Phương pháp thống kê mô phỏng gần đúng cho mô hình nhiều yếu tố đầu ra

Bài báo nghiên cứu hệ thống phức tạp có nhiều yếu tố đầu ra. Những

hệ thống phức tạp chịu sự tác động của nhiều yếu tố, vấn đề đặt ra là cần thiết phải

đánh giá tầm quan trọng của từng yếu tố và phân tích sự ảnh hưởng của những yếu

tố đó đến hệ thống, từ đó, xây dựng mô hình toán để phân tích cũng như dự báo sự

phát triển của hệ thống. Tác giả đưa ra quy trình sử dụng phương pháp toán thống

kê để nghiên cứu hệ thống phức tạp. Tác giả đề xuất phương pháp xây dựng mô

hình gần đúng cho hệ thống nhiều yếu tố đầu ra trên nền tảng sử dụng dạng mở

rộng của thuật toán bình phương tối thiếu. Đồng thời, tác giả đệ trình những

phương pháp kiểm tra tính tương thích của mô hình để xem xét chất lượng cũng như

độ tin cậy của mô hình vừa xây dựng.

pdf 9 trang kimcuc 10260
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp thống kê mô phỏng gần đúng cho mô hình nhiều yếu tố đầu ra", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương pháp thống kê mô phỏng gần đúng cho mô hình nhiều yếu tố đầu ra

