Phát triển các khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam: Thực trạng, mô hình và giải pháp

Việc hình thành và phát triển các khu kinh tế cửa khẩu (KTCK) không chỉ là

động lực quan trọng đối với sự phát triển KTCK, phát triển kinh tế địa phương vùng biên

giới mà còn góp phần phát triển kinh tế quốc gia. Xem xét trên quan điểm phát triển khu

KTCK không đồng nghĩa với tăng nhanh số lượng các khu KTCK, mà phát triển và nâng

cao chất lượng các hoạt động kinh tế tại các khu KTCK, bài viết phân tích các điều kiện,

nội dung phát triển khu KTCK, cũng như chỉ ra các mô hình có thể áp dụng đối với khu

KTCK, từ đó gợi ý một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển và nâng cao chất lượng

hoạt động của các khu KTCK ở Việt Nam trong thời gian tới.

pdf 12 trang kimcuc 20060
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển các khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam: Thực trạng, mô hình và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển các khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam: Thực trạng, mô hình và giải pháp

Phát triển các khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam: Thực trạng, mô hình và giải pháp
VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 1 (2019) 48-59 
48 
Original Article 
Developing Border Gate Economic Zones: 
Current Situations and Proposed Solutions 
Le Tuan Hung* 
Nam Thai Veterinary Pharmaceutical Co., Ltd., 
Lot 3 CN 6, Ngoc Hoi Industria Park, Ngoc Hoi Ward, Thanh Tri District, Hanoi, Vietnam 
Received 20 March 2019 
Revised 28 March 2019; Accepted 28 March 2019 
Abstract: The development of border gate economic zones is not only an important 
driving force for economic development in border areas but also contributes to the 
national economic development. In this paper, the development is viewed in the way that 
it does not indicate a need for a rapid increase in the number of economic zones but rather 
an improvement of quality of economic activities in the border gate economic zones. This 
paper analyzes the conditions and content of the border gate economic zone development, 
introducing models of border gate economic zones that can be applied, thereby suggesting 
solutions to promote the development of Vietnam's border gate economic zones in 
the future. 
Keywords: Border gate economic zone, operational contents, border gate economic 
zone model. 
*
_______ 
* Corresponding author. 
 E-mail address: letuanhung1983@gmail.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1159/vnueab.4210 
VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 1 (2019) 48-59 
49 
Phát triển các khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam: 
Thực trạng, mô hình và giải pháp 
Lê Tuấn Hùng* 
 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thuốc Thú y Năm Thái, 
Lô 3 CN 6 Cụm Công nghiệp Ngọc Hồi, Xã Ngọc Hồi, Huyện Thanh Trì, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 20 tháng 3 năm 2019 
Chỉnh sửa ngày 28 tháng 3 năm 2019; Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 3 năm 2019 
Tóm tắt: Việc hình thành và phát triển các khu kinh tế cửa khẩu (KTCK) không chỉ là 
động lực quan trọng đối với sự phát triển KTCK, phát triển kinh tế địa phương vùng biên 
giới mà còn góp phần phát triển kinh tế quốc gia. Xem xét trên quan điểm phát triển khu 
KTCK không đồng nghĩa với tăng nhanh số lượng các khu KTCK, mà phát triển và nâng 
cao chất lượng các hoạt động kinh tế tại các khu KTCK, bài viết phân tích các điều kiện, 
nội dung phát triển khu KTCK, cũng như chỉ ra các mô hình có thể áp dụng đối với khu 
KTCK, từ đó gợi ý một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển và nâng cao chất lượng 
hoạt động của các khu KTCK ở Việt Nam trong thời gian tới. 
Từ khóa: Khu kinh tế cửa khẩu, mô hình khu kinh tế cửa khẩu, Việt Nam. 
1. Đặt vấn đề * 
Kể từ khi thành lập đến nay, các khu KTCK 
đã có những đóng góp rất lớn đối với sự phát 
triển kinh tế của các tỉnh biên giới. Sự phát triển 
của các khu KTCK tác động đến mọi lĩnh vực 
của đời sống xã hội đất nước nói chung và các 
tỉnh biên giới nói riêng. Nhờ việc hình thành và 
phát triển các khu KTCK, tiềm năng và ưu thế 
của các địa phương biên giới đã được phát huy; 
hoạt động giao lưu, buôn bán với các địa 
phương của các nước láng giềng đã được mở 
rộng; từ đó góp phần cải thiện chất lượng cuộc 
_______ 
* Tác giả liên hệ. 
 Địa chỉ email: letuanhung1983@gmail.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1159/vnueab.4210 
sống người dân địa phương và các khu vực lân 
cận, cải thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển 
kinh tế - xã hội địa phương. Chính vì vậy, việc 
phát triển các khu KTCK là một trong những 
yêu cầu quan trọng trong chiến lược phát triển 
kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay. 
