Quan điểm của đảng về động lực phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới

Động lực phát triển cách mạng một là nội dung cơ bản trong lý luận chủ nghĩa Mác -

Lênin. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của xã hội. Cách mạng xã hội

chủ nghĩa với mục đích giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động ra khỏi tình trạng

áp bức bóc lột. Do vậy, nó thu hút sự tham gia đông đảo của giai cấp công nhân và tầng lớp

nhân dân lao động, tạo thành những động lực to lớn của cách mạng. Dưới ánh sáng chủ nghĩa

Mác - Lênin, trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam ngày

càng nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về động lực phát triển xã hội, luôn coi con người vừa là

mục tiêu, vừa là động lực phát triển xã hội. Tuy nhiên, con người phải được đặt ở vị trí trung

tâm trong giải quyết các nhân tố: Kết hợp hài hòa các lợi ích; phát huy lòng yêu nước, tinh

thần dân tộc; phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy nhân tố con

người; đổi mới tư duy, đổi mới tổ chức, cơ chế, chính sách. tạo thành động lực tổng hợp thúc

đẩy sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay.

 

pdf 8 trang kimcuc 20820
Bạn đang xem tài liệu "Quan điểm của đảng về động lực phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan điểm của đảng về động lực phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới

Quan điểm của đảng về động lực phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới
TẠP CHÍ KHOA HỌC 
Khoa học Xã hội, Số 11 (12/2017) tr. 35 - 42 
35 
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƢỚC 
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 
Nguyễn Mạnh Chủng5 
Trƣờng Đại học Chính trị - Bộ Quốc phòng 
Tóm tắt: Động lực phát triển đất nước là những nhân tố thúc đẩy cá nhân và tập thể hành động, là nội 
dung quan trọng luôn được Đảng Cộng sản Việt Nam đề cập trong nhiều kỳ Đại hội. Để khái quát một cách có 
hệ thống quan điểm của Đảng về động lực phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới, tác giả đã phân tích: Quan 
điểm của Đảng về động lực phát triển đất nước qua các kỳ Đại hội từ năm 1986 đến nay. Trên cơ sở đó, bài viết 
cũng chỉ ra vị trí, vai trò của các động lực tạo thành một hệ tổng động lực thúc đẩy sự nghiệp đổi mới và hội 
nhập ở Việt Nam hiện nay. 
Từ khóa: Quan điểm của Đảng, Động lực phát triển, Thời kỳ đổi mới. 
1. Đặt vấn đề 
Động lực phát triển cách mạng một là nội dung cơ bản trong lý luận chủ nghĩa Mác - 
Lênin. Con ngƣời vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của xã hội. Cách mạng xã hội 
chủ nghĩa với mục đích giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động ra khỏi tình trạng 
áp bức bóc lột. Do vậy, nó thu hút sự tham gia đông đảo của giai cấp công nhân và tầng lớp 
nhân dân lao động, tạo thành những động lực to lớn của cách mạng. Dƣới ánh sáng chủ nghĩa 
Mác - Lênin, trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 
càng nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về động lực phát triển xã hội, luôn coi con ngƣời vừa là 
mục tiêu, vừa là động lực phát triển xã hội. Tuy nhiên, con ngƣời phải đƣợc đặt ở vị trí trung 
tâm trong giải quyết các nhân tố: Kết hợp hài hòa các lợi ích; phát huy lòng yêu nƣớc, tinh 
thần dân tộc; phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy nhân tố con 
ngƣời; đổi mới tƣ duy, đổi mới tổ chức, cơ chế, chính sách... tạo thành động lực tổng hợp thúc 
đẩy sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế ở nƣớc ta hiện nay. 
2. Nội dung 
2.1. Quan điểm của Đảng về động lực phát triển đất nước qua các kỳ Đại hội từ năm 1986 
đến nay 
Trong lĩnh vực xã hội, động lực là nhân tố thúc đẩy con ngƣời (cá nhân, tập thể) hành 
động. Thiếu động lực, con ngƣời sẽ trở thành trì trệ, kém năng động, hiệu quả hoạt động thấp. 