Phương pháp thống kê mô phỏng gần đúng cho mô hình nhiều yếu tố đầu ra
Công nghệ thông tin 
T. N. Sơn, N. V. Đức, T. Q. H. Anh, “Phương pháp thống kê nhiều yếu tố đầu ra.” 148 
PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ MÔ PHỎNG GẦN ĐÚNG CHO 
MÔ HÌNH NHIỀU YẾU TỐ ĐẦU RA 
Trần Ngọc Sơn, Nguyễn Văn Đức, Trần Quang Hoàng Anh* 
Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu hệ thống phức tạp có nhiều yếu tố đầu ra. Những 
hệ thống phức tạp chịu sự tác động của nhiều yếu tố, vấn đề đặt ra là cần thiết phải 
đánh giá tầm quan trọng của từng yếu tố và phân tích sự ảnh hưởng của những yếu 
tố đó đến hệ thống, từ đó, xây dựng mô hình toán để phân tích cũng như dự báo sự 
phát triển của hệ thống. Tác giả đưa ra quy trình sử dụng phương pháp toán thống 
kê để nghiên cứu hệ thống phức tạp. Tác giả đề xuất phương pháp xây dựng mô 
hình gần đúng cho hệ thống nhiều yếu tố đầu ra trên nền tảng sử dụng dạng mở 
rộng của thuật toán bình phương tối thiếu. Đồng thời, tác giả đệ trình những 
phương pháp kiểm tra tính tương thích của mô hình để xem xét chất lượng cũng như 
độ tin cậy của mô hình vừa xây dựng. 
Từ khóa: Phân tích hồi quy, Mô hình nhiều yếu tố đầu ra, Thuật toán bình phương tối thiểu, Tiêu chuẩn 
Bayes. 
1. MỞ ĐẦU 
Vấn đề mô phỏng hệ thống hiện đại đòi hỏi cần phải dự báo sự phát triển hệ 
thống. Một trong những phương pháp quan trọng để thực hiện phân tích và dự báo 
đó là sử dụng phương pháp toán học. Phương pháp toán học có khả năng tính toán 
toàn diện sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau đến kết quả của dự báo, tăng độ 
chính xác và tăng tốc độ phân tích cho dự báo. 
Dựa vào số lượng các yếu tố đầu ra, ta có thể phân chia thành 2 loại mô hình 
chính: Mô hình một yếu tố đầu ra, và Mô hình nhiều yếu tố đầu ra. Mô hình một 
yếu tố đầu ra đã được nghiên cứu trong nhiều tài liệu, có thể kể đến những tác giả 
như: N. Dreiper, H. Smith, A.B. Uspenskii, V.U. Burmin, E.V. Markova, J. 
Johnson và các tác giả khác [1-5]. 
Mô hình nhiều yếu tố đầu ra là mô hình đồng thời quan sát một vài yếu tố đầu 
ra. Có nhiều mô hình có thể sử dụng để mô tả trạng thái của đối tượng nghiên cứu. 
Tuy nhiên, phương pháp và thuật toán mô hình hóa nhiều yếu tố đầu ra vẫn chưa 
được nghiên cứu một cách toàn diện. 
Những mô hình hồi quy nhiều yếu tố đầu ra truyền thống có điểm đặc trưng là 
các hàm số trong những phương trình hồi quy giống nhau, ngoài ra các mô hình 
này không nghiên cứu sự tương quan giữa các yếu tố đầu ra. Vì vậy, mục đích của 
bài báo này là phát triển phương pháp thống kê cho mô phỏng gần đúng trong 
trường hợp đồng thời quan sát nhiều yếu tố đầu ra. 
Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san An toàn Thông tin, 05 - 2017 149
2. PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ CHO MÔ PHỎNG GẦN ĐÚNG 
Trên cơ sở các tài liệu đã giới thiệu, tác giả xây dựng quy trình phương pháp 
thống kê cho mô phỏng gần đúng của hệ thống nhiều yếu tố đầu ra. Quy trình này 
phù hợp để dự báo, phân tích những hệ thống phức tạp vì nó cho phép nghiên cứu 
sự tác động của nhiều yếu tố tới hệ thống được mô hình hóa. Các bước của quy 
trình được thể hiện như trong hình 1. 
Những bước quan trọng nhất trong quy trình trên là xây dựng (bước 5) và kiểm 
định tính tương thích (bước 6) của mô hình mô phỏng gần đúng dựa trên dữ liệu 
thống kê. Dưới đây là các bước cụ thể trong quy trình. 
a. Bước 1: Đặt vấn đề 
Đây là bước đầu trong phân tích hệ thống bao gồm những nhiệm vụ cơ bản 
như: Phân tích những khó khăn gặp phải, liệt kê những những nhiệm vụ, phân 
tích cấu trúc của hệ thống và đưa ra những mục tiêu chung ban đầu khi phân tích 
hệ thống. 
b. Bước 2: Tổng hợp những biến đầu vào và đầu ra của hệ thống 
Đây là bước liệt kê tất cả những yếu tố tác động lên hệ thống. 
c. Bước 3: Đặt vấn đề cho mô hình gần đúng phức tạp 
Trong bước này hệ thống ban đầu sẽ được phân tích chi tiết hơn, và sẽ được 
xem xét, đặt vấn đề phù hợp với mô hình gần đúng nào trên nền tảng kết quả thống 
kê thực nghiệm. 
d. Bước 4: Phân tích toán thống kê 
Sử dụng phương pháp toán thống kê để mở ra những khả năng phân tích hệ 
thống phức tạp. Cụ thể trong quá trình mô phỏng có thể sử dụng phương pháp toán 
