Quan điểm của V.I.Lênin về nhà nước và sự vận dụng của đảng cộng sản Việt Nam trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

Tư tưởng về nhà nước của V.I.Lênin là sự kế thừa, bảo vệ, phát triển và làm

phong phú thêm hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước, cung cấp vũ

khí lý luận sắc bén cho giai cấp công nhân trong quá trình đấu tranh xóa bỏ mọi áp

bức bóc lột và xây dựng chế độ xã hội mới tốt đẹp - xã hội xã hội chủ nghĩa. Nghiên

cứu hệ thống quan điểm của V.I.Lênin về nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cả

trên phương diện lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

pdf 9 trang kimcuc 14240
Bạn đang xem tài liệu "Quan điểm của V.I.Lênin về nhà nước và sự vận dụng của đảng cộng sản Việt Nam trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan điểm của V.I.Lênin về nhà nước và sự vận dụng của đảng cộng sản Việt Nam trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

Quan điểm của V.I.Lênin về nhà nước và sự vận dụng của đảng cộng sản Việt Nam trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482 
49 
QUAN ĐIỂM CỦA V.I.LÊNIN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ SỰ VẬN DỤNG 
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH XÂY 
DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 
 Phạm Thị Quế Trân1 
TÓM TẮT 
Tư tưởng về nhà nước của V.I.Lênin là sự kế thừa, bảo vệ, phát triển và làm 
phong phú thêm hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước, cung cấp vũ 
khí lý luận sắc bén cho giai cấp công nhân trong quá trình đấu tranh xóa bỏ mọi áp 
bức bóc lột và xây dựng chế độ xã hội mới tốt đẹp - xã hội xã hội chủ nghĩa. Nghiên 
cứu hệ thống quan điểm của V.I.Lênin về nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cả 
trên phương diện lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ 
nghĩa ở Việt Nam hiện nay. 
Từ khóa: Nhà nước, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
1. Mở đầu 
Sự vận động và phát triển của xã hội 
không theo ý chí chủ quan của con 
người mà tuân thủ theo các quy luật 
khách quan. Đó là các quy luật của chính 
bản thân cấu trúc hình thái kinh tế - xã 
hội, trong đó có quy luật cơ sở hạ tầng 
quyết định kiến trúc thượng tầng, kiến 
trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ 
tầng. Khi kiến trúc thượng tầng phù hợp 
sẽ thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển. 
Với tư cách là các hình thức phản 
ánh và được xác lập do nhu cầu phát 
triển của kinh tế, các yếu tố thuộc kiến 
trúc thượng tầng có vị trí tương đối của 
nó và thường xuyên có vai trò tác động 
trở lại cơ sở hạ tầng của xã hội. Trong 
điều kiện kiến trúc thượng tầng có yếu 
tố nhà nước thì phương thức tác động 
của các yếu tố khác đến cơ sở hạ tầng 
của xã hội thường phải thông qua yếu tố 
nhà nước thì mới có thể thực sự phát 
huy mạnh mẽ vai trò thực tế của nó. 
Nhà nước là yếu tố tác động trực tiếp 
nhất và mạnh mẽ nhất tới cơ sở hạ tầng 
của xã hội. Sự tác động của kiến trúc 
thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng có thể 
diễn ra theo hai xu hướng tích cực hoặc 
tiêu cực. Nếu kiến trúc thượng tầng 
không phù hợp sẽ có tác động tiêu cực, 
kìm hãm kinh tế và phá hoại sự phát 
triển kinh tế trong một phạm vi và mức 
độ nhất định. Ngược lại, nếu kiến trúc 
thượng tầng phù hợp sẽ có tác động tích 
cực thúc đẩy kinh tế phát triển. 
