Phát triển công nghiệp phụ trợ ở các ngành công nghiệp chủ lực Việt Nam

Ngày 31/07/2007 Bộ Công nghiệp đã ban hành Quyết định số 34/2007/ QĐ-BCN phê duyệt “Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn 2020”, các ngành công nghiệp chủ lực: dệt may,

điện tử , cơ khí cũng đã thông qua quy hoạch phát triển công nghiệp phụ trợ

của ngành, nhưng đến nay 7 năm trôi qua, công nghiệp phụ trợ của VN vẫn dậm

chân tại chỗ, các ngành công nghiệp chủ lực của VN vẫn phụ thuộc vào nguồn

nguyên liệu ngoại nhập, đặc biệt phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ Trung Quốc.

Bằng phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp tài liệu, nghiên cứu điển hình,

tác giả đưa ra các đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp phụ trợ (CNPT)

trong một số ngành công nghiệp chủ lực của VN, làm rõ những tồn tại trong phát

triển công nghiệp phụ trợ, từ đó đưa ra các gợi ý về chính sách và các giải pháp

vĩ mô nhằm phát triển công nghiệp phụ trợ đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững,

giảm lệ thuộc vào nước ngoài của kinh tế VN

pdf 6 trang kimcuc 9580
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển công nghiệp phụ trợ ở các ngành công nghiệp chủ lực Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển công nghiệp phụ trợ ở các ngành công nghiệp chủ lực Việt Nam

Phát triển công nghiệp phụ trợ ở các ngành công nghiệp chủ lực Việt Nam
Số 18 (28) - Tháng 09-10/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
15
1. Tổng quan 
Qua 28 năm (1986-2014) kể 
từ khi Đảng và Nhà nước có chủ 
trương mở cửa kinh tế để hội 
nhập, VN đã có bước chuyển dài 
trên con đường phát triển kinh 
tế thị trường theo hướng công 
nghiệp hóa và hội nhập quốc 
tế. Tuy nhiên, trong tiến trình 
phát triển nền kinh tế VN bộc lộ 
nhiều điểm hạn chế, trong đó có 
hạn chế: nguyên liệu, vật tư kỹ 
thuật cho sản xuất phụ thuộc vào 
thị trường bên ngoài rất cao, đặc 
biệt là thị trường Trung Quốc. 
Ngành công nghiệp sản xuất ô 
tô linh kiện chi tiết, thiết bị máy 
nhập khẩu đến trên 90%. Công 
nghiệp may mặc nguyên vật liệu 
nhập khẩu trên 60%; sản xuất sản 
phẩm từ da (giày dép, túi sách, va 
ly) nhập khẩu trên 60% nguyên 
liệu, các doanh nghiệp nhựa 
TP.HCM đang phụ thuộc rất lớn 
vào Trung Quốc, phụ thuộc đến 
90% máy móc và 80% nguyên 
phụ liệu Vậy nguyên nhân nào 
dẫn tới sản xuất công nghiệp phụ 
trợ của đất nước chưa phát triển, 
chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất 
trong nước, giải pháp nào để phát 
triển công nghiệp phụ trợ ở VN 
để nền kinh tế VN phát triển bền 
vững, giảm sự lệ thuộc vào bên 
ngoài là bài toán cần giải mang 
tính cấp thiết và cấp bách đặc 
biệt trong bối cảnh căng thẳng 
của quan hệ giữa VN và Trung 
Quốc. Bài nghiên cứu này sẽ tập 
trung phân tích những nét lớn 
trong phát triển công nghiệp phụ 
trợ ở các ngành công nghiệp chủ 
lực, làm rõ nguyên nhân dẫn tới 
sự yếu kém trong phát triển, từ 
đó gợi ý về các chính sách và các 
giải pháp vĩ mô phát triển CNPT 
ở VN trong giai đoạn phát triển 
mới.
2. Nguồn tài liệu, phương pháp 
nghiên cứu
Bài báo được viết dựa trên 
những số liệu thứ cấp của các cơ 
quan nhà nước tin cậy công bố: 
Tổng cục Thống kê, Bộ Công 
thương, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, 
Cục Hải quan và các cơ quan nhà 
nước có liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: 
Phương pháp thống kê số liệu thứ 
cấp, phương pháp nghiên cứu điển 
hình để đánh giá thực trạng phát 
triển CNPT trong các ngành công 
nghiệp chủ lực, nghiên cứu các 
Phát triển công nghiệp phụ trợ ở các ngành 
công nghiệp chủ lực Việt Nam
Võ ThaNh Thu & NGuyễN ĐôNG PhoNG
Trường Đại học Kinh tế TP. HCM
Ngày 31/07/2007 Bộ Công nghiệp đã ban hành Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN phê duyệt “Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn 2020”, các ngành công nghiệp chủ lực: dệt may, 
điện tử , cơ khí  cũng đã thông qua quy hoạch phát triển công nghiệp phụ trợ 
của ngành, nhưng đến nay 7 năm trôi qua, công nghiệp phụ trợ của VN vẫn dậm 
chân tại chỗ, các ngành công nghiệp chủ lực của VN vẫn phụ thuộc vào nguồn 
nguyên liệu ngoại nhập, đặc biệt phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ Trung Quốc. 
