Quan điểm của Auguste Comte về xã hội thực chứng
Triết gia người Pháp Auguste Comte (1798 - 1857) là nhà sáng lập chủ nghĩa
thực chứng, đồng thời là một trong những người đặt nền móng cho ngành xã hội
học hiện đại. Cơ sở lý luận trong triết học thực chứng của Auguste Comte dựa
trên những thành tựu của các ngành khoa học cùng với thuyết “ba giai đoạn” do
ông đề xuất có ảnh hưởng lớn đến các nhà triết học phương Tây thế kỷ XIX.
Trong bài viết này, tác giả sẽ tập trung làm rõ quan điểm của ông về xã hội thực
chứng, cùng với những giá trị và hạn chế mang tính lịch sử.
Bạn đang xem tài liệu "Quan điểm của Auguste Comte về xã hội thực chứng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan điểm của Auguste Comte về xã hội thực chứng
1 CHUYÊN MỤC TRIẾT HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC - LUẬT HỌC QUAN ĐIỂM CỦA AUGUSTE COMTE VỀ XÃ HỘI THỰC CHỨNG NGUYỄN THÀNH NHÂN* Triết gia người Pháp Auguste Comte (1798 - 1857) là nhà sáng lập chủ nghĩa thực chứng, đồng thời là một trong những người đặt nền móng cho ngành xã hội học hiện đại. Cơ sở lý luận trong triết học thực chứng của Auguste Comte dựa trên những thành tựu của các ngành khoa học cùng với thuyết “ba giai đoạn” do ông đề xuất có ảnh hưởng lớn đến các nhà triết học phương Tây thế kỷ XIX. Trong bài viết này, tác giả sẽ tập trung làm rõ quan điểm của ông về xã hội thực chứng, cùng với những giá trị và hạn chế mang tính lịch sử. Từ khóa: Auguste Comte, chủ nghĩa thực chứng, xã hội thực chứng, triết học phương Tây hiện đại Nhận bài ngày: 15/8/2019; đưa vào biên tập: 16/8/2019; phản biện: 19/8/2019; duyệt đăng: 4/10/2019 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong lịch sử tư tưởng phương Tây, Auguste Comte (1798 - 1857) là nhà triết học có ảnh hưởng lớn trong thế kỷ XIX. Ông được thừa nhận là người sáng lập chủ nghĩa thực chứng, đồng thời là một trong những người đặt nền móng cho ngành xã hội học hiện đại. Sống trong bối cảnh của nước Pháp sôi động bởi những phong trào cách mạng và sự trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ của các thành tựu khoa học đóng vai trò quan trọng vào việc phát triển đời sống xã hội, A. Comte đã nỗ lực thống nhất các dòng chảy của tri thức khoa học để tìm kiếm những phương án nhằm tái thiết xã hội tương lai. Tinh thần ấy đã định hình nên một trường phái triết học mới, được các nhà khoa học và triết học kế thừa và phát triển tạo nên làn sóng mạnh mẽ, chi phối lịch sử tư tưởng Châu Âu trong suốt thế kỷ XIX. Trong sự nghiệp của mình A. Comte để lại nhiều tác phẩm, trong đó tiêu biểu nhất là hai tác phẩm Giáo trình triết học thực chứng (Cours De Philosophie Positive) gồm 6 tập, được * Trường Đại học Cần Thơ. NGUYỄN THÀNH NHÂN – QUAN ĐIỂM CỦA AUGUSTE COMTE 2 xuất bản trong giai đoạn từ năm 1830 đến 1842 và Hệ thống chính thể thực chứng (Système De Politique Positive) được xuất bản từ năm 1851 đến 1854, thể hiện rõ quá trình phát triển tư tưởng của ông. Nếu như tác phẩm Giáo trình triết học thực chứng là sự chuẩn bị về mặt lý luận triết học, thì tác phẩm Hệ thống chính thể thực chứng là sự hoàn thành chủ nghĩa thực chứng của ông. Trong tác phẩm này, ông trình bày ý tưởng về xã hội thực chứng. Theo đó, mô hình tổ chức xã hội lý tưởng của ông được phỏng theo mô hình tổ chức của giáo hội Công giáo La Mã. Theo A. Comte, trong chính thể này, các nhà công nghiệp và những người yêu nước có trách nhiệm đảm bảo sự thịnh vượng vật chất của xã hội, những người công nhân thể hiện những đức tính đạo đức vượt trội thông qua quyền lực hợp pháp để ngăn chặn sự lạm quyền, còn phụ nữ có một vai trò quan trọng tạo nên sự đoàn kết trong xã hội. Trên hết, chính thể thực chứng theo ông đề xuất là quản lý xã hội dựa trên cơ sở đạo đức của Nhân đạo giáo (1) (Religion de L’ Humanité) – một hình thức tôn giáo thế tục mới do ông sáng lập – đề