Phương pháp đánh giá một số rủi ro trong kiểm toán các chỉ tiêu an toàn hoạt động của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại (NHTM) là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua chính sách tiền tệ. Việc đảm bảo cho hệ thống ngân hàng được hoạt động một cách ổn định, an toàn, tránh đổ vỡ có một ý nghĩa hết sức to lớn. Từ những lý do đó, NHNN đã ban hành các quy định về giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của các NHTM.
Qua thực tiễn kiểm toán, bài viết đưa ra phương pháp đánh giá một số rủi ro khi kiểm toán các chỉ tiêu an
toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại.
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp đánh giá một số rủi ro trong kiểm toán các chỉ tiêu an toàn hoạt động của ngân hàng thương mại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương pháp đánh giá một số rủi ro trong kiểm toán các chỉ tiêu an toàn hoạt động của ngân hàng thương mại
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN34 Số 133 - tháng 11/2018 PHÖÔNG PHAÙP ÑAÙNH GIAÙ MOÄT SOÁ RUÛI RO TRONG KIEÅM TOAÙN CAÙC CHÆ TIEÂU AN TOAØN HOAÏT ÑOÄNG CUÛA NGAÂN HAØNG THÖÔNG MAÏI ThS. Vũ THANH ĐOAN* ThS. HỨA DUY LUYẾN* *KTNN chuyên ngành VII 1. Sự ra đời của các quy định về an toàn trong hoạt động của Ngân hàng thương mại Nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro, bảo đảm kiểm soát tốt chất lượng hoạt động, an toàn thanh khoản, hoạt động đầu tư, góp vốn, mua cổ phần; tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động thông qua các cơ chế báo cáo, tự công khai để giám sát của chính nội bộ TCTD, các thành viên góp vốn, cổ đông của TCTD và tăng cường sự giám sát, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước, bảo đảm an toàn trong hoạt động đối với từng TCTD cũng như toàn hệ thống, hạn chế việc sở hữu chéo không lành mạnh, sự thâu tóm, chi phối của một hoặc một số TCTD đối với TCTD khác thông qua các hoạt động cấp tín dụng, góp vốn, mua cổ phần và các hình thức khác góp phần thúc đẩy phát triển thị trường vốn, thị trường tài chính phát triển một cách lành mạnh. Ngày 20/11/2014, NHNN đã ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các văn bản quy định về trạng thái ngoại tệ và dự trữ bắt buộc. Thông tư 36 và các văn bản trên đã sửa đổi, thay thế một số nội dung cơ bản trong các quy định trước đây, bao gồm: Quyết định số 03/2008/ QĐ-NHNN; Thông tư 15/2009/TT-NHNN; Thông tư 13/2010/TT-NHNN, Thông tư 19/2010/ TT-NHNN và Thông tư 22/2011/TT-NHNN. Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII thuộc Kiểm toán nhà nước với nhiệm vụ được giao là thực hiện các cuộc kiểm toán trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Trong nhiều năm qua, Kiểm Ngân hàng thương mại (NHTM) là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua chính sách tiền tệ. Việc đảm bảo cho hệ thống ngân hàng được hoạt động một cách ổn định, an toàn, tránh đổ vỡ có một ý nghĩa hết sức to lớn. Từ những lý do đó, NHNN đã ban hành các quy định về giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của các NHTM. Qua thực tiễn kiểm toán, bài viết đưa ra phương pháp đánh giá một số rủi ro khi kiểm toán các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Từ khóa: Rủi ro, chỉ tiêu an toàn Method of assessing some risks in auditing safety operation criteria of commercial banks Commercial banks are tools for the State to regulate the macro economy through monetary policy. Ensuring that the banking system is operating in a safe, secure and avoidance manner has a tremendous significance. For these reasons, the State Bank has issued regulations on limits and safety ratios of commercial banks. Throughout the audit practice, the article provides a method for assessing risks when auditing safety criteria in commercial banks’ operations. keywords: Risks, safety criteria NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 35Số 133 - tháng 11/2018 toán nhà nước Chuyên ngành VII đã thực hiện nhiều cuộc kiểm toán các NHTM như BIDV, VCB, Vietinbank, Agribank và đã đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII đã thực hiện nhiều nội dung kiểm toán như kiểm toán đánh giá các hoạt động tín dụng, đầu tư, nguồn vốn, việc chấp hành các quy định của nhà nước trong quản lý thu nhập, chi phí... Trong đó, nội dung kiểm toán đánh giá về các chỉ tiêu an toàn theo quy định của NHNN đã được thực hiện và bước đầu đã đạt được kết quả nhất định. Trong các năm gần đây, các ngân hàng TMCP đã công khai báo cáo cáo thường niên, tuy nhiên thông tin công bố công khai chưa đầy đủ các chỉ tiêu an toàn. Các chỉ tiêu này thường được các ngân hàng báo cáo lồng ghép vào các báo cáo chuyên đề: báo cáo hoạt động về tín dụng, về công tác đầu tư vốn, về hoạt động kinh doanh ngoại tệ... Tại một số BCKT cho thấy một số tồn tại như: các NHTM thường công bố các chỉ tiêu an toàn tại thời điểm tại 31/12 mà các thời điểm trong năm không được đề cập đến. Qua công tác kiểm toán cũng đánh giá việc chưa tuân thủ về giới hạn tỷ lệ an toàn vốn, việc tính toán chưa đúng các cấu phần vốn tự có cấp 2, tài sản có rủi ro quy đổi, thống kê chưa chính xác các khoản vốn vay trung và dài hạn, hoặc vượt quá giới hạn đầu tư... 2. Đánh giá một số rủi ro trong việc kiểm toán các chỉ tiêu an toàn hoạt động của các NHTM Căn cứ quy định của Thông tư 36 và các văn bản quy định về việc đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng, khi kiểm toán các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng chúng ta chú ý các vấn đề sau: 2.1. Về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Theo quy định tại Điều 9 của Thông tư 36 thì TCTD phải thường xuyên duy trì Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (trong đó đồng thời phải duy trì Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất là 9%). - Một số rủi ro do dẫn đến các sai sót có thể xảy ra khi tính toán, xác định hệ số an toàn vốn tối thiểu là: + Xác định sai Vốn tự có (riêng lẻ, hợp nhất) của NHTM: Tính toán sai các khoản vốn cấp I, các khoản giảm trừ vốn cấp I, các khoản giảm trừ vốn bổ sung; tính toán sai vốn cấp II, các khoản giảm NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN36 Số 133 - tháng 11/2018 trừ vốn cấp II, các khoản mục giảm trừ khi tính Vốn tự có. + Xác định sai tổng tài sản có rủi ro (hợp nhất, riêng lẻ) của NHTM: (i) Phân loại sai nhóm tài sản có hệ số rủi ro khác nhau như phân tài sản có hệ rủi ro cao đưa về nhóm tài sản có hệ số rủi ro thấp. (ii) Xác định sai các hệ số rủi ro, hệ số chuyển đổi của các cam kết ngoại bảng. + Những sai sót này có thể xuất phát từ nguồn dữ liệu thống kê của NHTM: Do hệ thống công nghệ thông tin của NHTM chưa được kết nối toàn hệ thống để thực hiện các quy định (theo quy định như tại Điều 5 của Thông tư 36/2014/TT-NHNN). Việc thống kê, theo dõi các khoản mục vốn, tài sản để tính hệ số an toàn vốn tối thiếu chưa cập nhật đầy đủ và kịp thời so với số liệu trên bảng cân đối kế toán của đơn vị. 2.2. Về các giới hạn và hạn chế cấp tín dụng Theo quy định, TCTD phải ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích theo quy định của pháp luật hiện hành; TCTD phải công khai cập nhật khi có thay đổi danh sách cổ đông sáng lập, cổ đông lớn, thành viên góp vốn, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, người điều hành và các chức danh quản lý khác theo quy định của pháp luật, điều lệ về tổ chức và hoạt động của TCTD và những người có liên quan của những người này. Một số các giới hạn và hạn chế cấp tín dụng bao gồm: Các trường hợp không được cấp tín dụng; các trường hợp hạn chế cấp tín dụng; các trường hợp giới hạn cấp tín dụng, điều kiện, giới hạn cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu. - Một số rủi ro khi thực hiện kiểm toán cần chú ý như sau: + TCTD không cập nhật, không theo dõi hoặc thống kê đầy đủ danh sách các đối tượng liên quan. + TCTD cấp tín dụng cho các đối tượng không được cấp tín dụng tại Điều 126 Luật các TCTD, cấp tín dụng cho các khách hàng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết. + TCTD cấp tín dụng với các điều kiện ưu đãi cho các đối tượng khách hàng và người có liên quan được quy định