Phát triển văn hóa doanh nghiệp cho công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Kiến Việt
Bài viết này dựa trên các cơ sở lý luận về phát triển văn hóa doanh nghiệp (VHDN), thông
qua các hình thức diễn giải, phân tích đánh giá kết hợp với các mô hình, bảng biểu từ các số liệu
được xử lý của bản câu hỏi được tác giả phỏng vấn các chuyên gia, các nhà quản trị. Trên cơ sở
đó, tác giả đã đề nghị phát triển mô hình VHDN cho Công ty Cổ phần Kiến Việt theo các yếu tố cấu
thành văn hoá, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện VHDN của công ty, tạo nên một
nguồn cạnh tranh mới trong quá trình kinh doanh mang tính toàn cầu như hiện nay.Tuy nhiên, việc
phát triển VHDN là một vấn đề lâu dài và mất rất nhiều công sức cũng như các nguồn lực. Hơn thế
nữa, đây là một vấn đề mới cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam nên sẽ gặp rất nhiều khó khăn
trong việc thay đổi tư duy cũng như nhận thức.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển văn hóa doanh nghiệp cho công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Kiến Việt
35 Phát triển văn hóa . . . PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KIẾN VIỆT Đỗ Thị Thanh Vinh*, Đặng Thanh Bình** TÓM TẮT Bài viết này dựa trên các cơ sở lý luận về phát triển văn hóa doanh nghiệp (VHDN), thông qua các hình thức diễn giải, phân tích đánh giá kết hợp với các mô hình, bảng biểu từ các số liệu được xử lý của bản câu hỏi được tác giả phỏng vấn các chuyên gia, các nhà quản trị. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề nghị phát triển mô hình VHDN cho Công ty Cổ phần Kiến Việt theo các yếu tố cấu thành văn hoá, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện VHDN của công ty, tạo nên một nguồn cạnh tranh mới trong quá trình kinh doanh mang tính toàn cầu như hiện nay.Tuy nhiên, việc phát triển VHDN là một vấn đề lâu dài và mất rất nhiều công sức cũng như các nguồn lực. Hơn thế nữa, đây là một vấn đề mới cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam nên sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thay đổi tư duy cũng như nhận thức. Từ khóa : Văn hóa, doanh nghiệp, Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Kiến Việt SUGGESTIONS TO DEVELOP BUSINESS CULTURES FOR KIEN VIET CONSTRUCTION INVESTMENT CONSULTANCY JOINT STOCK COMPANY ABSTRACT This paper is based on theoretical foundation of business culture development through a combination of explanation, analysis and evaluation with models, tables and charts. Data from questionnaires interviewed by specialists and manages are also analyzed. Based on these, the author suggests developing a model for business culture for Kien Viet joint stock company according to the elements which comprise culture. a new source of competition in the globalized business process. However, developing business culture is a long – term issue and takes much energy and resources. Moreover, this is a new issue for Vietnamese businesses. It will face many difficulties in changing viewpoints and awareness. The author also suggests some solutions to perfect company’s cultures which help make. Key words: Culture, business, Kien Viet Joint Stock Company * TS. GV. Trường Đại học Nha Trang ** ThS. GV. Trường Đại học Nha Trang 36 Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong giai đoạn phát triển văn hóa hiện nay, VHDN bắt đầu được đề cập đến, tôn vinh văn hoá doanh nhân với việc lấy ngày 13 tháng 10 hàng năm làm ngày Doanh nhân Việt Nam, ngày càng xuất hiện những khoá đào tạo về văn hoá doanh nghiệp. Tuy nhiên, tất cả những hoạt động vẫn còn mang tính hình thức cao, chưa được quan tâm đúng mức, đại đa số doanh nghiệp vẫn chưa nhận thấy vai trò quan trọng của việc phát triển bản sắc văn hoá doanh nghiệp, chưa