Quan hệ giữa Việt Nam và Lào trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (1992 – 2016)

Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS) bao gồm hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của

Trung Quốc và các nước Campuchia, Lào, Mianma, Thái Lan, Việt Nam. Đây là khu vực được

gắn kết với nhau bởi dòng sông Mê Công. Các nước trong tiểu vùng có nhiều điểm tương đồng

về kinh tế, văn hóa, xã hội, là điều kiện thuận lợi để các nước thành viên trong GMS dễ dàng

xây dựng mối quan hệ gắn bó với nhau. Điển hình nhất là quan hệ giữa Việt Nam và Lào trong

khuôn khổ hợp tác GMS. Quan hệ giữa Việt Nam và Lào là mối quan hệ mang tính chất bổ

sung, hỗ trợ lẫn nhau để góp tạo nên sự thành công trong hợp tác kinh tế của GMS cũng như

mang về lợi ích cho cả hai quốc gia. Việt Nam và Lào đều mong muốn tìm kiếm nhiều cơ hội

khi tham gia hợp tác với GMS. Bài viết sẽ tập trung phân tích về quan hệ giữa Việt Nam và Lào

trong khuôn khổ hợp tác GMS trên nhiều lĩnh vực và trải qua những giai đoạn khác nhau. Từ

đó, góp phần làm sáng tỏ hơn về mối quan hệ giữa các nước thành viên trong GMS.

pdf 7 trang kimcuc 9820
Bạn đang xem tài liệu "Quan hệ giữa Việt Nam và Lào trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (1992 – 2016)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan hệ giữa Việt Nam và Lào trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (1992 – 2016)

