Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam - Nhận thức và thực tiễn
Công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế. Đồng thời góp
phần thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong
các ngành công nghiệp trong nước, tạo ra sản phẩm xuất khẩu có tính cạnh tranh, giá trị gia tăng
cao. Bên cạnh đó, công nghiệp hỗ trợ còn góp phần phát triển thị trường nội địa, đảm bảo tăng
trưởng kinh tế và phát triển kinh tế bền vững, đưa nền kinh tế sản xuất hàng hóa hội nhập với chuỗi
giá trị toàn cầu.Vì vậy, để phát triển bền vững, hội nhập quốc tế trong thời gian tới và góp phần thực
hiện được mục tiêu “tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại”, Việt Nam nhất thiết phải đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam - Nhận thức và thực tiễn
38 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM - NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN Hoàng Xuân Sơn∗, Hồ Thị Thanh Trúc∗∗ TÓM TẮT Công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế. Đồng thời góp phần thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp trong nước, tạo ra sản phẩm xuất khẩu có tính cạnh tranh, giá trị gia tĕng cao. Bên cạnh đó, công nghiệp hỗ trợ còn góp phần phát triển thị trường nội địa, đảm bảo tĕng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế bền vững, đưa nền kinh tế sản xuất hàng hóa hội nhập với chuỗi giá trị toàn cầu.Vì vậy, để phát triển bền vững, hội nhập quốc tế trong thời gian tới và góp phần thực hiện được mục tiêu “tạo nền tảng để đến nĕm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, Việt Nam nhất thiết phải đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ. Từ khóa: phát triển, công nghiệp hỗ trợ, Việt Nam, nhận thức, thực tiễn. INDUSTRIAL DEVELOPMENT ASSISTANCE IN VIETNAM – AWARENESS AND PRACTICE ABSTRACT Industry support role is particularly important in economic development. At the same time contribute to attracting foreign direct investment (FDI), promote the development of enterprises in the domestic industry, create products export competitiveness, high added value. Besides, supporting industries also contribute to the development of domestic markets, ensuring economic growth and sustainable economic development, bringing the economy to produce goods of integration with the global value chain. So, for sustainable development, international integration in the future and contribute to the goal “to create a platform by 2020 our country to become an industrialized country towards a modern”, Vietnam necessarily promote the development of supporting industries. Key words: development, industrial support, Vietnam, cognitive, practical. Sơ đồ điều khiể các nguồn phân tán ứng dụng bộ điều khiển PSS * Giảng viên Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM ** Giảng viên Trường Cao đẳng Tài chính – Hải quan 39 Phát triển công nghiệp . . . PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM - NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN Hoàng Xuân Sơn∗, Hồ Thị Thanh Trúc∗∗ TÓM TẮT Công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế. Đồng thời góp phần thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp trong nước, tạo ra sản phẩm xuất khẩu có tính cạnh tranh, giá trị gia tĕng cao. Bên cạnh đó, công nghiệp hỗ trợ còn góp phần phát triển thị trường nội địa, đảm bảo tĕng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế bền vững, đưa nền kinh tế sản xuất hàng hóa hội nhập với chuỗi giá trị toàn cầu.Vì vậy, để phát triển bền vững, hội nhập quốc tế trong thời gian tới và góp phần thực hiện được mục tiêu “tạo nền tảng để đến nĕm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, Việt Nam nhất thiết phải đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ. Từ khóa: phát triển, công nghiệp hỗ trợ, Việt Nam, nhận thức, thực tiễn. INDUSTRIAL DEVELOPMENT ASSISTANCE IN VIETNAM – Industry support role is particularly important in economic development. At the same time contribute to attracting foreign direct investment (FDI), promote the development of enterprises in the domestic industry, create products export competitiveness, high added value. Besides, supporting industries also contribute to the development of domestic markets, ensuring economic growth and sustainable economic development, bringing the