Phát triển hệ thống Giáo dục phổ thông ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay

Hơn nửa thế kỷ qua, hệ thống giáo dục của

Việt Nam nói chung và hệ thống giáo dục

phổ thông nói riêng đã có những thay đổi

to lớn nhờ những tác động của các yếu tố

kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Sự tác

động này đã tạo ra những tiến bộ trong

việc thực hiện các mục tiêu phát triển giáo

dục ở nước ta trong những năm gần đây.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn thiếu nhân lực

trình độ cao ở nhiều lĩnh vực. Cơ cấu đội

ngũ lao động qua đào tạo chưa hợp lý.

Trong khi đó, nhu cầu nhân lực qua đào

tạo ngày càng tăng cả về số lượng và chất

lượng, tạo ra sức ép rất lớn đối với nền

giáo dục Việt Nam.

pdf 10 trang kimcuc 7500
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển hệ thống Giáo dục phổ thông ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển hệ thống Giáo dục phổ thông ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay

Phát triển hệ thống Giáo dục phổ thông ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI SOÁ 11(171)-2012 25
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 
Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY 
NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG 
TÓM TẮT Hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay bao 
gồm giáo dục phổ thông, giáo dục cao 
đẳng và đại học. Trước năm 1975, giáo 
dục phổ thông ở miền Bắc là hệ 10 năm 
gồm bốn năm tiểu học, ba năm trung học 
cơ sở và ba năm trung học phổ thông. Đến 
năm 1982 hệ thống giáo dục của Việt Nam 
chuyển từ hệ 10 năm thành hệ 12 năm 
(thế hệ sinh năm 1976 bắt đầu bước vào 
chương trình giáo dục 12 năm, khởi đầu là 
lớp 1). Với việc chuyển sang kinh tế thị 
trường, hệ thống giáo dục ở nước ta cũng 
có nhiều thay đổi trong đầu tư và đặc biệt 
xu hướng thị trường hóa giáo dục phát 
triển mang đến cả những tích cực và tiêu 
cực trong phát triển giáo dục. 
Hơn nửa thế kỷ qua, hệ thống giáo dục của 
Việt Nam nói chung và hệ thống giáo dục 
phổ thông nói riêng đã có những thay đổi 
to lớn nhờ những tác động của các yếu tố 
kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Sự tác 
động này đã tạo ra những tiến bộ trong 
việc thực hiện các mục tiêu phát triển giáo 
dục ở nước ta trong những năm gần đây. 
Bên cạnh đó, Việt Nam còn thiếu nhân lực 
trình độ cao ở nhiều lĩnh vực. Cơ cấu đội 
ngũ lao động qua đào tạo chưa hợp lý. 
Trong khi đó, nhu cầu nhân lực qua đào 
tạo ngày càng tăng cả về số lượng và chất 
lượng, tạo ra sức ép rất lớn đối với nền 
giáo dục Việt Nam. 
Hiện nay, hệ thống giáo dục cho trẻ em 
trong độ tuổi từ 0-17 tuổi của Việt Nam bao 
gồm: mầm non và mẫu giáo, 9 năm giáo 
dục cơ bản (Tiểu học và trung học cơ sở), 
3 năm phổ thông trung học. 
DẪN NHẬP 
Nhìn lại lịch sử phát triển giáo dục ở nước 
ta, không thể phủ nhận được thành tựu to 
lớn mà ngành giáo dục đã đạt được trong 
hơn 65 năm qua. Nếu như năm 1945 nước 
ta còn 95% người dân mù chữ, thì đến 
năm 2010 cả nước đã có 97,3% người dân 
biết chữ (Nguyễn Đắc Hưng, 2010). Bài 
viết sử dụng số liệu thống kê để phân tích 
quá trình phát triển của hệ thống giáo dục 
phổ thông Việt Nam từ năm 1975 đến 
những năm đầu thế kỷ XXI. 
Trong quá trình tham gia học cấp này, trẻ 
em được đào tạo phát triển toàn diện về 
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các 
kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá 
nhân, tính năng động, sáng tạo, và hình 
thành nhân cách để chuẩn bị hành trang 
bước vào đời. Mỗi một bậc học, các em 
được trang bị những kiến thức cơ bản và 
toàn diện. Giáo dục tiểu học nhằm giúp 
học sinh hình thành những cơ sở ban đầu 
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài toàn 
diện. Ở hai bậc sau, học sinh củng cố và 
Nguyễn Thị Thanh Hương. Tiến sĩ. Viện Phát 
triển Bền vững vùng Bắc Bộ Viện Khoa học Xã 
hội Việt Nam. 
NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG – PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIÁO DỤC 
26 
Bảng 1. Tỷ lệ học sinh so với tổng số học sinh 
theo các năm học, % 
Năm Tỷ lệ Tiểu học 
Trung học 
cơ sở 
Trung học 
phổ thông 
1975-1976* 100 100 100 100 
1976-1977 104,9 104,3 107,9 100,6 
1977-1978 108,1 106,1 114,5 106,7 
1978-1979 115,6 111,9 126,1 119,3 
1979-1980 114,3 108,4 130,2 126,1 
* Tính chỉ số % (năm học 1975-1976 = 100). 
Nguồn: Lê Năng An. 1984. The Dropout 
Problem in Primary Education, Unesco 
Regional Office for Education in Asia and the 
Pacific, tr. 185. 
Sau khi đất nước thống nhất, có thể tạm 
chia sự phát triển của giáo dục Việt Nam 
có hai giai đoạn sau. 
1. GIAI ĐOẠN 1975-1989 
Thời kỳ này mở đầu bằng sự kiện thống 
nhất đất nước. Đặc điểm thời kỳ này là cả 
nước còn chưa thoát khỏi thời kỳ sau 
chiến tranh. Các lĩnh vực của đời sống còn 
khó khăn, mức sống thấp và sự thiếu ổn 
định của đời sống ảnh hưởng không nhỏ 
đến nền giáo dục chung, trong đó có giáo 
dục phổ thông. Tuy nhiên, những nỗ lực 
của chính phủ và cộng đồng cũng đã đạt 
được kết quả đáng ghi nhận trong lĩnh vực 
này (Xem Bảng 1). 
Theo kết quả Tổng điều tra dân số 1979, tỷ 
lệ học sinh đến trường ở tất cả các cấp 
tiểu học, trung học cơ sở và trung học 
phổ thông đều tăng lên trong từng năm 
học nếu lấy năm học 1975-1976 làm 
năm so sánh. Tốc độ tăng tỷ lệ trẻ em 
đi học trung bình hàng năm ở tất cả các 
cấp học trong giai đoạn này là gần 11%. 
Trong đó, đối với cấp tiểu học tỷ lệ tăng 
trung bình hàng năm là 7,7%. Tỷ lệ tăng 
học sinh tiểu học trong giai đoạn này 
cao nhất là năm học 1978-1979 (gần 
12%) (Lê Năng An, 1984). 
Đối với cấp trung học cơ sở, tỷ lệ trẻ 
em đi học tăng trung bình hàng năm là 
19,7%. Trong đó tỷ lệ tăng ở cấp này 
trong năm học 1979-1980 là cao nhất 
với tỷ lệ hơn 30% (Lê Năng An, 1984). 
Tỷ lệ tăng trung bình đối với cấp trung học 
phổ thông là 13%, tăng cao nhất là năm 
học 1979-1980, hơn 26% (Lê Năng An, 
1984). 
Phân tích tỷ lệ trẻ em gái đi học trong các 
cấp học cho thấy bức tranh về bình đẳng 
giới trong phát triển giáo dục ở giai đoạn 
này. Về số tuyệt đối, số học sinh nữ đến 
trường đều tăng lên. Tuy nhiên, khi so 
sánh theo từng năm học, tỷ lệ học sinh nữ 
so với học sinh nam vẫn thấp hơn ở tất cả 
các năm và tất cả các cấp học (Xem Bảng 
2). 
Với chủ trương phổ cập hóa giáo dục tiểu 
học trong giai đoạn hiện nay và những 
năm trước đó nên tỷ lệ nhập học đối với 
cấp này không tăng nhiều như đối với cấp 
trung học cơ sở và trung học phổ thông. 
Kết quả này cũng cho thấy rằng tỷ lệ trẻ 
em bỏ học trước khi hoàn thành trung học 
cơ sở và trung học phổ thông đều giảm 
(Lê Năng An, 1984). Mặc dù tình hình bỏ 
NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG – PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIÁO DỤC 
27
Khảo sát của Ban Nghiên cứu phổ cập hóa 
