Quan điểm phát triển chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên Đại học ở Việt Nam
Mặc dù công tác phát triển chương trình (PTCT) ở
hầu hết các ngành, các lĩnh vực chuyên môn trong giáo
dục đại học được các nhà nghiên cứu quan tâm thì có
một lĩnh vực còn rất mới mẻ, ít người nghiên cứu là
Giáo dục Quốc phòng và An ninh (GDQP&AN). Trong
khi đó, đây là một chương trình đặc biệt quan trọng,
nằm trong khung bắt buộc với tất cả các chương trình
giáo dục đại học và chiếm thời lượng cũng như kiến
thức tương đối lớn. Ý nghĩa quan trọng của chương
trình GDQP&AN dành cho sinh viên (SV) các trường
đại học ở Việt Nam đã được Ðảng khẳng định: “Xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm
vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam” [1; tr 10]. Hai
nhiệm vụ chiến lược đó luôn được thực hiện đồng thời
và kết hợp chặt chẽ với nhau.
Bài viết trình bày về chương trình GDQP&AN cho
SV các trường đại học, tìm hiểu xu hướng PTCT
GDQP&AN để từ đó đưa ra quan điểm nhằm PTCT
quan trọng này một cách hiệu quả.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan điểm phát triển chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên Đại học ở Việt Nam
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 92-95; 99 92 Email: vutungdhgt@gmail.com QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM Vũ Thanh Tùng, Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng Ngày nhận bài: 05/4/2019; ngày chỉnh sửa: 18/4/2019; ngày duyệt đăng: 14/5/2019. Abstract: National Defense and Security Education for higher education students is a special education curriculum that both ensuring the objectives of the national defense career, and in line with the current development context of the country. Along with the change of economy - politics - society, this curriculum always needs to update and improve. Curriculum development is an effective solution that has been applied to most higher education curriculum but is not interested in the National Defense and Security Education curriculum. This article presents the National Defense and Security Education curriculum, learns the development trend of curriculum and the viewpoint of appropriate curriculum development in the current context. Keywords: Curriculum, National Defense and Security Education, curriculum development. 1. Mở đầu Mặc dù công tác phát triển chương trình (PTCT) ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực chuyên môn trong giáo dục đại học được các nhà nghiên cứu quan tâm thì có một lĩnh vực còn rất mới mẻ, ít người nghiên cứu là Giáo dục Quốc phòng và An ninh (GDQP&AN). Trong khi đó, đây là một chương trình đặc biệt quan trọng, nằm trong khung bắt buộc với tất cả các chương trình giáo dục đại học và chiếm thời lượng cũng như kiến thức tương đối lớn. Ý nghĩa quan trọng của chương trình GDQP&AN dành cho sinh viên (SV) các trường đại học ở Việt Nam đã được Ðảng khẳng định: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam” [1; tr 10]. Hai nhiệm vụ chiến lược đó luôn được thực hiện đồng thời và kết hợp chặt chẽ với nhau. Bài viết trình bày về chương trình GDQP&AN cho SV các trường đại học, tìm hiểu xu hướng PTCT GDQP&AN để từ đó đưa ra quan điểm nhằm PTCT quan trọng này một cách hiệu quả. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Chương trình Giáo dục quốc phòng và An ninh cho sinh viên các trường đại học ở Việt Nam 2.1.1. Giáo dục quốc phòng và An ninh cho sinh viên các trường đại học ở Việt Nam GDQP&AN cho SV là hoạt động có kế hoạch, có chương trình, nội dung phương pháp và hình thức tác động của nhà giáo dục đến SV, nhằm truyền thụ tri thức, rèn luyện kĩ năng, phát triển bản lĩnh quân sự và an ninh cần thiết cho SV để họ sẵn sàng làm tốt nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. GDQP&AN cho SV là một bộ phận của chương trình GDQP&AN chung. GDQP&AN cho SV là quá trình hình thành các phẩm chất về quân sự cho SV. Đây là một nội dung quan trọng trong quá trình giáo dục hình thành, phát triển phẩm chất, nhân cách SV. Những phẩm chất quân sự của SV được hình thành và phát triển trong quá trình đào tạo tại nhà trường và có tác động trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp của họ sau khi tốt nghiệp ra