tại Điều 12 Thông tư 36. Cấp tín dụng cho khách hàng và người có liên quan vượt quá 5 % vốn tự có; cấp tín dụng cho các công ty con, công ty liên kết của TCTD hoặc doanh nghiệp mà TCTD nắm quyền kiểm soát vượt quá 10% vốn tự có của TCTD; đối với tất cả các đối tượng là công ty con, công ty liên kết vượt quá 20% vốn tự có của TCTD. + Cấp tín dụng vượt giới hạn tín dụng đối với một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng; + TCTD vi phạm điều kiện, giới hạn cấp tín dụng để kinh doanh cổ phiếu các điều kiện và giới hạn được quy định cụ thể tại Điều 14 Thông tư 36/2014/TT-NHNN và các nội dung sửa đổi liên quan tại Thông tư 06/2016/TT-NHNN. 2.3. Về khả năng chi trả Theo quy định của NHNN tại Thông tư số 36/2014/TT-NHNN và Thông tư số 06/2016/ TT-NHNN quy định về khả năng chi trả của NHTM như sau: Hằng ngày, TCTD ngoài căn cứ quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này lập bảng dòng tiền vào, dòng tiền ra tại thời điểm cuối ngày làm việc để theo dõi, quản lý các tỷ lệ khả năng chi trả . Tỷ lệ dự trữ thanh khoản (%) được xác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa “Tài sản có tính thanh khoản cao” với “Tổng nợ phải trả”, đối với NHTM thì tỷ lệ này là 10%. Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày (%) được xác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa “Tài sản có tính thanh khoản cao” với “Dòng tiền ra ròng trong vòng 30 ngày tiếp theo”, đối với các NHTM thì tỷ lệ này là 50% đối với đồng Việt Nam và 10% đối với ngoại tệ. Hàng ngày, TCTD phải báo cáo NHNN về tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định của chế độ báo cáo NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 37Số 133 - tháng 11/2018 thống kê. Đồng thời TCTD phải xác định và có các biện pháp để đảm bảo các tỷ lệ về khả năng chi trả theo quy định cho 30 ngày từ ngày hôm sau, nếu có thiếu hụt tạm thời về khả năng tri trả thì TCTD phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước thiếu hụt về tỷ lệ khả năng chi trả và các biện pháp đã thực hiện bù đắp thiếu hụt. - Một số rủi ro khi thực hiện kiểm toán cần chú ý như sau: + Việc xác định giá trị các khoản mục tài sản có tính thanh khoản cao chưa chính xác như một số khoản mục không được phép tính vào tài sản có tính thanh khoản cao, hoặc giấy tờ có giá đã đảm bảo cho nghĩa vụ tài chính khác, hoặc các giấy tờ có giá của các tổ chức có định hạng tín nhiệm thấp, hay các khoản khó chuyển đổi thành tiền... + Xác định không đúng dòng tiền ra của 30 ngày liên tiếp kể từ ngày hôm sau; xác định không đúng dòng tiền vào của 30 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau. + Xác định không đúng khoản mục tổng nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán theo quy định tại Thông tư 06. Khi vi phạm các tỷ lệ này NHTM không báo cáo NHNN và không có các biện pháp khắc phục để bù đắp thanh khoản tạm thời. NHTM vẫn cho vay khi không tuân thủ các yêu cầu về khả năng chi trả. 2.4. Kiểm toán tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn Theo quy định của NHNN thì TCTD sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn tính theo đồng Việt Nam, bao gồm đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ được quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ lệ được tính theo công thức sau: Trong đó: + A: là tỷ lệ của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn. + B: là tổng dư nợ cho vay trung hạn, dài hạn theo quy định trừ đi tổng nguồn vốn trung hạn, dài hạn theo quy định. + C: là nguồn vốn ngắn hạn theo quy định. - Về yêu cầu đảm bảo tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn của NHTM theo Thông tư 06/2016/TT-NHNN như sau: + Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến 31 tháng 12 năm 2017 là 50%. + Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 là 40%. - Một số rủi ro khi thực hiện kiểm toán cần chú ý như sau: + Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn vượt quá tỷ lệ quy định đối với NHTM (từ năm 2018 là 40%). + Xác định sai các số liệu làm cơ sở tính toán tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn: tổng dư nợ cho vay trung, dài hạn; tổng nguồn vốn trung, dài hạn; tổng nguồn vốn ngắn hạn. Một số lưu ý như sau: (i) Khi xác định dư nợ cho vay trung, dài hạn phải xác định đúng thời hạn còn lại của khoản vay là trên 01 năm hay không? Để khai thác được dữ liệu này cần phải có sự hỗ trợ của các kiểm toán viên CNTT thì mới xác định đúng các khoản cho vay, đầu tư, cho thuê tài chính... còn thời hạn trên 01 năm của cả hệ thống. (ii) Khi xác định nguồn vốn trung, dài hạn của NHTM, chúng ta phải xác định loại trừ khỏi nguồn vốn trung dài hạn các khoản: Tiền gửi các loại của Kho bạc Nhà nước, tiền gửi của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam. (iii) Khi xác định nguồn vốn ngắn hạn của NHTM, KTV phải xác định loại trừ khỏi nguồn vốn ngắn hạn các khoản: Tiền gửi các loại của Kho bạc Nhà nước, tiền gửi của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam, tiền ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dùng của khách hàng. NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN38 Số 133 - tháng 11/2018 2.5. Về giới hạn góp vốn mua cổ phần - Mức góp vốn của NHTM hay các Công ty con, công ty liên kết vào các doanh nghiệp được quy định tại khoản 4 Điều 103 Luật các TCTD không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận vốn góp; tổng góp vốn của NHTM và các công ty con, công ty liên kết vào một doanh nghiệp không được vượt quá 40% vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của NHTM; NHTM không được góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp, TCTD khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính ngân hàng thương mại; không được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, TCTD khác là người có liên quan của cổ đông lớn, của người quản lý của ngân hàng thương mại. - Một số rủi ro khi thực hiện kiểm toán cần chú ý như sau: + Rủi ro cần kiểm soát ở đây chính là việc hạn chế tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo, cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống ngân hàng và các Công ty con, công ty liên kết. + Việc xác định NHTM và các công ty con, công ty liên kết có góp vốn mua cổ phần và theo quy định tại Mục 6 Thông tư số 36 và các quy định tại Luật Các TCTD không? 2.6. Về tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi Quy định NHTM có tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi nhằm để đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, cơ cấu tín dụng phù hợp cho các khoản cho vay của NHTM. - Khi thực hiện đánh giá rủi ro cần chú ý một số điểm sau: + Về tổng dư nợ cho vay bao gồm: (i) Dư nợ cho vay đối với cá nhân, tổ chức (không bao gồm dư nợ cho vay TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam); (ii) Các khoản ủy thác cho TCTD cho vay. Tổng dư nợ cho vay để tính tỷ lệ này được trừ đi: (i) Dư nợ cho vay bằng nguồn ủy thác của Chính phủ, cá nhân và tổ chức khác (bao gồm cả TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam; ngân hàng mẹ, chi nhánh ở nước ngoài của ngân hàng mẹ); (ii) Nguồn vốn vay ở nước ngoài của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. + Về tổng tiền gửi, bao gồm: (i) Tiền gửi của tổ chức (không bao gồm tiền gửi các loại của Kho bạc Nhà nước, nếu có), tiền gửi của cá nhân; trừ tiền ký quỹ, tiền gửi vốn chuyên dùng của khách hàng; (ii) Tiền gửi của ngân hàng mẹ ở nước ngoài, chi nhánh ở nước ngoài của ngân hàng mẹ; (iii) Tiền huy động từ phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu. + Về tỷ lệ cụ thể, Thông tư 36 quy định TCTD phải duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi như sau: (i) NHTM nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 90%; (ii) Ngân hàng hợp tác xã, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài: 80%. 