thống kê để lựa chọn cấu trúc cho mô hình, hay nói cách khác là lựa chọn những 
biến có giá trị để đưa vào phân tích. 
Để thực hiện nhiệm vụ trong trường hợp mô hình hồi quy đa biến có thể kể đến 
một vài phương pháp như phương pháp hồi quy từng bước và phương pháp Bayes. 
d.1. Phương pháp hồi quy từng bước 
Mục tiêu của phương pháp hồi quy từng bước [6-8] là lựa chọn từ các biến đầu 
vào để được một tập hợp những biến có ý nghĩa hơn, tương quan nhiều hơn với 
những yếu tố đầu ra. Thông thường quá trình này được thực hiện trên cơ sở sử dụng 
hệ số F-test, t-test hay những hệ số khác. Những cách sử dụng hồi quy từng bước 
bao gồm: 
Công nghệ thông tin 
T. N. Sơn, N. V. Đức, T. Q. H. Anh, “Phương pháp thống kê nhiều yếu tố đầu ra.” 150 
Hình 1. Quy trình phương pháp thống kê cho mô phỏng gần đúng. 
- Lựa chọn tiến: Ban đầu phương trình hồi quy không chứa biến nào. Những 
biến sẽ được tiếp nhận lần lượt nếu như chúng thỏa mãn một điều kiện đã xác định 
trước. Thứ tự tiếp nhận biến là mức độ quan trọng của biến đó đối với các yếu tố 
đầu ra (sơ đồ phương pháp được thể hiện như trong hình 2). 
- Loại bỏ lùi: Ban đầu tất cả các biến sẽ được đưa vào phương trình hồi quy. 
Sau đó theo thứ tự những biến này sẽ bị loại bỏ khỏi mô hình theo một tiêu chí 
thích hợp (sơ đồ phương pháp được thể hiện như trong hình 3). 
- Lựa chọn từng bước: Đây là cách thức kết hợp 2 phương pháp trên. Trong 
từng giai đoạn lựa chọn tiến sẽ đồng thời loại bỏ biến. 
Trong thực tế, phương pháp hồi quy từng bước có một số hạn chế như việc không đưa 
ra phương trình hồi quy tối ưu với mô hình số lượng biến đầu vào lớn. Nguyên tắc 
tương quan giữa những biến đầu vào sẽ khiến cho những biến quan trọng có thể 
Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san An toàn Thông tin, 05 - 2017 151
Hình 2. Sơ đồ phương pháp lựa chọn tiến. 
Hình 3. Sơ đồ phương pháp loại bỏ lùi. 
Công nghệ thông tin 
T. N. Sơn, N. V. Đức, T. Q. H. Anh, “Phương pháp thống kê nhiều yếu tố đầu ra.” 152 
không được đưa vào phương trình. Để có được cấu trúc mô hình tối ưu, cần phải 
tính toán những trường hợp, trong đó phân tích tất cả những khả năng kết hợp. Tuy 
nhiên, phương pháp hồi quy từng bước sẽ có hiệu quả cao với những mô hình có 
số lượng thống kê lớn hơn nhiều số lượng biến đầu vào. 
d.2. Phương pháp Bayes 
Phương pháp này có tên là BMA (Bayesian Model Average) [9-11] là thuật 
toán lựa chọn mô hình nhiều biến. Trong đó mỗi mô hình có một trọng số, trọng số 
này là BIC (Bayesian Information Criterion). BIC là tiêu chuẩn lựa chọn mô hình 
từ tập hợp mô hình tham số, mô hình này phụ thuộc vào số lượng tham số. Để 
đánh giá mô hình này ta sử dụng phương pháp ước lượng hợp lý cực đại, giá trị 
này có thể tăng lên khi thêm những tham số mới. Tiêu chuẩn Bayes cho phép giải 
quyết bài toán với số lượng tham số lớn, đưa ra hệ số phạt khi tăng số lượng tham 
số của mô hình. Tiêu chuẩn này gần giống với tiêu chuẩn thông tin Akaike, chỉ 
khác là giá trị phạt nghiêm ngặt hơn khi tăng số lượng tham số của mô hình. 
Giả sử ta có: n
ii
xX
1 
 là một bộ phận của mẫu, trong đó từng thành phần 
đặc trưng cho biến ),...,( 1 ikii xxx . Khi đó, tiêu chuẩn thông tin Bayes sẽ được tính 
theo công thức: 
)ln()ln(2 nkLBIC , 
trong đó, L là giá trị cực đại của hàm số hợp lý của mẫu quan sát với số lượng 
tham số cho trước. 
Trong trường hợp mô hình hồi quy tuyến tính tiêu chuẩn được thể hiện thông 
qua SSE là tổng bình phương của số dư: 
)ln(ln nk
n
SSE
nBIC . 
Từ những mô hình được xem xét, ta sẽ chọn mô hình có giá trị tiêu chuẩn 
Bayes nhỏ hơn. Tiêu chuẩn Bayes phụ thuộc vào số lượng tham số và tổng bình 
phương số dư của mô hình. Thay đổi biến phụ thuộc và tăng số lượng các biến sẽ 
làm thay đổi giá trị tiêu chuẩn Bayes. 
e. Bước 5: Xây dựng mô hình mô phỏng gần đúng 
Dưới đây là mô hình nhiều yếu tố đầu ra quan trọng trong mô hình mô phỏng: 
),,1(),( , niixy ii  
 (1) 
trong đó: 
 kii
T
i xxx ,...,1 là đại lượng độc lập hay những yếu tố đầu vào; 
Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san An toàn Thông tin, 05 - 2017 153
 ),...(
1 
yyyT là yếu tố phụ thuộc (đầu ra); 
 n là số lần quan sát; l là số lượng biến đầu ra; 
 ),...(
1 m
T   là tham số chưa biết; 
 ),(),...,,(),(
1
  xxx
i
T