cao lòng vị tha của con người. Theo các nhà nghiên cứu, những gì mà A. Comte trình bày trong Hệ thống chính thể thực chứng là một bước thụt lùi về mặt tư tưởng của ông so với Giáo trình triết học thực chứng (M. Bourdeau, 2018). Thậm chí, những mô tả về xã hội lý tưởng của ông “khá buồn cười, thể hiện sự chủ quan và bảo thủ” (Mai Sơn, 2007: 421). Song công trình này lại chính là sự thể hiện một cách thống nhất về mặt tư tưởng khi ông đề ra trong Kế hoạch nghiên cứu khoa học để tổ chức lại xã hội (Plan des travaux scientifiques nécessaires pour réorganiser la société) được viết từ hơn 30 năm trước đó, vào năm 1822. Điều đó cho thấy khát vọng mà A. Comte luôn hướng đến trong suốt cuộc đời của mình là tìm kiếm một chính thể xã hội phát triển hài hòa hơn. Những đề xuất của A. Comte về xã hội trong giai đoạn thực chứng có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống học thuật và chính trị, chẳng những trong nội bộ Châu Âu thời bấy giờ mà cả đến các nước Châu Mỹ - Latinh, thậm chí là các nước ở Châu Á. Những học giả và là chính trị gia theo chủ nghĩa thực chứng ở các quốc gia đã tuyên truyền và áp dụng các giá trị tư tưởng của ông nhằm phát triển xã hội(2). Nghiên cứu này góp phần làm rõ quan điểm của A. Comte về xã hội thực chứng, đồng thời chỉ ra những giá trị và hạn chế của nó. 2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG A. COMTE VỀ XÃ HỘI THỰC CHỨNG 2.1. Quan điểm của A. Comte về xã hội thực chứng Trước hết cần phải thấy rằng, quy luật ba giai đoạn phát triển gắn kết chặt chẽ với khát vọng tái thiết trật tự xã hội của A. Comte, điều mà bất kỳ một nhà tư tưởng nào sống trong xã hội đầy loạn lạc đều hướng đến. Nó như TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 10 (254) 2019 3 là một minh chứng cho sự tồn tại hợp lý của xã hội thực chứng mà ông đề xướng. Ông cho rằng, tư tưởng nhân loại phát triển qua 3 giai đoạn từ thần học, siêu hình đến thực chứng là một quy luật, do đó ông gọi nó là quy luật về 3 giai đoạn (Loi des trois états). Để chứng minh cho sự tồn tại của quy luật này, trong Giáo trình triết học thực chứng, ông đã chỉ ra sự hiện diện của quy luật này trong từng cá nhân cho đến cộng đồng và trong hầu khắp mọi lĩnh vực của tri thức con người, trong mỗi ngành khoa học, kể cả triết học, thậm chí nó “cũng ứng nghiệm cả trong lĩnh vực chính trị” (S.E. Stumpt, 2004: 288). Theo A. Comte, lịch sử nhân loại thời cổ đại và trung cổ thuộc giai đoạn thần học, thời kỳ Khai sáng thuộc giai đoạn siêu hình, còn thời đại của ông (cuối thế kỷ XVIII - XIX) chính là sự khởi đầu của giai đoạn thực chứng. Mỗi giai đoạn có liên quan đến một hình thức tồn tại riêng biệt của một chế độ chính trị, xã hội. Giai đoạn thần học liên quan đến niềm tin vào thẩm quyền tuyệt đối và quyền thần thánh của vua chúa với một trật tự xã hội quân phiệt. Trong giai đoạn siêu hình, chế độ cũ bị chỉ trích là cực đoan, niềm tin vào quyền tự nhiên và quyền tự do cá nhân, quyền của các vua chúa và các linh mục được thay thế bằng sự cai trị của pháp luật và tương ứng với nó là các thiết chế chính trị thời Khai sáng ở Châu Âu từ thế kỷ thứ XIV đến thế kỷ XVIII (Lưu Phóng Đồng, 2004: 89). Cuối cùng, trong giai đoạn thực chứng, liên quan đến sự phát triển của xã hội công nghiệp, đời sống kinh tế của con người trở thành vấn đề trung tâm của xã hội. Trong giai đoạn này, hình thành nên một tầng lớp những nhà khoa học, họ xuất hiện để tổ chức và điều tiết xã hội công nghiệp một cách hợp lý hơn, và tương ứng với nó là chế độ chính trị thực chứng – “chính thể thực chứng”, mà A. Comte cho rằng, sẽ do chính ông và một số nhà khoa học đương thời khác xây dựng. Trong tập 1 của tác phẩm Hệ thống chính thể thực chứng, với tiêu đề Tổng quan về chủ nghĩa thực chứng (Discours sur l’ensemble du positivisme), ông cho rằng, mô hình xã hội tương lai do ông đề xuất