Phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin - Thư viện tại đại học quốc gia Hà Nội

Khái quát về dịch vụ thông tin thư viện; Tổng quát dịch vụ thông tin thư viện

truyền thống; Giới thiệu, đánh giá, phân tích hệ thống dịch vụ thông tin thư viện hiện đại,

tiện ích tại Trung tâm tâm Thông tin - thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội (LIC) như: (1)

Phần mềm kiểm tra trùng lặp/phần mềm kiểm tra đạo văn thuộc hệ thống kiểm tra lỗi chính

tả, phát hiện sao chép; (2) Phần mềm cho mượn/lưu thông tài liệu điện tử; (3) Phần mềm

nộp luận văn, luận án online; (4) Dịch vụ tư vấn qua Web 2.0.

pdf 15 trang thom 08/01/2024 1600
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin - Thư viện tại đại học quốc gia Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin - Thư viện tại đại học quốc gia Hà Nội

Phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin - Thư viện tại đại học quốc gia Hà Nội
PHÁT TRIỂN, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƯ VIỆN 
TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 
 Hoàng Văn Dưỡng 
Tóm tắt: Khái quát về dịch vụ thông tin thư viện; Tổng quát dịch vụ thông tin thư viện 
truyền thống; Giới thiệu, đánh giá, phân tích hệ thống dịch vụ thông tin thư viện hiện đại, 
tiện ích tại Trung tâm tâm Thông tin - thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội (LIC) như: (1) 
Phần mềm kiểm tra trùng lặp/phần mềm kiểm tra đạo văn thuộc hệ thống kiểm tra lỗi chính 
tả, phát hiện sao chép; (2) Phần mềm cho mượn/lưu thông tài liệu điện tử; (3) Phần mềm 
nộp luận văn, luận án online; (4) Dịch vụ tư vấn qua Web 2.0... 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công 
nghệ thông tin và truyền thông đã đưa thế giới từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên 
thông tin và phát triển tri thức. Theo GS. Klaus Schwab, chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế 
giới, nhân loại đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư 4.0, gồm các công nghệ 
tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu và chế tạo, Internet của vạn vật và Internet của các 
dịch vụ. 
Trước thực tế đó, hoạt động thông tin thư viện đang có những bước chuyển biến 
mạnh mẽ nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu thông tin và tri thức ngày càng cao của xã 
hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo với hệ thống các thư viện đại học và các cơ 
sở giáo dục, đào tạo. Các sản phẩm, dịch vụ thông tin - thư viện (DVTTTV) cần đổi mới, 
hiện đại, đa dạng hóa và đặc biệt nâng cao chất lượng các dịch vụ theo hướng tiếp cận, thỏa 
mãn tối đa người dùng tin (NDT). 
Sản phẩm, dịch vụ thông tin - thư viện (DVTTTV) là kết quả, “đầu ra” của các cơ 
quan, thông tin - thư viện, công cụ, phương tiện đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin 
(NDT); sự đa dạng, chất lượng DVTTTV giúp đánh giá chính xác việc đáp ứng tốt/chưa 
tốt nhu cầu tin của NDT của cơ quan thông tin - thư viện. 
1. KHÁI NIỆM VỀ DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƯ VIỆN 
Theo Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN 10274: 2013) về hoạt động thư viện – thuật ngữ 
và định nghĩa chung DVTTTV “Hình thức phục vụ của thư viện để đáp ứng nhu cầu cụ thể 
của người sử dụng thư viện; Dịch vụ thư viện có thể bao gồm cho mượn tài liệu, chỉ dẫn, 
cung cấp thông tin về tài liệu, triển lãm tài liệu, tư vấn sử dụng nguồn lực thư viện ”[10]. 
 Thạc sĩ, Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội 
 Tác giả Trần Mạnh Tuấn cho rằng “Dịch vụ TTTV bao gồm những hoạt động nhằm 
thỏa mãn nhu cầu thông tin và trao đổi thông tin của người sử dụng các cơ quan thông tin 
thư viện nói chung”[11]. 
DVTTTV là thành phần cơ bản tạo nên hoạt động thư viện, DVTTTV gắn liền với 
lịch sử của mỗi cơ quan thông tin - thư viện. Người dùng tin/sử dụng thư viện ngày nay 
đòi hỏi các DVTTTV phải đa dạng, tiện ích, kịp thời, chất lượng; để đáp ứng nhu cầu tin 
của NDT, các cơ quan thông tin - thư viện vừa tiếp tục nâng cao chất lượng các DVTTTV 
truyền thống, mặt khác phải mở rộng phát triển thêm mới các DVTTTV hiện đại, tiện ích. 
2. KHÁI LƯỢC VỀ DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƯ VIỆN TẠI TRUNG TÂM THÔNG 
TIN - THƯ VIỆN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 
Trung tâm Thông tin - thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội (LIC) là thư viện hàng 
đầu và kiểu mẫu cho hệ thống thư viện đại học Việt Nam. Là một “thư viện lai” hiện đại 
với nguồn lực thông tin phong phú, đa dạng; hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, cơ sở 
vật chất tương đối khang trang; toàn bộ chu trình quản lý và khai thác tài liệu truyền thống 
đã được tự động hóa đạt chuẩn quốc tế và được tích hợp với thư viện số (TVS), phục vụ 
đắc lực cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học theo định hướng đại học nghiên cứu tại 
Đại học Quốc gia Hà Nội1. 