2. Khái quát về hoạt động của các khu kinh 
tế cửa khẩu ở Việt Nam 
2.1. Quá trình hình thành các khu kinh tế cửa 
khẩu ở Việt Nam 
Từ năm 1996, Chính phủ bắt đầu tiến hành thí 
điểm xây dựng Khu kinh tế Móng Cái thông 
qua việc phê duyệt một số cơ chế ưu đãi cho 
khu kinh tế này. Trên cơ sở khu kinh tế Móng 
N.T. Hung / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 1 (2019) 48-59 
50 
Cái, năm 1998, Chính phủ tiến hành thí điểm ở 
quy mô rộng hơn với việc phê duyệt chính sách 
ưu đãi cho Khu KTCK Mộc Bài và Khu thương 
mại Lao Bảo. Đây là lần đầu tiên, tên gọi khu 
KTCK được sử dụng một cách chính thức. Tuy 
nhiên, khái niệm về khu KTCK vẫn chưa được 
xác định. Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ban 
hành Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg về chính 
sách đối với khu KTCK biên giới. Tháng 
10/2005, Chính phủ chính thức cho phép thành 
lập khu bảo thuế trong khu KTCK, cam kết sẽ 
hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương 
trong công tác phát triển cơ sở hạ tầng của khu 
KTCK. Ngày 24/8/2006, Bộ Tài chính ban hành 
Thông tư số 78/2006/TT-BTC hướng dẫn chế 
độ tài chính áp dụng tại các khu KTCK biên 
giới do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý. Đầu 
năm 2008, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 
“Quy hoạch phát triển các khu KTCK của Việt 
Nam đến năm 2020”. Theo đó, đến năm 2020, 
cả nước có 30 khu KTCK, trong đó hình thành 
thêm 7 khu KTCK mới trên các khu vực biên 
giới; xây dựng đồng bộ về kết cấu hạ tầng, mô 
hình tổ chức quản lý, cơ chế, chính sách cho 9 
khu KTCK: Móng Cái, Lào Cai, Lạng Sơn, 
Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, Khu 
KTCK Cầu Treo, Bờ Y, Mộc Bài, An Giang và 
Đồng Tháp để đến năm 2020, tổng kim ngạch 
xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ qua biên 
giới Việt Nam với các nước láng giềng đạt 42-
43 tỷ USD [1]. Tính đến nay, Việt Nam đã có 
21 trong tổng số 25 tỉnh biên giới đất liền có 
khu KTCK với khoảng 800 dự án đầu tư, với số 
vốn đăng ký đầu tư trên 70.000 tỷ đồng. 
2.2. Vai trò của các khu kinh tế cửa khẩu ở 
Việt Nam 
Nhìn chung, sau hơn 20 năm hình thành và 
phát triển khu KTCK, các khu KTCK đã thể 
hiện vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh 
tế của các địa phương có khu KTCK nói riêng 
và của cả nước nói chung. Theo đánh giá của 
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các khu KTCK đã góp 
phần đẩy mạnh thu hút đầu tư, mở rộng quy mô 
thị trường, tăng cường giao lưu hàng hóa, kích 
thích sản xuất và tăng tính cạnh tranh cho các 
sản phẩm hàng hóa [2]. Bên cạnh đó, các khu 
KTCK đã thu hút đầu tư khá mạnh mẽ của các 
nhà đầu tư trong nước cũng như các nhà đầu tư 
nước ngoài. 
Kể từ khi hình thành đến nay, một số khu 
KTCK đã bắt đầu đi vào hoạt động, trở thành 
cửa ngõ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu 
và xuất cảnh quan trọng như: Móng Cái (Quảng 
Ninh), Lào Cai, Đồng Đăng (Lạng Sơn) 
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng 
cao qua các năm. Đồng thời, các khu KTCK 
đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ 
cấu kinh tế theo hướng phát triển các ngành 
thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp, hỗ 
trợ phát triển đối với dịch vụ trong nước thông 
qua đẩy mạnh giao lưu kinh tế đối với các nước 
láng giềng, từ đó tạo động lực tăng trưởng kinh 
tế cho các tỉnh biên giới. Các khu kinh tế cũng 
khẳng định rõ vai trò quan trọng đối với phát 
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc 
phòng tại các tỉnh miền núi, biên giới. Một số 
vai trò và lợi thế nổi bật của các khu KTCK đã 
được ghi nhận như sau: 
Thứ nhất, góp phần thúc đẩy mở rộng thị 
trường xuất nhập khẩu hàng hóa. Do vậy, việc 
quan tâm triển khai hiệu quả các chính sách ưu 
đãi sẽ thu hút sự quan tâm đầu tư của doanh 
nghiệp hai bên, nâng cao sức cạnh tranh của 
hàng hóa, dịch vụ trao đổi; thúc đẩy quá trình 
chuyển dịch nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền 
kinh tế sản xuất hàng hóa, tạo ra sự phát triển ở 
các vùng để hình thành khu vực thị trường rộng 
lớn có khả năng thu hút và thâm nhập với các 
khu vực thị trường khác. Sự phát triển của thị 
trường nhờ các khu KTCK cũng đem lại nhiều 
cơ hội việc làm cho người lao động ở khu vực 
cửa khẩu và các vùng lân cận. Trao đổi thương 
mại thông qua các khu KTCK theo đó gia tăng, 
góp phần phát triển sản xuất trong nước [3]. 