sẽ vượt trội hơn so với các chế độ cũ. Bởi vì, thứ nhất, nó dựa vào khoa học xã hội mới, tức xã hội học mà mục đích của nó là “tổ chức cho cuộc sống của con người” (A. Comte, 1908: 64, 139); thứ hai, do bản chất của chủ nghĩa thực chứng sẽ bảo tồn những gì tốt nhất trong các giai đoạn lịch sử. A. Comte (1908: 120) cho rằng: chủ nghĩa thực chứng là đại diện cho đỉnh cao của lịch sử, xã hội thực chứng sẽ dung hòa trật tự và đạo đức của xã hội Công giáo trong giai đoạn thần học với tinh thần cách mạng và sự tiến bộ đặc trưng của giai đoạn siêu hình. Về vai trò của nhà nước, A. Comte cho rằng, trong xã hội thực chứng quyền lực của nhà nước cũng phải được duy trì nhưng cần phải hạn chế và dần được thay thế bởi quyền lực tinh thần. Xã hội thực NGUYỄN THÀNH NHÂN – QUAN ĐIỂM CỦA AUGUSTE COMTE 4 chứng cần phải dựa trên quyền lực tinh thần, đây chính là mục đích của chính thể thực chứng mà ông đang cố gắng xây dựng, chủ yếu quản lý xã hội trên cơ sở đạo đức của Nhân đạo giáo vì lợi ích của mọi người. Mục đích của chính thể thực chứng là thúc đẩy tự do, đó là quyền tự trị của con người. Mặc dù A. Comte không đưa ra một định nghĩa nào về xã hội thực chứng nhưng có thể thấy rằng xã hội thực chứng mà Comte đề xuất là một xã hội dựa trên sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại, đặc biệt là sự tiến bộ của khoa học, nhất là sự ra đời của ngành xã hội học. Đó là một xã hội dựa trên sự kết hợp một cách hài hòa giữa trật tự và tiến bộ, ở đó con người thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình một cách tự nguyện dựa trên nền tảng đạo đức mới là tình yêu thương con người. 2.2. Các yếu tố cấu thành nền văn minh trong xã hội thực chứng Theo A. Comte, để xã hội đạt đến trình độ hay giai đoạn thực chứng thật sự thì bốn bộ phận cấu thành nền văn minh hiện đại phải lần lượt phát triển đạt đến trình độ thực chứng, khoa học theo thứ tự là: công nghiệp đến đầu tiên trong thời hiện đại và giúp đỡ để tiếp sinh lực cho những bộ phận còn lại mà trước hết là nghệ thuật, sau đó là khoa học và cuối cùng là triết học (M. Pickering, 1993: 655). Sở dĩ, ông đề xuất theo trật tự như trên bởi vì nó phù hợp với nguyên tắc phân loại khoa học do ông đề xuất(3). Đối với bộ phận thứ nhất, A. Comte tin rằng, chính công nghiệp là nền tảng của nền văn minh hiện đại, vì vậy nó phải được phát triển đầu tiên, hơn nữa công nghiệp liên quan đến những gì gọi là dễ dàng nhất, cụ thể nhất và đáp ứng được những nhu cầu vật chất thực tế của đa số người dân. Nó cải thiện trí thông minh và tính xã hội của con người, khuyến khích tính kỷ luật và sự hợp tác, tạo ra sự hài hòa giữa lợi ích cá nhân và xã hội, và tạo ra một xã hội công bằng hơn. A. Comte (1856: 754) cũng cho rằng, công nghiệp hóa không phải là ngẫu nhiên mà nó “là một quá trình tự nhiên”. Cũng giống như các yếu tố khác của nền văn minh hiện đại, nó xuất hiện và ứng dụng những thành tựu của các ngành khoa học để phát triển qua các giai đoạn và cuối cùng trở thành mục tiêu chính của nhà nước. Trong xã hội thực chứng, phân công lao động sẽ thúc đẩy sự phát triển sở trường và năng lực của cá nhân, cũng như góp phần vào sự đoàn kết con người với nhau, bằng cách tạo ra trong mỗi cá nhân ý thức về sự phụ thuộc của mình vào người khác. Dường như ở đây có sự tương đồng giữa A. Comte và K. Marx trong qua niệm về xã hội tương lai, tuy nhiên C. Mác còn đi xa hơn, không chỉ cho rằng trong xã hội tương lai con người được “làm theo năng lực” mà còn được “hưởng theo nhu cầu!” (C. Mác và Ph. Ăngghen, 2004: 36). Theo A. Comte, sau khi nhu cầu về vật chất được đảm bảo bởi sự phát TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 10 (254) 2019 5 triển của công nghiệp thì nhu cầu hợp lý tiếp theo của con người phải là nhu cầu về nghệ thuật. Ông cho rằng, công nghiệp và nghệ thuật có mối quan hệ chặt chẽ, cùng có