giáo dục (1984) cho thấy việc cho trẻ đi 
học muộn so với tuổi quy định là một vấn 
đề ảnh hưởng đến việc thích nghi, khả 
năng học hành của trẻ em và do đó ảnh 
hưởng đến phổ cập hóa giáo dục. Bên 
cạnh đó là những nguyên nhân khác như 
vấn đề sức khỏe của trẻ em, trường xa, 
gia đình đông con và nhận thức của cha 
mẹ. Tỷ lệ lưu ban cũng là một cản trở chủ 
yếu trong phổ cập hóa giáo dục, tạo ra cơ 
hội đi học theo đúng tuổi, trước năm 1980 
tỷ lệ lưu ban trung bình ở tất cả các cấp 
học là 5%. Ở các tỉnh phía Nam, tỷ lệ lưu 
ban ở cấp tiểu học là 8% (Lê Năng An, 
1984). 
Về phương diện nhân khẩu học, tỷ suất 
giới tính trong giai đoạn này thường cân 
bằng. Kết quả này cho thấy ngay từ cấp 
tiểu học, nhiều trẻ em gái không đi học. Tỷ 
lệ thấp hơn của trẻ em gái so với trẻ em 
trai ở cấp trung học cơ sở và trung học 
phổ thông cũng gợi ý rằng trẻ em gái ở các 
cấp này bỏ học nhiều hơn so với trẻ em 
trai. Trong khi tỷ lệ tăng số học sinh đến 
trường trong giai đoạn này trung bình ở tất 
cả các cấp là gần 12%, tuy nhiên, so sánh 
tỷ lệ trẻ em gái đang đi học ở tất cả các 
cấp và năm học trong giai đoạn này tăng 
không đáng kể mà dao động theo chiều 
hướng đi xuống, đặc biệt đối với cấp trung 
học phổ thông. 
Như vậy, hệ thống giáo dục của Việt Nam 
từ năm 1975 đến 1989 cho chúng ta thấy 
hệ thống giáo dục Việt Nam đã có bước 
phát triển và từng bước hoàn thiện về cơ 
cấu và tổ chức. Tuy vẫn còn có một bộ 
phận học sinh bỏ học và lưu ban nhưng so 
với tổng số học sinh hàng năm đi học ở 
các cấp thì hiện tượng này cũng không 
Khi so sánh tỷ lệ học sinh bỏ học của các 
tỉnh miền Nam và miền Bắc, cho thấy tỷ lệ 
bỏ học của học sinh miền Nam cao hơn 
miền Bắc do những thay đổi trong đời 
sống và những biến động trong gia đình. 
Tình hình đi học ở miền Nam những 
năm đầu sau khi thống nhất cũng nhiều 
biến động do đời sống của nhiều gia 
đình không ổn định. Một số gia đình 
không có khả năng tài chính cho con 
học; một số trẻ em bị tai nạn thương 
tích do chiến tranh cũng bi quan với 
hoàn cảnh nên không muốn đi học. Đặc 
biệt một số gia đình di cư ra nước 
ngoài là những lý do khiến cho tỷ lệ 
không đi học, bỏ học và lưu ban những 
năm đầu sau khi thống nhất chiếm tỷ lệ 
cao. 
Bảng 2. Tỷ lệ học sinh nữ so với tổng số theo 
các năm học, %
Tiểu 
học 
Trung học 
cơ sở 
Trung học 
phổ thông Năm Tỷ lệ
1975-1976* 100 100 100 100 
1976-1977 103,0 102,4 105,0 101,1 
1977-1978 105,2 103,2 110,7 108,5 
1978-1979 107,7 105,4 113,7 115,2 
1979-1980 113,1 105,9 130,4 139,9 
* Tính chỉ số % (năm học 1975-1976 = 100). 
Nguồn: Lê Năng An. 1984. The Dropout 
Problem in Primary Education, Unesco 
Regional Office for Education in Asia and the 
Pacific, tr. 185. 
NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG – PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIÁO DỤC 
28 
2. GIAI ĐOẠN 1990 ĐẾN NAY 
Thời kỳ đổi mới được đánh dấu bằng Nghị 
quyết Đại hội Đảng toàn quốc năm 1986, 
những chính sách và phương hướng của 
thời kỳ này được thể hiện rõ nhất sau năm 
1990. Thời kỳ này, cùng với hệ thống 
chính sách phát triển chung, Nhà nước 
cũng đã đưa ra những định hướng phát 
triển giáo dục với nội dung đổi mới giáo 
dục căn bản và toàn diện, đồng thời xác 
định đào tạo nguồn nhân lực, nhất là 
nguồn nhân lực chất lượng cao kết hợp 
với phát triển khoa học-công nghệ là một 
trong ba khâu đột phá của chiến lược phát 
triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020. 
Đã thực hiện nhiệm vụ nói trên cần xuất 
phát từ việc xem giáo dục với tư cách là 
nền tảng tư tưởng chỉ đạo và tầm nhìn để 
định hướng quá trình đổi mới giáo dục 
nước nhà trong thời kỳ đẩy mạnh công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa (Nguyen Quang 
Kinh-Nguyen Quoc Chi, 2008). 
Giáo dục Việt Nam thời kỳ này mang 
những đặc điểm chung của định hướng 
phát triển đất nước như dân chủ, công 
bằng, hướng tới mục tiêu con người và 
“giáo dục đáp ứng nhu cầu xã hội”. Sự 
phát triển giáo dục giai đoạn này thể hiện 
qua quá trình tăng trưởng về số lượng 
trường lớp và trẻ em đi học phổ thông. 
2.1. Mạng lưới giáo dục được mở rộng 
Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo 
dục được phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu 
cầu học tập của xã hội. Một xã hội học tập 
bước đầu hình thành ở Việt Nam (Xem 
Bảng 3). 
Bảng 3 cho thấy, hệ thống trường học của 
Việt Nam không chỉ đơn thuần 3 cấp học 
mà còn có các trường học ghép 2 cấp (cấp 
1 và cấp 2; cấp 2 và cấp 3). Sự đa dạng 
các loại hình trường học đã làm cho mạng 
lưới trường lớp được phát triển rộng khắp 
trong toàn quốc nên có thể nói, về cơ bản 
Việt Nam đã xóa được “xã trắng” về giáo 
dục mầm non; trường tiểu học đã có ở tất 
cả các xã, trường trung học cơ sở có ở xã 
hoặc cụm liên xã, trường trung học phổ 
thông có ở tất cả các huyện. Các tỉnh và 
nhiều huyện miền núi đã có trường nội trú 
và bán trú cho con em các dân tộc thiểu số. 
Tình trạng phòng học 3 ca cho đến năm 
học 2010-2011 là không còn nữa. Số 
lượng các trường ghép (Trung học và phổ 
thông cơ sở) có chiều hướng giảm. 
Tính đến cuối năm 2011, cả nước có 
57/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập 
giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và 63/63 
tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục 
trung học cơ sở. So với năm học trước, số 
trường đạt chuẩn quốc gia năm 2010-2011 
cấp mầm non tăng 20,6%; cấp tiểu học 
tăng 11,5%; cấp trung học cơ sở tăng 
22,3%; cấp trung học phổ thông tăng 
24,3%. Số giáo viên phổ thông năm học 
2010-2011 là 830,9 nghìn giáo viên, tăng 
hơn 12 nghìn giáo viên so với năm học 
trước. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn cấp tiểu 
học trong năm học này là 97,6%; cấp trung 
học cơ sở là 97,4% và cấp trung học phổ 
thông là 99,0% (Tổng cục Thống kê, 2011). 
2.2. Tỷ lệ dân số biết đọc biết viết tăng 
Năm 2009, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên 
biết đọc biết viết tăng 6,2% so với năm 
1989 (từ 87,3% lên 93,5%) (Tổng cục 
Thống kê, 2010). Đặc biệt trong nhóm dân 
NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG – PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIÁO DỤC 
29
Bảng 3. Số lượng cơ sở giáo dục phổ thông ở Việt Nam
Số liệu cho thấy có sự khác biệt lớn về tỷ 
lệ biết đọc biết viết giữa các vùng kinh tế-
xã hội. Vùng Đồng bằng sông Hồng có tỷ 
lệ biết đọc biết viết cao nhất (97,1%) và 
trung du và miền núi phía Bắc là vùng có 
Năm học (niên khóa) 
Trường 
2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 
Tổng số 27.900 28.114 28.413 28.593 28.803 
Tiểu học 14.939 15.051 15.172 15.242 15.337 
Công lập 14.844 14.957 15.080 15.148 15.243 
Ngoài công lập 95 94 92 94 94 
Tỷ lệ lớp/phòng học 1,08 1,08 1,08 1,12 1,12 
Phòng học 3 ca 13 12 9 
Phổ thông cơ sở* 717 674 620 601 554 