Thứ hai, thúc đẩy phát triển công nghiệp, 
dịch vụ, du lịch và hoàn thiện kết cấu hạ tầng 
khu vực cửa khẩu, biên giới; tạo môi trường 
thuận lợi thu hút đầu tư; phát triển khoa học 
công nghệ; hợp tác liên doanh, chuyển giao 
công nghệ với các doanh nghiệp trong và 
ngoài nước. 
Thực tế cho thấy, các khu kinh tế cửa khẩu 
cũng góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của 
các tỉnh miền núi, biên giới; tạo thêm nhiều 
N.T. Hung / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 1 (2019) 48-59 51 
ngành công nghiệp, dịch vụ, thu hút lao động 
nông nghiệp Thông qua hoạt động của các 
khu KTCK, sản phẩm nông nghiệp Việt Nam 
đã chiếm lĩnh thị phần của nhiều thị trường; 
người nông dân có cơ hội nắm bắt, mua sắm, sử 
dụng thiết bị, vật tư, giống cây trồng, vật nuôi 
có chất lượng cao để phát triển nông nghiệp 
Thứ ba, góp phần tăng trưởng kinh tế, xóa 
đói giảm nghèo; thúc đẩy hợp tác kinh tế - 
thương mại, xây dựng mối quan hệ hữu nghị 
bền vững với nước bạn. Sự hình thành và phát 
triển của các khu KTCK thúc đẩy phát triển các 
ngành nghề sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh 
tế, tạo việc làm và thu nhập cho người dân, góp 
phần xóa đói giảm nghèo, đời sống nhân dân 
theo đó từng bước được nâng lên [6]. Sự phát 
triển khu KTCK còn tạo điều kiện hình thành 
các khu dân cư tập trung dọc biên giới, góp 
phần đẩy mạnh giao lưu kinh tế văn hóa, quốc 
phòng an ninh khu vực biên giới, thắt chặt tình 
hữu nghị giữa các quốc gia, thúc đẩy phát triển 
kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế khu vực và 
thế giới. 
3. Thực trạng phát triển các khu kinh tế 
cửa khẩu ở Việt Nam 
Như trên đã ở nêu, phát triển các khu 
KTCK không nên hiểu là tăng số lượng các khu 
KTCK, mà là đẩy mạnh và nâng cao chất lượng 
các hoạt động kinh tế tại các khu KTCK đó. 
Theo quan điểm đó, nội dung của phát triển các 
khu KTCK bao gồm: 
3.1. Đẩy mạnh thu hút và phát triển các hoạt 
động đầu tư 
Nội dung của thu hút đầu tư nhằm phát triển 
các khu KTCK gồm hai khía cạnh: Thu hút đầu 
tư phát triển cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư vào 
sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ tại các 
khu KTCK. Việc phát triển các hoạt động đầu 
tư tại các khu KTCK còn bao hàm cả việc đẩy 
mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 
Thứ nhất, thu hút đầu tư cho phát triển cơ 
sở hạ tầng. Đây là vấn đề cần quan tâm để phát 
triển các khu KTCK. Hiện nay, việc đầu tư xây 
dựng kết cấu hạ tầng khu KTCK phần lớn lấy 
từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, phần còn lại 
từ ngân sách địa phương để xây dựng các khu 
chức năng của khu KTCK. Nguồn vốn này chủ 
yếu được dùng để giải phóng mặt bằng, xây 
dựng đường giao thông, công trình thoát nước, 
điện chiếu sáng, bãi kiểm tra hàng hóa, khu nhà 
điều hành và xây dựng hạ tầng khu thương mại 
- công nghiệp phục vụ sản xuất, kinh doanh tại 
khu KTCK. Tuy nhiên, do hạ tầng tại các khu 
KTCK thường có quy mô đầu tư lớn và là các 
công trình công cộng, ít có khả năng thu hồi 
vốn nên các nhà đầu tư không mặn mà đầu tư 
vào cơ sở hạ tầng. 
Thứ hai, thu hút đầu tư cho phát triển sản 
xuất tại các khu công nghiệp hoặc đầu tư kinh 
doanh thương mại, dịch vụ. Hoạt động của các 
khu KTCK được đánh giá là nhộn nhịp hay 
không, có tác động tích cực đến phát triển kinh 
tế địa phương hay không, phụ thuộc rất lớn vào 
số lượng, quy mô các dự án đầu tư sản xuất 
công nghiệp hay kinh doanh thương mại, dịch 
vụ. Mặt khác, đây là các hoạt động đầu tư sinh 
lời nên dễ kêu gọi đầu tư. Tuy nhiên, quy mô và 
tốc độ đầu tư còn phụ thuộc vào sự hấp dẫn của 
địa điểm đầu tư. 