lợi. Một mặt, công nghiệp giúp phổ biến nghệ thuật, nó kích thích hoạt động tinh thần của con người để họ có thể hiểu được nghệ thuật, và mang lại sự thoải mái và an toàn cần thiết cho việc thưởng thức chúng. Mặt khác, nghệ thuật phục vụ như là một sự khắc phục cho tình trạng nghèo nàn đáng xấu hổ của hoạt động công nghiệp, bằng cách khuyến khích hơn nữa tính vô tư của hoạt động tinh thần và làm thức tỉnh lòng vị tha nhờ tính sinh động của nghệ thuật. Theo ông nghệ thuật có liên quan đến bản chất của con người thông qua cảm xúc, suy nghĩ và hành động. Do đó, “nó có thể gây ảnh hưởng tốt đến mọi giai đoạn của sự tồn tại của con người, cho dù là cá nhân hay xã hội, nó mang lại niềm vui như nhau cho tất cả mọi người” (A. Comte, 1908: 319). Đối với sự phát triển của khoa học và triết học, A. Comte cho rằng, vào thời đại của ông các khoa học toán học, thiên văn học, vật lý, hóa học và sinh học đã phát triển đạt đến trình độ thực chứng, nhưng vẫn chưa thể trở thành nền tảng của triết học mới. Theo ông, sự phát triển của triết học hiện đại ngày càng phụ thuộc vào sự phát triển khoa học. Một khi nghiên cứu về xã hội trở thành một khoa học, toàn bộ hệ thống kiến thức sẽ đạt đến trình độ thực chứng, “có nghĩa là hữu cơ, chính xác, chắc chắn, hữu ích và thực tế” (A. Comte, 1908: 63). Khi đó kiến thức sẽ đồng nhất và thống nhất, điều đó có nghĩa là tất cả các ngành khoa học sẽ có phương pháp thực chứng, khoa học và có một đối tượng nghiên cứu chung, đó là con người hay nói rộng hơn là xã hội. Tuy nhiên, theo A. Comte (1908: 367), điều này chỉ có thể xảy ra khi xã hội học được thành lập “và điều này được thực hiện bởi sự khám phá của tôi về quy luật phát triển lịch sử”. Một khi khoa học và triết học đạt đến trình độ thực chứng thì “các nhà khoa học cũng là nhà triết học và các triết gia trong tương lai sẽ trở thành những linh mục của Nhân đạo giáo; sự ảnh hưởng về đạo đức và trí tuệ của họ sẽ rộng lớn hơn và sâu sắc hơn so với bất kỳ chức tử tế nào trước đây” (A. Comte, 1908: 367). Căn cứ vào tính chất chung của những hoạt động của các nhóm xã hội nhằm phục vụ cho sự phát triển của các bộ phận cấu thành nền văn minh hiện đại nêu trên, A. Comte phân xã hội thành ba tầng lớp cơ bản, mà mỗi tầng lớp giữ vị trí và vai trò khác nhau: Thứ nhất, nhóm những nhà hoạt động lý luận bao gồm các nhà khoa học, triết học, nghệ sĩ và các nhà thơ. Đây là nhóm người có địa vị cao nhất và được tôn trọng nhất bởi những năng lực của họ về sự khái quát hóa, trừu tượng hóa; Thứ hai, nhóm những nhà hoạt động thẩm mỹ giải quyết những vấn đề mang tính cụ thể và chuyên biệt hơn; Thứ ba, nhóm những nhà hoạt động thực tiễn, gồm bốn thành NGUYỄN THÀNH NHÂN – QUAN ĐIỂM CỦA AUGUSTE COMTE 6 phần theo thứ tự như sau: một là nhóm những người hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng; hai là nhóm những người hoạt động trong lĩnh vực thương mại; ba là nhóm những nhà sản xuất công nghiệp và cuối cùng là nông dân (A. Comte, 1856: 776-777). 2.3. Những đặc điểm cơ bản của xã hội thực chứng Xã hội lý tưởng trong tương lai mà A. Comte (1908: 149) đề xuất trải qua hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất là “giai đoạn trung gian” hay “thời kỳ chuyển đổi”, đây là thời kỳ tồn tại song song giữa quyền lực tạm thời và quyền lực tinh thần; giai đoạn thứ hai là giai đoạn xã hội đạt đến trình độ hay trạng thái thực chứng, thể hiện sự chiến thắng hoàn toàn của quyền lực tinh thần, “ý thức đoàn kết phổ quát được lan tỏa rộng rãi”, “các quốc gia không còn tồn tại riêng biệt, mà là một toàn thể thống nhất của Nhân loại”. Đặc điểm của xã hội thực chứng trong giai đoạn trung gian Về phương châm và chính sách Trong Giáo trình triết học thực chứng, sau khi phê phán quan điểm cho rằng “Trật tự và Tiến bộ là không thể dung hòa” của các học thuyết chính trị siêu hình, A. Comte