Quan hệ thương mại Việt - Nhật: Hiện trạng và các gợi ý

Trong hơn 10 năm qua (1990-

2012), quan hệ thương mại Việt -

Nhật đã tăng gấp 4 lần giai đoạn

trước. Với các thị trường như

Trung Quốc, Hàn Quốc.VN nhập

siêu khá lớn thì với Nhật, cán cân

thương mại giữa 2 nước khá cân

bằng. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập

khẩu bổ trợ cho nhau phát triển chứ

không cạnh tranh mạnh như các thị

trường khác. Thương mại 2 nước

nhiều năm qua cũng không áp dụng

biện pháp chống bán phá giá, trợ

cấp như Mỹ và một số nước EU.

Trong năm 2012, kim ngạch

thương mại Việt - Nhật đạt 25 tỉ

USD, trong đó VN xuất khẩu 13 tỉ

USD và nhập khẩu 12 tỉ USD. Các

mặt hàng xuất khẩu qua Nhật gồm

dầu thô, dệt may, phương tiện vận

tải và phụ tùng, hàng thủy sản, gỗ

và sản phẩm gỗ.VN nhập khẩu từ

thị trường này các mặt hàng phục

vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh

như máy móc, thiết bị, phụ tùng,

dụng cụ, máy vi tính, sản phẩm

điện tử và linh kiện, linh kiện phụ

tùng ô tô, sản phẩm từ chất dẻo, vải

các loại

pdf 5 trang kimcuc 22240
Bạn đang xem tài liệu "Quan hệ thương mại Việt - Nhật: Hiện trạng và các gợi ý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan hệ thương mại Việt - Nhật: Hiện trạng và các gợi ý