economy to produce goods of integration with the global value chain. So, for sustainable development, international integration in the future and contribute to the goal “to create a platform by 2020 our country to become an industrialized country towards a modern”, Vietnam necessarily promote the development of supporting industries. Key words: development, industrial support, Vietnam, cognitive, practical. Sơ đồ điều khiể các nguồn phân tán ứng dụng bộ điều khiển PSS 1. Chủ trương khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam Công nghiệp hỗ trợ (supporting industries – SI) là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu, phụ kiện, phụ tùng, linh kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, chế biến, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng. Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ gồm có: vật liệu, phụ tùng, linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm sản xuất tại Việt Nam để cung cấp cho khâu lắp ráp, sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ: là dự án đầu tư tại Việt Nam (kể cả đầu tư mới và đầu tư bổ sung) để sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Với bối cảnh hiện nay, trong quá trình phát triển của một nền kinh tế, công nghiệp hỗ trợ chính là khu vực chuyển giao, tiếp nhận mau lẹ công nghệ mới, đồng thời là khu vực mà lao động thực sự được khuyến khích sáng tạo để không ngừng cạnh tranh, “chen chân” được vào chuỗi cung ứng cho các nhà lắp ráp. Mặt khác, công nghiệp hỗ trợ là khu vực sử dụng nhiều công nghệ, ít hao tốn tài nguyên và dễ sử dụng các giải pháp sản xuất thân thiện với môi trường, rất phù hợp với chiến lược “tĕng trưởng xanh và bền vững”. Vì vậy, nếu có định hướng đúng, công nghiệp hỗ trợ được phát triển trong các khu công nghiệp chuyên môn hóa, tổ chức liên kết trong các cụm, nhóm sản phẩm thì có thể góp phần rất lớn để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, góp phần giải quyết vần đề tài nguyên, nhân công giá rẻ đang dần không còn là thế mạnh của Việt Nam. Trước khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu (từ đầu nĕm 2008), chính xuất khẩu liên tục qua các nĕm với tốc độ tĕng trưởng GDP trung bình 7-8% mỗi nĕm đã góp phần đưa nước ta vươn lên thành một nước đang phát triển với thu nhập trung bình thấp. Tuy nhiên, những sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam lại phụ thuộc phần lớn vào các nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài đã dẫn đến tình trạng Việt Nam nhập siêu trong thời gian qua. Cũng chính nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài đã làm khó cho Việt Nam khi kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, khi mà xuất khẩu ngày bị thu hẹp, nhưng giá nguyên liệu nhập khẩu lại gia tĕng đã làm cho các doanh nghiệp Việt Nam gặp muôn vàn khó khĕn, đỉnh điểm là phá sản và thất nghiệp, cụ thể là nĕm 2012 có khoảng 55.000 doanh nghiệp bị phá sản, nĕm 2013 số doanh nghiệp bị phá sản cao hơn nhiều, khoảng 65.000 doanh nghiệp. Trước thực trạng nêu trên, đòi hỏi Việt Nam phải có những biện pháp nhằm tĕng cường sự chủ động của nền kinh tế và tái cấu trúc mô hình phát triển, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ. Phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ giúp các ngành sản xuất trong nước chủ động được nguồn nguyên vật liệu đầu vào, chủ động lựa chọn nhà cung cấp, giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành từ đó tĕng nĕng lực cạnh tranh. Đây chính là vấn đề cốt lõi nhằm phát triển một nền công nghiệp tự chủ và hiện đại, góp phần thực hiện mục tiêu “tạo nền tảng để đến nĕm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” hay xa hơn là “từ nay đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa”1. Mặt khác, phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng làm gia tĕng nĕng lực cạnh tranh của ngành và quốc gia, góp phần bù đắp cho lợi thế nhân công rẻ của Việt Nam đang ngày một suy giảm. Nhận thấy vai trò quan trọng và to lớn của công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, Đại hội 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Vĕn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.CTQG-ST, HN, 2011, tr.71 40 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật XI của Đảng (2011), trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, xác