cho rằng, “Trật tự và Tiến bộ là những điều kiện không thể thiếu trong giai đoạn của nền văn minh hiện đại... Trật tự thật sự không thể có được nếu nó không tương thích hoàn toàn với tiến bộ và không có sự tiến bộ tuyệt vời nào có thể được thực hiện nếu không có xu hướng củng cố trật tự. Bất kỳ một q ... để tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch công nghiệp; thành lập trường học phương Tây, là nơi đào tạo và cung cấp đội ngũ giáo sĩ tự nguyện, những người sẽ thuyết giảng giáo lý thực chứng ở khắp mọi nơi. Theo A. Comte, với vai trò ngày càng lớn mạnh của Ủy ban Thực chứng, việc tuyên truyền và phổ biến chủ nghĩa thực chứng ra toàn thế giới gồm 5 giai đoạn và có thể được thực hiện triệt để trong khoảng thời gian hai thế kỷ. Ông cũng đề xuất tạo ra một lá cờ chung cho Cộng hòa phương Tây với nền màu xanh lá cây, trên đó biểu thị phương châm của chủ nghĩa thực chứng. Một bên của lá cờ sẽ là phương châm chính trị và khoa học - Trật tự và Tiến bộ, còn bên kia là phương châm đạo đức và thẩm mỹ - Sống vì mọi người. Theo ông, trên cơ sở của lá cờ này với những thay đổi nhỏ sẽ là quốc kỳ cho mỗi quốc gia. Đặc điểm của xã hội trong trạng thái thực chứng Trong tập 4 của tác phẩm Hệ thống chính thể thực chứng với chủ đề “Tổng hợp về tương lai của con người” (Tableau synthétique de l'esprit humain) mô tả chi tiết về các đặc điểm của xã hội thực chứng. Thứ nhất, về đặc điểm và vai trò nhà nước A. Comte (1854: 435) cho rằng trong tương lai, “quyền lực nhà nước sẽ ngày càng dựa trên quyền lực tinh thần nhiều hơn so với quyền lực tạm thời”. Theo ông, quyền lực tạm thời của nhà nước được duy trì để đảm bảo cho các hoạt động xã hội bình thường nhằm hướng đến phục vụ đời sống vật chất của công dân và nó dần phải được hạn chế và “hành động của nó cần được sửa đổi bởi quyền lực tinh thần” (A. Comte, 1908: 396). Dường như quan điểm này của ông có sự tương đồng với các nhà xã hội như Charles Fourier(4) và Étienne Cabet (5) , thậm chí cũng gần với quan điểm về “nhà nước tự tiêu vong” của C. Mác (M. Pickering, 2009: 365). Còn quyền lực tinh thần không chỉ cung cấp một ảnh hưởng nhất định đối với quyền lực tạm thời mà còn giúp tạo ra sự đoàn kết xã hội bằng cách hình thành niềm tin và cảm xúc của con người thông qua giáo dục. A. Comte (1908: 405) cho rằng: “Sự cần thiết của quyền lực tinh thần là để nghiên cứu và giảng dạy những quy luật của những hiện tượng xã hội và những nguyên tắc đạo đức, do đó quyền lực tinh thần sẽ cai trị con người bằng cách thuyết phục, thay vì bắt buộc”. Thứ hai, về vai trò của các tầng lớp xã hội Về vai trò của phụ nữ, A. Comte (1854: 304) cho rằng, họ là cầu nối cho mối quan hệ giữa con người và nhân loại, là người bạn đồng hành tốt nhất và là TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 10 (254) 2019 9 đối tượng phù hợp nhất đảm nhận vai trò giáo dục con cái và sửa đổi hành vi đạo đức cho xã hội. Theo ông, họ cần phải được xếp ở vị trí cao nhất trong xã hội vì họ đại diện cho sự nhân cách hóa một cách thuần khiết và đơn giản nhất của tình yêu thương nhân loại. Về vai trò của người lao động và nhà tư bản, theo A. Comte, xã hội thực chứng sẽ là một xã hội có trật tự, người giàu sẽ chăm sóc người nghèo, người nghèo sẽ tôn trọng người giàu. Các nhà tư bản với trách nhiệm đảm bảo sự thịnh vượng vật chất của xã hội; chăm sóc và bảo trợ tầng lớp thấp hơn là hạnh phúc của họ. Trong khi đó, người lao động, mặc dù họ bị buộc phải phục tùng, nhưng họ là người giàu có về cảm xúc tình cảm và hạnh phúc hơn so với những người bảo trợ cho họ, bởi vì các nhà tư bản phải chịu trách nhiệm bảo vệ họ (A. Comte, 1854: 332-333). Nhà tư bản trong vai trò của mình thúc đẩy phát triển hệ thống công nghiệp, có thể giúp người lao động dễ dàng thay đổi công việc và tìm được việc làm được trả lương cao ở bất cứ đâu trên