Động lực phát triển xã hội là những nhân tố thúc đẩy xã hội phát triển trong một thời kỳ nhất 
định, có động lực diễn ra trong một thời gian tƣơng đối dài (đấu tranh giai cấp trong xã hội có 
đối kháng giai cấp) nhƣng cũng có những động lực chỉ diễn ra trong thời gian ngắn (thí dụ 
nhu cầu giành độc lập dân tộc). Nhận thức động lực phát triển xã hội phải căn cứ vào các điều 
kiện cụ thể, khách quan; việc xác định đúng động lực là cơ sở khoa học để giai cấp cầm quyền 
chủ động tạo ra các nhân tố đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nƣớc. 
5Ngày nhận bài: 3/4/2017. Ngày nhận đăng: 5/12/2017 
Liên lạc: Nguyễn Mạnh Chủng, e - mail: manhchung1975@gmail.com 
36 
Trƣớc đổi mới, Đảng ta đã nhận thức động lực chủ yếu của sự phát triển đất nƣớc là đấu 
tranh giai cấp. Xác định động lực nhƣ vậy là phù hợp với thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ 
nhân dân. Tuy nhiên, khi điều kiện đất nƣớc đã thay đổi, thì nhận thức nhƣ vậy chƣa thật phù 
hợp, dẫn đến những sai lầm, kìm hãm sự phát triển đất nƣớc. 
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã có những nhận thức mới và xác định rõ quan điểm về 
những động lực phát triển đất nƣớc. 
Bƣớc vào thời kỳ đổi mới toàn diện đất nƣớc, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI 
(1986), đánh dấu bƣớc chuyển quan trọng trong tƣ duy lý luận của Đảng. Một trong những tƣ 
tƣởng lớn bao trùm và xuyên suốt đƣờng lối đổi mới do Đại hội VI đề ra là tƣ tƣởng Giải 
phóng sức sản xuất, giải phóng ý thức, tinh thần và mọi tiềm năng của xã hội để đổi mới toàn 
diện trên các lĩnh vực của đời sống gắn liền với cuộc vận động dân chủ hóa xã hội. 
Để thực hiện sự giải phóng ấy, Đảng đã nhấn mạnh tới lợi ích kinh tế, vật chất của cá 
nhân ngƣời lao động, đặc biệt lợi ích của nông dân và hộ nông dân trong lĩnh vực kinh tế 
nông nghiệp trên địa bàn nông thôn với quan điểm: “phải đổi mới cơ chế quản lý kinh tế với 
nội dung chủ yếu là xóa bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, sửa đổi các chính sách đòn bẩy kinh 
tế, hình thành cơ chế kế hoạch hóa theo phƣơng thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa 
đúng nguyên tắc tập trung dân chủ” [5], tạo ra động lực mới để phát triển đất nƣớc. 
Nhƣ vậy, có thể xem đây là sự khởi đầu của bƣớc chuyển từ tƣ duy kinh tế hiện vật, kế 
hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế hàng hóa, thị trƣờng và dân chủ hóa, chú 
trọng vào những đòn bẩy kinh tế để kích thích tính tích cực, chủ động của ngƣời lao động, sản 
xuất kinh doanh. Tƣ tƣởng ấy thể hiện quan điểm thực tiễn - đời sống, coi trọng những tiền đề 
hiện thực để đi tới xã hội chủ nghĩa, mà mọi tiền đề đều xuất phát từ ngƣời lao động, nhằm đảm 
bảo đời sống và sự tồn tại hiện thực của mỗi ngƣời bằng những nhu cầu, lợi ích thƣờng nhật 
hằng ngày. Đổi mới nhƣ một đƣờng lối chiến lƣợc của phát triển, sở dĩ nhanh chóng đi vào cuộc 
sống bởi nó đáp ứng đúng những nguyện vọng bức xúc, những đòi hỏi chính đáng của mọi 
ngƣời dân và mọi tầng lớp nhân dân, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển đất nƣớc. 
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991), Đại hội đã thông qua Cƣơng lĩnh xây 
dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong văn kiện quan trọng này, câu 
trả lời “chủ nghĩa xã hội là gì?”, “xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng là một xã hội 
nhƣ thế nào?” đã lần đầu tiên đƣợc đề cập tới một cách có hệ thống dƣới hình thức luận đề, 
xác định sáu đặc trƣng của xã hội chủ nghĩa và bẩy phƣơng hƣớng xây dựng chủ nghĩa xã hội 
ở nƣớc ta. 
Sáu đặc trƣơng đó chính là dấu hiệu (đặc điểm, tiêu chí) nhận biết bản chất - mục tiêu - 
động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam do Đảng nêu ra, xuất phát từ thực tiễn đổi mới. 
Nhận thức sáu đặc trƣng này trƣớc hết là nhận thức đƣợc những thuộc tính bản chất của chủ 
