Quản lý chất lượng chuỗi cung ứng: Một mô hình khái niệm

Tích hợp quản lý chất lượng và quản lý chuỗi cung ứng là một định hướng nghiên cứu mới trong

lĩnh vực quản trị vận hành. Trong nỗ lực phát triển một hướng đi mới cho sự tích hợp này, một mô hình

các khái niệm của quản lý chất lượng chuỗi cung ứng (SCQM) đã được phát triển và kiểm định với dữ

liệu được thu thập tại Việt Nam. Kết quả của quá trình này là một tập hợp các khái niệm đơn hướng, tin

cậy và giá trị, bao phủ các hoạt động chính của chuỗi cung ứng. Chúng tôi kỳ vọng rằng mô hình khái

niệm này có thể được sử dụng như một “cẩm nang” cho việc đo lường và thực thi các giải pháp SCQM

cũng như tạo ra những tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này.

pdf 11 trang kimcuc 15860
Bạn đang xem tài liệu "Quản lý chất lượng chuỗi cung ứng: Một mô hình khái niệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản lý chất lượng chuỗi cung ứng: Một mô hình khái niệm

Quản lý chất lượng chuỗi cung ứng: Một mô hình khái niệm
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ Q4- 2015 
 Trang 113 
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CHUỖI CUNG ỨNG: MỘT MÔ HÌNH KHÁI NIỆM 
SUPPLY CHAIN QUALITY MANAGEMENT: A CONCEPTUAL MODEL. 
Nguyễn Thị Thu Hằng1 
 Trần Triệu Tuấn1 
 Hồ Thị Mỹ Loan1 
Lê Hải Đăng1 
Nguyễn Trọng Quyền2 
 Trương Quang Huy1 
1Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM, ntthang@hcmut.edu.vn, kts.tuantran@gmail.com, 
loanho0309@gmail.com, dangle1100@gmail.com, tqhuy@hcmut.edu.vn. 
2Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, trquyen@gmail.com 
TÓM TẮT 
Tích hợp quản lý chất lượng và quản lý chuỗi cung ứng là một định hướng nghiên cứu mới trong 
lĩnh vực quản trị vận hành. Trong nỗ lực phát triển một hướng đi mới cho sự tích hợp này, một mô hình 
các khái niệm của quản lý chất lượng chuỗi cung ứng (SCQM) đã được phát triển và kiểm định với dữ 
liệu được thu thập tại Việt Nam. Kết quả của quá trình này là một tập hợp các khái niệm đơn hướng, tin 
cậy và giá trị, bao phủ các hoạt động chính của chuỗi cung ứng. Chúng tôi kỳ vọng rằng mô hình khái 
niệm này có thể được sử dụng như một “cẩm nang” cho việc đo lường và thực thi các giải pháp SCQM 
cũng như tạo ra những tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này. 
Từ khóa: Quản lý chất lượng, Quản lý chuỗi cung ứng, Quản lý chất lượng chuỗi cung ứng, Mô 
hình khái niệm. 
ABSTRACT 
The integration between quality management and supply chain management is a new research 
topic in operations research. In the effort of developing a new direction for this integration, a 
conceptual model of Supply Chain Quality Management (SCQM) practices was proposed and validated 
by the data collected in Vietnam. As a result, a set of dimensional, reliable and valid concepts that 
covers all main activities of the supply chain is established. We expect that this model can be used as “a 
guideline” for the measurement and implementation of SCQM practices as well as facilitates future 
researches in this field. 
Keyword: Quality Management, Supply Chain Management, Supply Chain Quality Management, 
Conceptual Model 
Science & Technology Development, Vol 18, No.Q4- 2015 
Trang 114 
1. GIỚI THIỆU 
Quản lý chất lượng đóng một vai trò rất 
quan trọng trong chuỗi cung ứng. Điều này được 
thể hiện thông qua sự hình thành một nền văn 
hóa dựa trên chất lượng có thể cải thiện hiệu quả 
hoạt động, hiệu quả tài chính, nâng cao sự thỏa 
mãn của khách hàng, trong xuyên suốt tất cả 
các mắt xích chuỗi cung ứng [11]. Một số nhà 
nghiên cứu đã đề nghị tích hợp quản lý chất 
lượng và quản lý chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, sự 
tích hợp này vẫn còn hạn chế [15]. Trong nỗ lực 
phát triển một hướng nghiên cứu mới trong lĩnh 
vực này, bài báo tập trung vào các giải pháp quản 
lý nhằm mục đích cải thiện các khía cạnh chất 
lượng của chuỗi cung ứng, được biết đến như là 
các giải pháp Quản lý chất lượng chuỗi cung ứng 
(SCQM). Bài báo hướng đến việc phát triển một 
mô hình khái niệm, có thể được sử dụng như một 
“cẩm nang” cho việc đo lường và thực thi các 
giải pháp SCQM cũng như tạo ra những tiền đề 
cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này, 
đặc biệt là các nghiên cứu thực nghiệm/ ứng 
dụng. Kết quả của nghiên cứu cũng được kỳ vọng 
giúp các doanh nghiệp nhận diện các giải pháp 
quan trọng/ cần tập trung các nguồn lực phát triển 
và thực thi trong nỗ lực hướng đến một chuỗi 
cung ứng chất lượng trong tương lai. 