thế giới. Với việc làm được đảm bảo hơn, mức lương cao hơn và giáo dục tốt hơn, người lao động sẽ hạnh phúc và có thể cống hiến hết mình để cải thiện bản thân và đạo đức (A. Comte, 1854: 341-342). Thứ ba, quan niệm về giáo dục A. Comte cho rằng, giáo dục giữ vai trò quan trọng trong xã hội thực chứng, giúp con người có thể sửa đổi hành vi của mình, giảm sự bất đồng và gắn kết con người với nhau, đặc biệt giáo dục sẽ thúc đẩy quyền lực tinh thần trong chức năng chính trị và tôn giáo. Theo ông, giáo dục cần phải được phổ biến cho toàn xã hội và có quyền tự do trong giảng dạy. Ông cũng đề ra một chương trình giáo dục khá chi tiết cho từng cá nhân trong xã hội. Theo đó, giáo dục trước tiên là tình cảm, sau đó là thẩm mỹ, lý thuyết và thực tiễn, và rộng hơn nữa là lịch sử của nền văn minh. Đầu tiên là phụ nữ trong vai trò người mẹ sẽ chăm sóc giáo dục tình cảm và thẩm mỹ cho trẻ trước tuổi dậy thì, ở tuổi 14. Tiếp theo, các linh mục sẽ dạy các môn khoa học cho độ tuổi từ 14 đến 21. Sau đó, các nhà giáo dục có kinh nghiệm ở những ngành nghề khác nhau sẽ hướng dẫn môn học mang tính thực tiễn để đáp ứng nhu cầu việc làm của một thế giới năng động cho độ tuổi sau tuổi 21 (A. Comte, 1854: 368). 3. GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TƢ TƢỞNG A. COMTE VỀ XÃ HỘI THỰC CHỨNG Có thể thấy rằng quan điểm về xã hội thực chứng của A. Comte còn hạn chế nhất định do lịch sử xã hội quy định, nhưng những đề xuất của ông vẫn có những giá trị nhất định đáng để suy ngẫm. Thứ nhất, với mong muốn dùng tri thức khoa học để thúc đẩy tiến bộ xã hội, đặc biệt là xã hội học do ông đề xuất để xây dựng một trật tự xã hội mới, tinh thần ấy đã tạo nên một trào lưu xã hội thật sự, ảnh hưởng sâu sắc đến những nhà xã hội học sau này. NGUYỄN THÀNH NHÂN – QUAN ĐIỂM CỦA AUGUSTE COMTE 10 Việc đề xuất ngành khoa học mới này là tiền đề quan trọng giúp cho những nhà khoa học xã hội tiếp tục nghiên cứu và đi sâu vào từng lĩnh vực của đời sống xã hội đạt được những thành quả nhất định. Cũng chính vì thế mà A. Comte được thừa nhận là một trong những người đặt nền móng cho ngành xã hội học hiện đại. Thứ hai, việc đề xuất xây dựng một xã hội mới dựa trên phương châm “Trật tự và Tiến bộ” của A. Comte, một mặt phù hợp trong điều kiện hiện tại của xã hội đầy biến động phức tạp, mặt khác nó cũng phù hợp với xu hướng của nền chính trị hiện đại. Theo ông, một xã hội nếu muốn có sự tiến bộ thì không thể không có trật tự và sự tiến bộ hoàn hảo có xu hướng củng cố trật tự. Hơn nữa, theo ông tiến bộ không chỉ có nghĩa là nâng cao đời sống vật chất mà còn là đời sống tinh thần của xã hội, đặc biệt là sự tiến hóa về đạo đức. Quan điểm này có sự ảnh hưởng nhất định đối với phong trào cải tổ chính trị của các quốc gia. Hiện nay phương châm này vẫn còn được in trên quốc kỳ của Brazil, một quốc gia chịu sự ảnh hưởng tư tưởng của ông thời kỳ bấy giờ. Thứ ba, trong xã hội thực chứng, A. Comte đề xuất sự giải phóng phụ nữ, đề cao vai trò ưu việt của họ trong việc giáo dục con cái và sửa đổi hành vi đạo đức cho xã hội và xếp họ ở vị trí đầu tiên trong xã hội tương lai. Quan điểm này của ông đã truyền cảm hứng cho phong trào nữ quyền cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Thứ tư, trong quan điểm về giáo dục, A. Comte cho rằng, ngoài việc giáo dục tri thức bách khoa thì việc giáo dục đạo đức giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức xây dựng xã hội mới. Đặc biệt ông cho rằng, giáo dục tình cảm và thẩm mỹ cho trẻ trước tuổi dậy thì giữ vai trò quyết định trong việc định hình nhân cách con người, quan điểm này đến nay vẫn còn nguyên giá trị đối với giáo dục các nước, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, Comte còn là một trong những người đầu tiên cổ xúy cho nền giáo dục đại chúng và quyền tự do trong giảng dạy. Mặc dù có những giá trị nêu