Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

Các dạng trực quan:

a. Quan sát

- Là phương pháp dạy trẻ sử dụng các giác quan của mình để tích luỹ dần

những kinh nghiệm, những hình ảnh, những biểu tượng và kỹ xảo ngôn ngữ. Việc

cho trẻ xem vật thật giúp trẻ nhận biết, tri giác vật một cách khái quát và cụ thể từng

chi tiết.

- Để giúp trẻ quan sát, cô có thể sử dụng vật thật để trẻ dùng các giác quan để

nhìn, sờ, ngửi, nếm, nghe sự vật ngay trước mắt mình.

- Trong khi hướng dẫn trẻ quan sát, cô chỉ vào vật, bộ phận của vật kết hợp

với sử dụng từ tương ứng với vật đó, bộ phận đó.

- Nếu không có vật thật, giáo viên có thể thay thế bằng đồ chơi, tranh ảnh.

Lưu ý

- Những bài tập về quan sát phải gắn liền với việc cung cấp từ để từ ngữ luôn

theo sát và củng cố những điều đã thu được.

- Khi tổ chức quan sát, không nên chỉ hướng sự chú ý của trẻ vào các sự vật,

hiện tượng riêng lẻ mà cần thấy được mối liên hệ giữa chúng. Ví dụ: quan sát trời

nắng, mưa.

- Khi tổ chức cho trẻ quan sát để làm giàu vốn từ cho trẻ, cô cần chú ý đến

đặc điểm lứa tuổi, khả năng nhận thức, hứng thú của trẻ để tổ chức quan sát cho phù

hợp với trẻ.

b. Tham quan

Tham quan là con đường đưa trẻ em đến gần vật thể, hiện tượng. Tuỳ từng

độ tuổi, tham quan đi từ những vật thể liên quan đến sinh hoạt cá nhân hàng ngày

đến thế giới rộng lớn hơn. Chẳng hạn, đối với trẻ mẫu giáo bé, cho trẻ tham quan

nhà bếp của trường, tham quan lớp anh chị lớn, tham quan sân trường. Với trẻ mẫu

giáo lớn có thể tổ chức cho trẻ tham quan viện bảo tàng, công viên, trường tiểu

học

 

