Phẫu thuật ít xâm lấn điều trị hội chứng ống cổ tay
Đánh giá kết quả phẫu thuật ít xâm lấn điều trị hội chứng ống cổ tay (OCT) tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, thời gian từ 01/2012 đến 4/2014. Chúng tôi sử dụng thiết kế nghiên cứu dọc,
phối hợp giữa hồi cứu và tiến cứu cho 32 bệnh nhân ( 36 bàn tay) có chỉ định phẫu thuật bằng lâm sàng và cận
lâm sàng, thời gian theo dõi bệnh nhân trung bình là 14 tháng, ngắn nhất là 6 tháng, dài nhất là 30 tháng. Kết
quả: điểm Boston Questionaire ( BQ) trung bình từ 3,66 còn 1,72 điểm, tỉ lệ teo cơ trước phẫu thuật ( PT) giảm
từ 33 % còn 8,8 % sau PT, siêu âm diện tích thần kinh giữa đoạn ngang qua OCT ( S1) trước PT là 15,8 ± 8,65
mm2 giảm 9 ± 3,43 mm2, hiệu giữa tiềm vận động thần kinh giữa và tiềm vận động thần kinh trụ (DMLD) 2,83 ±
1,93 ms (khoảng dao động -3 - 5,3 ms), sau PT giảm còn 0,65 ± 0,78 ms, hiệu giữa tiềm cảm giác thần kinh giữa
và tiềm cảm giác thần kinh trụ (DSLD) 1,11 ± 2,37 ms trước PT giảm còn 0,07 ± 1,05 ms sau PT. Biến chứng:
chỉ có 1 bệnh nhân sau phẫu thuật đau sẹo mổ, 1 bệnh nhân không cải thiện triệu chứng lâm sàng tuy nhiên
triệu chứng cận lâm sàng sau PT có chỉ số hoàn toàn bình thường. Qua đây cho thấy, phẫu thuật giải ép OCT
bằng phẫu thuật ít xâm lấn là phương pháp điều trị có hiệu quả cao, ít biến chứng trong điều trị hội chứng OCT.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phẫu thuật ít xâm lấn điều trị hội chứng ống cổ tay
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 109TCNCYH 119 (2) - 2019 PHẪU THUẬT ÍT XÂM LẤN ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY Đặng Hoàng Giang1,2, Ngô Văn Toàn2, Trần Trung Dũng1,3 1Trường Đại Học Y Hà Nội 2Bệnh viện Việt Đức 3Bệnh viện Trường Đại Học Y Hà Nội Đánh giá kết quả phẫu thuật ít xâm lấn điều trị hội chứng ống cổ tay (OCT) tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, thời gian từ 01/2012 đến 4/2014. Chúng tôi sử dụng thiết kế nghiên cứu dọc, phối hợp giữa hồi cứu và tiến cứu cho 32 bệnh nhân ( 36 bàn tay) có chỉ định phẫu thuật bằng lâm sàng và cận lâm sàng, thời gian theo dõi bệnh nhân trung bình là 14 tháng, ngắn nhất là 6 tháng, dài nhất là 30 tháng. Kết quả: điểm Boston Questionaire ( BQ) trung bình từ 3,66 còn 1,72 điểm, tỉ lệ teo cơ trước phẫu thuật ( PT) giảm từ 33 % còn 8,8 % sau PT, siêu âm diện tích thần kinh giữa đoạn ngang qua OCT ( S1) trước PT là 15,8 ± 8,65 mm2 giảm 9 ± 3,43 mm2, hiệu giữa tiềm vận động thần kinh giữa và tiềm vận động thần kinh trụ (DMLD) 2,83 ± 1,93 ms (khoảng dao động -3 - 5,3 ms), sau PT giảm còn 0,65 ± 0,78 ms, hiệu giữa tiềm cảm giác thần kinh giữa và tiềm cảm giác thần kinh trụ (DSLD) 1,11 ± 2,37 ms trước PT giảm còn 0,07 ± 1,05 ms sau PT. Biến chứng: chỉ có 1 bệnh nhân sau phẫu thuật đau sẹo mổ, 1 bệnh nhân không cải thiện triệu chứng lâm sàng tuy nhiên triệu chứng cận lâm sàng sau PT có chỉ số hoàn toàn bình thường. Qua đây cho thấy, phẫu thuật giải ép OCT bằng phẫu thuật ít xâm lấn là phương pháp điều trị có hiệu quả cao, ít biến chứng trong điều trị hội chứng OCT. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ khoá: phẫu thuật ít xâm lấn, hội chứng ống cổ tay, carpal tunnel syndrome, Hội chứng ống cổ tay (OCT) là tình trạng chèn ép thần kinh giữa khi nó đi ngang qua OCT, đây là hội chứng hay gặp nhất trong các bệnh lý chèn ép dây thần kinh ngoại biên. Hậu quả của việc chèn ép dây thần kinh giữa gây ra đau, tê, giảm hoặc mất cảm giác vùng da bàn tay thuộc chi phối của thần kinh, nặng hơn có thể gây teo cơ, giảm chức năng và vận động bàn tay. Điều trị hội chứng OCT bao gồm điều trị nội khoa và ngoại khoa. Trong đó điều trị nội khoa được chỉ định với những bệnh nhân đến trong giai đoạn sớm của bệnh, với việc sử dụng nẹp cổ tay, uống hoặc tiêm corticoid tại ống cổ tay làm giảm triệu chứng nhanh, tuy nhiên triệu chứng tái phát sớm. Điều trị phẫu thuật (PT) cắt dây chằng ngang cổ tay là phương pháp điều trị triệt để nhất, chỉ định khi bệnh nhân đến trong giai đoạn nặng, hoặc đã điều trị nội khoa thất bại [1]. Có nhiều phương pháp phẫu thuật cắt dây chằng ngang, trong đó phẫu thuật nội soi cắt dây chằng ngang và phẫu thuật ít xâm lấn cắt dây chằng ngang với đường mổ nhỏ gan tay có nhiều ưu điểm với đường mổ nhỏ, bệnh nhân được tập phục hồi chức năng sớm, tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên PT nội soi đòi hỏi phải sử dụng nhiều phương tiện kỹ thuật cao, giá thành lớn, khó áp dụng rộng rãi. Phẫu thuật ít xâm lấn với đường mổ nhỏ gan tay theo nếp lằn tay tự nhiên, không gây tổn thương cân gan tay như các phương pháp phẫu thuật kinh điển đòi hỏi phải cắt toàn bộ cân gan tay hoặc cắt ngang cân gan tay, từ đây làm yếu động tác gấp các ngón, phương pháp này còn kiểm soát Tác giả liên hệ: Trần Trung Dũng, Trường Đại học Y Hà Nội Email: dungbacsy@hmu.edu.vn Ngày nhận: 13/03/2019 Ngày được chấp nhận: 18/04/2019 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 110 TCNCYH 119 (3) - 2019 dễ dàng bờ xa dây chằng ngang, chi phí phẫu thuật thấp, dễ dàng phổ biến rộng rãi. Nhằm mục đích đánh giá hiệu quả phương pháp PT ít xâm lấn, phát hiện các biến chứng sau PT, chúng tôi thực hiện đề tài: “Kết quả điều trị phẫu thuật ít xâm lấn hội chứng ống cổ tay” với mục tiêu: đánh giá kết quả phẫu thuật ít xâm lấn điều trị hội chứng OCT tại Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6/2013 đến 4/2014 tại Bệnh viện Việt Đức và khoa ngoại – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với 32 bệnh nhân, trong đó 19 bệnh nhân (23 bàn tay) nghiên cứu tiến cứu và 13 bệnh nhân (13 bàn tay) nghiên cứu hồi cứu từ năm 2012 đến 4/2014. Tất cả bệnh nhân phù hợp với các tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ đề ra. 2. Phương pháp - Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu dọc phối hợp tiến cứu và hồi cứu mô tả. - Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân có các tiêu chuẩn chẩn đoán xác định hội chứng OCT và có chỉ định phẫu thuật giải phẫu OCT: Tiêu chuẩn chẩn đoán 1. Có ít nhất một trong các triệu chứng cơ năng bao gồm đau cổ tay, dị cảm bàn tay, tê bì bàn tay vùng thần kinh giữa chi phối và yếu cổ bàn tay, có thể xảy ra ban ngày, ban đêm hoặc liên tục cả ngày. 2. Có ít nhất một triệu chứng thực thể bao gồm nghiệm pháp Phalen, Tinel, Durkan dương tính. • Nghiệm pháp Phalen (+) • Nghiệm pháp Tinel (+) • Nghiệm pháp Durkan (+) 3. Có ít nhất