Phương pháp luận quy trình kiểm định sức chịu đựng rủi ro thị trường tại ngân hàng thương mại

Kiểm định sức chịu đựng rủi ro- Stress test (ST) ngày càng được quan tâm

từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007- 2009 nhưng thực tế ST đã được

các ngân hàng quốc tế sử dụng từ những năm 1990. Nội dung chi tiết của

ST trong ngân hàng rất đa dạng phụ thuộc vào từng nền kinh tế và các nhà

điều hành chính sách, nhưng về cơ bản, chúng thường dùng để kiểm tra tình

hình hoạt động các ngân hàng khi môi trường kinh tế có những diễn biến

bất lợi bao gồm cả yếu tố vĩ mô, tài sản- nợ và các hoạt động ngoại bảng.

ST được thiết kế không chỉ để hiểu được các rủi ro của ngân hàng mà còn

chắc chắn rằng ngân hàng sẽ chuẩn bị tốt lượng vốn cần thiết khi đối mặt

với các tình huống bất lợi nhằm làm giảm tổn thất tiềm tàng. ST rủi ro thị

trường (RRTT) là một cấu phần quan trọng trong ST, bao gồm cả ST nội

bộ được thực hiện bởi ngân hàng hay ST được thực hiện bởi các nhà điều

hành chính sách tài chính. Trong suốt cuộc khủng hoảng 2007-2009, tổn

thất lớn nhất thường được phát hiện trong danh mục nhạy cảm với lãi suất

thị trường. ST RRTT được thực hiện cho danh mục trong sổ kinh doanh

pdf 12 trang kimcuc 7220
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp luận quy trình kiểm định sức chịu đựng rủi ro thị trường tại ngân hàng thương mại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương pháp luận quy trình kiểm định sức chịu đựng rủi ro thị trường tại ngân hàng thương mại