nghĩa xã hội. Bản chất ấy cũng đồng thời nói lên tính định hƣớng, tức là mục tiêu mà chủ 
nghĩa xã hội vƣơn tới, nhƣng đồng thời cũng là động lực và các nhân tố động lực thúc đẩy sự 
hình thành và phát triển chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta thông qua các đặc trƣng, hoặc trực tiếp 
hoặc gián tiếp. Trong đó Đại hội nhấn mạnh: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là một mục tiêu 
vừa là một động lực của công cuộc đổi mới xã hội ở nước ta” [2]. 
37 
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), Đại hội đƣa đất nƣớc ta tiến vào thời kỳ 
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Trên sơ sở tổng kết 10 năm đổi mới, Đảng 
đã rút ra một trong những nguyên nhân trọng yếu dẫn đến thành công của Đảng trong hoạch 
định và thực hiện đƣờng lối đổi mới: “Chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của 
nhân dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Cũng do nhân dân hưởng 
ứng đường lối đổi mới, dũng cảm phấn đấu, vượt qua biết bao khó khăn, thử thách mà công 
cuộc đổi mới đạt được những thành tựu hôm nay” [5]. 
Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nƣớc ta trở 
thành nƣớc công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại. Đại hội VIII tiếp tục khẳng định 
quan điểm lại quan điểm Đại hội VII và bổ sung”khoa học và công nghệ là động lực của công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa” [5] Quan điểm này một lần nữa đƣợc nhấn mạnh tại Đại hội lần thứ 
IX: “phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục đào tạo là quốc sách 
hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [5]; 
“xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc 
đẩy kinh tế - xã hội” [5]. Tuy nhiên “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết 
toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết 
hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của 
các thành phần kinh tế của xã hội” [4]. 
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), Đại hội tổng kết 20 năm đổi mới, rút ra 
những bài học lớn trong đó “phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức khai thác ngoại lực, kết 
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới” [6], là một bài học quan 
trọng. Đồng thời chỉ rõ: “Đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với 
giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược 
nhất quán của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý 
nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [6]. 
Quan điểm này đƣợc tiếp tục khẳng định ở Đại hội XI (2011): “Đại đoàn kết dân tộc là đường 
lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố 
có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [7]. 
Trong đó lấy mục tiêu xây dựng một nƣớc Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất toàn vẹn 
lãnh thổ, dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tƣơng đồng để tập 
hợp đoàn kết mọi ngƣời vào mặt trận chung, tăng cƣờng đồng thuận xã hội. 
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (2016), trên cơ sở kế thừa và phát huy những 
thành tựu, bài học kinh nghiệm của 30 năm đổi mới. Đại hội chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới tư duy, 
hoàn thiện cơ chế chính sách, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc nhằm khơi dậy 
mọi tiềm năng và nguồn lực của đất nước, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền 
vững. Nhận thức đúng và xử lý tốt các nhân tố tạo thành động lực tổng hợp để đổi mới và hội 
nhập” [8]. Theo đó, Đại hội xác định động lực phát triển đất nƣớc hiện nay bao gồm: “kết hợp 
hài hoà các lợi ích; phát huy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc; phát huy dân chủ, sức mạnh 
đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy nhân tố con người;...” [8]. 
38 
Nhƣ vậy, động lực phát triển đất nƣớc ở Đại hội XII đƣợc tiếp cận một cách toàn diện 
và hệ thống hơn. Hiểu rõ động lực phát triển xã hội của nƣớc ta hiện nay, bao gồm cả hệ 
thống, thể hiện trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Mỗi động lực có vị trí 
và vai trò độc lập tƣơng đối, tạo thành một tổng hợp lực thúc đẩy đất nƣớc phát triển nhanh và 
bền vững trong giai đoạn hiện nay. 
2.2. Vị trí, vai trò của các động lực thúc đẩy sự nghiệp đổi mới và hội nhập ở Việt Nam 
hiện nay 
Một là, động lực lợi ích. Vấn đề lợi ích với tƣ cách là tiêu điểm cơ bản nhất, then chốt 
nhất, quyết định nhất trong mọi mối quan hệ giai cấp, dân tộc, tôn giáo, quốc gia và quốc tế, 
làm thƣớc đo hiệu quả việc thực hiện chiến lƣợc Đại đoàn kết, trực tiếp tạo động lực cho đổi 
mới và hội nhập. 
Sự phát triển của xã hội là kết quả của những hoạt động có ý thức của con ngƣời đang 
theo đuổi những lợi ích nhất định. Theo đó, lợi ích là một động lực giữ vai trò đặc biệt quan 
trọng trong hoạt động của con ngƣời và trong sự phát triển xã hội. Lợi ích bao gồm cả lợi ích 
vật chất và lợi ích tinh thần, lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị, lợi ích cá nhân và lợi ích tập 
thể... Lợi ích riêng, lợi ích vật chất là động lực trực tiếp cho mọi hoạt động của con ngƣời. 
Con ngƣời ở bất kỳ thời đại nào cũng hoạt động trƣớc hết cho lợi ích của bản thân mình. 
Lợi ích cá nhân đóng vai trò trực tiếp, cơ sở cho mọi hoạt động tự giác, hoạt động tích cực của 
con ngƣời; là nhân tố quyết định trƣớc hết, là cơ sở để thực hiện lợi ích xã hội. Lợi ích chung 
của xã hội đƣợc thực hiện thông qua lợi ích của mỗi cá nhân, cộng đồng cụ thể, có ý nghĩa 
hƣớng vào giải quyết những nhu cầu chung của nhiều thành viên hợp lại thành cộng đồng xã 
hội, đóng vai trò là điều kiện và định hƣớng cho việc thực hiện lợi ích cá nhân. 
Vì thế, hiện nay để tạo động lực cho sự phát triển đất nƣớc, cần phải có cơ chế và chính 
sách giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích. Kết hợp hài hòa lợi ích chung và lợi ích riêng, lợi ích 
cá nhân, tập thể và Nhà nƣớc ...; quan tâm lợi ích thiết thân của ngƣời lao động; bảo đảm lợi 
ích và phƣơng thức thực hiện lợi ích công bằng, hợp lý cho mọi ngƣời, cho chủ thể, nhất là lợi 
ích kinh tế. Đồng thời, kiên quyết đấu tranh chống các lợi ích bất chính, phi pháp, “lợi ích 
nhóm”. Hiện nay Đảng và Nhà nƣớc ta đã có những chủ trƣơng, chính sách, pháp luật phù 
hợp trong giải quyết vấn đề lợi ích. Điều 32, Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền 
sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần 
vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. Quyền sở hữu tư nhân và 
quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ” [1]. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “giải 
quyết hài hoà quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp 
pháp, chính đáng của nhân dân; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của 
nhân dân. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì 
lợi ích của nhân dân” [8]. Đồng thời “Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ 
sở các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, bình đẳng cùng có lợi” trong quan hệ 
quốc tế. 
39 
Với quan điểm trên, Đảng đã giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng 
đồng, xã hội, giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, giữa quốc gia và quốc tế một cách phù hợp, 
đúng mức và cần thiết. 
Hai là, động lực dân chủ. Dân chủ xã hội chủ nghĩa đƣợc coi là bản chất của chế độ xã 
hội chủ nghĩa ở nƣớc ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và 
bảo vệ Tổ quốc. 
Dân chủ là một động lực to lớn, có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ cá nhân và cộng đồng. 
Điều đó thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, nhân dân lao động đƣợc làm chủ, phát huy cao độ tính tích 
