính bền vững của các dự án theo những 
cam kết trần ngân sách và cam kết theo kết 
quả đầu ra của từng dự án đầu tư. Điều này 
cho phép đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch 
của chi NSNN cho đầu tư CNQP trong bối 
cảnh là ngành có tính chất đặc thù và có 
ràng buộc nhiều về tính bảo mật. 
6. Kết luận 
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt 
được nhiều thành tựu trong lĩnh vực CNQP. 
Tuy nhiên, để CNQP trở thành ngành công 
nghiệp mũi nhọn thì cần có sự nỗ lực lớn 
của mọi nguồn lực, trong đó vai trò quản lý 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 9 - 2019 
 40 
nhà nước trong việc đầu tư CNQP là hết 
sức quan trọng. Trong bối cảnh cuộc Cách 
mạng công nghiệp 4.0, CNQP cũng cần 
phải đổi mới mạnh mẽ để thích ứng với xu 
hướng toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, 
hướng tới một một nền CNQP vừa bảo đảm 
an ninh quốc gia vừa đóng góp cho kinh tế 
của đất nước. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Bộ Quốc phòng (2009), Sách trắng Quốc 
phòng Việt Nam 2009, Hà Nội. 
[2] Mai Lan Hương (2010), Vai trò của nhà nước 
đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, 
Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc 
dân, Hà Nội. 
[3] Vũ Trường Khá (2017), Quản lý vốn đầu tư xây 
dựng cơ bản đối với các đoàn kinh tế quốc 
phòng khu vực phía Bắc Việt Nam, Luận án 
tiến sĩ, Học viện Tài chính, Hà Nội. 
[4] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt 
Nam (2005), Luật Quốc phòng 2005. 
[5] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt 
Nam (2018), Luật Quốc phòng 2018. 
[6] Trần Đình Thăng (2011), Hoàn thiện quản lý 
chi ngân sách đối với lĩnh vực quốc phòng Việt 
Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc 
dân, Hà Nội. 
[7] Trần Đình Thăng (2011), “Về một số yếu tố 
ảnh hưởng đến chi ngân sách quốc phòng của 
các quốc gia và những vấn đề đặt ra ở Việt 
 Nam”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 6. 
[8] Nguyễn Thị Lệ Thúy, Bùi Thị Hồng Việt (Chủ 
biên) (2012), Chính sách kinh tế - xã hội, Nxb 
Tài chính, Hà Nội. 
[9] Viện Chiến lược quân sự (2010), Một số vấn đề 
về tổ hợp công nghiệp quốc phòng, Nxb Chính 
trị quốc gia, Hà Nội. 
[10] 
day-manh-xay-dung-va-phat-trien-cong-
nghiep-quoc-phong/8928.html 
[11] https://soha.vn/thanh-tuu-cong-nghiep-quoc-
phong-viet-nam-noi-bat-nhat-nam-2016-va-
trien-vong-2017-20170104100615544.htm 
[12] 
cong-tac-lon/tiep-tuc-day-manhthuc-hien-nghi-
quyet-06nqtw-cua-bo-chinh-tri-ve-xay-dung-
va-phat-trienc/3796.html 
[13] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-
hanh-chinh/Phap-lenh-cong-nghiep-quoc-
phong-2008-02-2008-PL-UBTVQH12-
62388.aspx 
[14] https://luatvietnam.vn/tai-chinh/luat-ngan-
sach-nha-nuoc-2015-96260-d1.html 
[15] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-
nha-nuoc/Nghi-dinh-163-2016-ND-CP-huong-
dan-Luat-ngan-sach-nha-nuoc-335331.aspx 
[16] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-
tu/Nghi-dinh-84-2015-ND-CP-giam-sat-danh-
gia-dau-tu-292148.aspx 
[17] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-
tu/Thong-tu-99-2017-TT-BQP-huong-dan-ve-
cong-tac-giam-sat-va-danh-gia-dau-tu-
350889.aspx 

File đính kèm:

  • pdfquan_ly_nha_nuoc_doi_voi_dau_tu_cong_nghiep_quoc_phong_o_vie.pdf