Trong thời gian qua, để đẩy mạnh thu hút 
đầu tư sản xuất, kinh doanh vào các khu KTCK, 
Chính phủ đã có nhiều cơ chế ưu đãi như dự án 
đầu tư vào khu KTCK được hưởng thuế suất 
thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong 15 
năm, miễn thuế trong 4 năm và giảm 50% trong 
9 năm tiếp theo; được miễn thuế nhập khẩu tạo 
tài sản cố định và miễn thuế nhập khẩu 5 năm 
đầu đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong 
nước chưa sản xuất nhập khẩu để phục vụ sản 
xuất; và một số ưu đãi khác như thuế đất đai, 
thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân 
Chính vì vậy, việc thu hút đầu tư vào các khu 
KTCK đã có sự cải thiện đáng kể. Đến cuối 
năm 2018, các khu KTCK trên cả nước đã thu 
hút được khoảng 800 dự án đầu tư, trong đó có 
700 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 
đầu tư trên 50.000 tỷ đồng, và khoảng 100 dự 
án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng 
số vốn đăng ký là 700 triệu USD. 
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của 
các khu KTCK vẫn bộc lộ một số vướng mắc 
như: chưa có chính sách ưu đãi đột phá đối với 
nhà đầu tư các khu KTCK và doanh nghiệp đầu 
N.T. Hung / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 1 (2019) 48-59 
52 
tư; thiếu sự ổn định trong các cơ chế, chính 
sách tài chính Mặt khác, do các khu KTCK 
thường nằm tại các địa phương, địa bàn có điều 
kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó 
khăn nên chủ yếu vẫn dựa vào nguồn ngân sách 
trung ương để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, 
dẫn đến nguồn vốn phát triển hạ tầng luôn 
“thiếu trước hụt sau”. Hiện tại, tính trung bình 
nhu cầu nguồn vốn ngân sách trung ương cho 
đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu KTCK hàng 
năm khoảng 1.500-1.700 tỷ đồng, trong khi hỗ 
trợ mới đạt khoảng 600-700 tỷ đồng/năm. 
Đồng thời, một số khu KTCK còn thiếu quy 
hoạch chung, dẫn đến các dự án đầu tư xây 
dựng được lập chỉ dựa vào quy hoạch chi tiết 
các khu chức năng nên có hiện tượng đầu tư 
dàn trải, thiếu sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, 
hạ tầng xã hội. Quy mô nguồn vốn còn nhỏ nên 
cơ cở hạ tầng tại các khu KTCK chưa được đầu 
tư đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. 
Bên cạnh đó, các khu KTCK thường nằm 
tại các địa phương, địa bàn có điều kiện kinh tế 
- xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn nên chủ 
yếu vẫn dựa vào nguồn ngân sách trung ương 
để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Vì thế, việc 
triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng còn chậm 
và chưa đồng bộ. 
Việc thu hút đầu tư sản xuất, kinh doanh vào 
các khu KTCK gặp nhiều khó khăn do các cơ chế, 
chính sách tài chính đối với khu KTCK được xây 
dựng dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật 
thiếu sự ổn định, dẫn đến một số khu KTCK hoạt 
động kém hiệu quả. Ví dụ, các Khu kinh tế - 
thương mại đặc biệt Lao Bảo (Quảng Trị), Khu 
kinh tế Bờ Y (Kon Tum) và khu KTCK Cầu Treo 
(Hà Tĩnh) từng được coi là cơ hội làm giàu 
cho các nhà đầu tư với hoạt động giao thương sầm 
uất, tuy nhiên hiện nay tình hình hoạt động tại các 
khu KTCK này khá ảm đạm, nhiều nhà đầu tư, 
doanh nghiệp đóng cửa, rút lui. 
Các dự án đầu tư nước ngoài vào các khu 
KTCK còn quá ít, quy mô của các dự án còn 
khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng phát 
triển. Cùng với đó, cơ sở hạ tầng vật chất kỹ 
thuật tại các khu KTCK tuy có nhiều thay đổi 
nhưng vẫn còn thiếu về số lượng và yếu về quy 
mô, chất lượng, chưa đồng bộ nên chưa đáp 
ứng được yêu cầu phát triển và hợp tác. Các 
khu KTCK chưa huy động được các nguồn vốn 
khác để đầu tư cơ sở hạ tầng như trái phiếu 
chính phủ, ODA, hình thức hợp tác công 
tư (PPP). 
3.2. Phát triển giao lưu kinh tế qua biên giới 
Khu KTCK được hình thành gắn với cửa 
khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính nên hoạt 
động KTCK chủ yếu là giao lưu kinh tế qua 
biên giới. Phát triển giao lưu kinh tế qua biên 
giới nhằm khai thác các tiềm năng và nguồn 
lực, mà trọng tâm là hình thành một khu vực 
đầu mối giao lưu thương mại trên biên giới đất 
liền, không chỉ bao gồm xuất nhập khẩu hàng 
hóa của cá ... ối 
mòn do hải quan kiểm soát để đảm bảo hàng 
hóa chỉ đi qua cổng A và cổng B. 