pdf 51 trang kimcuc 10382
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
0 
 TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 
 KHOA SPTN– TỔ SPMN 
 Ths Cao Thị Lệ Huyền 
Bài giảng 
PHƢƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN 
NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẦM NON 
 DÀNH CHO HỆ CAO ĐẲNG NGÀNH GDMN 
1 
LỜI MỞ ĐẦU 
Giáo dục mầm non là mắc xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân có 
nhiệm vụ hình thành và phát triển nhân cách trẻ, tạo ra thế hệ ngƣời Việt Nam có 
đầy đủ những phẩm chất về sức khỏe, trí tuệ cũng nhƣ đạo đức đáp ứng yêu cầu 
ngày càng cao của xã hội. Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ, 
phát triển ngôn ngữ là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Mục đích của công 
việc này là bƣớc đầu hình thành cho trẻ những năng lực ngôn ngữ nhƣ nghe lời nói 
và phát âm, khả năng sử dụng từ ngữ, các kiểu câu tiếng Việt và đặc biệt là nói năng 
mạch lạc trong giao tiếp và học tập. Ngoài ra, trẻ còn đƣợc chuẩn bị một số kỹ năng 
tiền đọc viết để trẻ học tiếng Việt khi học lớp một. 
Bài giảng này đƣợc sử dụng cho đối tƣợng là sinh viên chuyên ngành giáo 
dục mầm non, hệ cao đẳng. Bài giảng cũng có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham 
khảo cho các hệ đào tạo giáo viên mầm non khác . 
2 
Mục tiêu của học phần 
1. Kiến thức: 
- Hiểu đƣợc khái niệm, đặc điểm, nội dung, phƣơng pháp, hình thức của việc 
phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. 
- Vận dụng đƣợc các phƣơng pháp giáo dục chuẩn mực ngữ âm tiếng Việt, 
phát triển vốn từ, dạy trẻ đặt câu, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo. 
- Hiểu và vận dụng đƣợc các biện pháp cho trẻ làm quen với biểu tƣợng từ và 
câu. 
- Biết đƣợc chƣơng trình cho trẻ làm quen với chữ cái. 
- Biết lập kế hoạch hoạt động Nhận biết tập nói, hoạt động Làm quen với chữ 
viết. 
- Liên hệ thực tiễn việc phát triển ngôn ngữ của trẻ ở trƣờng mầm non. 
2. Kỹ năng: 
- Có kỹ năng xây dựng trò chơi học tập, bài tập trò chuyện với trẻ. 
- Có kỹ năng lập kế hoạch hoạt động Nhận biết tập nói và Làm quen với chữ 
cái. 
- Có kỹ năng tổ chức hoạt động Nhận biết tập nói và Làm quen với chữ cái. 
- Có kỹ năng lập kế hoạch có trẻ kể chuyện theo tranh, đồ vật, đồ chơi, kinh 
nghiệm và kể chuyện sáng tạo. 
- Nhận xét và đánh giá giờ dạy của mình và của sinh viên khác. 
3. Thái độ: 
- Nhận định đƣợc tầm quan trọng của môn học với nghề nghiệp của mình 
trong tƣơng lai. 
- Chủ động vận dụng kiến thức đã học để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu 
giáo. 
3 
Chƣơng 1 
PHƢƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ EM 
LÀ MỘT KHOA HỌC 
A. Mục tiêu 
- Hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu của môn học. 
- Hiểu đƣợc mối liên hệ giữa phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ với các ngành 
khoa học khác. 
- Biết các phƣơng pháp nghiên cứu môn học. 
B. Nội dung 
1.1. Đối tƣợng nghiên cứu 
Là quá trình dạy nói cho trẻ 0 - 6 tuổi, bao gồm: 
 - Mục đích dạy học: phát triển hoạt động ngôn ngữ cho trẻ ở trƣờng MN 
 - Nhiệm vụ của môn học: 
 + Giáo dục chuẩn mực ngữ âm. 
 + Hình thành và phát triển vốn từ. 
 + Dạy trẻ các mẫu câu tiếng Việt. 
 + Phát triển lời nói mạch lạc. 
 + Phát triển lời nói nghệ thuật. 
 + Chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết ở trƣờng phổ thông. 
 + Giáo dục tình yêu, sự trân trọng tiếng mẹ đẻ và văn hoá giao tiếp ngôn 
ngữ. 
 - Phƣơng pháp và biện pháp: 
 Sử dụng các phƣơng pháp, biện pháp dạy học phù hợp với độ tuổi mầm 
non đƣợc vận dụng cụ thể vào công việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
- Các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và dạy học. 
 - Các điều kiện và phƣơng tiện dạy học. 
1.2. Mối liên hệ giữa phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ với các ngành 
khoa học khác 
1.2.1. Mối liên hệ với ngôn ngữ học 
Các kiến thức về ngôn ngữ học là những kiến thức cơ bản của ngôn ngữ 
4 
tiếng Việt. Phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ mầm non cũng bắt đầu từ việc phát triển 
các nội dung đó. Vì vậy, những kiến thức về ngôn ngữ học sẽ là những kiến thức cơ 
sở giúp cho các nhà giáo dục hiểu đúng nội dung, tìm ra các phƣơng pháp hiệu quả 
để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
1.2.2. Mối liên hệ với tâm lí học trẻ em 
Tâm lý học trẻ em trƣớc tuổi học đã nghiên cứu chức năng tâm lí trẻ, các 
hoạt động chủ đạo của trẻ... Dựa trên, cơ sở nghiên cứu đó, các nhà giáo dục xác 
