Quan điểm của đảng cộng sản Việt Nam về công tác phát triển đảng viên trong giai đoạn hiện nay

Công tác phát triển đảng viên là một trong những công tác rất quan trọng trong công tác xây dựng

Đảng. Công tác phát triển đảng viên là để không ngừng bổ sung những người ưu tú, giàu nhiệt

huyết trong phong trào cách mạng của quần chúng, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng là một yêu cầu

khách quan, có tính quy luật trong quá trình tồn tại và phát triển của Đảng. Trong thời kỳ đổi mới,

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến công tác phát triển đảng viên mới. Quan điểm của

Đảng về công tác phát triển đảng viên luôn gắn chặt với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đống

Đảng, trong thời kỳ đổi mới gắn với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

pdf 5 trang kimcuc 18240
Bạn đang xem tài liệu "Quan điểm của đảng cộng sản Việt Nam về công tác phát triển đảng viên trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan điểm của đảng cộng sản Việt Nam về công tác phát triển đảng viên trong giai đoạn hiện nay

Quan điểm của đảng cộng sản Việt Nam về công tác phát triển đảng viên trong giai đoạn hiện nay
Khuất Văn Hùng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 135 - 139 
 135
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CÔNG TÁC 
PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 
Khuất Văn Hùng* 
 Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng 
TÓM TẮT 
Công tác phát triển đảng viên là một trong những công tác rất quan trọng trong công tác xây dựng 
Đảng. Công tác phát triển đảng viên là để không ngừng bổ sung những người ưu tú, giàu nhiệt 
huyết trong phong trào cách mạng của quần chúng, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng là một yêu cầu 
khách quan, có tính quy luật trong quá trình tồn tại và phát triển của Đảng. Trong thời kỳ đổi mới, 
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến công tác phát triển đảng viên mới. Quan điểm của 
Đảng về công tác phát triển đảng viên luôn gắn chặt với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đống 
Đảng, trong thời kỳ đổi mới gắn với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 
Từ khóa: Công tác phát triển đảng viên, Đảng Cộng sản Việt Nam, công tác xây dựng Đảng, 
Đảng viên, Nâng cao năng lực lãnh đạo, Nghị quyết, Chỉ thị. 
ĐẶT VẤN ĐỀ * 
Công tác phát triển đảng viên là vấn đề có 
tính nguyên tắc trong công tác tổ chức xây 
dựng Đảng, nhằm làm tăng thêm nguồn sinh 
lực cho Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, 
sức chiến đấu của Đảng. Nếu không làm tốt 
công tác này, Đảng sẽ bị già hóa, trì trệ, giảm 
sút năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, không 
hoàn thành được vai trò lãnh đạo và sứ mệnh 
lịch sử của mình đối với sự nghiệp cách 
mạng. Chính vì vậy, tiến hành công tác phát 
triển đảng viên là yêu cầu khách quan, thường 
xuyên trong hoạt động lãnh đạo và công tác tổ 
chức xây dựng Đảng hiện nay. 
Trên thực tế cho thấy, thực hiện tốt công tác 
phát triển đảng viên của tổ chức cơ sở đảng 
mới góp phần xây dựng tổ chức trong sạch, 
vững mạnh, nâng cao trình độ, năng lực lãnh 
đạo của Đảng đối với các lĩnh vực chính trị, 
kinh tế, văn hóa – xã hội theo đúng định 
hướng xã hội chủ nghĩa. 
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG THỜI KỲ MỚI 
Tại Đại hội toàn quốc lần thư VI của Đảng 
với phương châm “nhìn thẳng vào sự thật, 
đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” [1, 
tr.10] về phát triển đảng viên. Đại hội VI (12-
1986) của Đảng nhận thấy số lượng đảng viên 
tuy đông nhưng không mạnh, phân bố không 
* Tel: 0986671975; Email: khuathungkq@gmail.com 
đồng đều, chưa đáp ứng yêu cầu lãnh đạo sự 
nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, trên cơ sở 
đó Đại hội khẳng định: “phải tiếp tục coi 