Phương pháp luận quy trình kiểm định sức chịu đựng rủi ro thị trường tại ngân hàng thương mại
39
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 208- Tháng 9. 2019
Phương pháp luận quy trình kiểm định sức chịu đựng 
rủi ro thị trường tại ngân hàng thương mại
Nguyễn Thị Diễm Hương
Học viện Ngân hàng
Ngày nhận: 15/05/2019 Ngày nhận bản sửa: 10/06/2019 Ngày duyệt đăng: 17/06/2019
Kiểm định sức chịu đựng rủi ro- Stress test (ST) ngày càng được quan tâm 
từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007- 2009 nhưng thực tế ST đã được 
các ngân hàng quốc tế sử dụng từ những năm 1990. Nội dung chi tiết của 
ST trong ngân hàng rất đa dạng phụ thuộc vào từng nền kinh tế và các nhà 
điều hành chính sách, nhưng về cơ bản, chúng thường dùng để kiểm tra tình 
hình hoạt động các ngân hàng khi môi trường kinh tế có những diễn biến 
bất lợi bao gồm cả yếu tố vĩ mô, tài sản- nợ và các hoạt động ngoại bảng. 
ST được thiết kế không chỉ để hiểu được các rủi ro của ngân hàng mà còn 
chắc chắn rằng ngân hàng sẽ chuẩn bị tốt lượng vốn cần thiết khi đối mặt 
với các tình huống bất lợi nhằm làm giảm tổn thất tiềm tàng. ST rủi ro thị 
trường (RRTT) là một cấu phần quan trọng trong ST, bao gồm cả ST nội 
bộ được thực hiện bởi ngân hàng hay ST được thực hiện bởi các nhà điều 
hành chính sách tài chính. Trong suốt cuộc khủng hoảng 2007-2009, tổn 
thất lớn nhất thường được phát hiện trong danh mục nhạy cảm với lãi suất 
thị trường. ST RRTT được thực hiện cho danh mục trong sổ kinh doanh 
Market risk stress testing Methodology 
Abstract: Stress test has received increased attention from financial institutions, regulations and experts since 
financial crisis 2008. In reality, Stress test has been actively adopted by international banks since the 1990s. ST 
processes are varied among banks depending on economy background and supervisors but they are often 
applied to test the performance of banks in the downturn of the economy through macro factors, assets- 
liabilities and off-balance sheet items. Stress test is designed not only to understand bank’s risk profile but 
also to ensure that banks have adequate capital to reduce potential losses in adverse scenarios. Market risk 
stress test is an important component of stress test including internal stresstest in banks and macro stress 
test excuted by supervisors. During the 2008 financial crisis, the significant losses were often found in the 
portfolio which were sensitive to market interest rates. Market risk stress test is applied for porfolios in the 
trading book, using possible scenarios of market risk factors. This paper describes the basics of stress test and 
Basel Commitees principles to design and governance stress test in banks. In additional, it emphasizes the 
methodology of market risk tress test in banks.
Keywords: market risk, stress test, market risk stress test.
Huong Thi Diem Nguyen, MEc.
Email: huongnt@hvnh.edu.vn
Banking Academy of Vietnam
Phương pháp luận quy trình kiểm định sức chịu đựng rủi ro thị trường tại ngân hàng thương mại
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 208- Tháng 9. 201940
của ngân hàng, bằng cách sử dụng các kịch bản có thể xảy ra cho các yếu 
tố RRTT. Bài viết này sẽ giới thiệu nội dung cơ bản về ST và các nguyên 
tắc của Ủy Ban Basel liên quan đến phương pháp ST tại ngân hàng, nhấn 
mạnh đến phương pháp luận về quy trình kiểm định sức chịu đựng rủi ro 
thị trường tại ngân hàng.
 Từ khóa: Rủi ro thị trường, kiểm tra sức chịu đựng, kiểm định sức chịu 
1. Giới thiệu về kiểm định sức chịu 
đựng rủi ro và rủi ro thị trường
1.1. Khái niệm kiểm định sức chịu đựng 
rủi ro (ST) 
Ủy ban Giám sát Ngân hàng Basel 
(Basel Comitee on Banking Supervision- 
BCBS,1999) cho rằng, các tình huống 
bất lợi cần phải bao hàm các yếu tố có 
thể tạo ra các tổn thất hoặc thu nhập bất 
thường trong danh mục kinh doanh của 
ngân hàng thương mại (NHTM) và chúng 
sẽ cung cấp các thông tin về tác động của 
tình huống này lên các trạng thái của ngân 
hàng. BCBS (1999) cũng đề xuất các chỉ 
tiêu định tính và định lượng để nhận biết 
các tình huống căng thẳng có thể xảy ra. 
Những chỉ tiêu này nên nhấn mạnh vào hai 
mục tiêu chính của ST là nhằm đánh giá 
lượng vốn cần thiết của ngân hàng để hấp 
thụ các tổn thất lớn tiềm tàng và để nhận 
biết các bước mà ngân hàng cần phải thực 
