Quan hệ Việt Nam cộng hòa - Hoa Kỳ trong hội nghị Paris (1968 - 1973)
Đầu năm 1969, Hội nghị Paris về Việt Nam giữa bốn bên, Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và
Hoa Kỳ cùng Việt Nam Cộng hòa đã chính thức được tiến hành. Trong suốt quá
trình đàm phán tại Hội nghị Paris (1969 - 1973), Hoa Kỳ chủ yếu liên hệ trực tiếp
với phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm đạt được những mục đích của mình,
gần như “bỏ rơi” đồng minh Việt Nam Cộng hòa. Điều này chứng minh phía Việt
Nam Cộng hòa chỉ là “bù nhìn”, vốn không có tiếng nói thực sự trong quá trình
đàm phán. Quan hệ giữa Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ thời gian này cũng rơi
vào tình trạng căng thẳng và nghi ngờ lẫn nhau khiến mối quan hệ đồng minh
này ngày càng rạn nứt trầm trọng. Bài viết đề cập về mối quan hệ giữa Việt Nam
Cộng hòa và Hoa Kỳ (1968 - 1973), làm rõ những mâu thuẫn, bất đồng giữa hai
chính quyền này xuất phát từ góc độ lợi ích của mỗi bên khi tham gia Hội nghị.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan hệ Việt Nam cộng hòa - Hoa Kỳ trong hội nghị Paris (1968 - 1973)
57 CHUYÊN MỤC SỬ HỌC-NHÂN HỌC-NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO QUAN HỆ VIỆT NAM CỘNG HÒA - HOA KỲ TRONG HỘI NGHỊ PARIS (1968 - 1973) TRẦN NAM TIẾN* Đầu năm 1969, Hội nghị Paris về Việt Nam giữa bốn bên, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hoa Kỳ cùng Việt Nam Cộng hòa đã chính thức được tiến hành. Trong suốt quá trình đàm phán tại Hội nghị Paris (1969 - 1973), Hoa Kỳ chủ yếu liên hệ trực tiếp với phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm đạt được những mục đích của mình, gần như “bỏ rơi” đồng minh Việt Nam Cộng hòa. Điều này chứng minh phía Việt Nam Cộng hòa chỉ là “bù nhìn”, vốn không có tiếng nói thực sự trong quá trình đàm phán. Quan hệ giữa Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ thời gian này cũng rơi vào tình trạng căng thẳng và nghi ngờ lẫn nhau khiến mối quan hệ đồng minh này ngày càng rạn nứt trầm trọng. Bài viết đề cập về mối quan hệ giữa Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ (1968 - 1973), làm rõ những mâu thuẫn, bất đồng giữa hai chính quyền này xuất phát từ góc độ lợi ích của mỗi bên khi tham gia Hội nghị. Từ khóa: ngoại giao, chiến tranh Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa, Hoa Kỳ, Hội nghị Paris Nhận bài ngày: 30/5/2019; đưa vào biên tập: 18/6/2019; phản biện: 25/6/2019; duyệt đăng: 31/7/2019 1. QUÁ TRÌNH ĐI ĐẾN ĐÀM PHÁN Ở HỘI NGHỊ PARIS CỦA HOA KỲ VÀ VIỆT NAM CỘNG HÒA Sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, tư tưởng thất bại trong cuộc chiến ở Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện trong nội bộ Hoa Kỳ. Tại Hoa Kỳ, hình ảnh tòa Đại sứ Hoa Kỳ được in trên trang nhất các báo với tựa lớn “Sứ quán đã bị Cộng sản chiếm”, kèm với những báo động về con số thương vong của quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam trong tháng 1 và tháng 2 năm 1968 càng làm cho dư luận Mỹ phản đối sự tham gia cuộc chiến ở Việt Nam ngày càng tăng (Trevor B. * Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. TRẦN NAM TIẾN – QUAN HỆ VIỆT NAM CỘNG HÒA - HOA KỲ 58 McCrisken, 2003: 30-31). Walker Cronkrite, một bình luận gia truyền hình được xem có ảnh hưởng nhất đối với khán giả Mỹ đã nhận định: “Chiến tranh Việt Nam đang ở trong tình trạng tuyệt vọng và chỉ có sự thương thuyết mới đưa nước Mỹ ra khỏi bế tắc”. Ông ta nói thêm: “Càng ngày tôi càng thấy rõ con đường hợp lý duy nhất để thoát ra được là sự thương thuyết, không phải như là kẻ chiến thắng mà như một con người lương thiện” (Edward Jay Epstein, 1975: 81- 82). Nếu trước đây, những tuyên bố về “sáng kiến hòa bình”, “thương lượng không điều kiện” do Hoa Kỳ đưa ra chỉ là luận điệu tuyên truyền nhằm đánh lừa dư luận thế giới trước sự leo thang chiến tranh của Hoa Kỳ ở Việt Nam(1), thì sau sự kiện Mậu Thân 1968, Hoa Kỳ buộc phải mở thêm kênh ngoại giao để tìm đường rút khỏi cuộc chiến tranh ở Việt Nam trong “danh dự”, nhưng thực tế là nhằm