 LIC đã xây dựng, phát triển mô hình TVS thế hệ mới 1.0 và 2.0 (Tập trung vào nền 
tảng công nghệ điện toán đám mây kết nối với hệ tri thức học thuật toàn cầu trong các 
CSDL phải trả tiền và miễn phí). Truy cập thư viện mọi lúc, mọi nơi với nguồn tin đa 
dạng, chất lượng trên cùng một giao diện được đơn giản hóa bằng một lệnh tìm tin duy 
nhất, đăng nhập bằng một tài khoản người dùng tích hợp duy nhất (Single Sign On). 
2.1 Hiện đại, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ thông tin - thư viện 
truyền thống 
Hệ thống DVTTTV truyền thống tại LIC bao gồm: (i) Dịch vụ làm thẻ; (ii) Dịch 
vụ cung cấp tài liệu gốc (cho mượn tài liệu; đọc tại chỗ tài liệu...); (iii) Dịch vụ tìm tin (tra 
cứu thông tin; thông tin định hướng); (iv) Dịch vụ cung cấp tài liệu theo yêu cầu; (v) Dịch 
1 Trong xếp hạng quốc tế của ĐHQGHN có bước phát triển nhanh chóng, từ nhóm 250 năm 2010 theo Bảng xếp hạng 
QS châu Á, đến năm 2014, ĐHQGHN đã nằm vào nhóm 161-170, năm 2015 tiếp tục duy trì trong nhóm 151 - 200 và 
năm 2016, 2017 đứng thứ 139 các trường đại học hàng đầu châu Á; một số lĩnh vực của ĐHQGHN nằm trong nhóm 
100 các trường đại học hàng đầu châu Á. 
Bên cạnh việc công bố 560 bài báo ISI, các nhà khoa học của ĐHQGHN đã có 02 công trình khoa học được đăng trên 
tạp chí Nature hàng đầu thế giới (năm 2013 và 2016); 12 phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích được công nhận. 
Hiện tại, ĐHQGHN có 8 phòng thí nghiệm trọng điểm, 23 nhóm nghiên cứu mạnh, đã thực hiện 7 dự án lớn trong 
nước và 7 dự án lớn quốc tế. 
Trong tổng số 3.997 công chức, viên chức và người lao động của ĐHQGHN có 2.212 cán bộ khoa học, trong đó 19,8% 
có học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư; 49,5% có trình độ Tiến sĩ, Tiến sĩ khoa học (riêng đối với các lĩnh vực khoa học tự 
nhiên, công nghệ và kinh tế đạt trên 70%); có 87 Nhà giáo Nhân dân và gần 200 Nhà giáo Ưu tú; tỉ lệ giảng viên cơ 
hữu/sinh viên đạt: 1/15, gần đạt tiêu chí của ĐH nghiên cứu. ”[4]. 
vụ phổ biến thông tin có chọn lọc; (vi) Dịch vụ photocopy và scan tài liệu; (vii) Dịch vụ 
đăng ký đào tạo sử dụng thư viện... 
Hệ thống DVTTTV trên cơ bản đáp ứng nhu cầu tin của NDT là người học tại 
ĐHQGHN với sự ổn định, gắn với không gian vật lý truyền thống của Trung tâm; được 
người học (nhất là sinh viên) đánh giá cao. Tuy nhiên với hệ thống DVTTTV truyền thống 
vẫn còn bộc lộ những hạn chế, sự đơn điệu, phụ thuộc vào thái độ của nhân viên thư 
viện”[1]. 
Xác định cần phải đổi mới, hiện đại, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các DVTTTV 
truyền thống; LIC đã chủ động cải tiến, đổi mới cách thức tổ chức các DVTTTV kết hợp 
với ứng dụng công nghệ thông tin; trang thiết bị hiện đại nhằm cung cấp cho người học hệ 
thống DVTTTV hiện đại, tiện ích, nhanh chóng. 
2.1.1 Hệ thống mượn/trả sách tự động hỗ trợ cho dịch vụ cung cấp tài liệu gốc (mượn/trả) 
tại Trung tâm 
Để nâng cao chất lượng, hỗ trợ cho dịch vụ cung cấp tài liệu gốc, tại các phòng đọc 
lớn LIC được trang bị hệ thống mượn/trả sách tự động. Bạn đọc có thể tự sử dụng các thiết 
bị mượn/trả tự động để tiến hành mượn/trả tài liệu tại các phòng đọc của LIC. 
 Khi mượn, trả tài liệu bạn đọc sẽ không cần đến sự hỗ trợ của thủ thư, thủ tục nhanh 
chóng, các lịch sử mượn trả của bạn đọc sẽ được tự động ghi lên cơ sở dữ liệu (CSDL) của 
phần mềm thư viện điện tử tích hợp thông qua giao thức SIP2. 