Với luận điểm trên, chủ nghĩa Mác-
Lênin đã chỉ rõ: nhà nước là một trong 
những vấn đề chính trị - xã hội phải 
quan tâm giải quyết trong tiến trình đi 
lên chủ nghĩa xã hội. Do đó trong quá 
trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi 
lên xã hội chủ nghĩa, vấn đề xây dựng 
một nhà nước phù hợp với Việt Nam là 
một vấn đề cấp thiết cần phải giải 
quyết. Quá trình lãnh đạo cách mạng 
Việt Nam của Đảng ta cũng chính là 
1Trường Đại học Đồng Nai 
Email: trandhdn@yahoo.com.vn 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482 
50 
quá trình từng bước kiến thiết, xây dựng 
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam trên cơ sở kế thừa, vận dụng 
sáng tạo quan điểm về nhà nước của 
V.I.Lênin. Nghiên cứu quan điểm của 
V.I.Lênin về nhà nước và sự vận dụng 
của Đảng ta trong việc xây dựng Nhà 
nước pháp quyền Việt Nam hiện nay là 
một trong những nhiệm vụ cần thiết cả 
về lý luận và thực tiễn. 
2. Nội dung 
2.1. Tư tưởng của V.I.Lênin về 
nhà nước 
Kế thừa quan điểm của C.Mác và 
Ph.Ăng-ghen, V.I.Lênin tiếp tục khẳng 
định, nhà nước là một hiện tượng lịch 
sử, sự tồn tại và tiêu vong của nó là tùy 
thuộc vào những điều kiện cụ thể. Theo 
V.I.Lênin, “nhà nước” là khái niệm 
dùng để chỉ bộ máy nhà nước trong xã 
hội có giai cấp, là một tổ chức thống trị, 
bộ máy của một giai cấp dùng để trấn 
áp giai cấp khác với đặc trưng của nó 
“là sự tồn tại của một giai cấp đặc biệt, 
tập trung quyền lực trong tay, đặc trưng 
để phân biệt nhà nước với mọi hình 
thức tổ chức xã hội khác”. V.I.Lênin 
cho rằng: “Nếu quyền lực chính trị 
trong nước nằm trong tay một giai cấp 
có quyền lợi phù hợp với quyền lợi của 
đa số thì mới có thể thực hiện việc điều 
khiển công việc quốc gia thực sự theo 
đúng nguyện vọng của đa số. Nhưng 
nếu quyền lực chính trị nằm trong tay 
một giai cấp có quyền lợi khác với 
quyền lợi của đa số thì việc điều khiển 
công việc quốc gia theo nguyện vọng 
của đa số không khỏi trở thành một sự 
lừa gạt, hoặc đưa đến chỗ đàn áp đa số 
ấy” [1, tr. 52]. Ông giải thích: “Quyền 
chính trị là gì, nếu không phải là cách 
diễn đạt, là việc ghi nhận so sánh lực 
lượng?” [2, tr. 150]. Đây chính là sự 
phát triển quan điểm: quyền lực chính 
trị, theo đúng nghĩa của nó, là bạo lực 
có tổ chức của một giai cấp để trấn áp 
một giai cấp khác của C.Mác và 
Ph.Ăng-ghen. 
Về bản chất giai cấp của nhà nước, 
V.I.Lênin khẳng định: “Nhà nước là sản 
phẩm và biểu hiện của những mâu 
thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. 
Bất cứ đâu, hễ lúc nào và chừng nào 
mà, về mặt khách quan, những mâu 
thuẫn giai cấp không thể điều hòa được 
thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: sự 
tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng 
những mâu thuẫn giai cấp là không thể 
điều hòa được” [3, tr. 9]. 