định: “Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ”2 và chủ trương: “tham gia ngày càng nhiều và có hiệu quả vào những khâu, công đoạn có hàm lượng khoa học, giá trị gia tĕng cao trong mạng sản xuất và phân phối toàn cầu”3, “ưu tiên phát triển và hoàn thành những công trình then chốt về cơ khí chế tạo, sản xuất máy móc, thiết bị thay thế nhập khẩu cho công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng; công nghiệp công nghệ cao sản xuất linh kiện điện tử, máy tính, công nghiệp dầu khí, điện, than, khai khoáng, hóa chất, luyện thép, xi mĕng, phân, đạm , công nghiệp hỗ trợ”4. Ngành công nghiệp hỗ trợ đang được các nhà đầu tư trong và ngoài nước rất quan tâm, đặc biệt là các nhà đầu tư có nhiều cơ sở sản xuất, lắp ráp các sản phẩm ôtô, xe máy, hàng may mặc, điện tử, da giày Tuy nhiên, tỉ lệ cung ứng hàng hóa (giá trị nội địa hóa) trong chế tạo các sản phẩm trên ở Việt Nam còn rất thấp, phần lớn các linh kiện và nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, lắp ráp các sản phẩm này đều phải ngoại nhập nên đẩy chi phí sản xuất tĕng cao, không thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là khi Việt Nam kí kết Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì sẽ mất lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, các ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khĕn, bất cập trong quá trình phát triển như thiếu chính sách thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp hỗ trợ sản xuất trong nước. Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ là điều kiện cần thiết cũng như bước đi quan trọng trong định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời gian tới. Đặc biệt, khi hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và Việt Nam tham gia kí kết Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì Việt Nam cần nâng cao doanh nghiệp trong nước để tồn tại, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ để giảm chi phí, hạ giá thành, tĕng nĕng lực cạnh tranh hiệu quả với hàng hóa nhập khẩu và các đối thủ cạnh tranh toàn cầu. Để thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, ngày 24-2-2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ, trong đó xác định: 1. Về khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ: Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ. Cụ thể: - Khuyến khích đối với phát triển thị trường: dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được quảng cáo, giới thiệu miễn phí sản phẩm trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương và các Sở Công Thương. Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên xem xét hỗ trợ nguồn kinh phí của các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư theo quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện các chương trình đó. Chủ đầu tư dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghiệp công nghệ cao được Nhà nước tạo điều kiện tham gia hình thành mạng lưới cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao. - Khuyến khích về hạ tầng cơ sở: các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên hỗ trợ và dành quỹ đất thích hợp cho dự án về diện tích, vị trí, tiền thuê đất. Các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ sử 1 Sđd, tr.112 3 Sđd, tr.192 4 Sđd, tr.193 41 Phát triển công nghiệp . . . dụng đất trong khu cụm công nghiệp được sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng, các dịch vụ công cộng và các dịch vụ khác trong khu, cụm công nghiệp; được hỗ trợ và tạo điều kiện trong việc tuyển dụng, đào tạo lao động; được hưởng các chính sách hỗ trợ khác theo quy định tại Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 nĕm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp. Chủ đầu tư dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ là doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng các chính sách khuyến khích về mặt bằng sản xuất theo quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 nĕm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghiệp công nghệ cao được áp dụng chính sách khuyến khích về đất đai theo quy định của pháp luật về công nghệ cao. - Khuyến khích về khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực: dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được xem xét, hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn vốn Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia và các quỹ khác liên quan đến hoạt động khoa học và công nghệ đối với các chi phí chuyển giao công nghệ, mua bản quyền thiết kế, mua phần mềm, thuê chuyên gia nước ngoài. Chủ đầu tư dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ là doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng các chính sách khuyến khích nâng cao nĕng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật và chính sách trợ giúp phát triển nguồn nhân lực theo quy định của Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 nĕm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được xem xét hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo nhân lực từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành. Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghiệp công nghệ cao được áp dụng chính sách khuyến khích về phát triển nguồn nhân lực theo quy định của pháp luật về công nghệ cao. - Cung cấp thông tin: các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông qua Cổng thông tin điện tử thường xuyên cung cấp thông tin cập nhật về các vĕn bản pháp luật liên quan đến việc phát triển công nghiệp hỗ trợ và các chương trình hỗ trợ kỹ thuật của Nhà nước đối với các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Chủ đầu tư các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ là doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng các chính sách về cung cấp thông tin, tư vấn theo quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 nĕm 2009 của Chính phủ vừa trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Tài chính: dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được hưởng ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được xem xét vay một phần vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định hiện hành. Chủ đầu tư các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ là doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng các chính sách trợ giúp tài chính theo quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 nĕm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghiệp công nghệ cao được xem xét, cho hưởng các chính sách về thuế theo theo quy định của pháp luật về công nghệ cao. 42 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 2. Về ưu đãi phát triển công nghiệp hỗ trợ: các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được xem xét áp dụng cơ chế ưu đãi thích hợp. Chủ đầu tư xây dựng dự án theo quy định hiện hành, trong đó đề xuất cụ thể các cơ chế ưu đãi thích hợp, trình Hội đồng thẩm định dự án phát triển công nghiệp hỗ trợ xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định5. 2. Thực trạng công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam thời gian qua Nhìn tổng quát chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy chủ trương phát triển công nghiệp hỗ trợ của nước ta còn rất hạn chế và công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam hiện nay cũng còn rất nhỏ bé, manh mún, kém phát triển. Cụ thể là các ngành sản xuất, lắp ráp ôtô (mới nội địa hóa khoảng 5% - 10%); cơ khí (mới tham gia sản xuất được một phần sản phẩm phi tiêu chuẩn, chiếm khoảng 20% trong tổng giá trị thiết bị); điện tử (lĩnh vực sản xuất linh phụ kiện điện tử chỉ chiếm 21,5% tổng vốn đầu tư của ngành)6; đặc biệt là ngành may mặc (thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam, hiện chiếm vị trí thứ 5 trong số các nước xuất khẩu lớn trên thế giới với cơ hội thấy rõ khi Việt Nam đã và đang tích cực tham gia đàm phán các Hiệp định Thương mại tự do song phương và đa phương, Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên, để được hưởng các ưu đãi như giảm, miễn thuế từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) và sắp tới là Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), thì nguyên tắc xuất xứ về sợi và vải luôn được các đối tác đặt ra khắt khe, nhất là tiêu chuẩn vải, sợi phải có xuất xứ từ trong nước hoặc nhập khẩu từ các quốc gia thành viên TPP) có tới 80% - 85% tỷ lệ nguyên, phụ liệu phải nhập khẩu. Trong số các ngành công nghiệp hỗ trợ hiện nay ở Việt Nam, có lẽ công nghiệp hỗ trợ cung cấp cho ngành xe máy được coi là thành công nhất với việc hình thành một hệ thống các nhà cung ứng ngay trong nội địa. Trong quá trình hợp tác, đã