Quan hệ thương mại Việt - Nhật: Hiện trạng và các gợi ý
Số 14 (24) - Tháng 01-02/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
57
1. Hiện trạng về quan hệ thương 
mại Việt – Nhật
 Trong hơn 10 năm qua (1990- 
2012), quan hệ thương mại Việt - 
Nhật đã tăng gấp 4 lần giai đoạn 
trước. Với các thị trường như 
Trung Quốc, Hàn Quốc...VN nhập 
siêu khá lớn thì với Nhật, cán cân 
thương mại giữa 2 nước khá cân 
bằng. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập 
khẩu bổ trợ cho nhau phát triển chứ 
không cạnh tranh mạnh như các thị 
trường khác. Thương mại 2 nước 
nhiều năm qua cũng không áp dụng 
biện pháp chống bán phá giá, trợ 
cấp như Mỹ và một số nước EU.
 Trong năm 2012, kim ngạch 
thương mại Việt - Nhật đạt 25 tỉ 
USD, trong đó VN xuất khẩu 13 tỉ 
USD và nhập khẩu 12 tỉ USD. Các 
mặt hàng xuất khẩu qua Nhật gồm 
dầu thô, dệt may, phương tiện vận 
tải và phụ tùng, hàng thủy sản, gỗ 
và sản phẩm gỗ...VN nhập khẩu từ 
thị trường này các mặt hàng phục 
vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh 
như máy móc, thiết bị, phụ tùng, 
dụng cụ, máy vi tính, sản phẩm 
điện tử và linh kiện, linh kiện phụ 
tùng ô tô, sản phẩm từ chất dẻo, vải 
các loại
Theo số liệu thống kê từ TCHQ 
VN, 3 tháng đầu năm 2013, 
thương mại hai chiều giữa VN và 
Nhật đạt 5,7 tỷ USD, tăng 1,5% 
so với cùng kỳ năm 2012. Trong 
đó xuất khẩu đạt 3,1 tỉ USD, giảm 
0,07% và nhập khẩu 2,6 tỷ tăng 
3,5% so với cùng kỳ năm trước. 
Các mặt hàng xuất khẩu của VN 
sang thị trường Nhật trong thời 
gian này là dầu thô, hàng dệt may, 
máy móc thiết bị, hàng thủy sản, 
gỗ và sản phẩm...Nếu không kể 
dầu thô thì mặt hàng dệt may đạt 
kim ngạch cao nhất, chiếm 16,9% 
tỷ trọng, tương đương với 530,6 
triệu USD, tăng 19,62%. Đáng chú 
ý, mặt hàng hóa chất tuy kim ngạch 
xuất khẩu chỉ đạt 47,1 triệu USD, 
nhưng lại là mặt hàng có sự tăng 
trưởng vượt bậc, tăng 153% so với 
cùng kỳ.
Ngược lại, VN nhập khẩu từ 
Nhật các mặt hàng như sữa và sản 
phẩm, sản phẩm từ chất dẻo, xơ sợi 
dệt các loại, vải các loại
Dù kim ngạch xuất nhập khẩu 
song phương giữa VN và Nhật 
tăng trung bình 18%/năm trong 
mấy năm qua nhưng thị phần xuất 
khẩu của VN vào Nhật mới chiếm 
con số khiêm tốn là 1,7% nhu cầu 
nhập khẩu nước này. Dự kiến, kim 
ngạch thương mại 2 chiều Việt - 
Nhật năm 2013 đạt 29 tỉ USD, tăng 
16% so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2013, thủy sản, rau quả, hạt 
điều, cà phê là những mặt hàng 
Quan hệ thương mại Việt - Nhật: 
Hiện trạng và các gợi ý
TS. NGuyễN TIếN DũNG
Nhân hội thảo khoa học, kỷ niệm 40 năm quan hệ Nhật- Việt, tác giả chọn tiêu đề “Quan hệ thương mại VN – Nhật: Thực trạng và các gợi ý” với mục tiêu đánh giá tổng quan những 
kết quả tích cực và hạn chế gặp phải trong quá trình phát triển thương mại 
2 nước, từ đó gợi ý các chính sách để thúc đẩy sự hợp tác hiệu quả hơn. 
Bài viết là sự tổng hợp của nhiều bài viết đăng trên mạng điện tử.
Từ khóa: Liên kết kinh tế thế giới, khu vực, 40 năm quan hệ Nhật-
Việt
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 14 (24) - Tháng 01-02/2014
Nghiên Cứu & Trao Đổi
58
 Mặt hàng KNXK T3/2013 KNXK 3T/2013 KNXK 3T/2012 % +/- KN so cùng kỳ
Tổng kim ngạch 1.251.158.847 3.123.335.158 3.125.613.564 -0,07
Dầu thô 283.676.730 575.604.441 669.478.204 -14,02
Hàng dệt, may 201.251.420 530.650.718 443.629.731 19,62
Phương tiện vận tải và phụ tùng 147.394.603 410.634.770 356.373.459 15,23
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng 
khác 105.633.069 286.428.252 306.976.844 -6,69
Hàng thủy sản 91.132.001 204.501.789 221.681.208 -7,75