Bằng phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp tài liệu, nghiên cứu điển hình, 
tác giả đưa ra các đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp phụ trợ (CNPT)
trong một số ngành công nghiệp chủ lực của VN, làm rõ những tồn tại trong phát 
triển công nghiệp phụ trợ, từ đó đưa ra các gợi ý về chính sách và các giải pháp 
vĩ mô nhằm phát triển công nghiệp phụ trợ đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, 
giảm lệ thuộc vào nước ngoài của kinh tế VN.
Từ khóa: Ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp phụ trợ (CNPT), 
kinh tế VN 
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 18 (28) - Tháng 09-10/2014
Nghiên Cứu & Trao Đổi
16
nhân tố tác động và đề xuất các gợi 
ý về chính sách và giải pháp vĩ mô 
hỗ trợ cho phát triển CNPT ở VN.
3. Những nét lớn trong phát 
triển công nghiệp phụ trợ 
3.1. Ngành sản xuất xe ô tô
Đây là một trong năm ngành 
ưu tiên phát triển nêu trong “Quy 
hoạch phát triển công nghiệp hỗ 
trợ đến năm 2010, tầm nhìn 2020” 
được Chính phủ phê duyệt năm 
2007. Mục tiêu đề ra trong quy 
hoạch với ngành ô tô, giai đoạn 
2010-2020 sẽ xuất khẩu một số sản 
phẩm CNPT ô tô, tỷ lệ nội địa hóa 
60%. 
Ngành công nghiệp ô tô VN 
đến nay sau 20 năm xây dựng và 
phát triển, gần 10 năm thực hiện 
Quy hoạch phát triển ngành công 
nghiệp ô tô, tỷ lệ nội địa hóa rất 
thấp mới đạt bình quân khoảng 7 - 
10%, dây chuyền sản xuất ô tô tại 
VN mới chủ yếu thực hiện được 
3 công đọan chính là hàn, tẩy rửa 
sơn và lắp ráp. Mặc dù số lượng 
tham gia ngành công nghiệp phụ 
trợ ô tô của VN đến nay khoảng 
210 DN, nhưng chủ yếu thuộc loại 
vừa và nhỏ và chỉ sản xuất được 
một số ít chủng loại phụ tùng đơn 
giản, hàm lượng công nghệ thấp 
như gương, kính, ghế ngồi, bộ dây 
điện, ắc quy, sản phẩm nhựa1 (Số 
lượng các sản phẩm CNPT cung 
cấp cho ngành sản xuất ô tô chỉ 
bằng 1/5 so với Indonesia, 1/8 
so với Malaysia và 1/50 so với 
Thái Lan) Việc nhập khẩu linh 
kiện chi tiết nhiều, quy mô kinh 
doanh nhỏ. Thị trường ô tô VN 
chỉ có dung lượng hơn 140.000 
xe/năm, mà hiện đang có đến 
56 doanh nghiệp sản xuất, lắp 
ráp (18 doanh nghiệp FDI và 38 
1 
nganh-cong-nghiep-oto-bai-1-nuoi-mai-
khong-lon/?replytocom=31823
doanh nghiệp trong nước), công 
suất của các nhà máy sản xuất ô 
tô bình quân chưa tới 50 %, dẫn 
tới giá thành cao, theo tính toán 
của Bộ Công thương, giá thành 
sản xuất ôtô tại VN hiện đang cao 
hơn 20% so với các nước ngay 
trong khu vực Đông Nam Á, cụ 
thể là Thái Lan, Indonesia.2 
3.2. Ngành dệt may VN
Đây là ngành XK lớn thứ 2 
của VN sau ngành điện tử và điện 
thoại thông minh, tham gia sản 
xuất có trên 4.000 doanh nghiệp, 
thu hút 2,5 triệu lao động, với 
kim ngạch XK năm 2013 đạt gần 
18 tỷ USD, nhưng nhập khẩu 
đến trên 14 tỷ USD, trong số này 
trên 50% nhập từ Trung Quốc 
(Bảng 1). Theo Quy hoạch phát 
triển ngành công nghiệp dệt may 
đến 2015 và định hướng 2020 
đã có từ năm 2008 với kế hoạch 
nâng tỷ lệ nội địa hóa (cung ứng 
nguyên phụ liệu bông, sợi, vải 
sản xuất trong nước) phải đạt từ 
50% (năm 2010) lên 60% (2015) 
và 70% (2020). Nhưng đến năm 
2012 VN còn phải nhập khẩu 
2 
hoay-chien-luoc-ho-hoi-nhap-o-to-tu-asean-
153532.html
415.000 tấn bông, chiếm 99% 
nhu cầu, trong khi đó bông trong 
nước chỉ có thể đáp ứng được 
1%, tương đương 5.000 tấn. Về 
xơ các loại, tổng nhập khẩu năm 
2012 là 220.000 tấn, chiếm 54%. 