nhìn nhận văn hoá doanh nghiệp như nền tảng, động lực phát triển của doanh nghiệp, lợi thế cạnh tranh quan trọng...Vì vậy để văn hóa doanh nghiệp của Công ty trở thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thì Công ty phải thấy được tầm quan trọng của nó để có kế hoạch phát triển hợp lý. Văn hóa doanh nghiệp và sự phát triển bền vững đang trở thành một xu hướng của sự phát triển trên thế giới. Thậm chí, văn hóa doanh nghiệp còn được xem là một trong những “lối thoát”, một hướng đi lên của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp luận 2.1.1. Các loại hình của văn hóa doanh nghiệp đã được nghiên cứu Khi thành lập DN, lãnh đạo thường vay mượn ý tưởng các mô hình có sẵn. Theo quan điểm của giáo sư Kim Cameron và Robert Quinn, thì VHDN được phân tích và nhận dạng theo sáu đặc tính sau: (1) Đặc điểm nổi trội. (2) Tổ chức lãnh đạo. (3) Quản lý nhân viên. (4) Chất keo kết dính của tổ chức. (5) Chiến lược nhấn mạnh. (6) Tiêu chí của sự thành công. Khi nhìn nhận một DN, chúng ta cần xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Chiều hướng để chúng ta phân biệt mô hình VHDN là tạo được công bằng – trật tự và hướng tới cá nhân, hướng tới từng nhiệm vụ. Điều này giúp chúng ta xác định bốn mô hình VHDN như sau: 2.1.2. Mô hình văn hóa gia đình (Clan): Đây là mô hình văn hóa không chú ý nhiều đến cơ cấu và kiểm soát, đồng thời dành nhiều sự quan tâm cho sự linh hoạt. Thay vì đặt ra các thủ tục và quy định chặt chẽ, người lãnh đạo điều khiển hoạt động công ty thông qua tầm nhìn, chia sẻ mục tiêu, đầu ra và kết quả. Trái ngược với văn hóa cấp bậc, con người và đội nhóm trong văn hóa gia đình được nhiều tự chủ hơn trong công việc. Theo giáo sư Kim Cameron và Robert Quinn thì văn hóa gia đình có các đặc điểm sau: (1) Đặc điểm nổi trội: thiên về cá nhân, giống như một gia đình. (2) Tổ chức lãnh đạo: ủng hộ, tạo mọi điều kiện bồi dưỡng nhân viên, là người cố vấn đầy kinh nghiệm của nhân viên. (3) Quản lý nhân viên: dựa trên sự nhất trí tham gia và làm việc theo nhóm. (4) Chất keo kết dính của tổ chức: sự trung thành và tin tưởng lẫn nhau. (5) Chiến lược nhấn mạnh: phát triển con người, tín nhiệm cao. (6) Tiêu chí của sự thành công: phát triển nguồn nhân lực, quan tâm lẫn nhau và làm việc theo nhóm. 2.1.3. Mô hình văn hóa sáng tạo (Adhocracy): Mô hình văn hóa sáng tạo có tính độc lập hơn và linh hoạt hơn văn hóa gia đình. 37 Phát triển văn hóa . . . Đây là điều cần thiết trong môi trường kinh doanh liên tục thay đổi như hiện nay. Khi thành công trên thị trường gắn liền với những thay đổi và thích ứng nhanh chóng thì tổ chức có nền văn hóa sáng tạo sẽ nhanh chóng hình thành các đội nhóm để đối mặt với các thử thách mới. Mô hình này có các đặc điểm sau: (1) Đặc điểm nổi trội: kinh thương, chấp nhận rủi ro. (2) Tổ chức lãnh đạo: sáng tạo, mạo hiểm, nhìn xa trông rộng. (3) Quản lý nhân viên: cá nhân chấp nhận rủi ro, đổi mới, tự do và độc đáo. (4) Chất keo kết dính của tổ chức: cam kết về sự đổi mới và phát triển. (5) Chiến lược nhấn mạnh: tiếp thu các nguồn lực, tạo ra các thách thức mới. (6) Tiêu chí của sự thành công: các sản phẩm và dịch vụ độc đáo và mới mẻ. 2.1.4. Mô hình văn hóa thị trường (Market): Văn hóa thị trường cũng tìm kiếm sự kiểm soát tuy nhiên văn hóa thị trường tìm kiếm sự kiểm soát hướng ra bên ngoài tổ chức. Đặc biệt, mô hình văn hóa này quan tâm rất nhiều đến chi phí giao dịch. Phong cách tổ chức dựa trên cạnh tranh, mọi người luôn ở trong trạng thái cạnh tranh và tập trung vào mục tiêu. Trong tổ chức, danh tiếng và thành công là quan trọng nhất. Tổ chức luôn tập trung dài hạn vào các hoạt động cạnh tranh và đạt được mục tiêu. Mô hình văn hóa thị trường có 6 đặc điểm sau: (1) Đặc điểm nổi trội: cạnh tranh theo hướng thành tích. (2) Tổ chức