trọng việc phát triển đảng viên đi đôi với điều 
chỉnh, phân bố hợp lý lực lượng đảng viên. 
Điều quan trọng là bảo đảm chất lượng đảng 
viên ngay từ khi lựa chọn, kết nạp” [1, 
tr.140]. Chủ trương phát triển đảng viên gắn 
với công tác cải tiến, kiện toàn tổ chức chính 
quyền các cấp và cơ chế quản lý kinh tế xã 
hội phục vụ công cuộc đổi mới toàn diện đất 
nước. Để tạo nguồn phát triển đảng viên, 
Đảng đặc biệt coi trọng việc chăm lo giáo 
dục, rèn luyện đoàn viên thanh niên cộng sản 
Hồ Chí Minh, coi đây là nguồn lực chủ yếu 
để phát triển đảng viên mới; chú trọng tăng 
thêm thành phần công nhân, phụ nữ, người 
dân tộc thiểu số trong việc phát triển đảng 
viên. Có thể nói, Đảng chưa chỉ ra một cách 
toàn diện, có hệ thống về công tác phát triển 
đảng viên, song đã nêu lên những vấn đề cơ 
bản nhất, cấp thiết nhất công tác phát triển 
đảng viên đáp ứng yêu cầu lãnh đạo sự nghiệp 
đổi mới đất nước. 
Tại Hội nghị Trung ương (HNTƯ) 5 (Khóa 
VI) ra “Nghị quyết một số vấn đề cấp bách về 
xây dựng Đảng” có xác định: “Làm tốt công 
tác phát triển Đảng, từng bước trẻ hóa đội ngũ 
của Đảng, chăm lo, giáo dục, quản lý chặt chẽ 
đảng viên, kiểm tra, đưa ra khỏi Đảng những 
Khuất Văn Hùng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 135 - 139 
 136
đảng viên không đủ tư cách” [2, tr.462]. Nghị 
quyết nhấn mạnh và đặc biệt coi trọng công 
tác phát triển đội ngũ đảng viên, gắn công tác 
phát triển đảng viên với công tác giáo dục, 
quản lý, kiểm tra đảng viên. 
Đại hội VII (6-1991) của Đảng tiếp tục bổ 
sung chủ trương phát triển đội ngũ đảng viên 
với trọng tâm, là khắc phục tuổi bình quân 
của đội ngũ đảng viên ngày càng cao, tăng 
thành phần công nhân trong Đảng. Đại hội chỉ 
rõ: “Việc kết nạp đảng viên mới nhất thiết 
phải bảo đảm chất lượng. Chú trọng trẻ hóa 
đội ngũ và tăng thêm thành phần công nhân 
trong Đảng” [4, tr.359]. Thực hiện Nghị quyết 
Đại hội VII của Đảng và để giữ vững định 
hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), khắc phục 
những tác động phức tạp do sự sụp đổ của chế 
độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô, công tác 
phát triển đảng viên càng được chú trọng hơn; 
số lượng đảng viên mới được kết nạp đều 
tăng trong các năm 1992 và 1993; “năm 1992 
kết nạp tăng 3,9% so với năm 1991, năm 
1993 kết nạp tăng 30,7% so với năm 1992” 
[1, tr.514]. 
Nhìn lại đất nước sau 10 năm đổi mới và để 
xây dựng Đảng ngang tầm với đòi hỏi của 
thời kỳ mới, Đại hội VIII (6-1996) của Đảng 
chỉ ra phương hướng cho công tác phát triển 
đảng viên ở nhiều tổ chức như: “các doanh 
nghiệp tư nhân, các cơ sở liên doanh với nước 
ngoài, những nơi chưa có hoặc ít đảng viên 
phải đi từ việc xây dựng các đoàn thể, tập hợp 
và giáo dục quần chúng, phát triển đoàn viên, 
hội viên, đảng viên tiến tới xây dựng các tổ 
đảng và chi bộ đảng” [1, tr.724]. Với phương 
hướng phát triển đảng viên ở doanh nghiệp tư 
nhân, các cơ sở liên doanh với nước ngoài, 
thể hiện nhận thức mới của Đảng, tạo nguồn 
lực về con người góp phần đưa đất nước bước 
vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa 
(CNH), hiện đại hóa (HĐH), xây dựng Đảng 
ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ mới. Đồng 
thời, để nâng cao sức chiến đấu của tổ chức 
cơ sở đảng, các cấp ủy và tổ chức cơ sở đảng 
phải “đẩy mạnh công tác phát triển đảng, bảo 
đảm tiêu chuẩn và chất lượng. Bồi dưỡng, 
giáo dục thanh niên, tạo nguồn phát triển 
đảng” [1, tr.725]. Nhận thức về vai trò đội 
ngũ đảng viên và công tác phát triển đảng 
viên, Chỉ thị số 51-CT/TW, ngày 21-1-2000, 
của Bộ Chính trị đã xác định việc kết nạp, 
phát triển đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, 
thường xuyên có tính quy luật trong công tác 
xây dựng Đảng cũng như trong quá trình phát 
triển, hoạt động lãnh đạo của Đảng, nhằm 