Quan hệ giữa Việt Nam và Lào trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (1992 – 2016)
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 3(34)-2017 
101 
QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ LÀO TRONG KHUÔN KHỔ HỢP 
TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG MỞ RỘNG (1992 – 2016) 
Ngô Minh Oanh(1), Nguyễn Thị Tú Trinh(1) 
(1)Viện Nghiên cứu Giáo dục, (2)Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM 
Ngày nhận bài 3/1/2017; Ngày gửi phản biện 30/1/2017; Chấp nhận đăng 30/5/2017 
Email: ngominhoanh@yahoo.com.vn 
Tóm tắt 
Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS) bao gồm hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của 
Trung Quốc và các nước Campuchia, Lào, Mianma, Thái Lan, Việt Nam. Đây là khu vực được 
gắn kết với nhau bởi dòng sông Mê Công. Các nước trong tiểu vùng có nhiều điểm tương đồng 
về kinh tế, văn hóa, xã hội, là điều kiện thuận lợi để các nước thành viên trong GMS dễ dàng 
xây dựng mối quan hệ gắn bó với nhau. Điển hình nhất là quan hệ giữa Việt Nam và Lào trong 
khuôn khổ hợp tác GMS. Quan hệ giữa Việt Nam và Lào là mối quan hệ mang tính chất bổ 
sung, hỗ trợ lẫn nhau để góp tạo nên sự thành công trong hợp tác kinh tế của GMS cũng như 
mang về lợi ích cho cả hai quốc gia. Việt Nam và Lào đều mong muốn tìm kiếm nhiều cơ hội 
khi tham gia hợp tác với GMS. Bài viết sẽ tập trung phân tích về quan hệ giữa Việt Nam và Lào 
trong khuôn khổ hợp tác GMS trên nhiều lĩnh vực và trải qua những giai đoạn khác nhau. Từ 
đó, góp phần làm sáng tỏ hơn về mối quan hệ giữa các nước thành viên trong GMS. 
Từ khóa: tiểu vùng sông Mê Công, Việt Nam, Lào, quan hệ, hợp tác 
Abstract 
THE RELATIONSHIP BETWEEN VIETNAM AND LAOS IN THE FRAMEWORK 
OF GMS COOPERATION 
The Greater Mekong subregion (GMS) consists of two provinces: Yunnan, Guangxi of 
China and other countries: Cambodia, Laos, Myanmar, Thailand and Vietnam (Although 
China has two sub-regional provinces but China joins in GMS as a nation, with Guangxi in 
2005). This is an area linked by the Mekong River, which has many similarities in terms of 
economics, culture and society, which is a good condition for GMS members to easily build 
bonding relationship. In particular, the most typical is the relationship between Vietnam and 
Laos in the framework of GMS cooperation. In general, the relationship between Vietnam and 
Laos is a complementary and mutually supportive relationship that contributes to the success of 
GMS economic cooperation as well as to the benefit of both countries. Therefore, in the article 
will focus on the analysis of relations between Vietnam and Laos under the framework of GMS 
cooperation, taking place in many areas and through different stages. Since then, it has 
contributed to the clarification of the relationship between member countries in the GMS. 
1. Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng 
Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (Greater Mekong Subregion – GMS) là một khu vực 
địa lý bao gồm các nước Campuchia, Lào, Mianma, Thái Lan, Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam, 
Ngô Minh Oanh... Quan hệ giữa Việt Nam và Lào trong khuôn khổ hợp tác... 
102 
Quảng Tây của Trung Quốc (Trung Quốc có hai tỉnh thuộc GMS nhưng Trung Quốc tham gia 
với tư cách một quốc gia, tỉnh Quảng Tây tham gia vào năm 2005), yếu tố gắn kết các quốc gia 
lại với nhau đó là có chung dòng sông Mê Công. Khái niệm này do Ngân hàng phát triển châu 
Á đưa ra lần đầu tiên vào năm 1992. 
Với xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ đã dẫn đến sự xuất 
hiện nhiều tổ chức liên kết kinh tế với quy mô và mức độ khác nhau, tiêu biểu như: Liên minh 