Nếu như xã hội đã từng tồn tại 
không cần có nhà nước thì cùng với sự 
phát triển của sản xuất, xã hội loài 
người sớm muộn cũng sẽ đạt tới trình 
độ loại bỏ nhà nước. V.I.Lênin viết: 
“Mục đích cuối cùng mà chúng ta theo 
đuổi là thủ tiêu nhà nước, nghĩa là thủ 
tiêu mọi bạo lực có tổ chức và có hệ 
thống, mọi bạo lực, nói chung, đối với 
con người. Chúng ta không mong có 
một chế độ xã hội mà trong đó nguyên 
tắc thiểu số phục tùng đa số sẽ không 
được tuân theo. Nhưng khi hướng đến 
chủ nghĩa xã hội, chúng ta tin chắc rằng 
chủ nghĩa xã hội sẽ chuyển thành chủ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482 
51 
nghĩa cộng sản, và do đó, nói chung sẽ 
không còn cần thiết phải dùng bạo lực 
đối với con người, không cần thiết phải 
buộc người này phục tùng người khác, 
bộ phận dân cư này phục tùng bộ phận 
dân cư khác, vì người ta sẽ quen tuân 
theo những điều kiện thông thường của 
đời sống tập thể, mà không cần có bạo 
lực và không cần có phục tùng” [3, tr. 
101-102]. Nghĩa là khi đó nhà nước sẽ 
tự tiêu vong. 
Tuy nhiên để nhà nước có thể tự 
tiêu vong cần có nhiều điều kiện, trong 
đó quan trọng nhất là nhà nước phải trải 
qua một hình thức tồn tại đặc biệt của 
nó: nhà nước chuyên chính vô sản. 
Nhưng để có được nhà nước chuyên 
chính vô sản, tất yếu phải dùng đến bạo 
lực cách mạng: “Không có cách mạng 
bạo lực thì không thể thay nhà nước tư 
sản bằng nhà nước vô sản được. Việc 
thủ tiêu nhà nước vô sản, nghĩa là việc 
thủ tiêu mọi nhà nước, chỉ có thể thực 
hiện được bằng con đường “tiêu vong” 
thôi” [3, tr. 28]. Bạo lực cách mạng là 
phương thức duy nhất để một giai cấp 
mới, tiến bộ giành lấy quyền lực chính 
trị. Điều đó đúng đối với giai cấp vô sản 
và hơn thế, với giai cấp vô sản, bạo lực 
cách mạng còn phải thực hiện một 
nhiệm vụ quan trọng nữa, đó là đập tan 
bộ máy nhà nước cũ trước khi bắt tay 
xây dựng nhà nước kiểu mới. 
Tính chất đặc biệt của nhà nước 
chuyên chính vô sản với tư cách hình 
thức chuyển tiếp trước khi đạt đến trạng 
thái tự tiêu vong của nhà nước được 
V.I.Lênin làm rõ trong việc phân tích mối 
quan hệ biện chứng giữa tính chuyên 
chính và tính dân chủ của nhà nước. 
Trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa 
tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, xét về 
mặt chính trị - xã hội, với tính phức tạp 
của nó, sự trấn áp vẫn còn tất yếu, 
nhưng nó đã là sự trấn áp của đa số bị 
bóc lột đối với thiểu số bóc lột, vì vậy 
cơ quan đặc biệt, bộ máy trấn áp đặc 
biệt là “nhà nước” vẫn còn cần thiết 
“nhưng nó đã là nhà nước quá độ, mà 
không còn là nhà nước theo đúng nghĩa 
của nó nữa” [3, tr. 111] và nhà nước vô 
sản phải là một công cụ, một phương 
tiện; đồng thời là một biểu hiện tập 
trung trình độ dân chủ của nhân dân lao 
động. Dân chủ trong xã hội xã hội chủ 
nghĩa chính là “toàn bộ việc quản lý nhà 
nước từ dưới lên phải do bản thân quần 
chúng tổ chức, quần chúng thực sự 
tham gia vào từng bước của cuộc sống 
và đóng vai trò tích cực trong việc quản 
lý” [4, tr. 356]. 