Mượn/trả tài liệu tự động 
Để tiến hành mượn/trả tài liệu, bạn đọc chỉ cần mang thẻ bạn đọc và tài liệu tới các 
máy mượn/trả. Thao tác đầu tiên là đưa thẻ ban đọc vào máy để máy nhận biết thông tin 
của người mượn sau đó bạn đọc để sách, tài liệu lên máy để anten hoặc đầu quét mã vạch 
của thiết bị đọc, kích hoạt thẻ gửi và thông tin về tài liệu tới bộ đọc. Thông tin về bạn đọc 
và tài liệu sẽ được các phần mềm trung gian và phần mềm thư viện điện tử tích hợp xử lý 
sau đó hiện thông tin lên màn hình để người mượn theo dõi. Nếu thông tin mượn trên màn 
hình là đúng thì người mượn thực hiện thao tác chấp nhận mượn, thiết bị sẽ tắt các chức 
năng bảo vệ trên chip RFID gắn trên tài liệu và in biên nhận. Một phiên mượn kết thúc và 
bạn đọc có thể mang sách đi qua cổng an ninh. Đối với trả sách tự động cũng với thao tác, 
quy trình như đối với mượn tự động. 
 Hình 1: Hệ thống mượn/trả tự động đặt tại các phòng đọc LIC 
Hệ thống trả tài liệu tự động 24/7 
Ngoài hệ thống mươn/trả tài liệu tự động tại các phòng đọc, LIC còn trang bị hai hệ 
thống trả tài liệu 24/7; hệ thống hoạt động tự động không phụ thuộc vào thời gian đóng/mở 
cửa của thư viện; bạn đọc có thể trả sách bất cứ giờ nào trong ngày, bất cứ ngày nào trong 
tuần; không lệ thuộc vào giờ làm việc, đóng/mở cửa thư viện. 
Bạn đọc trả tài liệu đưa thẻ bạn đọc vào khe đọc thẻ của thiết bị để hệ thống nhận 
diện danh tính. Khi hệ thống xác nhận thẻ hợp lệ, người trả tài liệu tùy chọn các dịch vụ 
mình muốn trên màn hình cảm ứng của thiết bị. Sau đó khe cửa của thiết bị trả tài liệu mở, 
người trả tài liệu đặt từng quyển tài liệu muốn trả theo quy định vào khe cửa thiết bị trả. 
 Sau khi bạn đọc trả xong, thiết bị tiếp nhận thông tin qua đầu quét mã vạch hoặc 
anten kích hoạt thẻ/chip RFID. Thiết bị tự động kết nối tới phần mềm quản lý thư viện để 
xác định quyển tài liệu này do ai mượn, mượn khi nào, tên tài liệu là gì và các thông tin 
liên quan. Thiết bị tự động kích hoạt lại hệ thống bảo vệ tài liệu (thẻ RFID), tự động cập 
nhật thông tin vào phần mềm quản lý thư viện cho cuốn tài liệu đã trả đó. Tiếp theo thiết 
bị trả tài liệu 24/7 xác nhận kết thúc bằng thao tác trên màn hình cảm ứng .Thiết bị tự động 
in hóa đơn biên nhận. Bạn đọc trả tài liệu lấy hóa đơn và kết thúc quá trình trả tài liệu. 
 Hình 2: Hệ thống trả sách tự động 24/7 đặt tại sảnh tầng 1 của LIC 
2.1.2 Các dịch vụ thông tin - thư viện truyền thống khác 
Các DVTTV khác, LIC cũng nhận diện, cải tiến, nâng cao chất lượng các dịch vụ 
theo hướng nhanh chóng, tiện ích bao gồm: 
- Dịch vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu, NDT có thể điền các thông tin cá nhân 
(họ, tên, email, điện thoại, địa chỉ....) tại các bàn DVTT hoặc trên Website LIC và các yêu 
cầu cụ thể về tài liệu (tên tài liệu/bài báo/tạp chí; dạng/file tài liệu NDT muốn nhận như: 
Scan, PDF, doc; hình thức NDT muốn nhận có thể chọn nhận trực tiếp tại thư viện hoặc 
gửi qua bưu điện, qua email cá nhân...NDT sau đó xác nhận bằng mã xác thực; Trung tâm 
sẽ tiến hành các bước thực hiện theo yêu cầu của NDT. Việc cải tiến hình thức phục vụ 
NDT theo yêu cầu cụ thể của NDT đã giúp cho dịch vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu 
đáp ứng tốt nhu cầu của NDT khi sử dụng dịch vụ này của LIC. 
- Dịch vụ tìm tin (Tra cứu thông tin, thông tin định hướng): 
Đối với dịch vụ tra cứu thông tin; NDT có thể tra cứu thông tin qua các phần mềm 
quản trị TVS Content Pro IRX; Dspace; đặc biệt cổng giao diện tích hợp kiến thức tìm 
kiếm tập trung URD2 (Unified Resource Discovery and Delivery) tại Website của LIC, 
NDT có thể tìm kiếm tài nguyên thông tin không giới hạn phạm vi tìm kiếm (được tích hợp 
tài nguyên thông tin số nội sinh của ĐHQGHN với tài nguyên thông tin số học thuật CSDL 
toàn cầu). 
Thông qua một hộp tìm kiếm duy nhất, NDT có thể dễ dàng tìm kiếm trên khắp các 
bộ sưu tập thư viện số sẵn có của LIC, đồng thời khai thác những bộ sưu tập được quản lý 
và phát triển riêng bởi thư viện cùng với các nguồn tài nguyên thông tin học thuật trên toàn 
cầu vào giao diện trình bày kết quả tìm kiếm trong một danh mục duy nhất, được sắp xếp 
phù hợp giúp người dùng tin dễ dàng tiếp cận được những đầu mục tài liệu mà họ quan 
tâm. 