hiện để giảm thiểu rủi ro và bảo toàn vốn. 
Berkowitz (1999) cho rằng ST là lựa chọn 
các tình huống bất lợi và hiếm, sau đó, đưa 
các tình huống này vào mô hình định giá. 
Như vậy, việc lựa chọn các tình huống ST 
phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của chuyên 
gia, điều này khiến cho các nhà điều hành 
chính sách gặp nhiều khó khăn trong việc 
kiểm tra lại chương trình ST của ngân 
hàng.
BCBS (2009) mô tả ST là tập hợp các kỹ 
thuật khác nhau được sử dụng bởi các tổ 
chức tài chính nhằm đo lường những tổn 
thương tiềm ẩn dưới những sự kiện ngoại 
lệ, bất thường (extreme & exceptional) 
nhưng có thể xảy ra (plausible). Kết quả 
của Stress test thường đánh giá sự thay đổi 
của (1) các chỉ số tài chính về vốn, mức 
độ tổn thất (solvency stress test), hoặc (2) 
các tỷ lệ an toàn về thanh khoản (liquidity 
stress test). Nói một cách khác, ST giúp cơ 
quan quản lý và các tổ chức tài chính chủ 
động đối phó những tình huống xấu nhất 
có thể. ST được sử dụng như một công cụ 
bổ sung và hoàn thiện cho các mô hình 
thống kê truyền thống như Value at risk 
(Var) trong quản lý rủi ro.
Tóm lại, ST là các kỹ thuật nhằm đo lường 
sự nhạy cảm của danh mục hoặc của hệ 
thống trước các cú sốc cực độ nhưng có 
khả năng xảy ra. Hiểu một cách đơn giản, 
ST ước lượng giá trị một danh mục thay 
đổi như thế nào dưới sự thay đổi lớn của 
một hoặc nhiều yếu tố rủi ro. 
1.2. Các nguyên tắc của Basel liên quan 
đến hoạt động ST tại NHTM
Theo BCBS (2009), cuộc khủng hoảng tài 
chính đã bộc lộ các tồn tại trong thực tiễn 
triển khai ST trước khi bắt đầu xuất hiện 
các dấu hiệu khủng hoảng trên bốn khía 
cạnh:
NGUYỄN THỊ DIỄM HƯƠNG
Số 208- Tháng 9. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 41
(i) Áp dụng ST và kết hợp ST trong quản 
trị rủi ro: các NHTM thường thực hiện ST 
một cách độc lập và không liên quan đến 
các lĩnh vực kinh doanh chính, vì vậy các 
cấp quản lý các lĩnh vực kinh doanh này 
không nhận thấy ST hữu ích đối với họ. 
Thêm vào đó, ST chủ yếu được thực hiện 
bởi các đơn vị độc lập tập trung vào từng 
dòng sản phẩm kinh doanh hoặc từng rủi 
ro cụ thể. Chính vì vậy, chúng tạo ra rào 
cản tổ chức khi kết hợp các kết quả ST 
định tính và định lượng trong NH.
(ii) Phương pháp luận ST: Trong một thời 
gian dài ổn định, các thông tin quá khứ thể 
hiện các điều kiện khá bình ổn nên các mô 
hình ST không thể hiện được các cú sốc 
nghiêm trọng tiềm tàng cũng như không 
tạo ra các tổn thương trong hệ thống.
(iii) Lựa chọn kịch bản: Các kịch bản lịch 
sử thường được triển khai dựa trên các sự 
kiện thị trường nghiêm trọng trong quá 
khứ. ST không thể bao hàm các rủi ro của 
các sản phẩm trong khi chúng là trung tâm 
của cuộc khủng hoảng. Đối với các kịch 
bản giả định, NHTM thường chỉ áp dụng 
các kịch bản nghiêm trọng vừa phải vì các 
kịch bản cực độ thường được xem là khó 
xảy ra trong thực tế.
(iv) ST cho từng rủi ro và sản phẩm cụ 
thể: Các rủi ro cụ thể không được đề cập 
đến trong nội dung của hầu hết các ST là: 
rủi ro liên quan đến các sản phẩm cấu trúc 
phức tạp dưới các điều kiện thanh khoản 
căng thẳng, rủi ro cơ bản liên quan đến 
chiến lược phòng ngừa rủi ro, rủi ro chứng 
khoán, rủi ro lan truyền và rủi ro thanh 
khoản tài trợ vốn.
Ủy ban Basel đã nhận ra tầm quan trọng 
của ST như một cấu phần của quản lý rủi 
ro nên cần phải được tăng cường cả về 
mức độ chi tiết và phạm vi rủi ro được 
xem xét. Một số ngân hàng đã bắt đầu giải 
quyết các vấn đề và các tồn tại của ST 
cho các rủi ro đã được xác định ở trên. Ủy 
ban Basel cũng đã ban hành các nguyên 
tắc triển khai và giám sát ST hiệu quả với 
mức độ áp dụng cần phải phù hợp với quy 
mô và mức độ phức tạp trong hoạt động 
kinh doanh của ngân hàng và mức độ 
tổng quát của rủi ro NHTM có thể chấp 
nhận được. Bản đề xuất các nguyên tắc 
triển khai và giám sát ST hiệu quả gồm 
21 nguyên tắc tương đương với 4 phần: 
Nguyên tắc 1-6 đề cập đến việc áp dụng 
và cần phải kết hợp ST trong quản trị rủi 
ro; nguyên tắc 7-10 là về phương pháp ST 
và lựa chọn kịch bản; nguyên tắc 11-15 là 
các lĩnh vực đặc biệt cần phải tập trung; 
và cuối cùng nguyên tắc 16-21 là khuyến 
nghị cho cơ quan giám sát. Như vậy, 
các nguyên tắc này sẽ góp phần giúp các 
NHTM triển khai ST hiệu quả hơn.
1.3. Tổng quan rủi ro thị trường
Theo Saunders (2008), RRTT được định 
nghĩa là rủi ro liên quan đến sự biến động 