trường. Lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam đã chứng minh rằng, bảo vệ Tổ quốc phải đi đôi với bảo vệ chế độ; bảo vệ chế độ là điều kiện để bảo vệ Tổ quốc. Do đó, nhiệm vụ, nội dung GDQP&AN cho SV phải chứa đựng các vấn đề về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Nhiệm vụ GDQP&AN cho SV là giúp họ có bản lĩnh chính trị vững vàng, hình thành thái độ, hành vi đúng đắn trong các hoạt động quân sự, nâng cao thể lực, trí lực, kĩ năng quân sự, biết gắn kết nhiệm vụ quốc phòng và an ninh với nghề nghiệp chuyên môn được đào tạo. GDQP&AN cho SV có nhiệm vụ xây dựng cho họ những phẩm chất cơ bản của hoạt động quân sự về trí tuệ, tình cảm và ý chí. Phẩm chất trí tuệ, đó là khả năng linh hoạt trong tư duy quân sự, khả năng tiếp nhận nhanh những tri thức quân sự, tính sáng tạo, quyết đoán trong xử lí các tình huống. Phẩm chất trí tuệ phải chuyển hóa thành cảm xúc, tình cảm và ý chí trong hoạt động quân sự, giúp SV hình thành thái độ, biểu tượng đúng về hoạt động quân sự, tạo động lực mạnh mẽ trong hoạt động quân sự. Ngoài những nhiệm vụ trên, GDQP&AN còn hướng tới rèn luyện cho SV phẩm chất đặc thù quân sự, lòng trung thành vô hạn với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; tinh thần, ý chí chiến đấu; tinh thần dũng cảm, dám hi sinh vì sự nghiệp cách mạng; khả năng tổ chức khoa học các hoạt động quân sự; tính kỉ luật cao, trình độ kĩ, VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 92-95; 99 93 chiến thuật và nghệ thuật quân sự; sự tinh nhạy, quan sát, phán đoán... 2.1.2. Đặc trưng chương trình Giáo dục quốc phòng và An ninh cho sinh viên các trường đại học ở Việt Nam Thứ nhất, mục tiêu chương trình đặt ra vừa phải trang bị kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, công tác quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước; vừa phải hướng dẫn những kĩ năng quân sự, an ninh cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang nhân dân, sẵn sàng tham gia lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên và làm nghĩa vụ quân sự, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, chương trình GDQP&AN là một bộ phận của chương trình chung dành cho đối tượng SV đại học và áp dụng cho cả nước. Chương trình GDQP&AN có 165 tiết và được giảng dạy với 4 học phần được thiết kế bao gồm cả học phần lí thuyết lẫn thực hành. Thứ ba, phương pháp tổ chức dạy học khá đặc biệt. SV học tập trung tại những nơi có điều kiện sân bãi và cơ sở vật chất đầy đủ theo quy định. Phương pháp giảng dạy được áp dụng khá đa dạng, kết hợp phương pháp sử dụng ngôn ngữ, các phương pháp trực quan sinh động với các phương pháp dạy học thực hành, các phương pháp kích thích hoạt động nhận thức. Thứ tư, việc đánh giá kết quả dạy học bằng các bài kiểm tra theo quy định của Bộ GD-ĐT. Điều khác biệt so với các chương trình học khác trong thời gian học cao đẳng, đại học là sau khi hoàn thành chương trình học đạt yêu cầu, SV được cấp chứng chỉ. Chứng chỉ GDQP&AN vừa để xác nhận kết quả học tập lại vừa là điều kiện để xét tốt nghiệp cao đẳng, đại học. Thứ năm, giảng viên hay người giảng dạy chương trình GDQP&AN hầu hết là những sĩ quan quân đội biệt phái sang Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, họ có thể là cử nhân đào tạo chính quy về GDQP&AN hoặc các giảng viên dạy ghép với môn Giáo dục thể chất. Thứ sáu, người học rất phong phú, đa dạng, là những SV ở tất cả các trường cao đẳng, đại học trong cả nước với các ngành học, bậc học khác nhau. Họ có thể là những SV năm thứ nhất nhưng cũng có thể là những SV các năm học chuyên ngành. SV ở các ngành học khác nhau, trình độ khác nhau với những đặc tính khác nhau đều phải học cùng một chương trình học GDQP&AN như nhau. Thứ bảy, yêu cầu cơ sở vật chất để học tập và giảng dạy của chương trình GDQP&AN khá đặc biệt. Ngoài các phòng học lí thuyết với yêu cầu cơ sở vật chất như phòng học lí thuyết ở các trường đại học như: thiết bị truyền dẫn âm thanh (micro, ampli, loa, đài...), các thuyết bị truyền dẫn hình ảnh (máy chiếu, tivi, đầu đĩa...), giảng dạy GDQP&AN đòi hỏi phải có thao trường sân bãi đủ rộng, vũ khí, khí tài chuyên dụng đặc chủng, phù hợp hoàn cảnh chiến tranh hiện đại. Nội dung GDQP&AN bao gồm các vấn đề về truyền