Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay: Rào cản và giải pháp

Trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt

Nam, kinh tế tư nhân không chỉ dần được

hồi phục mà còn phát triển nhanh chóng cả

về số lượng và chất lượng, trở thành bộ

phận kinh tế lớn nhất và là động lực quan

trọng của nền kinh tế. Năm 2017, cả nước

có khoảng trên 700.000 doanh nghiệp hoạt

động, trong đó 97% là doanh nghiệp nhỏ và

vừa, chủ yếu thuộc kinh tế tư nhân. Riêng

năm 2017 đã có 126.000 doanh nghiệp

thành lập mới, tăng 16.000 doanh nghiệp so

với năm 2016. Tính đến hết ngày

31/8/2018, cả nước có khoảng 600.000

doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động,

chiếm khoảng 97,5% số doanh nghiệp đăng

ký. Trong năm 2018, cả nước có 87.450

doanh nghiệp thành lập mới với số vốn

đăng ký là 878.627 tỷ đồng [8]. Tỷ trọng

của kinh tế tư nhân trong GDP luôn ở mức

trên 43%, trong khi khu vực kinh tế nhà

nước là 28,9% và khu vực có vốn đầu tư

nước ngoài (FDI) là 18%; kinh tế tư nhân

đóng góp 30% thu ngân sách nhà nước.

Không chỉ như vậy, kinh tế tư nhân còn

đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc

giải quyết các vấn đề xã hội như: tạo việc

làm (thu hút khoảng 85% lực lượng lao

động của cả nước), xóa đói, giảm

nghèo [6].

pdf 8 trang kimcuc 23000
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay: Rào cản và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay: Rào cản và giải pháp

Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay: Rào cản và giải pháp
 41 
Phát triển kinh tế tư nhân 
ở Việt Nam hiện nay: rào cản và giải pháp 
Mai Lan Hương1 
1
 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 
Email: huongml@neu.edu.vn 
Nhận ngày 5 tháng 12 năm 2018. Chấp nhận đăng ngày 12 tháng 2 năm 2019. 
Tóm tắt: Trong những năm qua, kinh tế tư nhân có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế, 
góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển và giải quyết các vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xóa đói, 
giảm nghèo... Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách để thúc đẩy sự phát triển 
của thành phần kinh tế này. Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế tư nhân hiện nay lại đang gặp phải 
những rào cản, đòi hỏi phải có những giải pháp thích hợp để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền 
vững, trở thành động lực chủ yếu của nền kinh tế. 
Từ khóa: Kinh tế tư nhân, rào cản, giải pháp, Việt Nam. 
Phân loại ngành: Kinh tế học 
Abstract: Over the past years, the private economic sector has played a very important role in the 
economy, contributing to the promotion of economic development and solving of social issues such 
as employment, hunger eradication and poverty reduction... The Vietnamese Party and State have 
also devised many guidelines and policies to promote the development of the economic sector. 
However, its development is currently facing hindrances, requiring appropriate solutions for the 
development in a fast and sustainable manner, so that it can become the main driving force of the 
economy. 
Keywords: Private economy, hindrances, solutions, Vietnam. 
Subject classification: Economics 
1. Mở đầu 
Trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt 
Nam, kinh tế tư nhân không chỉ dần được 
hồi phục mà còn phát triển nhanh chóng cả 
về số lượng và chất lượng, trở thành bộ 
phận kinh tế lớn nhất và là động lực quan 
trọng của nền kinh tế. Năm 2017, cả nước 
có khoảng trên 700.000 doanh nghiệp hoạt 
động, trong đó 97% là doanh nghiệp nhỏ và 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 3 - 2019 
42 
vừa, chủ yếu thuộc kinh tế tư nhân. Riêng 
năm 2017 đã có 126.000 doanh nghiệp 
thành lập mới, tăng 16.000 doanh nghiệp so 
với năm 2016. Tính đến hết ngày 
31/8/2018, cả nước có khoảng 600.000 
doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động, 
chiếm khoảng 97,5% số doanh nghiệp đăng 
ký. Trong năm 2018, cả nước có 87.450 
doanh nghiệp thành lập mới với số vốn 
đăng ký là 878.627 tỷ đồng [8]. Tỷ trọng 
của kinh tế tư nhân trong GDP luôn ở mức 
trên 43%, trong khi khu vực kinh tế nhà 
nước là 28,9% và khu vực có vốn đầu tư 
nước ngoài (FDI) là 18%; kinh tế tư nhân 
đóng góp 30% thu ngân sách nhà nước. 
Không chỉ như vậy, kinh tế tư nhân còn 
đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc 
giải quyết các vấn đề xã hội như: tạo việc 
làm (thu hút khoảng 85% lực lượng lao 
động của cả nước), xóa đói, giảm 
nghèo[6]. Tuy nhiên kinh tế tư nhân hiện 
đang gặp những khó khăn, cản trở cần được 
tháo gỡ kịp thời để phát triển sâu rộng hơn 
nữa trong thời gian tới. Bài viết này phân 
tích những rào cản và giải pháp phát triển 
kinh tế tư nhân ở Việt Nam. 
2. Những rào cản trong phát triển kinh tế 
tư nhân 
Thứ nhất, hệ thống pháp luật về kinh tế tư 
nhân chưa đầy đủ và hoàn thiện, nhiều quy 
định còn chưa rõ ràng, thiếu nhất quán, 
thống nhất như còn chứa đựng mâu thuẫn 
giữa quy định của pháp luật với những văn 
bản dưới luật khiến cho các cơ quan thực 
thi pháp luật và các doanh nghiệp lúng túng 
trong việc chấp hành luật. Chẳng hạn như 
Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đã được 
sửa đổi, bổ sung nhiều, nhưng vẫn còn khá 
nhiều rào cản dưới luật gắn với các quy 