Ngành may năm 2012 có nhu cầu 
sử dụng khoảng 6,8 tỷ mét vải 
trong khi tổng lượng vải sản xuất 
trong nước đạt khoảng 0,8 tỷ 
mét, nhập khẩu 6 tỷ mét, tương 
đương 88%.3
3.3. Ngành may da (giày, túi 
xách)
Ngành công nghiệp da giày và 
túi xách VN là một trong những 
ngành kinh tế xuất khẩu mũi 
nhọn, đem lại kim ngạch xuất 
khẩu lớn thứ 4 cho đất nước, kim 
ngạch XK năm 2013 trên 10 tỷ 
USD (giày dép 8,4 tỷ USD, túi 
xách, va ly 1,9 tỷ USD). Với 
hơn 500 DN sản xuất da giày và 
túi xách đang hoạt động, ngành 
tạo công ăn việc làm cho hơn 
600 nghìn lao động và hơn 500 
nghìn lao động trong các ngành 
3 Đánh giá của Hiệp hội Dệt may Việt 
Nam (VITAS) đưa ra tại hội thảo chuyên đề 
về “Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái 
Bình Dương (TPP) và tác động đến doanh 
nghiệp (DN) dệt may Việt Nam” tại Đà Nẵng 
6/2013
Mặt hàng Giá trị XK thành phẩm
Giá trị nhập khẩu 
nguyên liệu, 
thành phẩm
Tỷ lệ NK 
so với XK 
%
1. Hàng may mặc 17. 946,691 11.087,768 61,78
2. Giày dép 8 .409, 588 3.725,167 44,30
3. Máy vi tính, sản phẩm 
điện tử & linh kiện 10 .601, 278 17.692,434 166,89
4. Điện thoại các loại 
và linh kiện 21. 244,090 8.048,260 37,88
5. Máy ảnh máy quay phim 
và linh kiện 1 .622,371 1.354,991 83,52
6. Linh kiện, phụ tùng ô tô 3. 262, 049 1.680,519 51,52
7. Máy móc thiết bị dụng cụ 
phụ tùng khác 6 .014, 471 18.687,094 310,70
Bảng 1: Tình hình cán cân thương mại các nhóm hàng XK chủ lực VN năm 2013 
ĐVT: Triệu USD
Nguồn: Tổng cục Thống kê VN, năm 2014.
Số 18 (28) - Tháng 09-10/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
17
công nghiệp phụ trợ. Ngành da 
giày và túi xách VN đứng thứ 
tư trong số tám nước xuất khẩu 
lớn nhất thế giới, chỉ sau Trung 
Quốc, Hồng Kông và Ý. Với 
quy mô phát triển lớn như vậy 
nhưng ngành CNPT vẫn yếu, chỉ 
có thể chủ động đáp ứng được 
30-40 % nguồn nguyên phụ liệu 
cho sản xuất và chỉ tập trung 
vào cung cấp các mặt hàng chỉ, 
phụ liệu như đế, vải bạt, còn 
da thuộc và nguyên liệu giả da 
phục vụ cho sản xuất của ngành 
hiện đang phải nhập khẩu gần 
như hoàn toàn. Theo Bộ Công 
thương, mỗi năm nước ta vẫn 
phải nhập 6 triệu feet vuông da 
thuộc. Nhà máy thuộc da chưa 
đáp ứng được 10% nhu cầu và 
hiện chỉ hoạt động được 25% 
công suất do thiếu nguyên liệu. 
Hàng năm, VN chỉ có thể cung 
cấp 5.000 tấn da bò và 100 tấn 
da trâu nhưng CNPT của ngành 
không được tận dụng được để 
chế biến, mà phải XK da thô với 
giá trị thấp. 
3.4. Ngành cơ khí 
Hiện nay, cả nước có khoảng 
3.100 doanh nghiệp cơ khí, trong 
đó có gần 450 doanh nghiệp quốc 
doanh, 1.250 cơ sở sản xuất tập thể, 
156 xí nghiệp tư doanh, còn lại là 
doanh nghiệp FDI, 53.000 cơ sở 
cơ khí cá thể mang tính gia đình 4. 
Khoảng 50% cơ sở sản xuất cơ 
khí chuyên chế tạo lắp ráp, còn 
lại hầu hết là các cơ sở sửa chữa. 
Theo Quy hoạch, đến năm 2010, 
CNPT ngành cơ khí chế tạo đạt 
khoảng 75% với chất lượng 
tương đương khu vực.