cứu vãn sự bế tắc, khủng hoảng trong chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ trên thế giới. Trên cơ sở đó, ngày 31/3/1968, Chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc và đề nghị đàm phán chính thức với phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Nicholas Khoo, 2011: 39). Bên cạnh việc mở cuộc tiếp xúc với phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hoa Kỳ tìm cách trấn an đồng minh Việt Nam Cộng hòa. Năm 1965, khi đưa quân viễn chinh vào miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ vẫn khẳng định là quốc gia này không mưu tìm lãnh thổ, thiết lập căn cứ quân sự hoặc giành địa vị ưu thế ở Việt Nam; một khi hòa bình đã được tái lập, Hoa Kỳ cam kết sẽ giảm ngay mọi sự can thiệp quân sự ở miền Nam Việt Nam...; và Hoa Kỳ không bỏ rơi bạn bè trong cuộc chiến đấu bảo vệ tự do (Henry Steele Commager, 1973: 698). Ngay từ tháng 12/1967, nhân lễ tưởng niệm Thủ tướng Australia tử nạn, trong cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Hoa Kỳ Johnson và Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu tại Canberra (Australia), phía Hoa Kỳ đã gợi ý chính quyền Sài Gòn nên tiếp xúc với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam nhằm đi tới một giải pháp chính trị cho miền Nam Việt Nam (Larry Berman, 1989: 123). Từ khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập (20/10/1960), Việt Nam Cộng hòa luôn phủ nhận tính chính thể, không công nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đại diện cho quyền lợi của nhân dân miền Nam trong việc tiến tới thống nhất đất nước (Department of External Affairs, 1968: 136-138). Từ năm 1968 cho đến khi Hiệp định Paris được ký kết (1973), quan hệ Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ chủ yếu liên quan đến quá trình đàm phán ở Hội nghị Paris, có liên quan với hai chủ thể khác cũng tham gia ở Hội nghị là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (từ năm 1969). Sau sự kiện ngày 31/3/1968, Hoa Kỳ đã tiến hành một loạt các cuộc thảo TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 6 (250) 2019 59 luận với chính quyền Việt Nam Cộng hòa về một giải pháp thương lượng với Hà Nội (Phillip B. Davidson, 1988: 536-538; Charles Faber - Richard Faber, 2012: 213) trước khi chính thức bước vào thương lượng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Paris, mở đầu là phiên họp ngày 13/5/1968. Theo đó, Hoa Kỳ giải thích việc chấm dứt ném bom trên phần lớn lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm mang đến các cuộc thương lượng nghiêm chỉnh để lập lại hòa bình, nếu bên kia không lợi dụng lợi thế để tiếp tục chiến tranh (Nguyễn Phú Đức, 2009: 176). Hoa Kỳ cũng khẳng định với Việt Nam Cộng hòa việc ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam không thể tiếp tục vô thời hạn mà không có bất cứ điều kiện ràng buộc nào. Hoa Kỳ cũng đề nghị Việt Nam Cộng hòa hãy tham gia Hội nghị Paris như một bên đại diện chính thức cho miền Nam Việt Nam. Trên cơ sở đó, từ ngày 17/5/1968, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã cử phái đoàn liên lạc do Bùi Diễm, Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ, làm trưởng đoàn sang Paris để làm nhiệm vụ liên lạc với phái đoàn Hoa Kỳ(2). Thông qua động thái này, phía Việt Nam Cộng hòa hy vọng có thể nắm được diễn biến của cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đặc biệt là “tiếp cận” được lập trường của Hoa Kỳ trong các vấn đề cụ thể trên bàn đàm phán tại Hội nghị Paris. Để trấn an đồng minh, ngày 20/7/1968, trong Thông báo chung nhân cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Tổng thống Johnson tại Honolulu, Hoa Kỳ khẳng định cam kết “không bỏ miền Nam Việt Nam”, rằng “Hoa Kỳ rút quân thì Bắc Việt Nam cũng phải rút quân”. Thông cáo chung có đoạn nói về thương lượng hòa bình: “Hai tổng thống một lần nữa khẳng định rằng Việt Nam Cộng hòa phải tham gia với tư cách đầy đủ có vai trò chính trong các cuộc thảo luận về thực chất một giải pháp cuối cùng và hai chính phủ sẽ hành động có tham