định về điều kiện kinh doanh như các “giấy 
phép con”. Trong số 5.826 điều kiện đầu tư 
kinh doanh áp dụng đối với 267 ngành nghề 
đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy 
định của Luật Đầu tư, thì có đến 2.833 điều 
kiện hiện đang được quy định tại các văn 
bản được ban hành không đúng thẩm quyền 
[5]. Việc quy định quá nhiều điều kiện 
kinh doanh như vậy đã hạn chế quyền tự 
do đầu tư kinh doanh của người dân và 
doanh nghiệp. 
Có thể nói, mặc dù Việt Nam đã sửa đổi 
Hiến pháp, ban hành nhiều đạo luật nhưng 
hệ thống pháp luật và thể chế của Việt Nam 
vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của phát 
triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế 
quốc tế. 
Thứ hai, sự quản lý của Nhà nước đối 
với nền kinh tế nói chung và đối với khu 
vực kinh tế tư nhân nói riêng chưa thật sự 
phù hợp với kinh tế thị trường và hiệu quả 
chưa cao. Chưa tạo lập môi trường đầu tư 
và kinh doanh công bằng, thuận lợi; còn 
nhiều bất cập, nặng về cơ chế “xin-cho”, 
thủ tục hành chính rườm rà buộc các doanh 
nghiệp phải phí tổn các khoản chi phí 
không chính thức dưới nhiều hình thức như 
lót tay, quà tặng. Theo Ngân hàng Thế giới 
(WB), chỉ số hiệu quả chính quyền của Việt 
Nam mặc dù có sự cải thiện, nhưng vẫn 
nằm dưới điểm trung bình của thế giới. Xét 
về tổng thể, Việt Nam vẫn xếp hạng dưới 
mức trung bình của thế giới về năng lực 
quản trị quốc gia [1]. 
Trong cơ chế, chính sách vẫn còn có sự 
bất bình đẳng giữa khu vực kinh tế tư nhân, 
khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh 
tế có vốn đầu tư của nước ngoài. Trong quá 
trình xử lý các hồ sơ xin vay vốn từ các tổ 
chức tín dụng hiện vẫn còn sự phân biệt đối 
xử giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa và 
các doanh nghiệp lớn, giữa doanh nghiệp tư 
Mai Lan Hương 
 43 
nhân và doanh nghiệp nhà nước. Nói chung, 
doanh nghiệp nhà nước ngoài ưu đãi được 
cấp vốn từ ngân sách nhà nước, còn được 
ưu đãi hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn 
trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, 
đất đai, mặt bằng sản xuất. Những ưu ái 
này, một mặt làm cho việc phân bố các 
nguồn lực bị sai lệch, kém hiệu quả; mặt 
khác, làm cho môi trường kinh doanh 
không thực sự công bằng, lành mạnh. 
Thứ ba, khả năng tiếp cận vốn vay tín 
dụng của các doanh nghiệp còn hạn chế. 
Theo kết quả phân tích của WB thì có 
24,7% doanh nghiệp Việt Nam năm 2015 
coi tiếp cận tín dụng là trở ngại lớn nhất 
khiến cho doanh nghiệp không phát triển 
được. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với 
Indonesia là 6,3%, Thái Lan là 4,9% và 
Malaysia là 0,9%. Kết quả điều tra của Viện 
Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương 
(CIEM) cho rằng thiếu vốn và khó tiếp cận 
tài chính vẫn là trở ngại lớn nhất của doanh 
nghiệp [1]. Theo Báo cáo của nhóm nghiên 
cứu trường Đại học Kinh tế Quốc dân thì 
58% doanh nghiệp được hỏi trong số 695 
doanh nghiệp điều tra đã từng nộp đơn xin 
vay vốn ngân hàng [1]. Nguyên nhân chính 
của các doanh nghiệp đã bị từ chối hoặc chỉ 
được giải ngân một phần là do tài sản thế 
chấp không đủ điều kiện. Đặc biệt, các 
doanh nghiệp nhỏ và vừa khó có khả năng 
tiếp cận nguồn vốn vay chính thức vì phần 
lớn mặt bằng sản xuất, máy móc trang thiết 
bị cơ bản là đi thuê. Trong khi đó, tài sản 
thế chấp được yêu cầu trong hồ sơ xin vay 
vẫn là đất đai, nhà thuộc sở hữu của doanh 
nghiệp. Có thể nói đây là một trong những 
rào cản lớn nhất đối với doanh nghiệp nói 
chung ở Việt Nam và đặc biệt đối với các 
doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp 
nhỏ và vừa. 
Vì không đủ điều kiện tài sản thế chấp 
nên các doanh nghiệp nước ta hiện nay vẫn 
phải tiếp nhận vốn vay với lãi suất cao. 
Lãi suất vay cao khoảng 7-9%/năm trong 