Cho đến năm 2014 các mục 
tiêu trên chưa thực hiện. Công 
nghệ chế tạo cơ khí nội địa về 
tổng thể vẫn là công nghệ chế 
4 Báo cáo của Bộ Công thương.
tạo đơn giản, lạc hậu, trình độ 
công nghệ tụt hậu khoảng 2-3 
thế hệ so với khu vực. Thiết bị 
phần lớn là vạn năng, qua nhiều 
năm sử dụng đã lạc hậu về tính 
năng kỹ thuật, độ chính xác kém, 
thiếu phụ tùng thay thế, thiếu chú 
ý bảo dưỡng định kỳ, thiếu vốn 
để đầu tư thay thế, đổi mới, nâng 
cấp. Khâu tạo phôi – một khâu 
rất quan trọng trong công nghiệp 
cơ khí, các cơ sở sản xuất vẫn 
sử dụng chủ yếu công nghệ đúc 
bằng khuôn cát, chất lượng vật 
đúc thấp, tỷ lệ chế phẩm cao. Cơ 
khí VN chưa có kinh nghiệm đúc 
chính xác cao, chưa đúc được 
những mác thép có chất lượng 
và độ bền cao. Công nghệ chế 
tạo phôi bằng phương pháp biến 
dạng dẻo kim loại ở trạng thái 
nóng (cán, rèn dập) cũng còn yếu 
kém, chưa đáp ứng được yêu cầu 
của thị trường. Khâu nhiệt luyện 
và xử lý chất lượng bề mặt các 
sản phẩm cơ khí còn yếu đã ảnh 
hưởng xấu đến chất lượng của 
các chi tiết thành phẩm. Hệ quả, 
nếu như năm 2006 VN mới phải 
nhập khẩu 8,7 tỷ USD cơ khí, thì 
năm 2013 nhập khẩu máy móc, 
thiết bị cơ khí đã lên khoảng 24,8 
tỷ USD5.
4. Nguyên nhân chủ yếu khiến 
CNPT VN kém phát triển
Một là, bản thân chính sách hỗ 
trợ thiếu rõ ràng: Chiến lược phát 
triển kinh tế VN 2011-2020 cũng 
chỉ nhắc đến CNPT trong vỏn vẹn 
7 từ: “Phát triển mạnh công nghiệp 
hỗ trợ”. Báo cáo chính trị của Ban 
Chấp hành Trung ương Đảng khóa 
X tại Đại hội lần thứ XI của Đảng 
cũng chỉ nói: Phải “từ chủ yếu là 
công nghiệp gia công, lắp ráp sang 
đẩy mạnh phát triển công nghiệp 
5 Số liệu của Tổng cục Thống kê VN năm 
2014
chế tạo, chế biến, công nghiệp phụ 
trợ”. Các chính sách hỗ trợ CNPT 
được Chính phủ ban hành năm 
2011 còn chung chung. Các giải 
pháp chi tiết cụ thể không có, khiến 
các địa phương, các ngành gặp khó 
khăn trong triển khai áp dụng các 
ưu đãi cho các doanh nghiệp phát 
triển CNPT.
Hai là, vốn đầu tư cho phát 
triển công nghiệp phụ trợ rất lớn, 
ví dụ như chi phí đầu tư cho công 
nghiệp dệt, nhuộm, hồ vải thường 
lớn gấp 6-7 so với chi phí đầu tư 
cho công nghiệp may mặc có cùng 
quy mô; sản xuất sản phẩm da 
vốn đầu tư từ 8-10 lần nhiều hơn 
so với công nghiệp may giày dép, 
túi xách,trong khi đó hơn 90 % 
doanh nghiệp VN có quy mô nhỏ, 
khả năng tiếp cận nguồn vốn rất 
hạn chế.
Ba là, các ngành sản xuất công 
nghiệp phụ trợ thường gây ô nhiễm 
môi trường: hồ, nhuộm vải, thuộc 
da, xử lý gỗ trước khi chế biến
khiến nhiều địa phương rất thận 
trọng với thu hút các dự án phát 
triển công nghiệp phụ trợ. Trong 
khi đó, các doanh nghiệp e dè trong 
đầu tư vì chi phí xử lý ô nhiễm lớn, 
phải đối phó với thanh tra kiểm tra 
môi trường thường xuyên, đối phó 
với dư luận xã hội.
Bốn là, sản phẩm của các nhà 
máy công nghiệp phụ trợ là những 
sản phẩm mang tính đặc thù cao, 
theo quy chuẩn và yêu cầu thiết 
kế cụ thể của đơn vị đặt hàng. 
Do đó, nếu bên đặt hàng gây khó 
khăn không nhận hàng hoặc gặp 
khó khăn về tài chính, không thể 
thanh toán thì các sản phẩm đó rất 
khó tiêu thụ. Nhiều công ty hoạt 
động trong sản xuất CNPT đã 
gặp khó khăn, điêu đứng vì lý do 
này. Vì vậy, không chỉ các doanh 
nghiệp trong nước không mặn mà 
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 18 (28) - Tháng 09-10/2014
Nghiên Cứu & Trao Đổi
18
với ngành công nghiệp phụ trợ mà 
ngay cả các nhà đầu tư nước ngoài 
cũng e ngại khi đầu tư vào lĩnh vực 
này.