V.I.Lênin cho rằng, nếu tính giai 
cấp là bản chất của mọi nhà nước thì 
dân chủ hay chuyên chính cũng chỉ là 
hai mặt của bản chất đó mà thôi. “Bất 
cứ một nhà nước nào cũng đều có nghĩa 
là dùng bạo lực; nhưng toàn bộ sự khác 
nhau là ở chỗ dùng bạo lực đối với 
những người bị bóc lột hay đối với kẻ đi 
bóc lột, ở chỗ có dùng bạo lực đối với 
giai cấp những người lao động và 
những người bị bóc lột không” [4, tr. 
356]. “Chuyên chính cách mạng của 
giai cấp vô sản là một chính quyền do 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482 
52 
giai cấp vô sản giành được và duy trì 
bằng bạo lực đối với giai cấp tư sản...” 
[5, tr. 380]. 
Chuyên chính vô sản không hề đối 
lập với dân chủ mà là phần bổ sung, là 
hình thức thể hiện của dân chủ. 
“Chuyên chính vô sản nghĩa là việc tổ 
chức đội tiền phong của những người bị 
áp bức thành giai cấp thống trị để trấn 
áp bọn áp bức thì không thể giản đơn 
đóng khung trong việc mở rộng chế độ 
dân chủ được. Đồng thời với việc mở 
rộng rất nhiều chế độ dân chủ - lần đầu 
tiên biến thành chế độ dân chủ cho 
người nghèo, chế độ dân chủ cho nhân 
dân chứ không phải cho bọn nhà giàu - 
chuyên chính vô sản còn thực hành một 
loạt biện pháp hạn chế quyền tự do đối 
với bọn áp bức, bọn bóc lột, bọn tư 
bản” [6, tr. 297]. 
Điều cần quan tâm là trong xã hội 
xã hội chủ nghĩa, lực lượng đóng vai 
trò thống trị trong xã hội và vì thế nắm 
quyền chuyên chính, dân chủ và pháp 
luật là đại đa số nhân dân lao động. 
“Dân chủ cho tuyệt đại đa số nhân dân 
và trấn áp bằng vũ lực bọn bóc lột, bọn 
áp bức nhân dân, nghĩa là tước bỏ dân 
chủ đối với bọn chúng: đó là sự biến 
đổi của chế độ dân chủ trong thời kỳ 
quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ 
nghĩa cộng sản” [7, tr. 109]. Như vậy 
V.I.Lênin đã bổ sung và phát triển lý 
luận của chủ nghĩa Mác về nhà nước, 
chỉ rõ biểu hiện về mặt lịch sử trong 
suốt quá trình phát triển của xã hội loài 
người là mối quan hệ biện chứng của 
hai mặt chuyên chính và dân chủ. 
2.2. Sự kế thừa, vận dụng của 
Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự 
nghiệp xây dựng Nhà nước pháp 
quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta 
Đảng ta là đảng cầm quyền, lãnh 
đạo nhà nước và toàn xã hội. Một trong 
những nhiệm vụ chính trị quan trọng 
của Đảng là phải lãnh đạo sự nghiệp 
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội 
chủ nghĩa ở Việt Nam. Để thành công, 
Đảng ta vừa phải đứng vững trên lập 
trường lý luận Mác - Lênin, tư tưởng 
Hồ Chí Minh, vừa phải kế thừa được 
những thành quả xây dựng nhà nước 
pháp quyền đã có trên thế giới, đồng 
thời phải xuất phát từ thực tiễn cách 
mạng Việt Nam. Nhà nước pháp quyền 
xã hội chủ nghĩa, theo quan niệm của 
Đảng ta, là nội dung trọng tâm, trụ cột 
của hệ thống chính trị; là công cụ thực 
hiện quyền lực của nhân dân. Nhà 
nước Việt Nam được xây dựng theo 
nguyên tắc Nhà nước pháp quyền xã 
hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân 
và được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng 
Cộng sản. 