Khu KTCK thông thường có thể hoạt động 
ngay mà chưa cần phải xây dựng đồng bộ cơ sở 
hạ tầng. Hạn chế của khu KTCK này là: phải 
đầu tư nhiều công trình hạ tầng, cần vốn lớn, 
khó thu hút đầu tư tư nhân vào phát triển cơ sở 
hạ tầng cũng như thu hút sản xuất công nghiệp 
trong khu KTCK. Do không có hàng rào cứng 
cách ly với bên ngoài nên tình trạng buôn lậu 
theo các lối mòn đường rừng núi, sông suối 
diễn ra phức tạp hơn. Bên cạnh đó, do hạ tầng, 
phương tiện, thiết bị, chính sách và trình độ 
quản lý của các lực lượng chức năng hai bên 
biên giới thường có nhiều sự khác biệt nên khó 
kiểm soát chung. Khu kinh tế có dân sinh sống, 
có chính quyền địa phương (cấp xã) nên có sự 
N.T. Hung / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 1 (2019) 48-59 
56 
song trùng trong quản lý, có sự hiện diện của 
nhiều cơ quan quản lý đối với khu KTCK. Vì 
vậy, quản lý nhà nước đối với mô hình khu 
KTCK này sẽ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp 
hơn so với mô hình khu KTCK biệt lập. 
Hiện nay, ở Việt Nam chủ yếu là các khu 
KTCK theo mô hình này. 
4.3. Mô hình khu hợp tác kinh tế biên giới 
Theo mô hình khu KTCK thông thường như 
đã nêu trên, mỗi nước tự quy hoạch, áp dụng 
các chính sách và biện pháp riêng để phát triển 
khu KTCK của từng nước. Mặc dù cả hai bên 
đều có sự hợp tác nhất định nhưng hoạt động 
của khu KTCK vẫn mang tính đơn phương. Do 
đó, để đẩy mạnh hợp tác kinh tế biên giới song 
phương, Chính phủ Trung Quốc đã khởi xướng 
mô hình khu hợp tác qua biên giới với các nước 
như Lào, Myanmar, Kazakhstan, Nga, Việt 
Nam Đó là một khu kinh tế được cách ly với 
bên ngoài (nội địa của mỗi bên) và hoạt động 
theo một cơ chế, chính sách chung. 
Khu hợp tác kinh tế này được xây dựng 
theo mô hình “hai nước một khu, tự do thương 
mại, vận hành khép kín” và được thành lập trên 
cơ sở hai khu KTCK đối xứng nhau qua cửa 
khẩu biên giới. Hai nước có chung đường biên 
giới tự nguyện hợp tác, cùng nhau trao đổi, thỏa 
thuận quy hoạch, lựa chọn các chính sách và 
biện pháp quản lý chung, thúc đẩy mở cửa và 
tăng cường hợp tác khu vực biên giới. Đây là 
mô hình mới đang được nghiên cứu áp dụng ở 
nước ta. Do có diện tích lớn nên khu hợp tác 
kinh tế qua biên giới có nhiều phân khu chức 
năng (khu công nghiệp; khu thương mại; khu 
dịch vụ, du lịch; khu hành chính; khu đô thị, 
khu dân cư; khu vực thông quan hàng hóa; khu 
vực kho bãi; các trung tâm thương mại, khu vui 
chơi giải trí và các khu chức năng khác...). 
Chính phủ hai nước sẽ cùng phối hợp quản lý, 
khai thác, phân chia lợi nhuận, áp dụng các 
chính sách ưu đãi để thu hút doanh nghiệp. 
Khu kinh tế xuyên biên giới có nhiều đặc 
điểm cơ bản giống như khu KTCK biệt lập; 
điểm khác nhau là hai bên ký thỏa thuận một số 
chính sách ưu đãi về kinh tế và cơ chế quản lý 
để áp dụng chung cho toàn khu. Khu hợp tác 
kinh tế qua biên giới có diện tích rộng lớn 
(hàng chục đến hàng trăm km2), có dân cư sinh 
sống, được cách ly với bên ngoài bởi địa hình 
tự nhiên là các dãy núi hoặc sông suối hiểm trở 
(có thể kết hợp cả với những bức tường rào 
cứng) và hoạt động theo một số chính sách 
chung, thường có nhiều cổng kiểm soát nội địa 
trên những tuyến đường chính vào khu hợp tác 
kinh tế qua biên giới và các chốt gác ở các 
tuyến đường phụ, các lối mòn để ngăn chặn 
thẩm lậu hàng hóa ra bên ngoài. 
Mô hình khu hợp tác kinh tế qua biên giới 
có một số ưu điểm như: Thuận lợi trong việc 
thu hút đầu tư và sản xuất, kinh doanh thương 
mại, dịch vụ, du lịch, góp phần cải thiện cơ sở 
hạ tầng, thuận lợi hóa thương mại, thu hút đầu 
tư trong nước và nước ngoài vào khu vực biên 
giới, góp phần cải thiện cán cân thương mại 
giữa hai nước và đóng góp vào sự phát triển 
chuỗi cung ứng vùng và toàn cầu, từ đó đóng 
góp quan trọng vào việc hình thành nên các 
hành lang kinh tế của hai nước. Mặt khác, khu 
hợp tác kinh tế qua biên giới có diện tích rộng 
lớn nên bố trí được nhiều khu chức năng, về dài 
hạn sẽ đưa lại nhiều lợi ích hơn. 