định đuợc mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phƣơng pháp và hình thức dạy trẻ nói cho 
phù hợp với từng độ tuổi và năng lực của trẻ. 
1.2.3. Mối liên hệ với giáo dục học mầm non 
Phát triển ngôn ngữ đƣợc coi nhƣ là một bộ phận của khoa học giáo dục 
mầm non, lĩnh vực cụ thể của khoa học giáo dục mầm non. Phát triển ngôn ngữ 
đƣợc tích hợp trong tất cả các hoạt động giáo dục trong trƣờng mầm non. 
Nắm vững khoa học giáo dục học mầm non, giải quyết tốt mối quan hệ giữa 
các môn học, tận dụng các cơ hội có đƣợc, giáo viên mầm non có thể nâng cao chất 
lƣợng giáo dục ngôn ngữ cho trẻ. 
1.2.4. Mối liên hệ với sinh lí học 
Ngôn ngữ có cơ sở sinh lý học. Bộ máy phát âm của con ngƣời là cơ quan 
sản sinh ra âm thanh ngôn ngữ. Hoạt động của tƣ duy ngƣời là sản phẩm của não 
bộ. Thính giác giúp trẻ nghe lời nói trong quá trình học nói. Nhƣ vậy, hoạt động lời 
nói có cơ sở sinh lý học. 
1.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu 
- Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp các tài liệu lí luận. 
- Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm. 
- Phƣơng pháp điều tra giáo dục: điều tra bằng phiếu câu hỏi, trò chuyện, 
phỏng vấn, toạ đàm, trắc nghiệm. 
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm sƣ phạm. 
- Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm. 
- Phƣơng pháp thống kê toán học. 
5 
Câu hỏi ôn tập 
1. Tại sao nói phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ trẻ em là một khoa học? 
2. Đối tƣợng nghiên cứu của khoa học phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ trẻ em 
là gì? Nó có quan hệ nhƣ thế nào với các khoa học khác? 
6 
Chƣơng 2 
NHIỆM VỤ, HÌNH THỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP 
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TRẺ EM 
A. Mục tiêu 
- Hiểu đƣợc các nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. 
- Hiểu đƣợc các phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. 
- Hiểu đƣợc các hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. 
B. Nội dung 
2.1. Các nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ trẻ em: Có 7 nhiệm vụ 
2.1.1. Giáo dục chuẩn mực ngữ âm tiếng Việt 
- Luyện cho trẻ nghe âm thanh ngôn ngữ. 
- Dạy trẻ phát âm đúng các âm vị tiếng Việt trong các kết hợp âm tiết - từ - 
câu theo chuẩn mực âm thanh tiếng Việt. 
- Dạy trẻ biết điều chỉnh hơi thở ngôn ngữ để tạo nên sự hợp lý của âm thanh 
ngôn ngữ về cƣờng độ, nhịp điệu, tốc độ của lời nói, ngữ điệu khi nói để tạo nên sự 
biểu cảm khi giao tiếp. 
- Sửa các lỗi phát âm của trẻ. 
2.1.2. Hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ 
- Làm giàu vốn từ cho trẻ: làm phong phú số lƣợng từ của trẻ. 
- Nâng cao khả năng hiểu nghĩa của từ của trẻ, dạy trẻ dùng từ chính xác, 
phát triển vốn từ đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa. 
- Tích cực hoá vốn từ cho trẻ: giúp trẻ sử dụng từ một cách chính xác, linh 
hoạt trong các ngữ cảnh giao tiếp. 
2.1.3. Dạy trẻ sử dụng các mẫu câu tiếng Việt 
- Dạy trẻ nói đúng các mẫu câu theo cấu trúc tiếng Việt. 
- Sửa câu sai cho trẻ, nhƣ câu thiếu thành phần, câu sai trật tự từ, 
câu sai logic. 
2.1.4. Phát triển lời nói mạch lạc 
- Đơn vị ngôn ngữ để giao tiếp không phải là một câu mà là một ngôn bản. Vì thế 
sự mạch lạc của lời nói là rất cần thiết. 
7 
- Dạy lời nói mạch lạc cho trẻ có hai dạng: độc thoại và đối thoại. Thực chất 
đó là việc rèn khả năng tƣ duy ngôn ngữ và sử dụng lời nói để giao tiếp. Sự mạch 
lạc của ngôn ngữ chính là sự mạch lạc của tƣ duy. 
- Mục đích của phát triển lời nói mạch lạc là để giúp trẻ tƣ du y ngôn 
ngữ tốt, diễn đạt rõ ràng, không ê a, biết ngắt nghỉ giọng đúng chỗ, lời nói 
mang sắc thái biểu cảm. 
2.1.5. Chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết ở trƣờng phổ thông 
- Dạy trẻ nhận diện và phát âm đúng 29 chữ cái theo kiểu chữ in thƣờng 
 - Cho trẻ làm quen với các khái niệm âm, tiếng, từ, câu. 
 - Cho trẻ làm quen dần với các kỹ năng: ngồi, cầm bút, tô, viết, giở sách, biết 
cách đọc sách 
2.1.6. Phát triển lời nói nghệ thuật thông qua việc cho trẻ tiếp xúc với 
thơ, truyện 
Cho trẻ tiếp xúc với thơ, truyện là con đƣờng phát triển lời nói, đặc biệt là lời 
nói nghệ thuật. Thông qua các tác phẩm văn học có chọn lựa, trẻ học đƣợc lời hay, 
ý đẹp, những từ trong sáng, gợi cảm, lối nói ví von Qua đó trẻ có thể sử dụng 
ngôn ngữ trong giao tiếp một cách phong phú, hay, đẹp. 
2.1.7. Giáo dục tình yêu đối với tiếng mẹ đẻ và văn hoá giao tiếp ngôn ngữ. 
- Dạy trẻ biết sử dụng ngữ điệu sao cho phù hợp, biểu cảm; sử dụng từ ngữ 