khảo đầy đủ ý kiến với nhau cũng như với các đồng minh khác trong giai đoạn hiện nay và trong suốt quá trình hiệp nghị” (Lyndon B. Johnson, 1970: 826). Tuy nhiên, những tuyên bố trên dường như chỉ để xoa dịu Việt Nam Cộng hòa, hướng sự chú ý của Việt Nam Cộng hòa vào vấn đề khác ngoài việc ngừng ném bom vô điều kiện mà Hoa Kỳ thực hiện nhằm đạt được thỏa thuận với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Có thể thấy, từ khi bắt đầu “nói chuyện” với phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Paris (13/5/1968), Hoa Kỳ không thực sự đứng về phía đồng minh Việt Nam Cộng hòa, không bảo vệ quyền lợi của Việt Nam Cộng hòa mà chỉ chú trọng đến những thỏa thuận có thể giúp Hoa Kỳ đạt được một “hòa bình trong danh dự” (Peace with Honor). Trong phiên họp đầu tiên, các nhà thương thuyết Hoa Kỳ tập trung “đòi Hà Nội phải chấm dứt việc xâm nhập qua vùng phi quân sự, ngừng pháo kích các thành phố miền Nam” (Larry TRẦN NAM TIẾN – QUAN HỆ VIỆT NAM CỘNG HÒA - HOA KỲ 60 Berman, 2003: 47), trong khi đó, phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đòi Hoa Kỳ phải chấm dứt lập tức các cuộc ném bom và bắn phá bằng không quân và hải quân ở miền Bắc Việt Nam, và đó là những điều kiện tiên quyết cho đàm phán (Lưu Văn Lợi - Nguyễn Anh Vũ, 1996: 67). Nhìn chung, các cuộc gặp nhau đầu tiên giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa có kết quả gì cụ thể xuất phát từ cách nhìn nhận khác nhau của hai phía, lợi ích duy nhất của các cuộc nói chuyện đầu tiên này là giá trị tuyên truyền qua những phát ngôn do đại biểu hai bên đưa ra. Trong phiên họp ngày 19/8/1968 thảo luận về các chủ thể có liên quan đến tình hình miền Nam Việt Nam và đề xuất tham gia Hội nghị, Hoa Kỳ đề nghị sự có mặt của Việt Nam Cộng hòa, theo Hoa Kỳ, sự tham gia của Việt Nam Cộng hòa không hàm ý Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công nhận chính quyền đó, nhưng điều này cần thiết cho các cuộc đàm phán có ý nghĩa. Phía Hoa Kỳ cũng xác nhận mục tiêu duy nhất để Việt Nam Cộng hòa tham gia Hội nghị là để họ “tự quyết định lấy tương lai của mình mà không bị bên ngoài can thiệp hay ép buộc” (Larry Berman, 2003: 47). Để tỏ rõ thiện chí, phía Hoa Kỳ cũng chấp nhận các đại biểu của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, hoặc các tổ chức khác theo lựa chọn của Hà Nội, tham gia đàm phán, mặc dù điều đó không có nghĩa là Hoa Kỳ thừa nhận tính hợp pháp của tổ chức đó (William Averell Harriman, 1971: 126-127). Như vậy, trong quá trình thảo luận, dường như Hoa Kỳ chưa [hoặc không] truyền tải được tất cả thông điệp cũng như lập trường của người đồng minh Việt Nam Cộng hòa. Hoa Kỳ đưa ra các điều kiện với phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ yếu xoay quanh việc chấp nhận sự tham gia của Việt Nam Cộng hòa nhưng lại không chống sự tham gia của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, vốn không được người đồng minh Việt Nam Cộng hòa chấp nhận. Về phía chính quyền Việt Nam Cộng hòa, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho rằng người Mỹ quá “ngây thơ” khi theo đuổi cuộc đàm phán hòa bình mở rộng, trong đó có khả năng sẽ có cả Việt Nam Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tham gia. Như vậy, việc Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tham gia đàm phán không những tạo cho họ vị thế ngang hàng với Việt Nam Cộng hòa, mà còn là tiền đề [có khả năng xảy ra] cho sự hình thành một chính phủ liên hiệp và “chấm dứt chế độ dân chủ” ở miền Nam. Tuy nhiên, do tin rằng phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ không chấp nhận đề nghị đàm phán bốn bên của Hoa Kỳ do không công nhận chính quyền Việt Nam Cộng hòa, nên Tổng thống Thiệu chưa bao giờ bày tỏ sự phản đối công khai đề nghị trên của Washington (Nguyen Tien Hung - Jerrold L. Schecter, 1986: 22-23). Đúng như phía Việt Nam Cộng hòa dự đoán, phía Việt Nam Dân chủ TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 6 (250) 2019 61 Cộng hòa không đồng ý công nhận chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Để