Cổng giao diện tìm kiếm tập trung là dịch vụ dữ liệu tích hợp hàng trăm triệu tài 
nguyên thông tin điện tử về học thuật và nghiên cứu ở cấp độ toàn cầu và khu vực. Những 
tài nguyên này bao gồm bài báo nghiên cứu từ các tạp chí khoa học, sách tham khảo điện 
tử chuyên ngành, nhận xét, tài liệu pháp luật và nhiều tài liệu khoa học khác được thu hoạch 
từ những nhà xuất bản gốc, nhà xuất bản cấp hai và nhà tích hợp nội dung, cũng như từ 
nhiều kho thông tin khoa học số có khả năng truy cập mở khác trên thế giới hay cần bao 
phủ tới 99% tài nguyên thông tin học thuật và thông tin nghiên cứu được xuất bản điện tử 
trên toàn thế giới. 
Việc tích hợp, thỏa mãn tối đa nhu cầu về tài nguyên thông tin số học thuật (bao 
gồm dạng tài liệu phải trả tiền và miễn phí truy cập mở Open Access) giúp tìm kiếm, khai 
thác. 
Đối với dịch vụ thông tin định hướng: Ngoài sự hỗ trợ giải đáp thông tin trực tiếp từ 
các nhân viên thư viện tại các quầy DVTT hoặc tại các chỉ dẫn trên Website; Trung tâm 
còn tổ chức bộ phận thông tin trực tuyến (gồm 2-3 nhân viên thông thạo các DVTTTV), 
NDT được hỗ trợ, giải đáp, định hướng thông tin khi trực tiếp đến thư viện, gọi điện qua 
đường dây nóng hoặc qua kết nối online. Các thông tin hỗ trợ, giải đáp, định hướng rất đa 
dạng có thể NDT cần thông tin về quy định, nội quy thư viện, cách tìm tin, truy cập tài 
liệu; chính sách đối với NDT... 
2.2.Phát triển hệ thống dịch vụ thông tin - thư viện hiện đại 
Để đáp ứng tốt nhu cầu tin của NDT trong môi trường đại học số 4.0, LIC tiếp tục 
phát huy thư viện truyền thống; cải tiến, nâng cao chất lượng hệ thống các DVTTTV truyền 
thống; đồng thời chuyển nhanh và hiệu quả sang mô hình Thư viện số (TVS) đạt chuẩn 
quốc tế, cung cấp hệ thống các DVTTTV hiện đại, chất lượng, nhanh chóng, tiện ích; giúp 
người dùng tin (các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên) trong và ngoài ĐHQGHN 
chuyển sang truy cập – tìm kiếm – khai thác – sử dụng hiệu quả thông tin và tri thức số của 
nhân loại một cách nhanh chóng và trên phạm vi toàn cầu [8]. 
Nếu như hệ thống DVTTTV truyền thống gắn với không gian vật lý các phòng đọc 
của thư viện; thì các hệ thống các DVTTTV hiện đại tại LIC phát triển trên cơ sở nền tảng, 
không gian TVS tại Trung tâm gồm: 
- Phần mềm kiểm tra trùng lặp/đạo văn (hệ thống hỗ trợ kiểm tra lỗi chính tả, phát 
hiện sao chép) 
- Phần mềm cho mượn/lưu thông tài liệu điện tử 
- Dịch vụ nộp luận văn, luận án online. 
- Dịch vụ tư vấn qua Web 2.0 
- Dịch vụ số hóa tài liệu 
- Dịch vụ diễn đàn điện tử 
2.2.1. Phần mềm kiểm tra trùng lặp/đạo văn (hệ thống hỗ trợ kiểm tra lỗi chính tả, phát 
hiện sao chép) 
Trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay, NDT chỉ cần một click chuột có 
thể tìm nhanh chóng thông tin mình cần, “đạo văn” (plagiarism) trở thành một thách thức 
to lớn đối với người học trong nỗ lực học tập, nghiên cứu và làm suy yếu nghiêm trọng 
niềm tin vào trí tuệ của người học trong quá trình học tập và tìm kiếm tri thức. Ngày nay 
“văn hóa sao, chép- dán” trở nên phổ biến trong sinh viên ”[6]. 
Về giải pháp chống đạo văn, đa số các trường đại học trên thế giới, Việt Nam đều 
áp dụng phần mềm phát hiện sao chép, các phần mềm có thể do các đơn vị mua quyền sử 
dụng hoặc tự xây dựng, phát triển 2. 
Trong thời gian qua, ĐHQGHN, với định hướng phát triển theo hướng đại học 
nghiên cứu đã ban hành hướng dẫn (số 2383/HD-ĐHQGHN) về thực hiện việc trích dẫn 
trong các ấn phẩm khoa học tại ĐHQGHN; đồng thời nghiên cứu, xây dựng phần mềm 
kiểm tra trùng lặp/đạo văn của hệ thống hỗ trợ kiểm tra lỗi chính tả và phát hiện chống sao 
chép (hệ thống DoiT) tạo tiền đề cho quản lý môi trường học thuật. 