khi Trung Quốc là 4,3%/năm, Malaysia là 
4,6%/năm và Hàn Quốc là 2-3%/năm [6]. 
Ngoài chi trả lãi suất cao, để tiếp cận được 
nguồn vốn tín dụng các doanh nghiệp phải 
bỏ thêm chi phí lót tay và quà tặng. Như 
vậy, lãi suất cao, chi phí lót tay và quà tặng 
đang là những rào cản lớn hạn chế khả năng 
tiếp cận vốn vay từ các tổ chức tín dụng và 
làm gia tăng chi phí sản xuất của các doanh 
nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân. 
Thứ tư, thủ tục hành chính rườm rà buộc 
các doanh nghiệp phải trả các khoản chi phí 
phi chính thức cũng là một gánh nặng lớn 
đối với các doanh nghiệp tư nhân. Trong 
những năm qua, Việt Nam đã tiến hành 
nhiều chính sách cải cách hệ thống thuế 
theo hướng đơn giản và giảm bớt áp lực về 
thuế cho doanh nghiệp. Nhờ đó mức thuế 
thu nhập doanh nghiệp (CIT) và thuế giá trị 
gia tăng (VAT) của Việt Nam hiện tại đang 
tương đồng với các nước thuộc khu vực 
ASEAN và thấp hơn so với mặt bằng chung 
thuế VAT của các nước thuộc Tổ chức Hợp 
tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Vì vậy, 
chi phí chính thức về thuế đối với doanh 
nghiệp đã được cắt giảm nhiều. Tuy nhiên, 
chi phí phi chính thức gây ra bởi thủ tục 
hành chính vẫn còn là rào cản lớn đối với 
doanh nghiệp. Năm 2014, các doanh nghiệp 
phải tiêu tốn tới 872 giờ trong một năm để 
nộp thuế so với 204 giờ của khu vực và 175 
giờ của các nước thuộc OECD. Đến năm 
2016, con số này giảm xuống còn 540 giờ 
và năm 2017 là 498 giờ. Mặc dù đã có 
nhiều cố gắng, nhưng thời gian nộp thuế 
của Việt Nam năm 2016 vẫn cao nhất trong 
các nước trong khu vực, gấp 1,37 lần so 
với Lào và 7,8 lần so với Singapore [1]. 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 3 - 2019 
44 
Đối với lĩnh vực hải quan, những cải 
cách trong Luật Hải quan 2014 đã tạo điều 
kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất, nhập 
khẩu như thực hiện cơ chế một cửa quốc 
gia trong hoạt động hải quan, giảm bớt thủ 
tục hồ sơ không cần thiết hay rút ngắn thời 
gian hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa. 
Tuy vậy, trong lĩnh vực hải quan vẫn còn 
tồn tại nhiều vấn đề như sự chồng chéo 
trong kiểm tra chuyên ngành; quy định 
kiểm tra toàn bộ lô hàng; quy định tiền 
kiểm; thủ tục; hồ sơ kiểm tra chuyên ngành 
còn bất hợp lý. Thời gian thông quan ở biên 
giới với hàng hóa xuất khẩu ở Việt Nam 
cần 55 giờ, cao hơn nhiều so với Singapore 
là 10 giờ và xấp xỉ bằng Thái Lan. Đối với 
hàng hóa nhập khẩu, doanh nghiệp cần 50 
giờ và chi phí phải trả là 139 USD, đắt nhất 
trong khu vực. Những bất cập trong lĩnh 
vực hải quan đã khiến cho nhiều doanh 
nghiệp vẫn phải bỏ ra các khoản chi phí 
không chính thức trong quá trình làm thủ 
tục hải quan. 
Thứ năm, giá các yếu tố đầu vào liên tục 
tăng, như giá thuê đất, giá xăng dầu, vận 
tải, nhân công, giá nguyên vật liệu. Do đó 
chi phí sản xuất tăng, dẫn đến làm giảm lợi 
nhuận của doanh nghiệp. Vì thế, khả năng 
tích lũy để mở rộng sản xuất kinh doanh 
của doanh nghiệp bị hạn chế nhiều. 
Thứ sáu, phần lớn các doanh nghiệp nhỏ 
và vừa mà chủ yếu là các doanh nghiệp tư 
nhân đều có khả năng cạnh tranh yếu và 
trung bình. Rất ít sản phẩm có thương hiệu 
Việt Nam chiếm lĩnh được thị trường nội 
địa và thị trường xuất khẩu. Đa số sản phẩm 
xuất khẩu là hàng gia công, sơ chế và phụ 
thuộc nhiều vào cơ chế ưu đãi, tài nguyên 
thiên nhiên và nhân công giá rẻ. Khả năng 
cạnh tranh của các doanh nghiệp thấp, 
nhưng cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. 
Bởi lẽ Việt Nam hội nhập ngày càng sâu 
rộng với kinh tế khu vực và thế giới. Theo 
cam kết thì đại đa số các dòng thuế xuất 
nhập khẩu sẽ về 0%, nên các doanh nghiệp 
phải kinh doanh trong môi trường cạnh 
tranh gay gắt hơn nhiều cả trên thị trường 
trong nước và thị trường xuất khẩu. 
3. Giải pháp thúc đẩy kinh tế tư nhân 