thống chống giặc ngoại xâm, tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; đường lối, quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước về quốc phòng và anh ninh; công tác quốc phòng và anh ninh của Đảng và Nhà nước, các văn bản pháp luật về quốc phòng và an ninh; phổ cập những kiến thức cần thiết về lực lượng vũ trang nhân dân; nghệ thuật quân sự Việt Nam; phòng chống chiến lược “diễn biến hoà bình”, “bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam, kiến thức cơ bản cần thiết về kĩ thuật, chiến thuật quân sự, phòng thủ dân sự. 2.1.3. Nội dung chương trình Giáo dục quốc phòng và An ninh cho sinh viên các trường đại học ở Việt Nam hiện nay Chương trình GDQP&AN được thiết kế bao gồm kiến thức khoa học xã hội, nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học kĩ thuật quân sự và thuộc nhóm các chương trình chung. GDQP&AN góp phần xây dựng, rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, tác phong khoa học ngay khi SV đang học tập trong nhà trường và khi ra công tác. Giảng dạy và học tập có chất lượng chương trình GDQP&AN là góp phần đào tạo cho đất nước có một đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, cán bộ quản lí, chuyên môn nghiệp vụ có ý thức, năng lực sẵn sàng tham gia thực hiện nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trên mọi cương vị công tác. Hiện nay, chương trình môn GDQP&AN trình độ đại học được cấu trúc thành 4 học phần. Học phần I: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam. Học phần này nhằm trang bị cho SV về đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn học; những kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc; nhận thức đúng về nguồn gốc, bản chất chiến tranh; các quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, lực lượng vũ trang nhân dân để tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại; những vấn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam. Học phần II: Công tác quốc phòng và an ninh. Học phần này nhằm giúp SV nhận thức được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở đó đấu tranh, phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam để giữ gìn an ninh chính trị và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên công nghiệp quốc phòng; xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 92-95; 99 94 quốc gia trong tình hình mới; những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; những vấn đề cơ bản về đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; an ninh phi truyền thống và đấu tranh phòng chống các đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam. Học phần III: Quân sự chung, chiến thuật, kĩ thuật bắn súng ngắn và sử dụng lựu đạn. Học phần gồm lí thuyết kết hợp với thực hành nhằm trang bị cho SV kiến thức chung về quân sự phổ thông, những kĩ năng quân sự cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang nhân dân, sẵn sàng tham gia lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên và thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc. Hiểu biết chung về đội ngũ đơn vị (trung đội); sử dụng bản đồ địa hình quân sự; phòng chống địch tiến công bằng vũ khí công nghệ cao; ba môn quân sự phối hợp; trung đội bộ binh tiến công; trung đội bộ binh phòng ngự; kĩ thuật bắn súng ngắn; thực hành sử dụng một số loại lựu đạn Việt Nam. Học phần IV: Hiểu biết chung về quân, binh chủng. Học phần gồm những kiến thức chung về tổ chức lực lượng các quân, binh chủng; lịch sử, truyền thống quân, binh chủng; tham quan các học viện, nhà trường, đơn vị, bảo tàng...; thu hoạch. Bộ GD-ĐT thống nhất với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các cơ quan liên quan xây dựng chương trình môn học GDQP&AN cho học sinh, SV các trường trung học phổ thông đến đại học. Như vậy, chương trình GDQP&AN cho SV đại học không phải là bất biến, nó vẫn được thay đổi, phát triển theo bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, đây lại là một chương trình có tính bắt buộc, thống nhất và tính bao phủ cao nên nội dung chương trình được “đóng khung” khá cứng nhắc từ cấp quản lí Bộ. Với đặc điểm đa dạng của người học, vai trò PTCT GDQP&AN ở cấp trường hay thấp hơn chủ yếu nằm ở việc tổ chức dạy - học, đánh giá, kiểm tra người học