Châu Âu (EU); Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN); Khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ 
(NAFTA); Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC)... Trước xu hướng 
chung đó, các nước trong GMS nhận thấy cần phải tăng tính phụ thuộc lẫn nhau nhằm hình 
thành một nền kinh tế thống nhất trong khu vực sao cho phù hợp với điều kiện của khu vực 
mình, cũng như giúp cho các nước thành viên có thể đối phó với những khó khăn, thách thức 
mà xu hướng này mang lại. 
Bên cạnh đó, các nước trong GMS có điểm chung nổi bật là có dòng sông Mê Công chảy 
qua. Lưu vực sông Mê Công có tiềm năng thủy điện rất lớn, có nguồn nước dồi dào phục vụ 
phát triển nông nghiệp và cung cấp tài nguyên thủy hải sản rất phong phú. Theo đánh giá từ Ủy 
ban Sông Mê Công,“nguồn tài nguyên nước sông Mê Công đã đảm bảo cuộc sống của hơn 60 
triệu người dân sống ven sông và là yếu tố giúp các quốc gia ven sông phát triển kinh tế - xã 
hội”[3:43]. Chính từ những giá trị to lớn đó đòi hỏi các nước trong GMS phải có trách nhiệm và 
nghĩa vụ trong việc giữ gìn, bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên mà sông Mê Công. 
Ngoài ra, nơi đây có hai đại dương lớn bao bọc là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Với địa 
thế thuận lợi, khu vực GMS có vị trí địa lý đặc biệt kết nối với các thị trường lớn và các nền 
kinh tế năng động của châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN. Từ đó tạo điều 
kiện cho GMS trở thành trung tâm sản xuất, tiêu dùng của ASEAN và là một mắt xích quan 
trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu, đóng vai trò cầu nối giao thông, thương mại, đầu tư giữa các 
nước phía Đông Châu Á. 
Những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, các quốc gia trong GMS nhìn chung còn 
nghèo, lạc hậu, kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao, tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch 
vụ còn thấp. Do đó, để biến tiểu vùng trở thành khu vực có nền kinh tế phát triển năng động đòi 
hỏi các nước phải tăng cường hợp tác với nhau. Vì vậy, khi Ngân hàng Phát triển châu A 
(ADB) khởi xướng thành lập GMS năm 1992 đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao từ các 
nước thành viên. Để góp phần hình thành nên GMS, ADB đã triển khai nhiều hoạt động như: 
tài trợ nhiều chương trình, dự án cho hợp tác kinh tế GMS; xây dựng nhiều chương trình, kế 
hoạch cho GMS hoạt động; đề xuất những dự án liên quan đến các lĩnh vực hợp tác của GMS 
như: giao thông vận tải, thương mại, đầu tư, du lịch; qua đó giúp cho GMS ngày càng phát 
triển mạnh. Không chỉ có ADB quan tâm đến GMS, quá trình ra đời của tổ chức này còn phải 
kể đến sự đóng góp của nhiều nước phát triển, trong đó đặc biệt là Nhật Bản. Thông qua nhiều 
hình thức đầu tư như: đầu tư trực tiếp (FDI) và các khoản viện trợ phát triển chính thức (ODA), 
Nhật Bản đã thúc đẩy hợp tác kinh tế với các nước GMS, trong đó Nhật Bản giành sự “ưu ái” 
nhiều đến các nước Việt Nam, Campuchia, Lào và Mianma. 
Có thể thấy rằng, sự ra đời của GMS gắn liền với những nhân tố khách quan và chủ quan. 
Trong đó nhân tố chủ quan đóng vai trò quan trọng. Hoạt động hợp tác của GMS chủ yếu diễn ra 
trên các lĩnh vực: giao thông vận tải, năng lượng, thương mại, đầu tư, du lịch, phát triển nguồn 
nhân lực, nông nghiệp, quản lý nguồn nước và môi trường. 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 3(34)-2017 
103 
2. Quan hệ giữa Việt Nam và Lào trong khuôn khổ hợp tác GMS (1992–2016) 
Quan hệ Việt Nam – Lào có từ lâu đời, là quan hệ truyền thống, hữu nghị, đoàn kết đặc 
biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước, hai dân tộc anh em. Cả hai quốc gia đều có cùng chế độ 
xã hội chủ nghĩa, có nền kinh tế còn kém phát triển do trải qua thời kỳ dài bị chiến tranh tàn 
phá. Do đó, hai nước đều xác định mục tiêu tham gia hợp tác trong GMS nhằm thu hút nguồn 
vốn đầu tư, tăng cường trao đổi thương mại, cải thiện cơ sở hạ tầng để từ đó góp phần phát triển 
kinh tế - xã hội của hai nước. Quan hệ song phương giữa Việt Nam và Lào trong khuôn khổ 
hợp tác GMS diễn ra chủ yếu qua hai giai đoạn 1992–2002 và 2002–2016. 
Giai đoạn 1992–2002 
Về hợp tác thương mại: Trong giai đoạn 1992–2002, hợp tác thương mại giữa hai nước 
liên tục phát triển và có quy mô ngày càng tăng. Những năm 1991–1995, kim ngạch xuất nhập 
khẩu hai nước đạt 424 triệu USD, bình quân 85 triệu USD/năm và thời kỳ 1996–2000 đạt 1.119 
triệu USD, bình quân trên 220 triệu USD/năm, tăng lên 2 lần so với 5 năm trước[2:78]. Kim 
ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam cho Lào trong giai đoạn này cũng tăng. Năm 1993 mới 
chiếm dưới 0,5% thì đến năm 2000 chiếm xấp xỉ 1% trong tỷ trọng hàng hóa của Việt Nam 
xuất ra thị trường thế giới. Theo đánh giá chung, hàng Việt Nam đã chiếm từ 15% đến 40% thị 
phần Lào[2:78]. Nhìn chung, trong hợp tác thương mại, Việt Nam là nước xuất siêu sang Lào. 
Những kết quả thu được trong hợp tác thương mại đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 
của hai nước cũng như cải thiện tình hình kinh tế cho khu vực GMS. 
Trong hợp tác đầu tư: Năm 1996, hai nước đã ký hiệp định bảo hộ đầu tư và tránh đánh 
thuế hai lần. Năm 1999, Việt Nam ban hành Nghị định về đầu tư của các doanh nghiệp Việt 
Nam ra nước ngoài, đồng thời có các cơ chế, chính sách hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp 
Việt Nam đầu tư vào Lào. Từ đó tạo nền tảng cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào quốc gia 
này. Năm 2002, Việt Nam có 19 dự án đầu tư tại Lào với số vốn đăng ký 12,9 triệu USD (trong 
số gần 60 dự án của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với số vốn 32 triệu USD)[2:79]. 
Hợp tác giao thông vận tải: Do giai đoạn này cơ sở hạ tầng giao thông hai nước còn rất lạc 
hậu. Vì vậy, để thu hút nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, hai nước đã tích cực hợp 
tác với GMS, thông qua đó nhằm tìm kiếm nguồn vốn đầu tư từ các nước thành viên cũng như 
các đối tác bên ngoài. Đến năm 2002, nhiều tuyến đường giao thông nối liền giữa hai nước được 
đầu tư nâng cấp như: đường 9 (Quảng Trị - Savanakhet), đường 8 (Hà Tĩnh – Bôli Khămxay), 
đường 12 (Quảng Bình – Khăm Muộn), đường 18B (Kontum – Attôpư), đường 7 (Nghệ An – 
Xiêng Khoảng), đường 43 (Sơn La – Luông Phabăng) hay đường 42 (Lai Châu – Phongxalỳ) 
Những dự án giao thông này do Trung Quốc, Nhật Bản và ADB tài trợ cho Việt Nam và Lào. 
Cùng với việc đầu tư xây dựng các tuyến đường bộ, hai nước còn hợp tác đường hàng không với 
việc gia tăng chuyến bay giữa hai nước. Bên cạnh đó, phía Việt Nam cũng nâng cấp một số cảng 
miền Trung và dành ưu tiên cho Lào xuất, nhập khẩu hàng hóa. Đặc biệt, hai bên đã hợp tác xây 
dựng cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh) và Việt Nam ưu tiên cho Lào sử dụng cảng này. 
Về hợp tác năng lượng: Đây là lĩnh vực hợp tác được hai nước xác định là quan trọng do 
giai đoạn này nguồn điện phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội tại hai nước đang bị thiếu 
rất nhiều, tình trạng này cũng diễn ra tương tự tại các quốc gia khác trong GMS. Để hợp tác 
năng lượng, Chính phủ hai nước đã ký kết hiệp định hợp tác năng lượng vào ngày 6/7/1998, 
theo đó Việt Nam sẽ mua điện của Lào từ những nhà máy thủy điện ở miền Trung và miền 