chính xác, phong phú, gợi cảm; sử dụng câu phù hợp với hoàn cảnh, diễn đạt rõ 
ràng mạch lạc 
 - Giáo dục trẻ biết phối hợp các phƣơng tiện phi ngôn ngữ (cử chỉ, điệu 
bộ) để lời nói thêm biểu cảm, cuốn hút ngƣời nghe. 
2.2. Các phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ trẻ em 
2.2.1. Phƣơng pháp trực quan 
Phƣơng pháp này đảm bảo mối liên hệ giữa hệ thống tín hiệu thứ nhất (đối 
tƣợng để trực quan) và hệ thống tín hiệu thứ hai (ngôn ngữ phát ra khi quan sát đối 
tƣợng). 
2.2.1.1. Mục đích phƣơng pháp: 
- Hình thành một số kiến thức mới, hình thành vốn từ cho trẻ. 
8 
- Củng cố kiến thức, củng cố vốn từ. 
- Rèn luyện phát âm. 
2.2.1.2. Các dạng trực quan: 
a. Quan sát 
- Là phƣơng pháp dạy trẻ sử dụng các giác quan của mình để tích luỹ dần 
những kinh nghiệm, những hình ảnh, những biểu tƣợng và kỹ xảo ngôn ngữ. Việc 
cho trẻ xem vật thật giúp trẻ nhận biết, tri giác vật một cách khái quát và cụ thể từng 
chi tiết. 
- Để giúp trẻ quan sát, cô có thể sử dụng vật thật để trẻ dùng các giác quan để 
nhìn, sờ, ngửi, nếm, nghe sự vật ngay trƣớc mắt mình. 
- Trong khi hƣớng dẫn trẻ quan sát, cô chỉ vào vật, bộ phận của vật kết hợp 
với sử dụng từ tƣơng ứng với vật đó, bộ phận đó. 
- Nếu không có vật thật, giáo viên có thể thay thế bằng đồ chơi, tranh ảnh. 
Lưu ý 
- Những bài tập về quan sát phải gắn liền với việc cung cấp từ để từ ngữ luôn 
theo sát và củng cố những điều đã thu đƣợc. 
- Khi tổ chức quan sát, không nên chỉ hƣớng sự chú ý của trẻ vào các sự vật, 
hiện tƣợng riêng lẻ mà cần thấy đƣợc mối liên hệ giữa chúng. Ví dụ: quan sát trời 
nắng, mƣa. 
- Khi tổ chức cho trẻ quan sát để làm giàu vốn từ cho trẻ, cô cần chú ý đến 
đặc điểm lứa tuổi, khả năng nhận thức, hứng thú của trẻ để tổ chức quan sát cho phù 
hợp với trẻ. 
b. Tham quan 
Tham quan là con đƣờng đƣa trẻ em đến gần vật thể, hiện tƣợng. Tuỳ từng 
độ tuổi, tham quan đi từ những vật thể liên quan đến sinh hoạt cá nhân hàng ngày 
đến thế giới rộng lớn hơn. Chẳng hạn, đối với trẻ mẫu giáo bé, cho trẻ tham quan 
nhà bếp của trƣờng, tham quan lớp anh chị lớn, tham quan sân trƣờng. Với trẻ mẫu 
giáo lớn có thể tổ chức cho trẻ tham quan viện bảo tàng, công viên, trƣờng tiểu 
học 
*Buổi tham quan cần đảm bảo các yêu cầu sau: 
9 
- Nội dung tham quan phải đáp ứng đƣợc sở thích của trẻ. 
- Tổ chức tham quan phải giúp trẻ chú ý đến cái chính, cái trọng tâm. Không 
để cho những cái nhỏ, lẻ chi phối trẻ. 
 - Buổi tham quan không mang tính chất của buổi học. Nó phải đƣợc tổ chức 
nhẹ nhàng, thoải mái. Trƣớc khi tổ chức cho trẻ tham quan cô giáo cần phải cần 
phải lập kế hoạch cụ thể. 
 - Sau buổi tham quan cần tổ chức cho trẻ củng cố lại những nhận thức và ấn 
tƣợng đã thu nhận đƣợc trong buổi tham quan. 
c. Xem phim 
Là cách sử dụng máy móc, thiết bị vào quá trình dạy học trong điều kiện cho 
phép, tạo điều kiện cho trẻ quan sát, tham quan cảnh vật mà trẻ không thể đến tận 
nơi để quan sát, hoặc cho trẻ xem lại những cảnh quay trong quá khứ. Ví dụ: xem 
phim về cuộc sống của con vật ở trong rừng, động vật sống dƣới biển sâu 
2.2.2. Phƣơng pháp dùng lời 
2.2.2.1. Đàm thoại 
- Là cách sử dụng hệ thống câu hỏi của cô và câu trả lời của trẻ nhằm giúp 
cho ngôn ngữ của trẻ phát triển. 
- Đàm thoại cần đƣợc tiến hành thoải mái, đáp ứng đƣợc yêu cầu của trẻ, cần 
tiến hành đối với từng trẻ. Nên có đồ dùng trực quan đặt trƣớc mắt trẻ khi đàm 
thoại. 
- Hệ thống câu hỏi cần phù hợp với khả năng nhận thức và đặc điểm ngôn ngữ 
của trẻ. 
2.2.2.2. Sử dụng lời nói mẫu 
Mẫu lời nói đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng pháp khi chỉ cho đứa trẻ cách 
thức tốt nhất để diễn đạt suy nghĩ của mình. 
Lƣu ý, số lƣợng câu trong mẫu phải phù hợp với khả năng chú ý và trí nhớ 
của trẻ. Trẻ càng nhỏ câu càng phải ngắn gọn. 
2.2.2.3. Giảng giải 
Là phƣơng pháp dùng lời nói cho trẻ hiểu về đặc điểm,tính chất của 
một vật hay một hành động nào đó. Cô sử dụng những từ mà trẻ đã biết để 
10 
giảng giải cho trẻ những từ mà trẻ chƣa biết. Cách làm này hay đƣợc áp dụng 
trong việc phát triển vốn từ qua các giờ kể chuyện, đọc thơ. Lời giảng giải của 
cô phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. 
2.2.2.4. Chỉ dẫn 
 Là cách thức cô giáo dùng lời nói để chỉ cho trẻ biết cách làm và cách đạt 
đƣợc kết quả cuối cùng của công việc. 
2.2.2.5. Nhắc nhở 
 Là lời gợi ý cho trẻ khi gặp khó khăn. Tránh nặng lời hay chê bai trẻ. 
2.2.2.6. Đánh giá, nhận xét lời nói của trẻ 
 Cô giáo dùng lời để đánh giá, nhận xét lời nói của trẻ đúng hay chƣa đúng. 
2.2.2.7. Sử dụng câu hỏi 