thu nhập của ngân hàng trong danh mục 
kinh doanh gây ra bởi giá của tài sản, lãi 
suất, biến động thị trường và thanh khoản 
của thị trường. Chính vì vậy, những rủi ro 
như rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá có ảnh 
hưởng lớn đến RRTT. Tuy nhiên RRTT 
nhấn mạnh đến những rủi ro liên quan đến 
hoạt động kinh doanh các tài sản, nợ và 
phái sinh hơn là việc nắm giữ chúng nhằm 
đầu tư dài hạn, tạo vốn hoặc mục đích 
phòng ngừa rủi ro. 
Định nghĩa RRTT lần đầu tiên được Ủy 
ban Basel đề cập trong Bản sửa đổi Hiệp 
ước vốn nhằm kết hợp rủi ro thị trường 
năm 1996. Trong văn bản này, RRTT 
được tổng quát là rủi ro liên quan đến 
Phương pháp luận quy trình kiểm định sức chịu đựng rủi ro thị trường tại ngân hàng thương mại
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 208- Tháng 9. 201942
những tổn thất của trạng thái nội và ngoại 
bảng cân đối gây ra bởi những biến động 
trong giá cả thị trường, bao gồm: (a) 
Những rủi ro gắn liền với những công cụ 
lãi suất và cổ phiếu trong sổ kinh doanh; 
(b) Rủi ro tỷ giá và rủi ro hàng hóa trong 
ngân hàng. Có thể thấy RRTT xuất phát 
từ tất cả các trạng thái trong sổ kinh doanh 
của ngân hàng và từ rủi ro hàng hóa và rủi 
ro tỷ giá trong bảng cân đối kế toán của 
ngân hàng.
BCBS (2016) đã sửa đổi và bổ sung định 
nghĩa về RRTT như sau: “RRTT là rủi ro 
liên quan đến những tổn thất gây ra bởi sự 
biến động trong giá cả thị trường. Những 
rủi ro này bao gồm nhưng không bị giới 
hạn bởi: (a) Rủi ro vỡ nợ, rủi ro lãi suất, 
rủi ro chênh lệch tín dụng (credit spread 
risk), rủi ro cổ phiếu, rủi ro tỷ giá và rủi 
ro hàng hóa trong sổ kinh doanh; (b) Rủi 
ro tỷ giá và rủi ro hàng hóa trong sổ ngân 
hàng”. Như vậy, Ủy ban Basel đã bổ sung 
thêm rủi ro vỡ nợ và rủi ro chênh lệch tín 
dụng trong sổ kinh doanh vào định nghĩa 
RRTT. Điều này được giải thích là do 
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng 
nổ năm 2007 cho thấy khung vốn trước 
đó cho RRTT chưa bao hàm một số rủi ro 
quan trọng trong sổ kinh doanh ngân hàng, 
chính vì vậy, đã góp phần gây ra những 
tổn thất và đòn bẩy tài chính tăng cao cho 
ngân hàng (BCBS, 2010). 
Tóm lại, RRTT bao gồm các rủi ro tổn thất 
tài chính phát sinh bởi sự biến động bất lợi 
của lãi suất, tỷ giá, giá cả thị trường của 
chứng khoán và hàng hóa và các tham số 
có liên quan như khả năng vỡ nợ và rủi ro 
chênh lệch tín dụng. Rủi ro thị trường bao 
gồm bốn loại rủi ro chính: Rủi ro lãi suất, 
rủi ro tỷ giá, rủi ro trạng thái cổ phiếu và 
rủi ro hàng hóa. 
2. Quy trình kiểm định sức chịu đựng 
rủi ro thị trường
2.1. Khái niệm kiểm định sức chịu đựng 
rủi ro thị trường và so sánh với kiểm 
định sức chịu đựng rủi ro tín dụng
Khái niệm ST RRTT: Đánh giá sức chịu 
đựng RRTT là kỹ thuật kiểm tra tính ổn 
định, khả năng chịu đựng của tổ chức 
tài chính trước những biến động của thị 
trường. Theo Ngân hàng Thanh toán quốc 
tế (BIS, 2001), những biến động của thị 
trường có thể ảnh hưởng đến khả năng 
chịu đựng của các tổ chức tài chính, các 
ngân hàng là những yếu tố như: lãi suất, tỷ 
giá, giá chứng khoán, giá hàng hóa 
So sánh ST RRTT và ST rủi ro tín dụng: 
Hiện nay, hầu hết các tài liệu trong và 
ngoài nước nghiên cứu về ST có xu hướng 
đề cập nhiều đến ST rủi ro tín dụng vì rủi 
ro tín dụng gây ra tổn thất khá lớn cho các 
NHTM, trong khi đó các nghiên cứu về 
ST RRTT chưa có nhiều mặc dù RRTT 
đang ngày càng đóng một vai trò quan 
trọng tại các NHTM và là yêu cầu bắt 
buộc nếu triển khai Basel II. Tuy nhiên, 
ST rủi ro tín dụng và ST RRTT vẫn tồn tại 
những khác biệt cơ bản về phương pháp 
ST. 
ST RRTT và rủi ro tín dụng có chung mục 
đích cuối cùng là ước lượng sự tác động 
của các kịch bản nghiêm trọng nhưng có 
khả năng xảy ra lên giá trị của các danh 
mục ngân hàng. ST RRTT thường được 
hiểu là ST sổ kinh doanh ngân hàng. So 
với sổ ngân hàng, sổ kinh doanh có nhiều 
công cụ với trạng thái đa dạng và các yếu 
tố rủi ro. Hơn nữa, các tổn thất hạch toán 
theo giá thị trường cho sổ kinh doanh 
thường được đo lường vào một thời gian 
nhất định. Cụ thể, các trạng thái phái sinh 
NGUYỄN THỊ DIỄM HƯƠNG
Số 208- Tháng 9. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 43
là kết quả của hoạt động ngoại bảng của 
các tổ chức tài chính thường là nội dung 
trọng tâm của ST RRTT. Các phương 
pháp đo lường rủi ro như Var, là công cụ 
chủ yếu nhằm đo lường lượng vốn rủi ro 