vượt qua trở ngại cuối cùng, Trưởng đoàn đàm phán của Hoa Kỳ William A. Harriman đã nghĩ ra công thức “Their side, our side” (Phía họ, phía chúng ta). Công thức “Their side, our side” sẽ cho phép các bên tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình mà không cần chính thức công nhận nhau là các thực thể độc lập (Christine Bragg (ed.), 2000: 153). Trong bối cảnh này, Hoa Kỳ cố gắng thuyết phục phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đồng ý để Việt Nam Cộng hòa tham dự Hội nghị Paris như một bên liên quan, đồng thời Hoa Kỳ lại gợi ý về việc Việt Nam Cộng hòa nên chấp nhận sự tham gia của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam theo công thức “Their side, our side” và tuyên bố, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam sẽ có mặt tại cuộc thương lượng (James H. Willbanks (ed.), 2013: 122- 123). Ngày 26/10/1968, Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Xuân Thủy đã đồng ý để Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa tham gia vào cuộc đàm phán(3). Ngày 27/10/1968, Tổng thống Johnson quyết định sẽ loan báo việc ngừng oanh tạc vào ngày 31/10/1968 để cuộc đàm phán Paris có thể được bắt đầu lại (Lloyd C. Gardner - Ted Gittinger (eds.), 2004: 386-387). Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng thuyết phục Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chấp nhận quyết định của Chính phủ Hoa Kỳ, cùng ngồi vào đàm phán và hơn hết chấp nhận sự có mặt của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Sau khi đã thiết lập được cơ sở để tiến hành tiếp tục các cuộc đàm phán hòa bình, Harriman lại thất vọng một lần nữa bởi sự miễn cưỡng của Nguyễn Văn Thiệu. Trên thực tế, đối với Việt Nam Cộng hòa, đây lại là điều không thể chấp nhận. Chính sự khác nhau giữa quan điểm của hai bên đã khiến Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa xảy ra những xung đột trong quá trình đàm phán tại Hội nghị Paris. Ngay từ đầu, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã kiên quyết chống mọi thương thuyết tay đôi giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về những vấn đề liên quan đến Việt Nam Cộng hòa. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tin rằng “Bắc Việt Nam sẽ lợi dụng các cuộc tiếp xúc tiền khởi này để đòi thương thuyết trực tiếp giữa chính phủ Việt Nam Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam với hy vọng tạo điều kiện đi tới chính phủ liên hiệp ở Sài Gòn” (Larry Berman, 2003: 43). Sau khi được thông báo về phản ứng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước lời đề nghị đàm phán từ phía Hoa Kỳ tại Paris, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lập tức mở cuộc họp với Hội đồng An ninh Quốc gia Việt Nam Cộng hòa. Sau khi kết thúc cuộc họp, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra Thông cáo chung với các đại diện đồng minh, “nhấn mạnh các cuộc thương lượng hai bên giữa Washington và Hà Nội TRẦN NAM TIẾN – QUAN HỆ VIỆT NAM CỘNG HÒA - HOA KỲ 62 không có sự tham gia của chính phủ Nam Việt Nam [Việt Nam Cộng hòa] nên chỉ có tính cách thăm dò. Do đó, Mỹ một mặt không thể có một quyết định nào khác trong các cuộc thương lượng với Hà Nội mà không có thỏa thuận trước với chính phủ Nam Việt Nam, và mặt khác, các vấn đề chính trị của miền Nam Việt Nam không được nêu ra trong thương lượng với Hà Nội” (Nguyễn Phú Đức, 2009: 156). Phản ứng này của Việt Nam Cộng hòa nhằm gửi đến Hoa Kỳ thông điệp sẽ kiên quyết trong việc giải quyết các vấn đề nội bộ giữa hai miền Việt Nam. Chưa dừng lại ở đó, chính quyền Việt Nam Cộng hòa còn đưa ra những lập luận cứng rắn hơn về việc Chính phủ này muốn đóng vai trò chính trong các cuộc thương lượng với phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bởi Việt Nam Cộng hòa là phía liên quan nhất. Việt Nam Cộng hòa cũng chỉ ra rằng, Hoa Kỳ là cường quốc nước ngoài nên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ cho rằng Hoa Kỳ không có quyền can thiệp vào Việt Nam, qua đó đẩy Hoa Kỳ vào vị trí của