Tuy nhiên, mô hình khu hợp tác qua biên 
giới cũng có một số hạn chế như: Sự khác biệt 
về trình độ phát triển kinh tế - xã hội và thể chế 
chính trị giữa các nước tại khu vực biên giới là 
rào cản đối với việc hình thành nên khu hợp tác 
kinh tế qua biên giới. Trong đó, nổi cộm là việc 
áp dụng cơ chế, chính sách chung như thế nào 
cho khu hợp tác kinh tế qua biên giới. Xuất phát 
từ diện tích rộng lớn của nó, phải bố trí nhiều 
cửa kiểm soát, chốt chặn nạn buôn lậu và gian 
lận thương mại nên khó khăn cho công tác kiểm 
tra, kiểm soát, chi phí đầu tư sẽ gia tăng. Hoạt 
động của khu hợp tác kinh tế qua biên giới liên 
quan đến các đối tác xuyên quốc gia và các 
quan hệ phức tạp giữa nhiều đối tượng nên tiềm 
ẩn nhiều vấn đề phức tạp về kinh tế, xã hội, đặc 
biệt là về an ninh quốc phòng. Vì vậy, đòi hỏi 
chính phủ cả hai nước, nhất là nước có điều 
kiện kinh tế - xã hội kém hơn phải có lộ trình 
chuẩn bị kỹ lưỡng, thận trọng trước khi quyết 
định thành lập khu hợp tác kinh tế qua biên 
giới. Bắt đầu từ việc vận thành một khu KTCK 
biệt lập, tập trung đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng 
cân xứng với bên kia biên giới, nghiên cứu kỹ 
N.T. Hung / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 1 (2019) 48-59 57 
các chính sách ưu đãi, cơ chế quản lý và áp 
dụng thí điểm ở khu KTCK biệt lập trước khi 
thành lập khu hợp tác kinh tế qua biên giới để 
đảm bảo sự đồng thuận về mục tiêu và lợi ích 
của hai bên. 
Hiện nay, ở Việt Nam có 4 tỉnh gồm Lào 
Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh đã xây 
dựng quy hoạch trình Chính phủ hình thành các 
khu hợp tác kinh tế qua biên giới. 
5. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động của 
các khu kinh tế cửa khẩu 
5.1. Đối với Chính phủ 
Thứ nhất, đề nghị Chính phủ có cơ chế cho 
phép các địa phương có các khu KTCK được sử 
dụng số thu ngân sách từ thuế và phí từ hàng 
hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua các cửa khẩu 
trong khu KTCK để tái đầu tư cơ sở hạ tầng 
khu KTCK trong thời gian từ 5 đến 10 năm. 
Đồng thời, Chính phủ cần có chính sách ưu đãi 
riêng về thu hút đầu tư vào khu KTCK, tạo 
thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp đầu tư 
và hoạt động thương mại trong khu KTCK. Bên 
cạnh đó, để đẩy mạnh và thu hút nhiều doanh 
nghiệp tham gia đầu tư hơn nữa, cần có những 
chính sách ưu đãi đặc thù dành riêng cho các 
khu KTCK để phát huy lợi thế về quan hệ kinh 
tế, thương mại cửa khẩu biên giới, thu hút các 
kênh hàng hóa, đầu tư, thương mại, dịch vụ và 
du lịch. 
Thứ hai, hiện thực hóa hoạt động của các 
khu hợp tác kinh tế qua biên giới. Nhằm khai 
thác lợi thế khu vực biên giới đất liền trong bối 
cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế 
hiện nay, Việt Nam và Trung Quốc đang cùng 
nhau nghiên cứu xây dựng và phát triển các khu 
hợp tác kinh tế qua biên giới. Bốn tỉnh có khu 
hợp tác kinh tế qua biên giới gồm Lào Cai, 
Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh đều phát 
triển dựa trên các thế mạnh: Kinh tế qua biên 
giới, nông sản, du lịch, nhưng đang gặp khó 
khăn do giao thông hạn chế. Do đó, để hiện 
thực hóa hoạt động của các khu hợp tác kinh tế 
qua biên giới, Chính phủ cần tiếp tục quan tâm 
hỗ trợ đầu tư từ ngân sách trung ương xây dựng 
kết cấu hạ tầng giao thông ra biên giới và dọc 
tuyến biên giới. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có 
cơ chế, chính sách ưu đãi mang tính đặc thù cho 
các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng kết cấu hạ 
tầng ở các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân 
tộc thiểu số, có các giải pháp nhằm huy động 
các nguồn lực để phát triển hạ tầng thương mại, 
nhất là hệ thống logistic, chợ biên giới, chợ cửa 
khẩu, chợ tại các xã vùng cao khó khăn. 