cũng như tính toán vốn pháp lý cho các 
hoạt động đó. Basel 2.5 cũng đã giới thiệu 
khái niệm “Stress Var”.
Ngược lại, ST rủi ro tín dụng được thực 
hiện chủ yếu cho danh mục trong sổ ngân 
hàng, bao gồm các danh mục nợ, chứng 
khoán hoặc các trạng thái được nắm giữ 
để đầu tư cũng như đầu tư vốn trực tiếp. 
Kết quả của ST cho rủi ro tín dụng thường 
là tính toán tổn thất trong một khoảng 
thời gian nhất định dựa trên tác động của 
sự thay đổi xếp hạng, xác suất vỡ nợ và 
tổn thất ước tính. Việc lựa chọn các kịch 
bản cho ST rủi ro tín dụng đa dạng hơn 
vì các thành phần trong danh mục có thể 
chịu tác động của các điều kiện thị trường 
khác nhau. Tuy nhiên, các trạng thái sổ 
kinh doanh cũng chịu tác động của rủi ro 
tín dụng nếu các yếu tố rủi ro bao gồm cả 
chênh lệch tín dụng (credit spread). Hơn 
nữa, cả trạng thái sổ kinh doanh và sổ 
ngân hàng đều chịu tác động của rủi ro đối 
tác cho các giao dịch tài chính phái sinh 
hoặc chứng khoán. 
Một sự khác biệt nữa giữa hai loại rủi ro 
này xuất phát từ rủi ro thanh khoản. Sự 
thay đổi trong thanh khoản có thể có tác 
động ngay lập tức và nghiêm trọng đến 
giá trị của trạng thái sổ kinh doanh. Cuộc 
khủng hoảng tài chính 2007- 2009 nhấn 
mạnh tác động nghiêm trọng của thanh 
khoản mà trước đó chưa được chú ý nhiều 
trong ST trước khi cuộc khủng hoảng xảy 
ra. Trong khi các ngân hàng, cơ quan quản 
lý và các nhà nghiên cứu đã nhận ra tầm 
quan trọng của quản lý rủi ro thanh khoản, 
việc kết hợp rủi ro thanh khoản vào ST 
được cho là không đơn giản.
2.2. Quy trình kiểm định sức chịu đựng 
rủi ro thị trường 
Như đã nói ở trên, các nghiên cứu trong và 
ngoài nước liên quan đến ST tại NHTM 
thường có xu hướng tập trung vào phương 
pháp, quy trình rủi ro tín dụng, ít có các 
nghiên cứu tập trung vào ST RRTT. 
Markovic (2011) và Akhatar (2013) là một 
trong số ít các nghiên cứu tập trung vào 
phương pháp luận ST RRTT. Markovic 
(2011) tập trung vào quy trình ST RRTT 
tại các tổ chức tài chính quốc tế với danh 
mục khá phức tạp, quy trình do Markovic 
đề xuất gồm 7 bước bao gồm xác định 
phạm vi và hình thức ST, lựa chọn nhóm 
tài sản, xác định khoảng thời gian cho ST, 
lựa chọn yếu t ... hẳng các yếu tố rủi ro 
thông qua các cú sốc được xác định trước, 
ví dụ như thay đổi giá cổ phiếu một độ 
lệch chuẩn hoặc tăng giá dầu tới một mức 
độ xác định. Nói một cách đơn giản, đây là 
kịch bản giả định. Đối với phân tích kịch 
bản lịch sử, tình trạng thị trường trong 
một khoảng thời gian lịch sử xác định liên 
quan đến danh mục của ngân hàng được 
sử dụng. Các kịch bản này bao gồm khủng 
hoảng tín dụng 2007- 2009 Đối với 
phân tích kịch bản tồi tệ, việc nghiên cứu 
tự động các thay đổi tương lai theo điều 
kiện thị trường được thực hiện nhằm đánh 
giá lợi nhuận và rủi ro dưới kịch bản đó. 
Cũng giống như ST cho các loại rủi ro 
khác, ST RRTT cũng dựa vào các kịch bản 
giả định và lịch sử. Các kịch bản sử dụng 
trong ST toàn ngân hàng có xu hướng tập 
trung vào các biến tài chính và vĩ mô như 
GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, giá nhà 
và lãi suất. Các tổn thất xuất phát từ RRTT 
trong các kịch bản này thường khó để ước 
lượng trực tiếp. Các ngân hàng thường 
chuyển các kịch bản vĩ mô thành các yếu 
tố RRTT như sự thay đổi trong chênh lệch 
tín dụng, giá hàng hóa và biến động của 
các yếu tố khác được sử dụng để tính toán 
tổn thất cho các cú sốc thị trường.
Ví dụ, đánh giá hoán đổi rủi ro vỡ nợ phụ 
thuộc vào tỷ lệ phục hồi và xác suất vỡ nợ 
của các tài sản tham chiếu. Nếu các kịch 
bản vĩ mô được xác định với các yếu tố 
GDP, tỷ lệ thất nghiệp và giá nhà, ngân 
hàng sẽ phải sử dụng một mô hình bổ trợ 
để chuyển các biến vĩ mô thành các xác 
suất vỡ nợ và tỷ lệ phục hồi. Cũng như 
vậy, đối với các sản phẩm tài chính như 
chứng khoán, NHTM thường sử dụng hệ 
thống như Intex để đánh giá chứng khoán. 
Các yếu tố đầu vào cho Intex thường được 
tính toán từ các kịch bản vĩ mô sử dụng 
các mô hình bổ trợ. Đối với phần lớn các 
tổn thất của RRTT, các biến cần thiết là 
yếu tố đầu vào của mô hình định giá sử 
NGUYỄN THỊ DIỄM HƯƠNG
Số 208- Tháng 9. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 47
dụng cho các trạng thái sổ kinh doanh bao 
gồm giá, biến động và các thông số khác 
như mức độ tương quan giữa các yếu tố 
đầu vào. Nhìn chung, các căng thẳng được 
mô hình hóa là các biến động lớn của các 