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
2.1 Cơ sở lý thuyết 
SCQM là sự định hướng, điều phối và thực 
hiện tất cả các hoạt động một cách hiệu quả trong 
chuỗi cung ứng. Nó giúp cải tiến chất lượng hoạt 
động và chất lượng sản phẩm cũng như gia tăng 
sự hài lòng của khách hàng. Theo đó, SCQM có 
tác động đáng kể lên hiệu quả hoạt động của 
doanh nghiệp thông qua các giải pháp quản lý 
dọc theo chuỗi cung ứng, bao phủ ba hoạt động 
chính: (1) quản lý nhà cung cấp (upstream), (2) 
quy trình nội bộ (internal process) và (3) tìm hiểu 
và đáp ứng nhu cầu khách hàng [11]. Tuy nhiên, 
số lượng các nghiên cứu SCQM xem xét vai trò 
của cả 3 hoạt động này rất hạn chế. Một số 
nghiên cứu trước đây chỉ tập trung vào khía cạnh 
upstream của chuỗi cung ứng [12]. [13] xem xét 
tác động của các giải pháp downstream lên hiệu 
quả vận hành của công ty. [18] khảo sát sự tích 
hợp giữa upstream và downstream. Ở một khía 
cạnh khác, ảnh hưởng của quy trình nội bộ lên 
hiệu quả hoạt động công ty nhận được sự quan 
tâm của rất nhiều chuyên gia [1]. Có thể thấy 
rằng, các nghiên cứu trên đã chỉ ra những khía 
cạnh khác nhau trong bức tranh rộng lớn về mối 
quan hệ giữa SCQM và kết quả hoạt động kinh 
doanh của doanh nghiệp. 
Theo Kaynak and Hartley [11], việc thực 
hiện SCQM không chỉ bao gồm có các giải pháp 
nội bộ cải thiện hiệu quả trong một công ty, mà 
còn bao gồm có các giải pháp bên ngoài, vượt ra 
khỏi ranh giới tổ chức, tích hợp công ty với 
khách hàng và nhà cung cấp của họ (Hình 1). 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ Q4- 2015 
 Trang 115 
Nhà Cung Cấp Khách hàngĐặt hàng Sản Xuất Phân phối
CÔNG TY
Thông tin Thông tin
Thông tinThông tin
Chuỗi cung ứng nội bộ
Chuỗi cung ứng bên ngoài
Hình 1: Chuỗi cung ứng bên trong và bên ngoài 
Các kết quả thực nghiệm của Romano and 
Vinelli [16] đã chỉ ra rằng chuỗi cung ứng có sự 
tích hợp và hợp tác giữa các mắt xích đạt được 
kỳ vọng của khách hàng tốt hơn. Chính vì thế, 
việc thực thi SCQM thành công chỉ khi tích hợp 
các giải pháp upstream, internal process và 
downstream. 
Mặt khác, để sự tích hợp này đạt được hiệu quả 
mong muốn, thông tin đóng vai trò vô cùng quan 
trọng [5]. Thiếu thông tin hoặc thông tin không 
chính xác được truyền từ mắt xích này đến các 
mắt xích khác trong chuỗi cung ứng, có thể gây 
ra những vấn đề phức tạp.Thêm vào đó, những 
thông tin không chính xác có khả năng gây ra 
hiệu ứng Bullwhip [10]. Do đó, thông tin cần 
được quan tâm xem xét một cách cẩn thận trong 
các nghiên cứu SCQM. 