Gỗ và sản phẩm gỗ 65.033.441 174.630.634 149.122.434 17,11
Giày dép các loại 35.244.670 101.408.358 90.140.368 12,50
Sản phẩm từ chất dẻo 35.405.592 92.707.306 81.728.313 13,43
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và 
linh kiện 38.655.629 88.230.133 92.481.834 -4,60
Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù 21.691.282 57.966.894 45.819.771 26,51
Hóa chất 16.424.840 47.159.994 18.640.392 153,00
Cà phê 20.495.906 44.473.413 52.147.260 -14,72
Dây điện và dây cáp điện 14.870.914 40.307.081 76.152.012 -47,07
Sản phẩm từ sắt thép 13.517.699 36.729.702 32.647.684 12,50
Sản phẩm hóa chất 9.947.717 31.647.013 22.714.316 39,33
Than đá 10.870.446 28.871.929 42.046.051 -31,33
Kim loại thường và sản phẩm 9.642.814 26.055.777 19.589.385 33,01
Sản phẩm gốm, sứ 6.228.463 18.021.035 16.123.735 11,77
Giấy và các sản phẩm từ giấy 6.468.016 17.056.044 19.218.892 -11,25
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy 
tinh 3.460.626 14.544.635 13.598.671 6,96
Hàng rau quả 628.263 13.980.912 11.240.969 24,37
Sản phẩm từ cao su 5.342.232 13.661.006 17.106.297 -20,14
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 3.393.423 9.175.520 7.698.246 19,19
Máy ảnh, máy quay phim và linh 
kiện 2.946.016 8.650.118 12.646.757 -31,60
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm 3.254.863 8.365.826 8.776.029 -4,67
Xơ sợi dệt các loại 3.070.979 7.800.586 4.178.387 86,69
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ 
cốc 2.284.985 6.117.323 6.160.088 -0,69
Cao su 1.597.201 5.973.815 8.401.437 -28,90
Chất dẻo nguyên liệu 1.410.997 3.926.959 4.302.752 -8,73
Hạt tiêu 1.234.531 3.766.587 4.169.906 -9,67
Điện thoại các loại và linh kiện 1.204.041 3.123.316 29.517.360 -89,42
Quặng và khoáng sản khác 567.000 2.628.030 5.432.089 -51,62
Hạt điều 713.026 1.740.943 1.474.130 18,10
Sắt thép các loại 175.119 1.608.672 2.244.539 -28,33
Sắn và các sản phẩm từ sắn 108.766 525.374 623.818 -15,78
Xăng dầu các loại 13.739.256 -100,00
Nguồn: TCHQ & Vinanet
 ĐVT: USD
Số 14 (24) - Tháng 01-02/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
59
xuất khẩu tiềm năng qua Nhật. Đây 
là những mặt hàng hợp thị hiếu 
người tiêu dùng Nhật, an toàn vệ 
sinh và là mặt hàng được giảm thuế 
theo lộ trình Hiệp định thương mại 
tự do Việt - Nhật (VJEPA). Tuy 
nhiên, thách thức không nhỏ với 
các DN xuất khẩu là các yêu cầu 
ngày càng khắt khe về chất lượng 
sản phẩm từ Nhật.
Sau nhiều năm Nhật tự quyết 
định chất lượng thủy sản nhập 
khẩu vào nước này, từ ngày 15/3, 
theo thỏa thuận về an toàn vệ sinh 
thực phẩm giữa 2 nước, Nhật chấp 
nhận nhiều mặt hàng thủy sản, thực 
phẩm của VN đã được phòng kiểm 
nghiệm trong nước chứng nhận 
sẽ không phải tái kiểm nghiệm tại 
Nhật. Điều này giúp DN chủ động 
hơn trong việc xuất khẩu qua thị 
trường này. Thống kê hàng hóa 
xuất khẩu sang thị trường Nhật 
tháng 3, 3 tháng 2013 như Bảng 1 
Những hạn chế: 
Tiềm năng của thị trường 
Nhật vẫn còn rất lớn. Việc khai 
thác một cách tích cực hơn nữa 
thị trường này chắc chắn sẽ đem 
lại những lợi ích to lớn hơn cho 
cả hai nước. Điều này được thể 
hiện rất rõ khi xem xét vị trí của 
VN trong quan hệ thương mại 
của Nhật với các nước khác. Điều 
đáng nói ở đây là mặc dù quan hệ 
thương mại giữa hai nước ngày 
càng phát triển và đã đạt được 
những thành tựu rất đáng kể, 
song nghiêm túc nhìn nhận mà 
nói, sự phát triển này chưa thực 
sự tương xứng với tiềm năng của 
cả hai nước, đặc biệt là tiềm năng 
của thị trường Nhật.
 Hiện nay, VN vẫn là một 
bạn hàng nhỏ bé trong số các 
bạn hàng chủ yếu của Nhật. Kim 
ngạch xuất nhập khẩu của Nhật 
với VN trong những năm gần 