trên, nhưng quan điểm của A. Comte về chính thể thực chứng cũng cho thấy rõ những hạn chế nhất định. Một là, xã hội thực chứng của A. Comte còn có sự phân biệt đẳng cấp và mang tính biện hộ chính trị. “Tính chất biện hộ chính trị” (Đinh Ngọc Thạch và cộng sự, 2013: 148) và phân biệt đẳng cấp trong quan điểm về xã hội thực chứng của ông một mặt được thể hiện trong việc đề xuất phân chia xã hội thành ba tầng lớp cơ bản, mà mỗi tầng lớp giữ vị trí và vai trò khác nhau trong xã hội; mặt khác thông qua việc kêu gọi sự phục tùng của các tầng lớp thấp hơn như là việc thực hiện bổn phận đạo đức. Hơn nữa ông phủ nhận các phong trào cách mạng xã hội và đề xuất khẩu hiệu “Trật tự và Tiến bộ”. Hai là, xã hội thực chứng của A. Comte mang tính chủ quan và không tưởng. Việc đề xuất xã hội thực chứng TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 10 (254) 2019 11 của ông dựa trên cơ sở lý luận luật ba giai đoạn có sự gượng ép một cách nhất định, mang tính chủ quan và thiếu cơ sở để chứng minh. Mặc dù ông đưa ra nhiều dẫn chứng về mặt lịch sử để chứng minh, nhưng theo tác giả Lưu Phóng Đồng (2004: 90), “đó chỉ là một số ví dụ miêu tả mang tính hiện tượng chủ nghĩa đối với sự phát triển tư tưởng loài người, chưa phản ánh chính xác quy luật của sự phát triển ấy”. Còn theo Cardinal Mercier (6) (1917: 20), “luật giả định của ông về ba giai đoạn chỉ là một hệ quả của một định đề không được chứng minh; hoặc đó là một kinh nghiệm và ngoài sự quan sát về lịch sử thì nó hoàn toàn không có giá trị”. Tính chủ quan trong học thuyết của ông còn thể hiện thông qua phương pháp dự báo của ông. Châm ngôn mà A. Comte yêu thích là “từ khoa học đến dự báo”. Sau khi chuẩn bị về lý luận khoa học trong Giáo trình triết học thực chứng, ông đi đến dự báo tương lai về sự thống trị của xã hội học và đạo đức; các ngành khoa học sẽ thống nhất đối tượng nghiên cứu là nhân loại và sẽ trở nên đạo đức hơn. Vì thế xã hội thực chứng mà ông đề xuất xây dựng trong Hệ thống chính thể thực chứng, công trình thứ hai của mình hoàn toàn dựa vào những nguyên tắc đạo đức, đặc biệt là dựa vào tình cảm vị tha của con người, cũng vì thế mà nó thiếu đi tính thực tiễn để có thể tồn tại được. Ba là, trật tự xã hội và đạo đức mà A. Comte hướng đến được phỏng theo mô hình trật tự và đạo đức của xã hội Công giáo thời kỳ phát triển cực thịnh ở Châu Âu, điều đó cho thấy tư tưởng của ông quá phiến diện và lạc hậu so với tư tưởng của các nhà triết học đương thời. Còn nhân đạo giáo do ông sáng lập, được xem là cơ sở nền tảng chuẩn bị cho sự thành công của xã hội thực chứng trong tương lai cũng không thể thu hút được công chúng và bị các nhà tư tưởng đương thời phê phán. 4. KẾT LUẬN Sống trong bối cảnh xã hội biến động đầy phức tạp, A. Comte đã cố gắng hợp nhất những dòng chảy của tri thức với khát vọng nhằm tái thiết một trật tự xã hội mới dựa trên những thành tựu văn minh của nhân loại. Tuy có những hạn chế mang tính lịch sử và lập trường giai cấp được các nhà triết học sau ông đã chỉ ra, song quan điểm của ông về những bộ phận cấu thành nền văn minh và phương châm “trật tự và tiến bộ” trong tiến trình xây dựng xã hội thực chứng là sự kế thừa những giá trị lịch sử của nhân loại, có sự phù hợp nhất định trong điều kiện lịch sử và xu hướng của nền chính trị hiện đại. Ngoài ra những đề xuất của ông về vai trò của phụ nữ, đạo đức và giáo dục, đặc biệt là quan điểm về quyền tự do, tự trị của con người có ảnh hưởng lớn đến đời sống học thuật và chính trị xã hội hiện thời, góp phần vào tiến trình phát triển lịch sử của nhân loại. Đối với Việt Nam hiện nay, trong quá trình hội nhập quốc tế, việc nghiên NGUYỄN THÀNH NHÂN – QUAN ĐIỂM CỦA AUGUSTE COMTE 12 cứu, tiếp cận và tham khảo những học thuyết chính trị xã hội mang giá trị phổ quát từ các nước phát triển, trong đó có quan điểm về xã hội thực chứng của