Năm là, quan trọng nhất là khả 
năng cạnh tranh của sản phẩm công 
nghiệp phụ trợ ở VN thấp, giá thành 
cao, không đáp ứng yêu cầu về chất 
lượng và tính tương thích về kỹ 
thuật. Ví dụ như tỷnh Quảng Nam 
hiện có đến 82 doanh nghiệp may 
công nghiệp, thu hút hơn 21 nghìn 
lao động ở địa phương, nhưng các 
doanh nghiệp may của tỷnh phải 
nhập khẩu trên 80 % nguyên phụ 
liệu từ nước ngoài, trong khi đó 
tỷnh Quảng Nam nổi tiếng với các 
làng nghề truyền thống ươm tơ dệt 
vải; toàn tỷnh hiện có hơn 1.600 
cơ sở ươm tơ, dệt vải nhưng lại 
có đến 95% sản lượng vải do địa 
phương sản xuất không thể cung 
cấp nguyên liệu cho ngành may 
do chất lượng không ổn định, giá 
thành lại cao...Giá thành nhiều sản 
phẩm CNPT đắt hơn nguyên liệu 
nhập khẩu, chất lượng không cao, 
không ổn định khó tiêu thụ.6
Sáu là, tính liên kết giữa các 
doanh nghiệp thấp, rất ít doanh 
nghiệp tạo dựng được mối quan 
hệ hợp tác chiến lược với đối tác, 
bạn hàng, các nhà quản trị chưa 
quan tâm đến tạo dựng chuỗi liên 
kết trong sản xuất và tiêu thụ sản 
phẩm CNPT. 
Bảy là, các doanh nghiệp thiếu 
thông tin về các nhà sản xuất có 
khả năng cung cấp nguyên vật 
liệu phụ trợ, không biết nơi nào 
cần sản phẩm của họ; còn các 
doanh nghiệp có nhu cầu không 
tìm được nguồn cung cấp.
Tám là, trình độ công nghệ 
của các doanh nghiệp VN còn 
nhiều hạn chế, khó đáp ứng yêu 
6 
te/thoi-su-kinh-te/201403/diem-nghen-cua-
nganh-cong-nghiep-464205
cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật cao 
của nhiều doanh nghiệp FDI 
đang hoạt động tại VN. Ví dụ 
như Samsung Complex có 68 
nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng 
tại VN, trong đó có tới 48 doanh 
nghiệp là FDI, doanh nghiệp nội 
địa của VN chỉ làm cho họ nhãn 
mác, bao bì... Có mặt lâu đời ở 
VN hơn Samsung là công ty ôtô 
Toyota. Nhưng hiện nay, trong 
số 12 nhà cung cấp linh kiện phụ 
tùng cho hãng này, mới chỉ có 2 
đơn vị là của VN. Đó là công ty 
Nhựa Hà Nội cung cấp các linh 
kiện nhựa và công ty cổ phần 
dụng cụ cơ khí xuất khẩu EMTC 
cung cấp các bộ dụng cụ theo 
xe.
Chín là, nguồn nhân lực để 
phát triển công nghiệp phụ trợ 
còn yếu: Các nhà quản trị doanh 
nghiệp thiếu tầm đề xuất chiến 
lược phát triển lâu dài của doanh 
nghiệp, trình độ tay nghề còn 
thấp. Doanh nghiệp chưa ý thức 
được hầu hết các khâu sản xuất 
CNPT đòi hỏi trình độ tay nghề 
cao hơn khâu lắp ráp sản phẩm 
cuối cùng.
Mười là, một trở ngại quan 
trọng cho phát triển công nghiệp 
phụ trợ đó là tỷ lệ gia công ở 
các ngành công nghiệp chế biến 
chủ lực như: dệt may, sản xuất 
giày da, túi xách, hàng điện - 
điện tử, cơ khí chiếm tỷ trọng 
cao, doanh nghiệp khi gia công 
thuần túy khó có cơ hội lựa chọn 
nguyên liệu nội địa để tiêu thụ.
Giải quyết được 10 khó khăn, 
tồn tại lớn cản trở phát triển 
CNPT tại VN nêu ở trên sẽ góp 
phần giảm nhập khẩu tư liệu sản 
xuất, góp phần phát triển CNPT 
một cách bền vững, giảm sự lệ 
thuộc kinh tế vào bên ngoài, nâng 
cao hiệu quả phát triển.
5. Kiến nghị về cơ chế chính sách 
và giải pháp phát triển CNPT
5.1. Quan điểm khi đề xuất giải 
pháp 
- Công nghiệp phụ trợ không 
phải là ngành công nghiệp phụ, 
phục vụ cho ngành công nghiệp 
chính. Công nghiệp phụ trợ 
“supporting industry” là ngành 
công nghiệp cung cấp nguyên 
liệu, linh kiện chi tiết .để chế 
tạo ra sản phẩm cuối cùng. Phát 
triển công nghiệp phụ trợ chính 
là phát triển các ngành sản xuất 
sản phẩm của ngành công nghiệp 
hậu cần giúp các doanh nghiệp 
sản xuất nâng cao hiệu quả kinh 
doanh, giảm sự lệ thuộc vào 
nguồn cung cấp bên ngoài. 
