Quan điểm của đảng cộng sản Việt Nam về vai trò và tiêu chuẩn của cán bộ cấp chiến lược đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước hiện nay

Thực tiễn công cuộc đổi mới ở Việt

Nam hơn 30 năm qua đã chứng minh

rằng: “Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu

và sự trong sạch, vững mạnh của Đảng

là nhân tố quyết định thắng lợi của sự

nghiệp đổi mới” [1, tr. 252]. Năng lực

lãnh đạo, sức chiến đấu, uy tín, danh dự

của Đảng được thể hiện không chỉ

thông qua tầm lý luận, chiến lược, năng

lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện

mà còn ở phẩm chất, năng lực, uy tín,

phong cách làm việc, thái độ phụng sự

Tổ quốc, phục vụ nhân dân của đội ngũ

cán bộ, đảng viên. Cán bộ, nhất là cán

bộ cấp chiến lược là “cái gốc của mọi

việc” [2, tr. 309], là nhân tố hàng đầu

quyết định sự thành bại của cách mạng

Việt Nam. Với ý nghĩa đó, xây dựng,

bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ cấp

chiến lược đảm bảo về số lượng, chất

lượng và cơ cấu được Đảng ta xác định

là “nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là

công việc hệ trọng của Đảng” [3, tr. 121]

và của cả hệ thống chính trị.

pdf 9 trang kimcuc 20060
Bạn đang xem tài liệu "Quan điểm của đảng cộng sản Việt Nam về vai trò và tiêu chuẩn của cán bộ cấp chiến lược đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan điểm của đảng cộng sản Việt Nam về vai trò và tiêu chuẩn của cán bộ cấp chiến lược đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước hiện nay