Ngô Minh Oanh... Quan hệ giữa Việt Nam và Lào trong khuôn khổ hợp tác... 
104 
Nam Lào. Tuy nhiên, hiệu quả hợp tác năng lượng giữa hai nước giai đoạn này còn chậm do 
hầu hết các dự án thủy điện tại Lào mới chỉ ở mức độ nghiên cứu, thuyết minh tổng quan, chưa 
đi vào xây dựng vì thiếu kinh phí hoạt động. 
Trong hợp tác quản lý nguồn nước sông Mê Công: Hàng năm, những nước trong khu vực 
hạ lưu sông Mê Công trong đó có Việt Nam và Lào phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của 
lũ lụt, hạn hán. Từ đó làm cho hàng nghìn hecta cây trồng tại một số vùng thuộc miền Trung 
Việt Nam và Đông Bắc Lào mất mùa vì tình trạng lũ lụt hay hạn hán. Để khắc phục tình trạng 
này, hai nước đã chung tay hợp tác với nhau để phòng chống hạn hán, lũ lụt do dòng chảy sông 
Mê Công gây ra đối với hai nước. 
Như vậy, những năm 1992–2002, quan hệ giữa Việt Nam và Lào trong khuôn khổ hợp 
tác GMS diễn ra rất tốt đẹp. Phía Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động hợp tác với Lào và 
đạt được nhiều thành tựu. Trong đó, hợp tác thương mại giữa hai nước tăng liên tục qua các 
năm, Việt Nam có nhiều dự án đầu tư tại Lào. Trong hợp tác giao thông vận tải, hai nước rất nỗ 
lực tham gia nhiều dự án giao thông trong tiểu vùng nhằm góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng giao 
thông của hai nước. Đối với hợp tác quản lý nguồn nước sông Mê Công, hai nước đã phối hợp 
với nhau để khắc phục những thiên tai về hạn hán, lũ lụt mà sông Mê Công gây ra. Tuy nhiên, 
quan hệ hai nước giai đoạn này vẫn còn nhiều hạn chế do kinh tế hai nước chưa phát triển, các 
dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào quy mô còn nhỏ, nguồn vốn chưa nhiều do doanh nghiệp 
Việt Nam còn nghèo. Trong hợp tác thương mại, hàng hóa vận chuyển qua biên giới giữa hai 
nước còn gặp nhiều khó khăn do các tuyến hành lanh kinh tế chưa đi vào hoạt động, gây ảnh 
hưởng đến việc vận chuyển hàng hóa. 
Giai đoạn 2002–2016 
Về hợp tác thương mại: Bước sang những năm đầu thế kỷ 21, quan hệ kinh tế thương 
mại Việt Nam – Lào ngày càng đi vào chiều sâu và thực chất hơn. Hai bên cùng nhau rà soát 
lại những mặt hàng là thế mạnh của mỗi bên và tìm biện pháp dành cho nhau những ưu đãi. 
Đặc biệt, sau khi hai nước tham gia ký kết Khung chiến lược hành động và xúc tiến thương 
mại và đầu tư, được thông qua trong Hội nghị Thượng đỉnh GMS 2 (2005) đã tạo thuận lợi 
cho hàng hóa hai nước thâm nhập mạnh vào khu vực GMS cũng như các nước khác trên thế 
giới. Bên cạnh đó, với hệ thống giao thông được kết nối giữa các nước GMS cũng mở ra 
nhiều cơ hội cho hàng hóa xuất – nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế giáp biên giới giữa 
Việt Nam và Lào gia tăng. Từ năm 2002 đến năm 2007, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt 
Nam và Lào là 1.123,1 triệu USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt 453,5 triệu 
USD. Từ năm 2008 đến 2016, hai nước tăng cường hợp tác thương mại. Năm 2009, hai nước 
đã phối hợp với các nước khác trong GMS tổ chức Hội chợ quốc tế thương mại và đầu tư Mê 
Công tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm thu hút nhiều doanh nghiệp các nước GMS và các 
nước trên thế giới gặp gỡ trao đổi, quảng bá thương hiệu sản phẩm dịch vụ Ngoài ra, trong 
giai đoạn này, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào khuyến khích doanh nghiệp liên doanh 
mở cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm tại Việt Nam và Lào để nhân dân làm quen với sản 
phẩm của hai nước, tiến tới xây dựng trung tâm thương mại. Đồng thời,hai nước đã cố gắng 
thành lập ngân hàng liên doanh Việt Nam – Lào nhằm giúp doanh nghiệp hai nước trong 