 Câu hỏi dùng cho trẻ có nhiều loại khác nhau: câu hỏi hƣớng sự chú ý của 
trẻ đến việc nhận thức, đối tƣợng; câu hỏi đòi hỏi trẻ phải tìm kiếm, suy luận. 
 Cô giáo thƣờng đặt câu hỏi kết hợp với trực quan 
2.2.2.8. Đọc, kể tác phẩm văn học 
 Cô giáo đọc, kể tác phẩm văn học cho trẻ nghe qua đó rèn luyện phát âm, 
cung cấp vốn từ, các mẫu câu cho trẻ và dạy trẻ nói mạch lạc. 
2.2.3. Phƣơng pháp thực hành 
Phƣơng pháp này đòi hỏi cô giáo phải chú trọng việc cho trẻ tích cực tham gia vào 
sử dụng lời nói. Cần có những bài tập chuyên biệt để luyện cho trẻ một kỹ năng nào đó. Ví 
dụ: cho trẻ đọc bài bài đồng dao để luyện các âm, bài tập luyện cơ quan phát âm... 
2.2.4. Phƣơng pháp trò chơi 
Hoạt động vui chơi giữ vai trò quan trong các hoạt động giáo dục ở trƣờng 
mầm non. Đối với việc dạy nói cho trẻ trò chơi giữ vai trò vô cùng quan trọng. Ví 
dụ: trò chơi học tập luyện cơ quan phát âm, phát triển vốn từ...; trò chơi đóng vai 
theo chủ đề có hiệu quả trong việc phát triển vốn từ , văn hóa giao tiếp... 
2.3. Các hình thức phát triển ngôn ngữ trẻ em 
2.3.1. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong giờ học 
- Giờ chuyên biệt, gồm có: Giờ nhận biết tập nói và Làm quen chữ cái 
11 
- Giờ ƣu thế: Làm quen với tác phẩm văn học, Làm quen với môi trƣờng 
xung quanh. 
Ngoài ra, các giờ học khác đều có tác dụng đối với sự phát triển ngôn ngữ 
cho trẻ. 
2.3.2. Phát triển ngôn ngữ trong các hoạt động khác 
 Ngoài các giờ học, các hoạt động giáo dục ở trƣờng mầm non nhƣ: lao động, 
hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời, chế độ sinh hoạt hàng ngày đều có vai trò 
quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. 
 Nhƣ vậy, từ hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ ta thấy rõ, nhiệm vụ phát 
triển ngôn ngữ cho trẻ đƣợc tích hợp trong các hoạt động giáo dục. 
Câu hỏi ôn tập: 
1. Có mấy nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, nhiệm vụ nào là 
quan trọng nhất? 
2. Phân tích mối quan hệ giữa các nhiệm vụ. 
3. Trình bày các phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. 
4. Trình bày các hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. 
12 
Chƣơng 3 
GIÁO DỤC CHUẨN MỰC NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT 
A. Mục tiêu 
- Hiểu đƣợc khái niệm giáo dục chuẩn mực ngữ âm. 
- Hiểu đƣợc các nhiệm vụ, nội dung, biện pháp, hình thức giáo dục chuẩn 
mực ngữ âm tiếng Việt cho trẻ mầm non. 
- Vận dụng đƣợc biện pháp giáo dục chuẩn mực ngữ âm cho trẻ từng độ 
tuổi. 
- Xây dựng trò chơi học tập nhằm rèn  ...  dạy trẻ làm quen với chữ cái 
- Dạy trẻ nhận biết 29 chữ cái ghi âm tiếng Việt kiểu chữ in thƣờng, viết 
thƣờng. 
- Dạy trẻ nhớ đƣợc tên âm các chữ cái tiếng Việt, bắt chƣớc và phát âm 
đúng tên âm các chữ cái. 
- Dạy trẻ làm quen với tƣ thế ngồi, cách cầm bút. 
- Dạy kỹ năng tô những nét cơ bản và tô chữ cái theo mẫu. 
7.3.2 Phƣơng pháp dạy trẻ làm quen với chữ cái 
7.3.2.1. Chƣơng trình làm quen với chữ cái 
29 chữ cái đƣợc chia ra làm 12 nhóm chữ cái. Việc phân nhóm chữ cái dựa 
43 
vào việc gần giống nhau và khác nhau rõ nét về hình dạng và cách phát âm. 
* Các nhóm đƣợc chia nhƣ sau: 
- o, ô, ơ - i, t, c - p, q 
- a, ă, â - b, d, đ - v, r 
- e , ê - l, m, n - g, y 
- u, ƣ - h, k - s, x 
* Phân phối số tiết trong năm: mỗi nhóm chữ đƣợc dạy 2 tiết, Ngoài ra, còn 
có các hoạt động ngoài tiết học nhằm củng cố, rèn luyện những chữ cái đã học. 
7.3.2.2. Quy trình các bƣớc dạy trẻ làm quen chữ cái 
a. Quy trình các bƣớc cho trẻ làm quen chữ cái mới 
- Bƣớc 1: Tạo hứng thú dẫn dắt trẻ vào bài học , bằng các cách: dùng bài hát, 
câu đố, tình huống cụ thể, mô hình,  phù hợp với chủ đề. 
- Bƣớc 2: Cô treo thanh lên bảng, đàm thoại với trẻ về nội dung tranh. 
- Bƣớc 3: Đọc cho trẻ nghe từ dƣới tranh, cho trẻ đọc theo cô. 
- Bƣớc 4: Giới thiệu tranh tiếp theo (thực hiện tƣơng tự nhƣ trên nếu có). 
- Bƣớc 5: Cô xếp chữ cái rời thành từ giống từ dƣới tranh, cho trẻ đọc. (có 
thể bỏ). 
- Bƣớc 6: Cô giới thiệu các chữ cái sẽ dạy. 
- Bƣớc 7: Gắn chữ cái lên bảng. Cô phát âm mẫu, cho trẻ phát âm (lớp – tổ - 
cá nhân). 
- Bƣớc 8: Phân tích nét chữ: - Cho trẻ sờ và nhận xét hình dạng từng chữ. 
 - Cô phân tích các nét chữ. 
 - Cho cả lớp phát âm lại. 
- Bƣớc 9: Giới thiệu kiểu chữ viết thƣờng. 
- Bƣớc 10: Trò chơi. 
*Kết thúc: Cô nhận xét giờ học, củng cố nội dung học. 
b. Quy trình các bƣớc dạy trẻ tập tô chữ cái 
Có ba bƣớc chính: 
- Bƣớc 1: Ổn định. 
- Bƣớc 2: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi chữ cái. 
44 
- Bƣớc 3: Hƣớng dẫn trẻ ngồi đúng tƣ thế và cách cầm bút tô chữ cái. 