2.2 Mô hình khái niệm các yếu tố SCQM 
Để xác định các yếu tố SCQM, một tập hợp 
các giải pháp SCQM từ các nghiên cứu liên quan 
trong lĩnh vực quản lý chất lượng và quản lý 
chuỗi cung ứng được tổng hợp . Điều kiện để lựa 
chọn các giải pháp là chúng phải có sự tương 
quan cao với hiệu quả hoạt động của công ty 
hoặc chuỗi cung ứng. Sau khi loại bỏ các giải 
pháp giống nhau/ tương tự, các giải pháp còn lại 
sẽ được nhóm vào ba hoạt động chính của chuỗi 
cung ứng bao gồm upstream – internal process – 
downstream. Cuối cùng, dựa vào mức độ tương 
quan của các giải pháp lên kết quả hoạt động 
kinh doanh, các giải pháp SCQM sẽ được đề 
xuất. Các giải pháp này được phân thành 4 nhóm 
chính bao gồm: upstream, internal process, 
downstream và các giải pháp hỗ trợ. Cụ thể, 
 Upstream: Đánh giá nhà cung cấp và 
quản lý chất lượng nhà cung cấp. 
 Downstream: Tập trung vào khách hàng. 
 Internal process: Quản lý nguồn nhân 
lực, Thiết kế sản phẩm/ dịch vụ, Quản lý quá 
trình và Hệ thống cải tiến liên tục. 
Ngoài ra, để bảo đảm các hoạt động của 
chuỗi cung ứng được vận hành một cách xuyên 
suốt, các giải pháp – Sự ủng hộ của quản lý cấp 
cao, Tích hợp chuỗi cung ứng và Chất lượng 
thông tin, được biết đến như là các giải pháp hỗ 
trợ được đề nghị. 
Hình 2 trình bày mô hình khái niệm các yếu 
tố SCQM. Ở trung tâm của mô hình là các giải 
pháp cốt lõi, nhằm mục tiêu cải thiện các hoạt 
động chính của chuỗi cung ứng, bao gồm: 
Upstream, internal process và downstream. 
Trong nỗ lực gia tăng hiệu quả của các hoạt động 
này, qua đó gián tiếp cải thiện kết quả hoạt động 
sản xuất kinh doanh, các giải pháp hạ tầng, đặc 
biệt là sự ủng hộ của quản lý cấp cao, đóng vai 
trò vô cùng quan trọng. Quản lý cấp cao đề ra các 
Science & Technology Development, Vol 18, No.Q4- 2015 
Trang 116 
chính sách, mục tiêu cũng như hỗ trợ gia tăng 
tích hợp giữa các thành viên trong chuỗi, đảm 
bảo dòng thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ 
[6,7,8,17] đã chứng minh mức độ tích hợp và 
chất lượng thông tin di chuyển trong chuỗi càng 
cao có một sự tương quan thuận chiều đối với 
hiệu quả của các hoạt động chính của chuỗi. Bên 
cạnh đó, thông tin được cung cấp một các đầy đủ, 
kịp thời và chính xác đến các đối tác tạo điều 
kiện thuận lợi cho sự tích hợp trong chuỗi [3]. 
Trong nghiên cứu này, khái niệm đầu ra được 
xem xét theo ba tiêu chí chính: 
1. Sự thỏa mãn khách hàng thông qua (1) 
Đáp ứng tiêu chuẩn khách hàng; (2) Khách hàng 
đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp; (3) Giới 
thiệu sản phẩm/ dịch vụ đến khách hàng tiềm 
năng khác. 
2. Hiệu quả tài chính thông qua (1) Doanh 
thu bán hàng; (2) Thị phần. 
3. Hiệu quả hoạt động qua (1) Thời gian 
đáp ứng; (2) Tỉ lệ sản phẩm lỗi; (3) Năng suất 
lao đông. 
Tích hợp chuỗi cung ứng 
Chất lượng thông tin
Sự ủng hộ của quản lý cấp cao
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 
KINH DOANH
 Hiệu quả tài chính
 Sự thỏa mãn khách hàng
 Hiệu quả hoạt động
DOWNSTREAM
 Tập trung vào khách hàng.
INTERNAL PROCESS
 Quản lý nguồn nhân lực
 Thiết kế sản phẩm/dịch vụ
 Quản lý quá trình
 Hệ thống cải tiến liên tục.
UPSTREAM
 Đánh giá nhà cung cấp 
 Quản lý chất lượng nhà cung cấp.