cực, tự giác của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nƣớc; thứ hai, sức lao động 
đƣợc giải phóng, mọi tiềm năng của đất nƣớc đƣợc phát huy, tạo nên sức mạnh tổng hợp to 
lớn cho sự phát triển đất nƣớc. 
Trong điều kiện đất nƣớc hiện nay, có xây dựng, thực hiện dân chủ mới phát huy hết 
tiềm năng sáng tạo, động viên tính tích cực, chủ động của nhân dân vào giải quyết các vấn đề 
phát sinh từ thực tiễn, huy động đƣợc mọi tiềm lực của đất nƣớc cho sự nghiệp xây dựng và 
bảo vệ Tổ quốc. Trong điều kiện một đảng cầm quyền, phát huy dân chủ còn là một trong 
những giải pháp làm trong sạch bộ máy nhà nƣớc, ngăn ngừa nguy cơ lạm quyền, độc quyền. 
Thực hiện dân chủ phải bảo đảm tốt các quyền con ngƣời, quyền công dân đƣợc ghi trong 
Hiến pháp năm 2013; đẩy mạnh thực hiện dân chủ trong toàn xã hội, trƣớc hết là dân chủ 
trong Đảng; dân chủ phải gắn với kỷ luật, kỷ cƣơng, đề cao tinh thần thƣợng tôn pháp luật; 
“Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã 
hội. Bảo đảm nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra quyết định liên quan 
đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân” [8]. Thực hiện tốt phƣơng châm “Dân biết, dân bàn, 
dân làm, dân kiểm tra” [8]. 
Ba là, động lực lòng yêu nước, tinh thần dân tộc. 
Lòng yêu nƣớc, tinh thần dân tộc là một giá trị bền vững, là nhân tố quan trọng hàng 
đầu tác động sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần và đã trở thành truyền thống, bản lĩnh 
Việt Nam trong suốt quá trình hình thành và phát triển của dân tộc qua các thời kỳ lịch sử; là 
cơ sở vững chắc gắn kết khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp xây 
dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
Sức mạnh của lòng yêu nƣớc, tinh thần dân tộc nếu đƣợc nhân lên trong giai đoạn hiện 
nay, sẽ giúp thực lực quốc gia Việt Nam mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực. Về chính trị, yêu nƣớc 
giúp toàn dân xây dựng khối đại đoàn kết để phát triển đất nƣớc; sẵn sàng đƣơng đầu mọi khó 
khăn, thách thức cả bên trong lẫn bên ngoài... Về kinh tế, yêu nƣớc gắn với yêu đồng bào là 
phấn đấu phát triển kinh tế vì lợi ích cộng đồng, quốc gia; ƣu tiên dùng hàng Việt Nam cũng 
là thúc đẩy nền sản xuất trong nƣớc phát triển... Về văn hóa, đó là bảo tồn và phát huy bản sắc 
văn hóa dân tộc; là sống nghĩa tình với nhau, xứng với hai chữ “đồng bào”; tiếp thu một cách 
chủ động và lành mạnh các giá trị văn hóa của nhân loại,... Về đối ngoại, tinh thần yêu nƣớc 
góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trƣờng quốc tế... Trong báo cáo tổng kết 30 năm đổi 
mới Đảng đã chỉ rõ: “Hơn bao giờ hết, phải phát huy cao độ lòng yêu nước, ý thức tự hào, tự 
40 
tôn dân tộc, nêu cao ý chí và bản lĩnh dân tộc, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn 
vẹn lãnh thổ, đoàn kết toàn Đảng, toàn dân vì sự phát triển đất nước”[9]. 
Bốn là, động sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân 
tộc là động viên đến mức cao nhất sức mạnh của tất cả các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn 
giáo, mọi giới, mọi lứa tuổi, ngƣời trong Đảng và ngƣời ngoài Đảng, đồng bào trong nƣớc và 
ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài để xây dựng và phát triển đất nƣớc. 
Đại đoàn kết toàn dân tộc đƣợc coi là động lực chủ yếu bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp 
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, sức mạnh 
của nhân dân đƣợc nâng lên khi đƣợc quy tụ, tổ chức, có sự lãnh đạo thống nhất, sự nỗ lực 
của mỗi thành viên hƣớng vào cùng một mục tiêu. 
Mẫu số chung quy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay là nhằm hƣớng tới 
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Cái đứng trên tất cả các giai cấp, tầng lớp, gia đình, cá 