- Bƣớc 4: Hƣớng dẫn trẻ cách tô chữ cái: Cho trẻ quan sát thẻ chữ cái, dạy trẻ 
tô trùng khít lên đƣờng kẻ mờ, tô từ trên xuống, từ trái qua phải. Chú ý trẻ điểm đặt 
bút và tô đúng chiều mũi tên hƣớng dẫn. 
- Bƣớc 5: Cho trẻ thực hành tô chữ cái. 
* Lƣu ý: không gò ép trẻ phải tô đẹp. Luyện cho trẻ cách cầm bút và tƣ thế ngồi 
thật đẹp. Rèn luyện cho trẻ một số đức tính: kiên trì, cẩn thận, tỉ mỉ 
7.3.3. Hƣớng dẫn lập kế hoạch 
7.3.3.1. Loại bài cho trẻ làm quen với chữ cái mới 
 Đề tài 
 Chủ điểm: 
 Đối tƣợng: 
 Giáo viên: 
 I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức: 
 2. Kỹ năng: 
 3. Thái độ: 
II. Chuẩn bị 
III. Nội dung tích hợp 
IV. Hƣớng dẫn 
 Hoạt động 1: ổn định - dẫn dắt (b1) 
 Hoạt động 2: làm quen chữ cái (b2-b9) 
 Hoạt động 3: trò chơi (b10) 
 (xem phần 7.3.2.3. mục a) 
b. Loại bài dạy trẻ tô chữ cái. 
 Đề tài 
Chủ điểm: 
Đối tƣợng: 
 Giáo viên: 
45 
I. Mục đích - yêu cầu 
1. Kiến thức: 
2. Kỹ năng: 
3. Thái độ: 
II. Chuẩn bị 
III. Hƣớng dẫn 
Hoạt động 1: Ổn định - dẫn dắt (b1) 
Hoạt động 2: Trò chơi củng cố (b2) 
Hoạt động 3: Tập tô (b3 - b5) 
Kết thúc 
 (Xem phần 7.2.2.3. mục b) 
* Lưu ý: Nội dung hoạt động phải có tích hợp với nội dung giáo dục khác. Nếu 
có tích hợp cần bổ sung vào phần mục tiêu và quy trình hướng dẫn cho trẻ làm 
quen với chữ cái. Nội dung tích hợp phải phù hợp với chương trình, độ tuổi của trẻ. 
Câu hỏi ôn tập: 
1. Trình bày biện pháp dạy trẻ làm quen với cấu trúc tiếng. 
2. Trình bày biện pháp dạy trẻ làm quen với cấu trúc âm thanh của từ. 
3. Trình bày biện pháp dạy trẻ làm quen với thành phần câu. 
4. Lập kế hoạch hoạt động Làm quen chữ cái 
Mỗi sinh viên chuẩn bị đồ dùng, giáo án tập dạy 
46 
TÀI LỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Ngọc Châm, Trần Lan Hƣơng, Nguyễn Thanh Thuỷ (2002), 
Tuyển tập các trò chơi phát triển cho trẻ mẫu giáo, Nxb Hà Nội 
2. Nguyễn Xuân Khoa (1997), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 
mẫu giáo, Nxb ĐHQG, Hà Nội 
3. Nguyễn Thị Phƣơng Nga (2005), Tuyển tập bài tập trò chơi phát triển 
ngôn ngữ cho trẻ mầm non, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 
4. Đinh Hồng Thái, Trần Thị Mai (2009), Giáo trình phương pháp phát 
triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Nxb ĐHSP, Hà Nội 
5. Đinh Hồng Thái, (2005) Giáo trình phương pháp phát triển lời nói trẻ 
em, Nxb ĐHSP, Hà Nội 
6. Phùng Đức Toàn (2009), Phương án 0 tuổi – Phát triển ngôn ngữ từ 
trong nôi, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. 
7. Lê Thị Ánh Tuyết, Hồ Lam Hồng (2004), Các hoạt động phát triển 
ngôn ngữ của trẻ mầm non, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
47 
MỤC LỤC 
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 
Chƣơng 1 PHƢƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ EM LÀ MỘT 
KHOA HỌC ....................................................................................................... 3 
1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................... 3 
1.2. Mối liên hệ giữa phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ với các ngành 
khoa học khác. ..................................................................................................... 3 
1.2.1. Mối liên hệ với ngôn ngữ học ................................................................ 4 
1.2.2. Mối liên hệ với tâm lí học. ..................................................................... 4 
1.2.3. Mối liên hệ với giáo dục học.................................................................. 4 
1.2.4. Mối liên hệ với sinh lí học ..................................................................... 4 
1.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 6 
Chƣơng 2 NHIỆM VỤ, HÌNH THỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN 
NGÔN NGỮ TRẺ EM ........................................................................................ 6 
2.1. Các nhiệm vụ phát triển triển ngôn ngữ trẻ em: Có 7 nhiệm vụ ................. 6 
2.1.1. Giáo dục chuẩn mực ngữ âm tiếng Việt ................................................ 6 
2.1.2. Hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ ................................................. 6 
2.1.3. Dạy trẻ sử dụng các mẫu câu tiếng Việt ................................................ 6 
2.1.4. Phát triển lời nói mạch lạc ..................................................................... 6 
2.1.5. Chuẩn bị cho trẻ học đọc học viết ở trƣờng phổ thông .......................... 7 