2.7. Về tỷ lệ dự trữ bắt buộc Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các TCTD hoạt động tại Việt Nam phải duy trì trên tài khoản thanh toán tại NHNN. Dự trữ bắt buộc cho kỳ duy trì dự trữ bắt buộc được tính bằng cách lấy số dư bình quân các loại tiền gửi huy động phải dự trữ bắt buộc của TCTD trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc nhân với tỷ lệ dự trữ bắt buộc quy định cho từng loại hình TCTD và cho từng loại tiền gửi tương ứng. Số dư bình quân các loại tiền gửi huy động phải tính dự trữ bắt buộc trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc được tính bằng cách cộng các số dư tiền gửi huy động phải tính dự trữ bắt buộc cuối mỗi ngày trong kỳ đem chia cho tổng số ngày trong kỳ. - Khi thực hiện đánh giá rủi ro cần chú ý một số điểm sau: + Xác định số dư bình quân tài khoản thanh toán của TCTD tại NHNN không thấp hơn tiền dự trữ bắt buộc trong kỳ. + Đối chiếu với thông báo dự trữ bắt buộc và trả lãi tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 39Số 133 - tháng 11/2018 bắt buộc bằng ngoại tệ do Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước thực hiện (hoặc chi nhánh NHNN tỉnh thành phố thực hiện). 2.8. Về đánh giá trạng thái ngoại tệ Trạng thái ngoại tệ là chênh lệch giữa tài sản có (TSC) và tài sản nợ ( TSN) nội và ngoại bảng của một ngoại tệ tại một thời điểm nhất định. Nếu TSC lớn hơn TSN thì ngoại tệ ở trạng thái dương (trường); ngược lại, nếu TSC nhỏ hơn TSN thị ngoại tệ ở trạng thái âm (đoản). Việc xác định trạng thái ngoại tệ trên cơ sở quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-NHNN. - Giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ được tính bằng tỷ lệ giữa tổng trạng thái ngoại tệ dương hoặc tổng trạng thái ngoại tệ âm chia cho vốn tự có của TCTD. - Khi thực hiện đánh giá rủi ro cần chú ý một số điểm sau: + Vốn tự có để tính giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ của TCTD là vốn tự có của tháng liền kề trước kỳ báo cáo của TCTD. + Tổng trạng thái ngoại tệ dương cuối ngày của các TCTD không được vượt quá 20% vốn tự có của TCTD. + Tổng trạng thái ngoại tệ âm cuối ngày của các TCTD không được vượt quá 20% vốn tự có của TCTD. + Trường hợp cần thiết, TCTD được duy trì trạng thái ngoại tệ vượt giới hạn quy định khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận. Chú ý: Trong thực tế, chúng ta thường nhầm lẫn giữa trạng thái ngoại tệ với trạng thái luồng tiền; chính vì vậy, cần có những tiêu chí để phân biệt hai trạng thái này. + Trong hoạt động đi vay và cho vay bằng ngoại tệ, đối với khoản tiền gốc chỉ có sự chuyển giao quyền sử dụng, nên không tạo ra trạng thái ngoại tệ; còn đối với khoản tiền lãi là sự chuyển giao quyền sở hữu, nên làm phát sinh trạng thái ngoại tệ. Tuy nhiên, do khoản lãi phát sinh thường là rất nhỏ so với khoản tiền gốc, nên trong thực tế, theo cách hiểu phổ thông, người ta thường không đề cập đến trạng thái ngoại tệ trong các hoạt động đi vay và cho vay bằng ngoại tệ. Trong khi đó, các hoạt động mua bán ngoại tệ (giao ngay và kỳ hạn) tạo ra trạng thái ngoại tệ đúng bằng giá trị mua bán bởi vì các hoạt động này làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ. - Các giao dịch mua bán ngoại tệ làm phát sinh đồng thời cả trạng thái ngoại tệ và trạng thái luồng tiền. Trạng thái luồng tiền có thể làm cân bằng thông qua các giao dịch đi vay và cho vay hay thông qua mua bán; tuy nhiên, trạng thái ngoại tệ chỉ có thể làm cân bằng thông qua các giao dịch mua bán ngoại tệ. 2.9. Về đánh giá việc ban hành và tuân thủ và các quy định nội bộ của NHTM liên quan đến các chỉ tiêu an toàn Khi thực hiện áp dụng Thông tư 36 đòi hỏi NHTM phải áp dụng một số quy định cụ thể để đảm bảo cho việc quản lý các chỉ tiêu an toàn được thực hiện một cách hệ thống, toàn diện trên hệ thống của NHTM. Các quy định nội bộ ấy được xây dựng phải đảm bảo một số tiêu chí sau: Quy định nội bộ về đánh giá chất lượng tài sản có và tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, được xây dựng trên nguyên tắc quản lý rủi ro đối với tài sản. Nội dung của Quy định này phải tối thiểu có nội dung sau: (i) Quy định về cơ cấu tổ chức, cơ chế phân cấp, ủy quyền và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận quản lý đối với tỷ lệ an toàn vốn; (ii) Các nguyên tắc, chính sách, quy trình nhận dạng, đo lường, theo dõi, kiểm