Hình 2: Mô hình khái niệm các yếu tố SCQM 
2.3. Phương pháp nghiên cứu 
Thang đo các giải pháp SCQM được phát 
triển thông qua 3 bước chính: Hình thành các 
biến đo lường, thu thập dữ liệu và phân tích quy 
mô lớn. 
2.3.1 Hình thành các biến đo lường 
Dựa vào các nghiên cứu trước đây trong lĩnh 
vực Quản lý chất lượng và Quản lý chuỗi cung 
ứng, thang đo cho các khái niệm nghiên cứu 
được phát triển và kiểm định. Một cuộc phỏng 
vấn sâu các nhà nghiên cứu nhiều kinh nghiệm 
trong lĩnh vực liên quan đến đề tài được thực 
hiện. Nội dung thảo luận được ghi nhận, tổng 
hợp và là cơ sở cho việc điều chỉnh và bổ sung 
các biến, các nhân tố. Sau đó, phương pháp Q-
sort được áp dụng cho một số nhà quản lý tại các 
công ty để đánh giá sơ bộ độ giá trị, độ tin cậy và 
tính đơn hướng của các khái niệm. Đây là cơ sở 
để hiệu chỉnh lại thang đo lần cuối trước khi hoàn 
chỉnh và hình thành bảng câu hỏi chính thức. 
Thang đo các khái niệm được thiết kế với thang 
điểm từ 1 đến 5, tương ứng với rất không đồng ý 
đến rất đồng ý. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ Q4- 2015 
 Trang 117 
2.3.2 Thu thập dữ liệu 
Đề tài nhắm tới các đáp viên (target 
respondents) là: Chủ công ty, Giám đốc, Phó 
giám đốc, Trưởng phòng, Phó phòng, là những vị 
trí có kiến thức và kinh nghiệm trong công tác 
quản lý chuỗi cung ứng và quản lý chất lượng tại 
các doanh nghiệp. Bảng câu hỏi chính thức được 
gởi đến các đáp viên với phương pháp lấy mẫu 
thuận tiện và khảo sát trực tuyến cũng được tiến 
hành song song. Tổng cộng 322 câu hỏi được gửi 
đi, 282 bảng câu hỏi hợp lệ được thu về, với tỷ lệ 
hồi đáp là 87%. Bảng 1 và 2 trình bày tóm tắt các 
thông tin về doanh nghiệp và đáp viên tham gia 
đợt khảo sát. 
Bảng 1. Hồ sơ thông tin Công ty 
Bảng 2. Hồ sơ thông tin đáp viên 
2.3.3 Phương pháp kiểm định thang đo và mô 
hình 
Quy trình kiểm định bao gồm 3 bước chính. 
Đầu tiên, hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng 
để đánh giá độ tin cậy của thang đo. Theo Chen 
and Paulraj [4], các khái niệm sẽ được chấp nhận 
nếu giá trị Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6. Mặt 
khác, để nâng cao hệ số Cronbach Alpha của 
thang đo, các biến có hệ số tương quan biến – 
tổng nhỏ (<0.35) sẽ bị loại [9]. 
Sau đó, phân tích nhân tố khám phá (EFA), theo 
Hair et al. (1995), một khái niệm được xem xét 
đạt được độ giá trị hội tụ khi giá trị eigenvalue 
lớn hơn 1, tổng phương sai trích lớn hơn 50%. 
Tần số Phần trăm 
Lĩnh vực hoạt động 
Nông nghiệp và lâm nghiệp 67 23.8 
Vận tải, kho bãi và thông tin 
liên lạc 13 4.6 
Hoạt động khoa học công nghệ 28 9.9 
Các hoạt động liên quan đến 
kinh doanh tài sản, dịch vụ tư 
vấn 
53 18.8 
Thủy sản 19 6.7 
Công nghiệp chế biến 17 6.0 
Khách sạn và nhà hàng 16 5.7 
Khác 69 10.7 
Tổng 282 100.0 
Số lượng nhân viên 
Ít hơn 10 53 18.8 
10 – 49 100 35.5 
50 – 249 77 27.3 
Nhiều hơn 250 52 18.4 
Tổng 282 100.0 
Tần số Phần trăm 
Chức vụ 
Giám đốc 41 14.5 
Quản lý 130 46.1 
Điều phối viên 17 6.0 
Khác 94 33.3 
Tổng 282 100.0 
Bộ phận làm việc 
R&D 31 11.0 
Kho 6 2.1 
Mua hàng 39 13.8 
Sản xuất 35 12.4 
Chất lượng 24 8.5 
Bán hàng 92 32.6 
Quản lý dự án 22 7.8 
Quản lý chuỗi cung 
ứng 7 2.5 
Khác 17 6.0 
Tổng 282 100.0 
Science & Technology Development, Vol 18, No.Q4- 2015 
Trang 118 
Thêm vào đó, tất cả các hệ số tải nhân tố tối thiểu 
phải là 0.4. Việc phân tích nhân tố khẳng định 
(CFA) được thực hiện để đánh giá tính đơn 
hướng và độ giá trị của các khái niệm, bao gồm: 
Độ giá trị hội tụ, độ giá trị phân biệt, độ giá trị 
tiêu chuẩn. 5 hệ số được xem xét để đánh giá 
mức độ phù hợp của các mô hình bao gồm: p 
(>0.05); χ2/df (0.9) và RMSEA 
(<0.08) [2]. Ngoài ra, để nâng cao sự phù hợp 
của mô hình, các biến có hệ số tải nhỏ hơn 0.5 sẽ 
bị loại. 