lãnh đạo: tích cực, phong cách quản lý định hướng theo kết quả. (3) Quản lý nhân viên: dựa trên năng lực thành công và thành tích. (4) Chất keo kết dính của tổ chức: tập trung vào thành quả và mục tiêu hoàn thành. (5) Chiến lược nhấn mạnh: cạnh tranh và chiến thắng. (6) Tiêu chí của sự thành công: chiến thắng trên thị trường, tăng khoảng cách đối với đối thủ. 2.1.5. Mô hình VH cấp bậc (Hierarchy): Đây là một môi trường làm việc có cấu trúc và được quản lý một cách chặt chẽ giống như quan niệm của Max Weber về sự quan liêu. Trong nhiều năm qua, đây được coi là phương pháp duy nhất để quản lý. Điều này vẫn còn là một yếu tố cơ bản cho phần lớn các tổ chức hay công ty. Văn hóa cấp bậc tôn trọng quyền lực và địa vị. Mô hình này thường có các chính sách, quy trình sản xuất rõ ràng và nghiêm ngặt. Mô hình này được giáo sư Kim Cameron và Robert Quinn mô tả như sau: (1) Đặc điểm nổi trội: cấu trúc và kiểm soát. (2) Tổ chức lãnh đạo: phối hợp, tổ chức theo định hướng hiệu quả. (3) Quản lý nhân viên: bảo mật, tuân thủ quy định của tổ chức và quản lý của ban lãnh đạo. (4) Chất keo kết dính của tổ chức: các chính sách và quy tắc của tổ chức. (5) Chiến lược nhấn mạnh: thường xuyên và ổn định. (6) Tiêu chí của sự thành công: tin cậy, hiệu quả, chi phí thấp. 2.1.6. Công cụ trắc nghiệm nhận dạng loại hình VHDN (CHMA) Trong luận văn này, tác giả chọn công cụ nhận dạng loại hình VHDN 38 Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät (CHMA) nhằm mục đích nhận biết được loại hình văn hóa của DN ở hiện tại, và trên cơ sở mong muốn của doanh nghiệp về văn hóa trong tương lai như thế nào để đưa ra những giải pháp phát triển văn hóa cho phù hợp và đúng mong đợi của lãnh đạo DN. Công cụ đánh giá VH tổ chức (CHMA) do các giáo sư Cameron và Quinn phát triển là một phương pháp dùng để nhận dạng loại hình VH tổ chức. CHMA được căn cứ vào khung giá trị cạnh tranh để đo lường nền VH hiện tại cũng như nền VH mong muốn của DN. Công cụ này được khảo sát nhờ vào bản câu hỏi. Các câu hỏi của CHMA nhằm đánh giá sáu đặc điểm chính của một nền VH: (1) Đặc điểm nổi trội. (2) Tổ chức lãnh đạo. (3) Quản lý nhân viên. (4) Chất keo kết dính của tổ chức. (5) Chiến lược nhấn mạnh. (6) Tiêu chí của sự thành công. Người trả lời các câu hỏi của CHMA phải chia 10 điểm trên tổng số bốn tiểu mục phù hợp với từng đại diện cho bốn loại VH, trong đó: (1) Loại phong cách C cho biết một nền VH gia đình (Clan). (2) Loại phong cách A cho thấy một nền VH sáng tạo (Adhocracy). (3) Loại phong cách M chỉ ra một nền VH thị trường (Market). (4) Loại phong cách H chỉ ra một nền VH cấp bậc (Hierarchy). Phương pháp này xác định sự pha trộn của bốn loại hình VH đang thống trị trong một tổ chức. Các điểm này sau đó được tổng hợp thành điểm của bốn loại phong cách C, H, M và A; và được vẽ trên một biểu đồ cho thấy sự khác biệt giữa “hiện tại” và “mong muốn”. Hình 1.1: Mô hình VH được đo lường bằng công cụ trắc nghiệm CHM Nguồn: www.vita-share.com 2.2. Phương pháp nghiên cứu Vận dụng cách tiếp cận theo duy vật biện chứng, tiếp cận có hệ thống để hệ thống hóa lại lý thuyết văn hóa doanh nghiệp, các mô hình văn hóa doanh nghiệp tối ưu. Chọn phương pháp điều tra khảo sát để đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Kiến Việt. Các phương pháp chính được áp dụng. Phương pháp thống kê, mô tả, so sánh Phương pháp phân tích và tổng hợp. Phương pháp suy luận logic. Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu thăm dò. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. 39 Phát triển văn hóa . . . 