Quan điểm về các đặc trưng, các giá 
trị phổ quát của Nhà nước pháp quyền 
đã được Đảng ta từng bước nhận thức, 
bổ sung phát triển và hoàn thiện trên cơ 
sở nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác- 
Lênin và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí 
Minh về Nhà nước pháp quyền và căn 
cứ vào thực tiễn của đất nước. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482 
53 
Năm 1922, trong “Việt Nam yêu 
cầu ca” (được diễn ca trên cơ sở “Bản 
yêu sách của nhân dân An Nam” gửi 
đến Hội nghị Versailles năm 1919) gồm 
8 điểm, Hồ Chí Minh đã viết: 
“... 
Hai xin phép luật sửa sang, 
Người Tây người Việt hai phương 
cùng đồng. 
... 
Bảy xin hiến pháp ban hành, 
Trǎm điều phải có thần linh pháp 
quyền” [8, tr. 436-437]. 
Các yêu sách trong “Việt Nam yêu 
cầu ca” đã phản ánh rõ ràng tư tưởng của 
Hồ Chí Minh về sự cần thiết, tất yếu 
phải có hiến pháp và pháp quyền, cũng 
như mối quan hệ giữa hiến pháp và pháp 
quyền, trong đó hiến pháp là tiền đề của 
pháp quyền và các yêu sách này cũng 
chính là bước đầu yêu cầu về một nền 
pháp quyền ở Việt Nam. Tư tưởng của 
Bác cũng đã thể hiện một quan điểm 
hoàn chỉnh về yêu cầu quản lý xã hội 
theo pháp luật trong một xã hội dân chủ, 
một Nhà nước hợp hiến, theo tinh thần 
pháp quyền và thượng tôn pháp luật. 
Trên nền tảng chủ nghĩa Mác- 
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với 
những giá trị phổ biến về tư tưởng Nhà 
nước pháp quyền của nhân loại, quan 
điểm của Đảng về Nhà nước pháp 
quyền ngày càng được hoàn chỉnh, đặc 
biệt là từ sau khi đất nước ta bước vào 
công cuộc đổi mới (năm 1986) với việc 
đẩy mạnh cải cách, mở cửa, hội nhập. 
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI 
(1986) đã mở ra công cuộc đổi mới toàn 
diện đất nước, bắt đầu từ đổi mới kinh 
tế và cơ chế quản lý kinh tế. Sự kiện 
này đã tạo ra nhiều tiền đề về kinh tế xã 
hội cho sự đổi mới kiến trúc thượng 
tầng trong đó đặc biệt chú trọng việc tổ 
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước 
theo hướng xây dựng Nhà nước pháp 
quyền. Mặc dù ở giai đoạn đầu của thời 
kỳ đổi mới, khái niệm “Nhà nước pháp 
quyền” chưa được đề cập đến trong các 
văn kiện chính thức của Đảng nhưng 
những tư tưởng, nội dung của Nhà nước 
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
hiện nay chịu sự chi phối bởi những kết 
quả cụ thể của công cuộc đổi mới đất 
nước từ những năm này. 
Nhận thức về Nhà nước pháp quyền 
đã thể hiện một bước phát triển mới tại 
Đại hội VII của Đảng khi đã đề cập đến 
những nội dung thể hiện một số đặc 
trưng, yêu cầu của việc xây dựng Nhà 
nước pháp quyền. 
Trong Cương lĩnh xây dựng đất 
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa 
xã hội (1991) có nêu một số nguyên tắc 
xây dựng nhà nước như: Nhà nước định 
ra các đạo luật nhằm xác định các 
quyền công dân và quyền con người, 
quyền đi đôi với nghĩa vụ và trách 
nhiệm; Nhà nước ta phải có đủ quyền 
lực và đủ khả năng định ra luật pháp và 
tổ chức, quản lý mọi mặt đời sống xã 
hội bằng pháp luật; Nhà nước Việt 
Nam thống nhất ba quyền lập pháp, 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482 
54 
hành pháp và tư pháp, với sự phân công 
rành mạch ba quyền đó. 