Công lập 712 669 613 591 538 
Ngoài công lập 5 5 7 10 16 
Trung học cơ sở** 9.768 9.902 10.060 10.143 10.243 
Công lập 9.740 9.868 10.041 10.127 10.223 
Ngoài công lập 28 34 19 16 20 
Tỷ lệ lớp/Phòng học 1,10 1,05 1,17 1,19 1,14 
Phòng học 3 ca 39 29 14 0 
Trung học*** 309 295 319 319 319 
Công lập 234 226 218 208 245 
Ngoài công lập 75 69 101 111 74 
Trung học phổ thông**** 2.167 2.192 2.242 2.288 2.350 
Công lập 1.591 1.735 1.852 1.954 2.034 
Ngoài công lập 576 457 390 334 316 
Tỷ lệ lớp/phòng học 1,17 1,12 1,20 1,16 1,11 
Phòng học 3 ca 6 6 4 0 
* Trung học cơ sở: là cơ sở giáo dục phổ thông từ lớp 6 đến lớp 9. 
** Phổ thông cơ sở: là trường ghép giữa trường tiểu học và trung học cơ sở. 
*** Trung học: là trường ghép giữa trường trung học cơ sở và trung học phổ thông. 
**** Trung học phổ thông: là cơ sở giáo dục phổ thông từ lớp 10 đến lớp 12. 
 Nguồn: Số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 
NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG – PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIÁO DỤC 
30 
thu hẹp chênh lệch giữa các vùng mà còn 
cải thiện hơn nữa tỷ lệ biết đọc, biết viết 
chung của cả nước. Bảng 4 cho thấy, vùng 
trung du và miền núi phía Bắc, nơi có tỷ lệ 
biết đọc, biết viết thấp nhất, cũng là nơi có 
khoảng cách lớn nhất về tỷ lệ biết đọc, biết 
viết giữa nam và nữ, giữa nông thôn và 
thành thị (Tổng cục Thống kê, 2010). 
2.3. Số lượng học sinh phổ thông tăng 
Thành tựu phát triển giáo dục còn thể hiện 
ở tỷ lệ học sinh đi học các bậc tiểu học, 
trung học cơ sở và trung học phổ thông 
tăng đều theo các năm. 
Tỷ lệ nhập học của học sinh tiểu học mỗi 
năm đều ở mức cao. Về phổ cập giáo dục 
tiểu học, đạt mục tiêu thứ 2 trong các mục 
tiêu phát triển Thiên niên kỷ (Bộ Kế hoạch 
và Đầu tư, 2010) gồm: 1) Tỷ lệ nhập học 
đúng tuổi cấp tiểu học đạt 95,5%; 2) Tỷ lệ 
tốt nghiệp tiểu học năm học 2008-2009 đạt 
88,2%; và 3) Tỷ lệ dân số 15 trở lên biết 
đọc, biết viết đạt 93,5% (Tổng cục Thống 
kê, 2010). 
Các nghiên cứu về giáo dục phổ thông 
mới nhất cho thấy, tỷ lệ nhập học của học 
sinh tiểu học khá đồng đều ở các vùng. 
Điều này phản ánh kết quả của một quá 
trình nỗ lực đầu tư cả về phương diện vật 
Bảng 4. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết theo giới tính, thành thị/nông thôn và 
các vùng kinh tế-xã hội, 2009, % 
Vùng kinh tế-xã hội Tổng Nam Nữ Thành phố Nông thôn 
Trung du và miền núi phía Bắc 87,3 92,0 82,8 97,0 85,3 
Đồng bằng sông Hồng 97,1 98,7 95,6 98,7 96,5 
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 93,9 96,3 91,7 96,4 93,1 
Tây Nguyên 88,7 92,3 85,1 96,2 85,5 
Đông Nam Bộ 96,4 97,4 95,4 97,6 94,7 
Đồng bằng sông Cửu Long 91,6 93,9 89,5 94,0 90,9 
Nguồn: Tổng cục Thống kê. 2010. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam: Một số kết quả 
chủ yếu. Giáo dục Việt Nam: phân tích các chỉ số chủ yếu. Hà Nội: Nxb. Thống kê. 
Bảng 5. Số học sinh phổ thông tại thời điểm 31/12, % 
Cấp học 2005-2006 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 Sơ bộ 
2011-2012 
Chung 97,2 96,5 96,4 98,6 99,2 99,9 
Tiểu học 94,3 97,6 98,1 102,6 102,0 100,8 
Trung học cơ sở 96,3 94,3 94,2 84,4 95,8 99,6 
Trung học phổ thông 107,8 98,3 96,9 97,0 98,7 98,2 
Nguồn: Tổng cục Thống kê. 2012. Niên giám thống kê 2011. Hà Nội: Nxb. Thống kê. 
NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG – PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIÁO DỤC 