3. TỰ TRẠNG VỀ CÁC CẤP ĐỘ VĂN HÓA CỦA CÔNG TY 3.1. Tổng hợp khảo sát Tác giả đã tổng hợp được kết quả về đánh giá việc xây dựng 3 cấp độ VHDN của công ty bao gồm: Các giá trị hữu hình; các giá trị được tán đồng và các giả định căn bản làm nền móng (giá trị nền tảng): Bảng 2.5: Đánh giá về các cấp độ văn hóa hiện tại của Công ty. Các tiêu chí đánh giá Đánh giá chung Tuyệt vời Tốt Bình thường Tệ Rất tệ 2,97 (%) (%) (%) (%) (%) Kiến trúc, cơ sở hạ tầng 2,93 1,85 18,52 51,85 25,93 1,85 Nghi lễ, họp hành, báo cáo 3,06 9,26 22,22 37,04 27,78 3,70 Logo và khẩu hiệu 2,85 0,00 11,11 62,96 25,93 0,00 Biểu tượng, đồng phục 3,20 14,81 20,37 40,74 18,52 5,56 Tầm nhìn 2,93 7,41 22,22 27,78 40,74 1,85 Sứ mệnh 3,17 5,56 25,93 48,15 20,37 0,00 Mục tiêu chiến lược 3,09 12,96 20,37 35,19 25,93 5,56 Nỗ lực sáng tạo 2,94 5,56 20,37 40,74 29,63 3,70 Không ngưng học tập 2,83 1,85 12,96 51,85 33,33 0,00 Cam kết đến cùng 2,76 1,85 22,22 27,78 46,30 1,85 05 giá trị cốt lõi. 2,94 7,41 14,81 42,59 35,19 0,00 Nguồn : Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả Từ kết quả tổng hợp ở bảng trên cho thấy, các cấp độ VHDN của công ty là chưa tốt với mức đánh giá chung là 2,97 điểm, từ đó cho thấy còn nhiều vấn đề tồn tại đối với các cấp độ văn hóa của công ty. Trong đó: Cấp độ 01: Kiến trúc, cơ sở hạ tầng 2,93 điểm; Nghi lễ, họp hành, báo cáo 3,06 điểm; Logo và khẩu hiệu 2,85 điểm; Biểu tượng, đồng phục 3,20 điểm. Ở cấp độ này VHDN tại công ty được đánh giá tương đối bình thường. Tỉ lệ đánh giá “tệ, rất tệ” lần lượt là: 27,78%; 31,48%; 25,93%; 24,07% tương đương từ 10 đến 15 người. Bảng 2.6: Đánh giá văn hoá hiện tại ở cấp độ 1 của lãnh đạo. Các tiêu chí đánh giá Đánh giá chung Tuyệt vời Tốt Bình thường Tệ Rất tệ 3,03 (%) (%) (%) (%) (%) Kiến trúc, cơ sở hạ tầng 2,93 2,33 18,60 51,16 25,58 2,33 Nghi lễ, họp hành, báo cáo 3,23 11,63 25,58 39,53 20,93 2,33 Logo và khâu hiệu 2,77 0,00 6,98 62,79 30,23 0,00 Biểu tượng, đồng phục 3,09 16,28 11,63 44,19 20,93 6,98 Nguồn : Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả 40 Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät Điểm đánh giá chung là 3,03 điểm độ dao động không lớn từ 2,77 điểm đến 3,23 điểm. Tỉ lệ đánh giá tệ và rất tệ cao và dao động lớn từ 9,09% đến 63,64%. Trong đó, tiêu chí kiến trúc, cơ sở hạ tầng 27,27% cho thấy tiêu chí này được lãnh đạo đánh giá là chưa đáp ứng yêu cầu. tiêu chí nghi lễ, họp hành, báo cáo 63,64% cho thấy tiêu chí này gần như chưa đáp ứng được yêu cầu. Bảng 2.7: Đánh giá văn hoá hiện tại ở cấp độ 1 của nhân viên. Các tiêu chí đánh giá Đánh giá chung Tuyệt vời Tốt Bình thường Tệ Rất tệ 3,01 (%) (%) (%) (%) (%) Kiến trúc, cơ sở hạ tầng 2,93 2,33 18,60 51,16 25,58 2,33 Nghi lễ, họp hành, báo cáo 3,23 11,63 25,58 39,53 20,93 2,33 Logo và khâu hiệu 2,77 0,00 6,98 62,79 30,23 0,00 Biểu tượng, đồng phục 3,09 16,28 11,63 44,19 20,93 6,98 Nguồn : Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả Điểm đánh giá chung là 3,01 điểm độ dao động không lớn từ 2,77 điểm đến 3,23 điểm. Tỉ lệ đánh giá tệ và rất tệ là trung bình và dao động không lớn từ 23,26% đến 30,23%. Phần lớn nhân viên công ty đều đánh giá bình thường và tốt các tiêu chí ở cấp độ này. Cấp độ 02: Tầm nhìn 2,93 điểm; Sứ mệnh 3,17 điểm; Mục tiêu chiến lược 3,09 điểm. Ở cấp độ này VHDN tại công ty được đánh giá tương đối tốt nhưng không đồng đều. Tỉ lệ đánh giá “tệ, rất tệ” lần lượt là: 42,59%; 20,37%; 31,48% tương đương từ 11 đến 23 người. Từ đây cho thấy cần phải xác định thêm sự không đồng đều này thuộc nhóm đối tượng nào để có giải pháp thích hợp. Bảng 2.8: Đánh giá văn hoá hiện tại ở cấp độ 2 của lãnh đạo. Các tiêu chí đánh giá Đánh giá chung Tuyệt vời Tốt Bình thường Tệ Rất tệ 3,42 (%) (%) (%) (%) (%) Tầm nhìn 3,55 0,00 54,55 45,45 0,00 0,00 Sứ mệnh 2,91 0,00 9,09 72,73 18,18 0,00 Mục tiêu chiến lược 3,82 18,18 45,45 36,36 0,00 0,00 Nguồn : Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả 41 Phát triển văn hóa . . . Điểm đánh giá chung là 3,42 điểm độ dao động khá lớn từ 2,91 điểm đến 3,82 điểm. Tỉ lệ đánh giá tệ và rất tệ thấp chỉ có tiêu chí Sứ mệnh là 18,18%. Lãnh đạo đánh giá khá cao ở cấp độ văn hóa này của công ty. Bảng 2.9: Đánh giá văn hoá hiện tại ở cấp độ 2 của nhân viên. Các tiêu chí đánh giá Đánh giá chung Tuyệt vời Tốt Bình thường Tệ Rất tệ 2,97 (%) (%) (%) (%) (%) Tầm nhìn 2,77 9,30 13,95 23,26 51,16 2,33 Sứ mệnh 3,23 6,98 30,23 41,86 20,93 0,00 Mục tiêu chiến lược 2,91 11,63 13,95 34,88 32,56 6,98 Nguồn : Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả Điểm đánh giá chung là 2,97 điểm độ dao động không lớn từ 2,77 đ ... đánh giá hiện tại (màu cam), văn hóa cấp bậc hầu như chi phối với số điểm là 32 điểm trong số 100 điểm. Sự ảnh hưởng rất lớn của Văn hóa dân tộc, loại hình doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ đóng cửa của nền kinh tế. (1) Đặc điểm nổi trội: cấu trúc và kiểm soát. (2) Tổ chức lãnh đạo: phối hợp, tổ chức theo định hướng hiệu quả. (3) Quản lý nhân viên: bảo mật, tuân thủ quy định của tổ chức và quản lý của ban lãnh đạo. (4) Chất keo kết dính của tổ chức: các chính sách và quy tắc của tổ chức. (5) Chiến lược nhấn mạnh: thường xuyên và ổn định. (6) Tiêu chí của sự thành công: tin cậy, hiệu quả, chi phí thấp. Đứng thứ hai là văn hóa thị trường được 44 Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät đánh giá 26 trong tổng số 100 điểm. Thực tế cho thấy công ty có quan tâm đến việc chiếm thị trường bằng các biện pháp tốc độ, chất lượng công việc, khả năng cạnh tranh, tạo quan hệ tốt với khách hàng Thứ ba là văn hóa gia đình được đánh giá 23 trong tổng số 100 điểm. Sự quan tâm đến từng cá nhân, cố gắng tạo một môi trường làm việc giống như gia đình, khuyến khích nhân viên làm việc theo nhóm, giúp đỡ lẫn nhau được đánh giá tương đối ở mức trung bình. Điểm số cho văn hóa sáng tạo là 19 trong tổng số 100 điểm. Hình 2.3: Biểu đồ kết quả khảo sát của lãnh đạo công ty Nguồn: tham khảo công cụ trắc nghiệm CHMA Bảng 2.13: Điểm đánh giá mô hình VHDN của lãnh đạo công ty. Loại Văn hóa Hiện tại Kỳ vọng Chênh lệch Gia đình 23 28 +5 Sáng tạo 21 26 +5 Thị trường 23 23 0 Cấp bậc 34 24 -10 Tổng điểm 100 100 Nguồn: tham khảo công cụ trắc nghiệm CHMA 45 Phát triển văn hóa . . . Hình 2.4: Biểu đồ kết quả khảo sát của nhân viên công ty Nguồn: tham khảo công cụ trắc nghiệm CHMA Bảng 2.14: Điểm đánh giá mô hình VHDN của nhân viên trong công ty Loại Văn hóa Hiện tại Kỳ vọng Chênh lệch Gia đình 25 28 +3 Sáng tạo 18 27 +9 Thị trường 25 23 -2 Cấp bậc 32 23 -10 Tổng điểm 100 100 Nguồn: tham khảo công cụ trắc nghiệm CHMA Nhìn vào đánh giá Văn hóa theo ý kiến riêng biệt của ban lãnh đạo và nhân viên trong công ty thì có thể thấy cả hai ý kiến có khá nhiều điểm tương đồng khi nhận xét về VH hiện tại (đường màu cam) đồng thời cả nhân viên và lãnh đạo lại có đồng suy nghĩ khi VH mong muốn (màu xanh) của họ hướng đến VH sáng tạo và văn hóa gia đình. Văn hóa sáng tạo có những đặc tính nổi bật sau: (1) Đặc điểm nổi trội: kinh thương, chấp nhận rủi ro. (2) Tổ chức lãnh đạo: sáng tạo, mạo hiểm, nhìn xa trông rộng. (3) Quản lý nhân viên: cá nhân chấp nhận rủi ro, đổi mới, tự do và độc đáo. (4) Chất keo kết dính của tổ chức: cam kết về sự đổi mới và phát triển. (5) Chiến lược nhấn mạnh: tiếp thu các nguồn lực, tạo ra các thách thức mới. (6) Tiêu chí của sự thành công: các sản phẩm và dịch vụ độc đáo và mới mẻ. Văn hóa gia đình có những đặc tính nổi bật sau: 46 Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät (1) Đặc điểm nổi trội: thiên về cá nhân, giống như một gia đình. (2) Tổ chức lãnh đạo: ủng hộ, tạo mọi điều kiện bồi dưỡng nhân viên, là người cố vấn đầy kinh nghiệm của nhân viên. (3) Quản lý nhân viên: dựa trên sự nhất trí tham gia và làm việc theo nhóm. (4) Chất keo kết dính của tổ chức: sự trung thành và tin tưởng lẫn nhau. (5) Chiến lược nhấn mạnh: phát triển con người, tín nhiệm cao. (6) Tiêu chí của sự thành công: phát triển nguồn nhân lực, quan tâm lẫn nhau và làm việc theo nhóm. 3.3. Nhận xét chung về việc nhận dạng mô hình VHDN theo đánh giá của lãnh đạo và nhân viên công ty Cổ phần Kiến Việt.: So sánh đường định dạng VHDN hiện tại (màu cam) và VHDN mong đợi (màu xanh) theo đánh giá của nhân viên và lãnh đạo của công ty thì độ chênh lệch như sau: Bảng 2.15: Điểm chênh lệch trong đánh giá VH hiện tại và kỳ vọng của cả 2 ý kiến lãnh đạo và nhân viên. Loại VH Tổng hợp Lãnh đạo Nhân viên Chênh lệch Khoảng Chênh lệch Khoảng Chênh lệch Khoảng Gia đình +4 <5 +5 =5 +3 <5 Sáng tạo +7 5<7<10 +5 =5 +9 5<9<10 Thị trường -1 <5 0 <5 -2 <5 Cấp bậc -10 =10 -10 =10 -10 =10 Cả hai nhóm ý kiến đều nhận thấy cần thiết phải thay đổi giảm yếu tố VH cấp bậc và văn hóa Thị trường; VH sáng tạo; về phần VH thị trường thì cả hai ý kiến đều cho là giữ nguyên và giảm không đáng kể; VH gia đình và văn hóa sáng tạo thay đổi tăng. Văn hóa Cấp bậc: theo cách đánh giá của nhân viên thì hiện tại là 32/100 và mong muốn là 23/100 điểm; theo cách đánh giá của lãnh đạo thì hiện tại là 34/100 và mong muốn là 24/100; tổng hợp từ hai cách đánh giá trên là giảm 10 điểm cho mô hình này. Từ đây cho thấy cả nhân viên và lãnh đạo đều có nhận xét tương đồng và cùng mong muốn là giảm bớt sự ảnh hưởng của mô hình Thứ bậc (-10) để thay vào đó là phát triển thêm một số yếu tố trong các mô hình khác. Văn hóa Sáng tạo: theo cách đánh giá của nhân viên thì hiện tại là 18/100 và mong muốn là 27/100 điểm; theo cách đánh giá của lãnh đạo thì hiện tại là 21/100 và mong muốn là 26/100; tổng hợp từ hai cách đánh giá trên là tăng 07 điểm cho mô hình này. Từ đây cho thấy cả nhân viên và lãnh đạo đều có nhận xét tương đồng và cùng mong muốn là tăng sự ảnh hưởng của mô hình Sáng tạo (+7). Văn hóa Gia đình: theo cách đánh giá của nhân viên thì hiện tại là 25/100 và mong muốn là 28/100 điểm; theo cách đánh giá của lãnh đạo thì hiện tại là 23/100 và mong 47 Phát triển văn hóa . . . muốn là 28/100; tổng hợp từ hai cách đánh giá trên là tăng 04 điểm cho mô hình này. Từ đây cho thấy cả nhân viên và lãnh đạo đều có nhận xét tương đồng và cùng mong muốn là tăng sự ảnh hưởng của mô hình Sáng tạo (+4). Kết quả này cho thấy cả lãnh đạo và nhân viên trong công ty đều mong muốn có sự thay đổi để môi trường làm việc trong công ty. 3.4. Ưu điểm, khuyết điểm của mô hình VHDN trong Công ty Kiến Việt. 3.4.1. Ưu điểm. Thực trạng VHDN kiểu Cấp bậc đang chiếm ưu thế 32/100 điểm, điều này cho thấy Lãnh đạo, nhân viên trong công ty có tính kỷ luật khá cao, luôn tuân thủ theo quy định của công ty, kiểm soát tốt các hoạt động, bảo mật, tuân thủ quy định của tổ chức và quản lý của ban lãnh đạo, các chính sách và quy tắc của tổ chức rõ ràng, hoạt động thường xuyên và ổn định, đề cao sự tin cậy, hiệu quả và chi phí thấp. Thực trạng VHDN kiểu Gia đình được đánh giá ở mức trung bình 25/100 điểm, điều này cho thấy Lãnh đạo, nhân viên trong công ty cũng có những đặc điểm thiên về mọi cá nhân trong công ty, giống như một thành viên trong gia đình, ủng hộ, tạo mọi điều kiện bồi dưỡng nhân viên, quản lý dựa trên sự nhất trí tham gia và làm việc theo nhóm, sự trung thành và tin tưởng lẫn nhau, phát triển con người, tín nhiệm cao. 3.4.2. Hạn chế. Điểm đánh giá này cũng cho thấy điểm yếu của công ty chính là thiếu sự sáng tạo, năng động trong kinh doanh. Có thể do VH cấp bậc chiếm ưu thế khá lâu trong nền VH công ty nên tạo ra không ít những điểm cản trở trong việc đổi mới hay trong việc tiếp thêm nguồn sinh khí cho nhân viên trong công ty. Đồng thời sự phân quyền, tôn ti trật tự mà ban lãnh đạo đòi hỏi nhân viên phải tôn trọng làm cho