kẻ xâm lược. Để củng cố hơn nữa lập trường không nhân nhượng của mình và khẳng định việc tẩy chay Hội nghị Paris, ngày 31/10/1968, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa lại công khai thách thức Tổng thống Johnson bằng một bài diễn văn chống đối đàm phán ở Paris (U.S. Congress - Senate, Committee on Foreign Relations, 1970: 290). Mặc dù thời điểm này Việt Nam Cộng hòa vấp phải sự chỉ trích từ phía Tổng thống Johnson và các thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ cáo buộc làm thất bại mọi nỗ lực, công sức mà phía Hoa Kỳ đã bỏ ra nhằm đạt được nhữn ... Cộng hòa và đó cũng là để cho Tổng thống Thiệu dễ chấp nhận Hiệp định (Larry Berman, 2003: 258). Để trấn an Tổng thống Thiệu, trong thư gửi ngày 14/11/1972, Tổng thống Nixon đã khẳng định: “Tôi xin bảo đảm cá nhân của tôi với ông [Nguyễn Văn Thiệu] là Hoa Kỳ sẽ phản ứng rất mạnh và nhanh chóng đối với sự vi phạm nào của Hiệp định từ phía Hà Nội” (U.S. Department of State, 2010: 398). Sau những hành động leo thang quân sự ở miền Bắc Việt Nam và những buổi đàm phán chẳng thể đi đến đâu và có nguy cơ đổ vỡ, Tổng thống Nixon lại gửi tới Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu một lá thư nữa vào ngày 17/12/1972, nhằm cảnh cáo Tổng thống Thiệu và yêu cầu phía Việt Nam Cộng hòa hợp tác nếu không muốn mối quan hệ giữa hai bên đổ vỡ (Jeffrey Kimball, 2007: 539-541). Sau thất bại nặng nề trong Chiến dịch Linebacker II ném bom Hà Nội, Hoa Kỳ buộc phải trở lại bàn đàm phán ở Paris và bằng mọi giá phải ký kết Hiệp định. Từ các phản ứng của [Tổng thống] Nguyễn Văn Thiệu đối với bản Dự thảo Hiệp định, trong đó kiên quyết trong việc rút quân miền Bắc ra khỏi miền Nam Việt Nam, Tổng thống TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 6 (250) 2019 67 Nixon lại gửi đến [Tổng thống] Nguyễn Văn Thiệu hai lá thư trong thời điểm cuộc đàm phán tại Paris đang bước vào giai đoạn quyết định. Lá thư thứ nhất đề ngày 14/1/1973, Tổng thống Nixon rất kiên quyết: “Tôi đã quyết định, không thể hủy bỏ, là sẽ bắt đầu thỏa thuận vào ngày 23/1/1973 và ký vào ngày 27/1/1973 tại Paris. Tôi sẽ làm như vậy, và nếu cần thiết sẽ làm một mình. Trong trường hợp đó, tôi sẽ phải giải thích công khai rằng Chính phủ của ông ngăn cản việc thực hiện hòa bình. Kết quả không tránh khỏi là việc chấm dứt ngay lập tức đối với viện trợ kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ [cho Việt Nam Cộng hòa]” (U.S. Department of State, 2010: 540). Như vậy, Tổng thống Nixon đã gắn vấn đề viện trợ quân sự và kinh tế, vốn là những nội dung quan trọng trong mối quan hệ giữa hai bên, để gây sức ép với chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Và với lá thư đề ngày 21/1/1973, Tổng thống Nixon một lần nữa với thái độ gay gắt, đưa ra thời hạn buộc Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải có câu trả lời chính xác: “Chúng tôi [Hoa Kỳ] sẽ bắt đầu thỏa thuận [ký tắt Hiệp định] vào ngày 23/1. Bây giờ tôi muốn biết ông có thể tham gia với chúng tôi không và tôi muốn biết câu trả lời của ông trước 12 giờ Washington, ngày 21/1/1973” (U.S. Department of State, 2010: 1113-1114). Sau những lời khuyên nhủ, xoa dịu và hứa hẹn, khi mà các nỗ lực này không đem lại nhiều kết quả, Tổng thống Nixon buộc phải dùng đến cách cuối cùng là đe dọa để ép phía Việt Nam Cộng hòa ký vào Hiệp định Paris. Trong các lá thư hồi đáp cho phía Hoa Kỳ, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu [về mặt cá nhân] vẫn rất cảm ơn Tổng thống Nixon về tất cả những gì mà ông ấy đã làm cho Việt Nam Cộng hòa và cũng tỏ ra thông cảm trước những áp lực mà Tổng thống Nixon gặp phải trong việc phải nhanh chóng có một hiệp định hòa bình. Nhưng với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, những động thái đó không đồng nghĩa với việc Việt Nam Cộng hòa nhượng bộ đối với những vấn đề mà ông cho rằng cần làm sáng tỏ, đặc biệt là vấn đề rút quân của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu kiên quyết không ký vào bản Hiệp định với những điều khoản mà ông cho là bất lợi cho Việt Nam Cộng hòa. Trên thực tế, Việt Nam Cộng hòa hiểu rõ, các điều khoản hòa bình cho phép Hoa Kỳ hoàn thành việc rút quân khỏi cuộc chiến, nhưng Hiệp định lại không đủ đảm bảo cho sự tồn tại của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (Carol Berkin - Christopher L. Miller - Robert W. Cherny, 1996: 652). Tuy nhiên, trước những đòn đe dọa liên tiếp của Hoa Kỳ, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho rằng: “Hoa Kỳ đã thực sự bỏ rơi chúng tôi - hoặc là ký Hiệp định, hoặc là cắt giảm viện trợ” (Anthony James Joes, 2014: 132); và phía Việt Nam Cộng hòa phải chấp nhận ký vào Hiệp định vì sự lựa chọn giữa bị cắt viện trợ và tiếp tục được ủng hộ hoặc không có gì cả. Tổng TRẦN NAM TIẾN – QUAN HỆ VIỆT NAM CỘNG HÒA - HOA KỲ 68 thống Nguyễn Văn Thiệu đồng ý ký vào Hiệp định nhằm giữ mối quan hệ tốt đẹp với phía Hoa Kỳ, như ông nói là “để giữ gìn đoàn kết giữa hai chính phủ chúng ta và dựa trên cơ sở những lời đảm bảo kiên quyết của Ngài về việc Mỹ tiếp tục viện trợ và ủng hộ, tôi chấp nhận thời gian biểu của Ngài để ký tắt Hiệp định vào ngày 23 tháng Giêng” (Nguyễn Phú Đức, 2009: 348). Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đề nghị Tổng thống Nixon tuyên bố rằng Hoa Kỳ công nhận chính quyền Việt Nam Cộng hòa là chính phủ hợp pháp của miền Nam Việt Nam và rằng Hà Nội không có quyền đóng quân trên lãnh thổ của ông ta (Henry Kissinger, 1979: 1470). Và nếu Hoa Kỳ không tiếp tục viện trợ thì chính quyền Việt Nam Cộng hòa sẽ “tự đối phó với Cộng sản”(6). Như vậy, sau nhiều lần trì hoãn, ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về lập lại hòa bình, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được chính thức ký kết giữa bốn bên tham gia Hội nghị. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, ngày 30/1/1973, Phó tổng thống Hoa Kỳ Spiro Agnew đã sang thăm Sài Gòn, và vẫn với những lời hứa tiếp tục ủng hộ trung thành đồng minh Việt Nam Cộng hòa. Nhưng Agnew cũng chỉ ra rằng sự can dự của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam có giới hạn sau khi ký Hiệp định Paris (Jussi Hanhimäki, 2004: 268). Trái với mong đợi của Nguyễn Văn Thiệu, Agnew chỉ nhắc đến lời hứa chung chung, lờ đi những cam kết của Nixon. Trước áp lực của dư luận và tình hình cuộc chiến lúc bấy giờ, Nguyễn Văn Thiệu gần như tuyệt vọng khi nói với phụ tá của mình: “Tôi đã bắt đầu nghi ngờ Hoa Kỳ từ lúc đó” (Nguyễn Tiến Hưng, 2005: 115). Như vậy, trái ngược với giai đoạn liên hệ dồn dập trước đó, từ sau khi ký xong Hiệp định Paris, Tổng thống Nixon hoàn toàn im lặng đối với đồng minh Việt Nam Cộng hòa. Từ khi ký xong bản Thông cáo, Nixon và Kissinger gần như đã đưa vấn đề miền Nam Việt Nam vào dĩ vãng. 3. KẾT LUẬN Nhìn chung quá trình đàm phán tại Paris giữa bốn bên thực chất chỉ có tiếng nói của hai bên mang tính quyết định đến kết quả đàm phán: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ. Trong quá trình đàm phán, Hoa Kỳ chủ yếu liên hệ trực tiếp với phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm đạt được những mục đích của mình, mà gần như “bỏ rơi” đồng minh Việt Nam Cộng hòa. Mặc dù đã có những nỗ lực thể hiện sự độc lập trong quá trình đàm phán, nhưng Việt Nam Cộng hòa vẫn phải gắn bó với Hoa Kỳ. Trong quá trình diễn ra đàm phán, quan hệ giữa Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ rơi vào tình trạng căng thẳng và nghi ngờ lẫn nhau khiến mối quan hệ đồng minh giữa hai bên ngày càng rạn nứt trầm trọng. Hoa Kỳ thường xuyên qua mặt, không chú trọng đến quyền lợi của đồng minh và thậm chí đe dọa để buộc Việt Nam Cộng hòa phải thực hiện theo ý của Hoa Kỳ, mục đích là mau chóng ký kết Hiệp định để sớm rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam. Như vậy, mối quan hệ giữa Việt Nam TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 6 (250) 2019 69 Cộng hòa và Hoa Kỳ trong giai đoạn này ban đầu là dựa trên sự tin tưởng về đồng minh nhưng để đạt được mục tiêu Hoa Kỳ đã “phản bội” và dồn Việt Nam Cộng hòa vào thế bị động và không thể tự định đoạt