phát triển 
Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 
2020 cả nước sẽ có ít nhất 1 triệu doanh 
nghiệp, hơn 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 
2025 và có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp vào 
năm 2030. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế 
tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung 
của nền kinh tế. Phấn đấu tăng tỷ trọng 
đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào 
GDP đạt khoảng 50% năm 2020, khoảng 
55% năm 2025 và 60-65% năm 2030. 
Để đạt được mục đích trên, cần giải 
quyết tốt hai vấn đề lớn: tạo lập môi trường 
kinh doanh bình đăng, lành mạnh thuận lợi 
cho phát triển kinh tế tư nhân; hỗ trợ kinh tế 
tư nhân tháo gỡ những khó khăn, cản trở 
hiện nay. 
3.1. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi 
cho phát triển kinh tế tư nhân 
Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế. 
Để tạo môi trường pháp lý bình đẳng, minh 
bạch, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế tư 
nhân trong điều kiện hội nhập kinh tế và 
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Kinh tế tư 
nhân là bộ phận lớn nhất của nền kinh tế 
Việt Nam, nên việc hoàn thiện luật pháp 
kinh tế tư nhân cần được đặt trong tiến trình 
hoàn thiện luật pháp kinh tế nói chung của 
quốc gia. Việc hoàn thiện hệ thống pháp 
luật kinh tế theo hướng xóa bỏ phân biệt đối 
xử giữa các thành phần kinh tế, dỡ bỏ tất cả 
Mai Lan Hương 
 45 
các rào cản để các loại hình doanh nghiệp 
hoạt động kinh doanh bình đẳng trong 
khuôn khổ luật pháp cho phép; đảm bảo 
tính đồng bộ, nhất quán và thống nhất nghĩa 
là không chứa đựng mâu thuẫn giữa luật với 
luật, giữa luật với văn bản dưới luật, giữa 
luật quốc gia với luật quốc tế và những cam 
kết quốc tế mà Việt Nam đã cam kết. 
Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh 
tế được thực hiện bằng việc xây dựng và 
ban hành một số luật mới thật sự cần thiết 
và rà soát, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một 
cách cẩn trọng các luật quan trọng liên quan 
tới môi trường pháp lý cho hoạt động của 
các doanh nghiệp, như: Luật Thương mại, 
Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Doanh nghiệp 
(sửa đổi), Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Đầu 
tư công, Luật Hải quan, Luật Cạnh tranh, 
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 
Đồng thời, cần rà soát kỹ lưỡng các văn bản 
dưới luật, các văn bản pháp quy. 
Những văn bản ban hành không đúng 
thẩm quyền, những văn bản mà quy định 
của nó không phù hợp với luật đã ban hành, 
những giấy phép con thì kiên quyết loại bỏ. 
Thực hiện tốt những điều này sẽ hình thành 
hệ thống pháp luật kinh tế phù hợp hơn 
với thực tế kinh tế đã và đang biến đổi ở 
nước ta. 
Hệ thống luật pháp càng được hoàn thiện 
thì môi trường pháp lý càng trở nên bình 
đẳng, thuận lợi cho hoạt động của các đơn 
vị kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế, 
nhất là các đơn vị kinh tế tư nhân hiện nay. 
Hai là, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả 
quản lý nhà nước về kinh tế. Trong nền 
kinh tế thị trường, nhà nước quản lý các 
hoạt động của nền kinh tế bằng luật pháp và 
các biện pháp kinh tế là chủ yếu. Vì thế, 
để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý 
kinh tế, Nhà nước cần phải hoàn thiện 
hệ thống luật pháp như đã được phân tích 
ở trên. 
Điều hết sức quan trọng hiện nay là vấn 
đề thực thi luật pháp phải thực sự nghiêm 
chỉnh. Cơ quan quản lý nhà nước (cơ quan 
hành pháp) thực thi đầy đủ, đúng quy định 
của luật đã ban hành sẽ tạo môi trường kinh 
doanh công bằng, thuận lợi cho doanh 
nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh; 
ngược lại sẽ gây khó khăn, cản trở các hoạt 
động sản xuất kinh doanh của doanh 