nhân viên khó có thể thoát ra khỏi khuôn khổ có sẵn để đưa ra ý kiến đóng góp hay sáng tạo cho công ty. Những chuẩn mực về các chế độ họp hành và báo cáo hiện nay của công ty đang thực hiện cũng chưa hiệu quả và chuân xác. Các cuộc họp theo định kỳ thường có nội dung như nhau gây nhàm chán cho một số người không liên quan. Việc quản lý điều hành trong công ty còn khá cứng nhắc do nền văn hóa cấp bậc chiếm ưu thế. Đây là sự ảnh hưởng của việc học hỏi kinh nghiệm từ các các DN Nhà nước trước đây mà lãnh đạo công ty đã từng công tác qua. Điều này làm cho bầu không khí làm việc ở công ty chưa được thoải mái lắm dẫn đến việc ảnh hưởng tới năng suất làm việc của mọi người. Ngoài ra, do khoa học kỹ thuật trên thế giới phát triển rất nhanh nên Công ty Cổ phần Kiến Việt với nguồn lực hạn chế của mình cũng gặp nhiều khó khăn khi cố gắng tiếp cận đà phát triển này. 4. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH VHDN CHO CÔNG TY KIẾN VIỆT 4.1. Giải pháp để giảm bớt những đặc tính của VH cấp bậc Xóa bỏ bớt các khoảng cách giữa các bộ phận, phòng ban. Rà soát các văn bản, chính sách về hoạt động của công ty để bổ sung và sửa đổi nhằm tạo thuận lợi cho quá trình SXKD. Trang bị phương tiện và quyền hạn để các 48 Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät cán bộ cấp trung và cấp cơ sở chủ động hơn trong trong việc lãnh đạo, điều hành các phần việc từ bên dưới đi lên. 4.2. Giải pháp để điều chỉnh tăng những đặc tính của VH sáng tạo - Nếu được làm việc trong một môi trường sáng tạo thì dường như ở các nhân viên cũng nảy sinh nhiều ý tưởng sáng kiến hơn. Họ sẽ phát huy được sự năng động của mình để thích nghi với những thay đổi tại công ty, nhờ đó giúp hoạt động kinh doanh của công ty trở nên năng động hơn, có khả năng cạnh tranh tốt hơn trong một thế giới kinh doanh thay đổi không ngừng. - Chỉ có sự cân bằng giữa công việc và con người mới đạt hiệu suất làm việc tốt nhất, cũng như tạo ra được một môi trường lao động sáng tạo. Điều này đòi hỏi các kế hoạch khích lệ và động viên nhân viên hợp lý tại những thời điểm khác nhau. - Theo Harold Dresner, một chuyên gia nhân sự nổi tiếng người Anh thì một nhà quản lý tốt luôn có thái độ đúng mực và biết cách động viên mọi người để họ đóng góp ý kiến cho công ty. Họ luôn hoan nghênh, trung thực và lịch sự, không chỉ trích hay phàn nàn. Một nhà quản lý tốt luôn thể hiện mối quan tâm thực sự đến người khác bằng việc tạo cho tất cả nhân viên cảm giác chính họ mới là người quan trọng. 4.3. Giải pháp để điều chỉnh những đặc tính của VH gia đình - Tổ chức lãnh đạo: ủng hộ, tạo mọi điều kiện bồi dưỡng nhân viên, là người cố vấn đầy kinh nghiệm của nhân viên. Người lãnh đạo giống như “người cha”, giàu kinh nghiệm và có quyền hành lớn đối với nhân viên – “người con”. Đây là loại quyền lực hết sức thân thiện, ôn hòa không hề có tính đe dọa, áp lực. - Quản lý nhân viên: dựa trên sự nhất trí tham gia và làm việc theo nhóm. Quyền lực trong mô hình văn hóa gia đình được thực thi thông qua sự hòa hợp giữa các thành viên. Sự trừng phạt lớn đối với các thành viên là không còn được mọi người yêu mến. Áp lực đối với họ là tính đạo đức xã hội chứ không phải là tài chính hay pháp lý. - Chất keo kết dính của tổ chức: sự trung thành và tin tưởng lẫn nhau. Sự hài lòng trong các mối quan hệ gia đình tạo ra động lực làm việc, năng suất lao động cao và khả năng giải quyết mâu thuẫn. Việc làm hài lòng cấp trên là một phần thưởng. Lãnh đạo phải làm gương, có tiếng nói, tạo được mẫu hình riêng, có vị thế và mong muốn cấp dưới “cùng chung chí hướng”, Người lãnh đạo khéo léo đóng vai trò là chất xúc tác, tạo nguồn năng lượng dồi dào, và có sức hấp dẫn đến tận sâu thẳm tình cảm và niềm say mê của cấp dưới. - Chiến lược nhấn mạnh: phát triển con người, tín