Quan điểm của đảng cộng sản Việt Nam về vai trò và tiêu chuẩn của cán bộ cấp chiến lược đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước hiện nay
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 17 - 2020 ISSN 2354-1482 
55 
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ VAI TRÒ 
VÀ TIÊU CHUẨN CỦA CÁN BỘ CẤP CHIẾN LƯỢC 
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY 
Phạm Thị Minh Nguyệt
1 
TÓM TẮT 
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ 
phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ là công việc hệ trọng của Đảng. 
Do đó, vai trò và tiêu chuẩn của người cán bộ cấp chiến lược cần phải được xem xét, 
nghiên cứu, xác định thật rõ ràng, chặt chẽ. Đó chính là cơ sở để đào tạo, bồi 
dưỡng, xây dựng và phát triển một đội ngũ cán bộ thực sự tiêu biểu về mọi mặt, “đủ 
sức lãnh đạo” vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 
Từ khóa: Vai trò, tiêu chuẩn, cán bộ cấp chiến lược 
1. Mở đầu 
Thực tiễn công cuộc đổi mới ở Việt 
Nam hơn 30 năm qua đã chứng minh 
rằng: “Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu 
và sự trong sạch, vững mạnh của Đảng 
là nhân tố quyết định thắng lợi của sự 
nghiệp đổi mới” [1, tr. 252]. Năng lực 
lãnh đạo, sức chiến đấu, uy tín, danh dự 
của Đảng được thể hiện không chỉ 
thông qua tầm lý luận, chiến lược, năng 
lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện 
mà còn ở phẩm chất, năng lực, uy tín, 
phong cách làm việc, thái độ phụng sự 
Tổ quốc, phục vụ nhân dân của đội ngũ 
cán bộ, đảng viên. Cán bộ, nhất là cán 
bộ cấp chiến lược là “cái gốc của mọi 
việc” [2, tr. 309], là nhân tố hàng đầu 
quyết định sự thành bại của cách mạng 
Việt Nam. Với ý nghĩa đó, xây dựng, 
bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ cấp 
chiến lược đảm bảo về số lượng, chất 
lượng và cơ cấu được Đảng ta xác định 
là “nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là 
công việc hệ trọng của Đảng” [3, tr. 121] 
và của cả hệ thống chính trị. 
Trong thời kỳ đẩy mạnh công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển 
kinh tế thị trường định hướng xã hội 
chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hóa 
và hội nhập quốc tế sôi động hiện nay, 
nước ta đang có những thuận lợi, thời 
cơ và vận hội mới để đi tắt, đón đầu, 
bứt phá phát triển đi lên, song cũng 
đứng trước không ít khó khăn, nguy 
cơ, thách thức to lớn. Với tinh thần 
nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng 
sự thật, nói rõ sự thật, Đảng ta đã một 
lần nữa khẳng định bốn nguy cơ vẫn 
còn tồn tại, nhất là “tình trạng suy 
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối 
sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, 
“tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán 
bộ, đảng viên, công chức, viên chức và 
tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn 
biến phức tạp” [4, tr. 74]. Đáng lo hơn 
khi mà tình trạng này đang có xu 
hướng “tập trung vào số đảng viên có 
chức vụ trong bộ máy Nhà nước” [5]. 
Do đó đã “làm giảm sút vai trò lãnh 
đạo của Đảng; làm tổn thương tình 
cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân 
đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp 
đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế 
độ” [5]. Những vấn đề cấp bách, thời 
sự mà thực tiễn công cuộc đổi mới, xây 
dựng, phát triển và bảo vệ đất nước 
đang đặt ra hơn lúc nào hết đòi hỏi 
phải quyết tâm “tập trung xây dựng đội 
1Trường Đại học Đồng Nai 
Email: phamminhnguyet155@yahoo.com.vn 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 17 - 2020 ISSN 2354-1482 
56 
ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến 
lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín 
ngang tầm nhiệm vụ” [3, tr. 7], “đủ sức 
lãnh đạo” vì mục tiêu dân giàu, nước 
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 
2. Nội dung 
2.1. Vai trò của cán bộ cấp chiến 
lược trong sự nghiệp đổi mới đất nước 
hiện nay 
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa 
Mác - Lênin, từ thực tiễn lãnh đạo phong 
trào cách mạng, đã chỉ ra rằng: “Trong 
lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào 
giành được quyền thống trị, nếu nó 
không đào tạo ra được trong hàng ngũ 
của mình những lãnh tụ chính trị, những 
đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ 
chức và lãnh đạo phong trào,... Chúng ta 
phải đào tạo những người sẵn sàng hiến 
