Phát triển đội ngũ giảng viên dạy lý luận chính trị trong các trường Đại học
Năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương hoàn
thành xây dựng bộ chương trình, giáo trình 5 môn lý luận chính trị giảng dạy trong các trường đại
học, cao đẳng, đưa vào giảng dạy từ năm học 2019-2020. Đây là một bước quan trọng nhằm đổi mới,
nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục lý luận chính trị trong trường đại học, cao đẳng. Phát triển
đội ngũ giảng viên, trong đó có giảng viên lý luận chính trị, là một trong những nhân tố quan trọng
quyết định sự thành công của chương trình mới. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên LLCT trong các nhà
trường đại học hiện chưa đáp ứng được nhu cầu. Để khắc phục tình trạng trên, cần thực hiện đồng
bộ các giải pháp.
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển đội ngũ giảng viên dạy lý luận chính trị trong các trường Đại học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển đội ngũ giảng viên dạy lý luận chính trị trong các trường Đại học
70 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Trần Văn Thư* Ngày tòa soạn nhận được bài báo:4/9/2019 Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 4/3/2020 Ngày bài báo được duyệt đăng: 28/3/2020 Tóm tắt: Năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương hoàn thành xây dựng bộ chương trình, giáo trình 5 môn lý luận chính trị giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, đưa vào giảng dạy từ năm học 2019-2020. Đây là một bước quan trọng nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục lý luận chính trị trong trường đại học, cao đẳng. Phát triển đội ngũ giảng viên, trong đó có giảng viên lý luận chính trị, là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của chương trình mới. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên LLCT trong các nhà trường đại học hiện chưa đáp ứng được nhu cầu. Để khắc phục tình trạng trên, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp. Từ khóa: giảng viên, chất lượng, lý luận chính trị, nhu cầu, giải pháp. * Học viện Báo chí và Tuyên truyền Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Mở Hà Nội 65 (3/2020) 70-74 1. Thực trạng dạy học và đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong trường đại học hiện nay Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo đó, chương trình gồm 3 môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (5 tín chỉ); Tư tưởng Hồ Chí Minh (2 tín chỉ); Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (3 tín chỉ). Việc tổ chức dạy học các môn lý luận chính trị theo 3 môn nêu trên đã góp phần vào việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ sinh viên các trường đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân trong giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên, dạy học các môn lý luận chính trị theo 3 môn cũng bộc lộ một số hạn chế. Thí dụ như: trước đây việc phân công giảng viên được đào tạo từng chuyên ngành trong 3 môn phải đảm nhiệm dạy môn “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin” làm cho chất lượng bài giảng giảm sút, người giảng e ngại, không tự tin; giữa các chương trình trong hệ thống giáo dục quốc dân chưa có sự liên thông, một số nội dung còn trùng lặp giữa các cấp học, bậc học; quy định về trình độ lý luận chính trị chưa có sự thống nhất giữa hệ thống giáo dục quốc dân với hệ thống giáo dục của Đảng, đoàn thể, hệ thống giáo dục trong quân đội và công an. Đặc biệt, chương 71Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion trình này không có sự phân biệt giữa sinh viên chuyên ngành lý luận chính trị với sinh viên không chuyên lý luận chính trị. Hệ chuyên ngành lý luận chính trị cũng chỉ học chương trình các môn lý luận chính trị như đối với hệ không chuyên. Trong bối cảnh đó, trên cơ sở rà soát đánh giá kết quả triển khai Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18-9-2008 và trên tinh thần đổi mới phát triển kinh tế xã hội, Ban Bí thư đã có Kết luận 94-KL/ TW ngày 28/3/2014 về “Tiếp tục đổi mới học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân”. Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được giao nhiệm vụ tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình các môn lý luận chính trị dùng chung trong đào tạo trình độ đại học đối với tất cả các cơ sở giáo dục đại học. Nội dung cơ bản của của Kết luận 94-KL/TW là đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm tạo bước tiến mới, có kết quả, chất lượng cao hơn, góp phần làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội; bảo đảm thế hệ trẻ Việt Nam luôn trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng và Nhà nước. Sau khi rà soát, cấu trúc lại, chương trình, giáo trình các môn lý luận chính trị mới đã được biên soạn và được Hội đồng thẩm định quốc gia thông qua bao gồm 5 môn: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế Chính trị Mác Lênin, Chủ nghĩa Xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đặc biệt, chương trình mới đã tăng cường thời lượng, số lượng tín chỉ và có sự phân biệt về thời lượng, số lượng tín chỉ giữa chương trình đào tạo ngành không chuyên và ngành chuyên về lý luận chính trị. Đây là điểm mới so với chương trình cũ. Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy của giáo trình mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn về 5 bộ chương trình, giáo trình đã được nghiệm thu. Đối tượng tham gia tập huấn là tất cả giảng viên giảng dạy các môn lý luận chính trị của các cơ sở giáo dục đại học trong toàn quốc. Tài liệu tập huấn là chương trình, giáo trình đã được 5 Hội đồng nghiệm thu quốc gia thông qua, đã được các chủ tịch hội đồng biên soạn 5 bộ môn ký từng trang tài liệu, là cơ sở cho thảo luận, góp ý tại hội nghị tập huấn và triển khai giảng dạy đại trà tại các cơ sở giáo dục đại học từ năm học 2019-2020. Để kịp thời triển khai việc giảng dạy theo bộ chương trình, giáo trình mới từ năm học 2019-2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 3056/BGDĐT- GDĐH ngày 19/7/2019 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình, giáo trình các môn lý luận chính trị. Trên cơ sở Kết luận 94-KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư về “Tiếp tục đổi mới học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân”, các cơ sở giáo dục đại học đã chủ động xây dựng đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị, thực hiện Thông báo số 363-TB/BTGTW ngày 31/5/2019 của Ban Tuyên giáo Trung 72 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion ương, theo hướng “giảng viên được đào tạo chuyên ngành nào, giảng dạy môn học đó, xây dựng đội ngũ giảng viên riêng cho từng môn học”, bảo đảm biên chế giảng viên theo từng môn học phù hợp với quy mô, cơ cấu và trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu của các môn học lý luận chính trị. Bên cạnh đó, các trường đại học cũng xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên cơ hữu các môn lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo chương trình, giáo trình mới và nhu cầu thực tế của cơ sở đào tạo. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc cấu trúc chương trình các môn lý luận chính trị đã được nghiệm thu; điều chỉnh chương trình đào tạo trình độ đại học của các ngành trước khi tổ chức triển khai đào tạo từ khoá tuyển sinh năm 2019 - 2020. 2. Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong trường đại học hiện nay Để phát triển đội ngũ giảng viên LLCT trong bối cảnh hiện nay cần tập trung vào những giải pháp chủ yếu sau đây: Một là, cấp ủy và ban giám hiệu các trường đại học cần nâng cao chất lượng quy hoạch, tuyển dụng đội ngũ giảng viên Quy hoạch và tuyển dụng giảng viên LLCT phải được tiến hành nghiêm túc, khách quan, hiệu quả. Việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên LLCT nhằm bảo đảm cho đội ngũ này phát triển về số lượng, có cơ cấu hợp lý, chất lượng được củng cố và nâng cao. Công tác này cần được tiến hành từ việc dự báo, xác định quy mô, ngành nghề đào tạo, cơ cấu nguồn nhân lực, phân tích hiện trạng đội ngũ, từ đó, xác định nhu cầu cần bổ sung, chuyển đổi và tiến hành các biện pháp nâng cao chất lượng. Việc này đòi hỏi sự vào cuộc nghiêm túc của cấp ủy và ban giám hiệu nhà trường đại học. Hai là, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại Đội ngũ giảng viên LLCT cần được nâng cao chất lượng của đội ngũ này về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Để thực hiện được mục tiêu này, chương trình đào tạo, bồi dưỡng giảng viên cần bảo đảm các nội dung chủ yếu: lý luận chính trị; kiến thức pháp luật, kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước; kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm; kiến thức tin học, ngoại ngữ và các kiến thức bổ trợ khác. Bên cạnh đó, giảng viên cần được bồi dưỡng các kiến thức về hành chính công. Ngoài ra, cần tăng cường sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong việc tổ chức xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu phục vụ đào tạo, bồi dưỡng giảng viên. Việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình xây dựng nội dung chương trình, giáo trình, tài liệu phục vụ đào tạo, bồi dưỡng giảng viên cần thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Đặc biệt, cần đổi mới phương pháp, hệ thống các tiêu chí đánh giá việc giảng dạy và học tập. Đây là công việc cần được tiến hành khách quan, khoa học, phù hợp với từng loại, bậc giảng viên LLCT. Vì vậy, các nhà trường cần có trách nhiệm tiến hành kiểm