tăng thêm năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và 
bảo đảm sự kế thừa, phát triển của Đảng. 
Đại hội IX (4-2001) của Đảng tiếp tục khẳng 
định những quan điểm về xây dựng và phát 
triển đảng viên trước đây, nhất là Nghị quyết 
Trung ương (NQTƯ) 6 (lần 2) (Khóa VIII). 
Đại hội xác định: các cấp ủy cần tập trung chỉ 
đạo: “Phát triển đảng viên theo đúng tiêu 
chuẩn quy định, chú ý những người ưu tú 
trong công nhân, trí thức, lao động thuộc các 
thành phần kinh tế, đoàn viên Đoàn Thanh 
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, những nơi còn ít 
hoặc chưa có đảng viên” [3, tr.143]. Từ chủ 
trương này để thấy rằng đã có hướng tiếp cận 
mới trong công tác phát triển đảng viên, đáp 
ứng yêu cầu công tác xây dựng Đảng, phát 
triển kinh tế-xã hội, bảo đảm cho sự lãnh đạo 
toàn diện của Đảng. 
Đại hội X (4-2006) của Đảng chủ trương: 
“Đẩy mạnh và bảo đảm chất lượng công tác 
phát triển Đảng. Chú trọng trẻ hóa và nâng 
cao trình độ của đảng viên; lấy đạo đức làm 
gốc, đồng thời bồi dưỡng về kiến thức, trí tuệ, 
năng lực để làm tròn nhiệm vụ người lãnh 
đạo, người đi tiên phong trong các lĩnh vực 
công tác được giao” [4, tr.133]. Đồng thời với 
việc đẩy mạnh và bảo đảm chất lượng công 
tác phát triển đảng viên, việc nhấn mạnh đến 
“đạo đức” và “trình độ” trong công tác phát 
triển đảng viên, đã bổ sung một bước chủ 
trương phát triển đội ngũ đảng viên nhằm 
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu 
của Đảng, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi 
mới, huy động và sử dụng tốt nguồn lực cho 
CNH, HĐH đất nước. 
Khuất Văn Hùng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 135 - 139 
 137
Nhân kỷ niệm 115 Ngày sinh Chủ tịch Hồ 
Chí Minh, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban 
hành Chỉ thị số 44-CT/TW (12-10-2004) về 
kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh. Theo đó, 
việc kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh phải 
gắn liền với việc giáo dục, học tập và làm 
theo tư tưởng, đạo đức, tác phong của Người, 
thông qua thực tiễn và phong trào quần chúng 
lựa chọn những người ưu tú kết nạp vào 
Đảng; kết nạp phải chú trọng chất lượng đảng 
viên, đúng những thủ tục đã quy định, đủ tiêu 
chuẩn; chú ý những người ưu tú là đoàn viên 
thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, công nhân, 
nông dân, trí thức, học sinh, sinh viên, lực 
lượng vũ trang, phụ nữ, người dân tộc thiểu 
số, người lao động trong các thành phần kinh 
tế; ở những cơ sở trọng điểm, những nơi còn 
ít hoặc chưa có đảng viên. Đây là nhận thức 
quan trọng, thể hiện tính toàn diện cho công 
tác phát triển đội ngũ đảng viên của Đảng. 
Đại hội XI (1-2011) của Đảng bổ sung và 
hoàn thiện một bước chủ trương phát triển đội 
ngũ đảng viên gắn chặt với yêu cầu xây dựng 
Đảng và tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp CNH, 
HĐH đất nước, chủ động, tích cực hội nhập 
quốc tế. Đại hội chỉ rõ: “Đổi mới, tăng cường 
công tác quản lý, phát triển đảng viên, bảo 
đảm chất lượng đảng viên theo yêu cầu của 
Điều lệ Đảng; phát huy tính tiên phong, 
gương mẫu, chủ động sáng tạo của đội ngũ 
đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ được 
giao. Tiếp tục thực hiện chủ trương đảng viên 
làm kinh tế tư nhân; thực hiện thí điểm việc 
kết nạp những người là chủ doanh nghiệp tư 
nhân đủ tiêu chuẩn vào Đảng” [5, tr.58]. Nếu 
như Đại hội X của Đảng nêu chủ trương cho 
phép đảng viên làm kinh tế tư nhân, thì đến 
Đại hội XI của Đảng, quan điểm đó lại tiếp 
tục được phát triển bằng chủ trương “thực 
hiện thí điểm việc kết nạp những người là chủ 
doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn vào 
Đảng”. Đây là chủ trương đúng, đáp ứng 
được yêu cầu phát triển của đất nước và thể 
hiện sự đổi mới trong tư duy lý luận của Đảng 