31
Bảng 6. Tỷ lệ nhập học chung và tỷ lệ nhập học đúng tuổi chia theo cấp học, thành thị/nông 
thôn, vùng kinh tế-xã hội, 2009, % 
Địa bàn và vùng kinh tế-xã hội Tỷ lệ nhập học chung Tỷ lệ nhập học đúng tuổi
 Tiểu học Trung học cơ sở
Trung học 
phổ thông Tiểu học 
Trung học 
cơ sở 
Trung học 
phổ thông
Toàn quốc 102,9 89,5 64,4 95,5 82,6 56,7 
Thành thị 101,6 93,8 76,5 97,2 88,8 68,4 
Nông thôn 103,3 88,2 60,3 94,9 80,6 52,8 
Các vùng kinh tế-xã hội: 
Trung du và miền núi phía Bắc 103,0 88,1 57,3 92,0 77,2 48,6 
Đồng bằng sông Hồng 102,4 98,6 81,3 97,8 93,9 74,9 
Bắc Trung Bộ và duyên hải 
miền Trung 
102,5 93,6 69,0 96,4 86,8 61,9 
Tây Nguyên 104,1 83,7 57,9 93,1 74,9 48,7 
Đông Nam Bộ 102,0 89,5 60,9 96,8 83,5 52,7 
Đồng bằng sông Cửu Long 103,9 78,1 48,5 94,3 71,5 40,4 
Nguồn: Tổng cục Thống kê. 2010. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009: Các kết 
quả chủ yếu. Hà Nội: Nxb. Thống kê. 
2.4. Thu hẹp khoảng cách giữa nam và nữ 
trong giáo dục phổ thông 
Năm 2009, tỷ lệ biết đọc biết viết của nam 
giới là 95,8% và của nữ là 91,4%. Số liệu 
cho thấy vẫn có sự chênh lệch giữa nam 
và nữ về tỷ lệ biết đọc, biết viết. So với 
Tổng điều tra năm 1989, tỷ lệ biết đọc, biết 
viết của nữ giới đã tăng lên 8,7 điểm phần 
trăm (82,7 lên 91,4%) và tỷ lệ này của nam 
giới chỉ tăng lên 3,1 điểm phần trăm (92,7 
lên 95,8%) (Tổng cục Thống kê, 2010). 
Tỷ lệ nhập học đúng tuổi của nam giới hầu 
như không cao hơn nữ giới ở tất cả các 
cấp, điều này cho thấy bất bình đẳng giới 
về tỷ lệ nhập học đúng tuổi tại Việt Nam 
hầu như đã được xóa bỏ (Xem Bảng 7). 
2.5. Học sinh bỏ học và lưu ban 
Số trẻ em không đi học ở các vùng miền 
vẫn tồn tại. Tại các vùng sâu, vùng xa, 
vùng đồng bào dân tộc thiểu số, còn có 
tình trạng trẻ em đến trường muộn so với 
độ tuổi. Tình trạng bỏ học và lưu ban của 
học sinh thường có ở nhiều nước và được 
sử dụng để đánh giá chất lượng và hiệu 
quả của việc giáo dục. 
Hiện tượng học sinh bỏ học vẫn thường 
xảy ra vào đầu năm học mới. Mặc dù so 
NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG – PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIÁO DỤC 
32 
Bảng 7. Tỷ lệ nhập học đúng tuổi các cấp theo giới 
tính 2009 
Đơn vị tính: %
Trường 
Đặc điểm Trung học 
cơ sở 
Trung học 
phổ thông Tiểu học
Nam 95,5 81,4 53,1 Giới 
tính Nữ 95,4 83,9 60,6 
Nguồn: Tổng cục Thống kê. 2010. Tổng điều tra dân 
số và nhà ở Việt Nam: Một số kết quả chủ yếu. Giáo 
dục Việt Nam: Phân tích các chỉ số chủ yếu. Hà Nội: 
Nxb. Thống kê. Tr. 36. 
Bảng 9. Tổng số học sinh các cấp và lượng học sinh lưu ban năm học 2007-2008
Học sinh nữ Học sinh dân tộc thiểu số Học sinh lưu ban
Bậc học Tổng số học sinh Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ %
Tiểu học 6.871.795 3.175.825 46,2 1.099.045 16,0 203.788 3,0 
Trung học cơ sở 5.858.484 2.856.483 48,7 874.642 14,9 193.052 3,3 
Trung học phổ thông 3.070.023 1.587.714 51,7 305.055 9,9 79.682 2,6 
Tổng số 15.800.302 7.620.022 48,2 2.278.742 14,4 476.522 3,1 
Nguồn: Số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm học 2007-2008 (Số học sinh được 
tính cả học sinh tại các trường công lập và ngoài công lập).
Nỗ lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo 
và chính quyền địa phương đã làm 
giảm đáng kể tỷ lệ học sinh bỏ học: 
học kỳ I năm học 2007-2008 cả nước 
có 147.005 học sinh bỏ học (chiếm 