- Các giải pháp đề xuất phù 
hợp với các nguyên tắc đối xử 
quốc gia và nguyên tắc trợ cấp 
của WTO.
- Nhà nước đóng vai trò “bà 
đỡ” cho sự phát triển CNPT, chứ 
không can thiệp trực tiếp vào quá 
trình kinh doanh CNPT.
- Cạnh tranh cao là yếu tố 
quan trọng nhất để CNPT phát 
triển bền vững.
- CNPT là mắt xích quan trọng 
trong chuỗi cung ứng cho nên 
tính tương thích về chất lượng, 
tiêu chuẩn kỹ thuật được đề cao.
 - Khu vực kinh tế FDI đóng 
vai trò quan trọng trong phát 
triển CNPT.
5.2. Các kiến nghị với các cấp 
quản lý nhà nước
Vì khuôn khổ bài báo có hạn, 
tác giả chỉ tập trung vào kiến 
nghị với Nhà nước và Chính phủ 
như sau:
5.2.1. Hoàn thiện cơ sở pháp 
lý và tổ chức phát triển CNPT
- Cần hoàn thiện Quy hoạch 
phát triển CNPT trợ ban hành 
năm 2007 vì nhiều nội dung 
Số 18 (28) - Tháng 09-10/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
19
đã lạc hậu, không phù hợp với 
các chiến lược phát triển công 
nghiệp VN đến năm 2025 tầm 
nhìn đến năm 2035 mới được 
Thủ tướng Chính phủ thông qua 
tháng 6/2014 và các chiến lược 
phát triển các ngành hàng công 
nghiệp được Thủ tướng Chính 
phủ thông qua năm 2013-2014.
- Xây dựng chiến lược phát 
triển CNPT ở cấp quốc gia.
- Thành lập Vụ Phát triển 
CNPT trực thuộc Bộ Công 
thương thực hiện chức năng xây 
dựng và rà soát để hoàn thiện cơ 
chế chính sách phát triển CNPT, 
làm đầu mối tư vấn cho cơ quan 
quản lý nhà nước tháo gỡ khó 
khăn, tạo môi trường kinh doanh 
thuận lợi cho phát triển CNPT.
- Bộ Công thương, các tỷnh, 
thành phố có cơ cấu công nghiệp 
lớn hơn 50 % phối hợp với Hiệp 
hội ngành hàng, Tổng cục và các 
Cục thống kê địa phương phải 
tiến hành đánh giá năng lực phát 
triển CNPT các ngành CNPT 
chủ lực của Quốc gia, của ngành 
hàng, của địa phương, đánh giá 
thuận lợi khó khăn trong phát 
triển để xây dựng quy hoạch và 
chiến lược phát triển CNPT mang 
tính thực tiễn và khả thi.
5.2.2. Tạo môi trường kinh 
doanh thuận lợi cho phát triển 
công nghiệp phụ trợ 
- Xây dựng cơ chế chính sách 
ưu đãi đặc biệt đối với các doanh 
nghiệp phát triển công nghiệp 
phụ trợ: về thuế, về tiền thuê đất, 
hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực
- Bằng nguồn ngân sách của 
Nhà nước Trung ương và địa 
phương đầu tư xây dựng khu 
công nghiệp hoặc phân khu công 
nghiệp chuyên ngành thu hút 
ngành mũi nhọn là cơ khí, điện 
- điện tử và dệt may, giày dép 
các khu này có cơ sở hạ tầng tốt, 
có hệ thống xử lý ô nhiễm tập 
trung, hoàn chỉnh theo chuyên 
ngành. Cơ sở hạ tầng của khu 
công nghiệp tốt sẽ hấp dẫn các 
nhà đầu tư phát triển công nghiệp 
phụ trợ.
- Có thể lập tổ hỗ trợ phát 
triển công nghiệp phụ trợ trực 
thuộc UBND các tỷnh, tổ này 
làm đầu mối tháo gỡ khó khăn, 
hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu 
tư vào công nghiệp phụ trợ trên 
địa bàn các địa phương.
- Xây dựng Website cung cấp 
thông tin để giải quyết vấn đề 
tìm kiếm thông tin đối tác hiện 
nay, khắc phục điều mà Ông 
Yasuzumi Hirotaka, Trưởng đại 
diện Tổ chức Xúc tiến ngoại 
thương Nhật (JETRO) đã đề cập: 
“Quan trọng nhất là tìm kiếm đối 
tác gia công, cung cấp nguyên 
liệu cho DN Nhật rất khó, cộng 
thêm thông tin về DN VN có khả 
năng cung cấp sản phẩm phụ trợ 
rất nghèo nàn, ảnh hưởng không 
nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của 
DN Nhật tại các KCN”.