Đồng thời, Chính phủ cần xem xét, điều 
chỉnh, ban hành một số chính sách hỗ trợ đào 
tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, tăng nguồn kinh 
phí để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại 
đối với các tỉnh biên giới Việt - Trung; ban 
hành chính sách cụ thể để các địa phương có 
điều kiện triển khai thực hiện hiệp định thương 
mại biên giới; tăng cường hợp tác giữa các cơ 
quan quản lý cửa khẩu của hai bên để thống 
nhất giải quyết thủ tục xuất, nhập khẩu, xuất 
nhập cảnh đảm bảo thông thoáng, không chồng 
chéo; thành lập thêm cửa khẩu phụ để mở rộng 
phát triển kinh tế, thương mại hai bên biên giới. 
5.2. Đối với các địa phương có khu kinh tế 
cửa khẩu 
Thứ nhất, để đẩy mạnh thu hút đầu tư vào 
các khu KTCK từ các nhà đầu tư trong và ngoài 
nước, chính quyền tỉnh cần thực hiện tốt các 
hoạt động xúc tiến đầu tư, làm cho các nhà đầu 
tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài thấy 
được những lợi ích lâu dài khi tham gia đầu tư, 
tổ chức sản xuất, kinh doanh tại các khu KTCK 
của tỉnh, bởi khi không còn được hưởng các ưu 
đãi đầu tư theo quy định mới đây của Chính 
phủ Việt Nam, các nhà đầu tư trong và ngoài 
nước tiếp tục đầu tư sản xuất vào khu KTCK 
mà vẫn đảm bảo lợi ích kinh tế. Đồng thời, 
UBND các tỉnh có thể nghiên cứu, hỗ trợ các 
nhà đầu tư về thủ tục, giấy phép đầu tư, cũng 
như khẩn trương công bố quy hoạch chi tiết, hỗ 
trợ các nhà đầu tư trong việc thỏa thuận với dân 
cư về tiền đền bù đất và hỗ trợ nhà đầu tư khắc 
phục tình trạng lấn chiếm, tái lấn chiếm sau khi 
nhận tiền đền bù. Điều này giúp cho các nhà 
đầu tư nhân cảm thấy luôn có sự ủng hộ của 
chính quyền địa phương, họ sẽ yên tâm đầu tư 
vào các khu KTCK. 
Thứ hai, một trong những nội dung của phát 
triển giao lưu kinh tế qua biên giới tại các khu 
N.T. Hung / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 1 (2019) 48-59 
58 
KTCK là đẩy mạnh các hoạt động trao đổi hàng 
hóa, dịch vụ qua biên giới, trong đó nhấn mạnh 
đến việc tăng quy mô và đa dạng hóa cơ cấu 
hàng xuất khẩu để phát triển mạnh các hoạt 
động thương mại, dịch vụ trong các khu KTCK 
cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động trao đổi 
hàng hóa qua biên giới, cần đẩy mạnh thu hút 
đầu tư để xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở 
hạ tầng trong khu KTCK và các khu vực cửa 
khẩu phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu 
như hệ thống giao thông, nhà kho, bến bãi, 
phương tiện bốc xếp tại các cửa khẩu, các điều 
kiện về cơ sở hạ tầng viễn thông và công nghệ 
thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh 
nghiệp xuất nhập khẩu trong vận chuyển 
hàng hóa 
Bên cạnh việc xây dựng và phát triển cơ sở 
hạ tầng như đường giao thông, kho tàng, bến 
bãi cũng như các dịch vụ hỗ trợ thương mại tại 
khu KTCK, chính quyền địa phương cũng cần 
chỉ đạo các lực lượng chức năng tại cửa khẩu 
cải tiến và hoàn thiện các thủ tục xuất nhập 
khẩu, xuất nhập cảnh tại khu vực cửa khẩu. Bởi 
khi cơ sở hạ tầng được cải thiện, cùng với việc 
phát triển các dịch vụ hỗ trợ thương mại, sẽ góp 
phần thúc đẩy hoạt động trao đổi hàng hóa và 
dịch vụ, không chỉ từ các tỉnh giáp biên giới của 
hai nước, mà còn mở rộng ra các tỉnh thuộc 
vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước. 
Như vậy, việc phát triển các khu KTCK 
chính là nhằm đưa các hoạt động trao đổi 
thương mại qua biên giới một cách đúng hướng, 
đúng quy mô và cấp độ, có sự giám sát chặt chẽ 
(thuế quan, chất lượng, xuất xứ), đặc biệt là 
công tác xúc tiến thương mại, quản lý nhà nước 
đối với khu KTCK, cung cấp kịp thời thông tin 
(giá cả, chính sách, sự thay đổi chính sách của 
chính quyền sở tại hai bên đối với thị trường 
khu vực), tạo điều kiện xây dựng hệ thống dịch 
vụ bảo đảm về tài chính, tín dụng để khắc phục 
những tiêu cực trong buôn bán qua biên giới và 
giúp cho các hoạt động này đạt hiệu quả, đem 
lại niềm tin cho các doanh nghiệp. 