0,94%), con số này giảm xuống trong 
học kỳ I năm học 2008 -2009, với số 
lượng là 86.269 (chiếm tỷ lệ 0,56%), 
và tiếp tục giảm nhẹ trong học kỳ I 
năm học 2009-2010 tỷ lệ học sinh bỏ học 
chiếm 0,51%. Như vậy, tỷ lệ học sinh bỏ 
học từ gần 1% năm 2007 giảm xuống còn 
Bảng 8. Số lượng và tỷ lệ phần trăm học sinh bỏ học chia theo cấp học
Học sinh bỏ 
học năm học 
2006-2007 
Học sinh bỏ 
học học kỳ I 
2007-2008 
Học sinh đầu 
năm học 
2008-2009 
Học sinh bỏ 
học học kỳ I 
2008-2009 
Tỷ lệ
% 
Tỷ lệ 
% 
Tỷ lệ
% Cấp học 
Tổng số 15.360.067 86.269 0,56 147.005 0,94 148.082 0,90
Tiểu học 6.822.856 8.901 0,13 19.217 0,28 25.298 0,36
Trung học cơ sở 5.559.055 39.059 0,70 66.205 1,14 74.487 1,20
Trung học phổ thông 2.978.156 38.309 1,29 61.583 2,02 48.297 1,55
Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2010. 
NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG – PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIÁO DỤC 
33
Theo kết quả của Tổng điều tra Dân số và 
Nhà ở Việt Nam 2009, số trẻ em đang đi 
học ở mọi lứa tuổi (6-17 tuổi) đều khá cao 
(84,4%). Tuy nhiên, số trẻ em đã thôi học 
chiếm 13,5% số trẻ em trong lứa tuổi này. 
Trong khi đó, một tỷ lệ đáng kể trẻ em 
trong độ tuổi 6-17 tuổi chưa bao giờ tới 
trường (2,1% so với tổng số trẻ em trong 
độ tuổi trên). Số liệu thống kê cho thấy, 
lượng học sinh bỏ học hàng năm tuy có 
giảm nhưng giảm chậm và tăng giảm theo 
thời gian và địa phương. 
Mặc dù chưa có số liệu thống kê đầy đủ để 
so sánh qua các năm về tỷ lệ và lý do 
không được lên lớp (lưu ban) của học sinh 
các cấp, nhưng có thể thấy số lượng và tỷ 
lệ học sinh lưu ban của bậc trung học cơ 
sở cao hơn cả. Bậc trung học phổ thông 
có số lượng lưu ban thấp nhất. 
Như vậy, trong năm học 2007-2008, tỷ lệ 
học sinh không được chuyển lớp ở các 
cấp xấp xỉ trên dưới 3%. Đối với trẻ em 
trong độ tuổi học 6-14 tuổi, có 5,5% số em 
không đi học. Đồng bằng sông Hồng có tỷ 
lệ thấp nhất (2,3%). Đông Bắc và Bắc 
Trung Bộ là (3,4-3,6%). Các vùng khác có 
tỷ lệ cao hơn mức bình quân chung: Nam 
Trung Bộ: 6,2%; Đồng bằng sông Cửu 
Long: 7,3%; Đông Nam Bộ: 7,5%; Tây Bắc: 
8,2% và cao nhất là Tây Nguyên (9,5%) 
(Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Xuân Mai, 2007). 
Trẻ em bỏ học, thất học đang trở thành 
vấn đề xã hội trong quá trình phát triển. 
Điều này cảnh báo chúng ta cần xem xét 
lại việc hoạch định chính sách giáo dục và 
quản lý sự phát triển nguồn nhân lực, bình 
đẳng giới và xóa đói giảm nghèo. 
KẾT LUẬN 
Phát triển bền vững một quốc gia đòi hỏi 
nguồn nhân lực chất lượng cao. Để có 
nguồn nhân lực chất lượng cao phải có 
một nền giáo dục có chất lượng cao. Và 
phát triển giáo dục nói chung không phải 
chỉ bao gồm vấn đề phương pháp, chất 
lượng dạy-học, cơ sở vật chất hiện đại mà 
cần bao phủ đến mọi đối tượng người học, 
đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế, xã 
hội. Nền giáo dục bao phủ đến mọi đối 
tượng người học được hiểu theo nghĩa 
mọi người dân đều có cơ hội như nhau để 
được tiếp cận hệ thống giáo dục-đào tạo 
hay còn gọi là bình đẳng trong giáo dục. 
Nền giáo dục đáp ứng được yêu cầu của 
nền kinh tế khi đáp ứng được nhu cầu về 
lực lượng lao động cho người sử dụng lao 
động. ‰ 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2010. Báo cáo 
tổng kết năm học 2009-2010 và phương 
hướng nhiệm vụ trọng tâm năm học 2010-
2011. 
thong-bao/187-bao-cao-tong-ket-nam-hoc-