Năm 1994, tại Hội nghị đại biểu 
toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, lần 
đầu tiên Đảng ta chính thức sử dụng 
thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền”. 
Trong văn kiện của Hội nghị này có đề 
ra nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp 
quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân 
dân, vì nhân dân như sau: “Tiếp tục xây 
dựng và từng bước hoàn thiện Nhà 
nước pháp quyền Việt Nam. Đó là Nhà 
nước của nhân dân, do nhân dân, vì 
nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã 
hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát 
triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 
Nhà nước pháp quyền Việt Nam được 
xây dựng trên cơ sở tăng cường, mở 
rộng khối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên 
minh giữa giai cấp công nhân với nông 
dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, 
do Đảng ta lãnh đạo” [9]. Có thể nói, 
quan điểm về Nhà nước pháp quyền thể 
hiện trong văn kiện này đã đánh dấu 
bước phát triển quan trọng, rõ nét và 
toàn diện hơn trong nhận thức của Đảng 
Cộng sản Việt Nam về Nhà nước pháp 
quyền của nhân dân, do nhân dân, vì 
nhân dân. 
Nghị quyết số 08-NQ/HNTW ngày 
23/1/1995 của Hội nghị lần thứ 8 Ban 
Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII 
về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà 
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt 
Nam không chỉ nhấn mạnh nguyên tắc 
hoạt động mà còn xác định một số biện 
pháp chủ yếu để xây dựng Nhà nước 
pháp quyền: “Tăng cường pháp chế xã 
hội chủ nghĩa; xây dựng Nhà nước pháp 
quyền Việt Nam quản lý xã hội bằng 
pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, 
nâng cao đạo đức xã hội chủ nghĩa. Nhà 
nước quản lý xã hội bằng pháp luật, 
theo pháp luật. Đó là cơ sở chủ yếu điều 
chỉnh các quan hệ cơ bản trong xã hội. 
Đồng thời coi trọng giáo dục nâng cao 
đạo đức xã hội chủ nghĩa, kết hợp biện 
pháp hành chính với giáo dục tư tưởng, 
nâng cao dân trí. Cán bộ viên chức nhà 
nước phải nêu gương đạo đức. Tăng 
cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật 
trong nhân dân, trước hết trong đảng và 
cơ quan nhà nước, làm cho mọi người 
hiểu và làm theo pháp luật” [10]. Nội 
dung này tiếp tục được khẳng định và 
làm sáng rõ hơn tại Đại hội đại biểu 
toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996). 
Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành 
Trung ương Đảng khóa VIII (1997) về 
phát huy quyền làm chủ của nhân dân, 
tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hòa 
xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, 
vững mạnh. 
Đại hội IX (2001) tiếp tục đánh dấu 
bước phát triển mới và toàn diện hơn 
của Đảng trong quan điểm về bản chất, 
chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước 
pháp quyền xã hội chủ nghĩa: Nhà nước 
ta là công cụ chủ yếu để thực hiện 
quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà 
nước pháp quyền của dân, do dân, vì 
dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, 
có sự phân công và phối hợp giữa các 
cơ quan nhà nước trong việc thực hiện 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482 
55 
các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. 
Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp 
luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công 
chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp 
hành Hiến pháp và pháp luật. 
Đến năm 2005, với việc ban hành 
đồng thời hai nghị quyết; đó là Nghị 
quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về 
Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ 
thống pháp luật Việt Nam đến năm 
2010, định hướng đến năm 2020 và 
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 
02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư 
pháp đến năm 2020 đã cho thấy nhận 
thức về Nhà nước pháp quyền của Đảng 
ta được phát triển lên một tầm cao mới 
có tính đột phá về tư duy lý luận, phù 
hợp với thực tiễn nước ta. Đến lúc 
này, Nhà nước pháp quyền, xét về cơ sở 
nhận thức và cơ sở thực tiễn, đã có chỗ 
đứng ở Việt Nam. 