ĐHQGHN quy định các hình thức đạo văn gồm: (1) Sao chép, biên dịch, trích dẫn 
nguyên văn hoặc diễn giải toàn văn đoạn văn hay ý tưởng của người khác mà không có 
trích dẫn phù hợp; (2) Sử dụng các tác phẩm nghệ thuật, thiết kế, biểu đồ, dữ liệu...của các 
tác giả không trích dẫn nguồn phù hợp; (3) Cung cấp sai thông tin về tài liệu tham khảo, 
hoặc không tìm thấy tài liệu tham khảo; (4) Trích dẫ ...  quốc dân, đại học Hàng hải, đại học Hoa Sen đã mua quyền sử dụng; phần mềm 
Turnitin trong việc chống sao chép/đạo văn tại đơn vị. [5] 
Học viện An ninh Nhân dân và Học viện Cảnh sát Nhân dân tự phát triển phần mềm rà soát trùng lặp có tên là 
Plagiarism Detector. Phần mềm được hoạt động dựa trên công nghệ Java và Web. Đây là phần mềm có khả năng 
phát hiện các lỗi trùng lặp 20 từ liên tiếp và cho kết quả chỉ sau chưa đầy 3 phút. [6] 
luận án trước khi gửi đi xuất bản, công bố hoặc trình bày bảo vệ phải được kiểm tra sao 
chép ở tất cả các cấp độ (Tài liệu khoa học của ĐHQGHN; tài liệu khoa học của các đơn 
vị khác trong nước; tài liệu khoa học từ cơ sở dữ liệu khoa học quốc tế) 
Cán bộ, giảng viên, nhà nghiên cứu, người học tại ĐHQGHN có thể tự kiểm tra 
bằng phần mềm kiểm tra đạo văn của hệ thống hỗ trợ kiểm tra lỗi chính tả và phát hiện sao 
chép của ĐHQGHN được cài đặt tại Website của Trung tâm Thông tin - thư viện, 
ĐHQGHN hoặc tại địa chỉ  Mỗi cán bộ/người học tại ĐHQGHN 
được cấp 01 tài khoản để truy cập vào hệ thống DoiT. 
Trung tâm Thông tin - thư viện sẽ kết nối, tích hợp cơ sở dữ liệu khoa học của các 
đơn vị và cơ sở dữ liệu luận án tiến sĩ của ĐHQGHN và các tài liệu khoa học nước ngoài 
trong toàn ĐHQGHN thành cơ sở dữ liệu chung kết nối với hệ thống DoiT. Hệ thống DoiT 
các chức năng chính là: 
- Kiểm tra lỗi chính tả, đưa ra từ gợi ý để thay thế; 
- Phát hiện sao chép giữa các tài liệu trong cùng một nhóm và giữa một tài liệu và 
các tài liệu khác trong cơ sở dữ liệu của hệ thống; 
- Đánh giá văn bản: người dạy có thể sử dụng công cụ để đánh giá báo cáo, khóa 
luận, luận văn, đồ án của người học; 
- Tra cứu văn bản: sinh viên và giảng viên có thể tìm hiểu những nghiên cứu, công 
trình đã có về một chủ đề nào đó. 
Khi người dùng tải một tài liệu có định dạng (pdf, docx, doc, ppt, txt, odt, html ...), 
hệ thống DoiT sẽ phân tích từng câu trong văn bản và kiểm tra độ tương đồng. Dữ liệu để 
so sánh là các luận văn, bài báo, tạp chí từ các nơi tin cậy cung cấp, và hơn 1 triệu dữ liệu 
hệ thống tự thu thập. Với dữ liệu phong phú và thuật toán thông minh, hệ thống sẽ gửi kết 
quả phân tích độ tương đồng một cách nhanh chóng nhất. 
 Hình 3: Giao diện phần mềm kiểm tra đạo văn của hệ thống hỗ trợ kiểm tra lỗi chính tả và 
phát hiện sao chép sao chép (DoiT) tại ĐHQGHN 
Phần mềm kiểm tra đạo văn của hệ thống hỗ trợ kiểm tra lỗi chính tả và phát hiện 
sao chép của ĐHQGHN được đánh giá DVTTTV hiện đại, tiện ích hỗ trợ đắc lực cho 
đông đảo giảng viên, nhà nghiên cứu, người học tại ĐHQGHN trong kiểm soát các trích 
dẫn khoa học; đồng thời ngăn chặn, hạn chế việc đạo văn; góp phần đảm bảo môi trường 
học thuật, nghiên cứu tại ĐHQGHN. 
2.2.2. Phần mềm lưu thông/cho mượn tài liệu điện tử 
Với DVTTTV truyền thống, người dùng tin/bạn đọc đến mượn, trả tài liệu, sử dụng 
không gian vật lý tại các hệ thống phòng đọc, mượn tại Trung tâm. Để phát triển, nâng cao 
chất lượng DVTTTV hiện đại, tiện ích, Trung tâm đã triển khai Phần mềm lưu thông/cho 
mượn điện tử giúp người dùng tin/bạn đọc có thể mượn tài liệu mọi nơi, mọi lúc/không 
giới hạn không gian, thời gian trên không gian thư viện số. 