Thứ ba, bố trí nguồn lực thích hợp từ ngân 
sách địa phương, lồng ghép các nguồn vốn vay, 
chương trình mục tiêu và các nguồn vốn hợp 
pháp khác để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng 
giao thông, nâng cao khả năng kết nối giữa các 
khu, điểm du lịch, trọng tâm. Ví dụ như ở Lào 
Cai là Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, thành phố Lào 
Cai; ở Quảng Ninh là Vịnh Hạ Long, du lịch 
Vân Đồn; ở Tây Ninh là Núi Bà Đen, Hồ Dầu 
Tiếng Đồng thời, cần đầu tư hạ tầng kỹ thuật 
đồng bộ, hệ thống bãi đỗ xe, các trạm dừng 
nghỉ, nghiên cứu thúc đẩy mở tuyến vận tải 
hành khách, hàng hóa đường bộ quốc tế từ các 
cửa khẩu tới các tỉnh, thành phố trong cả nước. 
Thứ tư, trong phát triển khu KTCK, cần 
quan tâm đến việc phát triển dân cư. Về cơ bản, 
phát triển dân cư tại các khu KTCK phải đảm 
bảo sự hài hòa giữa phân bố dân cư, phân bố 
lực lượng sản xuất và môi trường sinh thái. 
Xuất phát từ tính chất của khu KTCK, hoạt 
động trọng tâm là giao lưu thương mại nên tỷ lệ 
lao động phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn 
trong cơ cấu dân cư, cơ cấu lao động trong khu 
KTCK. Để phát triển dân cư đô thị tại khu 
KTCK, cần chú ý tới những vấn đề then chốt từ 
ngay khâu quy hoạch, đó chính là quỹ đất cho 
xây dựng nhà ở, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ 
thuật và cơ sở hạ tầng xã hội, hệ thống dịch vụ 
sản xuất và đời sống trong khu KTCK. 
Thứ năm, đẩy mạnh và áp dụng một cách có 
hiệu quả các biện pháp chống buôn lậu và gian 
lận thương mại, làm lành mạnh hóa quan hệ 
trao đổi giữa Việt Nam với các nước láng 
giềng. Cần thiết phải xây dựng và thực hiện tốt 
Quy chế phối hợp quản lý giữa ban quản lý khu 
KTCK với bộ đội biên phòng, công an, hải 
quan cũng như với sở, ban, ngành, ủy ban nhân 
dân các huyện và thành phố. Tăng cường thực 
hiện phân công, phân cấp và phối hợp trong 
quản lý nhà nước đối với các khu KTCK. 
Thứ sáu, đẩy mạnh công tác bảo vệ môi 
trường tại các khu KTCK. Khi tiến hành đầu tư 
xây dựng khu KTCK, cần phải kết hợp đồng 
thời với công tác bảo vệ môi trường trong và 
ngoài khu KTCK. Các hướng chính sách bảo vệ 
môi trường của khu KTCK gồm: Bảo vệ chất 
lượng nước, không khí, đất; bảo vệ đa dạng 
sinh học; bảo vệ môi trường đô thị; lựa chọn 
công nghệ sạch, cụ thể hóa các quy định về 
N.T. Hung / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 1 (2019) 48-59 59 
nhập khẩu công nghệ, thiết bị theo các tiêu 
chuẩn về hệ số tiêu hao năng lượng, hệ số thải; 
ban hành các tiêu chuẩn chất thải cho khu 
KTCK theo các ngành và lĩnh vực; xây dựng 
chính sách về tài chính, khuyến khích miễn 
giảm thuế hoặc cho vay vốn với việc nhập thiết 
bị và công nghệ xử lý chất thải. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Chính phủ, Quyết định số 52/2008/QĐ-TTg ngày 
25 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về 
“phê duyệt đề án Quy hoạch phát triển các khu 
KTCK của Việt Nam đến năm 2020”, 2008. 
[2] Trần Báu Hà, “Quản lý nhà nước đối với khu 
KTCK quốc tế Cầu Treo”, Luận án Tiến sĩ, Học 
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2017. 
[3] Hà Văn Hội, “Phát triển các khu KTCK phía 
Bắc”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung 
Đông. số 2 (2018). 
[4] Phạm Huyên, “Xuất khẩu biên mậu sang Trung 
Quốc: “Con dao hai lưỡi’”, VEF 
vef@vietnamnet.vn, 2010. 
[5] Doãn Công Khánh, “Khu hợp tác kinh tế qua biên 
giới Việt Nam - Trung Quốc: Thực trạng và triển 
vọng”, Tạp chí Cộng sản. Số 1 (2017). 
[6] Đặng Xuân Phong, “Phát triển các khu KTCK 
trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc 
tế”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học 
Kinh tế Quốc dân, 2014. 
 [7] Thương vụ Việt Nam tại Campuchia, “Xuất nhập 
khẩu giữa Việt Nam - Campuchia năm 2018”, 
viet-nam-campuchia-nam-2018-/vn2530140.html, 
ngày 21/1/2019. 
D 
d 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_cac_khu_kinh_te_cua_khau_o_viet_nam_thuc_trang_mo.pdf