một trong 2 chỉ số hiệu tiềm vận động (TVĐ) và cảm giác thần kinh giữa với thần kinh trụ cao hơn chỉ số bình thường. • Hiệu TVĐ thần kinh giữa- thần kinh trụ lớn hơn 1,45 ms. • Hiệu TVĐ cảm giác thần kinh giữa- trụ lớn hơn 0,79 ms. Chỉ định phẫu thuật 1. Bệnh nhân đến khám với dấu hiệu rối loạn cảm giác, theo phân độ nghiệm pháp phân biệt 2 điểm từ mức độ nhẹ trở lên, teo cơ ô mô cái. 2. Hoặc triệu chứng cơ năng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống dựa trên bảng điểm Boston questionnaire từ mức độ trung bình trở lên, kèm theo test Phalen 30s (+). 3. Điều trị nội khoa trên 3 tháng không cải thiện triệu chứng cơ năng, điểm BQ. - Cỡ mẫu: 32 bệnh nhân (36 bàn tay), bao gồm 19 bệnh nhân tiến cứu ( 2 bệnh nhân tại BV Việt Đức, 17 bệnh nhân tại BV Đại Học Y Hà Nội), nhóm nghiên cứu hồi cứu có 13 bệnh nhân tại khoa ngoại bệnh viện Đại Học Y Hà Hội. Tất cả bệnh nhân phù hợp với tiêu chuẩn chẩn đoán, chỉ định phẫu thuật. - Phân tích và xử lý số liệu: Nhập số liệu, phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS - Thiết kế nghiên cứu: + Nhóm nghiên cứu tiến cứu, số liệu được thu thập tại 4 thời điểm: trước PT, sau PT 1 tháng, 3 tháng và sau PT 6 tháng theo mẫu bệnh án nghiên cứu. + Nhóm hồi cứu: Thu thập thông tin trước phẫu thuật qua hồ sơ bệnh án và thu thập thông tin tại thời điểm khám lại theo mẫu bệnh án nghiên cứu. Chỉ tiêu nghiên cứu • Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu: - Giới, tuổi, thời gian bị bệnh, nghề nghiệp, tiền sử bệnh lý và tiền sử điều trị hội chứng OCT. • Các đặc điểm lâm sàng: - Các nghiệm pháp lâm sàng trong hội TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 111TCNCYH 119 (2) - 2019 chứng OCT: - Nghiệm pháp Tinel - Nghiệm pháp phalen - Nghiệm pháp Durkan: - Bảng BQ dành cho bệnh nhân hội chứng OCT. Bệnh nhân được hướng dẫn để trả lời theo 2 bảng câu hỏi: - Bảng 1 đánh giá thang điểm mức độ nặng các triệu chứng, bao gồm 11 câu hỏi, mỗi câu được chia làm 5 điểm theo mức độ, tổng điểm chung là điểm trung bình 11 câu. - Bảng 2 đánh giá thang điểm chức năng bàn tay, gồm 8 hoạt động hàng ngày, chia làm 5 thang điểm theo mức độ, điểm của thang điểm được tính trung bình của cả 8 câu hỏi. - Phân độ hội chứng OCT theo điểm BQ: mức độ rất nhẹ: 0,1 - 1 điểm; mức độ nhẹ: 1,1 - 2 điểm; trung bình 2,1 - 3 điểm; nặng 3,1 - 4 điểm; rất nặng 4,1 - 5 điểm [2]. - Test đánh giá rối loạn cảm giác da bàn tay: Nghiệm pháp phân biệt 2 điểm đánh giá cảm giác vùng chi phối thần kinh giữa, chia làm 5 mức độ: cảm giác da bình thường < 6 mm; rối loạn cảm giác da nhẹ 6 - 11mm; rối loạn mức độ trung bình 11 - 15 mm; mức độ nặng khi chỉ nhận biết được 1 điểm và khi bệnh nhân không nhận biết được điểm nào là mức độ rất nặng. - Đánh giá mức độ teo cơ và sức cơ qua nghiệm pháp gọng kìm. • Đặc điểm trên thăm dò điện sinh lý thần kinh giữa: - Hiệu số giữa thời gian TVĐ, thời gian tiềm cảm giác của thần kinh giữa và thần kinh trụ cùng bên. Chia làm các mức độ tổn thương với [3]: DMLD DSLD Bình thường ≤ 1,25 ≤ 0,79 Độ 1 1,25 – 2,35 0,79 – 1,58 Độ 2 2,35 – 4,13 1,58 – 2,66 Độ 3 > 4,13 > 2,66 Độ 4 Mất đáp ứng Mất đáp ứng • Đặc điểm tổn thương trên siêu âm cổ tay: - Tiết diện mặt