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần 
thứ X (2006), Đảng đã tổng kết một 
trong những bài học lớn qua thực tiễn 
20 năm đổi mới: xây dựng Nhà nước 
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân 
là yêu cầu bức thiết của xã hội. 
Như vậy, theo quan điểm của 
Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền 
phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và 
gắn chặt với việc đổi mới tổ chức, hoạt 
động của bộ máy nhà nước; đồng thời 
gắn bó chặt chẽ với đẩy mạnh cải cách 
trên các lĩnh vực cũng như với việc đấu 
tranh phòng chống tham nhũng. Điều 
này là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn 
đặt ra của đất nước ta trong giai đoạn 
này. Theo GS. TSKH. Đào Trí Úc, tư 
tưởng của Đại hội X về xây dựng Nhà 
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của 
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân vừa 
là nội dung của mục tiêu xây dựng chủ 
nghĩa xã hội ở nước ta, vừa là con 
đường, phương thức để đi đến mục tiêu 
đó. 
Đến Đại hội thứ XI (2011), trong 
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong 
thời kỳ quá độ (được bổ sung, phát triển 
năm 2011), Đảng đã xác định một cách 
sáng rõ về mô hình xã hội xã hội chủ 
nghĩa mà nhân dân ta xây dựng dựa trên 
tám phương hướng và xây dựng Nhà 
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của 
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là 
một trong tám phương hướng cơ bản 
đó. Đồng thời ở đại hội này, các nội 
dung về bản chất, vai trò, chức năng, 
nhiệm vụ của Nhà nước pháp quyền xã 
hội chủ nghĩa đã tiếp tục được bổ sung 
và phát triển trên các phương diện: Nhà 
nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội 
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì 
nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước 
thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên 
minh giữa giai cấp công nhân với giai 
cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do 
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. 
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có 
sự phân công, phối hợp và kiểm soát 
giữa các cơ quan nhà nước trong việc 
thực hiện các quyền lập pháp, hành 
pháp, tư pháp. Như vậy, kiểm soát việc 
thực hiện các quyền lập pháp, hành 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482 
56 
pháp, tư pháp trên nguyên tắc thống 
nhất quyền lực, có sự phân công, phối 
hợp là một trong những yếu tố cơ bản 
của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ 
nghĩa ở nước ta. 
Đến Đại hội lần thứ XII, Đảng ta đã 
nêu rõ hơn những nhiệm vụ, giải pháp 
nhằm xây dựng, hoàn thiện Nhà nước 
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
trong thời gian tới. Đây là những điểm 
mới nổi bật so với các văn kiện trước 
đây của Đảng, thể hiện bước phát triển 
quan trọng trong nhận thức về mô hình 
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 
ở Việt Nam qua từng bước đi, từng giai 
đoạn phát triển: 
“Thứ nhất, Đảng cầm quyền, lãnh 
đạo Nhà nước pháp quyền xã hội chủ 
nghĩa bằng pháp luật. 
Thứ hai, hoàn thiện thể chế, chức 
năng, nhiệm vụ, phương thức và cơ chế 
vận hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của 
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 
Thứ ba, hoàn thiện tổ chức và nâng 
cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của 
bộ máy nhà nước. 
Thứ tư, Đảng xây dựng đội ngũ cán 
bộ, công chức trong điều kiện phát triển 
kinh tế thị trường định hướng xã hội 
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [11]. 
Như vậy, trên cơ sở nhận thức một 
cách sâu sắc về nội dung và tầm trọng 
của hệ thống lý luận về nhà nước của 
chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là tư 
tưởng của V.I.Lênin, cùng với quá trình 
đổi mới và phát triển đất nước, mô hình 
và con đường xây dựng Nhà nước pháp 
quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang 
từng bước được bổ sung, phát triển, 
hoàn thiện không chỉ trên phương diện 
lý luận về khái niệm, bản chất, chức 
năng, nhiệm vụ, phương hướng và giải 
pháp mà còn được hiện thực hóa trong 
thực tiễn với sự quyết tâm và nỗ lực cao 
độ của toàn thể xã hội nhằm xây dựng 
thành công Nhà nước pháp quyền xã 
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân 
dân, vì nhân dân. 