đây vẫn chỉ chiếm chưa đầy 1% 
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 
của Nhật với các nước trên thế 
giới. Không nói đến Mỹ hay EU 
vốn là những bạn hàng thương 
mại truyền thống của Nhật, hay 
Trung Quốc - một thị trường 
khổng lồ ngay bên cạnh Nhật. 
Tỉ trọng kim ngạch xuất nhập 
khẩu của Nhật với các nước này 
thường là rất lớn. Chỉ cần so sánh 
quan hệ thương mại Nhật - Việt 
với quan hệ thương mại của Nhật 
với một số nước Đông Nam Á 
khác có những điều kiện tự nhiên 
và dân số tương tự như VN chúng 
ta có thể thấy rất rõ là VN chưa 
thực sự khai thác được một cách 
đầy đủ những tiềm năng to lớn 
của thị trường Nhật. Trong khi 
kim ngạch xuất nhập khẩu của 
Nhật với VN chỉ chiếm khoảng 
0,7% trong tổng kim ngạch xuất 
nhập khẩu của Nhật, thì con số 
tương tự của Nhật với Singapore 
là 2,9%; Malaysia: 2,7%; Thái 
Lan: 2,6%; Indonesia: 2,3%, 
cao hơn từ 3 đến 4 lần so với 
kim ngạch xuất nhập khẩu của 
Nhật với VN; và thấp nhất là với 
Philippines cũng đạt tới 1,7% cao 
gấp hơn hai lần so với VN.
Tuy vậy, vị thế của VN trong 
quan hệ thương mại với Nhật còn 
rất khiêm tốn. Xuất khẩu của VN 
vào Nhật chỉ chiếm 1,3% thị phần 
nhập khẩu của Nhật. VN nhập 
khẩu từ Nhật chỉ chiếm 1,16% 
thị phần xuất khẩu của quốc 
gia này. Tính chung kim ngạch 
mậu dịch hai chiều, VN luôn 
đứng sau Thái Lan, Indonesia và 
Malaysia. Điều đó chứng tỏ quan 
hệ thương mại giữa hai bên chưa 
tương xứng với tiềm năng, thế 
mạnh cùng mong muốn của cả 
hai bên.
Có tình hình trên trước hết do 
các doanh nghiệp VN chưa “hết 
mình” với thị trường Nhật. Phần 
vì nắm bắt thông tin thị trường, 
hiểu biết về tập quán kinh doanh, 
hệ thống phân phối trong nội địa 
Nhật còn nhiều mặt bất cập. Chi 
phí để tiếp cận thị trường Nhật 
thông qua các hoạt động như 
tham gia hội chợ triển lãm, điều 
tra, khảo sát thị trường... đều khá 
cao so với năng lực tài chính của 
các doanh nghiệp VN. Có cả 
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 14 (24) - Tháng 01-02/2014
Nghiên Cứu & Trao Đổi
60
những doanh nghiệp coi nhẹ việc 
tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ 
sinh an toàn trong sản xuất, chế 
biến thực phẩm. Chính vì vậy 
khiến phía Nhật phải kiểm tra 
ngặt nghèo về vấn đề chất lượng, 
vệ sinh thực phẩm đối với các lô 
hàng thuỷ sản, trong đó có mặt 
hàng tôm của VN.
2. Các gợi ý
Đề cập đến quan hệ hợp tác 
của Việt - Nhật và các nước trong 
khu vực, Đại sứ Tanizaki cho 
biết hai bên đang có kế hoạch 
phát triển mối liên kết khu vực 
Mekong nhằm hướng tới xây 
dựng cộng đồng ASEAN. Hai 
bên đang triển khai các dự án xây 
dựng cơ sở hạ tầng cho hành lang 
kinh tế Đông- Tây từ Đà Nẵng 
qua Lào, Thái Lan tới Myanma 
và hành lang kinh tế Nam Bộ từ 
TP.HCM qua Campuchia Thái 
Lan tới Daie-Myanma.
Nhật dành ưu đãi GSP cho một 
số mặt hàng của các nước đang 
phát triển và kém phát triển, trong 
đó có VN khi xuất khẩu hàng hóa 
sang nước này. Hơn nữa, VN đã 
chính thức trở thành thành viên 
của WTO từ 1/1/2007, với cam 
kết cắt giảm thuế nhập khẩu hàng 
hóa từ mức bình quân hiện hành 
17,4% xuống còn 13,4% trong 
vòng 5-7 năm. Đây là cơ hội để 
các DN có thể tận dụng những 
ưu đãi này để nhập khẩu nguồn 
nguyên vật liệu và công nghệ của 
Nhật để sản xuất các sản phẩm 
có giá trị gia tăng cao, hàm lượng 
công nghệ cao phục vụ cho tiêu 
dùng trong nước và xuất khẩu. 
 Hiệp định đối tác kinh tế toàn 
diện ASEAN – Nhật (AJCEP): 
Nhật dành ưu đãi GSP cho một số 
mặt hàng của các nước đang phát 
triển và kém phát triển, trong đó 
có VN khi xuất khẩu hàng hóa 
sang nước này.
VN đã chính thức ký Hiệp 