về sự thống nhất giữa chính trị và kinh tế, làm 
tăng giá trị thực tiễn trong nghị quyết cũng 
như trong hoạt động lãnh đạo của của Đảng, 
tạo nên cái nhìn tích cực hơn trong bè bạn 
quốc tế về con đường hội nhập của Việt Nam. 
Cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết Đại hội XI 
về công tác xây dựng Đảng và NQTƯ 4 
(Khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây 
dựng Đảng hiện nay”. Đảng chỉ rõ việc phát 
triển và nâng cao chất lượng đảng viên đã 
được các cấp ủy, tổ chức đảng tập trung chỉ 
đạo thực hiện, nhất là đối với những tổ chức 
cơ sở đảng yếu kém, có nhiều khó khăn, 
những địa bàn trọng yếu, vùng sâu, vùng xa, 
vùng biên giới; thu hẹp đáng kể tình trạng chi 
bộ sinh hoạt ghép hoặc chưa có chi bộ ở các 
thôn, ấp, bản, làng. Số đảng viên mới kết nạp 
là đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ 
Chí Minh, phụ nữ, trí thức, học sinh, sinh 
viên, dân tộc thiểu số, người theo tôn giáo, 
người lao động trong các thành phần kinh tế 
và chủ doanh nghiệp tư nhân tăng hơn so với 
khóa trước. Tuổi bình quân kết nạp đảng 
trong nhiệm kỳ này trẻ hơn so với trước. 
Từ kết quả và hạn chế trong công tác phát 
triển đảng viên, từ yêu cầu xây dựng Đảng 
cầm quyền trong điều kiện phát triển nền kinh 
tế thị trường định hướng XHCN. Đại hội XII 
(1-2016) của Đảng chủ trương: “Tiếp tục đổi 
mới, tăng cường công tác quản lý, phát triển, 
sàng lọc, bảo đảm chất lượng. Đẩy mạnh 
công tác phát triển đảng trong công nhân” [6, 
tr.76]. Ngoài việc tăng cường công tác phát 
triển đảng viên nói chung, tư duy của Đảng 
chú trọng đẩy mạnh phát triển đảng trong 
công nhân, theo quan điểm “Xây dựng giai 
cấp công nhân lớn mạnh cả về số lượng và 
chất lượng, là giai cấp lãnh đạo cách mạng 
thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản 
Việt Nam, giai cấp tiên phong trong sự 
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” [5, tr.80] 
theo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời 
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát 
triển năm 2011). Cụ thể hóa đường lối phát 
triển đội ngũ đảng viên của Đại hội XII, 
HNTƯ 4 (Khóa XII) xác định: cấp ủy các cấp 
Khuất Văn Hùng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 135 - 139 
 138
chỉ đạo nâng cao chất lượng kết nạp đảng 
viên. Đây là một trong những giải pháp để 
ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng, 
chính trị, đạo đức, lối sống; “tự diễn biến”, 
“tự chuyển hóa” trong nội bộ. Để đạt được 
mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, NQTƯ 5 
(Khóa XII) về phát triển kinh tế tư nhân, 
Đảng cho rằng phải có giải pháp thực hiện 
chủ trương phát triển Đảng trong khu vực 
kinh tế tư nhân. 
MỘT SỐ KẾT QUẢ 
Với đường lối đúng đắn, công tác phát triển 
đảng viên đạt được kết quả quan trọng. Nếu 
như năm 1986 toàn Đảng có gần 1,9 triệu 
đảng viên, đến năm 2014 toàn Đảng đã có 
4.480.707 đảng viên. Trong đó, đảng viên 
sinh hoạt ở xã, phường và thị trấn là 
2.741.709 đồng chí (chiếm 61,18%); đảng 
viên ở cơ quan hành chính và đơn vị sự 
nghiệp là 712.079 đồng chí (chiếm 15,85%); 
đảng viên ở Đảng bộ Quân đội và Đảng bộ 
Công an là 550.898 đồng chí (chiếm 12,3%); 
đảng viên ở các tổ chức đảng nước ngoài là 
9.495 đồng chí (chiếm 0,21%); đảng viên ở 
các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp 
cổ phần vốn nhà nước là 380.109 đồng chí 
(chiếm 8,48%); đảng viên ở các loại hình 
doanh nghiệp còn lại và các tổ chức khác là 
85.207 đồng chí (chiếm 1,9%). Số lượng đảng 
viên ngày càng tăng, chỉ tính riêng từ đầu 
nhiệm kỳ Đại hội XI đến tháng 6-2015, toàn 
Đảng đã kết nạp được 945.135 đảng viên mới 
(tăng hơn 2% số đảng viên mới kết nạp trong 
nhiệm kỳ Đại hội X). Trong đó đảng viên là 
công nhân lao động trong các thành phần kinh 
tế có 76.990 đồng chí (chiếm 8,14%); đảng 
viên là người dân tộc thiểu số có 127.660 