3. Kết luận 
Trên cơ sở kế thừa tư tưởng về nhà 
nước của C.Mác và Ph.Ăng-ghen và 
cùng với thực tiễn xây dựng Nhà nước 
chuyên chính vô sản ở Liên Xô, 
V.I.Lênin đã kế thừa, phát triển và làm 
phong phú thêm hệ thống lý luận lý 
luận về nhà nước trên nhiều phương 
diện: định nghĩa, nguồn gốc, bản chất, 
chức năng và vai trò của nhà nước. 
Những đóng góp to lớn của V.I.Lênin 
đối với lý luận về nhà nước không chỉ 
làm sáng tỏ những quan điểm căn bản 
của các nhà kinh điển C.Mác và 
Ph.Ăng-ghen, đem lại vũ khí lý luận sắc 
bén cho giai cấp công nhân trong sự 
nghiệp đấu tranh giành lấy, tổ chức và 
thực thi quyền lực nhà nước, cũng như 
đấu tranh chống lại mọi âm mưu hòng 
xuyên tạc, bẻ cong và nhằm bác bỏ lý 
luận mác xít về nhà nước; mà còn là cơ 
sở lý luận để Đảng Cộng sản Việt Nam 
kế thừa, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn 
đất nước nhằm thực hiện thắng lợi sự 
nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền 
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482 
57 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. V.I. Lênin (1976), Toàn tập, tập 34, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mát-xcơ-va 
2. V.I. Lênin (1980), Toàn tập, tập 21, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mát-xcơ-va 
3. V.I. Lênin (1976), Toàn tập, tập 33, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mát-xcơ-va 
4. V.I. Lênin (1981), Toàn tập, tập 31, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mát-xcơ-va 
5. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 43, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mát-xcơ-va 
6. V.I. Lênin (1976), Toàn tập, tập 37, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mát-xcơ-va 
7. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 33, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mát-xcơ-va 
8. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 1, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 
9. “Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII”, 
ghi_dai_bieu_toan_quoc_giua_nhiem ky_khoa_VII_20_25_1_1994 
10. “Nghị quyết số 08-NQ/HNTW ngày 23/1/1995 của Hội nghị lần thứ tám Ban 
Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII”, www.dangcongsan.vn 
11. TS. Dương Quang Hiển (2017), “Quan điểm Đại hội XII của Đảng về xây 
dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, 
cua_Dang_ve_xay_dung_va_hoan_thien_Nha_nuoc_phap_quyen_xa_hoi_chu_nghia 
(01/03/2018) 
V.I. LENIN’S VIEWS ON THE STATE AND THE APPLICATION OF 
THE VIETNAM COMMUNIST PARTY IN THE PROCESS OF BUILDING 
A SOCIALIST RULE-OF-LAW STATE IN OUR COUNTRY TODAY 
ABSTRACT 
V.I.Lenin’s notion of the state is the inheritance, protection, development and 
enrichment of the theoretical system of Marxism-Leninism on the state, which 
provides a sharp theoretical weapon for the working class in the struggle to 
eradicate all exploitation and to build a new perfect social regime - socialist society. 
Studying V.I. Lenin's system of views on the state is particularly important in both 
terms of theory and practice on building the socialist rule – of- law state in Vietnam 
today. 
Keywords: State, the socialist rule - of - law state in Vietnam 
(Received: 3/1/2018, Revised: 19/3/2018, Accepted for publication: 28/5/2018) 

File đính kèm:

  • pdfquan_diem_cua_v_i_lenin_ve_nha_nuoc_va_su_van_dung_cua_dang.pdf