được số phận mình. Với những gì diễn ra có thể thấy rõ chính quyền Việt Nam Cộng hòa chỉ là chính phủ “bù nhìn”, vốn không có tiếng nói thực sự trong quá trình đàm phán, ký kết hiệp định. Việc Hoa Kỳ rút ra khỏi cuộc chiến khiến chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt đầu bước vào một giai đoạn vô cùng khó khăn và sự sụp đổ sau đó là điều không tránh khỏi. CHÚ THÍCH (1) Theo học giả Pierre Asselin, chính quyền Johnson trên thực tế không hề muốn đàm phán với Hà Nội (Pierre Asselin, 2005: 5). (2) Trong cuộc họp ngày 7/8/1968, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nói với Đại sứ Hoa Kỳ Bunker rằng ông đã trao quyền cho Bùi Diễm đại diện cho Việt Nam Cộng hòa thiết lập liên lạc riêng với Bắc Việt ở Paris (Telegram 34711, https://2001-2009.state.gov). (3) Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ bỏ quan điểm không đồng ý sự tham gia của Việt Nam Cộng hòa vì ba lý do. Thứ nhất, Washington sẽ không chấm dứt ném bom trừ khi được thỏa mãn về vấn đề này. Thứ hai, sự tham gia của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trong đàm phán sẽ làm tăng thêm tính hợp pháp của tổ chức này. Thứ ba, vì Hoa Kỳ nghiêng về mở rộng đàm phán trong khi Nguyễn Văn Thiệu từ chối đàm phán với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, vấn đề này có thể gây chia rẽ giữa Hoa Kỳ và đồng minh Việt Nam Cộng hòa (Robert K. Brigham, 1999: 78). (4) Toàn bộ những nội dung trao đổi giữa Tổng thống Nixon và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đều đề cập đến việc phía Hoa Kỳ sẽ luôn thông tin mọi diễn diến trong đàm phán giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Paris cho Việt Nam Cộng hòa. Xem Memo, Kissinger to Nixon. June 24, 1969, folder: [CF], FO-6-1, Paris Peace Talks, box 33, WHSF: Confidential Files, NPM. (5) Ví dụ ngày 31/5/1971, phía Hoa Kỳ chấp nhận việc quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tạm thời tiếp tục ở lại miền Nam ít nhất là sau ngừng bắn. Đây được xem là sự nhượng bộ then chốt, được phía Hoa Kỳ đề ra mà không hề thông báo cho phía Việt Nam Cộng hòa (Nguyen Tien Hung - Jerrold L. Schecter, 1986: 16-17). (6) Xem toàn bộ nội dung Tuyên bố của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tại Thieu’s Declarations were Reported in Kissinger Memorandum for Nixon, 5 February 1973, President’s Daily Briefs-Feb. 1973, President’s Daily Briefings, Box 1, POW/MIA, NPMP. TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 1. Asselin, Pierre. 2005. Nền hòa bình mong manh: Washington, Hà Nội và tiến trình của Hiệp định Paris. Nhóm dịch của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. 2. Berkin, Carol - Miller, Christopher L. - Cherny, Robert W. 1996. Making America Complete: A History of the United States. New York: Houghton Mifflin. TRẦN NAM TIẾN – QUAN HỆ VIỆT NAM CỘNG HÒA - HOA KỲ 70 3. Berman, Larry. 1989. Lyndon Johnson’s War: The Road to Stalemate in Vietnam. New York: W.W. Norton. 4. Berman, Larry. 2003. Không hòa bình chẳng danh dự. Califonia: Việt Tide xuất bản. 5. Bragg, Christine (ed.). 2000. Vietnam, Korea and US Foreign Policy 1945 - 1975. Oxford: Heinemann. 6. Brigham, Robert K. 1999. Guerrilla Diplomacy: The NLF's Foreign Relations and the Viet Nam War. Ithaca: Cornell University Press 7. Commager, Henry Steele. 1973. Documents of American History. Vol II: Since 1898. New Jersey: Prentice Hall, Inc. 8. Congressional Quarterly Service. 1973. Congress and the Nation, 1969 - 1972. Vol. III. Washington, D.C.: Congressional Quarterly Service. 9. Davidson, Phillip B. 1988. Vietnam at War: The History, 1946 - 1975. Novato, Calif.: Presidio Press. 10. Department of External Affairs. 1968. Select Documents on International Affairs. Department of External Affairs Washington D.C.: Department of External Affairs. 11. Department of External Affairs. 1972. Select Documents on International Affairs, Vol.18-23, Australia: Department of External Affairs. 12. Epstein, Edward Jay. 1975. Between Facts and Fictions. New York: Vintage Books. 