khâu thanh toán, chuyển đổi tiền tệ. Những nỗ lực chung trong hợp tác thương mại, từ năm 
2008 đến năm 2016, tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Lào bắt đầu tăng mạnh 
qua các năm và được phản ánh qua bảng 1. 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 3(34)-2017 
105 
Bảng 1: Số liệu kim ngạch thương mại Việt Nam – Lào 
những năm 2008 – 2016 (triệu USD)[1] 
Năm Việt Nam xuất 
khẩu (USD) 
Việt Nam nhập 
khẩu (USD) 
Tổng KN 
(USD) 
Mức tăng XNK 
(%) 
XK Việt Nam 
chiếm (%) 
2008 149 273 422 35.3% 
2009 169 248 417 -1.9% 40.5% 
2010 198 291 490 17% 40.4% 
2011 274 460 734 49% 37.3% 
2012 421 444 866 18% 48.6% 
2013 457 668 1,125 30% 40.6% 
2014 477 808 1,285 14% 37% 
2015 534 588 1,122 -13% 48% 
6 tháng 
2016 
234 199 433 
Bảng số liệu cho thấy, năm 2009, tổng kim ngạch giữa hai nước thấp nhất do tác động từ 
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sang năm 2010, cùng với đà phục hồi và tăng trưởng của 
kinh tế thế giới, quan hệ thương mại giữa hai nước đã có tiến triển khả quan hơn và tiếp tục 
tăng trong những năm tiếp theo. Đây là một trong những thành tựu to lớn trong hợp tác thương 
mại giữa hai nước. Trong năm 2015 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Lào có 
dấu hiệu âm do Việt Nam nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu 
của Việt Nam sang thị trường Lào gồm dệt may, giày dép, sản phẩm chất dẻo, gạo, máy vi tính, 
sản phẩm điện tử và linh kiện, dây điện và dây cáp điện... Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ 
Lào gồm gỗ và sản phẩm từ gỗ, kim loại thường, ô tô nguyên chiếc các loại, nguyên phụ liệu 
thuốc lá và một số mặt hàng khác. Trong những địa điểm hoạt động buôn bán thương mại giữa 
hai nước, cửa khẩu Lao Bảo nằm giáp biên giới giữa Việt Nam và Lào là một trong những cửa 
khẩu hoạt động nhộn nhịp nhất, đây là cửa khẩu nằm trong tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây 
của GMS. Nơi đây, Việt Nam sẽ tiếp nhận nhiều hàng hóa của Lào và các nước khác trong 
GMS vận chuyển đến Việt Nam. 
Về hợp tác đầu tư: Cùng với tăng trưởng thương mại là sự tiến bộ vượt bậc của hợp tác 
đầu tư. Tính đến đầu năm 2016, Việt Nam có 258 dự án được cấp phép đầu tư tại Lào với tổng 
vốn đăng ký 5,3 tỉ USD, thuộc nhóm dẫn đầu trong số hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có 
doanh nghiệp đầu tư tại Lào[1:9]. Nếu xếp theo thứ tự các quốc gia đầu tư theo giá trị đầu tư thì 
Việt Nam xếp thứ 3 trong 37 nước đầu tư tại Lào, sau Thái Lan và Trung Quốc [4:34]. Tại khu 
vực Trung và Nam của Lào thu hút tới 163 dự án của Việt Nam, chiếm 78% tổng số dự án của 
Việt Nam đầu tư sang Lào. Ngoài ra, trong giai đoạn này, nhiều doanh nghiệp Lào cũng bắt đầu 
đến Việt Nam để đầu tư nhưng quy mô còn khiêm tốn. Tính đến năm 2014, Lào có 8 dự án với 
tổng số vốn đăng ký gần 67 triệu USD. Xếp thứ 50 trong hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có 
đầu tư vào Việt Nam và xếp thứ 7 trong số các nước ASEAN [1:9]. 
Hợp tác giao thông vận tải: Cũng giống như các nước thành viên khác trong GMS, giai 
đoạn này Việt Nam và Lào tiếp tục nhận được sự đầu tư từ ADB cùng các đối tác bên ngoài 
nhằm mở rộng, phát triển các hành lang giao thông nối liền giữa hai nước và liên kết với các 
nước khác trong GMS, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại, du lịch và sự 
di chuyển của người dân trong tiểu vùng. Có nhiều dự án giao thông đã đi vào hoạt động trên 
lãnh thổ hai nước, điển hình như: dự án nâng cấp Quốc lộ 2E của Lào hoạt động vào tháng 3-
Ngô Minh Oanh... Quan hệ giữa Việt Nam và Lào trong khuôn khổ hợp tác... 
106 
2009; dự án xây dựng cảng Vũng Áng của Việt Nam, trong đó Việt Nam cho phép Lào được sử 