yếu tố đầu vào này.
Do sự linh hoạt tương đối lớn trong việc 
chuyển các biến vĩ mô thành các biến 
được sử dụng nhiều trong ST RRTT, 
tính tương đương và nhất quán trong và 
xuyên suốt các ngân hàng có thể là một 
thách thức trong ST RRTT so với ST rủi 
ro tín dụng. Chính vì vậy, trong nhiều 
bài ST của cơ quan quản lý dựa trên Đạo 
luật Dod-Frank (Dod-Frank Act) hoặc 
Chương trình Rà soát và Phân tích vốn 
toàn diện của Cục dự trữ liên bang Mỹ 
(Federal Reserve’s Comprehensive Capital 
Analysis and Review- Fed’ CCAR) và 
ST giám sát được thực hiện bởi Cơ quan 
Ngân hàng Châu Âu (European Banking 
Authority- EBA), các cơ quan quản lý 
sẽ chỉ định các giá trị của các biến số sẽ 
tạo thành đầu vào của hệ thống đánh giá 
RRTT mà NHTM cần phải thực hiện. Tuy 
nhiên, ngay cả trong các trường hợp đó, 
các ngân hàng thường xuyên phải bổ sung 
đầu vào của các yếu tố rủi ro mà các cơ 
quan quản lý không chỉ định. Bên cạnh đó, 
khác với sổ ngân hàng có tài sản chủ yếu 
là tín dụng dài hạn, các danh mục trong sổ 
kinh doanh NHTM tạo ra nhiều trạng thái, 
có thể có các trạng thái có lợi trong một 
kịch bản bất lợi. Điều này gia tăng áp lực 
về phương pháp để xác minh các kết quả 
của ST RRTT. Bởi các kịch bản do các 
cơ quan quản lý cung cấp có thể đã không 
bao gồm tất cả các yếu tố rủi ro có thể xảy 
ra mà một NHTM đã sử dụng, điều này 
cho thấy mức độ không nhất quán của ST 
RRTT cao hơn ST rủi ro tín dụng. Chính 
vì vậy, hiệu quả của việc kiểm soát của cơ 
quan quản lý trở nên vô cùng quan trọng. 
Mặc dù mục tiêu của các cơ quan quản lý 
trong việc xác định các giá trị cho các yếu 
tố đầu vào của đánh giá RRTT là nhằm 
tăng cường tính nhất quán và khả năng so 
sánh giữa các ngân hàng, nhưng nó sẽ gặp 
phải các vấn đề như “một phương pháp 
không thể phù hợp cho tất cả các ngân 
hàng” và “ bắt kịp những thay đổi”. Nhằm 
đảm bảo rằng các ST RRTT phản ánh 
chính xác mức độ rủi ro của mỗi NHTM, 
cơ quan quản lý cần phải đưa ra các yếu 
tố đầu vào, đặc biệt là các yếu tố được 
tạo ra bởi các NHTM, nhằm xem xét kỹ 
lưỡng hơn về tính đại diện và toàn diện 
của chúng.
2.2.6. Lựa chọn khoảng thời gian trong ST 
RRTT
ST các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng 
thường tập trung vào các tổn thất trong 
một khoảng thời gian dài 9 quý như đã áp 
dụng trong Đạo luật Dod-Frank và Fed’ 
CCAR. Một phần quan trọng của các ST 
này là xác định danh mục sẽ thay đổi như 
thế nào trong khoảng thời gian căng thẳng. 
Trong lịch sử, các bài ST về RRTT, chẳng 
hạn như các bài ST tập trung vào danh 
mục kinh doanh, có thời gian rất ngắn, ví 
dụ như 10 ngày hoặc thậm chí tức thời, 
tùy thuộc vào tần suất giao dịch của các 
sản phẩm trong danh mục đầu tư. Như 
vậy, thời gian trong ST RRTT ngắn hơn 
xuất phát từ đặc trưng của sổ kinh doanh 
là giao dịch thường xuyên hơn và thời 
gian nắm giữ ngắn hơn. 
Sự lựa chọn khoảng thời gian không chỉ 
có tác động trực tiếp đến việc định giá 
danh mục đầu tư trong các bài ST, mà còn 
là căn cứ để ngân hàng đưa ra các biện 
pháp như giảm mức rủi ro dựa trên kết 
quả của các bài ST (Markovic, 2011). Ví 
dụ, một khía cạnh quan trọng trong sự lựa 
Phương pháp luận quy trình kiểm định sức chịu đựng rủi ro thị trường tại ngân hàng thương mại
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 208- Tháng 9. 201948
chọn khoảng thời gian ST là điều gì sẽ 
xảy ra sau cú sốc ban đầu, hay nói cách 
khác là dư chấn. Alexander và Sheedy 
(2008) đã chỉ ra rằng hậu quả của một 
sự kiện gây sốc có thể bao gồm một số 
hoặc tất cả những điều sau đây: Những 
biến động lớn hơn nữa trong cùng một thị 
trường; biến động lớn trong các thị trường 
khác và tương quan cao hơn giữa các thị 
trường; và biến động trong các thị trường 
quyền chọn tăng lên và thanh khoản thị 
trường giảm. Trong một bài ST RRTT ở 
cấp độ danh mục đầu tư về RRTT, khoảng 
thời gian được sử dụng có thể giống như 
khoảng thời gian sử dụng trong VaR, 
chẳng hạn như 10 ngày. Trong một kịch 
bản như vậy, dư chấn có thể không xảy ra.
Tuy nhiên, đối với các bài ST mở rộng 
toàn ngân hàng, khoảng thời gian trong 
các bài ST RRTT thường được yêu cầu 
phải giống với các bài ST cho các rủi ro 
khác, như rủi ro tín dụng, bởi vì cần có 
một khoảng thời gian chung để tạo ra tính 
nhất quán giữa các rủi ro khác nhau. Hai 
vấn đề sau cần được xem xét thận trọng 
trong quá trình kéo dài thời gian cho 