 Độ giá trị phân biệt được đánh giá thông 
qua CFA. 10 mô hình AMOS được phát triển cho 
từng cặp khái niệm tiềm ẩn. Theo đó, đối với 
từng cặp khái niệm, sẽ có 2 mô hình, (1) cho 
phép sự tương quan tự do giữa hai khái niệm và 
(2) cố định sự tương quan giữa các khái niệm. 
Sau đó, hiệu hệ số Chi-square giữa 2 mô hình sẽ 
được tính toán. Nếu sự khác biệt Chi-square có ý 
nghĩa ở mức nhỏ hơn 0.001, đều này có nghĩa 
thang đo của hai khái niệm này đạt được độ giá 
trị phân biệt [14]. 
 Để đạt được độ giá trị tiêu chuẩn, các 
thang đo của các khái niệm cần tương quan với 
khái niệm đầu ra – kết quả hoạt động sản xuất 
kinh doanh. Trong nghiên cứu này, hệ số tương 
quan Pearson sẽ được sử dụng để kiểm định sự 
tương quan này. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO 
LUẬN 
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha và EFA 
được trình bày trong bảng 3. Sau khi loại bỏ một 
số biến không đạt các giá trị mục tiêu về hệ số 
tương quan biến-tổng và hệ số tải nhân tố, các 
khái niệm có giá trị Cronbach’s Alpha lớn hơn 
0.6, Eigenvalue lớn hơn 1 và tổng phương sai 
trích là 61.727%. Điều này chứng tỏ, các khái 
niệm nghiên cứu đạt được độ tin cậy và độ giá trị 
hội tụ. 
Bảng 3. Cronbach’s Alpha và Exploratory Factor Analysis of SCQM practices 
 SA SQM HRM TMS PSD PM CIS CF SCI IQ 
Hệ số 
tương 
quan 
biến 
– 
tổng 
Hệ thống đánh giá nhà cung 
cấp chính thức. 0.705 0.478 
Có một hệ thống đo lường 
rõ ràng về hiệu quả của nhà 
cung cấp. 
0.88 0.712 
Theo dõi chặt chẽ hoạt động 
của nhà cung cấp. 0.826 0.621 
So sánh với các nhà cung 
cấp khác. 0.577 0.363 
Chọn nhà cung cấp dựa trên 
chất lượng. 0.725 0.445 
Chọn các nhà cung cấp có 
chứng nhận. 0.573 0.311 
Kiểm soát quá trình nhà 
cung cấp. 0.58 0.333 
Trao đổi với các nhà cung 
cấp về các tiêu chí chất 
lượng. 
 0.68 0.404 
Các tiêu chí kỹ thuật rõ 
ràng. 0.548 0.305 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ Q4- 2015 
 Trang 119 
Mục tiêu phát triển nhân 
viên dựa trên mục tiêu chiến 
lược của công ty. 
0.708 0.463 
Tính hiệu quả của chương 
trình giải quyết các vấn đề 
của nhân viên/ khiếu nại. 
0.754 0.517 
Đo lường sự hài lòng của 
nhân viên. 0.722 0.479 
Môi trường làm việc. 0.72 0.48 
Cung cấp các chính sách đổi 
mới và cải tiến liên tục. 0.688 0.395 
Cung cấp các nguồn lực cần 
thiết cho các quá trình. 0.658 0.37 
Đánh giá các vấn đề chất 
lượng của chuỗi cung ứng 
trong các cuộc họp cấp cao. 