cắt ngang của dây thần kinh giữa đoạn ngang qua OCT. Chia làm các mức độ, mức độ nhẹ khi diện tích thần kinh giữa từ 10 - 13mm2, trung bình 13 - 15 mm2, mức độ nặng > 15 mm2 [4]. Các biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật (trong file tác giả gủi cũng không có thông tin) III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 1. Đặc điểm chung Nghiên cứu tiến hành trên 32 bệnh nhân với 36 bàn tay, trong đó có 2 bệnh nhân mổ đồng thời 2 tay trong 1 lần phẫu thuật và 2 bệnh nhân phẫu thuật 2 bên cách nhau 3 tháng. Độ tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là 54,03 ± 1,77 tuổi, bệnh nhân trẻ nhất là 28 tuổi, lớn tuổi nhất là 70 tuổi. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 112 TCNCYH 119 (3) - 2019 Bảng 1. Đặc điểm chung 36 bàn tay (32 bệnh nhân) Tuổi Trung bình 54,03 ± 1,77 Nhỏ nhất 28 Lớn nhất 70 Giới Nam 5 (5 BN) Nữ 31 ( 27 BN) Tay phẫu thuật Chỉ PT tay phải 16 BN Chỉ PT tay trái 12 BN PT 2 tay 4 BN Thời gian bị bệnh Nhỏ hơn 1 năm 3 Từ 1 đến 2 năm 20 Lớn hơn 2 năm 13 Tỉ lệ bệnh nhân nữ chiếm tỉ lệ cao 5/27 so với bệnh nhân nam. Chúng tôi không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ phẫu thuật tay phải và tay trái ( p > 0,05). Thời gian mắc bệnh trung bình của bệnh nhân là 27,61 ± 8,13 tháng, sớm nhất từ khi biểu hiện triệu chứng đến khi phẫu thuật là 11 tháng và muộn nhất là 41 tháng, trong đó có 13 bàn tay phẫu thuật sau hơn 2 năm, thời gian mắc bệnh trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi là khá muộn so với một vài nghiên cứu trên thế giới có thời gian mắc bệnh trung bình là 10 tháng (sớm nhất là 6 tháng, muộn nhất là 12 tháng) [5]. 2. Kết quả điều trị sau phẫu thuật Bảng 2. Kết quả điều trị sau phẫu thuật Trước PT Sau PT 1 tháng Sau PT 3 tháng Sau PT 6 tháng Điểm BQ Trung bình 3,66 ± 0,35 1,71 ± 1,87 FSS 3,59 ± 0,41 2,91 ± 0,74 2,41 ± 0,87 1,64 ± 0,69 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 113TCNCYH 119 (2) - 2019 Trước PT Sau PT 1 tháng Sau PT 3 tháng Sau PT 6 tháng SSS 3,73 ± 0,42 2,99 ± 0,76 2,39 ± 0,88 1,79 ± 0,65 NP lâm sàng Tinel 16/29 BT 12/21 BT 5/22 BT 2/36 BT Phalen 24/29 BT 18/21 BT 9/22 BT 2/36 BT Durkan 23/23 * BT 23/23 BT 13/23 BT 6/23 BT Teo cơ mô cái 9/27 ** BT 7/23 BT 1/23 BT 3/36 BT RLCG *** CG da bình thường 0% 0% 33,30% 58,30% Mức độ nhẹ 33,30% 33,30% 28,60% 22,20% Mức độ trung bình 57,10% 57,10% 38,10% 13,90% Mức độ nặng 9,50% 9,50% 0,00% 0,00% EMG ( ms) DMLD 2,83 ± 1,93 2,37 ± 1,86 1,72 ± 1,91 0,65 ± 0,78 DSLD 1,11 ± 2,37 1,16 ± 1,06 0,8 ± 1,21 0,07 ± 1,05 Diện tích thần kinh giữa qua SÂ (mm2) 15,23 ± 8,06 13 ± 8,65 11 ± 6,67 9 ± 3,43 *chỉ 23 bàn tay tiến cứu được đánh giá nghiệm pháp Durkan. ** qua hồ sơ và thăm khám chỉ 27 bàn tay được ghi nhận đánh giá có hoặc không teo cơ. *** chỉ đánh giá được trong nhóm bệnh nhân tiến cứu. Chúng tôi áp dụng bảng điểm BQ dành cho bệnh nhân hội chứng OCT để đánh giá về mức độ cải thiện triệu chứng cơ năng, cũng như mức độ phục hồi chức năng cổ bàn tay sau phẫu thuật. Điểm trung bình sau PT ít nhất 6 tháng là 1,17 ± 1,87 điểm so với trước PT là 3,66 ± 0,35 điểm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Sự cải thiện về mức độ nặng của