đồng chí (chiếm 13,5%); đảng viên là học 
sinh và sinh viên có 40.394 đồng chí (chiếm 
4,27%) [6, tr. 215]. Tính đến cuối năm 2014, 
toàn Đảng có 118.022 đảng viên có trình độ 
từ thạc sĩ trở lên (chiếm 18,72%); đảng viên 
có trình độ đại học và cao đẳng là 1.749.040 
đồng chí (chiếm 39,03%); trung học chuyên 
nghiệp là 800.671 đảng viên (chiếm 17,86%). 
Từ kết quả công tác phát triển đảng viên 
cho thấy, Đảng luôn nhận thức rõ tầm quan 
trọng công tác phát triển đảng viên trong 
xây dựng Đảng, từng bước hoàn thiện chủ 
trương và sự chỉ đạo đẩy mạnh công tác 
phát triển đảng viên. 
KẾT LUẬN 
Công tác phát triển đảng viên luôn được cấp 
ủy các cấp quan tâm lãnh đạo tổ chức thực 
hiện theo đúng phương châm, nguyên tắc, quy 
trình, thủ tục về công tác kết nạp đảng viên và 
chuyển đảng viên dự bị thành đảng viên chính 
thức có nhiều đổi mới trên tinh thần cải cách 
hành chính trong Đảng, song vẫn bảo đảm 
nguyên tắc của Điều lệ Đảng và các quy định, 
hướng dẫn của Đảng về công tác đảng viên. 
Do vậy, công tác phát triển đảng có sự chuyển 
biến mạnh mẽ theo từng năm cả về số lượng 
và chất lượng, đặc biệt là trong thời kỳ mới. 
Đội ngũ đảng viên được trẻ hóa, trình độ 
chuyên môn ngày càng cao, cơ cấu thành 
phần đảng viên được kết nạp ngày càng phù 
hợp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, 
góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng 
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đáp 
ứng yêu cầu lãnh đạo toàn diện công cuộc đổi 
mới đất nước của Đảng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại 
hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới, (khóa VI, 
VII, VIII, IX, X), Phần I, Nxb Chính trị quốc gia, 
Hà Nội, tr. 10, 140, 359, 514, 724, 725 
2. Nguyễn Trọng Phúc (2006), Các Đại hội đại 
biểu toàn quốc và Hội nghị Ban Chấp hành Trung 
ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị 
quốc gia, Hà Nội, tr. 462. 
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại 
hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị 
quốc gia, Hà Nội, tr. 143 
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại 
hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị 
quốc gia, Hà Nội, tr. 133 
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại 
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị 
quốc gia, Hà Nội, tr. 58, 80. 
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại 
biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung 
ương Đảng. 
Khuất Văn Hùng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 135 - 139 
 139
SUMMARY 
THE VIEW OF THE COMMUNIST PARTY OF VIET NAM ON THE 
DEVELOPMENT OF PARTY MEMBERS IN THE CURRENT PERIOD 
Khuat Van Hung* 
Political Academy - Ministry of Defense 
Development of party members is one of the most important tasks in Party building. The work of 
development of party members is to constantly add the elite, enthusiastic in the revolutionary 
movement of the masses, ensure the leadership of the Party is an objective rule of law in the course 
of the exstence and development of the Party. In the renovation period, the Communist Party Viet 
Nam always paid attention to the development of new Party members. The party’s views on the 
development of new party members are always tied to requirements, and tasks of building and 
recifying the Party in the renovation period associated with the current construction and defense of 
the country. 
Keywords: Development of party members, Communist Viet Nam, Party buillding work, Party 
members, improve leader ship capacity, resolution, directive. 
Ngày nhận bài: 15/8/2018; Ngày phản biện: 04/9/2018; Ngày duyệt đăng: 28/9/2018 
* Tel: 0986671975 ; Email: khuathungkq@gmail.com 

File đính kèm:

  • pdfquan_diem_cua_dang_cong_san_viet_nam_ve_cong_tac_phat_trien.pdf