tra giám sát thường xuyên và nghiêm túc, tránh việc làm hình thức và tránh tiêu cực. 73Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion Ba là, có cơ chế khuyến khích và nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học Giảng viên LLCT nói riêng và giảng viên nói chung không nghiên cứu tốt thì không thể giảng dạy giỏi được, không thể đáp ứng khung năng lực của giảng viên. Do đó, cấp ủy và ban giám hiệu các nhà trường đại học cần sử dụng nhiều biện pháp để khuyến khích và khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên. Quan trọng hơn, cần tạo lập một môi trường nghiên cứu cho giảng viên LLCT đóng góp những kinh nghiệm, kỹ năng và tri thức vào việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Do đó, cần tăng cường các điều kiện, cơ sở vật chất, kinh phí kịp thời, hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế để phục vụ tốt công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên; huy động các nguồn để từng bước nâng kinh phí cho hoạt động khoa học. Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức của giảng viên và cán bộ quản lý về hoạt động nghiên cứu khoa học; Xây dựng các nhóm nghiên nghiên cứu khoa học chất lượng cao; Tạo môi trường hoạt động khoa học hiệu quả. Vì thế, các cơ quan quản lý khoa học, quản lý đào tạo trong các nhà trường đại học phải có sự liên kết chặt chẽ, phối hợp hiệu quả. Bốn là, đổi mới chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giảng viên LLCT. Để thực hiện được mục tiêu này, cần tăng nguồn đầu tư ngân sách cho đào tạo, bồi dưỡng; thực hiện công bằng trong đào tạo, bồi dưỡng; bảo đảm cho giảng viên giỏi phát triển tài năng. Việc đầu tư tăng cường, hiện đại hóa các trang thiết bị, phương tiện học tập, giảng dạy; ứng dụng thành tựu của khoa học, công nghệ vào giảng dạy và học tập là rất cần thiết. Chính sách ưu đãi cho đội ngũ Giảng viên LLCT về lương, thưởng và phụ cấp; ưu đãi trong học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ; điều kiện làm việc; phong, xét học hàm và các chức danh khác... là điều kiện tiên quyết. Năm là, các trường tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phát triển đội ngũ giảng viên Hoạt động hợp tác quốc tế sẽ giúp đội ngũ giảng viên LLCT thu nhận được kiến thức, kỹ năng mới trong nghiên cứu, giảng dạy, đổi mới và tiếp thu kiến thức từ các chuyên gia nước ngoài, đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật thông qua các dự án hợp tác, tiết kiệm được kinh phí đào tạo, nghiên cứu. Đây là giải pháp quan trọng, đòi hỏi các cơ quan quản lý giáo dục phải chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng về quan hệ quốc tế, hợp tác quốc tế. Để đạt mục tiêu này, cần: củng cố, tăng cường mối quan hệ hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu ở các quốc gia và tổ chức quốc tế; tăng cường các đoàn đi nghiên cứu thực tế, trao đổi kinh nghiệm, giao lưu học thuật với các cơ sở đào tạo, đại học ở các nước có nhiều thành tựu và kinh nghiệm trong phát triển kinh tế - khoa học kỹ thuật - công nghệ và xây dựng nền chính trị ổn định, xây dựng đất nước thịnh vượng; Tăng cường trao đổi các đoàn đi nghiên cứu thực tế, trao đổi kinh nghiệm, giao lưu học thuật ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khoa học chính trị ở các 74 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion nước có hoàn cảnh, bối cảnh tương đồng như Việt Nam trong chuyển đổi mô hình kinh tế nhưng đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh và nhiều thành tựu hiện đại hóa - công nghiệp hóa đất nước; Mời chuyên gia khoa học, học giả quốc tế danh tiếng trong một số lĩnh vực khoa học liên quan đến chuyên môn của Giảng viên LLCT đến thỉnh giảng tập huấn, giảng chuyên đề hoặc bồi dưỡng tập huấn về đổi mới chương trình, tài liệu dạy - học, phương pháp dạy - học tích cực, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giảng viên; Đa dạng hóa loại hình hợp tác, trao đổi đào tạo và nghiên cứu khoa học, mở rộng đào tạo cử nhân chính trị, thạc sĩ và tiến sĩ bằng tiếng Việt cho người nước ngoài. Tài liệu tham khảo: [1]. Phạm Minh Hạc: Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb.Chính trị quốc gia, H.996. [2]. Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền (Đồng chủ biên): Quản lý và lãnh đạo nhà trường, Nxb.Đại học Sư phạm, H.2015. [3]. Gregory W.Stevens: A Critical Review of the Sicence and Practice of Competency Modeling, Human Resource Development Review I2 (I), 2012, p.86-107. [4]. A.Bloom: Taxo of Educational Objectives: The classifi cation of Educational Goal, Handbook I. New York. Mc Kay, 1956. Địa chỉ tác giả: Học viện Báo chí và Tuyên truyền Email: tranvanthu288@gmail.com
File đính kèm:
- phat_trien_doi_ngu_giang_vien_day_ly_luan_chinh_tri_trong_ca.pdf