triệu chứng lâm sàng được thể hiện qua bảng điểm SSS giảm dần qua từng giai đoạn trong nhóm tiến cứu 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng. Tương tự như vậy với bảng điểm về chức năng cổ bàn tay qua các giai đoạn theo dõi, sau 6 tháng điểm trung bình 1,64 ± 0,69 điểm so với 3,59 ± 0,41 điểm trước PT. Kết quả này của chúng tôi cũng giống với kết quả nghiên cứu của tác giả Mallick ( 2007, n = 300) [6].Tác giả Nguyễn Lê Trung Hiếu báo cáo năm TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 114 TCNCYH 119 (3) - 2019 2008 ( n = 70) khi nghiên cứu hội chứng OCT cỏ tỉ lệ dương tính nghiệm pháp Tinel, Phalen lần lượt là 54% và 82 % [7], tương tự với tác giả Ceruso ( 2007) 58% và 80 %, nghiệm pháp Durkan là 87 %. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự với các tác giả trên khi làm nghiệm pháp Tinel, Phalen. Khi khai thác thông tin trong các hồ sơ hồi cứu chúng tôi không thấy ghi nhận sử dụng nghiệm pháp Durkan, vì vậy nghiệm pháp này chúng tôi chỉ áp dụng với những bệnh nhân trong nhóm tiến cứu, tỉ lệ này dương tính 100 % trong nhóm nghiên cứu. Thời gian theo dõi tối thiểu của chúng tôi là 6 tháng nhận thấy tất cả các nghiệm pháp lâm sàng đều giảm lần lượt là Tinel 2/36 bàn tay, Phalen 2/36 bàn tay, Durkan 6/23 bàn tay. Tỉ lệ giảm của các nghiệm pháp dương tính là có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%. Teo cơ ô mô cái là một dấu hiệu của bệnh trong giai đoạn 3, bệnh nhân trong giai đoạn này thường hồi phục chậm, một số không hồi phục [8]. Khám lâm sàng và khai thác hồ sơ có 27 bàn tay có ghi nhận có hay không teo cơ, trong đó có 9 bệnh nhân teo cơ, sau tối thiểu 6 tháng, nhóm tiến cứu chỉ còn 1/23 bàn tay teo cơ, nhóm hồi cứu 2/13 bàn tay teo cơ. Qua quan sát, tỉ lệ giảm rõ rệt so với trước phẫu thuật (do n quá nhỏ nên chúng tôi không thể áp dụng các thuật toán thống kê y học). Đánh giá rối loạn cảm giác da bàn tay với nhóm nghiên cứu tiến cứu, chúng tôi sử dụng 2 kim đầu tù, bệnh nhân phân biệt 2 điểm gần nhất, ghi nhận kết quả và chia làm 5 mức độ. Kết quả trước phẫu thuật: không có bệnh nhân nào có cảm giác da bình thường, cũng như không có bệnh nhân nào ở mức độ rất nặng. Sau phẫu thuật, nhóm bệnh nhân có cảm giác da bình thường chiếm 58%, không còn bệnh nhân trong nhóm rối loạn cảm giác da nặng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p < 0,01). Tác giả Lam CH ( 2010, n = 52) có kết quả tương tự với kết quả của chúng tôi [9]. Theo Nguyễn Lê Trung Hiếu, Padua [7] [3] hiệu thời gian tiềm vận động thần kinh giữa và thần kinh trụ bình thường < 1,25 ms, hiệu tiềm thời gian tiểm cảm giác bình thường < 0,79 ms. Nghiên cứu của chúng tôi có 2 chỉ số này lần lượt là 2,83 ± 1,93 ms, và 1,11 ± 2,37 ms, cao hơn nhiều so với giá trị bình thường. Sau PT 3 tháng các hiệu này đã giảm gần như bình thường, sau PT 6 tháng đã trong giới hạn bình thường, so sánh giá trị trung bình trước và sau PT 6 tháng của 2 chỉ số này cho kết quả là có sự khác biệt ( p < 0,01). Kết quả tương tự khi chúng tôi đánh giá về diện tích thần kinh giữa đoạn đi ngang OCT qua siêu âm, bình thường diện tích này thường nhỏ hơn 10 mm2, trong nghiên cứu của chúng tôi, trước phẫu thuật là 15,23 ± 8,06 mm2, diện tích này sau PT giảm xuống còn 9 ± 3,43 mm2, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p < 0,01). 