RRTT. Đầu tiên là có liên quan dư chấn 
nhắc đến ở trên. Ví dụ, nếu NHTM tính 
tổn thất trong một năm bằng cách lấy tổn 
thất của 10 ngày và mở rộng nó đến một 
năm thông qua phương pháp như nhân 
với căn bậc hai của thời gian sẽ có thể 
làm sai lệch các tổn thất, vì bỏ qua các 
dư chấn. Thứ hai là tác động của phòng 
ngừa rủi ro (hedging), cách thức quản lý 
và những giả định được thực hiện liên 
quan đến phòng ngừa rủi ro. Việc phòng 
ngừa rủi ro có được tính đến hay không 
và cách thức phòng ngừa rủi ro được điều 
chỉnh có khác nhau giữa các tổ chức hay 
không là những vấn đề cần phải quan 
tâm. Các ngân hàng thường lập luận rằng 
họ có thể thực hiện các chiến lược phòng 
ngừa rủi ro năng động nhằm giảm đáng 
kể các khoản tổn thất bất ngờ của danh 
mục đầu tư. Tuy nhiên, trong một môi 
trường căng thẳng nghiêm trọng, không 
chắc chắn rằng các công cụ phòng ngừa 
rủi ro liệu còn tồn tại với đủ thanh khoản 
hay không. Những kinh nghiệm với cuộc 
khủng hoảng năm 1987 cho thấy các chiến 
lược phòng ngừa rủi ro năng động trong 
điều kiện thông thường đã thất bại khi 
không tính đến các phản hồi tích cực của 
nhu cầu phòng ngừa rủi ro trong điều kiện 
căng thẳng, đặc biệt khi có sự gián đoạn 
lớn. Việc kéo dài khoảng thời gian cho ST 
RRTT nhằm thực hiện ST toàn ngân hàng 
có thể xuất hiện vấn đề khi cho rằng chiến 
lược phòng ngừa rủi ro năng động thực sự 
trong những điều kiện căng thẳng này vẫn 
tỏ ra hiệu quả như ở trong điều kiện bình 
thường.
2.2.7. Đánh giá lại và tính toán lãi, lỗ 
dưới kịch bản căng thẳng
Khi các kịch bản căng thẳng thị trường 
được xác định, bước tiếp theo là đánh giá 
trạng thái trong danh mục dưới các kịch 
bản căng thẳng. Sự khác biệt trong giá 
trị của các trạng thái dưới kịch bản căng 
thẳng và giá trị hiện tại là chỉ tiêu lãi hoặc 
lỗ. Quá trình ước lượng lãi, lỗ trong bối 
cảnh căng thẳng bao gồm một số bước 
sau:
Định giá theo giá thị trường (Mark-to-
market) và định giá theo mô hình (market-
to-model)
Định giá nhằm mục đích báo cáo và quản 
lý rủi ro thường dựa vào hai phương pháp: 
(i) Định giá theo giá thị trường sử dụng 
giá đóng cửa; (ii) định giá theo mô hình 
dựa trên mô hình phân tích hoặc số học 
(Akhtar, 2013). Các mô hình này thường 
NGUYỄN THỊ DIỄM HƯƠNG
Số 208- Tháng 9. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 49
sử dụng các tham số đầu vào đã được điều 
chỉnh từ các mức giá thị trường hiện tại. 
Những mô hình định giá này tạo thành 
khung cho việc đánh giá lại hoặc định giá 
lại các trạng thái theo các kịch bản căng 
thẳng. Cho dù các trạng thái được đánh 
giá theo giá thị trường hoặc theo mô hình, 
các mô hình định giá được sử dụng để tạo 
độ nhạy cảm rủi ro cho các yếu tố rủi ro. 
Ví dụ, tỷ lệ sự thay đổi giá/ giá giao ngay 
thường được gọi là delta, trong khi tỷ lệ 
thay đổi về giá/ thay đổi biến động được 
gọi là vega... Những độ nhạy cảm rủi ro 
này, như delta, gamma và vega, dựa trên 
chuỗi Taylor thể hiện sự thay đổi trong 
định giá cho những thay đổi trong các 
yếu tố rủi ro. Các NHTM thường sử dụng 
phương pháp “va chạm và định giá lại “ 
(bump-and-reprice) để ước tính các mức 
độ nhạy cảm này (Akhtar, 2013). Các độ 
nhạy cảm rủi ro này được tổng hợp theo 
sản phẩm, đơn vị kinh doanh, pháp nhân, 
dựa trên mức độ chi tiết của đo lường 
rủi ro và báo cáo rủi ro kỳ vọng. Một khi 
chúng ta có các nhà định giá và/hoặc độ 
nhạy cảm rủi ro cho các trạng thái trong 
danh mục đầu tư, các cú sốc thị trường 
căng thẳng được áp dụng để định giá lại 
các trạng thái đó.
Mặc dù cú sốc thị trường thường có thể 
được áp dụng trực tiếp vào các yếu tố rủi 
ro, nhưng trong nhiều trường hợp, chúng 
được thể hiện dưới dạng một tỷ lệ tương 
đối hoặc tuyệt đối so với mức độ hiện 
tại của các yếu tố rủi ro (Akhtar, 2013). 
Hơn nữa, dựa trên phương thức mô hình 
định giá thu thập các yếu tố đầu vào thị 
trường, NHTM có thể cần phải chuyển 
đổi các yếu tố rủi ro đầu vào trong kịch 
bản căng thẳng sang các yếu tố đầu vào có 
thể sử dụng được trong các mô hình định 
giá. Điều này cũng cần thiết nhằm tránh 
các điều kiện giới hạn, tỷ lệ âm hoặc biến 
động tiêu cực trong tương lai.
Đánh giá lại: Đánh giá dựa trên độ 
nhạy (sensitivity based revaluation), 
đánh giá dựa trên mạng lưới (grid based 
revaluation), đánh giá toàn diện
Khi định giá lại các trạng thái dưới các 
kịch bản được chỉ định, các NHTM có 