0.696 0.4 
Nhận thức tầm quan trọng 
của cải tiến chất lượng chuỗi 
cung ứng. 
0.671 0.387 
Sử dụng thiết kế modun cho 
các bộ phận tạo thành sản 
phẩm. 
0.701 0.423 
Đơn giản hóa sản phẩm. 0.647 0.471 
Xem xét các thiết kế sản 
phẩm/ dịch vụ mới. 0.743 0.4 
Sự rõ ràng của các tiêu 
chuẩn kỹ thuật sản phẩm/ 
dịch vụ. 
0.677 0.377 
Sử dụng mô phỏng trong 
thiết kế quá trình. 0.641 0.416 
Tự động hóa quá trình. 0.807 0.596 
Kiểm tra tự động. 0.796 0.584 
Xác định nơi xảy ra vấn đề 
dễ dàng. 0.735 0.511 
Khuyến khích những ý 
tưởng mới. 0.594 0.354 
Cải tiến sản phẩm liên tục. 0.809 0.571 
Cam kết bởi ban lãnh đạo. 0.829 0.601 
Phân công nhân sự điều phối 
các chương trình chất lượng 
trong công ty 
0.648 0.399 
Xác định nhu cầu của khách 
hàng. 0.764 0.451 
Nhân viên am hiểu về sản 
phẩm/ dịch vụ. 0.739 0.423 
Sử dụng thông tin từ khách 
hàng trong việc thiết kế sản 
phẩm và dịch vụ. 
0.783 0.474 
Chia sẽ kiến thức về quy 
trình kinh doanh cốt lõi. 0.738 0.62 
Chia sẽ lợi ích cũng như rủi 
ro và phần thưởng. 0.7 0.581 
Cùng nhau giải quyết vấn 
đề. 0.71 0.581 
Tham gia các chương trình 
cải tiến liên tục. 0.768 0.646 
Hỗ trợ các đối tác nâng cao 
chất lượng sản phẩm. 0.743 0.61 
Mục tiêu chung. 0.675 0.542 
Science & Technology Development, Vol 18, No.Q4- 2015 
Trang 120 
Các mối quan hệ được đánh 
giá định kỳ. 0.608 0.481 
Trao đổi các thông tin liên 
quan. 0.79 0.618 
Thông tin trao đổi kịp thời. 0.836 0.682 
Thông tin trao đổi chính 
xác. 0.816 0.653 
Thông tin trao đổi đầy đủ. 0.766 0.589 
Cronbach’s alpha 0.767 0.603 0.7 0.607 0.638 0.732 0.692 0.637 0.831 0.815 
Eigenvalue 2.285 1.954 2.108 1.84 1.862 2.235 2.116 1.743 3.505 2.576 
Chú ý: Tổng phương sai trích = 61.727 % 
Độ thích hợp chung của các mô hình nghiên 
cứu được trình bày trong bảng 4. Sau khi bỏ một 
vài biến không đạt giá trị yêu cầu, các mô hình có 
độ phù hợp cao với bộ dữ liệu thu thập được. Đây 
là cơ sở để khẳng định, các thang đo đạt được 
tính đơn hướng. 
Bảng 4: Độ thích hợp chung của các mô hình nghiên cứu 
 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
P .114 .068 .173 .208 .959 .137 .499 .181 .155 .525 
χ2/df 2.173 2.052 1.752 1.569 .041 1.990 .694 1.712 1.604 .645 
CFI .992 .958 .992 .982 1.000 .992 1.000 .986 .993 1.000 
RMSEA .065 .061 .052 .045 .000 .059 .000 .050 .046 .000 
Liên quan đến độ giá trị phân biệt, với 10 
khái niệm nghiên cứu, tương ứng sẽ có 45 kiểm 
định độ giá trị phân biệt được thực hiện. Như 
trình bày trong bảng 5, tất cả sự khác biệt của 
Chi-square giữa các giải pháp tự do và cố định 
đều ý nghĩa. Kết quả này cung cấp bằng chứng 
mạnh về độ giá trị phân biệt giữa các khái niệm 
lý thuyết. 