dụng cảng này để vận chuyển hàng hóa qua lại giữa hai nước. Đặc biệt, giai đoạn này hai nước 
đã hợp tác xây dựng Khu kinh tế đặc biệt Lao Bảo, là một trong những khu kinh tế cửa khẩu 
quan trọng nhất của Việt Nam và Lào, một nút giao thông quan trọng trên hành lang kinh tế 
Đông – Tây. Khu kinh tế đã chính thức hoạt động vào năm 2008. 
Hợp tác năng lượng: Việt Nam dành nhiều ưu tiên trong hợp tác năng lượng với Lào do 
đây là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển thủy điện. Để đẩy mạnh hợp tác năng lượng, Việt 
Nam đã chủ động đàm phán với các nhà đầu tư mua điện từ nhà máy thủy điện Nặm Mô của 
Lào và đã đưa vào vận hành từ năm 2008 cùng với nhà máy thủy điện Bản Lả. Ngoài ra, hai 
bên cũng thông qua quy hoạch đấu lưới điện liên kết giữa hai nước bằng hai mạch kép 500KW 
từ Nặm Thơn II về Hà Tĩnh, đã đưa vào vận hành từ năm 2008 cùng với nhà máy thủy điện 
Nặm Thơn II. Bên cạnh đó, hai nước còn hợp tác xây dựng nhà máy thủy điện Xêcamản 3 tại 
tỉnh Sêcông. Công trình được thiết kế với công suất 250 MW, đã phát điện vào cuối năm 2010. 
Đối với Lào, dự án Xêcamản 3 hoàn thành sẽ đóng góp rất lớn cho sự phát triển của khu vực 
Nam Lào, tạo thêm nhiều việc làm và góp phần nâng cao đời sống của nhân dân địa phương. 
Về phía Việt Nam, đây là dự án hợp tác đầu tiên giữa hai nước với mục tiêu xây dựng để phục 
vụ cho việc nhập khẩu điện của Việt Nam. Sau khi đi vào vận hành, Việt Nam sẽ mua 90% sản 
lượng điện của nhà máy này. Vì vậy, có thể khẳng định đây là dự án mang lại lợi ích cho cả hai 
quốc gia Việt Nam và Lào trong hợp tác năng lượng tại khu vực GMS. 
Hợp tác quản lý nguồn nước sông Mê Công: Việt Nam đã tăng cường hợp tác với Lào để 
quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước do Lào đang có kế hoạch xây dựng 12 dự án thủy điện 
trên dòng chính sông Mê Công. Trong đó, đập thủy điện Xayabury đã được Lào cho khởi công 
vào năm 2011 bất chấp sự phản kháng của các nước thành viên trong MRC và dự kiến sẽ hoàn 
thành vào năm 2019. Đập thủy điện Xayabury và các đập thủy điện khác tại Lào được xây dựng 
sẽ gây tác động, ảnh hưởng rất lớn đến dòng chảy sông Mê Công. Trong bài phát biểu khai mạc 
hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mê Công quốc tế (MRC) lần thứ hai tại Việt Nam ngày 5–4–
2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ ra rằng: “Lưu vực sông Mê Công đã trở thành 1 
trong 5 lưu vực sông lớn trên thế giới có dòng chảy bị suy giảm nhiều nhất. Dòng chảy trung 
bình năm của sông Mê Công tại trạm Chiềng Sen – cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mê Công – 
đã giảm 10% trong vòng 30 năm qua. Đoạn chảy qua thủ đô Viêng Chăn (Lào) 10 năm qua 
thấp đến mức vào mùa khô, người ta có thể lội qua sông”[5]. Việt Nam nhận thấy việc tăng 
cường hợp tác với Lào trong sử dụng, quản lý nguồn nước sông Mê Công là vấn đề hết sức cần 
thiết và cấp bách. Việt Nam đã đề nghị Lào cần phối hợp chặt chẽ với các nước GMS để quản 
lý, sử dụng bền vững và có hiệu quả nguồn nước sông Mê Công. Đồng thời, thông qua vai trò 
của MRC, Việt Nam yêu cầu Lào cung cấp các thông tin liên quan đến đập thủy điện Xayabury 
theo đúng quy định của thủ tục thông báo, tham vấn và thỏa thuận của MRC và Hiệp định Mê 
Công năm 1995 đề ra. Việt Nam cũng đề nghị Lào hoãn xây dựng đập thủy điện Don Sahong 
vào tháng 12–2014, ít nhất là đến sau tháng 12–2015, thời điểm dự kiến Việt Nam sẽ hoàn 
thành đánh giá tác động thủy điện trên dòng chính đối với hạ nguồn Mê Công. Phía Lào cũng 
đã đồng ý sẽ cân nhắc lời đề nghị của Việt Nam. 
Trên cơ sở những thành tựu đạt được trong quá khứ, bước sang giai đoạn 2002 – 2016, 