 là hàm số cho trước; 
i
 là sai số ngẫu nhiên, tuân theo những tiêu chuẩn sau: 
 0)(,,0][,)(][,0][ 
ijii
xdjiEixd
T
iiEE 
trong đó, E là giá trị kỳ vọng. 
Nhiệm vụ của vấn đề đặt ra là phải xác định giá trị tham số cho mô hình được 
thể hiện trong công thức (1). Để tìm giá trị này tác giả sử dụng biến thể của thuật 
toán bình phương tối thiểu như sau: 

l
j
l
k
n
i
ikkiijjijki xyxyS
1 1 1
)),())(,((min)(min 

, (2) 
trong đó: )(1 ixdi
  là trọng số của mô hình. 
Trong trường hợp tuyến tính theo tham số, ta có: 
  )(),( xFx T , 
trong đó: 
)(...)(
.........
)(...)(
)(
1
111
)(),...(1
xfxf
xfxf
хF
тт
xfxf


 
Giá trị tham số tuyến tính tốt nhất có dạng: 
Y1ˆ   , (3) 
trong đó: 
)()(
1
1
i
T
ii
n
i
xFxFn  
 , 
iii
n
i
yxFnY )(
1
1  
 , )(1 ixdi
  . 
hoặc dưới dạng chi tiết: 
)(
jk
MM , ,1, kj , ),...,(
1 
YYYТ , 
trong đó: 
Công nghệ thông tin 
T. N. Sơn, N. V. Đức, T. Q. H. Anh, “Phương pháp thống kê nhiều yếu tố đầu ra.” 154 
 
n
i
i
xT
k
f
i
x
j
f
jki
M
jk
1
)()( , 
 

n
i
i
x
j
f
ki
y
l
k
jki
Y
j
1
)(
1
 . 
f. Bước 6: Kiểm tra tính tương thích của mô hình 
Sau khi tìm được giá trị tham số của mô hình gần đúng, từng phương trình sẽ 
được kiểm tra tính tương thích. Để đạt được điều này có thể sử dụng những tiêu 
chuẩn như tiêu chuẩn Student, tiêu chuẩn Khi bình phương, tiêu chuẩn Fisher, 
giống như mô hình hồi quy đơn thuần. 
Để kiểm định tính tương thích của mô hình nhiều yếu tố đầu ra tác giả đề xuất 
sử dụng 3 tiêu chuẩn sau: 
f.1. Sai số gần đúng 
Để xem xét độ chính xác của mô hình, ta sử dụng giá trị tương tự với sai số 
gần đúng như công thức (4). Sai số gần đúng là độ lệch trung bình của những giá 
trị thực tế và giá trị được tính toán theo mô hình [3]: 
%100.
)(
|ˆ|1
1

n
i i
ii
ysum
yysum
n
A , (4) 
trong đó: iy là giá trị thực tế; iyˆ là giá trị theo mô hình. 
Chỉ nên sử dụng mô hình để phân tích và dự báo nếu có sai số nhỏ hơn 15%. 
Nếu sai số nhỏ hơn 5% thì mô hình có độ chính xác cao. 
f.2. Hệ số xác định 
Để xem xét chất lượng của mô hình ta sử dụng đại lượng tương tự như hệ số 
xác định như công thức (5). Hệ số xác định là đại lượng thể hiện phần trăm biến 
động của yếu tố đầu ra được giải thích bởi các yếu tố đầu vào [3]: 