Phần mềm lưu thông/cho mượn điện tử là giải pháp phần mềm quản lý lưu thông tài 
liệu điện tử hoàn chỉnh, cung cấp công cụ tin học hóa toàn bộ chu trình từ biên tập, đóng 
gói, mã hóa tư liệu điện tử (ebooks) tới quản trị và vận hành kho tài liệu điện tử trực tuyến 
và các ứng dụng (apps) đọc sách trên các hệ điều hành phổ dụng cho cả PC và thiết bị di 
động (Windows, Android, iOS). Phần mềm lưu thông/cho mượn điện tử gồm các hệ thống: 
(i) Hệ thống biên tập và đóng gói tài liệu điện tử; (ii) Hệ thống quản trị & lưu thông tài liệu 
điện tử; (iii) Ứng dụng đọc sách điện tử [3] 
Người dùng tin/bạn đọc của ĐHQGHN có thể tra cứu, tìm kiếm các tài liệu số có 
thư viện số của LIC hoặc các liên kết khác như các trường đại học, nhà xuất bản...; sau đó 
tiến hành thao tác mượn tài liệu bằng tài khoản cá nhân; tiếp theo NDT được tải miễn phí 
ứng dụng đọc sách điện tử (gồm các các phiên bản được phát triển với các tính năng tương 
đương cho các hệ điều hành iOS, Android và Windows). Ứng dụng đọc sách điện tử sẽ hỗ 
trợ tất cả các thiết bị đọc sách phổ biến đặc biệt là các thiết bị cầm tay như máy tính cá 
nhân (PC, laptop), thiết bị đọc sách (e-reader), máy tính bảng (tablet) và điện thoại thông 
minh (smart phone) 
Bạn đọc có thể ghi mượn và tải tài liệu điện tử mình muốn mượn/đọc theo chính 
sách mượn của thư viện. Nếu tài liệu điện tử cần mượn đang hết quyền truy cập (số người 
đang mượn bằng giới hạn thư viện), bạn đọc có thể đặt chỗ để chờ tới lượt mượn. Nếu sau 
đó không có nhu cầu, bạn đọc có thể huỷ đặt chỗ. Bạn đọc có thể ghi trả tài liệu hoặc gia 
hạn mượn nếu muốn mượn thêm. 
Sau khi hoàn thành thủ tục mượn điện tử, bạn đọc có thể đọc sách mọi lúc, mọi nơi, 
không cần kết nối Internet. 
Ứng dụng đọc sách của phần mềm cho mượn điện tử sẽ tự động xóa tệp tài liệu khỏi 
thiết bị của bạn đọc sau khi hết thời hạn mượn quy định hoặc khi bạn đọc ghi trả tài liệu. 
Phần mềm cho mượn điện tử còn có công cụ mã hoá tài liệu điện tử, gồm mã hoá 
bảo vệ và mã hoá chống sao chép nhằm bảo vệ được bản quyền file tài liệu (không in, 
không sao chép/nhân bản sang các thiết bị khác). Toàn bộ nội dung tài liệu được mã hóa 
theo thuật toán bảo mật gắn với chỉ số ID của từng thiết bị khai thác giúp bảo mật dữ liệu 
đồng thời cũng tránh được việc một tài liệu được người dùng nhân bản và khai thác đồng 
thời trên nhiều thiết bị khác nhau. Trước khi ấn phẩm sách điện tử được nạp hoặc tải về 
thiết bị, tiến trình mã hóa sẽ tự động mã tệp gốc có định dạng PDF thành một tệp mã gắn 
với thiết bị cụ thể đó (qua chỉ số ID đặc trưng và duy nhất của mỗi thiết bị). Thuật toán mã 
hóa đảm bảo rằng tệp mã chỉ có thể đọc được nếu người dùng khai thác trên thiết bị này. 
Nếu sao chép sang một thiết bị khác thì sẽ không đọc được. 
Ngoài ra phầm mềm lưu thông/cho mượn điện tử còn cung cấp cho ban đọc dịch vụ 
mua tài liệu số. Để có thể đáp ứng và mở rộng việc mua tài liệu số qua mạng, hệ thống hỗ 
trợ dịch vụ này nhằm cho phép bạn đọc trong thư viện hoặc từ một người bên ngoài có thể 
tìm kiếm, lựa chọn và đặt mua các ấn phẩm số qua mạngvà trả tiền qua hệ thống thanh 
toán trực tuyến, đảm bảo cho phép LIC có 2 hình thức cho mượn và bán tài liệu số. 
2.2.3. Dịch vụ nộp luận văn, luận án online 
Theo Quy chế đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ của Bộ Giáo dục & Đào tạo (thông tư số 
15/2014; thông tư 08/2017) của ĐHQGHN (Quyết định số 4668 năm 2014) các học viên 
cao học, nghiên cứu sinh phải thực hiện việc nộp bản luận văn, luận án bản hoàn chỉnh 
cuối cùng lưu trữ tại thư viện. Mỗi năm ĐHQGHN có khoảng 3000 học viên, nghiên cứu 
sinh tốt nghiệp, vì vậy cả người học và Trung tâm mất nhiều thời gian, công sức để hoàn 
thiện các thủ tục nộp, tiếp nhận, xác nhận sau bảo vệ luận văn, luận án với chủ yếu bằng 
các thao tác thủ công. 
 Xây dựng dịch vụ nộp luận văn, luận án online tại LIC là rất cần thiết; dịch vụ tiện 
ích, tiết kiệm thời gian cho người học và Trung tâm; ứng dụng tin học hóa vào quản lý 
hành chính của các đơn vị và thư viện. 
Hệ thống quản lý nộp luận văn, luận án trực tuyến là một cổng thông tin dịch vụ 
được cung cấp cho người dùng thông qua mạng Intrannet hoặc Internet. Thông qua các ứng 
dụng trình duyệt Web (Web browser) người dùng có thể thực hiện các dịch vụ như: nộp hồ 
sơ, tra cứu trạng thái hồ sơ, phê duyệt hồ sơ, tìm kiếm, thống kê 
Quy trình thực hiện theo các bước: 
1/ Học viên / Nghiên cứu sinh đăng nhập, xác thực. 