dâng cho cách mạng, không phải chỉ 
những buổi tối rỗi việc của họ mà tất cả 
cuộc đời của họ” [6, tr. 473-474]. Những 
“lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên 
phong” mà các ông đề cập đến đó chính 
là đội ngũ cán bộ nòng cốt, tinh hoa, 
những đại biểu ưu tú của Đảng và Nhà 
nước, có khả năng tổ chức, lãnh đạo và 
thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của 
cách mạng. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa 
Mác - Lênin, là người lãnh đạo trực tiếp 
cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã 
sớm nhận thức vị trí, vai trò đặc biệt 
quan trọng của cán bộ đối với cách 
mạng. Theo Người, “cán bộ là cái dây 
chuyền của bộ máy” [2, tr. 68], “cán bộ 
là cái gốc của mọi việc” [2, tr. 309], do 
đó để hoàn thành được trọng trách mà 
Đảng và Nhà nước giao phó đòi hỏi 
người cán bộ phải là kết tinh đồng thời 
phẩm chất và năng lực - đức và tài, hồng 
và chuyên, trong đó đức là gốc, là nền 
tảng. Suốt cả cuộc đời vì nước vì dân, 
Người luôn căn dặn Đảng và Nhà nước 
phải luôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng 
đội ngũ cán bộ “như người làm vườn 
vun trồng những cây cối quý báu. Phải 
trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi 
một người có ích cho công việc chung 
của chúng ta” [7, tr. 68]. 
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch 
Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn khẳng định 
vai trò, tầm quan trọng to lớn của cán 
bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đối 
với vận mệnh của nước nhà. Sự nghiệp 
đổi mới hiện nay, bên cạnh những thời 
cơ thuận lợi, phải đối mặt với nhiều khó 
khăn, thách thức cùng với “những yêu 
cầu nhiệm vụ hết sức to lớn”. Những 
nhiệm vụ to lớn ấy có thành công hay 
không phần lớn phụ thuộc vào đội ngũ 
cán bộ, nhất là người đứng đầu. Do đó, 
tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất 
là cán bộ cấp chiến lược được coi “là 
đầu tư cho phát triển lâu dài và bền 
vững” [3, tr. 121]. 
Cán bộ cấp chiến lược là những cán 
bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước; cán bộ 
lãnh đạo chủ chốt ở các ban, bộ, ngành, 
đoàn thể ở Trung ương và địa phương 
thuộc diện quản lý của Ban Chấp hành 
Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. 
Đây là đội ngũ cán bộ tinh hoa trong 
hàng ngũ cán bộ, là những thủ lĩnh tiên 
phong trong các cơ quan Đảng và Nhà 
nước. Có thể khái quát, vị trí, tầm quan 
trọng của đội ngũ cán bộ cấp chiến lược 
qua các phương diện sau: 
Một là cán bộ cấp chiến lược là 
nhân tố nòng cốt quyết định sự thành 
bại của sự nghiệp đổi mới đất nước. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn 
mạnh: “muôn việc thành công hoặc 
thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém” 
[2, tr. 280]. Thực hiện lời dạy của 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 17 - 2020 ISSN 2354-1482 
57 
Người, trong quá trình lãnh đạo sự 
nghiệp cách mạng, đặc biệt là công 
cuộc đổi mới hiện nay, Đảng ta luôn 
khẳng định vị trí, vai trò của đội ngũ 
cán bộ, là “nhân tố quyết định sự thành 
bại của cách mạng”. Trong đội ngũ cán 
bộ, cán bộ cấp chiến lược là cán bộ trụ 
cột, đứng đầu trong các tổ chức, cơ 
quan của Đảng và Nhà nước, là lực 
lượng lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở tầm 
vĩ mô, quyết định vai trò lãnh đạo của 
Đảng và quản lý điều hành của Nhà 
nước, quyết định sức mạnh của hệ 
thống chính trị và sự phát triển của đất 
nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Về 
nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ cấp chiến 
lược trực tiếp tham gia hoạch định và 
quyết định cương lĩnh, đường lối chiến 
lược, sách lược, chủ trương lớn của 
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà 
nước, chiến lược phát triển kinh tế - xã 
hội và chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Đây 
cũng là lực lượng trực tiếp lãnh đạo, 
chỉ đạo các cơ quan nhà nước, đội ngũ 
cán bộ công chức thực hiện chức trách, 
nhiệm vụ để hiện thực hóa đường lối, 
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp 
luật của Nhà nước, đưa đất nước phát 
triển nhanh, bền vững, đúng định 
hướng xã hội chủ nghĩa. Như vậy, từ 
khâu hoạch định, xây dựng đến lãnh 
đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện và giải 
quyết các vấn đề chiến lược của Đảng, 
Nhà nước, quốc gia, dân tộc đều là 