nghiệp. Chẳng hạn, sự phân biệt đối xử 
trong thực tế quản lý giữa các loại hình 
doanh nghiệp đối với việc tiếp cận các 
nguồn lực đang gây khó khăn, cản trở lớn 
cho sự phát triển của kinh tế tư nhân hiện 
nay. Vì vậy, cần loại bỏ sự phân biệt này để 
tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, 
cạnh tranh công bằng cho mọi loại hình 
doanh nghiệp. 
Quản lý kinh tế của nhà nước cần phải 
phù hợp với kinh tế thị trường. Trong điều 
kiện kinh tế thị trường, nhà nước hoàn toàn 
không nên can thiệp sâu vào hoạt động sản 
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt 
là các doanh nhiệp tư nhân. Nhà nước cần 
tập trung thực hiện tốt chức năng cơ bản 
của nhà nước trong kinh tế thị trường, đó là 
tạo lập khung khổ luật pháp cho hoạt động 
kinh tế; xây dựng kết cấu hạ tầng, điều hành 
(quản trị) kinh tế vĩ mô, tạo lập môi trường 
kinh doanh bình đẳng, công bằng, tạo lập 
hệ thống thị trường đồng bộ và làm cho nó 
vận hành lành mạnh, hiệu quả. 
Trong kinh tế thị trường, thị trường có 
vai trò quyết định trong việc phân bổ tối ưu 
các nguồn lực kinh tế. Vì thế, cần chấm dứt 
hoàn toàn cơ chế “xin-cho” trong phân bổ 
các nguồn lực; loại bỏ triệt để sự phân biệt 
đối xử đối với các loại hình doanh nghiệp; 
khuyến khích kinh tế tư nhân đầu tư vào 
những lĩnh vực, ngành nghề mà luật pháp 
không cấm. Nhà nước cần nỗ lực thực hiện 
vai trò Chính phủ liêm chính, kiến tạo và 
phục vụ phát triển. 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 3 - 2019 
46 
Trong điều hành kinh tế vĩ mô hiện nay, 
Nhà nước cần đảm bảo sự ổn định kinh tế 
vĩ mô, kiểm soát lạm phát; đẩy mạnh quá 
trình cơ cấu lại nền kinh tế thị trường gắn 
với đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế; 
chủ động, linh hoạt điều hành chính sách 
tiền tệ theo cơ chế thị trường, giữ lạm phát 
ở mức hợp lý. Giải quyết có hiệu quả những 
vấn đề này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy nền 
kinh tế phát triển trong điều kiện hiện nay, 
trong đó có kinh tế tư nhân. 
Đối với các hoạt động kinh tế vi mô, 
hoạt động của các doanh nghiệp, Nhà nước 
cần cắt giảm tối đa các tác động bằng biện 
pháp hành chính đến hoạt động của các 
doanh nghiệp, nhất là hoạt động của các 
doanh nghiệp tư nhân. Sự quản lý của Nhà 
nước đối với hoạt động của các doanh 
nghiệp chủ yếu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp 
tuân thủ luật pháp, phòng tránh rủi ro, nắm 
bắt được tình hình hoạt động của doanh 
nghiệp để có biện pháp hỗ trợ tháo gỡ kịp 
thời những khó khăn để hoạt động có hiệu 
quả, chứ không phải nhằm thanh tra, xử 
phạt hay “xiết chặt” các quy định, không 
phải hạn chế quyền tự do kinh doanh của 
doanh nghiệp. 
Cải cách thủ tục hành chính quyết liệt 
hơn nữa nhằm đơn giản hóa tối đa các thủ 
tục hành chính để tạo sự thuận tiện nhất có 
thể được cho người dân và doanh nghiệp. 
Muốn vậy, cần thực hiện các biện pháp: (1) 
đơn giản hóa từng loại thủ tục hành chính, 
cắt giảm tối đa các thủ tục không thực sự 
cần thiết, chỉ giữ lại các thủ tục, hồ sơ thực 
sự cần thiết đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu 
quả quản lý nhà nước; công khai các thủ tục 
hành chính; (2) xóa bỏ cơ chế “xin-cho”, 
thủ tục “tiền kiểm”, chuyển từ cơ chế xin 
cấp phép sang cơ chế đăng ký; áp dụng cơ 
chế “hậu kiểm”, việc kiểm tra cũng phải rõ 
ràng để tránh sách nhiễu và lợi dụng; (3) áp 
dụng mạnh số hóa để hiện đại hóa thủ tục 
hành chính, tăng cường tính minh bạch của 
các thủ tục hành chính, hạn chế tiêu cực, 
nhũng nhiễu trong lĩnh vực này. 
Nhìn nhận một cách khái quát thì sự 
hoàn thiện hệ thống luật pháp và quản lý 
kinh tế của nhà nước phù hợp với kinh tế 
thị trường, nói rộng ra là hoàn thiện thể chế 
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ 
nghĩa là điều kiện tiên quyết để tạo lập môi 
trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát 
triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung và 
cho phát triển kinh tế tư nhân nói riêng ở 
nước ta. 
3.2. Hỗ trợ các nguồn lực để kinh tế tư 
nhân phát triển 
Về chính sách tín dụng, hiện nay các chủ 
thể kinh tế tư nhân đều thiếu vốn để phát 
triển sản xuất kinh doanh, đây là một trong 
những khó khăn lớn nhất khiến cho kinh tế 
tư nhân chưa phát triển mạnh. Vì vậy, cần 
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân 
tiếp cận vốn vay với lãi suất và điều kiện 
vay thích hợp. Muốn vậy cần đơn giản hóa 
các thủ tục vay vốn từ ngân hàng thương 
mại; xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các 
loại hình doanh nghiệp trong việc tiếp cận 
vốn vay ngân hàng; cân đối các nguồn vốn 
vay với lãi suất và kỳ hạn hợp lý hơn cho 
các doanh nghiệp; có chính sách khuyến 
khích các ngân hàng cung cấp các khoản 
vay dài hạn cho các doanh nghiệp. Khuyến 
khích các ngân hàng thương mại cung cấp 
tín dụng với lãi suất ưu đãi hơn đối với các 
dự án khởi nghiệp khả thi và có khả năng 
sinh lời tốt. Đồng thời, khuyến khích các 
ngân hàng thương mại áp dụng hình thức 
đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp để tăng 
cường khả năng cho vay tín chấp. 
Nâng cao năng lực tài chính cho các Quỹ 
bảo lãnh tín dụng đã được thành lập. Việc 
thẩm định hồ sơ xin bảo lãnh, Quỹ nên dựa 
Mai Lan Hương 
 47 
chủ yếu vào kết quả thẩm định hiệu quả của 
phương án sản xuất, kinh doanh làm 
căn cứ quan trọng nhất cho việc quyết định 
bảo lãnh. 
Tăng cường hoạt động của Quỹ phát 
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, thông qua 
đó tạo nguồn vốn dài hạn với lãi suất hợp lý 
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong 
thẩm định hồ sơ vay vốn, Quỹ phải có thủ 
tục thông thoáng hơn, điều kiện đỡ ngặt 
nghèo hơn so với vay vốn từ ngân hàng 
thương mại; tăng cường các hình thức tư 
vấn, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa xây 
dựng hồ sơ vay vốn, phương án sản xuất 
kinh doanh, đặc biệt đối với các doanh 
nghiệp nhỏ và siêu nhỏ còn nhiều hạn chế 
về khả năng quản trị kinh doanh. Thúc đẩy 
mạnh hoạt động của các quỹ đầu tư tư nhân, 
đầu tư tư nhân mạo hiểm. 
Phát triển thị trường vốn để tạo điều kiện 
cho các doanh nghiệp huy động nguồn vốn 
xã hội thông qua phát hành trái phiếu, cổ 
phiếu đáp ứng yêu cầu đầu tư, giảm dần sự 
phụ thuộc quá nhiều của doanh nghiệp vào 
vốn vay ngân hàng như hiện nay. 
Về chính sách thuế, tiếp tục hoàn thiện 
hệ thống thuế phù hợp với kinh tế thị 
trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Việc 
sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các sắc thuế 
theo hướng giảm dần thuế suất, giảm số 
lượng thuế suất, mở rộng phạm vi và đối 
tượng chịu thuế; đảm bảo công bằng về 
thuế giữa các thành phần kinh tế, giữa các 
doanh nghiệp trong và ngoài nước; cân 
nhắc giảm bớt các hình thức ưu đãi đối với 
doanh nghiệp FDI cũng như các doanh 
nghiệp lớn để tạo môi trường kinh doanh 
công bằng cho các loại hình doanh nghiệp. 
Trong điều kiện nước ta ngày càng hội 
nhập sâu rộng với kinh tế khu vực và thế 
giới, cần tiếp tục cắt giảm thuế quan, tiến 
tới thực hiện thuế suất bằng không đối với 
tuyệt đại đa số hàng hóa xuất nhập khẩu 
theo cam kết, giảm thiểu tiến tới xóa bỏ các 
biện pháp phi thuế quan. 
Vấn đề quan trọng hiện nay là đẩy mạnh 
hơn nữa cải cách thủ tục hành chính về 
thuế, đơn giản hóa và công khai các thủ tục 
tính, kê khai, nộp và quyết toán thuế; tăng 
cường áp dụng thuế điện tử; giảm bớt các 
hoạt động thanh tra không cần thiết; phấn 
đấu giảm thời gian nộp thuế của doanh 
nghiệp. Tăng cường công tác chống buôn 
lậu, trốn thuế, lậu thuế. Đối với cơ quan hải 
quan, cần tạo thuận lợi trong nộp lệ phí hải 
quan và nộp thuế. Mở rộng các hình thức kê 