00
2
)(
1
ii
T
i
ii
T
i
EEtr
EtrE
R


, (5) 
trong đó: tr là vết của ma trận, iii yyE ˆ , yyE ii 
0
, y là giá trị trung bình. 
Hệ số xác định càng gần với 1 thì chất lượng mô hình càng tốt. 
f.3. Tính ổn định của tham số 
Khi xem xét độ ổn định của giá trị tham số của mô hình nhiều yếu tố đầu ra có 
thể chia ra làm 2 trường hợp: 
- Trường hợp dữ liệu được tổng hợp trong thời gian dài: Ta chia nhỏ cơ sở dữ 
Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san An toàn Thông tin, 05 - 2017 155
liệu và kiểm tra độ ổn định của tham số thông qua những mô hình nhỏ này. Nếu 
những tham số thu được có khuynh hướng không ổn định thì việc sử dụng mô hình 
xây dựng trên dữ liệu đầy đủ sẽ không đáng tin cậy. 
- Trường hợp dữ liệu được tổng hợp trong thời gian ngắn: Ta chia dữ liệu ra 
làm 2 phần, sau đó sử dụng 1 phần để xây dựng mô hình dự báo, phần còn lại để 
kiểm tra tính đúng đắn của mô hình. Như vậy, có thể tính toán chất lượng của mô 
hình dự báo trên dữ liệu đầy đủ. Nếu mô hình tìm được không có độ chính xác cao 
chúng ta bước sang bước 7. 
g. Bước 7: Hiệu chỉnh mô hình 
Hiệu chỉnh lại mô hình toán và làm chính xác thêm thông tin, sau đó quay lại 
Bước 3 để đặt lại vấn đề cho mô hình gần đúng. Nếu mô hình có chất lượng tốt, 
tương thích với giá trị thống kê ta chuyển sang bước 8. 
h. Bước 8: Kiểm tra mô hình 
Kiểm tra xem mô hình có thỏa mãn những vấn đề nhiệm vụ đã được đặt ra ở 
bước 1 hay không. Nếu không ta chuyển sang bước 9. 
i. Bước 9: Nêu ra những giả thuyết khác về chức năng và sự dự báo của 
hệ thống 
Từ những giả thuyết mới này ta sẽ tổng hợp và lựa chọn lại những yếu tố đầu 
vào và đầu ra cho mô hình (quay lại bước 2). 
3. KẾT LUẬN 
Trong phạm vi bài báo tác giả đã đề xuất phương pháp nghiên cứu mô hình gần 
đúng của hệ thống, trong đó quan sát đồng thời nhiều yếu tố đầu ra. Tác giả đã sử 
dụng dạng biến thể của thuật toán bình phương tối thiểu để xác định giá trị tham số 
của mô hình gần đúng dựa vào kết quả thống kê, đồng thời đệ trình những phương 
pháp để kiểm tra tính tương thích của mô hình dựa vào giá trị như sai số gần đúng 
và hệ số xác định. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. N. Dreiper, G. Smit, “Applied regression analysis”, 2nd ed. Russian, 
Moscow, Book 1 (1986), pp. 366; Book 2 (1987), pp. 351. 
[2]. L.N. Ezhova, “Econometrics: The initial course with the probability theory 
and mathematical statistics basics”, Baikal State University Economics and 
Law Publ. (2008), pp. 287. 
[3]. J. Johnson, “Methods of econometrics”, Russian, Moscow, Statistika Publ. 
Công nghệ thông tin 
T. N. Sơn, N. V. Đức, T. Q. H. Anh, “Phương pháp thống kê nhiều yếu tố đầu ra.” 156 
(1980), pp. 444. 
[4]. A.B. Uspenskii, B.V. Fedorov, “Computational aspects of the method of 
least squares in the analysis and design of regression experiments”, 
Moscow State University Publ. (1975), pp. 168. 
[5]. E.B. Маркова, “Планирование эксперимента в условиях неоднородностей”, 
Е.В. Маркова, А.Н. Лисенков. М.: Наука (1973), pp. 220. 
[6]. R.R Hocking, “Criteria for selection of a subset regression: which one 
should be used?”, Technometrics. Vol. 14 (1972), pp. 967-970. 
[7]. R.R Hocking, “The analysis and selection of variables in linear 
regression”, Biometrica, Vol. 32, No. 2 (1976), pp. 1-49. 
[8]. C.H.A Li, “Sequential method for screening experimental variables”, 
Journal of the American Statistical Association, Vol. 57, No. 298 (1962), 
pp. 455-477. 
[9]. J.A. Hoeting, D. Madigan, A.E. Raftery, C.T. Volinsky, “Bayesian Model 
Averaging: A Tutorial”, Statistical Science, Vol. 14, No. 4 (1999), pp. 382-417. 
[10]. P.J. Brown, “Bayes model averaging with selection of regressors”, 
Journal of the Royal Statistical Society, Part 3 (2002), pp. 519-536. 
[11]. A.E. Raftery, “Bayesian Model Selection in Social Research”, 
Sociological Methodology, Vol. 25 (1995), pp. 111-163. 
ABSTRACT 
APPROXIMATED STATISTICAL APPROACH 
FOR MULTIPLE OUTPUT MODELS 
In this article, the authors focus on complex systems, which have many 
outputs. Complex systems are affected by many factors, and the issue is that, 
it is necessary to evaluate the importance of each factor and analyze the 
effect of those factors on the systems, from which to build mathematical 
model for analysis as well as predicting the development of the systems. The 
authors propose a procedure using statistical methods to study complex 
systems. The authors then propose an approximated modeling approach for 
multi-factor systems based on the use of the expansion form of the least 
squares algorithm. At the same time, the authors also propose methods to 
validate the compatibility as well as the reliability of the constructed model. 
Keywords: Regression analysis, Multi-output model, Least squares algorithm, Bayesian information criterion. 
Nhận bài ngày 22 tháng 02 năm 2017 
Hoàn thiện ngày 10 tháng 4 năm 2017 
Chấp nhận đăng ngày 01 tháng 5 năm 2017 
Địa chỉ: Trung tâm 586, Cục Công nghệ thông tin 
 *Email: newsv2004@gmail.com 

File đính kèm:

  • pdfphuong_phap_thong_ke_mo_phong_gan_dung_cho_mo_hinh_nhieu_yeu.pdf