nhiệm vụ, trọng trách của cán bộ cấp 
chiến lược. Vì lẽ đó, nếu nói cán bộ là 
nhân tố quyết định sự thành bại của 
cách mạng, thì cán bộ cấp chiến lược 
chính là nhân tố nòng cốt nhất quyết 
định thắng lợi của sự nghiệp đổi mới 
đất nước. 
Hai là cán bộ cấp chiến lược là lực 
lượng giữ v i tr qu ết định đối với sức 
mạnh củ hệ thống ch nh trị. 
Cán bộ cấp chiến lược là người 
không chỉ nắm giữ các vị trí trọng yếu 
trong hoạch định đường lối, chủ trương, 
chính sách; phân bổ các nguồn lực và 
phúc lợi mà còn có tiếng nói quyết định 
đối với công tác cán bộ, việc lựa chọn, 
đánh giá, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ cấp 
dưới nói riêng và cả hệ thống chính trị 
nói chung. Công tác cán bộ được xác 
định là công tác “rất hệ trọng và nhạy 
cảm”, “là nguyên nhân của mọi nguyên 
nhân, là gốc của mọi công việc, then 
chốt của mọi then chốt” [3, tr. 8] nhằm 
nâng cao sức mạnh của Đảng và toàn bộ 
hệ thống chính trị, “bảo đảm thực hiện 
thắng lợi nhiệm vụ chính trị, đường lối 
chính trị trong mỗi giai đoạn cách 
mạng” [3, tr. 8]. Vì vậy, trọng trách của 
cán bộ cấp chiến lược là phải chọn đúng 
người cần chọn, chọn đúng “ghế” để 
“đặt” đúng người, đúng việc. Việc khéo 
“dụng nhân” là điều kiện để cán bộ 
cống hiến, phát huy năng lực, sở 
trường, tác động mạnh mẽ, tạo được sự 
đồng thuận, tâm phục, khẩu phục đối 
với bộ phận, cán bộ thuộc quyền, phát 
huy hiệu quả hoạt động của tổ chức, 
đồng thời sẽ góp phần ngăn chặn, đẩy 
lùi sự suy thoái về tư tưởng chính 
trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng 
viên. Ngược lại, nếu vì lý do nào đó mà 
lựa chọn không đúng cán bộ, bố trí cán 
bộ không đủ phẩm chất, không đủ tầm, 
không đủ năng lực lãnh đạo hoặc để 
những phần tử cơ hội, thực dụng lọt vào 
bộ máy của hệ thống chính trị thì hậu 
quả sẽ khó lường: người giữ chức vụ 
thấp thì ít gây hậu quả, người giữ chức 
vụ càng cao thì hậu quả gây ra sẽ càng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 17 - 2020 ISSN 2354-1482 
58 
nghiêm trọng. Những cán bộ không có 
đủ phẩm chất, trình độ, năng lực thường 
dễ dao động, mất phương hướng, dễ sa 
vào chủ nghĩa cá nhân, lợi ích cục bộ, 
thậm chí còn dung túng hoặc lôi kéo 
người khác theo mình. Nguy hiểm hơn 
“sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo 
đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự 
chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, 
thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn 
lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu 
kết với các thế lực xấu, thù địch, phản 
bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng 
của Đảng và dân tộc” [5]. Với những 
phân tích trên có thể thấy, cán bộ cấp 
chiến lược là nòng cốt, là trung tâm 
lãnh đạo chỉ đạo công tác xây dựng và 
phát triển đội ngũ cán bộ cho hệ thống 
chính trị. Sự lớn mạnh của Đảng và hệ 
thống chính trị phụ thuộc vào đội ngũ 
cán bộ đảm bảo về số lượng và chất 
lượng, thật sự có tâm, có tầm, có tài, 
xứng đáng là người lãnh đạo, người đày 
tớ thật trung thành của nhân dân. 
Ba là cán bộ cấp chiến lược là 
“người thủ lĩnh” có khả năng quy tụ, 
phát huy và nhân lên sức mạnh toàn xã 
hội trong công cuộc đổi mới đất nước. 
Sức mạnh của người cán bộ lãnh 
đạo, quản lý không chỉ thể hiện ở quyền 
lực có được từ vị trí, cương vị lãnh đạo 
trong bộ máy nhà nước mà quan trọng 
hơn chính là ở sức lan tỏa, mức độ tác 
động, ảnh hưởng, khả năng quy tụ và 
nhân lên sức mạnh của tập thể cơ quan, 
đơn vị, của cộng đồng, của toàn thể 
nhân dân trong công cuộc bảo vệ, xây 
dựng và phát triển đất nước. Để tập hợp 
được lực lượng, vận động được quần 
chúng, được quần chúng tin tưởng, sẵn 
sàng tham gia và hy sinh cho sự nghiệp 
cách mạng thì đảng viên, người cán bộ 
lãnh đạo phải là tấm gương sống động, 
tiêu biểu về mọi mặt: đạo đức, nhân 
cách, lối sống, năng lực, trí tuệ; phong 
cách; bản lĩnh chính trị,... Những giá trị 
đó được kết tinh trong đạo đức công vụ, 
trong đạo đức đời thường, trong hành vi 
thường nhật, trong những cử chỉ giao 
tiếp hằng ngày, dù rất nhỏ nhưng sẽ tác 
động rất lớn đến tâm tư, tình cảm, nhiệt 
huyết, cống hiến của tất cả mọi người. 
Đối với mình, người cán bộ lãnh đạo 
không tự cao tự đại, tự mãn, kiêu ngạo, 
nêu cao tính tiên phong, gương mẫu về 
tư tưởng đạo đức lối sống, mỗi hành 
động, mỗi lời nói đều thể hiện bản chất 
tốt đẹp của người đảng viên Cộng sản, 