định Đối tác kinh tế toàn diện 
ASEAN-Nhật (AJCEP) vào 
ngày 1/4/2008 và hiệp định này 
dự kiến sẽ có hiệu lực từ cuối 
năm 2008. Trong khuôn khổ 
AJCEP, VN cam kết loại bỏ thuế 
quan đối với 82% giá trị thương 
mại hai chiều Việt – Nhật trong 
16 năm. VN mặc nhiên hưởng lợi 
từ ưu đãi của Nhật cam kết dành 
chung cho ASEAN. 
Theo cam kết AJCEP, Nhật đã 
loại bỏ thuế quan đối với gần 94% 
giá trị thương mại Việt – Nhật 
trong vòng 10 năm. Hơn nữa, 
VN đã chính thức trở thành thành 
viên của WTO từ 1/1/2007, với 
cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu 
hàng hóa từ mức bình quân hiện 
hành 17,4% xuống còn 13,4% 
trong vòng 5-7 năm. Đây là cơ 
hội để các DN có thể tận dụng 
những ưu đãi này để nhập khẩu 
nguồn nguyên vật liệu và công 
nghệ của Nhật để sản xuất các 
sản phẩm có giá trị gia tăng cao, 
hàm lượng công nghệ cao phục 
vụ cho tiêu dùng trong nước và 
xuất khẩu. 
Hiệp định đối tác kinh tế 
Việt - Nhật Hiệp định đối tác 
kinh tế VN-Nhật (hay được gọi 
tắt là JVEPA) là một hiệp định 
tự do hóa thương mại, dịch vụ, 
bảo hộ đầu tư và khuyến khích 
thương mại điện tử giữa VN và 
Nhật. Đây là hiệp định tự do hóa 
thương mại song phương đầu 
tiên của VN và là hiệp định đối 
tác kinh tế thứ mười của Nhật
Theo cam kết của phía Nhật, 
thuế suất bình quân đánh vào 
hàng hóa của VN nhập khẩu vào 
Nhật sẽ giảm dần xuống 2,8% 
vào năm 2018. Nhật cam kết sẽ 
giảm thuế suất cho 95% tổng số 
dòng thuế, trong đó khoảng vài 
ngàn dòng thuế xuống 0%. Nếu 
Hiệp định được ký kết và có hiệu 
lực. Đây là mức cam kết cao nhất 
của Nhật đối với một nước thành 
viên ASEAN. Cụ thể, ít nhất sẽ có 
86% hàng nông lâm thủy sản và 
97% hàng công nghiệp VN xuất 
sang Nhật sẽ được hưởng ưu đãi 
thuế. Các mặt hàng khoáng sản 
sẽ được hưởng thuế nhập khẩu là 
0% ngay lập tức kể từ khi hiệp 
định có hiệu lực. Các mặt hàng 
tôm sẽ được giảm thuế suất nhập 
khẩu xuống 1%-2% ngay lập 
tức, các mặt hàng chế biến từ 
tôm được giảm xuống còn 3,2%-
5,3% ngay lập tức, mặt hàng mực 
đông lạnh được giảm xuống còn 
3,5% trong vòng 5 năm. Những 
mức này áp dụng trên cho VN 
cao nhất trong số các EPA (Hiệp 
định đối tác kinh tế) với các nước 
ASEAN.
Gợi ý đối với doanh nghiệp:
Để đẩy mạnh xuất khẩu 
vào thị trường Nhật, các doanh 
nghiệp VN cần:
- Khai thác các ưu đãi do Hiệp 
định AJCP và Hiệp định VJEPA 
mang lại, trong đó bám sát các lộ 
trình cắt giảm thuế quan đối với 
hàng xuất khẩu chủ lực của VN 
vào Nhật; Đồng thời khắc phục 
những rào cản về kỹ thuật cũng 
như tuân thủ các quy tắc của hai 
Hiệp định này.
- Doanh nghiệp VN tăng cường 
đầu tư, đổi mới dây chuyền, nâng 
cao chất lượng hàng hoá đạt 
chuẩn quốc tế, ổn định với khối 
lượng lớn, giá thành cạnh tranh, 
để chiếm thêm thị phần trên thị 
trường Nhật, cạnh tranh được với 
hàng hoá cùng chủng loại đến 
từ các nền kinh tế khác; Nhanh 
chóng phát triển công nghệ phụ 
trợ để nâng cao hàm lượng nội 
Số 14 (24) - Tháng 01-02/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
61
địa hoá, cùng giá trị gia tăng của 
sản phảm xuất khẩu.
- Tổ chức thu thập, phân tích, 
xử lý thông tin, hiểu biết tập quán 
kinh doanh các đối tác, thị hiếu 
tiêu dùng của người Nhật; cần 
tìm hiểu thấu đáo và học tập văn 
hoá giao tiếp của người Nhật với 
phong cách rất chỉnh chu, lịch 
thiệp, tận tình và thủy chung.
- Nắm vững các quy định, tiêu 
chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm 
và thực tế tiến hành kiểm dịch tại 
Nhật sẽ giúp cho doanh nghiệp 
yên tâm về chất lượng sản phẩm, 
hạn chế hàng đã giao bị trả về, 
hoặc rút ngắn thời gian, giảm tốn 
phí khi kiểm dịch.
- Trước khi tham gia các Hội 