nhân... là nền độc lập, tự do của Tổ quốc gắn chặt với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và 
bảo vệ Tổ quốc dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Giải quyết một cách hài hoà quan hệ giữa nƣớc ta 
với các nƣớc theo tinh thần tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội 
bộ của nhau, các bên cùng có lợi, “không gây thù oán với một ai”, nhƣ Bác Hồ chỉ rõ. Tất cả 
phải vì sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Đó chính là hình 
thức mới, là nội dung và tính chất của cuộc đấu tranh giai cấp ở nƣớc ta hiện nay. Nói khái 
quát, thực hiện đại đoàn kết hiện nay chính là sự tập hợp và giải quyết thành công mọi nhân tố 
với mọi mối quan hệ khác nhau trong sự thống nhất, quy tụ tất cả các lợi ích khác nhau bằng 
sự tƣơng đồng để đƣa đất nƣớc phát triển đúng hƣớng xã hội chủ nghĩa nhanh, mạnh và bền 
vững. Sự thống nhất đó, là nền độc lập tự do của dân tộc; điểm tƣơng đồng đó, là sinh mệnh 
của chủ nghĩa xã hội. Vì thế, Đại hội XII, Đảng tiếp tục khẳng định: cơ sở để xây dựng khối 
đại đoàn kết toàn dân tộc là vì “mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, 
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm 
tương đồng; tôn trọng sự khác biệt không trái với lợi ích quốc gia - dân tộc” [8]. Đồng thời 
“giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích 
hợp pháp chính đáng của nhân dân”[8]. 
Năm là, động lực văn hóa mà trung tâm, cốt lõi là phát huy nhân tố con người. 
Con ngƣời có trí tuệ, năng lực, sáng tạo, có phẩm chất đạo đức, nhân cách, trung thực 
nhân ái. Đây là cốt văn hóa, tạo ra động lực nội sinh quan trọng của quá trình phát triển. 
Văn hóa là động lực phát triển xã hội vì: Một mặt, văn hóa liên quan đến phát triển con 
ngƣời, môi trƣờng xã hội. Một đất nƣớc không thể phát triển bền vững nếu những con ngƣời, 
cộng đồng xã hội thiếu văn hóa (học vấn, nhân cách, lối sống... phù hợp với chuẩn mực của 
xã hội, thời đại). Mặt khác, văn hóa là sự phản ánh, kết tinh truyền thống dân tộc, chiều dài 
lịch sử: “Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên 
cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và 
tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới... Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm 
hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc” [3] . Văn hóa 
ngày nay còn là một lĩnh vực của kinh tế, phát triển văn hóa, công nghiệp văn hóa là một 
41 
ngành sản xuất mang lại lợi nhuận cao. Suy đến cùng, mọi sự phát triển đều phải hƣớng đến 
cá nhân và cộng đồng với những chuẩn mực nhân văn, tiến bộ (con ngƣời, xã hội văn hóa). 
Do đó, Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát 
triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân 
chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức 
mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì 
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [8]. 
Sáu là, tiếp tục đổi mới tư duy, đổi mới tổ chức, cơ chế, chính sách, tạo môi trường 
thuận lợi, quản lý kinh tế - xã hội một cách khoa học, minh bạch và đề cao trách nhiệm giải 
trình, để đất nước phát triển nhanh và bền vững. Kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vƣớng 
mắc nhằm khơi dậy mọi tiềm năng của đất nƣớc, xóa bỏ các rào cản, cơ chế kìm hãm sản xuất 
kinh doanh để huy động các nguồn lực vật chất tinh thần trong nhân dân. Tinh thần đổi mới 
và phát triển đƣợc Đại hội XII đề cập với quan điểm: Xây dựng một nhà nƣớc của dân, do 
dân, vì dân, một nhà nƣớc kiến tạo và phát triển, một nhà nƣớc phục vụ, “Mọi đường lối chủ 
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền 
và lợi ích chính đáng của người dân...” [8]. 
Các động lực trên tạo thành một hệ động lực tổng hợp tác động lẫn nhau, thúc đẩy tiến 
trình đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nƣớc, trong đó, đổi mới và hội nhập quốc tế là động 