sẽ có sức cuốn hút, tạo được niềm tin 
của nhân dân đối với Đảng. Đối với 
người, qua giao tiếp, hành vi ứng xử với 
với nhân dân bằng tình yêu thương, 
thân ái, chân thành, khiêm tốn, đoàn 
kết, thật thà, luôn khoan dung, độ 
lượng, gần gũi với nhân dân, biết trọng 
dân, biết nghe dân nói, nói cho dân 
nghe, làm cho dân tin, người cán bộ cấp 
chiến lược là cầu nối giữa Đảng, Nhà 
nước với nhân dân theo đúng tư tưởng 
Hồ Chí Minh: là những người đem 
đường lối, chính sách của Đảng và 
Chính phủ đến với nhân dân; đồng thời 
cũng là người chỉ đạo, tổ chức và vận 
động đảng viên, các tổ chức chính trị - 
xã hội và toàn thể nhân dân thực hiện 
thắng lợi chủ trương, đường lối của 
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà 
nước. Đối với việc, sự tận tụy với công 
việc, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám 
làm, dám chịu trách nhiệm; nói đi đôi 
với làm, dĩ công vi thượng, biết “dụng 
nhân”, biết lắng nghe tập thể, tôn trọng 
tập thể phát huy trí tuệ, sức mạnh tổng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 17 - 2020 ISSN 2354-1482 
59 
hợp của tập thể và mỗi thành viên, 
người cán bộ lãnh đạo, quản lý sẽ tạo ra 
môi trường làm việc dân chủ, công 
bằng, không chỉ khuyến khích động 
viên mỗi người và cả tập thể hăng say, 
nhiệt tình lao động, hoàn thành mọi 
nhiệm vụ được giao mà còn xây dựng 
một tập thể đoàn kết, vững mạnh, tận 
tụy phục vụ nhân dân. Như vậy, cán bộ 
cấp chiến lược “đủ phẩm chất, năng lực, 
uy tín” chính là hạt nhân quy tụ, lan tỏa, 
phát huy và nhân lên sức mạnh tổng 
hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn 
xã hội trong công cuộc xây dựng và 
phát triển đất nước hiện nay. 
2.2. Những tiêu chuẩn đối với cán bộ 
cấp chiến lược trong thời kỳ mới hiện nay 
Trên cơ sở nhận thức sâu sắc về vai 
trò quyết định của cán bộ, nhất là cán bộ 
cấp chiến lược đối với sự thành bại của 
cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng công 
tác giáo dục, rèn luyện, huấn luyện cán 
bộ; xác định những yêu cầu, tiêu chuẩn 
đối với cán bộ và đưa ra hình thức, biện 
pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm 
từng bước xây dựng một đội ngũ cán bộ 
có tâm, có tầm, có tài hết lòng hết 
sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhận dân. 
Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc 
đổi mới đất nước hiện nay đặt ra yêu cầu 
cấp thiết đối với Đảng ta là phải “Xây 
dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp 
chiến lược có phẩm chất, năng lực, uy 
tín, ngang tầm nhiệm vụ; đủ về số lượng, 
có chất lượng và cơ cấu phù hợp với 
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và 
bảo vệ Tổ quốc; bảo đảm sự chuyển tiếp 
liên tục, vững vàng giữa các thế hệ, đủ 
sức lãnh đạo đưa nước ta trở thành nước 
công nghiệp theo hướng hiện đại vào 
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trở 
thành nước công nghiệp hiện đại, theo 
định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu 
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công 
bằng, văn minh, ngày càng phồn vinh, 
hạnh phúc” [8]. Công tác xây dựng đội 
ngũ cán bộ cấp chiến lược là “rất hệ 
trọng và nhạy cảm” [3, tr. 8], cần “phải 
được tiến hành thường xuyên, thận 
trọng, khoa học, chặt chẽ và hiệu quả” 
[3, tr. 121] trên cơ sở phải xác định 
những tiêu chuẩn cụ thể về cả “phẩm 
chất, năng lực và uy tín” để đảm bảo có 
thể lựa chọn ra những cán bộ cấp chiến 
lược “thực sự tiêu biểu về chính trị, tư 
tưởng, phẩm chất, năng lực, uy tín ngang 
tầm nhiệm vụ” [3, tr. 120]. 
Về phẩm chất, đây chính là “đức” 
của người cán bộ. Đạo đức chính là cái 
gốc, cái nền tảng của người cán bộ nói 
chung và cán bộ cấp chiến lược nói 
riêng. Phẩm chất ấy bao gồm hai 
phương diện: phẩm chất chính trị và 
phẩm chất đạo đức. 
Cán bộ cấp chiến lược là những 
người đại diện cho thể chế cầm quyền, 
vừa hoạch định đường lối, chiến lược 
vừa định hướng, dẫn dắt nhân dân theo 
các mục tiêu lý tưởng và mục tiêu chủ 
nghĩa xã hội. Nếu chiến lược đúng đắn 
sẽ giữ vững phương hướng cách mạng, 
giữ vững bản chất của chế độ chính trị, 
nếu sai lầm sẽ dẫn tới bất ổn, rối loạn, 
thậm chí sụp đổ cả một thể chế nhà 
nước. Bài học kinh nghiệm xương máu 
từ sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên 
Xô, sự tan rã của Liên Bang Xô viết và 
các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu 