và một số nội dung “mở” khác để phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng, trình độ của người học. Điều đó cho thấy, ở mỗi cấp quản lí, PTCT GDQP&AN được thực hiện theo cách thức khác nhau, nhưng đều hướng tới việc đưa ra một chương trình học phù hợp với yêu cầu của nhiều bên. 2.2. Xu hướng phát triển chương trình Giáo dục quốc phòng và An ninh cho sinh viên các trường đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân đến năm 2025 2.2.1. Xu hướng bối cảnh trong nước và quốc tế - Trên thế giới: Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng sẽ có những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường. Những căng thẳng, xung đột tôn giáo, sắc tộc, li khai, chiến tranh cục bộ, tranh chấp lãnh thổ, bạo loạn chính trị, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn sẽ diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính - tiền tệ, điện tử - viễn thông, sinh học, môi trường,... còn tiếp tục gia tăng. Các cuộc khủng hoảng kinh tế khiến cho nhiều tranh chấp nội bộ và quốc gia bắt đầu xảy ra. Bên cạnh đó, sự phát triển của các loại hình vũ khí hiện đại có tính hủy diệt lớn làm cho vấn đề bảo vệ quốc phòng càng trở nên khó khăn hơn. Điều này đặt vấn đề mọi người dân đều phải nâng cao tinh thần cảnh giác, luôn sẵn sàng chiến đấu chống lại các âm mưu thù địch phá hoại cách mạng. - Ở trong nước: Những thành tựu, kinh nghiệm của gần 35 năm đổi mới (1986-2019) làm cho diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi. Thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh CNH, HĐH và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Nước ta đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường thách thức nào, vẫn đang tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây “bạo loạn lật đổ”, sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chính trị ở nước ta. Trước tình hình đó yêu cầu về chương trình GDQP&AN cho SV các trường đại học phải thay đổi thường xuyên và phức tạp hơn. Vì vậy, PTCT GDQP&AN sẽ có xu hướng biến đổi cả tích cực lẫn tiêu cực. 2.2.2. Xu hướng phát triển chương trình Giáo dục quốc phòng và An ninh theo hướng tích cực Từ nay đến năm 2025, chương trình GDQP&AN phải có sự đổi mới và phát triển ở tất cả các yếu tố, các mặt, các nội dung. Những hạn chế yếu kém của chương trình GDQP&AN trước đây sẽ từng bước được khắc phục có hiệu quả. Những vấn đề mới đặt ra cho GDQP&AN từng bước được giải quyết một cách phù hợp. Xu hướng biến đổi tích cực được thông qua việc nhận thức và giải quyết tốt những mâu thuẫn của quá trình PTCT GDQP&AN, qua kế thừa và phát triển các thành tựu và kinh nghiệm GDQP&AN từ trước tới nay. Xu hướng vận động tích cực của PTCT GDQP&AN sẽ trở thành hiện thực khi tác động tích cực của những biến đổi trong điều kiện khách quan được nhận thức, tận dụng, phát huy; những tác động tiêu cực được phát hiện, ngăn chặn, khắc phục kịp thời. Đồng thời, các lực lượng tham gia quá trình PTCT GDQP&AN phát huy cao độ vai trò chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ đổi mới và tăng cường quản lí GDQP&AN. Những biểu hiện chủ yếu của xu hướng vận động tích cực như: Thứ nhất, trước những biến động của tình hình mọi mặt trong nước và thế giới, trước yêu cầu ngày càng cao của việc VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 92-95; 99 95 đổi mới chương trình giáo dục, những người tham gia PTCT GDQP&AN cho SV các trường đại học sẽ nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng, mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình GDQP&AN, từ đó, công tác PTCT GDQP&AN sẽ được chú trọng thực hiện thường xuyên và hiệu quả hơn. Thứ hai, trên cơ sở nội dung chương trình GDQP&AN đã và đang thực hiện; trong những năm tới, đến năm 2025, nội dung chương trình này tiếp tục được cải tiến, đổi mới. Những điểm chưa hợp lí trong nội dung chương trình qua các lần sửa đổi, điều chỉnh sẽ từng bước được khắc phục. Thứ ba, hình thức và phương pháp giảng dạy GDQP&AN được đổi mới phù hợp với sự đổi mới của nội dung chương trình GDQP&AN. Thứ tư, đội ngũ giảng viên thực hiện nhiệm vụ GDQP&AN phát triển cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của GDQP&AN hiện nay và tới năm 2020. Thứ năm, việc bảo đảm kinh phí, thiết