2.1.6. Phát triển lời nói nghệ thuật thông qua việc cho trẻ tiếp xúc 
với thơ truyện. .............................................................................................. 7 
2.1.7. Giáo dục tình yêu đối với tiếng mẹ đẻ và văn hoá giao tiếp ngôn ngữ. 7 
2.2. Các phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ trẻ em .............................................. 7 
2.2.1. Phƣơng pháp trực quan .......................................................................... 7 
2.2.2. Phƣơng pháp dùng lời ............................................................................ 9 
2.2.3. Phƣơng pháp thực hành........................................................................ 10 
2.2.4. Phƣơng pháp trò chơi ........................................................................... 10 
2.3. Các hình thức phát triển ngôn ngữ trẻ em .................................................. 11 
48 
2.3.1. Phát triển ngôn ngữ trong giờ học........................................................ 11 
2.3.2. Phát triển ngôn ngữ trong các hoạt động khác ..................................... 11 
Chƣơng 3 GIÁO DỤC CHUẨN MỰC NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT ....................... 12 
3.1. Khái quát về giáo dục chuẩn mực ngữ âm tiếng Việt ................................. 12 
3.2. Các nhiệm vụ giáo dục chuẩn mực ngữ âm tiếng Việt ............................... 12 
3.2.1. Rèn luyện khả năng nghe lời nói ......................................................... 12 
3.2.2. Rèn luyện khả năng phát âm ................................................................ 13 
3.2.3. Hoàn thiện chuẩn mực chính âm: ...................................................... 13 
3.2.4. Rèn luyện ngữ điệu lời nói ................................................................... 13 
3.2.5. Sửa các lỗi phát âm cho trẻ .................................................................. 14 
3.3. Các nội dung và biện pháp giáo dục chuẩn mực ngữ âm ........................... 14 
3.3.1. Giai đoạn 1 ( trẻ từ 18 tháng đến 36 tháng tuổi) .................................. 14 
3.3.2. Giai đoạn 2 ( trẻ 3 - 5 tuổi)................................................................... 15 
3.3.3. Giai đoạn 3 ( trẻ 5 - 6 tuổi)................................................................... 16 
3.4. Các hình thức rèn luyện ngữ âm cho trẻ ..................................................... 17 
3.4.1. Tiết học rèn luyện phát âm ................................................................... 17 
3.4.2. Đƣa việc rèn luyện ngữ âm vào các tiết học ....................................... 18 
3.4.3. Rèn luyện ngữ âm ngoài giờ học ......................................................... 18 
Chƣơng 4 HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VỐN TỪ ............................... 19 
4.1. Đặc điểm vốn từ của trẻ mầm non .............................................................. 19 
4.1.1. Vốn từ xét về mặt số lƣợng .................................................................. 19 
4.1.2. Vốn từ xét về cơ cấu từ loại ................................................................. 19 
4.1.3. Khả năng hiểu nghĩa của từ của trẻ MN .............................................. 20 
4.1.4. Khái niệm vốn từ tích cực và chủ động...............................................21 
4.2. Các nhiệm vụ hình thành vốn từ cho trẻ mầm non ..................................... 21 
4.3. Các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ ...................................................... 22 
4.3.1. Phát triển vốn từ qua hƣớng dẫn trẻ quan sát các sự vật, hiện tƣợng .. 22 
4.3.2. Sử dụng đồ chơi để PTVT ................................................................... 22 
4.3.3. Sử dụng TCHT ..................................................................................... 23 
4.3.4. Các biện pháp dùng lời ........................................................................ 23 
49 
4.4. Hình thức phát triển vốn từ cho trẻ ............................................................. 25 
4.4.1. Giờ Nhận biết tập nói (nhà trẻ) ........................................................... 25 
4.4.2. Tiết học Làm quen với môi trƣờng xung quanh: ................................ 26 
4.4.3. Tiết “Làm quen với tác phẩm văn học” : ............................................. 26 
Chƣơng 5: DẠY TRẺ SỬ DỤNG CÁC MẪU CÂU TIẾNG VIỆT ............... 28 
5.1. Đặc trƣng của việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp tiếng việt: .......................... 28 