cho thấy, “nguyên nhân cơ bản là do sai 
lầm về đường lối và việc bố trí không 
đúng cán bộ, nhất là người đứng đầu” 
[3, tr. 8]. Vì vậy, cán bộ cấp chiến lược 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 17 - 2020 ISSN 2354-1482 
60 
phải là những người thực sự tiêu biểu 
về phẩm chất chính trị, trong đó đặc 
biệt “nhấn mạnh các tiêu chuẩn về lập 
trường tư tưởng chính trị” [1, tr. 162]: 
“kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư 
tưởng Hồ Chí Minh; trung thành với 
Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; có lập 
trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị 
vững vàng; có tinh thần yêu nước; đặt 
lợi ích của Đảng, quốc gia lên trên lợi 
ích của ngành, địa phương, cơ bản, cá 
nhân; biết hy sinh vì sự nghiệp cách 
mạng của Đảng, vì độc lập, tự do của 
Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân; 
dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách 
nhiệm. Thực hiện nghiêm các nguyên 
tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, 
công khai, minh bạch, khách quan, dân 
chủ trong lãnh đạo, quản lý; chấp hành 
sự phân công của tổ chức” [3, tr. 14]. 
Cùng với những yêu cầu cao về 
phẩm chất chính trị, cán bộ cấp chiến 
lược phải là tấm gương mẫu mực, tiêu 
biểu về đạo đức cách mạng. Đạo đức 
của người cán bộ, nhất là cán bộ cấp 
chiến lược có quan hệ trực tiếp đến uy 
tín, thanh danh, chất lượng và vai trò 
lãnh đạo của Đảng, đến sự thành bại của 
công cuộc đổi mới trong tương lai, bởi 
“Mọi việc thành hay là bại, chủ chốt là 
do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách 
mạng, hay là không” [9, tr. 354]. Đạo 
đức cách mạng phải được hình thành và 
phát triển trên cơ sở chủ nghĩa Mác - 
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, phải là 
sự kết hợp giữa truyền thống đạo đức 
tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa đạo đức 
của nhân loại, giữa những giá trị chung, 
phổ biến với những giá trị riêng, đặc 
thù, mang bản sắc Việt Nam; phải gắn 
với vị trí, vai trò, sứ mệnh của người 
cán bộ và phù hợp với đặc điểm của 
từng thời kỳ phát triển của đất nước. 
Trong giai đoạn hiện nay, đạo đức của 
người cán bộ nói chung và cán bộ cấp 
chiến lược nói riêng phải thực sự nêu 
gương về “cần, kiệm, liêm, chính, chí 
công vô tư; trung thực, khiêm tốn, chân 
thành, trong sáng, giản dị. Có tinh thần 
trách nhiệm, đoàn kết, gương mẫu; 
không tham nhũng, cơ hội, vụ lợi; đấu 
tranh với các biểu hiện quan liêu, tham 
những, tiêu cực, lãng phí, cửa quyền, lợi 
ích nhóm, suy thoái về tư tưởng, chính 
trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự 
chuyển hóa; không để người thân, 
người quen lợi dụng chức vụ, quyền 
hạn của mình để trục lợi” [3, tr. 14-15]. 
Ngoài những phẩm chất trên, đội ngũ 
cán bộ cấp chiến lược đang giữ vai trò 
lãnh đạo, quản lý phải “thấm nhuần và 
thực hành đầy đủ nhân, nghĩa, trí, dũng, 
liêm” [3, tr. 15]. 
Về năng lực, đó chính là “tài” của 
người cán bộ cấp chiến lược. Tài và đức 
của người cán bộ là hai mặt không tách 
rời nhau, trong đó đạo đức là cái gốc, cái 
nền tảng, vì “có tài mà không có đức ví 
như một anh làm kinh tế tài chính rất 
giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng 
những không làm được gì ích lợi cho xã 
hội mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu 
có đức mà không có tài ví như ông Bụt 
không làm hại gì, nhưng cũng không lợi 
gì cho loài người” [10, tr. 399]. 
Trong những năm tới, như Đảng ta 
nhận định đánh giá, “tình hình thế giới 
và khu vực vẫn tiếp tục diễn biến phức 
tạp, khó lường”, “sự nghiệp cách mạng 
của Đảng và nhân dân ta vẫn đứng trước 
nhiều khó khăn, thách thức; bốn nguy cơ 
mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn còn hiện hữu, 
có mặt gay gắt hơn; tình hình an ninh, 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 17 - 2020 ISSN 2354-1482 
61 
chính trị, trật tự, an toàn xã hội vẫn tiềm 
ẩn những nhân tố dễ gây mất ổn định. Sự 
chống phá của các thế lực thù địch, phản 
động ngày càng tinh vi, nguy hiểm, phức 
tạp hơn trong điều kiện phát triển kinh tế 
thị trường, mở cửa hội nhập, sự bùng nổ 
của hệ thống thông tin truyền thông toàn 
cầu, chiến tranh mạng” [3, tr. 118-119]. 
Để vượt qua những khó khăn, thách thức 
đó, đòi hỏi ở năng lực của người cán bộ 
cấp chiến lược “phải có tư duy, tầm nhìn 
chiến lược”, “nhìn xa, trông rộng”, có 
“kiến thức, kinh nghiệm”, “khả năng 