Bảng 5: Đánh giá độ giá trị phân biệt – sự khác nhau Chi-square giữa các mô hình tự do và cố định 
SA SQM HRM TMS PSD PM CIS CF SCI IQ 
SA - 
SQM 147.42 - 
HRM 156.105 116.41 - 
TMS 194.775 145.894 134.62 - 
PSD 132.363 107.461 113.212 132.605 - 
PM 197.733 198.564 152.529 172.554 101.332 - 
CIS 180.381 179.95 129.382 182.752 126.768 109.343 - 
CF 149.483 120.722 99.982 117.314 73.178 128.894 117.615 - 
SCI 187.385 134.32 130.02 138.726 93.856 100.017 92.909 98.707 - 
IQ 160.133 113.735 137.151 148.394 123.06 135.635 126.787 112.836 66.215 - 
*Tất cả sự khác biệt Chi-square ý nghĩa ở mức 0.001. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ Q4- 2015 
 Trang 121 
Bảng số 6 thể hiện mối tương quan và ý 
nghĩa thống kê tại P<0.01. Ngoài trừ khái niệm 
IQ không có sự tương quan đối với kết quả hoạt 
động kinh doanh, tất cả các mối tương quan khác 
đều có ý nghĩa tại mức P<0.01. Dựa vào kết quả 
phân tích sự tương quan, có thể kết luận rằng các 
khái niệm lý thuyết được phát triển đạt được độ 
giá trị tiêu chuẩn. Mặt khác, kết quả trình bày ở 
bảng 8 cũng chỉ ra các giải pháp có mức độ 
tương quan dương cao với kết quả hoạt động sản 
xuất kinh doanh, đặc biệt là Thiết kế sản phẩm/ 
dịch vụ, Quản lý nguồn nhân lực, Hệ thống cải 
tiến liên tục, Trong nỗ lực cải thiện kết quả 
hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nâng 
cao hiệu quả chất lượng của chuỗi cung ứng, đây 
là các giải pháp cần tập trung nguồn lực để thực 
hiện. 
Bảng 6: Đánh giá độ giá trị tiêu chuẩn – Hệ số tương quan Pearson 
Khái niệm SA SQM HRM TM PSD PM CIS CF SCI IQ 
Kết quả hoạt động sản 
xuất kinh doanh .297
** .216** .378** .118* .412** .147* .374** .189** .134* .036 
(**). Sự tương quan ý nghĩa ở mức 0.01 (2-tailed). 
(*). Sự tương quan ý nghĩa ở mức 0.05 (2-tailed). 
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Bài báo đã phát triển và kiểm định mô hình 
các khái niệm của quản lý chất lượng chuỗi cung 
ứng, một định hướng nghiên cứu mới trong lĩnh 
vực quản lý vận hành. Nhằm hướng đến một mô 
hình bao quát hơn, mô hình cần được kiểm định/ 
so sánh ở các ngữ cảnh nghiên cứu khác nhau, 
như giữa các nhóm doanh nghiệp có đặc điểm 
không tương đồng (nhóm các doanh nghiệp sản 
xuất và nhóm các doanh nghiệp dịch vụ, hoặc 
trong các lĩnh vực hoạt động/ quy mô khác nhau), 
cho một ngành công nghiệp cụ thể, hoặc so sánh 
giữa các quốc gia 
Nghiên cứu này có thể được xem như là 
bước đầu tiên trên con đường hướng tới một mô 
hình SCQM toàn diện hơn trong tương lai. Các 
nghiên cứu tiếp theo không nên chỉ dừng lại ở 
việc kiểm định hoặc củng cố các khái niệm được 
nhận dạng trong nghiên cứu này, các nhân tố vĩ 
mô khác, chẳng hạn như môi trường, chính trị, 
kinh tế, rủi ro,  nên được thêm vào mô hình. 
Mặt khác, trong bài báo này, sự tương quan 
của IQ và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 
không được tìm thấy, dẫu rằng IQ là một khái 
niệm vô cùng quan trọng trong tập hợp các giải 
pháp SCQM. Điều này có thể được lý giải như 
sau: Theo sự phân loại của Xingxing [19], các 
giải pháp SCQM có thể được phân thành hai loại 
chính, các giải pháp cốt lõi (core) và các giải 
pháp hạ tầng (infrastructure). Cao and Zhang [3] 
đã chứng minh thông tin (information) là một 
giải pháp hạ tầng trong việc hình thành mối quan 
hệ hợp tác giữa các thành viên của chuỗi cung 
ứng và nghiên cứu thực nghiệm này cũng đã đưa 
ra những bằng chứng: giải pháp thông tin có một 
tác động gián tiếp lên kết quả hoạt động sản xuất 
kinh doanh của công ty. Đây cũng là lý do sự 
tương quan trực tiếp của IQ lên kết quả hoạt động 
sản xuất kinh doanh không được ủng hộ. Các 
nghiên cứu tương lai cần kiểm định sâu hơn nữa 
về mối quan hệ tương quan/ nhân quả giữa IQ và 
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 
Science & Technology Development, Vol 18, No.Q4- 2015 
Trang 122 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. J.C.Anderson, M.Rungtusanatham, 
R.G.Schroeder, S.Devaraj, A Path Analytic 
Model of a Theory of Quality Management 
Underlying the Deming Management 
Method: Preliminary Empirical Findings*, 
Decision Sciences 26, 637-658 (1995). 