2/ Bật ra các form khai báo thông tin cá nhân. 
3/ Mô tả tóm tắt công trình. 
4/ Upload tóm tắt, fulltext. 
5/ Cán bộ thư viện duyệt tài liệu đính lên. 
6/ Hoàn thiện duyệt đưa vào lưu trữ. 
7/ Học viên tự in ra xác nhận đã nộp có dán Watermark. 
8/ Kết thúc quy trình. 
Hệ thống này sẽ gồm hai ứng dụng thành phần bao gồm: 
- Ứng dụng nộp và in kết quả 
- Ứng dụng quản lý và xét duyệt hồ sơ 
Dịch vụ nộp luận văn, luận án online là DVTTTV hiện đại, tiện ích hỗ trợ trực tiếp, 
đắc lực cho người học; đồng thời hỗ trợ cho Trung tâm trong quản lý, lưu trữ số các luận 
án, luận văn; góp phần cắt giảm các thủ tục hành chính cho người học. 
2.2.4. Dịch vụ tư vấn qua Web 2.0 
Việc ứng dụng công nghệ Web 2.0, kết nối với người để chia sẻ, tạo ra thông tin, 
hướng con người tương tác thông tin hai chiều tập, hợp dữ liệu trí tuệ cộng đồng; triển 
vọng ứng dụng Web 3.0, kết nối tri thức bằng Web ngữ nghĩa, thúc đẩy cộng đồng tạo ra 
nội dung thông tin, tính siêu liên kết của mạng thông tin nhằm tạo mới, phát triển các sản 
phẩm, dịch vụ thông tin hiện đại tiện ích trong các thư viện đại học 
Web 2.0 là thời kỳ của Google và Weblogs đóng vai trò quan trọng. Ở thời điểm 
này, người sử dụng thông tin đóng vai trò tích cực. Họ không chỉ sử dụng thông tin, mà 
còn thêm và chia sẻ thông tin. Như vậy, người sử dụng cũng có thể trở thành người sản 
xuất. Do đó, mà các ứng dụng web trở nên khác nhau nhờ việc sử dụng. Thông tin trên 
website có nội dung động và mức tương tác trên web là cao. Và khó có thể phân biệt giữa 
người sử dụng và người tạo thông tin. Trong Web 2.0 đã xuất hiện sự dịch chuyển từ việc 
sử dụng đến đóng góp [12] 
LIC đã phát triển các DVTTTV thông qua ứng dụng Web 2.0 theo hướng: (i) Tập 
trung vào truyền thông; (ii)Tập trung vào tương tác; (iii) Tập trung vào dịch vụ, với các 
dịch vụ ứng dụng như: Nhật ký trực tuyến (Blog); Chia sẻ hình ảnh và video (share photos 
and video); Mạng xã hội (social network site)... 
Nhật ký trực tuyến (Blog) 
 Blog, gọi tắt của weblog, là một dạng nhật ký trực tuyến, bùng nổ từ cuối thập 
niên 1990. Các blogger (người viết blog), có thể là cá nhân hoặc nhóm, đưa thông tin lên 
mạng với mọi chủ đề, thông thường có liên quan tới kinh nghiệm hoặc ý kiến cá nhân, chủ 
yếu cung cấp thông tin đề cập tới những chủ đề chọn lọc, không giống như các báo truyền 
thống. Được phần mềm hỗ trợ, dễ sử dụng, blog phổ biến rất nhanh và ai cũng có thể dễ 
dàng tạo ra một blog cho mình [13] 
 Trong dịch vụ tra cứu, LIC có thể quảng bá vốn tài liệu bằng cách tạo blog bình 
sách và khuyến khích bạn đọc cùng tham gia; có thể chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của 
mình trong quá trình tìm kiếm, chẳng hạn các mẹo tìm kiếm thông dụng trên một cơ sở dữ 
liệu hoặc bất kỳ một kho tài liệu chuyên biệt. Trong rất nhiều ứng dụng, blog được cả 
thư viện và cán bộ thư viện sử dụng khá rộng rãi. 
Hiện LIC đang có khoảng hơn 300 Blog cá nhân được cán bộ thư viện lập nên và 
duy trì sẵn sàng tư vấn, trao đổi các thông tin cho bạn đọc. 
Hình 4: Link Blogspot:  
Chia sẻ hình ảnh và video (share photos and video) tại LIC 
Chia sẻ hình ảnh và video thực chất là một mạng xã hội, cho phép LIC liên lạc và 
chia sẻ dữ liệu với các nhóm NDT, hỗ trợ truy cập dữ liệu từ xa và quản lý các hoạt động 
chia sẻ tập tin. Với chia sẻ hình ảnh và video LIC có thể chia sẻ tập tin với những người 
dùng chia sẻ hình ảnh và video khác, tải các nội dung được chia sẻ, tạo các nhóm tuỳ 
chỉnh, chia sẻ tập tin với định dạng bất kỳ..YouTube được sở hữu bởi Google. Trang 
Youtube là công cụ tuyệt vời để chia sẻ một đoạn phim của bạn tới hàng tỉ người dùng 
Internet. Với việc chia sẻ hình ảnh, video; LIC có thể lập các tin tức, hướng dẫn tóm tắt, 
hướng dẫn kỹ năng thông tin, video giới thiệu về thư viện, cũng có thể sử dụng dịch vụ 
chia sẻ video.Với những dịch vụ này, bạn đọc có nhiều cơ hội và cách thức để lấy thông 
tin từ thư viện mà không cần phải tới thư viện . 