soát, báo cáo và trao đổi thông tin về rủi ro để tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn; (iii) Các quy định về quản lý cơ cấu vốn tự có và tài sản phải đánh giá được: mức độ và xu hướng của các rủi ro, tác động của rủi ro đến yêu cầu vốn tự có để bù đắp rủi ro; quy mô và chất lượng vốn tự có, khả năng chịu đựng rủi ro từ các yếu tố vĩ mô, khả năng tiếp cận nguồn vốn bổ sung vốn tự có, kể cả khả năng hỗ trợ tài chính từ các cổ đông khi NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN40 Số 133 - tháng 11/2018 cần thiết để đảm bảo tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; nghĩa vụ cấp vốn đối với các công ty con và công ty liên kết; mục tiêu vốn tự có trong ngắn hạn và dài hạn, dự kiến chi phí bổ sung vốn tự có và giải pháp thực hiện mục tiêu vốn tự có. Các quy định nội bộ về quản lý thanh khoản, trong đó tối thiểu phải có nội dung sau: (i) Quy định về việc phân cấp, ủy quyền, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan trong việc quản lý tài sản Có, tài sản Nợ và việc bảo đảm duy trì tỷ lệ khả năng chi trả, thanh khoản; (ii) Quy trình, thủ tục và các giới hạn quản lý thanh khoản, giới hạn kiểm soát chênh lệch kỳ hạn tài sản Có, tài sản Nợ trên cơ sở dòng tiền vào, dòng tiền ra; (iii) Các nguyên tắc, chính sách, quy trình nhận dạng, đo lường, theo dõi, kiểm soát, báo cáo và trao đổi thông tin rủi ro về khả năng chi trả, thanh khoản; các tiêu chí cảnh báo sớm về rủi ro thiếu hụt khả năng chi trả, thanh khoản và các phương án xử lý; (iv) Kế hoạch và biện pháp nắm giữ các loại giấy tờ có giá có khả năng thanh khoản cao; (v) Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ đối với việc duy trì tỷ lệ khả năng chi trả, thanh khoản; (vi) Mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản, trong đó có các phân tích tình huống khả năng chi trả, tính thanh khoản có thể xảy ra. Các quy định nội bộ phải được rà soát, xem xét sửa đổi, bổ sung định kỳ ít nhất một năm một lần. 3. Một vài kiến nghị và đề xuất Để đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động ngân hàng. NHNN cần yêu cầu các TCTD thực hiện nghiêm chỉnh một số nội dung sau: - Yêu cầu các TCTD xây dựng, thiết lập đầy đủ các quy trình về quản lý, theo dõi các chỉ tiêu an toàn theo quy định của NHNN và hướng các TCTD nâng cao hệ thống quản trị theo yêu cầu của Basel II. - Xem xét bổ sung các quy định về việc yêu cầu các TCTD bắt buộc công bố công khai các chỉ tiêu về an toàn trong trong hoạt động của các NHTM để các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước và khách hàng có thể kiểm soát được mức độ an toàn của các TCTD. - Yêu cầu các TCTD thực hiện triệt để việc tuân thủ chấp hành các quy định của TT 36 nhất là đối với việc luôn phải duy trì các tỷ lệ an toàn trong suốt thời gian hoạt động. - Để đảm bảo việc thống nhất đối với việc theo dõi các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động của các NHTM thì NHNN phải yêu cầu các NHTM đầu tư, nâng cấp các hệ thống công nghệ thông tin, tính toán các chỉ tiêu này một cách tự động, đảm bảo theo quy định. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thông tư số 27/2011/TT-NHNN ngày 31 tháng 08 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 09 tháng 06 năm 2003 của Ngân hàng nhà nước; 2. Thông tư số 36/2014/TT-NHNN quy định về các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động của các NHTM; 3. Thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của TT số 36/2014/ TT-NHNN quy định về các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động của các NHTM; 4. Thông tư số 23/2015/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 09 tháng 06 năm 2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 01 năm 2016; 5. Quyết định số 11/2017/QĐ-KTNN ngày 21 tháng 11 năm 2017 của Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quy trình kiểm toán các tổ chức tài chính và NHTM; 6. Các bài báo trên website, Tạp chí của NHNN, Tạp chí Ngân hàng, Học viện Ngân hàng.
File đính kèm:
- phuong_phap_danh_gia_mot_so_rui_ro_trong_kiem_toan_cac_chi_t.pdf