[2]. K.A.Bollen, Structural Equations with 
Latent Variables (Wiley, 1989). 
[3]. M.Cao, Q.Zhang, Supply chain 
collaboration: Impact on collaborative 
advantage and firm performance, Journal of 
Operations Management 29, 163-180 
(2011). 
[4]. I.J.Chen, A.Paulraj, Towards a theory of 
supply chain management: the constructs 
and measurements, Journal of Operations 
Management 22, 119-150 (2004). 
[5]. M.J.Ding, F.Jie, K.A.Parton, M.J.Matanda, 
Relationships between quality of 
information sharing and supply chain food 
quality in the Australian beef processing 
industry, International Journal of Logistics 
Management, The 25, 85-108 (2014). 
[6]. L.M.Ellram, A Managerial Guideline for the 
Development and Implementation of 
Purchasing Partnerships, International 
Journal of Purchasing and Materials 
Management 31, 9-16 (1995). 
[7]. B.B.Flynn, B.Huo, X.Zhao, The impact of 
supply chain integration on performance: A 
contingency and configuration approach, 
Journal of Operations Management 28, 58-
71 (2010). 
[8]. B.B.Flynn, R.G.Schroeder, S.Sakakibara, 
The Impact of Quality Management 
Practices on Performance and Competitive 
Advantage, Decision Sciences 26, 659-691 
(1995). 
[9]. J.F.Hair, R.E.Anderson, R.L.Tatham, 
W.C.Black, Multivariate Data Analysis, 
With Readings, fourth ed, Prentice Hall, 
Englewood Cliffs, New Jersey(1995). 
[10]. R.B.Handfield, E.L.Nichols, Supply Chain 
Redesign: Transforming Supply Chains Into 
Integrated Value Systems (Financial Times 
Prentice Hall, 2008). 
[11]. H.Kaynak, J.L.Hartley, A replication and 
extension of quality management into the 
supply chain, Journal of Operations 
Management 26, 468-489 (2008). 
[12]. S.Kumar, A.C.Clemens, E.W.Keller, 
Supplier management in a manufacturing 
environment: A strategically focussed 
performance scorecard, International 
Journal of Productivity and Performance 
Management 63, 127-138 (2014). 
[13]. K.Mukerjee, Customer-oriented 
organizations: a framework for innovation, 
Journal of Business Strategy 34, 49-56 
(2013). 
[14]. L.W.Phillips, R.P.Bagozzi, On measuring 
organizational properties of distribution 
channels: methodological issues in the use 
of key informants, Research in Marketing 8, 
313–369 (1986). 
[15]. C.J.Robinson, M.K.Malhotra, Defining the 
concept of supply chain quality management 
and its relevance to academic and industrial 
practice, International Journal of 
Production Economics 96, 315-337 (2005). 
[16]. P.Romano, A.Vinelli, Quality management 
in a supply chain perspective: Strategic and 
operative choices in a textile-apparel 
network, International Journal of 
Operations & Production Management 21, 
446-460 (2001). 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ Q4- 2015 
 Trang 123 
[17]. R.J.Trent, R.M.Monczka, Achieving world-
class supplier quality, Total Quality 
Management 10, 927-938 (1999). 
[18]. S.Vachon, R.D.Klassen, Extending green 
practices across the supply chain: The 
impact of upstream and downstream 
integration, International Journal of 
Operations & Production Management 26, 
795-821 (2006). 
[19]. Z.Xingxing, Infrastructure and core quality 
management practices: how do they affect 
quality?, International Journal of Quality & 
Reliability Management 26, 129-149 (2009). 

File đính kèm:

  • pdfquan_ly_chat_luong_chuoi_cung_ung_mot_mo_hinh_khai_niem.pdf