3. Mối liên quan lâm sàng bảng điểm BQ với điện sinh lý thần kinh giữa và siêu âm thần kinh giữa. Chúng tôi phân mức độ tổn thương trên điện cơ trước PT thành 5 nhóm, khảo sát bảng điểm BQ của các nhóm này sau PT để đánh giá về mức độ cải thiện bảng điểm của từng nhóm TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 115TCNCYH 119 (2) - 2019 Bảng 3. Mối liên quan bảng điểm BQ sau phẫu thuật 6 tháng với điện sinh lý thần kinh giữa trước phẫu thuật Mức độ tổn thương trên điện cơ Thay đổi điểm BQ sau phẫu thuật 6 tháng (điểm) p Bình thường - 1,65 0,05 Độ 1 - 1,82 ± 0,40 Độ 2 - 1,88 ± 0,62 Độ 3 - 3,18 ± 0,0 Độ 4 - 1,06 ± 0,57 Chúng tôi nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p < 0,05), trong đó nhóm cải thiện tốt nhất là nhóm có mức độ tổn thương độ 3. Kết quả này của chúng tôi giống với tác giả Kohanzadeh (2012) nghiên cứu phân tích gộp 21 trung tâm về kết quả giải phóng ống cổ tay theo phương pháp mổ mở và nội soi cũng có kết quả tương tự với nhóm được phẫu thuật ở giai đoạn 3, giai đoạn trung bình có mức độ giảm điểm nhiều nhất [10]. Bảng 4. Mối liên quan bảng điểm BQ sau phẫu thuật 6 tháng với diện tích thần kinh giữa trước phẫu thuật qua siêu âm Mức độ tổn thương trên SA theo diện tích TK giữa ngang OCT Thay đổi điểm BQ sau phẫu thuật 6 tháng X ± SD p Bình thường - 1,47 ± 0,36 > 0,05 Nhẹ -2,48 Trung bình - 2,14 ± 0,60 Nặng - 1,96 ± 0,59 Tổng (n = 21) - 1,98 ± 0,64 Với cách làm tương tự chúng tôi cũng đánh giá sự cải thiện điểm BQ của nhóm mức độ tổn thương trên siêu âm TK giữa ngang OCT trước phẫu thuật Tác giả Myedan 2014 cho rằng, do bị chèn ép, thần kinh giữa phù nề, viêm xuất tiết, làm tăng diện tích thần kinh giữa nhiều, khi được giải phóng chèn ép, diện tích thần kinh giữa lại được hồi phục nhanh, đặc biệt nhóm bệnh nhân nặng và trung bình [11], kết luận này cũng tương đồng với kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi, đó là nhóm bệnh nhân trung bình có sự cải thiện lâm sàng tốt nhất sau Phẫu thuật. 4. Biến chứng sau phẫu thuật Chúng tôi chỉ ghi nhận nhóm tiến cứu có 1 bệnh nhân có cảm giác đau sẹo mổ sau phẫu thuật 1 tháng, tuy nhiên bệnh nhân có mức độ đau ít và đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường trong TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 116 TCNCYH 119 (3) - 2019 những tuần đầu sau mổ, ở thời điểm sau phẫu thuật 3 tháng bệnh nhân đã hết triệu chứng đau tại chỗ. IV. KẾT LUẬN Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật ít xâm lấn hội chứng OCT của 32 bệnh nhân với 36 bàn tay, theo dõi lâm sàng và cận lâm sàng trong thời gian ít nhất là 6 tháng, chúng tôi thấy đây là phương pháp điều trị có hiệu quả cao, ít biến chứng. Bệnh nhân được Phẫu thuật ở giai đoạn muộn và nặng thường hồi phục chậm và kém, tuy nhiên nếu phát hiện kịp thời, chỉ định mổ đúng giai đoạn (giai đoạn trung bình theo phân độ BQ, điện sinh lý thần kinh cơ, siêu âm thần kinh giữa) bệnh nhân hồi phục tốt nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. M. W. Keith, et al (2010), American Academy of Orthopaedic Surgeons clinical practice guideline on the treatment of carpal tunnel syndrome. J Bone Joint Surg Am, 92(1), 218 - 219. 