A. Comte là một trong những cách góp phần làm phong phú nền văn hóa của dân tộc, thúc đẩy đất nước phát triển. CHÚ THÍCH (1) Nhân đạo giáo là một tôn giáo thế tục thể hiện sự sùng kính nhân loại do chính A. Comte sáng lập. Nó có hệ thống tín ngưỡng và nghi lễ hoàn chỉnh, có nghi thức tế lễ và những bí tích, có cả những linh mục và giáo hoàng. Nhân đạo giáo dựa trên các nền tảng chính là: lòng vị tha, trật tự và tiến bộ. (2) Theo Mary Pickering, sau khi A. Comte qua đời, các tạp chí nghiên cứu về chủ nghĩa thực chứng lần lượt ra đời làm cho tư tưởng của ông có sự ảnh hưởng mạnh mẽ tại Pháp, Anh, Brazil, Nhật. (3) Trong nguyên tắc phân loại khoa học của mình, A. Comte cho rằng khoa học nào mang tính trừu tượng cao và những hiện tượng của nó càng đơn giản thì nó sẽ sớm đạt đến trình độ thực chứng và sự ra đời của nó sẽ sớm hơn các khoa học khác và ngược lại. Theo ông, có 6 khoa học được xếp theo thứ tự, trừu tượng nhất đến cụ thể nhất là toán học, thiên văn học, vật lý học, hóa học, sinh lý học và cuối cùng là xã hội học. (4) Charles Fourier (1772 - 1837) là một nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa nổi tiếng của Pháp nửa đầu thế kỷ XIX. Những học thuyết của ông trở thành một trong những tiền đề lý luận quan trọng để xây dựng học thuyết về chủ nghĩa cộng sản khoa học sau này. (5) Étienne Cabet (1788 - 1856) là một nhà triết học và nhà xã hội không tưởng người Pháp, người sáng lập ra phong trào Ician. Cabet trở thành người ủng hộ xã hội chủ nghĩa phổ biến nhất trong thời đại của ông. (6) Cardinal Mercier – Hồng y Mercier tên thật là Désiré-Joseph Mercier (1851 - 1926) là nhà giáo dục người Bỉ, hồng y, và một nhà lãnh đạo phong trào phục hưng triết học của Thomas Aquinas trong thế kỷ XIX. TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 1. Bourdeau, M. 2018. “Auguste Comte. The Stanford Encyclopedia of Philosophy”. https://plato.stanford.edu/entries/comte/, truy cập ngày 20/6/2019. 2. Comte, A. 1854. Système de politique positive ou Traité de sociologie instituant la religion de l'Humanité (Tome quatrième et dernier, contenant le Tableau synthétique de l'avenir humain). Paris: Carilian-Gœury et V. Dalmont. 3. Comte, A. 1856. The Positive Philosophy (H. Martineau dịch). New York: Canvil Blanchard. 4. Comte, A. 1908. A General View of Positivism. Translated by J. H. Bridges. London: George Routledge & Sons Limited. 5. Đinh Ngọc Thạch (chủ nhiệm), Nguyễn Trọng Nghĩa, Doãn Chính. 2013. Các khuynh hướng chủ đạo trong triết học phương Tây hiện đại. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia TPHCM. TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 10 (254) 2019 13 6. https://en.wikipedia.org/wiki/%C3%89tienne_Cabet, truy cập ngày 9/8/2019. 7. cong-nhan-quoc-te/cac-lanh-tu-va-cac-nha-lanh-dao-noi-tieng/charles-fourier-1772- 1837-3059, truy cập ngày 9/8/2019. 8. Lưu Phóng Đồng (Lê Khánh Trường dịch). 2004. Giáo trình hướng tới thế kỷ XXI - Triết học phương Tây hiện đại. Hà Nội: Nxb. Lý luận Chính trị. 9. C. Mác và Ph. Ăngghen. 2004. Toàn tập, tập 19. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. 10. Mai Sơn. 2007. 101 triết gia. Hà Nội: Nxb. Tri thức. 11. Mercier, C. 1917. A Manual of Modern Scholastic Philosophy (Vol. 2). London: Kegan Paul, Trench, Trubner & Co. 12. Morichère, B. (Phan Quang Định dịch). 2010. Triết học Tây phương từ khởi nguyên đến đương đại. Hà Nội: Nxb. Văn hóa Thông tin. 13. Pickering, M. 1993. Auguste Comte: An Intellectual Biography (Vol. 1). Cambridge: Cambridge University Press. 14. Pickering, M. 2009. Auguste Comte: An Intellectual Biography (Vol. 3). Cambridge: Cambridge University Press. 15. Stumpt, S.E (Đỗ Văn Thuấn - Lưu Văn Hy dịch). 2004. Lịch sử triết học và các luận đề. Hà Nội: Nxb. Lao động.
File đính kèm:
- quan_diem_cua_auguste_comte_ve_xa_hoi_thuc_chung.pdf