tổ chức, quản lý, điều hành công việc” 
[3, tr. 15-16] để có thể nhận diện, am 
hiểu, phân tích, đánh giá, hoạch định, 
quyết định và giải quyết những vấn đề 
chiến lược một cách thận trọng, linh 
hoạt, hiệu quả. Tầm nhìn và tư duy chiến 
lược sắc bén, kiến thức, kinh nghiệm giúp 
cho cán bộ lãnh đạo, quản lý có khả năng 
bao quát và lý giải quy luật, xu hướng 
biến đổi phức tạp của thực tiễn, nắm bắt 
được cục diện hoạch định chiến lược có 
tính dài hạn và cốt lõi; thấu hiểu bản chất 
vấn đề trước mọi sự biến đổi khó lường 
để đưa ra những dự báo về xu hướng 
tương lai; thấu hiểu và vận dụng nhuần 
nhuyễn quan điểm toàn diện, biết lựa 
chọn vấn đề trọng tâm nhằm tạo ra đột 
phá trong phát triển; có bản lĩnh đối mặt, 
chịu áp lực và năng lực vượt qua các 
thách thức; nhạy bén nắm bắt cơ hội và 
biến thách thức thành cơ hội, tạo ra các 
đột phá chiến lược. Quá trình hiện thực 
hóa tư duy thành hành động đòi hỏi 
người cán bộ cấp chiến lược phải có 
“khả năng phát hiện những thời cơ, vận 
hội, mâu thuẫn, thách thức, hạn chế, yếu 
kém, đề ra nhiệm vụ, giải pháp có tính 
khả thi, hiệu quả để giải quyết những 
mâu thuẫn, thách thức, hạn chế, yếu kém 
đó” [3, tr. 16]. Trong hệ thống chính trị, 
ứng với mỗi vị trí, nhiệm vụ, chức vụ 
công tác đòi hỏi người cán bộ phải đáp 
ứng những tiêu chuẩn cụ thể về năng 
lực. Cán bộ lãnh đạo, quản lý có chức vụ 
càng cao, nhiệm vụ, trọng trách càng lớn 
thì đòi hỏi càng phải “có kiến thức sâu 
rộng, toàn diện không chỉ trong lĩnh vực 
phụ trách mà còn am hiểu cả các lĩnh 
vực khác, cả trong nước, quốc tế và phải 
biết cách dùng người, có khả năng phát 
huy sức mạnh tổng hợp của cán bộ cấp 
dưới quyền” [3, tr.16]. 
Về uy tín, đó chính là sự tín nhiệm, 
tôn trọng, tin tưởng, tin cậy của cán bộ, 
đảng viên và nhân dân đối với người 
cán bộ lãnh đạo, quản lý. Uy tín không 
phải tự nhiên có được mà đó là cả một 
quá trình công tác được chứng minh 
bằng hành động, công việc và kết quả 
cụ thể. Uy tín của người cán bộ, dù ở 
cương vị nào, cao hay thấp cũng đều 
được xây dựng trên cơ sở hai yếu tố cơ 
bản, đó là “đức” và “tài”, “phẩm chất 
và năng lực”. Phẩm chất, năng lực của 
người cán bộ thông qua hoạt động thực 
tiễn nói và làm mới có khả năng thu 
hút, lôi cuốn và tạo được lòng tin của 
quần chúng. Ngược lại, chính uy tín sẽ 
là động lực to lớn giúp cho cán bộ 
không ngừng phát huy cao độ phẩm 
chất và năng lực trong thực hiện chức 
trách, nhiệm vụ được giao, hết lòng 
phục vụ nhân dân, tận trung với nước, 
tận hiếu với dân. Uy tín của người cán 
bộ cấp chiến lược là kết quả tổng hợp 
của phẩm chất và năng lực thông qua 
nhiều yếu tố thuộc về nỗ lực chủ quan 
của người cán bộ, “trong đó quan trọng 
nhất là sự gương mẫu về phẩm chất, 
đạo đức, lối sống trong sạch, tận tụy, hy 
sinh vì tập thể, vì mọi người” [3, tr. 17]. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 17 - 2020 ISSN 2354-1482 
62 
Việc tạo lập và khẳng định uy tín của 
người cán bộ không chỉ xem xét trên 
phương diện “đức” mà còn ở năng lực 
thực tiễn và khả năng hành động hiệu 
quả khi đương đầu với thử thách; do đó 
người cán bộ có uy tín phải “có hiểu biết 
sâu rộng, bao gồm cả nhãn quan chính 
trị, trình độ nhận thức và vốn sống; có 
tinh thần trách nhiệm, có năng lực tổ 
chức, hoàn thành mọi nhiệm vụ được 
giao; có mối quan hệ đúng đắn, ứng xử 
có văn hóa; nói đi đôi với làm” [3, tr.17]. 
Sức mạnh của uy tín đối với người 
cán bộ cấp chiến lược, một khi đã được 
tạo lập và khẳng định sẽ có sức lan tỏa 
tích cực, sâu rộng trong xã hội, có “khả 
năng vận động, thuyết phục, gây ảnh 
hưởng, tác động, tập hợp lực lượng, lôi 
cuốn thuyết phục cán bộ đảng viên và 
nhân dân thực hiện đường lối, chủ 
trương của Đảng, chính sách pháp luật 
của Nhà nước” [3, tr. 17]. 
Phẩm chất, năng lực, uy tín là ba 
tiêu chuẩn có mối quan hệ chặt chẽ với 
nhau, là cơ sở, điều kiện, tiền đề của 
nhau, thúc đẩy lẫn nhau để hình thành, 
hoàn thiện nhân cách người cán bộ cấp 
chiến lược. Bối cảnh trong nước và 
quốc tế càng phức tạp, khó khăn, thách 
thức càng nhiều thì càng phải quyết tâm 
bằng mọi giá xây dựng được một đội 
ngũ cán bộ thực sự tinh hoa, tiêu biểu, 
“đủ phẩm chất, năng lực và uy tín 
ngang tầm nhiệm vụ”. “Đủ” tức là phải 
có đồng thời và hài hòa cả ba tiêu chuẩn 
“phẩm chất, năng lực và uy tín” và mỗi 
tiêu chuẫn phải hội tụ đồng thời và đầy 
đủ tất cả tiêu chí giá trị phù hợp với vai 