quan hệ giữa hai nước tiếp tục được củng cố và phát triển. Về hợp tác thương mại, nhờ triển 
khai thực hiện nhiều chính sách ưu tiên, ưu đãi hợp lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho thương 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 3(34)-2017 
107 
mại giữa hai nước tăng trưởng qua các năm, trong đó giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2016 tăng 
mạnh. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước có xu hướng tăng lên mặc dù giai đoạn này có 
sự biến động về khủng hoảng kinh tế. Hàng hóa tập trung tại các tỉnh vùng biên và thâm nhập 
sâu và các tỉnh khác nằm sâu trong nội địa hai nước cũng như các nước khác trong GMS. Hoạt 
động đầu tư giữa hai nước trong giai đoạn này cũng đạt được những kết quả đáng kể, Việt Nam 
đã mở rộng nhiều dự án đầu tư sang Lào với quy mô và nguồn vốn nhiều hơn. Ngoài ra giai 
đoạn này Lào cũng bắt đầu triển khai một số dự án đầu tư vào Việt Nam nhưng mức độ còn 
khiêm tốn. Đặc biệt, hai bên rất quan tâm đến hợp tác năng lượng và đã phối hợp xây dựng 
nhiều dự án thủy điện nhằm cung cấp năng lượng phục vụ quá trình phát triển kinh tế hai nước. 
Trong hợp tác giao thông vận tải, hai nước tích cực kêu gọi nhiều nguồn vốn đầu tư bên ngoài 
để hoàn thành các tuyến đường giao thông nối liền giữa hai nước và với các nước khác trong 
tiểu vùng. Ngoài ra, hai nước còn phối hợp thực hiện cơ chế hợp tác một cửa để tạo điều kiện 
thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa. Từ đó góp phần tạo nên sự thành công trong hợp tác giao 
thông của GMS. Đối với hợp tác quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công, 
thông qua những lần tham dự Hội nghị cấp cao GMS và Hội nghị MRC, hai nước rất nghiêm 
túc thực hiện Hiệp định hợp tác PTBV sông Mê Công năm 1995 và những quy định mà MRC 
đã đặt ra. Đồng thời, hai nước luôn nâng cao nhận thức giữa quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm 
trong việc bảo vệ nguồn nước sông Mê Công nhằm hướng đến mục tiêu PTBV khu vực GMS. 
Mặc dù quan hệ giữa Việt Nam và Lào trong giai đoạn này đạt được nhiều kết quả tích 
cực, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết. Về hợp tác thương mại, 
kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và Lào có tăng nhưng tốc độ tăng trưởng 
không ổn định. Quy mô về vốn và số lượng các dự án đầu tư của Việt Nam vào Lào còn thấp, 
năng lực tài chính và kinh nghiệm đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, không 
tương xứng với mối quan hệ hữu nghị truyền thống cũng như tiềm năng của hai nước. Quá trình 
thực hiện các dự án chung trong hợp tác GMS trên lãnh thổ hai nước vẫn còn chậm, đặc biệt là 
các dự án liên quan đến hợp tác giao thông. Trong vấn đề quản lý nguồn nước sông Mê Công, 
Lào quyết định xây dựng các dự án thủy điện trên dòng chính sông Mê Công đã gây ảnh hưởng, 
tác động đến các quốc gia trong khu vực. Từ đó ít nhiều gây ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại 
giữa hai nước vốn có truyền thống hợp tác tốt đẹp từ lâu đời. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) (2016), Hồ sơ thị trường Lào, 
web: vcci.com.vn. 
[2] Học viện Quan hệ quốc tế (2003), Quan hệ đặc biệt Việt – Lào, NXB Đại học Quốc gia 
Hà Nội. 
[3] Nguyễn Thị Thắm (2015), Sự can dự của các nước Đông Bắc Á vào Tiểu vùng sông Mê Công, 
NXB Khoa học Xã hội. 
[4] Thatsanaphone Koulavongsa (2011), Quan hệ hợp tác kinh tế Lào – Việt Nam giai đoạn 2000 – 
2010, Luận văn thạc sĩ ngành Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao. 
[5] 
te-1397225806.htm, cập nhật ngày 05/04/2014 

File đính kèm:

  • pdfquan_he_giua_viet_nam_va_lao_trong_khuon_kho_hop_tac_tieu_vu.pdf