chợ triển lãm tại Nhật cần chuẩn 
bị các thông tin sẽ đạt hiệu quả 
khi tiếp cận, đàm phán giao dịch 
với doanh nhân Nhật.
- Về mặt nhập khẩu cũng cần 
tìm hiểu kỹ để mang về những 
thiết bị, máy móc, vật tư phù 
hợp yêu cầu và trình độ sản xuất 
của VN với giá cả hợp lý. 
Trong các hoạt động trên đây, 
cần tranh thủ sự giúp đỡ của 
VIETRADE của VN và JETRO 
của Nhật, các Hiệp hội ngành 
hàng của VN, của Thương vụ VN 
tại Nhật, của cộng đồng người 
Việt ở Nhật; Trong điều kiện cho 
phép có thể mở Văn phòng đại 
diện tại Nhật.
3. Lời kết 
Những kết quả đạt được trong 
quan hệ đối tác chiến lược VN 
– Nhật thời gian qua đã mang 
lại lợi ích thiết thực cho sự phát 
triển chung của cả 2 nước; vì vậy 
2 bên tiếp tục nỗ lực để đưa quan 
hệ hợp tác giữa 2 nước ngày càng 
phát triển toàn diện, sâu sắc, thiết 
thực và hiệu quả hơn trên các 
lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, 
kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo 
dục-đào tạo, văn hóa, du lịch, an 
ninh, quốc phòng,...
Nhật cần quan tâm thúc đẩy 
đầu tư trực tiếp vào VN; tạo các 
điều kiện thuận lợi cho các sản 
phẩm hàng hóa của VN thâm 
nhập vào thị trường Nhật nhất 
là đối với mặt hàng thủy hải sản 
nhằm đưa kim ngạch thương mại 
hai chiều giữa 2 nước đạt con số 
ấn tượng hơn vào thời gian tới 
cũng như tiếp tục dành ODA cho 
VNl
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nhất Anh, “VN và Nhật đã hợp tác trong 
nhiều năm trong các dự án lớn phát triển 
công nghiệp và thương mại”, Tạp chí 
Thanh tra, Việt Nam.
Tanizaki Yasuaki, 40 quan hệ thương mại 
Nhật – VN.
Trần Quang Minh, Viện Nghiên cứu Đông 
Bắc Á, thương mại VN – Nhật.
Tsuno Motonori (Trưởng đại diện Cơ quan 
Hợp tác Quốc tế Nhật tại VN), VN là đối 
tác ODA quan trọng nhất của Nhật
Vinanet, Quan hệ thương mại VN – Nhật
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ab Quyoom Khachoo và Mohd Imran Khan 
(2012), Determinants Of Fdi Inflows To 
Developing Countries: A Panel Data 
Analysis, MPRA Paper No. 37278.
Alan A. Bevan and Saul Estrin (2000), 
The Determinants of Foreign Direct 
Investment in Transition Economies, 
William Davidson Institute, Working 
Paper 342
Erdal Demirhan, Mahmut Masca (2008), 
Determinants Of Foreign Direct 
Investment Flows To Developing 
Countries: A Cross-Sectional Analysis.
Nghiên cứu các nhân tố... 
Garibaldi et al (2002), What Moves Capital 
To Transition Economies? Working 
paper, No. 64, International Monetary 
Fund, 
John H. Dunning, Sarianna M.Lunda 
(2008), Multinational Enterprises and 
Global Economy (2nd), Edward Elgar 
Publishing, Inc, 67 – 74.
Mohamed Amal et al. (2010), “Determinants 
of Foreign Direct Investment in Latin 
America”, Revista Journal, 4(3), pp 116 
-133.
Nunes et al (2006), Determinants of FDI in 
Latin America. 
Pravakar Sahoo (2006), Foreign Direct 
Investment in South Asia: Policy, Trends, 
Impact and Determinants, ADB Institute 
Discussion Paper No. 56
Pravin Jadhav (2012), “Determinants Of 
Foreign Direct Investment In Brics 
Economies: Analysis Of Economic, 
Institutional And Political Factor, 
Procedia”, Social and Behavioral 
Sciences 37 ( 2012 ), pp 5 – 14
The World Bank Groups (2013), World 
Development Indicators. 
UNCTAD (2013), World Investment Report.
UNCTAD (2009), World Investment Report 
2009: Transnational Corporations, 
Agricultural Production and 
Development, UNCTAD
UNCTAD (2012), World Investment Report 
2012: Towards a new generation of 
investment policies, UNCTAD.
(Tiếp theo trang 46)

File đính kèm:

  • pdfquan_he_thuong_mai_viet_nhat_hien_trang_va_cac_goi_y.pdf