bị dạy học, chế độ chính sách đối với CBQL và giảng viên giảng dạy GDQP&AN ngày càng được đầy đủ, chu đáo hơn, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của quá trình PTCT GDQP&AN cho SV các trường đại học trong bối cảnh mới. 2.2.3. Xu hướng phát triển chương trình Giáo dục quốc phòng và An ninh theo hướng tiêu cực Mặc dù dự báo PTCT GDQP&AN cho SV các trường đại học ở Việt Nam sẽ vận động theo hướng tích cực nhưng không thể loại trừ xu hướng vận động tiêu cực bởi có rất nhiều thách thức, vấn đề đang đặt ra hiện nay. Xu hướng tiêu cực thể hiện ở chất lượng, hiệu quả PTCT GDQP&AN có thể sẽ giảm sút, mục tiêu, nhiệm vụ của GDQP&AN không được thực hiện với kết quả cao; những thành quả đã đạt được trong GDQP&AN từ trước tới nay không được giữ vững và tiếp tục phát triển, nếu như các vấn đề đặt ra không được khắc phục, các hiện tượng tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong GDQP&AN vẫn gia tăng. Một số biểu hiện hạn chế của PTCT GDQP&AN cho SV các trường đại học: Một là, một số chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với GDQP&AN không được thực hiện nghiêm túc mà chỉ mang tính hình thức. Một số điểm chưa phù hợp với thực tiễn nhưng không được nhận thức hoặc chậm sửa đổi. Hai là, nội dung chương trình, hình thức, phương pháp GDQP&AN đổi mới không quyết liệt, không có những nghiên cứu thực tiễn để đạt chất lượng, hiệu quả cao. Ba là, đội ngũ giảng viên dạy GDQP&AN tiếp tục thiếu và chất lượng không được nâng cao. Các điều kiện vật chất phục vụ cho GDQP&AN không đáp ứng kịp thời, thậm chí còn bị cắt xén, chất lượng thấp. Trên thực tế, PTCT GDQP&AN sẽ biến đổi theo hướng đan xen giữa tích cực và tiêu cực. Cả xu hướng biến đổi tích cực và tiêu cực đều không thật nổi trội. Biểu hiện cụ thể của xu hướng này là: có lúc, có nơi, có công việc cụ thể làm tốt, cùng một thời điểm có đơn vị làm tốt, có đơn vị làm chưa tốt; hoặc cùng một đơn vị, có nội dung PTCT GDQP&AN làm tốt, lại có nội dung làm chưa tốt; hoặc có thể cùng một nội dung PTCT GDQP&AN lúc này thực hiện tốt, lúc khác lại thực hiện chưa tốt. Xu hướng vận động này phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lí PTCT GDQP&AN ở tất cả các cấp. 2.3. Quan điểm đổi mới phát triển chương trình Giáo dục quốc phòng và An ninh cho sinh viên các trường đại học ở Việt Nam Thứ nhất, PTCT GDQP&AN cho SV đại học phải gắn với nhu cầu phát triển KT-XH và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Trong sự nghiệp quốc phòng toàn dân, GDQP&AN cho SV đại học luôn là công tác quan trọng. SV là thế hệ trẻ trí thức, là nguồn nhân lực chính để phát triển đất nước và cũng là lực lượng tiên phong trong bảo vệ Tổ quốc. Trong khi đó, bối cảnh trong nước và quốc tế thường xuyên thay đổi theo nhiều hướng khác nhau. Sự phát triển của khoa học công nghệ và toàn cầu hóa làm các nhân tố trên thế giới xích lại gần nhau hơn trong các mối quan hệ hợp tác, phụ thuộc lẫn nhau nhưng cũng vì thế mà đấu tranh với nhau nhiều hơn bởi cạnh tranh. Vì vậy, chương trình GDQP&AN cho SV cũng phải luôn thay đổi theo đòi hỏi công tác PTCT GDQP&AN phải luôn được quan tâm. Thứ hai, PTCT GDQP&AN cho SV đại học phải có sự đổi mới toàn diện. Công tác PTCT phải được xem xét, thay đổi từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước đến hoạt động quản lí của các cơ sở đào tạo và việc tham gia PTCT GDQP&AN tại các đơn vị. Thứ ba, trong quá trình PTCT GDQP&AN cho SV đại học cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm về PTCT các ngành, các lĩnh vực khác cũng như PTCT GDQP&AN trên thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Quản lí phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp. Thứ tư, PTCT GDQP&AN là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực quân sự. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; phát triển hài hòa trong điều kiện khác nhau của các cơ sở đào tạo. (Xem tiếp trang 99) VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 96-99 99 những chuyên ngành kĩ thuật cao. Bám sát các nghị quyết của Đảng về công tác đào tạo cán bộ, Học viện tiếp tục nghiên cứu, đổi mới, hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo, nhất là nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ, công nghệ thông tin cho cán bộ, giảng viên; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với sử dụng cán bộ, tăng cường bồi dưỡng phong cách, phương pháp, tác phong công tác. Thực hiện Nghị quyết số 86-NQ/ĐUQSTW của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương), Nghị quyết 8157/NQĐUQC-NT của Đảng ủy Quân chủng Hải quân về công tác GD-ĐT trong tình hình mới và các nghị quyết của Đảng ủy Học viện về xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao trình độ ngoại ngữ, phấn đấu đến năm 2020, 100% cán bộ, giảng viên của Học viện đạt chuẩn theo quy định của Luật Giáo dục đại học; 100% giảng viên có trình độ sau đại học, trong đó 20% đến 30% có học vị tiến sĩ, sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ (tiếng Anh trình độ TOEIC đạt 500 điểm hoặc trình độ tiếng Nga tương đương). 3. Kết luận Trước yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi ngày càng cao, việc tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tại Học viện Hải quân là đòi hỏi tất yếu khách quan. Song, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, mà trực tiếp, thường xuyên là Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân; sự giúp đỡ của các bộ, ban, ngành Trung ương; các cơ quan, đơn vị, địa phương trên cả nước, chất lượng GD-ĐT của Học viện Hải quân sẽ được nâng cao, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ thực sự ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kì mới. Tài liệu tham khảo [1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2001). Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [3] Nguyễn Hồng Thao (2008). Công ước Biển 1982 và chiến lược biển của Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [4] Trần Hoàng Tiến (2012). Chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [5] Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự (2012). Đại hội XI của Đảng và nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [6] Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự (2015). Xây dựng nền quốc phòng bảo vệ Tổ quốc lí luận và thực tiễn. NXB Chính trị quốc gia - Sự thật. [7] Lê Minh Vụ (2009). Ý thức bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam trong lịch sử và hiện nay. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [8] Chính phủ (2010). Quyết định số 373/QĐ-TTg ngày 23/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về”Phê duyệt đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lí, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảoViệt Nam”. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH (Tiếp theo trang 95) 3. Kết luận Ngày nay, đất nước đang đi sâu vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, công tác GDQP&AN phải được tăng cường hơn nữa, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng và an ninh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Điều đó cho thấy cần thiết phải luôn cập nhật, hoàn thiện chương trình GDQP&AN nhằm đảm bảo mục tiêu đặt ra của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, vừa phù hợp với bối cảnh phát triển hiện nay của đất nước. Tài liệu tham khảo [1] Đảng Cộng sản Việt Nam (1991). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. NXB Sự thật. [2] Bộ Chính trị (2011). Chỉ thị số 62-CT/TW ngày 12/02/2001 về tăng cường công tác giáo dục quốc phòng toàn dân trước tình hình mới. [3] Bộ GD-ĐT (2017). Thông tư số 03/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017 ban hành Chương trình Giáo dục quốc phòng và An ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học. [4] Chính phủ (2007). Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10/07/2007 về Giáo dục quốc phòng và An ninh. [5] Nguyễn Đức Chính (chủ biên, 2015). Phát triển chương trình giáo dục. NXB Giáo dục Việt Nam. [6] Nguyễn Vũ Bích Hiền (chủ biên, 2015). Phát triển và quản lí chương trình giáo dục. NXB Giáo dục Việt Nam. [7] Quốc hội (2013). Luật giáo dục Quốc phòng và An ninh (Luật số 30/2013/QH13, ngày 16/06/2013). [8] Hoàng Văn Tòng (2013). Quản lí giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại học trong bối cảnh mới. Luận án tiến sĩ Quản lí giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
File đính kèm:
- quan_diem_phat_trien_chuong_trinh_giao_duc_quoc_phong_va_an.pdf