5.1.1. Dạy ngữ pháp tiếng việt cho trẻ mầm non là dạy các mô hình câu: .... 28 
5.1.2. Dạy trẻ mô hình câu từ đơn giản đến phức tạp: ................................... 28 
5.1.3. Dạy ngữ pháp cho trẻ mầm non là dạy thực hành: .............................. 28 
5.2. Những đặc điểm ngữ pháp trong lời nói của trẻ: ....................................... 28 
5.2.1. Lời nói của trẻ từ 1-3 tuổi: ................................................................... 28 
5.2.2. Lời nói của trẻ từ 3-4 tuổi: ................................................................... 28 
5.2.3. Lời nói của trẻ 4 -6 tuổi: ...................................................................... 29 
5.3. Nội dung dạy trẻ đặt câu: ............................................................................ 30 
5.3.1. Dạy đặt câu cho trẻ từ 1 – 3 tuổi: ......................................................... 30 
5.3.2. Dạy đặt câu cho trẻ 3 -4 tuổi: ............................................................... 31 
5.3.3. Dạy câu cho trẻ 5 -6 tuổi: ..................................................................... 31 
5.4. Phƣơng pháp dạy trẻ đặt câu: ..................................................................... 32 
5.4.1. Cô sử dụng lời nói mẫu: ....................................................................... 32 
5.4.2. Đàm thoại: ............................................................................................ 32 
5.4.3. Biện pháp soạn lại văn bản: ................................................................. 32 
5.4.4. Phát hiện lỗi sai và sửa lỗi cho trẻ. ...................................................... 33 
Chƣơng 6 PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC .......................................... 34 
6.1. Khái niệm về lời nói mạch lạc .................................................................... 34 
6.2. Đặc trƣng lời nói mạch lạc của trẻ mầm non. ............................................. 34 
6.2.1. Trẻ 3 - 4 tuổi. ........................................................................................ 34 
6.2.2. Trẻ 4 - 5 tuổi ......................................................................................... 34 
6.2.3. Trẻ 5-6 tuổi ........................................................................................... 35 
6.3. Hình thức và phƣơng pháp phát triển lời nói mạch lạc .............................. 35 
6.3.1. Kể lại TPVH ........................................................................................ 35 
50 
6.3.2. Kể chuyện theo tranh ........................................................................... 35 
6.3.3. Kể chuyện theo đồ vật, đồ chơi: (tƣơng tự kể chuyện theo tranh) ................. 36 
6.3.4. Dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm ............................................................. 36 
6.3.5. Dạy cho trẻ kể chuyện sáng tạo ..................................................................... 36 
Chƣơng 7 CHUẨN BỊ CHO TRẺ HỌC TIẾNG VIỆT Ở TRƢỜNG TIỂU 
HỌC ................................................................................................................ 38 
7.1. Cho trẻ làm quen với từ ........................................................................................ 38 
7.1.1. Biểu tƣợng từ và nghĩa của từ ....................................................................... 38 
7.1.2. Cho trẻ làm quen với cấu trúc tiếng ............................................................... 39 
7.1.3. Làm quen với cấu trúc âm thanh của từ ........................................................ 40 
7.2. Cho trẻ làm quen với câu ...................................................................................... 40 
7.2.1. Hình thành biểu tƣợng về câu ........................................................................ 40 
7.2.2.Làm quen với thành phần câu ......................................................................... 40 
7.3. Cho trẻ làm quen với chữ viết ............................................................................... 42 
7.3.1. Nội dung dạy trẻ làm quen với chữ cái .......................................................... 42 
7.3.2 Phƣơng pháp dạy trẻ làm quen với chữ viết. .................................................. 42 
7.3.3. Hƣớng dẫn soạn giáo án: ............................................................................... 44 

File đính kèm:

  • pdfphuong_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_mam_non.pdf