lực tổng quát thúc đẩy sự phát triển đất nƣớc nhanh và bền vững hiện nay. 
3. Kết luận 
Nhƣ vậy, nhận thức đúng động lực để phát triển đất nƣớc luôn đƣợc Đảng Cộng sản 
Việt Nam quan tâm, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nƣớc. Đảng ngày càng nhận 
thức đúng các nhân tố động lực, tạo thành động lực tổng hợp cho sự phát triển đất nƣớc, nhằm 
hƣớng tới xây dựng một nƣớc Việt Nam “Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, 
văn minh”. 
Tuy nhiên, nhìn lại kết quả 30 năm đổi mới cho thấy, so với mục tiêu, nhiệm vụ chiến 
lƣợc Đảng đã đề ra, công sức và nguồn lực đất nƣớc, các cơ hội mà chúng ta có thể tranh thủ 
đƣợc... thì những gì đã đạt đƣợc còn rất khiêm tốn. Việt Nam đang đứng trƣớc những thách 
thức lớn phía trƣớc, trong khi đó, xét trên nhiều phƣơng diện, khả năng đối phó còn nhiều hạn 
chế. Để đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của thực tiễn hiện nay, phải nhận thức và phát huy tốt hơn 
nữa các động lực, ngăn ngừa, đẩy lùi các trở lực, bắt đầu từ xây dựng và vận hành có hiệu quả 
một thể chế chính trị dân chủ, thực hiện công bằng xã hội, phát huy mọi nguồn lực, tiềm năng 
sáng tạo của nhân dân. Từ đó làm nên sức mạnh vật chất và tinh thần của đất nƣớc thực hiện 
thắng lợi sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013). Nhà xuất bản Chính trị 
quốc gia, Hà Nội. 
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam (1991). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Nhà 
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
42 
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam (1998). Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung 
ƣơng khóa VIII. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2001). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nhà 
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[5] Đảng Cộng sản Việt Nam (2005). Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ Đổi mới (Đại hội VI, 
VII, VIII, IX). Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[6] Đảng Cộng sản Việt Nam (2006). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nhà 
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[7] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nhà 
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[8] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn 
 phòng Trung ƣơng Đảng, Hà Nội. 
[9] Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành trung ƣơng Đảng, Ban chỉ đạo tổng kết 
(2016). Báo cáo tổng kết một vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986 -
2016). Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[10] Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2011). Quá trình đổi mới tƣ 
duy lý luận của Đảng từ năm 1986 đến nay. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
THE COMMUNIST PARTY’S VIEWPOINT ON THE MOTIVATION FOR 
DEVELOPING THE COUNTRY IN THE PERIOD INNOVATION 
Nguyen Manh Chung 
 Politics University Ministry of national defence 
Abstract: Motivation for the development of the country are essential factors for individual and collective 
actions. It is an important content and frequently mentioned by the Communist Party of Vietnam in many 
congresses. To systematically outline the viewpoints of the Party on the dynamics of national development in the 
renovation period, the author has analyzed the Communist Party's viewpoint on motivation for national 
development through congresses from 1986 to present. On that basis, the article also indicates the status and the 
role of motivatiom in constituting general strengths for promoting the innovation and international integration 
of Vietnam at present. 
Keywords: Communist Party’s viewpoint, Development motivation, Reform period. 

File đính kèm:

  • pdfquan_diem_cua_dang_ve_dong_luc_phat_trien_dat_nuoc_trong_tho.pdf