2. D. W. Levine, et al (1993), A self- administered questionnaire for the assessment of severity of symphẫu thuậtoms and functional status in carpal tunnel syndrome. J Bone Joint Surg Am, 75(11), 1585 - 1592. 3. Padua L. Lo Monaco M (1997), Neurophysiological classification of carpal tunnel syndrome: assessment of 600 symphẫu thuậtomatic hands. Ital J Neurol Sci, 18(3), 145 - 150. 4. Hemeshwar Rao B. Makandar Kutub. Santhosh D Patil (2012), Carpal tunnel syndrome: Assessment of correlation between clinical, neurophysiological and ultrasound characteristics. Jounal of the scientific society, 29(3), 124 - 129. 5. Torben Baek Hansen. Jesper Dalsgaard (2009), A prospective study of prognostic factors for duration of sick leave after endoscopic carpal tunnel release. BMC Musculoskelet Disord. 6. Mallick A. Mbbs (2007), Comparing the Outcome of a Carpal Tunnel Decompression at 2 Weeks and 6 Months. J Hand surg, 32 A, 1154 - 1158. 7. Nguyễn Lê Trung Hiếu. Vũ Anh Nhị (2008), Phân độ lâm sàng và điện sinh lý thần kinh cơ trong hội chứng ống cổ tay. Y học TP Hồ Chí Minh, 12(1), 9. 8. M. W. Keith, et al (2009), American Academy of Orthopaedic Surgeons Clinical Practice Guideline on diagnosis of carpal tunnel syndrome. J Bone Joint Surg Am, 91(10), 2478 - 2479. 10. S. Kohanzadeh, F. A. Herrera, and M. Dobke (2012), Outcomes of open and endoscopic carpal tunnel release: a meta- analysis. Hand (N Y), 7(3), 247 - 251. 11. El Miedany. Aty S A (2004), Ultrasonography versus nerve conduction study in patients with carpal tunnel syndrome: substantive or complementary test? Rheumatology (Oxford), 43(7), 887-895. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 117TCNCYH 119 (2) - 2019 Summary MINIMAL INVASIVE SURGERY FOR CARPAL TUNNEL SYNDROME The objective of this study was to evaluate the result of the mini-invasive technique for carpal tunnel syndrome release at Việt Đức University hospital and Hà Nội Medical University hospital, from 1/2012 to 4/2014. We operated on 32 patients with 36 hands, followed-up average of 14 months, minimum was 6 months and maximum was 30 months. Result: the mean Boston questionaire (BQ) improved from 3.66 to 1.72 points, thenar atrophy decreased from 33% to 8.8 %, the ultrasonography cross sectional area of median nerve at the wrist preoperative was 15.8 ± 8.65 mm2 to 9 ± 3.43 mm2 on postoperative, difference between median and ulnar distal motor latency (DMLD) decreased from 2.83 ± 1.93 to 0.65 ± 0,78 ms and difference between median and ulnar distal sensor latency (DSLD) decreased from 1.11 ± 2.37 to 0.07 ± 1.05 ms. One patient felt pain at his scar after 3 months and one patient did not have any symptomatic improvement but the ultrasonography and electromyography was normal. Conclusion: treatment of carpal tunnel syndrome by this mini-invasive technique is efficacious, preserved the palmaris longgus, and had fewer complications. Keywords : minimal invasive surgery; carpal tunnel syndrome
File đính kèm:
- phau_thuat_it_xam_lan_dieu_tri_hoi_chung_ong_co_tay.pdf