thể áp dụng độ nhạy cảm rủi ro thường 
được tạo ra trong hệ thống định giá tại 
văn phòng nhằm đánh giá lại các trạng 
thái. Sự sai lệch có thể chấp nhận được 
khi các cú sốc yếu tố rủi ro là nhỏ. Đối 
với các công cụ tuyến tính như vốn chủ 
sở hữu tiền mặt, việc sử dụng độ nhạy 
cảm rủi ro có thể chính xác. Tuy nhiên, 
khi đánh giá lại các trạng thái trong khi 
tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính giữa 
giá cả và các biến động của yếu tố rủi 
ro, việc sử dụng các đánh giá đầy đủ 
thông qua các nhà định giá được cho là 
hiệu quả, vì chuỗi Taylor sử dụng độ 
nhạy rủi ro sẽ không hiệu quả đối với 
các biến động lớn của các yếu tố rủi ro 
(Akhtar, 2013). Ngoài sử dụng độ nhạy 
cảm rủi ro hoặc sử dụng các đánh giá 
đầy đủ, trong đó tất cả các yếu tố rủi 
ro liên quan đều bị sốc đồng thời, các 
NHTM cũng có thể sử dụng phương 
pháp định giá dựa vào lưới (grid based 
revaluation). Đây là những đánh giá 
đầy đủ được ước tính trước cho các biến 
động xác định của các yếu tố rủi ro và 
có thể dành cho một yếu tố rủi ro hoặc 
cho các sự biến động kết hợp của các 
yếu tố rủi ro (hai hoặc nhiều lưới). Nếu 
kịch bản căng thẳng nằm ở giữa hoặc 
bên ngoài các điểm lưới được chỉ định 
trước (giả sử 1%, 5%, 10%...), phép nội 
suy và ngoại suy được sử dụng để ước 
tính lãi, lỗ cho các kịch bản đó. Mặc dù 
không đáng tin cậy như đánh giá lại đầy 
đủ thông qua sử dụng các hệ thống định 
Phương pháp luận quy trình kiểm định sức chịu đựng rủi ro thị trường tại ngân hàng thương mại
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 208- Tháng 9. 201950
giá, phương pháp này lại có lợi thế về 
tốc độ tính toán, đặc biệt là khi xử lý số 
liệu lớn của các trạng thái và/ hoặc các 
kịch bản.
3. Kết luận
ST RRTT là một công cụ quan trọng nhằm 
quản lý rủi ro, mức độ đủ vốn và hoạt 
động giám sát ngân hàng. Bài viết này đã 
giới thiệu những nội dung cơ bản của ST 
và tóm tắt các yếu tố quan trọng của ST 
RRTT tại các NHTM, các kịch bản khác 
nhau của các yếu tố RRTT được phát triển 
và các danh mục nhạy cảm với RRTT 
được đánh giá lại dưới các kịch bản nhằm 
ước tính tổn thất tiềm tàng. Quy trình ST 
RRTT bao gồm 7 bước được hệ thống lại 
gồm: Xác định phạm vi và loại hình ST; 
lựa chọn nhóm tài sản; lựa chọn các yếu tố 
rủi ro; lựa chọn dữ liệu; lựa chọn kịch bản; 
lựa chọn khoảng thời gian; đánh giá lại và 
tính toán lãi lỗ dưới kịch bản căng thẳng. 
Bài viết sẽ là căn cứ tham khảo về phương 
pháp luận cho các NHTM Việt Nam trong 
việc triển khai ST RRTT theo yêu cầu của 
Tài liệu tham khảo
1. Akhtar, S. and Hasan, I., 2013. Stress testing: Approaches, methods and applications. Risk Books,.
2. Alexander, C. and Sheedy, E., 2008. Developing a stress testing framework based on market risk models. Journal of 
Banking & Finance, 32(10), pp.2220-2236.
3. Berkowitz Jeremy (1999), A coherent framework for stress-testing, Nhà xuất bản Divisions of Research & Statistics 
and Monetary Affairs, Federal Reserve Board
4. BCBS (1996), Amendment to the capital accord to incorporate market risks 
5. BCBS (1999), Framework for Supervising Information about Derivatives and Trading Activities
6. BCBS (2009), Principles for sound stress testing practices and supervision
7. BCBS (2010), Revisions to the Basel II market risk framework
8. BCBS (2009), Principles for sound stress testing practices and supervision
9. BCBS (2016), Minimum capital requirements for market risk
10. Cihák, M. 2004, ‘Stress testing – A review of key concepts’, CNB Interntional research and policy notes, 02/2004
11. Cornett, M.M. and Saunders, A., 2003. Financial institutions management: A risk management approach. 
McGraw-Hill/Irwin
12. Christoffersen, P. and Pelletier, D., 2004. Backtesting value-at-risk: A duration-based approach. Journal of 
Financial Econometrics, 2(1), pp.84-108.
13. Marković, P. and Urošević, B., 2011. Market risk stress testing for internationally active financial 
institutions. Economic annals, 56(188), pp.62-90.
14. Quagliariello, M. ed., 2009. Stress-testing the banking system: methodologies and applications. Cambridge 
University Press.
NHNN để đáp ứng các chuẩn mực Basel 
II và các nghiên cứu tiếp theo có thể tập 
trung vào quy trình thực hiện ST RRTT tại 
các NHTM Việt Nam ■

File đính kèm:

  • pdfphuong_phap_luan_quy_trinh_kiem_dinh_suc_chiu_dung_rui_ro_th.pdf