nhiệm cao. Xu hướng trở thành môi trường khép kín. Lượng thông tin càng nhiều, truyền thống, tập tục gia đình càng phong phú thì sợi dây liên kết càng bền chặt, môi trường càng khép kín thì người ngoài càng cảm thấy khó khăn khi trở thành một thành viên. Doanh nghiệp theo mô hình văn hóa gia đình thiên về trực giác hơn là về trình độ kiến thức, quan tâm nhiều đến sự phát triển con người hơn là khai thác năng lực con người. Kiến thức cá nhân được đánh giá cao hơn kinh nghiệm cá nhân. Người thực hiện quan trọng hơn là công việc được thực hiện. - Tiêu chí của sự thành công: phát triển nguồn nhân lực, quan tâm lẫn nhau. Vì các thành viên trong gia đình rất trân trọng các mối quan hệ, họ có thể được khích lệ bằng những lời tán dương hay đánh giá cao hơn 49 Phát triển văn hóa . . . là bằng tiền. Họ không hợp với hình thức trả công hay bất cứ một sự khích lệ nào có thể đe dọa mối dây liên kết với gia đình. 4.4. Giải pháp để hoàn thiện mối quan hệ và môi trường làm việc. Các chuẩn mực về nghi lễ truyền thống trong năm cần được thiết kế cố định và quy mô cho các nghi lễ lớn như kỷ niệm ngày thành lập để tạo sự thân thiết và hòa đồng của toàn bộ nhân viên của công ty. Thông qua các hoạt động nghi lễ định kỳ này là một công cụ hiệu quả giúp tăng khả năng phối hợp nhóm của nhân viên ở các bộ phận. 4.5. Giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực của Công ty Đây có thể coi là giải pháp quan trọng trong các giải pháp để xây dựng nên một nền VHDN vững mạnh. Ban lãnh đạo cần chú tâm thiết kế những cuộc họp, những chương trình giải trí, những cuộc thi để quảng bá đến toàn bộ nhân viên những yếu tố thuộc lớp VH hữu hình và những yếu tố thuộc lớp thứ hai của VHDN như triết lý kinh doanh, logo, các mục tiêu chiến lược của công ty . Một khi những giá trị được tán đồng này đã ăn sâu bén rễ trong tiềm thức của nhân viên, nó sẽ trở thành những giá trị chung và là nền tảng vững chắc cho VHDN. TÀI LIỆU THAM KHẢO *Tài liệu trong nước. [1]. Dương Thị Liễu (2006) – Bài giảng văn hoá kinh doanh: NXB Đại học Kinh tế quốc dân. [2]. Đỗ Minh Cương (2001) – Văn hoá kinh doanh và triết lý kinh doanh: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, tr 28. [3]. Đỗ Thị Phi Hoài (2009), Văn hóa doanh nghiệp: NXB Tài Chính. [4]. Đỗ Thị Thanh Vinh, Trương Hoàng Lâm (2012), Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó của nhân viên - Trường hợp của Công ty Hệ thống thông tin FPT: Tạp chí «Kinh tế và Phát triển». [5]. Lê Thị Thanh Hoa (2008) - Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Chi nhánh NHNo &PTNT Thăng Long – Hà Nội: Hà Nội. [6]. Phan Ngọc (2006), Bản sắc văn hóa Việt Nam: NXB Văn Hóa. [7]. Nguyễn Đại Phước Tiên (2010), Nghiên cứu các yếu tố văn hóa công ty có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tp. HCM. [8]. Nhiều tác giả (2007), Văn hóa kinh doanh những góc nhìn: NXB Trẻ. [9]. Trần Quốc Dân (2005) - Sức hấp dẫn, Một giá trị văn hoá doanh nghiệp: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội [10]. Trần Hữu Quang, Nguyễn Công Thắng (2007), Văn hoá kinh doanh những góc nhìn: Nxb Trẻ [11]. Trương Vũ Tuấn Tú (2010), Văn hóa kinh doanh của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện đến năm 2020, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tp. Hồ Chí Minh. 50 Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät [12]. Trần Quốc Vượng (2003), Văn hóa Việt Nam, tim tòi và suy ngẫm: Nxb Văn học. *Tài liệu nước ngoài: [13]. Mijnd Hujier (2008), Lợi thế văn hóa – The cultural advantage: NXB Trẻ. [14]. David H. Maister (2005), Bản sắc văn hóa doanh nghiệp: NXB Thống Kê. [15]. E.H. Shein (2010), Văn hóa Doanh nghiệp và sự lãnh đạo: NXB Thời Đại.
File đính kèm:
- phat_trien_van_hoa_doanh_nghiep_cho_cong_ty_co_phan_tu_van_d.pdf