trò, sứ mệnh, trọng trách, nhiệm vụ 
chính trị của cán bộ cấp chiến lược. 
Chức vụ, thẩm quyền của người cán bộ 
cấp chiến lược càng cao, trọng trách, 
nhiệm vụ càng nặng nề, phức tạp thì cả 
ba tiêu chuẩn “phẩm chất, năng lực và 
uy tín” càng phải được đề cao, được chú 
trọng xây dựng, bồi dưỡng, rèn luyện để 
người cán bộ cấp chiến lược thực sự 
tiêu biểu về mọi mặt “đủ sức lãnh đạo”, 
quyết định và giải quyết thắng lợi mọi 
nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam 
trong công cuộc xây dựng và phát triển 
đất nước hiện nay. 
3. Kết luận 
Trong mọi giai đoạn cách mạng, 
đặc biệt là trong sự nghiệp đổi mới hiện 
nay, thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch 
Hồ Chí Minh: “Cán bộ là cái gốc của 
mọi việc” [2, tr. 309], “muôn việc thành 
công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt 
hoặc kém” [2, tr. 280], Đảng ta luôn 
nhấn mạnh vai trò quyết định của cán 
bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đối 
với sự thành bại của sự nghiệp cách 
mạng, khẳng định quyết tâm xây dựng 
một đội ngũ cán bộ cấp chiến lược có 
đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang 
tầm nhiệm vụ. Phẩm chất, năng lực, uy 
tín là ba tiêu chuẩn đồng thời cần có và 
phải có đối với người cán bộ cấp chiến 
lược; phải được thực hiện nghiêm, nhất 
quán trong đường lối, chủ trương đào 
tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, quy hoạch, 
bố trí, sử dụng cán bộ của Đảng nhằm 
xây dựng được một đội ngũ cấp chiến 
lược có tâm, có tầm, có tài, thực sự tiêu 
biểu về mọi mặt, “đủ sức lãnh đạo đưa 
nước ta trở thành nước công nghiệp 
theo hướng hiện đại vào năm 2030, tầm 
nhìn đến năm 2045 trở thành nước công 
nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội 
chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước 
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, 
ngày càng phồn vinh, hạnh phúc” [8]. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 17 - 2020 ISSN 2354-1482 
63 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – 
thực tiễn qu 30 năm đổi mới (1986-2016), Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 
2. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 
3. Ban Tuyên giáo Trung ương (2018), Tài liệu nghiên cứu các văn kiện hội nghị 
lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khoa XII (Dành cho cán bộ chủ chốt 
và báo cáo viên, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 
 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 
XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội 
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày 30/10/2016, 
Hội nghị lần thứ tư B n Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường xây 
dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo 
đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ, 
uong/khoa-xii/nghi-quyet-so-04, (truy cập ngày 22/10/2019) 
6. V. I. Lê-nin (2005), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội 
7. Hồ Chí Minh (1955), Sử đổi lối làm việc, Nxb Sự thật, Hà Nội 
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018, 
Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tập trung xây 
dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy 
tín, ngang tầm nhiệm vụ, 
ban-cua-dang/nghi-quyet-so-26, (truy cập ngày 22/10/2019) 
9. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội 
10. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội 
THE VIETNAMESE COMMUNIST PARTY’S VIEWPOINTS OF THE 
ROLE AND STANDARDS OF THE STRATEGIC STAFFS TO MEET THE 
REQUIREMENTS OF DEVELOPING THE COUNTRY NOWADAYS 
ABSTRACT 
In the current renovation process, building a team of strategic staffs with sufficient 
quality, capacity and prestige that matches the duty level is the important task of the 
Party. Therefore, the role and standards of the strategic staffs need to be considered, 
researched and clearly defined. It is the basis for training, retraining, building and 
developing the typical staffs in all aspects, who are “strong enough to lead” for the 
purpose of a strong country with wealthy people, democracy, justice, and civilization. 
Keywords: The role, the standards, the strategic staffs 
(Received: 27/11/2019, Revised: 24/12/2019, Accepted for publication: 12/5/2020) 

File đính kèm:

  • pdfquan_diem_cua_dang_cong_san_viet_nam_ve_vai_tro_va_tieu_chua.pdf