- Phát triển cơ sở hạ tầng tốt 
để phát triển hoạt động Logistics 
tập trung vào các ngành hàng 
công nghiệp chủ lực: cơ khí, điện 
- điện tử và dệt may, giày dép.
- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân 
lực cho các doanh nghiệp sản 
xuất CNPT. Trong đó, chú trọng 
đào tạo đội ngũ kỹ sư, chuyên 
viên trình độ cao đẳng, trung cấp 
có trình độ chuyên môn cao đáp 
ứng nhu cầu phát triển CNPT.
5.2.3. Các giải pháp về công 
nghệ và chuyển giao kiến thức 
- Bộ Khoa học và Công nghệ 
chủ trì xây dựng hệ thống tiêu 
chuẩn chất lượng sản phẩm theo 
chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn ngành 
và tiêu chuẩn cơ sở làm căn cứ 
cho việc định hướng phát triển. 
Hỗ trợ phát triển và nâng cấp các 
tổ chức kiểm định, đánh giá chất 
lượng sản phẩm phụ trợ 
- Lãnh đạo các địa phương 
chủ động tạo điều kiện thuận lợi 
cho các doanh nghiệp FDI có các 
dự án chuyển giao công nghệ và 
khuyến khích chuyển giao công 
nghệ tiên tiến vào sản xuất sản 
phẩm trên địa bàn địa phương 
mình, hỗ trợ chi phí mua bản 
quyền cho các DNNVV phát 
triển CNPT.
- Trong chiến lược thu hút 
FDI, chú trọng thu hút những tập 
đoàn lớn, với thương hiệu toàn 
cầu vào VN để phát triển sản 
xuất, kinh doanh và tiếp theo đó 
là những công ty vệ tinh (của tập 
đoàn đó) cung cấp sản phẩm hỗ 
trợ sẽ phát triển theo.
- Xây dựng và thực hiện các 
chương trình dự án hỗ trợ công 
nghệ cho các doanh nghiệp sản 
xuất CNPT thông qua chuyên gia 
công nghệ hoặc các công ty FDI. 
Hiện nay Nhật, có chương trình 
xúc tiến chuyển giao công nghệ 
cho các DNNVV tại các nước 
đang phát triển. Các tỷnh có cơ 
cấu công nghiệp lớn nên chủ 
động xây dựng đề án tiếp nhận 
nhanh, có hiệu quả sự hỗ trợ này 
để nhanh chóng tăng khả năng 
cung cấp các mặt hàng CNPT 
hiện có của địa phương.
- Mỗi địa phương rà soát lại 
các cơ sở sản xuất các ngành phụ 
trợ tại các công ty trong nước 
(DN tư nhân và Nhà nước) trên 
địa bàn của mình, ưu tiên hỗ trợ 
các doanh nghiệp tiếp cận thuận 
lợi các nguồn vốn và tạo các 
điều kiện khác để đổi mới thiết 
bị, thay đổi công nghệ tại những 
cơ sở đã có quy mô tương đối 
lớn. Lập chế độ tư vấn kỹ thuật 
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 18 (28) - Tháng 09-10/2014
Nghiên Cứu & Trao Đổi
20
và quản lý để mời các chuyên 
gia nước ngoài vào giúp thay đổi 
công nghệ và cơ chế quản lý tại 
từng DNNN nói trên.
- Sở Công thương các tỷnh 
chủ động lập dự án khai thác có 
hiệu quả các nguồn tài trợ quốc 
tế, trong đó có Nhật tài trợ cho 
VN trong phát triển CNPT (Chủ 
động nghiên cứu đánh giá các 
doanh nghiệp của tỷnh đã nhận 
được sự hỗ trợ từ tổ chức JICA 
của Nhật. Đánh giá, tổng kết 
những thuận lợi, khó khăn trong 
tất cả các khâu lập dự án, lựa chọn 
doanh nghiệp, giải ngân, giám sát 
triển khai, hiệu quả đạt đượcvà 
rút ra các bài học kinh nghiệm, 
những kiến nghị cần thiết với các 
bên có liên quan,chủ động chuẩn 
bị cho các doanh nghiệp nhận hỗ 
trợ đợt kế tiếp).
5.2.4. Các kiến nghị giải 
pháp về tài chính để phát triển 
công nghiệp phụ trợ
Như ở phần trên tác giả đã đề 
cập: Đầu tư vào phát triển công 
nghiệp phụ trợ rất tốn kém, cho nên 
để phát triển công nghiệp phụ trợ 
tác giả kiến nghị :
- Kiến nghị với Bộ Tài chính 
và Ngân hàng Nhà nước VN xây 
dựng cơ chế chính sách tạo điều 
kiện thuận lợi cho các DNNVV 
có thể dễ dàng tiếp cận được với 
nguồn vốn vay dài hạn cho đầu 
tư phát triển CNPT. Nghiên cứu 
kinh nghiệm của Nhật để thành 
lập hệ thống ngân hàng phục vụ 
các DNNVV, xây dựng cơ chế 
bảo lãnh tín dụng khi đầu tư vào 
phát triển CNPT.