2009-2010-phuong-huong-nhiem-vu-trong-
tam-nam-hoc-2010-2011-cua-gdmn-gdpt-
gdtx-va-gdcn.html. 
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2010. Dự thảo 
Báo cáo Quốc gia MDG 2010, Việt Nam trên 
đường hoàn thành các mục tiêu Thiên niên 
kỷ. TPHCM ngày 07/06/2010 và Bản Dự 
thảo tóm tắt MDG 2010, Việt Nam trên 
đường hoàn thành các mục tiêu Thiên niên 
kỷ, thành phố Đà Lạt ngày 6-7/9/2010. 
3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng 
cục Thống kê, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, 
NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG – PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIÁO DỤC 
34 
13. Nguyễn Thị Nga. 2011. Phát triển con 
người toàn diện ở Việt Nam những thập niên 
đầu thế kỷ XXI. Hà Nội: Tạp chí Cộng sản. 
Số 7. 
4. Đặng Thị Quỳnh Mai. 2006-2010. Các giải 
pháp nhằm giảm thiểu học sinh bỏ học ở cấp 
tiểu học. Đề tài cấp Bộ. Quốc hội. 2005. Luật Giáo dục. Hà Nội: 14. 
Nxb. Chính trị Quốc gia. 5. Lê Ngọc Hùng. 2006. Xã hội học giáo dục. 
Hà Nội: Nxb. Lý luận Chính trị. 15. Tổng cục Thống kê. 2010. Tổng điều tra 
dân số và nhà ở Việt Nam: Một số kết quả 
chủ yếu. Giáo dục Việt Nam: phân tích các 
chỉ số chủ yếu. Hà Nội: Nxb. Thống kê. 
6. Luật Giáo dục sửa đổi và bổ sung năm 
2009. 
7. Mai Huy Bích. 2003. Xã hội học Gia đình. 
Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội. 16. Tổng cục Thống kê. 2011. Niên giám 
thống kê năm 2010. Hà Nội: Nxb. Thống kê. 8. Nguyễn Hữu Minh-Đặng Nguyên Anh-Vũ 
Mạnh Lợi (Đồng chủ biên). 2009. Dân số Việt 
Nam qua các nghiên cứu xã hội học (Tuyển 
tập một số công trình nghiên cứu gần đây, 
tập 1 và 2). Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội. 
17. Tổng cục Thống kê. 2012. Niên giám 
thống kê 2011. Hà Nội: Nxb. Thống kê. 
18. Trần Quang Quý. 2010. Bốn năm đổi mới 
giáo dục qua các con số.  
namplus.vn/Home/Ket-qua-4-nam-doi-moi-
giao-duc-qua-cac-con-so/20106/49248.vn
9. Nguyễn Thị Kim Hoa. 2004-2005. Báo cáo 
tổng hợp Đề tài Tìm hiểu thực trạng sử dụng 
tiếng dân tộc của giáo viên người Kinh trong 
các trường tiểu học. Hà Nội: Viện Khoa học 
và Giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào 
tạo. 
plus. 
UNI19. CEF Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào 
tạo và UNESCO. 2008. Chuyển tiếp từ giáo 
dục tiểu học lên giáo dục phổ thông ở trẻ em 
gái dân tộc thiểu số (Báo cáo được thực hiện 
theo đơn đặt hàng của Bộ Giáo dục và Đào 
tạo). 
10. Lê Năng An. 1984. The Dropout Problem 
in Primary Education. UNESCO Regional Office 
for Education in Asia and the Pacific. Bangkok. 
20. UNICEF Việt Nam. 2010. Báo cáo phân 
tích tình hình trẻ em tại Việt Nam năm 2010. 
Hà Nội. 
11. Nguyễn Đắc Hưng. 2010. Giáo dục Việt 
Nam - Những thành tựu và thách thức. Báo 
Đảng Cộng sản Việt Nam điện tử ngày 
11/11/2010. 21. Vũ Ngọc Hải-Đặng Bá Lãm-Trần Khánh 
Đức. 2007. Giáo dục Việt Nam, Đổi mới và 
phát triển hiện đại. Hà Nội: Nxb. Giáo dục. 
12. Nguyen Quang Kinh và Nguyen Quoc 
Chi. 2008. An African Exploration of the East 
Asian Education Experience. Education in 
Vietnam: Development History, Challenges 
and Solution. The World Bank. 
22. Vũ Tuấn Anh-Nguyễn Xuân Mai. 2007. 
Những biến đổi kinh tế-xã hội của hộ gia 
đình. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội. 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_he_thong_giao_duc_pho_thong_o_viet_nam_tu_nam_197.pdf