 Hình 5: Link Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCjsLh_oKYO6Xksh22rv-8OQ 
Mạng xã hội (social network site) 
Social Network site là mạng được tạo ra để tự thân nó lan rộng trong cộng đồng 
thông qua các tương tác của các thành viên trong chính cộng đồng. Mọi thành viên trong 
mạng xã hội cùng kết nối và mỗi người là một mắt xích để tạo nên một mạng lưới rộng lớn 
truyền tải thông tin. Các trang mạng Facebook; Twitter đã trở thành một trang mạng xã hội 
rộng lớn nhất trên thế giới, có khả năng truy cập phổ thông khiến cho bất kỳ ai cũng có thể 
xem các thông tin đăng tải trên đó. 
Qua các trang mạng xã hội cán bộ LIC có thể dùng nền công nghệ này để giữ liên 
lạc với bạn đọc của mình nơi bạn đọc có thể đăng tin tức, sự kiện, hình ảnh, 
Cán bộ thư viện có thể tạo được liên kết cũng như năm bắt được từ NDT thông qua 
tìm hiểu, phân tích và hiểu được quan điểm và cách nhìn của NDT; điều này, giúp cán bộ 
thư viện hiểu được nhu cầu và mối quan tâm của bạn đọc. 
 Hình 6: Link Facebook: https://www.facebook.com/trungtamthongtinthuviendhqghn/ 
Hình 7: Link Wordpress: https://thuviendhqghn.wordpress.com/ 
KẾT LUẬN 
Đa dạng hóa, hiện đại hóa, phát triển, nâng cao hệ thống DVTTTV là yêu cầu cấp 
bách của mỗi thư viện đại học trong quá trình phát triển trước bối cảnh nền kinh tế tri thức, 
trước sự đổi mới của giáo dục đại học, đổi mới quản trị đại học, đáp ứng yêu cầu ngày càng 
cao của NDT. Đối với Trung tâm, tiếp tục nâng cao chất lượng các DVTTTV 
truyền thống; tạo mới, đa dạng hóa các DVTTTV hiện đại nhằm cung cấp cho 
NDT hệ thống DVTTTV tiện ích, chất lượng là giải pháp để đưa hoạt động của Trung tâm 
phát triển cùng với sự phát triển của ngành thông tin - thư viện, của giáo dục đại học. Vai 
t rò, vị thế của Trung tâm đang phụ thuộc nhiều vào sự tiện ích, chất lượng của hệ thống 
DVTTTV. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Huỳnh Đình Chiến (2010), Nâng cao chất lượng các dịch vụ Thông tin – thư viện, 
truy cập tại 
cht-lng-cac-dch-v-thong-tin--th-vin. 
2. Đại học Quốc gia Hà Nội (2017), Hướng dẫn số 2383/HD-ĐHQGHN về việc thực 
hiện trích dẫn trong các ấn phẩm khoa học tại ĐHQGHN, Hà Nội. 
3. Đại học Quốc gia Hà Nội (2014), Dự án xây dựng thư viện số 2.0 nền tảng cho hoạt 
động đào tạo và nghiên cứu khoa học đỉnh cao tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 
4. Hồng Hạnh (2017) Quyết tâm xây dựng đô thị đại học mang tầm cỡ khu vực và quốc 
tế truy cập tại trang Web 
tam-xay-dung-do-thi-dai-hoc-mang-tam-co-khu-vuc-va-quoc-
te20170912130313648.htm. 
5. Đăng Nguyên (2015), Sẽ có phần mềm chống đạo văn liên trường, truy cập tại trang 
Web 
568156.html 
6. Huyền Thanh (2016), Chống nạn “đạo văn” bằng giải pháp công nghệ truy cập tại 
trang Web 
nghe-Bai-cuoi-395976 
7. Trung tâm Thông tin – Thư viện, ĐHQGHN (2014), Chiến lược phát triển Trung tâm 
Thông tin – Thư viện đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội. 
8. Trung tâm Thông tin – Thư viện, ĐHQGHN (2017), Hành trình 5 năm xây dựng thư 
viện số nghiên cứu phục vụ đại học định hướng nghiên cứu tại ĐHQGHN. Thế giới 
vi tính, số 01, tr.6-7. 
9. Bùi Loan Thùy, Đỗ Thị Thu (2016), Phát triển dịch vụ thông tin trong môi trường 
điện tử tại thư viện đại học, Tạp chí Thư viện, số 3 (47), tr.7-14. 
10. Thư viện Quốc gia Việt Nam (2013), Hoạt động thư viện – thuật ngữ và định nghĩa 
chung, TCVN 10274: 2013. 
11. Trần Mạnh Tuấn (1998) Giáo trình sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện, Trung 
tâm Thông tin Tư liệu khoa học và Công nghệ Quốc gia. 
12. Lê Thị Huyền Trang (2013) Ứng dụng mạng xã hội Facebook trong hoạt động thông 
tin –thư viện, 
13. Ứng dụng công nghệ Web phát triển dịch vụ thông tin (2014), truy cập tại 
web-phat-trien-dich-vu-thong-tin-trong-thu-vien-so-208.html. 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_nang_cao_chat_luong_dich_vu_thong_tin_thu_vien_ta.pdf