13. Faber, Charles - Faber, Richard. 2012. The American Presidents Ranked by Performance, 1789 - 2012. Jefferson, NC: McFarland & Co. 14. Gardner, Lloyd C. - Gittinger, Ted (eds.). 2004. The Search for Peace in Vietnam, 1964-1968. College Station: Texas A&M University Press. 15. Hanhimäki, Jussi. 2004. The Flawed Architect: Henry Kissinger and American Foreign Policy. New York: Oxford University Press. 16. Harriman, William Averell. 1971. America and Russia in a Changing World: A Half Century of Personal Observation. New York: Doubleday & Company. 17. Joes, Anthony James. 2014. Why South Vietnam Fell. Maryland: Lexington Books. 18. Johnson, Lyndon B. 1970. Public Papers of the Presidents of the United States: Lyndon B. Johnson, 1968 - 1969. Washington, D.C.: Government Printing Office. 19. Khoo, Nicholas. 2011. Collateral Damage: Sino-Soviet Rivalry and the Termination of the Sino-Vietnamese Alliance. New York: Columbia University Press. 20. Kimball, Jeffrey. 2007. Hồ sơ chiến tranh Việt Nam. Hà Nội: Nxb. Công an Nhân dân. 21. Kissinger, Henry. 1979. White House Years. Toronto: McClelland & Stewart. 22. Lien-Hang T.Nguyen. 2012. Hanoi's War: An International History of the War for Peace in Vietnam. Chapel Hill: University of North Carolina Press. 23. Lưu Văn Lợi - Nguyễn Anh Vũ. 1996. Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris. Hà Nội: Nxb. Công an Nhân dân. 24. Lưu Văn Lợi. 2005. “Hai mươi bảy bức thư của Nixơn gửi Nguyễn Văn Thiệu”. Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 1. TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 6 (250) 2019 71 25. McCrisken, Trevor B. 2003. American Exceptionalism and the Legacy of Vietnam: US Foreign Policy since 1974. Houndmills: Palgrave. 26. Nguyễn Đình Bin (chủ biên). 2002. Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. 27. Nguyễn Phú Đức. 2009. Tại sao Mỹ thua ở Việt Nam. Hà Nội: Nxb. Lao động. 28. Nguyen Tien Hung - Schecter, Jerrold L. 1986. The Palace File. New York: Harper & Row. 29. Nguyễn Tiến Hưng - Schecter, Jerrold L. 1990. Từ Tòa Bạch đến Dinh Độc lập (Tối mật - tài liệu chưa công bố). Võ Văn Sen, Nguyễn Hoàng Dũng, Vũ Bảo Quốc dịch. TPHCM: Nxb. Trẻ. 30. Nguyễn Tiến Hưng. 2005. Khi Đồng minh tháo chạy. California: Hứa Chấn Minh xuất bản. 31. Paris Peace Talks. 1969. box 33, WHSF: Confidential Files, NPM. Memo, Kissinger to Nixon. June 24, 1969, folder: [CF], FO-6-1, 32. Phan Hòa Hiệp. 1973. Hiệp định Balê và Việt Nam vấn đề tranh thủ hòa bình tại Việt Nam. Sài Gòn. 33. Pu-lơ, Pi-tơ A. 1986. Hoa Kỳ và Đông Dương từ Ru-dơ-ven đến Ních-xơn. Hà Nội: Nxb. Thông tin Lý luận. 34. Telegram 34711 from Saigon, August 7; Johnson Library, National Security File, Memos to the President, Walt Rostow, Vol. 90. https://2001-2009.state.gov/r/pa/ho/ frus/johnsonlb/vi/14378.htm, truy cập ngày 22/8/2018. 35. Tran Van Don. 1978. Our Endless War: Inside Vietnam. Novato: Presidio Press. 36. U.S. Congress - Senate, Committee on Foreign Relations. 1970. Background Information Relating to Southeast Asia and Vietnam. Washington, D.C.: U.S. Government Printing Office. 37. U.S. Department of State. 1998. Foreign Relations of the United States, 1964 - 1968. Vol. IV: Vietnam, 1966. Washington D.C.: Government Printing Office. 38. U.S. Department of State. 2003. Foreign Relations of the United States, 1964 - 1968. Vol. VII: Vietnam, September 1968-January 1969. Washington D.C.: Government Printing Office. 39. U.S. Department of State. 2010. Foreign Relations of the United States, 1969- 1976. Vol. VIII, Vietnam: January - October 1972. Washington, D.C.: U.S. Government Printing Office. 40. U.S. Department of State. 2010. Foreign Relations of the United States, 1969- 1976. Vol. IX, Vietnam: October 1972-January 1973. Washington, D.C.: U.S. Government Printing Office. 41. Willbanks, James H. (ed.). 2013. Vietnam War: The Essential Reference Guide. Santa Barbara, CA: ABC-CLIO.
File đính kèm:
- quan_he_viet_nam_cong_hoa_hoa_ky_trong_hoi_nghi_paris_1968_1.pdf