khai, thực hiện thủ tục hải quan điện tử 
để giúp doanh nghiệp chủ động và giảm 
thời gian thực hiện các hoạt động hành 
chính này. 
Về chính sách đất đai, đất đai có ảnh 
hưởng đến các doanh nghiệp thuộc mọi 
thành phần kinh tế trong tất cả các lĩnh vực, 
ngành nghề. Hiện nay, các doanh nghiệp 
nhỏ và vừa vẫn gặp nhiều khó khăn trong 
việc tìm kiếm mặt bằng để sản xuất, hoặc 
thuê đất để kinh doanh. Nhà nước cần có 
chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ 
khó khăn này. 
Đối với các doanh nghiệp công nghiệp 
và dịch vụ, đất đai là bước đầu tiên để lập 
nghiệp hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh. 
Do đó, việc chuyển đổi, chuyển nhượng, 
cho thuê quyền sử dụng đất phải đơn giản, 
rõ ràng, công khai, tránh thủ tục phiền hà, 
gây khó khăn, nhũng nhiễu doanh nghiệp. 
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, cần có 
chính sách tích tụ ruộng đất phù hợp nhằm 
tập trung hóa sản xuất, nhờ đó tạo ra lượng 
nông sản hàng hóa lớn, áp dụng công nghệ 
tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp. Đồng 
thời, mở rộng hạn điền phù hợp với từng 
vùng, địa phương, từng loại cây trồng. Nhà 
nước nên cho doanh nghiệp thuê đất sử 
dụng lâu dài để doanh nghiệp xây dựng 
chiến lược kinh doanh, phát triển bền vững. 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 3 - 2019 
48 
Việc xác định giá cho thuê đất, giá đền 
bù đất phải dựa trên quan hệ thị trường và 
khả năng sinh lời của đất đai. Hiện nay, cần 
cập nhật và ban hành khung giá đất tối thiểu 
theo sát giá thị trường. 
Ngoài những hỗ trợ nói trên, Nhà nước 
cần hỗ trợ kinh tế tư nhân đào tạo nguồn 
nhân lực; đổi mới công nghệ; xúc tiến 
thương mại; tìm kiếm và mở rộng thị 
trường; kiểm soát chặt chẽ việc tăng chi phí 
đầu vào đối với doanh nghiệp, đặc biệt là 
chi phí điện, nước, than, xăng dầu, chi phí 
xuất nhập khẩu Nhà nước cần có kế 
hoạch giãn tiến độ điều chỉnh giá các mặt 
hàng dịch vụ nói trên một cách hợp lý để 
tránh chi phí đầu vào một cách dồn dập. 
4. Kết luận 
Những phân tích trên đây cho thấy, sự 
phát triển của kinh tế tư nhân hiện nay ở 
Việt Nam vẫn còn nhiều rào cản. Trong 
thời gian tới, để kinh tế tư nhân trở thành 
động lực thực sự của nền kinh tế, thì cần 
phải tiếp tục xóa bỏ các rào cản để kinh tế 
tư nhân phát triển cả về số lượng và chất 
lượng. Nhà nước cần phải thực hiện đồng 
thời các giải pháp nói trên để thúc đẩy sự 
phát triển của kinh tế tư nhân. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Trần Thọ Đạt, Tô Trung Thành (đồng Chủ 
biên) (2018), Đánh giá kinh tế Việt Nam 
thường niên 2017 - Tháo gỡ rào cản đối với sự 
phát triển của doanh nghiệp, Nxb Đại học 
Kinh tế Quốc dân. 
[2] Mai Lan Hương (2016), “Hỗ trợ doanh nghiệp 
nhỏ và vừa trong bối cảnh Việt Nam hội nhập 
sâu rộng với kinh tế khu vực và thế giới”, Tạp 
chí Kinh tế và Phát triển, số 227, tháng 6. 
[3] Lương Xuân Quỳ (Chủ biên) (2006), Quản lý 
nhà nước trong nền kinh tế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Lý 
luận chính trị, Hà Nội. 
[4] Hồ Văn Vĩnh (Chủ biên) (2003), Kinh tế tư 
nhân và quản lý nhà nước đối với kinh tế tư 
nhân ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc 
gia, Hà Nội. 
[5] Lê Danh Vĩnh (Chủ biên) (2009), Hoàn thiện 
thể chế về môi trường kinh doanh của Việt 
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[6] https://baomoi.com/phat-trien-kinh-te-tu-nhan-
o-viet-nam-nhung-rao-can-va-giai-phap-khac-
phuc/c/25031004.epi 
[7] 
doi/trao-doi-binh-luan/kinh-te-tu-nhan-dong-
luc-quan-trong-trong-phat-trien-kinh-te-viet-
nam-132737.html 
[8] 
day-doanh-nghiep-tu-nhan-lon-manh-
a1164.html 
[9] 
mai-chua-chiu-lon-20181008091038097.htm 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_kinh_te_tu_nhan_o_viet_nam_hien_nay_rao_can_va_gi.pdf