- Xây dựng cơ chế tài chính 
phù hợp hỗ trợ cho các hoạt động 
tăng cường năng lực công nghệ 
như các hoạt động khuyến công, 
hỗ trợ phát triển khoa học – công 
nghệ, hỗ trợ DNNVV trong việc 
đầu tư nghiên cứu và phát triển 
sản xuất sản phẩm phụ trợ.
- Khuyến khích các công ty 
tài chính, ngân hàng phát triển 
mạnh cách thức thuê mua tài 
chính trong mua sắm máy móc, 
thiết bị, công nghệ cho các doanh 
nghiệp sản xuất sản phẩm phụ trợ 
để nâng cao khả năng phát triển 
và sức cạnh tranh của các doanh 
nghiệp này.
- Sử dụng vốn ODA để hỗ trợ 
đào tạo lao động, xây dựng thể 
chế pháp lý và các chương trình 
phát triển CNPT. Nâng cao năng 
lực các doanh nghiệp vừa và nhỏ 
tham gia sản xuất CNPT.
- Xây dựng cơ chế cụ thể 
mang tính thực tiễn quản lý việc 
khai thác có hiệu quả các chương 
trình hỗ trợ phát triển CNPT của 
Nhà nước và các tổ chức quốc 
tế.
5.2.5. Các giải pháp hỗ trợ 
kết nối các doanh nghiệp
Nhóm giải pháp này giải 
quyết tồn tại hiện nay là các 
doanh nghiệp có khả năng cung 
cấp nguyên vật liệu phụ trợ 
không biết nơi nào cần sản phẩm 
của họ, các doanh nghiệp có nhu 
cầu không tìm được nguồn cung 
cấp. Để giải quyết vấn đề này tác 
giả đề xuất: 
- Khuyến khích và hỗ trợ nâng 
cấp trang Website của các hiệp hội 
ngành hàng, của Sở Công thương 
các tỷnh, thành phố, của Ban quản 
lý các KCN, khu công nghệ cao, 
các khu kinh tế xây dựng trang 
mục cung cầu về sản phẩm CNPT, 
giới thiệu tiềm năng cung cấp sản 
phẩm CNPT.
- Đánh giá tiềm năng CNPT và 
cung cấp thông tin cho các doanh 
nghiệp.
- Hỗ trợ và tạo điều kiện phát 
triển thương mại điện tử mua bán, 
giao dịch sản phẩm CNPT (B to 
B).
Tóm lại, phát triển CNPT đóng 
vai trò to lớn góp phần nâng cao 
hiệu quả kinh tế, giảm sự lệ thuộc 
vào nguồn cung từ bên ngoài, 
nhưng sự phát triển CNPT gặp 
nhiều khó khăn vì vừa đòi hỏi công 
nghệ cao, đòi hỏi lao động chất 
lượng cao để đáp ứng yêu cầu của 
người sử dụng sản phẩm CNPT, 
song lại có rủi ro cao. Vì vậy, chính 
sách và quy hoạch phát triển CNPT 
trên địa bàn cả nước và mỗi địa 
phương cần được hoàn thiện. Kinh 
nghiệm quốc tế về phát triển công 
nghiệp hỗ trợ cho thấy thời gian 
đầu, vai trò của nhà nước Trung 
ương và địa phương rất quan trọng, 
trước hết là việc hình thành các 
chính sách, quy hoạch, kế hoạch. 
Sau đó xây dựng các văn bản quy 
định về phẩm cấp kỹ thuật, về 
chính sách thuế... Tiếp đến là các 
ưu đãi về tài chính, về đất đai, hạ 
tầng, về đầu tư, về nguồn nhân lực, 
rồi chính sách khuyến khích thành 
lập các doanh nghiệp sản xuất công 
nghiệp hỗ trợ, xây dựng các quỹ 
đặc thù riêng cho công nghiệp hỗ 
trợ, hình thành tổ chức đầu mối để 
thực hiện sự quản lý nhà nước dẫn 
dắt, liên kết các doanh nghiệp làm 
công nghiệp hỗ trợ, phân xử các 
tranh chấp hợp đồng cung ứng, xây 
dựng, ban hành cơ sở dữ liệu đầy 
đủ về công nghiệp hỗ trợ...Từ nhận 
thức về tầm quan trọng của phát 
triển ngành công nghiệp này, các 
cấp có thẩm quyền cần phải thực 
hiện đồng bộ nhiều giải pháp thì 
mới có thể phát triển CNPT ở VN. 
Theo tác giả đây là thời cơ thuận 
lợi để quyết tâm xây dựng một nền 
công nghiệp tự chủ, hiệu quả thông 
qua phát triển CNPT. 
(Xem tiếp trang 26)

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_cong_nghiep_phu_tro_o_cac_nganh_cong_nghiep_chu_l.pdf