có sự chuyển giao công nghệ từ các công ty lắp ráp nước ngoài đến các doanh nghiệp Việt Nam cung ứng linh kiện. Tỷ lệ nội địa hoá các loại xe gắn máy do trong nước sản xuất đã đạt khoảng 85 - 90%. Hầu hết các linh kiện của xe số, kể cả linh kiện động cơ, đều đã được sản xuất trong nước. Các sản phẩm chính trong xe máy hầu hết đã được sản xuất với số lượng lớn, đạt tiêu chuẩn của các nhà lắp ráp và tạo thành hệ thống cung ứng khá hiệu quả. Tuy nhiên, những linh kiện, phụ kiện này phần lớn do doanh nghiệp FDI sản xuất, cò tỉ lệ doanh nghiệp Việt Nam tham gia sản xuất còn hạn chế. Một thực tế khác, đó là các doanh nghiệp Nhật Bản đang có động thái rõ rệt dịch chuyển đầu tư về Việt Nam (trong bối cảnh tình hình không ổn định về chính trị ở Thái Lan và chanh chấp ở Trung Quốc), tiêu biểu là khu công nghiệp Thĕng Long, một cứ điểm đầu tư Nhật Bản ở Hà Nội. Để đi vào hoạt động thì chi phí nhiên liệu chiếm 60% chi phí sản xuất nên để giảm giá thành thì các doanh nghiệp sẽ phải giảm chi phí nhiên liệu này. Thế nhưng, việc mua được nguyên vật liệu từ Việt Nam lại là vô cùng khó khĕn. Tỷ lệ nội địa hóa ở Việt Nam vẫn còn quá thấp, chỉ chiếm 32,2%, trong khi tỷ lệ này tại Trung Quốc là 64%, Thái Lan 53%, Malaysia 42%, Indonesia 41%7. Vì vậy ở Việt Nam, để phục vụ cho sản xuất của mình, “vệ tinh” phụ trợ 5 6 Cần đẩy mạnh thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp hỗ trợ (dangcongsan.vn) 7 Phạm Huyền: Ngán Trung Quốc, sợ Thái Lan: Vốn Nhật về Việt Nam. (vef.vn) 43 Phát triển công nghiệp . . . cho các doanh nghiệp Nhật Bản phần lớn là từ các doanh nghiệp nước ngoài khác, hoặc chính doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, chiếm hơn 60%. Số nguyên vật liệu vật tư mà doanh nghiệp mua từ Việt Nam chỉ chiếm có 13,2% nhu cầu của họ. Nguyên nhân của thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ nêu trên là do đa số doanh nghiệp vẫn sử dụng công nghệ, máy móc cũ, lạc hậu, vì vậy, chưa đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của nhà lắp ráp, đặc biệt là những linh kiện, phụ liêu của công nghệ cao. Do sản xuất trong nước còn khá hạn chế, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ chủ yếu là các doanh nghiệp FDI. Nĕm 2012, có 1.631 doanh nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ với số vốn đĕng ký lên tới trên 22,8 tỷ USD, chiếm 13,2% số dự án và 20,8% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp. Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ thu hút được nhiều vốn FDI là điện - điện tử với số vốn thu hút trên 10 tỷ USD, cơ khí: 5,2 tỷ USD, dệt may: 5,1 tỷ USD8. Ngoài ra, nhân lực phục vụ công nghiệp hỗ trợ chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng. Để đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam trong thời gian tới theo chúng tôi, Việt Nam cần phải đẩy mạnh thực hiện: Thứ nhất, nâng cao nhận thức về công nghiệp hỗ trợ. Để nâng cao nhận thức về công nghiệp hỗ trợ, Việt Nam cần xây dựng các chương trình quảng bá quy mô và chuyên nghiệp về sản xuất công nghiệp hỗ trợ. Bên cạnh hệ thống mô hình đề xuất, kêu gọi hệ thống doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước với vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân tham gia sản xuất công nghiệp hỗ trợ, dần dần phát triển thành các tập đoàn lớn chuyên cung ứng và xuất khẩu chi tiết, linh kiện không chỉ cho trong nước mà còn cho thị trường quốc tế. Thứ hai, khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các ngành công nghiệp hỗ trợ, với sự hỗ trợ đặc biệt về vốn và những ưu đãi đặc biệt về thuế. Mặc dù mặc cho đến nay Việt Nam đã có các vĕn bản, quyết định chỉ đạo điều hành quan trọng như: Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN nĕm 2007 của Bộ Công Thương, phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến nĕm 2010, tầm nhìn đến nĕm 2020; Quyết định về chính sách phát triển một số ngành CNHT số 12/2011/QĐ- TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 22/2/2011; Quyết định số 1556/QĐ-TTg ngày 17/10/2012 về việc phê duyệt Đề án “Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ”. Tuy nhiên, những vĕn bản này vẫn chưa thật cụ thể để khuyến khích tư nhân đầu từ vào công nghiệp hỗ trợ nên khó thu hút vốn của tư nhân đầu tư vào lĩnh vực quan trọng này. Thứ ba, đẩy mạnh hơn nữa thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong công nghiệp hỗ trợ, kêu gọi các tập đoàn sản xuất các sản phẩm của công nghiệp hỗ trợ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp hỗ trợ thì Nhà nước cần phải đưa ra những chính sách ưu đãi cao hơn, đủ sức hấp dẫn, tạo thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ. Hiện nay, nguồn nhân lực giá rẻ không còn là một lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút FDI của Việt Nam khi mà các thỏa thuận về miễn giảm thuế nhập khẩu chính thức được thực hiện. Vấn đề 8 TS. Phạm Tất Thắng: Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Một số vấn đề đặt ra. (tapchicongsan.org.vn) 44 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật cần phải quan tâm là làm thế nào để sản xuất được các mặt hàng vừa có chất lượng tốt, vừa có giá thành rẻ. Bởi sản phẩm rẻ nhưng chất lượng kém hay sản phẩm tốt nhưng giá thành cao về lâu dài đều rất khó có thể cạnh tranh được trước các sản phẩm nhập khẩu. Vì thế, điều cốt yếu hiện nay là cần phải đào tạo được nguồn nhân lực có khả nĕng quản lý, khả nĕng ứng dụng và có tính sáng tạo để sản xuất ra được những sản phẩm có sức cạnh tranh cao. Mặt khác, để có được nguồn nhân lực chất lượng cao chúng ta phải đào tạo cho được những kỹ sư có đủ trình độ về kỹ thuật thực hành và thực tiễn, trang bị cho họ kiến thức cần thiết về công nghệ hiện đại; mở rộng sự liên kết trong đào tạo giữa các trường đại học trong nước và các trường đại học có uy tín trên thế giới. Đồng thời, cần có sự đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo, từ các trường đại học cho đến các trường nghề. Ngoài ra, việc cử người đi đào tạo ở những quốc gia có truyền thống mạnh về phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho việc phát triển công nghiệp hỗ trợ của nước ta cũng là cần thiết. 3. Kết luận Tóm lại, công nghiệp hỗ trợ là một công cụ cho quá trình hội nhập về mặt chất của nền công nghiệp của một quốc gia, hội nhập từ trong quá trình hợp tác sản xuất công nghiệp. Công nghiệp hỗ trợ tạo cơ sở cho việc tái cơ cấu nền công nghiệp theo hướng bền vững. Xét trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam, đang trong quá trình đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, thì phát triển công nghiệp hỗ trợ là cực kỳ cấp thiết và phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng góp phần giúp cho Việt Nam tránh được bẫy thu nhập trung bình, hội nhập sâu hơn với khu vực và quốc tế trong quá trình toàn cầu hóa. Mặt khác, hệ thống công nghiệp hỗ trợ cũng là cơ sở để cơ cấu lại nền công nghiệp cả nước về cơ cấu ngành, cơ cấu quy mô, tái cơ cấu bản thân doanh nghiệp, đặc biệt nó còn là một quan hệ kinh doanh mới theo nguyên tắc hợp đồng sẽ dần hoàn thiện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Vĕn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb.CTQG, HN 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Vĕn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.CTQG-ST, HN 3. Nguyễn Vĕn Thạo – Nguyễn Viết Thông (đồng chủ biên) (2011), Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Vĕn kiện Đại hội XI của Đảng, Nxb.CTQG-ST, HN 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Tham luận tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.CTQG-ST, HN 5. Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp: Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến nĕm 2010, tầm nhìn đến nĕm 2020 (chinhphu.vn) 6. Quyết định số 12/2011/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ (chinhphu.vn) 7. TS. Phạm Tất Thắng: Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Một số vấn đề đặt ra. (tapchicongsan.org.vn) 8. Phạm Huyền: Ngán Trung Quốc, sợ Thái Lan: Vốn Nhật về Việt Nam. (vef.vn) 9. ThS. Nguyễn Thị Kim Đoan, Ths. Phạm Quốc Tuấn: Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp. (khucongnghiep.com.vn) 10. Trần Vũ Nghi-Lê Nguyên Minh: Công nghiệp phụ trợ: “Đứa con không chịu lớn”. (tuoitre.vn) 11. Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam: Công nghiệp phụ trợ 10 nĕm vẫn chưa lớn. (vcci.com.vn) 12. Tuấn Phát: Phát triển công nghiệp phụ trợ cần một mạng lưới. (Thời báo kinh tế Sài Gòn ngày 12/1/2011) 13. Cần đẩy mạnh thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp hỗ trợ (dangcongsan.vn)
File đính kèm:
- phat_trien_cong_nghiep_ho_tro_o_viet_nam_nhan_thuc_va_thuc_t.pdf